Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục |
- Giãn thời gian điều chỉnh học phí đại học, dạy nghề
- Lại phát hiện nhiều học sinh lạm dụng thuốc ho gây nghiện
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục sẽ kiêm Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân
- Nẻo về tươi sáng
- Đại học Mỹ vinh danh sinh viên xuất sắc người Việt
- Học gì ở “lò” luyện hơn 700 học sinh?
- Học sinh rút sức ôn thi vào lớp 10
- Bắt vợ chồng giáo viên giết chủ nợ
- Bộ GD-amp;ĐT tuyển chọn chủ trì đề tài KH-CN cấp Bộ
- Học gì ở “lò’ luyện hơn 700 học sinh?. Giáo dục học tập
Giãn thời gian điều chỉnh học phí đại học, dạy nghề Posted: 12 May 2013 08:40 AM PDT Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và giáo Theo đó, đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và giáo Các cơ Các cơ sở Trên cơ sở đăng ký của các Bộ chủ quản và các cơ sở đào Thực hiện Nghị định số Căn cứ Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công Yêu cầu này của Bộ Giáo dục và Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Gian-thoi-gian-dieu-chinh-hoc-phi-dai-hoc-day-nghe/20135/196962.vnplus |
Lại phát hiện nhiều học sinh lạm dụng thuốc ho gây nghiện Posted: 12 May 2013 07:40 AM PDT (TNO) Ngày 12.5, theo Công an TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu), thời gian gần đây nhiều học sinh ở Trường THCS Trần Huỳnh (P.3, TP.Bạc Liêu) đã sử dụng loại thuốc ho hiệu Recotus gây nghiện. Khuyến cáo tình trạng học sinh lạm dụng thuốc ho Recotus Theo Sở Y tế Bạc Liêu, thuốc ho Recotus có chứa 30 gr Dextromethorphan, một hoạt chất gây nghiện. Chỉ cần uống từ 2 – 4 viên các học sinh sẽ có ảo giác, biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu và có hành vi đập phá. Khi phát hiện một số học sinh sử dụng thuốc ho Recotus, cơ quan công an đã làm việc với nhà trường, cha mẹ học sinh để nhắc nhở, buộc các em cam kết không tái phạm. Theo nhận định của Ban giám hiệu Trường THCS Trần Huỳnh, không loại trừ khả năng các em đã bị đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng. Nhiều em vì tò mò đã tụ tập với nhóm bạn để mua thuốc uống tạo cảm giác ảo. Có học sinh uống thuốc để được… nghỉ học. Trần Thanh Phong Khuyến cáo về sử dụng thuốc ho, cảm Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130512/lai-phat-hien-nhieu-hoc-sinh-lam-dung-thuoc-ho-gay-nghien.aspx |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục sẽ kiêm Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân Posted: 12 May 2013 06:40 AM PDT Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã xuống Trường ĐH Kinh tế quốc dân làm việc
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông báo Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Dự kiến, việc công bố quyết định hiệu trưởng mới sẽ diễn ra trong thời Trước đó, ngày 4.4.2013, Bộ GD-ĐT có quyết định kỷ luật công chức Hiệu trưởng Lý do Bộ GD-ĐT đưa ra hình thức kỷ luật này là do ông Nguyễn Văn Nam vi phạm một Ngay sau khi có quyết định cảnh cáo, khiển trách đội ngũ lãnh đạo Trường ĐH KTQD, Cuộc bỏ phiếu này đã bị lùi lại vì nhiều cán bộ, giảng viên trong trường bức xúc, Sau khi biết sự việc trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã chỉ đạo và yêu cầu (Theo Dân trí) Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120764/thu-truong-bo-giao-duc-se-kiem-hieu-truong-dh-kinh-te-quoc-dan.html |
Posted: 12 May 2013 06:40 AM PDT (GDTĐ) – Bao giờ cũng vậy, những ngày lễ lớn tôi thường về thăm cô giáo cũ. Về thăm cô, chúng tôi được chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống mà cảm thấy thật hạnh phúc. Thế nhưng trong lòng tôi lần này lại có những cảm giác thật là khó tả. Vì năm nay tôi đã trở thành cô giáo cho nên càng hiểu sâu sắc hơn những ân tình cô giáo dành cho mình. Trời tối, tôi quyết định thu xếp gọn gàng đồ đạc để ngày mai sẽ về cùng mấy đứa bạn thân. Lạnh quá! Đêm nay trời cứ mưa hoài. Mưa rả rích. Đâu đó chỉ nghe âm thanh tấu nhạc của lũ côn trùng, ếch nhái. Mưa lả lướt trên những cây tràm ngoài hiên, mưa gợi lên nỗi buồn cho người xa xứ. Tự dưng làm tôi cảm thấy nhớ da diết những kỉ niệm tuổi thơ, nhớ sao hình ảnh người mẹ, người cô đáng kính.
Cô Phúc là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9 của tôi. Từ ngày nhận lớp cô đã để lại cho tôi một ấn tượng khó quên cho đến tận bây giờ. Năm ấy gần giữa học kì I, thầy hiệu trưởng đến nói với lớp: - Hôm nay lớp em sẽ có giáo viên chủ nhiệm mới. Cả lớp xôn xao, nháo nhào nhìn ra ngoài cửa sổ. Có đứa còn bạo gan cứ ló thụp ngoài cửa sổ. Cô hơi nhỏ người, làn da trắng, tóc dài, thướt tha duyên dáng trong bộ áo dài xanh màu ngọc bích. Cô nở nụ cười chào cả lớp. Mọi người vẫn xầm xì bàn luận: "Cô giáo mới ra trường làm được gì…". Lát sau cô tự giới thiệu về mình rồi nêu nguyên tắc riêng làm việc. Tôi thấy cô thật bản lĩnh, đầy tự tin, cô nói chuyện thật quyết đoán, cho nên không còn âm thanh xù xì nữa và ai cũng chăm chú lắng nghe từng lời nói của cô. Một tuần trôi qua, hôm nay là giờ sinh hoạt đầu tiên của cô với lớp. Quen thói cũ cả lớp vẫn nói chuyện rì rào, cô không nói gì chỉ đưa mắt nhìn vào sổ phê đầu bài và nhận ra các gương mặt "sáng giá". Cô có vẻ giận lắm nhưng vẫn dịu giọng hỏi lớp trưởng: - Sao lớp ta lại nghỉ học hàng loạt thế này? Thằng Hải đứng dậy không trả lời cô mà xụ mặt xuống bàn. Thể nào cũng có phần của hắn nữa mà. Cô cũng không đợi nó trả lời mà hỏi tiếp: - Sao nhiều thầy cô phê bình lớp ta mất trật tự như vậy? Hải vẫn đứng như chôn chân xuống đất, trước sau nó chỉ có phong cách gục mặt. Cô đành hỏi bạn khác: - Lan Chi em là học sinh giỏi toán mà lại không thuộc bài, khi bị phạt tại sao có nhiều nét chữ khác nhau như thế? Lan Chi bị gọi, cô nàng đỏ mặt tía tai, đứng dậy không nói nên lời. Còn cô giáo không nhận được câu trả lời thoả đáng, cô đành cho cả bọn ngồi xuống. Với cách riêng của mình, cô ân cần nói với cả lớp: - Các em không trả lời việc xấu của bạn là bao che. Việc đó là hại bạn chứ không phải giúp bạn. Chính các em đã làm cho các bạn quen thói ỷ lại thiếu tự lập. Cô giáo nói, cả lớp bắt đầu im lặng như tờ. Thậm chí tiếng lá bàng rơi nhẹ ngoài sân cũng nghe rất rõ. Cô nói tiếp: - Trong giờ học các em gây mất trật tự làm việc riêng thì sẽ không nắm bắt được kiến thức dẫn đến sa sút việc học. Đặc biệt nếu không thuộc bài mà nhờ bạn chép hộ là thiếu thành thật với thầy cô. Cô mong từ đây các em sẽ khắc phục lỗi lầm. Cô không nói thêm gì nữa mà cho lớp nghỉ, đoạn dặn dò phải ghi nhớ những điều cô vừa nói. Ngày học đó chúng tôi ra về trong một tâm trạng nặng nề. Mặt ai cũng giống cái "bánh bao ế". Chúng tôi cũng tụ họp ở gốc bàng nhưng không phải "tán" hay hẹn nhau trốn học đi chơi mà lúc nào cũng ăn năn về những lới cô nói. Bất chợt tôi cũng nhìn thấy cô giáo dắt xe ra về, tâm trạng cô trông rất buồn, lẫn trong ánh mắt ấy đó là sự yêu thương lo lắng cho chúng tôi. Từ hôm đó, cô giáo đến lớp sớm hơn trước. Ngày nào cũng vậy, cô cùng lớp truy bài, cô trò tâm sự cởi mở. Chúng tôi cũng dạn dĩ hơn và can đảm xin lỗi cô về những lỗi lầm. Cô ân cần tìm hiểu từng nguyên nhân rồi kịp thời động viên khích lệ. Cô còn tâm sự thời thơ ấu đi cấy lúa mướn của mình. Nghe cô nói mà tôi cảm thấy xấu hổ sao mình lại trốn học đi chơi để mọi người lo lắng. Cô còn bảo rằng vui chơi giải trí là cần thiết nhưng phải chăm lo học tập và học tốt cho cha mẹ vui lòng. Thế rồi chỉ một thời gian chúng tôi bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Cuối năm ấy lớp tôi được xem là cánh chim đầu đàn của trường về số lượng học sinh giỏi. Đặc biệt kì thi tốt nghiệp THCS lớp tôi có 2/3 số lượng tốt nghiệp khá giỏi. Đó là một thành tích thật trân trọng… Trời hãy còn mưa lác đác. Những giọt mưa buồn đưa tôi về với thế giới tuổi thơ. Tôi nằm thu mình trên chiếc giường nhỏ. Năm phút, mười phút rồi một tiếng đồng hồ, tôi không tài nào ngủ được càng nghĩ tôi càng thấy thương và khâm phục sự kiên nhẫn và tình thương của cô với đám học trò ngỗ nghịch. Tôi tự hỏi lòng mình: "Ngày ấy nếu không có cô có lẽ bây giờ tôi chưa tìm được nẻo sáng của tương lai tươi đẹp…". Tôi tự hứa với chính mình, nhất định sẽ về thăm cô giáo. Cô quả là số 1: Cô giáo yêu quí của tôi. PV Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Neo-ve-tuoi-sang-1969032/ |
Đại học Mỹ vinh danh sinh viên xuất sắc người Việt Posted: 12 May 2013 06:40 AM PDT
Cô Huyen Ton Nu Hoang Lan được vinh dự là một trong 10 người nhận huy chương vàng (Founder's Medal) từ hiệu trưởng Nicholas S. Zeppos trong lễ tốt nghiệp hôm 10-5 vừa qua. Founder's Medal - giải thưởng do người sáng lập Trường Cornelius Vanderbilt đề xuất lần đầu vào năm 1877 - được trao hằng năm cho những sinh viên có điểm tốt nghiệp cao nhất khóa đến từ 10 trường thành viên của Đại học Vanderbilt. Sinh ra và lớn lên ở Thừa Thiên - Huế, Lan tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Owen Graduate School of Management, một trường thành viên của Đại học Vanderbilt. Cô từng nhận được nhiều giải thưởng khác nhau trong lĩnh vực học thuật, trong đó có học bổng Bruce D. Henderson dành cho sinh viên có điểm trung bình tích lũy cao nhất. Cô từng tham gia công tác tư vấn cho các sinh viên có ý định vào Đại học Vanderbilt và là một thành viên tích cực của Ủy ban tư vấn sinh viên cũng như các câu lạc bộ sinh viên tài chính của trường. Lan còn được chứng nhận là thành viên của Hiệp hội quốc tế Beta Gamma Sigma, vốn được xem là vinh dự cao quý nhất mà một sinh viên ngành kinh tế có thể đạt được. Cô từng thực tập ở vị trí tư vấn tài chính cao cấp tại Công ty Dell và hiện lên kế hoạch theo đuổi sự nghiệp phân tích định lượng và kinh doanh. VIỆT TOÀN Nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/Nguoi-Viet-xa-que/Du-hoc-sinh/547942/dai-hoc-my-vinh-danh-sinh-vien-xuat-sac-goc-viet.html |
Học gì ở “lò” luyện hơn 700 học sinh? Posted: 12 May 2013 02:38 AM PDT Học gì ở "lò" luyện hơn 700 học sinh?Thời điểm sắp kết thúc năm học cũng là lúc sĩ tử ùn ùn kéo đến các lò luyện thi để chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Ghi nhận tại nhiều trung tâm luyện thi nổi tiếng như Bách Khoa, Sư Phạm, Ngân Hàng… có lớp ken chật đến 600 – 700 người, nhiều sĩ tử phải ngồi ra cả hành lang để nghe giảng. Cứ tưởng thời buổi bây giờ "lò" luyện ế ẩm, nào ngờ… Luyện thi ở… hành lang Tại một lò luyện thi có tiếng của thầy Thành, cô Thời (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội), vào khoảng 5 giờ chiều, sau khi kết thúc các buổi học chính trên trường cũng chính là khoảng thời gian cao điểm tại đây. Một học sinh cho biết, trung tâm luyện thi này từ lâu nay luôn đông khách. Tuy nhiên, sức chứa lại không nhiều, cả trung tâm lại chỉ có 4, 5 lớp học nên số học sinh có khi lên tới 600 – 700 người một lớp. Những ngày nóng nực, lớp học tại trung tâm luyện thi này biến thành một lò luyện theo đúng nghĩa đen của nó. Thậm chí, khi mất điện, giáo viên phải giảng chay, không micrô nhưng tại đây vẫn thu hút khách. Có mặt tại trung tâm trên, sau khi xếp một hàng dài mua vé ngày, tôi đã được vào lớp. Phòng học với sức chứa chỉ 600, 700 chỗ ngồi nhanh chóng ken đặc người. Thấy tôi ngơ ngác tìm chỗ, một học sinh kéo tôi ra dãy bàn ngoài hành lang sát cửa sổ lớp giải thích đầy ái ngại: "Chắc bạn mới đi học ở trung tâm này. Muốn có ghế trong lớp, thì phải đến khi ca trước chưa kết thúc. Ở đây, chỉ vài phút là kín chỗ, hôm nay tôi còn "chạy sô" ở một trung tâm khác nên tôi đến muộn, cũng may vẫn còn dãy bàn hành lang. Dù không nhìn được bảng nhưng lại gần loa. Vẫn còn hơn chán phải ra cầu thang đứng hóng". Đem thắc mắc về việc số ghế ít nhưng vé học được bán ra vẫn quá nhiều, một nhân viên của trung tâm cho biết: "Từ lâu nay, trung tâm vẫn thu hút rất đông thí sinh. Những ngày đầu, số vé bán ra chỉ vừa đúng với lượng chỗ ngồi nhưng do các em vẫn có nhu cầu, yêu cầu được ngồi ghép, thậm chí ngồi ra cả hành lang, chúng tôi đành phải bán thêm. Chúng tôi cũng đã bố trí hệ thống loa để phục vụ, tăng ca giảng nhưng vẫn không đáp ứng đủ. Thí sinh tới đây ôn luyện còn ngày một tăng lên". Rời trung tâm này, tôi tiếp tục tìm đến một lò luyện thi nằm trên phố Chùa Bộc, từ đầu ngõ vào đã la liệt xe cộ gửi thành một hàng dài. Tại trung tâm này, thí sinh liên tiếp gặp phải tình huống phải ra ngoài gửi xe với giá cắt cổ vì bên trong đã kín chỗ. Được biết, do các thầy cô tại trung tâm rất có tiếng, tỉ lệ thi đỗ cao nên trung tâm này chưa bao giờ vắng học sinh. Những người tới đây phần đông là học sinh lớp 12 và những người đã từng thi trượt ở Hà Nội, chỉ có một số rất nhỏ học sinh ở tỉnh khác lên đây luyện thi. Đông đúc, chen lấn, chật chội cũng là những ghi nhận tại trung tâm luyện thi trên phố Cửa Bắc nơi nổi tiếng với môn tiếng Anh. Ở đây, một lớp học cũng không thể đếm nổi có bao nhiêu học sinh tham gia. Một thí sinh tên Dũng ở Thái Bình chia sẻ: "Đây là năm thứ hai mình thi, năm nay do bạn bè chỉ tới đây để ôn luyện nên mình cũng tới thử".
Đến các trung tâm luyện thi, chứng kiến các sĩ tử được "nhồi nhét" trong những phòng học chật chội thì mới thấy cũng lắm người đi học vì cái sự thi nhưng không thiếu kẻ đi học chỉ như một sự hiếu kỳ, theo tâm lý đám đông, người ta đi luyện thì mình cũng đi. Tại trung tâm luyện thi trên phố Chùa Bộc không ít học sinh tỏ ra bức xúc vì nhiều người kiếm được chỗ ngồi trong lớp lại bò ra bàn ngủ, trong khi nhiều người phải đứng ngoài hành lang ghi chép. Đặt câu hỏi, liệu ôn thi kiểu đến những trung tâm luyện thi như thế này có thật sự hiệu quả, trong môi trường hỗn tạp nhiều loại âm thanh, có tiếng giảng từ loa, tiếng xì xào bàn tán bài vở, tiếng nói chuyện, thậm chí cả âm thanh sột soạt của nữ sinh bóc kẹo bánh, liệu có thể tiếp thu được bài học. TS. Lê Đông Phương – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học và Nghề nghiệp (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng: "Học là quá trình thí sinh tự tiếp thu kiến thức cho bản thân. Việc tiếp thu có thể nói là do ý thức của mỗi cá nhân. Nhưng cũng không thể loại bỏ yếu tố môi trường ôn tập. Nơi càng yên tĩnh, thí sinh càng dễ tập trung. Còn về vấn đề hiệu quả của các trung tâm luyện thi, tôi cho rằng, tại những trung tâm tốt, uy tín, chất lượng vẫn sẽ đảm bảo. Không phải trung tâm nào cũng dạy xô bồ, kiếm tiền. Tôi biết nhiều nơi đang ngắc ngoải với vài chục thí sinh đến luyện, có nơi đã phải đóng cửa. Trong thời buổi công nghệ cao như hiện nay, các sĩ tử không chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là đến lò luyện". Luyện thi online không hút khách Hiện nay, ngoài tới các lò luyện thi đông đúc tới 600 – 700 người, các bạn học sinh đã có thêm nhiều sự lựa chọn để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Chỉ cần một chiếc máy vi tính nối mạng, các thí sinh hoàn toàn có thể học ngay tại nhà mọi lúc mà không cần chen chúc đến các trung tâm đông tới hàng trăm người trong thời tiết mùa hè ngày càng oi bức. Chưa kể nhiều trang mạng còn cung cấp dịch vụ luyện thi online miễn phí. Việc luyện thi này có tác dụng giúp các bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức đi lại, và vẫn đảm bảo sức khỏe. Các sĩ tử sẽ không phải lo lắng chuyện "chạy sô" từ lớp luyện thi này sang lớp luyện thi khác. Hơn nữa, những thầy cô giảng dạy trực tuyến này cũng chính là những giáo viên có tiếng. Nhưng các khóa học này vẫn không hút thí sinh. Điểm mạnh của luyện thi online đó là được xem nội dung giảng bài nhiều lần đến khi hiểu thì thôi, thay vì chỉ được nghe một lần khi học tại các trung tâm. Tuy nhiên, luyện thi trực tuyến lại đòi hỏi tính tự giác rất cao của học sinh. Nếu không tập trung và bị sa đà vào những trò chơi, giải trí trên mạng thì việc học không có hiệu quả mà chỉ tốn thời gian vô ích. Bạn Nguyễn Anh Quân ở Núi Trúc cho biết: "Tôi từng thử qua một số lớp học online nhưng chỉ được một lúc quảng cáo các web game, game trực tuyến lại nhảy ra trước mắt, không thể tập trung được. Suy cho cùng, học tập trong môi trường trực tiếp, lại có thể trao đổi với bạn bè vẫn là tốt hơn. Đó là sự lựa chọn số một cho những người không có điều kiện được các thầy cô nổi tiếng giảng một thầy một trò". Xem ra, sức nóng từ các lò luyện thi vẫn không hề giảm dù có ngày một nhiều những hình thức luyện thi ít mệt mỏi, vất vả hơn. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, dù luyện thi ở "lò", hay luyện thi online thì hiệu quả đến đâu đều do ý thức của học sinh quyết định. Thực tế, vẫn có rất nhiều học sinh nghèo, không có điều kiện luyện thi, đều tự học ở nhà mà vẫn đỗ điểm cao như thường. Nguồn: http://dantri.com.vn/tuyen-sinh/hoc-gi-o-lo-luyen-hon-700-hoc-sinh-729670.htm |
Học sinh rút sức ôn thi vào lớp 10 Posted: 12 May 2013 01:38 AM PDT Tất tả học thêm 5h chiều ngày 9/5, chị Hồng Nga chở cô con gái đang học lớp 9 tại Trường THCS Thanh Đa (Q. Bình Thạnh, TPHCM) đến số 8 Trần Hưng Đạo (Q.1) - một trong địa điểm của Trường Bồi văn văn hoá Lý Tự Trọng 218 - để ôn thi môn Toán. Xuống xe, cháu vội vàng đưa chiếc bánh bao đang ăn dở cho mẹ, gỡ chiếc mũ bảo hiểm rồi ôm cặp đi thẳng về hướng cổng trường. Chị Nga với con: "Ráng ăn đi con, còn sớm mà". Đứa con lắc đầu: "Con phải vào sớm mới có chỗ ngồi phía trên". Những hình ảnh vội vàng như vậy có thể thấy liên tục khi học sinh (HS) từ các nơi đổ về đây chuẩn bị cho ca ôn 5h30 đến 7h tối. Ngồi sau xe bố mẹ chở đến, hầu hết các em đều tranh thủ nạp năng lượng với đồ ăn sẵn. Có những HS ôn thi nhiều môn, sau khi học ca một, sẽ tiếp tục học ca 2 bắt đầu từ 7h30 đến 9h tối. Một HS Trường THCS Nguyễn Văn Tố (Q.10) cho hay em luyện cả hai môn Toán, Văn nên sẽ học từ giờ đến gần 10 giờ đêm mới về đến nhà. Về học đến 1 - 2 giờ sáng để làm bài, chưa kể phải ôn thêm các môn phụ vì thời điểm đó TPHCM chưa công bố môn thi thứ 3. Trong thời gian đứng chờ con, chị Hồng Nga kể, con chị đăng ký thi vào Trường THPT Gia Định và nguyện vọng vào Trường THPT Thanh Đa. Trung bình một ngày con gái mình chạy 3 sô. Sáng ôn theo kế hoạch ở trường, chiều học Văn tại nhà giáo viên, còn tối luyện thi Toán tại trung tâm. Khi thành phố công bố thêm môn thứ 3 thì cháu sẽ giảm được việc phải học tất cả các môn phụ, tập trung vào môn 3 môn chính. "Tối về đến nhà cháu nó chỉ ăn qua loa rồi học đến khuya mà vẫn làm không làm hết bài tập vì học nơi nào thầy cô cũng giao rất nhiều bài. Nếu không đỗ được vào công lập mà học tư thục thì gia đình đuối tiền", người mẹ nói. Việc ôn thi vào lớp 10 ở TPHCM đã khởi động từ lâu nhưng thời điểm này mới là lúc "nóng" nhất. Sĩ số tại các nhiều trung tâm, số tiết học mỗi môn đều tăng lên. Thậm chí số tiết tăng lên gấp đôi, gấp 3 so với ngày thường. Ngoài việc ôn thi tại các trung tâm, nhiều HS còn "săn" các thầy giáo giỏi để theo học tại nhà. Trong khi đó các em vẫn tiếp tục duy trì việc ôn thi theo kế hoạch ở trường học nên có thể nói các em… chạy đến lớp ôn liên tục từ sáng đến tối. Cẩn trọng với việc "nhồi nhét" Năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT của TPHCM giảm hơn 2.100 so với năm học 2012 - 2013. Chưa kể, các trường trường tư thục cũng đang có xu hướng siết chặt việc tuyển sinh để chọn HS chất lượng nên cuộc chạy đua vào lớp 10 căng thẳng hơn trước. Chính vì thế, để có được một suất học lớp 10 theo mong muốn, hầu hết HS đang rút hết công suất để ôn luyện. Cô Nguyễn Thị Khánh Dương, giáo viên dạy Văn Trường THCS Trường Chinh (Q. Tân Bình) cho rằng, chỉ còn hơn 1 tháng để bước vào cuộc thi chuyển cấp lên đây là lúc cao điểm ôn thi của các em. Tập trung cho việc học lúc này là rất cần thiết nhưng nhiều HS ôn thi một cách ôm đồm, nhồi nhét có thể gây tác dụng ngược. Cô Dương chỉ ra, có nhiều em ôn rất nhiều nơi đến mức suốt ngày chỉ chạy từ điểm này tới điểm khác, không có thời gian để tự học, xem lại kiến thức. Các năm trước, đã có những trường hợp HS ôn rất nhiều nơi, học được với nhiều thầy giỏi nhưng kết quả thi không cao. "Nhiều em đăng ký học ở trung tâm nhưng không vào được lớp thầy mình mong muốn nên lại tìm đến nhà thầy xin học thêm thành ra một môn ôn rất nhiều chỗ, mất thời gian mà ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. HS nên chọn nơi ôn thi phù hợp và quan trọng nhất là phải dành thời gian để xem lại bài bằng chính tư duy của mình. Nhất là khi cách ra đề hiện nay đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng tư duy rất cao", cô Dương nhấn mạnh. Bà Lâm Ngọc Lệ, chuyên viên phòng Giáo dục Q.12 cho hay, sai lầm nhiều em dễ gặp phải là ôn thi một cách ôm đồm, chọn trường quá sức. Trong khi, ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài là điều quan trọng nhất. Bởi thế, các em phải cân bằng việc ôn luyện tại lò và thời gian tự học để xem lại bài cũng như tự luyện cách làm bài. Ngoài ra, HS cần chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí phù hợp cho việc ôn thi để tránh tình trạng đến thời điểm quan trọng nhất thì tự loại mình ra vì không còn sức để "thi đấu". Bài và ảnh: Hoài Nam Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-sinh-rut-suc-on-thi-vao-lop-10-729508.htm |
Bắt vợ chồng giáo viên giết chủ nợ Posted: 12 May 2013 12:38 AM PDT Theo TTXVN, bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác đã xác định danh tính hai đối tượng nghi vấn là Nguyễn Quang Hiệp và vợ là Hoàng Thị Lư có vay nợ số tiền lớn của bà Nguyễn Thị Mai. Từ những dấu vết tại hiện trường, các bằng chứng liên quan đến vụ án,, qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận: cuối năm 2011, Hoàng Thị Lư đã thế chấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay của bà Mai 3 lần với tổng số 660 triệu đồng, lãi suất 9%/tháng. Tính đến tháng 1/2013, số tiền chị Lư phải trả cho bà Mai lên tới 850 triệu đồng. Đến kỳ hạn trả nợ, bà Mai liên tục thúc ép, do không có tiền trả nên vợ chồng Hiệp – Lư đã lên kế hoạch giết người để xù nợ. Khoảng 18 giờ tối 26-1, bà Mai đến chỗ vợ chồng Lư đã hẹn và được Lư mời vào trong buồng. Hiệp dùng một chiếc chày đập 2 phát vào đầu khiến nạn nhân gục xuống tử vong tại chỗ. Để che giấu tội ác, vợ chồng sát nhân này đã dùng bao tải bó chủ nợ lại, chọn thời điểm vắng người dùng xe máy chở xác vùi xuống mương nước hòng phi tang. Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/bat-vo-chong-giao-vien-giet-chu-no-729604.htm |
Bộ GD-amp;ĐT tuyển chọn chủ trì đề tài KH-CN cấp Bộ Posted: 11 May 2013 08:38 PM PDT (GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa thông báo tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài/nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2014.
Điều kiện tham gia tuyển chọn là tổ chức: là các ĐH, trường ĐH, học viện, trường CĐ, các viện, trung tâm nghiên cứu; cá nhân thuộc các tổ chức nếu trên theo quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ GDĐT. Hồ sơ tham gia tuyển chọn bao gồm: Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, trong đó nêu rõ cam kết hỗ trợ cho chủ trì đề tài; thuyết minh đề tài/nhiệm vụ; thuyết minh tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn. Trên cơ sở định hướng mục tiêu, dự kiến kết quả, sản phẩm của đề tài, bản Thuyết minh phải được lập đầy đủ và chi tiết tất cả các mục, nêu rõ được tên sản phẩm của đề tài, số lượng, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu đối với sản phẩm, địa chỉ ứng dụng, dự toán kinh phí phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu, tiến độ thực hiện, phù hợp với quy định liên quan về kinh phí đề tài, nêu rõ nguồn kinh phí (từ ngân sách Nhà nước, từ các nguồn hỗ trợ khác)… Thời gian thực hiện đề tài không quá 24 tháng. Bản thuyết minh thể hiện rõ sự gắn kết với đào tạo sau ĐH (cao học, nghiên cứu sinh) và khả năng công bố các kết quả nghiên cứu sẽ được ưu tiên tuyển chọn. Công văn, Thuyết minh đề tài/nhiệm vụ và Thuyết minh tiềm lực khoa học đóng thành một quyển, sử dụng bìa mềm, không giấy bóng kính. Hồ sơ tham gia tuyển chọn được niêm phong, bên ngoài ghi rõ tên cá nhân, tên tổ chức gửi hồ sơ, số thứ tự của đề tài trong danh mục tuyển chọn, tên đề tài tham gia tuyển chọn và gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng thời hạn quy định. Thời hạn nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn: trước 16 giờ ngày 28/5/2013. Địa chỉ nhận hồ sơ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phòng 305 Nhà C) Số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Hải Bình Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2779/201305/Bo-GD-DT-tuyen-chon-chu-tri-de-tai-KHCN-cap-Bo-1968980/ |
Học gì ở “lò’ luyện hơn 700 học sinh?. Giáo dục học tập Posted: 11 May 2013 08:38 PM PDT
If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com. Be SURE to include the following information in any email! Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=603201 |
You are subscribed to email updates from Nghề Giáo - Nhà Giáo - Giáo viên - Giáo dục To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
Comments
Post a Comment