Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc rất ít người

Posted: 11 May 2013 08:36 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày 9/5, thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và đoàn công tác của Bộ GDĐT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Giang về tình hình thực hiện chính sách giáo dục dân tộc trong năm học 2012 – 2013; kết quả triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg và Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2011- 2015 theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 


  Quang cảnh buổi buổi làm việc.

 Hà Giang có 13 trường PTDTNT, 105 trường PTDTBT. Có 52.033 HS bán trú đang được hưởng các chế độ chính sách giáo dục dân tộc hiện hành của chính phủ; 1.016 HS hưởng chế độ chính sách theo Đề án 2123. Năm học 2012  - 2103, thực hiện Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 18 công trình cho các trường PTDTNT tỉnh và các huyện; bên cạnh đó là tập trung mua sắm trang thiết bị, tập huấn giáo viên cho các trường. Tuy nhiên do được đầu tư xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất các trường PTDTNT tỉnh và huyện đã xuống cấp. Các trường còn thiếu rất nhiều nhà lưu trú cho HS, nhà công vụ cho GV, bếp ăn, việc tổ chức sinh hoạt, nấu ăn bán trú cho các em gặp rất nhiều khó khăn… 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị tỉnh quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường PTDTNT, PTDTBT và đặc biệt là các trường có học sinh dân tộc rất ít người. Ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất cho trường này và các trường mầm non để thực hiện Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đúng kế hoạch. Tập trung nâng cao năng lực của phòng giáo dục cấp huyện. Sở GDĐT tập trung tham mưu cho tỉnh lập quy hoạch mạng lưới các trường PTDTNT, PTDTBT để vừa đảm bảo phát triển giáo dục địa phương, vừa đảm bảo phát triển giáo dục công bằng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách giáo dục dân tộc.


  Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc

 

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng đã trao tặng 60 triệu đồng cán bộ, công nhân viên chức cơ quan Bộ GDĐT và các đơn vị trực thuộc ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa đá. Cùng ngày, đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc và hai Đề án trên đây tại huyện Quản Bạ. Theo kế hoạch, ngày 10/9 đoàn sẽ tiếp tục kiểm tra, khảo sát công tác này tại huyện Vị Xuyên. 

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Nang-cao-chat-luong-giao-duc-hoc-sinh-dan-toc-rat-it-nguoi-1968982/

Không được ép buộc đóng học phí cả năm học

Posted: 11 May 2013 08:36 AM PDT

Tổng biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341
– Fax: (84-4) 39430693 – Email:
online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/626513/Khong-duoc-ep-buoc-dong-hoc-phi-ca-nam-hoc-tpov.html

Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng

Posted: 11 May 2013 07:36 AM PDT

(GDTĐ) -Xung quanh vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng, lời phê hay dở phụ thuộc vào tâm huyết, kiểm tra đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và nên áp dụng phương pháp đánh giá định tính…

Trần Thị Hồng Hải – Tổ trưởng tổ Văn GDCD Trường THPT Đakrông  (Quảng Trị): Lời phê hay dở phụ thuộc vào tâm huyết

Lời phê trong kiểm tra môn Văn hay dở, chính xác hay không chính xác còn phụ thuộc vào thái độ, tâm huyết và trình độ người chấm. Quả thực môn Văn là môn vừa dễ lại vừa khó chấm nhất vì nó không có một khuôn mẫu, một câu thức nào định sẵn. Nếu GV tích cực có thể thấy phê ở từng đoạn nhỏ, chỉ lỗi cụ thể trên bài.  

Hiện nay cũng ít khi gặp một lời phê tâm huyết do bản thân HS cũng không còn yêu môn Văn và GV cũng không bận tâm nhiều với những lỗi thường gặp ở HS. Bài Văn nào tàm tạm, nằm trong khung từ 5 – 6,5 điểm thì được đánh giá chung chung là "hiểu đề nhưng diễn đạt chưa tốt". Bài Văn dưới 5 thì đại đa số nhận được lời phê "diễn đạt yếu, ý mơ hồ, dẫn dắt kém". Còn những bài Văn trên 8 vì số lượng ít nên được chú ý phê hơn một chút, ví dụ như "xác định đề tốt, diễn đạt mạch lạc". Thậm chí nhiều thầy cô môn Văn còn chưa nắm vững ngữ pháp đoạn văn, chưa rành mạch Văn nên lúng túng khi không xác định rõ lỗi của HS và không biết nên phê như thế nào. Ví dụ bài Văn của HS viết nhiều câu sai logic, nhưng GV phê là "câu mơ hồ"; HS viết thiếu thành phần ngữ pháp thì phê là "câu sai quy chiếu". Nhiều GV chỉ xem lướt qua bài làm của HS thấy có mở bài, thân bài, kết bài là cho áng áng 5, 6 điểm phê "Tạm", "Được, bố cục đầy đủ"…

Thầy Đặng Ngọc Trai – Tổ trưởng Tổ Sử Địa Trường THPT Đào Duy Từ (Quảng Bình)Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng 

Nhiều giáo viên trẻ hầu như không lập ma trận khi ra đề kiểm tra, nên đề ra thiếu cân đối giữa các nội dung thậm chí thiếu hẳn sự phù hợp giữa 3 yêu cầu cơ bản trong cách ra đề (nhận biết, thông hiểu và vận dụng) nên dẫn tới việc học tủ, học lệch của học sinh. Khi trả bài ít có GV dành thời gian nhận xét bài làm, nên nhiều HS không quan tâm sai sót của bạn để tránh cho mình. Nên những sai sót lại tiếp tục lặp lại ở bài sau. 

Từ cách kiểm tra đánh giá thiếu khoa học như vậy đã xuất hiện tình trạng "thi gì, học nấy", nên đại bộ phận học sinh ít mặn mà với môn Sử (cộng thêm nguyên nhân là một trong 3 môn thi vào đại học khối C nhưng khối thi này cơ hội kiếm việc làm hiện nay khó khăn nên khó tạo ra động lực để học Sử). Do không nắm chắc được bản chất của sự kiện nên học sinh dễ nhầm lẫn giữa sư kiện lịch sử trong nước với thế giới; giữa nhân vật lịch sử triều đại này với sự kiện triều đại khác; giữa không gian và thời gian sự kiện của các thời kỳ lịch sử khác nhau. Có những bài làm nhầm lẫn hết sức nghiêm trọng về kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai từ ngữ, ngữ pháp, sự nhận thức lệch lạc về lịch sử đáng báo động:..

Nguyễn Thị Thúy – Giáo viên khối 1 Trường tiểu học Tiền Phong (Hà Nội): Nên áp dụng phương pháp đánh giá định tính

Với lớp nhỏ (khối 1, khối 2), nếu thực hiện cách đánh giá định tính được là tốt nhất vì kiến thức học sinh khối này rất ít, chủ yếu là dạy các cháu kỹ năng; đánh giá định lượng có thể gây cho học sinh áp lực điểm số. 

Giáo viên cũng có thể gặp chút khó khăn khi thực hiện đánh giá bằng định tính (trừ môn Toán, tiếng Việt và Khoa – Sử – Địa khối 4, 5). Khó ở chỗ, đánh giá định tính cần một quá trình, không thể ngày một ngày hai hay chỉ sau 1, 2 tiết dạy.

Một vấn đề khó nữa chúng tôi gặp phải trong thực tế giảng dạy là hiện nay chỉ lấy một bài thi cuối năm để đánh giá kết quả học tập cả năm; 3 bài thi khác cũng phải ôn tập, tổ chức thi nhưng lại không lấy điểm. Đó cũng là một áp lực đối với GV và cả phụ huynh, HS. Gần 20 năm trước, việc đánh giá HS căn cứ vào điểm hàng tháng (hệ số 1) và điểm thi (hệ số 2) sau đó cộng vào chia trung bình. Cách làm như vậy giáo viên có vất vả một chút nhưng đánh giá được học sinh chính xác hơn. Sau đó, chương trình thử nghiệm năm 2000 tính bằng cách lấy điểm giữa kỳ 1 và cuối kỳ 1 cộng vào chia trung bình ra điểm học kỳ 1. Hiện nay, cả học kỳ chỉ có 1 bài thi và chỉ đánh giá bằng 1 điểm. Có thể trong cả quá trình HS học rất tốt nhưng vì một lý do nào đó khách quan, làm bài kém hơn, em đó sẽ bị mất kết quả học tập. Cách làm này sẽ làm giảm áp lực cho HS ở mặt này nhưng lại tăng áp lực tâm lý ở mặt khác.

Nguyễn Thị Thúy Hồng - Hiếu Nguyễn  (ghi)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Kiem-tra-danh-gia-khong-khoa-hoc-se-anh-huong-toi-chat-luong-1968986/

Làm gì để học sinh hứng thú học sử?

Posted: 11 May 2013 07:36 AM PDT

Với định hướng tập trung thảo luận về giải pháp, nhiều chuyên gia tại hội thảo đã đề cập việc "tích hợp lịch sử vào nhiều môn học ở cấp học thấp".

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cùng nhóm nghiên cứu của ông ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: ở tiểu học lịch sử nên là một phân môn trong môn học "Tìm hiểu xã hội" (lớp 4, 5). Cùng với kiến thức lịch sử, địa lý (đã đưa vào chương trình lớp 4, 5 hiện hành) nên mở rộng nội dung xã hội, gắn với thực tiễn cuộc sống. Đồng ý với ý kiến này, nhưng GS.TS Đỗ Thanh Bình, khoa sử ĐH Sư phạm Hà Nội, còn đề xuất một chương trình lịch sử dưới dạng câu chuyện lịch sử, thậm chí dưới dạng truyền thuyết, dân gian, làm quen với nhân vật lịch sử, tấm gương yêu nước, nhà văn hóa tiêu biểu, giới thiệu biểu tượng của lịch sử dân tộc như quốc huy, quốc kỳ.

Đề cập tới hướng "tích hợp môn học", PGS Nghiêm Đình Vỳ cho rằng bậc THCS nên đưa lịch sử vào môn khoa học xã hội, hay môn xã hội, nghiên cứu xã hội và môi trường… Môn học này tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, giáo dục công dân…" Giữa các phân môn có phần chung và phần giao thoa. Ví dụ phần giao thoa của lịch sử và địa lý là phát kiến địa lý, thành tựu của đổi mới ở VN, truyền thống yêu nước, chủ quyền biển đảo…" – ông Vỳ nói.

GS Vũ Dương Ninh đưa ra tới bốn phương án khác nhau đối với môn lịch sử ở bậc THCS và THPT, trong đó hai phương án được nhiều ý kiến quan tâm là "Tập trung vào học quốc sử, còn lịch sử thế giới chỉ là "bối cảnh để hiểu lịch sử dân tộc" và phương án "Gói gọn nội dung chương trình lịch sử ở THCS, còn THPT thì nên giảng theo chuyên đề". Phương án này phù hợp với các đề xuất về dạy học phân hóa, định hướng nghề nghiệp ở THPT.

Với gợi ý thảo luận của GS Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, là nên biên soạn SGK theo nguyên tắc đồng tâm (như hiện nay đang làm) hay đường thẳng, nhiều chuyên gia đều phê phán cách làm "đồng tâm" (kiến thức được lặp lại ở các cấp, lớp học nhưng mức độ khác nhau). "Hệ lụy của cấu trúc đồng tâm khiến học sinh bị nhàm chán do phải học đi học lại, bị quá tải không cần thiết" – PGS.TS Phạm Xanh, ĐHQG Hà Nội, nhận xét.

GS.TS Đỗ Thanh Bình cũng thừa nhận nhược điểm của cấu trúc đồng tâm, nhưng vẫn cho rằng cần kết hợp giữa cấu trúc đường thẳng và đồng tâm. Phần đồng tâm là phần giao thoa kiến thức giữa hai cấp THCS và THPT.

Nhưng PGS Phạm Xanh thì lại đề xuất biên soạn SGK theo cấu trúc: lấy trục thời gian (cổ đến kim) và không gian (quốc gia, khu vực) để lựa chọn nhân vật, lịch sử dưới dạng câu chuyện (đối với tiểu học) và lựa chọn địa danh lịch sử gắn với sự kiện lịch sử (với THCS). Ở cấp THPT, theo TS Xanh, lịch sử VN và thế giới cần biên soạn không đứt đoạn chia làm ba thời kỳ cổ đại – trung đại – hiện đại… "Cấu trúc đó tránh trùng lắp nhàm chán khô khan, tạo nên sự sống động, hấp dẫn" – TS Xanh nói.

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/547746/lam-gi-de-hoc-sinh-hung-thu-hoc-su.html

Giáo sư Võ Quý: Niềm đam mê theo suốt cuộc đời

Posted: 11 May 2013 06:36 AM PDT

(GDTĐ) – Chính đam mê từ thời còn "để chỏm" – mê quan sát các loài chim – đã giúp Giáo sư Võ Quý có được những thành công khó ai đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu về chim tại Việt Nam.

Đam mê từ thuở thiếu thời

Rất nhiều phóng viên báo chí, bạn bè đã đặt cho Giáo sư Võ Quý câu hỏi: "Tại sao ông lại quyết định chọn loài chim để nghiên cứu chứ không phải một loài vật khác?". Và ông luôn mỉm cười khi trả lời: "Đó là đam mê của tôi từ thuở thiếu thời". 

Giáo sư Võ Quý cho biết, từ khi lên 5, 6 tuổi, ông đã có thể ngồi hàng giờ để quan sát các loài chim ở quê mình. Chính vì vậy, dần dần, ông "thuộc mặt biết tên" tất cả các loài chim trong vùng, biết thói quen của từng loài như thức dậy lúc mấy giờ, bay về tổ lúc nào, ăn quả cây gì, sinh sản ra sao… Chính nhờ niềm đam mê quan sát, nghiên cứu các loài chim mà sau này, Giáo sư Võ Quý có thể lăn lội nhiều ngày trong rừng để theo dấu những loài chim mà ông đang trong quá trình nghiên cứu. Và cũng nhờ đó, ông đã phát hiện ra một loài Trĩ mới cho khoa học ở vùng Kẻ Gỗ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ năm 1966. Sau 20 năm khảo sát, nghiên cứu, kiểm chứng, cộng đồng nghiên cứu chim quốc tế đã công nhận nghiên cứu của Giáo sư và đặt tên tiếng Anh cho loài chim này là Vo Quy Pheasant (Chim Trĩ Võ Quý). Đối với một người làm khoa học, đây là niềm hạnh phúc lớn nhất khi thành quả nghiên cứu của mình được ghi nhận.


Giáo sư Võ Quý

Từ đam mê đến nghiệp "phấn trắng bảng đen"

Đến tận khi vào học tại Trường Quốc học Huế (năm 1946), Giáo sư Võ Quý vẫn không nghĩ mình sẽ trở thành thầy giáo, bởi như ông tâm sự: "Lúc đầu tôi rất thích ngành y. Thậm chí tôi đã từng vài lần toan từ bỏ nghề "gõ đầu trẻ" nhưng không thành". Thế nhưng, cũng chính tình yêu thiên nhiên, thích quan sát các loài chim từ thời thơ ấu nên khi học lên trung học, bắt đầu học phân ban, ông quyết định chọn chuyên ngành Sinh học và theo đuổi đến tận bây giờ. Ông là lứa sinh viên khóa đầu tiên về Sinh học Trường Sư phạm cao cấp khóa 1951-1954 (nay là Đại học Sư phạm Hà Nội). 

Thời gian đó, Trường Sư phạm cao cấp đặt tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc) cùng với Trường Khoa học cơ bản. Vì học giỏi nên khi ra trường, ông là một trong 4 sinh viên được giữ lại trường giảng dạy, trong đó 3 người dạy trung cấp, chỉ mình ông được phân công dạy bậc Đại học. 

Giáo sư Võ Quý nhớ lại: "Sau khi quyết định giữ 4 người ở lại trường giảng dạy, ông Giám đốc Khu học xá trung ương cho chúng tôi đi "xả hơi" ở Trung Quốc 15 ngày cùng với ông để khỏi băn khoăn trong lúc các bạn cùng lớp chuẩn bị về nước. Trở về lại Khu học xá sau chyến đi thăm Trung Quốc, thì các bạn vẫn còn 3 ngày nữa mới về nước, không hiểu sao lúc đó tôi lại quyết định… xin  thầy hiệu trưởng cho tôi được về nước. Thuyết phục không được, thầy hiệu trưởng đành quyết định để tôi về".

Thế là từ chối trở thành một giảng viên đại học, Giáo sư Võ Quý về nước và trở thành một thầy giáo cấp III, dạy tại Trường cấp III Lam Sơn (Thanh Hóa). Sau giải phóng Thủ đô, ông được điều về Nha Giáo dục Phổ thông (Bộ GDĐT) làm việc, phụ trách ngành sinh học. 

Sinh viên đang thực hành thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm phân tích môi trường
Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đang thực hành thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm phân tích môi trường. Ảnh minh họa/internet

"Làm việc tại Nha Giáo dục Phổ thông vài tháng thì Trường Sư phạm cao cấp và Trường Khoa học cơ bản ở Trung Quốc chuyển về nước. Thầy hiệu trưởng muốn tôi về lại trường để chuẩn bị thành lập trường mới. Và có lẽ do duyên nợ, tôi trở thành một trong những người đầu tiên góp sức thành lập nên Trường Đại học Tổng hợp từ năm 1956, rồi trở thành một giảng viên đại học từ đó" – Giáo sư Võ Quý hồi tưởng.

Luôn xác định rõ ràng mục tiêu học tập 

Khi hỏi về những kinh nghiệm học tập mà ông muốn chia sẻ với thế hệ học sinh, sinh viên hôm nay, Giáo sư Võ Quý cho biết: "Ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi đã luôn xác định rõ ràng mục tiêu học tập của mình: Học để sau này phục vụ cho nghề nghiệp, công việc của mình. Có lẽ vì thế mà tôi mới có thể theo đuổi niềm đam mê của mình lâu dài như vậy. Và sau này, khi trở thành một giảng viên đại học, tôi luôn mong muốn sinh viên của mình cũng xác định được mục tiêu học tập của mình".

Giáo sư Võ Quý cũng chia sẻ, khi học tại trường đại học, người học phải tìm mọi cách để có được nhiều kiến thức nhất. Người học không chỉ dựa vào những kiến thức mà thầy truyền đạt cho mình, bởi thầy chỉ là người đưa ra những định hướng cơ bản, hướng dẫn phương pháp học tập để từ đấy sinh viên phát huy khả năng của mình, tìm tòi thêm kiến thức từ thực tiễn, đọc thêm sách tham khảo…

Thời Giáo sư Võ Quý đi học, cả thầy và trò đều rất say sưa, nghiêm túc. Theo Giáo sư Võ Quý, khi thầy dạy hay, lôi cuốn thì học sinh, sinh viên cũng sẽ hào hứng, thích thú khi học tập. Muốn vậy, người thầy không chỉ dạy những gì trong giáo trình, mà phải luôn cập nhật những kiến thức mới, nhất là kiến thức mà mình nghiên cứu để lôi cuốn người học, gợi ý cho người học tiếp tục tìm hiểu về lĩnh vực đó hoặc mở ra hướng cho học sinh, sinh viên sau này đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu nhiều. Sự say mê của chính người thầy đối với môn học mà thầy giảng dạy sẽ truyền nhiệt tình cho học sinh, sinh viên. 

Chính những người thầy của Giáo sư Võ Quý đã giúp cho ông học tập được rất nhiều kinh nghiệm quý báu của các thầy để sau này áp dụng vào giảng dạy cho sinh viên của mình. Một trong những kinh nghiệm đó là người thầy phải luôn gần gũi với người học để nắm bắt những nhu cầu của học sinh, sinh viên, từ đó mới có thể hướng dẫn họ hiệu quả trong học tập. Những kinh nghiệm học tập của người thầy thời đi học cũng giúp ích rất nhiều cho học sinh, sinh viên, cũng như giúp cho thầy trò xích lại gần nhau hơn.

Minh Trường

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Giao-su-Vo-Quy-Niem-dam-me-theo-suot-cuoc-doi-1969021/

Đào tạo 109 cán bộ xuất thân từ công nhân, sinh viên

Posted: 11 May 2013 06:36 AM PDT

(TNO) Ngày 11.5, Phòng Quy hoạch-Đào tạo cán bộ thuộc Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM cho biết từ tháng 3.2011 đến nay đã có 109 cán bộ (71 người xuất thân là công nhân, 38 người xuất thân là sinh viên) được đưa vào chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân.

Các công nhân đã được đào tạo cao cấp lý luận chính trị tập trung, 26 công nhân bố trí về công tác tại 20 quận/huyện ủy của TP trong đó có 5 người hiện là Phó chủ tịch UBND phường/xã.

Số cán bộ xuất thân là sinh viên được đào tạo về lý luận chính trị và đưa về công tác tại các doanh nghiệp. Sau 3 năm, họ sẽ được xem xét quy hoạch, đào tạo và hưởng quyền lợi, nghĩa vụ như cán bộ xuất thân từ công nhân.

Ban Tổ chức Thành ủy cũng đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy xem xét đưa các công nhân thuộc diện cư trú KT3 vào chương trình chứ không nhất thiết phải có hộ khẩu tại TP.

Thanh Thùy

Phát động Tháng công nhân
12 chuyến hàng Việt đến với công nhân
Tiếp "lửa" cho công nhân
5 phiên chợ công nhân
Quy hoạch cán bộ đảm bảo tính kế thừa
Tuyển SV vào chương trình Quy hoạch cán bộ dài hạn

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130511/dao-tao-109-can-bo-xuat-than-tu-cong-nhan-sinh-vien.aspx

Thứ trưởng Bùi Văn Ga tiếp Tổng thư ký Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD)

Posted: 11 May 2013 02:34 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng 10/5, tại Văn phòng Bộ Giáo dục Đào tạo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã có buổi tiếp xã giao TS Dorothea Rueland – Tổng thư ký DAAD và bà Đại sứ Jutta Frasch. 

Quang cảnh buổi tiếp
Quang cảnh buổi tiếp

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Thu-truongBui-Van-Ga-tiep-Tong-thu-ky-Co-quan-Trao-doi-Han-lam-Duc-DAAD-1968993/

Cựu du học sinh cầm đầu đường dây trộm cước viễn thông công …

Posted: 11 May 2013 02:34 AM PDT

Ngày 10/5, Tòa án nhân dân (TAND) TPHCM đã xét xử sơ thẩm vụ án "Sử dụng mạng viễn thông thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" do Nguyễn Trung Hiếu (SN 1977, trú tại P. 1, Q. Gò Vấp, cựu du học sinh Canada) cầm đầu.

Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt Nguyễn Trung Hiếu 15 năm tù về tội "Sử dụng mạng viễn thông thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Cùng với tội danh này, tòa tuyên phạt Võ Thanh Hải (SN 1978, ngụ tại quận Bình Tân) 4 năm tù, Chiêm Chí Hưng (SN 1979, trú tại P.14, Q.6) 4 năm tù, Nguyễn Thái Hiển (SN 1982, trú tại Bình Dương) 4 năm tù. Trong vụ án này còn có Huỳnh Vỹ trú tại quận Phú Nhuận nhưng Vỹ đã chết, nên cơ quan chức năng đình chỉ điều tra.

Băng nhóm trộm cước viễn thông tại tòa sơ thẩm (Ảnh: K.N)

Ngày 9/11/2011, Nguyễn Trung Hiếu bị bắt quả tang khi đang vận hành hệ thống viễn thông lắp đặt trái phép tại nơi ở phường 1, quận Gò Vấp, để chuyển cuộc gọi điện thoại quốc tế thành cuộc gọi nội địa nhằm chiếm đoạt cước viễn thông quốc tế. Sau đó, từ lời khai của Hiếu, mở rộng điều tra, cơ quan công an đã đánh sập mạng lưới trộm cước công nghệ cao này.

Theo thống kê, Hiếu và đồng bọn đã trả gần 182 triệu tiền cước thuê bao liên lạc trong nước của hơn 300 thuê bao điện thoại để chuyển gần 8 triệu phút mạng quốc tế thành cuộc gọi nội địa. Qua đó, các đối tượng đã chiếm đoạt 2,2 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 5,6 tỷ đồng.

Công Quang

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/cuu-du-hoc-sinh-cam-dau-duong-day-trom-cuoc-vien-thong-cong-nghe-cao-729234.htm

Hợp tác về GD-amp;ĐT Việt Nam

Posted: 11 May 2013 01:34 AM PDT

(GDTĐ) – Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thông qua nội dung dự thảo thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Australia về GDĐT giai đoạn 2013 – 2018.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thủ tướng ủy quyền lãnh đạo Bộ GDĐT thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với đại diện có thẩm quyền Chính phủ Australia. Bộ Ngoại giao cấp giấy ủy quyền ký thỏa thuận nêu trên theo quy định.

Được biết, Việt Nam và Australia trong những năm qua đã tích cực củng cố và mở rộng các chương trình hợp tác về GDĐT với hàng loạt dự án, chương trình hợp tác được 2 bên triển khai hiệu quả. Riêng các chương trình học bổng, mỗi năm, Australia cấp cho Việt Nam khoảng 225 học bổng, chiếm hơn 1/3 tổng số tiền viện trợ không hoàn lại mà Chính phủ Australia dành cho Việt Nam…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201305/Hop-tac-ve-GD-DT-Viet-Nam-Australia-1968995/

Phó giám đốc Sở Giáo dục: ‘Trường điểm chỉ là đồn thổi’

Posted: 11 May 2013 01:34 AM PDT

Thứ bảy, 11/5/2013, 09:56 GMT+7

Khẳng định Hà Nội không có trường điểm và chưa có tiêu chí để xác định, Phó giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Hiệp Thống khuyến cáo phụ huynh nên cho con học gần nhà, không nên chạy trường vì “không cần thiết”.
Hà Nội giảm chỉ tiêu vào lớp 10 trường công/ Hậu ‘heo vàng’, Hà Nội tăng 11.000 học sinh vào lớp 1

- So với những năm trước, áp lực tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội năm nay như thế nào thưa ông?

- So với 62 tỉnh thành, Hà Nội luôn là địa phương có số lượng học sinh đông nhất. Năm nay, học sinh vào lớp 1 tăng vọt do hệ lụy của năm "Heo vàng" 2007. Bên cạnh đó, số người nhập cư vào thủ đô tăng lên rất nhiều do khu công nghiệp, khu đô thị mới mọc lên. Tuy nhiên, số lượng này lại không chia đều cho các quận huyện nên tùy theo tình hình mà từng quận huyện sẽ có phương án tuyển sinh cụ thể.

Năm học 2013-2014, Hà Nội dự kiến tuyển 73.500 cháu vào nhà trẻ, 362.250 cháu vào mẫu giáo, 125.400 cháu lớp 1 và 86.000 vào lớp 6. Số học sinh tốt nghiệp THCS gần 75.400, trong đó gần 70.000 em sẽ được tuyển vào hệ THPT, giáo dục thường xuyên là 4.200 và trung cấp chuyên nghiệp là 1.400.

Như vậy tất cả các cấp đều tăng học sinh so với năm trước: mầm non tăng 5.000, lớp 1 tăng 11.000, lớp 6 trên 6.000.

- Sở GDĐT đã có phương án thế nào để giải tỏa áp lực nói trên?

- Thành phố đã xây dựng thêm 5.784 phòng học các cấp, thành lập mới 4 trường THPT nên cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Sở cũng đặt ra nguyên tắc tuyển sinh cho năm nay là đảm bảo đủ chỗ cho học sinh, không gây bức xúc cho học sinh và phụ huynh, công khai 4 rõ: chỉ tiêu, tuyến, thời gian và phương thức tuyển sinh.

Ngoài ra, Sở cũng chỉ đạo thực hiện phương án 3 tăng 3 giảm gồm: tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, giảm số học sinh trên lớp, giảm số lớp trên trường ở những trường có quy mô quá lớn và giảm số học sinh trái tuyến.

Lớp 10 tuyển sinh theo hình thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển đối với hệ không chuyên và sơ tuyển; thi tuyển với các lớp chuyên. Sĩ số các lớp sẽ hạ xuống (từ 45 còn 42 em) để tăng nguồn tuyển cho các trường ngoài công lập, trung cấp chuyên nghiệp.

Hệ mầm non, những quận huyện có trẻ tăng hơn so với năm học trước đã chủ động đề ra giải pháp như xây thêm phòng học, đầu tư cơ sở vật chất, ghép lớp để tăng số phòng học, giảm số học sinh không đúng tuyến. Tóm lại, đến giờ phút này mỗi địa phương đều có phương án riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quận huyện.

Phó giám đốc Sở Nguyễn Hiệp Thống cho rằng kiểm tra đầu vào ở một số trường tiểu học không có nghĩa là chất lượng của họ tốt hơn trường khác. Ảnh: Hoàng Thùy.

- Có một thực tế là hiện nay các khu chung cư mọc lên hàng loạt nhưng trường học lại được xây dựng nhỏ giọt không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến hiện tượng chạy trường, chạy lớp, Sở đã tính việc này như thế nào?

- Theo kế hoạch, đến năm 2015 Hà Nội sẽ xóa khu vực trắng trường. Tuy nhiên, trên thực tế có những khu vực không có đất xây trường như khu ngã tư sở, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào. Học sinh ở đây phải đi học ở phường bên cạnh. Vì vậy, UBND thành phố đã ra quy định xây khu đô thị phải đi liền với giải pháp về hạ tầng xã hội.

Nhu cầu học thì nhiều mà khả năng đáp ứng theo ý muốn phụ huynh của các trường lại khác nhau. Hiện tượng đổ xô xin cho con vào một số trường và một số trường khác thì vắng học sinh là câu chuyện đã xảy ra từ lâu. Nhưng để xử lý thì không thể một sớm một chiều.

Tình trạng xin học trái tuyến cho con diễn ra với tỷ lệ lớn. Trái tuyến để đưa đón con được thuận tiện hơn. Cũng có trường hợp ở một nơi nhưng hộ khẩu lại nơi khác hoặc nghe nói trường này, trường kia tốt rồi chạy theo. Năm nay, Sở sẽ chỉ đạo gắt gao để khắc phục tình trạng này.

- Vậy ông có khuyến cáo gì với phụ huynh có con chuẩn bị thi đầu cấp?

- Bộ GDĐT đã có quy chế trường tiểu học trong đó quy định số lượng học sinh mỗi lớp học khoảng 35. Với số lượng này, giáo viên sẽ quản lý học sinh tốt hơn nhiều so với lớp đông, cô không thể quan tâm sâu sắc.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho con đi học gần nhà vừa an toàn, con vừa được nghỉ ngơi, bố mẹ không vất vả. Không nên chạy theo cô tốt, trường tốt bởi ở đó cũng không phải 100% tốt. Ở bậc tiểu học, tuổi của các cháu là tuổi làm quen với chữ cái, các con số, học mà chơi, chơi mà học nên việc học trường nọ trường kia là không cần thiết.

Tôi khẳng định Hà Nội không có trường điểm và chưa có tiêu chí nào để xác định, chỉ có tiêu chí về trường chất lượng cao đang được xây dựng. Tất cả trường đều có sách giáo khoa và nội dung giáo viên phổ biến trên lớp như nhau, chỉ có khả năng truyền đạt khác nhau. Do vậy thông tin trường nọ trường kia tốt, là trường điểm chỉ là đồn thổi trong dân.

- Cuộc chạy đua vào lớp 1 tại một số trường dân lập đã nóng từ tháng 5 trong khi theo lịch của Sở là vào đầu tháng 7. Ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

- Các trường ngoài công lập phụ huynh phải đóng rất nhiều tiền cho con học hàng tháng. Giáo trình ở đây theo tiêu chuẩn chung của Bộ Giáo dục, nhưng phương pháp giáo dục có thể giảm tải được cho học sinh. Các trường này có số lượng học sinh ít hơn so với trường công lập nên giáo viên có sự quan tâm nhiều hơn đến các em.

Trường công không có quyền từ chối học sinh trên địa bàn nhưng trường dân lập thì nhận hay không là quyền của họ. Nhiều hồ sơ nộp vào nhưng chỉ tiêu có hạn thì những trường này phải tìm cách lựa chọn công bằng. Vì vậy, những trường kiểm tra đầu vào không có nghĩa là chất lượng tốt hơn trường khác. Giáo viên trường công cũng rất giỏi, dẫn chứng là khi đi thi giáo viên dạy giỏi các cô được giải cao nhiều.

Hoàng Thùy thực hiện

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/05/pho-giam-doc-so-giao-duc-truong-diem-chi-la-don-thoi/

Comments