Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giãn thời gian điều chỉnh học phí

Posted: 10 May 2013 08:31 AM PDT

– Trước thực tế việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt vào tháng 9 hàng năm, Bộ Giáo dục đã yêu cầu các cơ sở giáo dục giãn thời gian điều chỉnh học phí cho SV năm học 2013-2014.

gin hc ph, sinh vin, tng hc ph, iu chnh

Khắc phục tình trạng trên, Bộ GDĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập, xây dựng tiến độ điều chỉnh mức học phí một cách hợp lý.

Theo đó, mức học phí phải phù hợp với nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo. Học phí được thu định kỳ hàng tháng. Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp không được ép buộc học sinh, sinh viên đóng học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học (Trừ trường hợp người học tự nguyện), nhất là vào đầu năm học mới.

Cũng theo Bộ GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc Trung ương quản lý cần đăng ký với Bộ chủ quản về lộ trình, mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh học phí.

Trên cơ sở đăng ký của các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá tác động của việc điều chỉnh học phí đến CPI của cả nước, đồng thời có ý kiến với các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo để quyết định việc điều chỉnh học phí nhằm đảm bảo không để nhiều tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới 2013-2014.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120602/gian-thoi-gian-dieu-chinh-hoc-phi.html

Công bố cấu trúc bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Anh tiểu học

Posted: 10 May 2013 08:31 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012 – 2013.

Giao lưu tiếng Anh với người nước ngoài tại trường tiểu học Tiền Phong - Hà Nội
Giao lưu tiếng Anh với người nước ngoài tại trường tiểu học Tiền Phong    (Hà Nội)

Theo hướng dẫn này, các Sở GDĐT sử dụng mẫu minh họa đề kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT hoặc biên soạn đề kiểm tra theo mẫu đề của Bộ cho mọi đối tượng học sinh, đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, ưu tiên kiểm tra các kỹ năng nghe và nói trong đó phần nghe chiếm 50 % về thời lượng, số câu hỏi và điểm số; phần đọc – viết chiếm 40 %; phần nói chiếm 10 %. Tổ chức kiểm tra đồng loạt nếu dùng đề chung. Để đảm bảo tính khách quan, chính xác nên cho nghe bằng máy và có thể sử dụng giáo viên bộ môn khác coi kiểm tra phần nghe, đọc – viết.

Các câu hỏi phải viết bằng tiếng Anh với tiêu chí ngắn gọn, quen thuộc và phải có câu trả lời mẫu.  Mỗi bài không quá 4 trang A 4 (kể cả hình vẽ).

Cấu trúc bài kiểm tra gồm 10 Questions, mỗi Question gồm 4 câu, mỗi câu 0,25 điểm, chia làm 3 phần.

Bài kiểm tra kỹ năng nghe được thiết kế riêng vào 1 tờ giấy A4 (2 mặt) gồm 5 Questions; mỗi Question gồm 4 câu,  mỗi câu 0,25đ.

Bài kiểm tra kỹ năng đọc- viết được thiết kế riêng vào 1 tờ giấy A4 (2 mặt) gồm 4 Questions; Mỗi Question gồm 4 câu, mỗi câu 0,25đ. Có sự khác biệt về yêu cầu giữa các lớp. Bài kiểm tra kỹ năng nói với 4 nội dung: Listen and repeat; Point, Ask and answer; Listen and comment; Interview.

Bộ GDĐT lưu ý, kiểm tra kỹ năng nghe, học sinh làm bài nghe trên một tờ giấy A4 (2 mặt) trong 20 phút. GV cho HS nghe 2 lần (lời thoại cần phải đọc rõ ràng, tốc độ vừa phải). Sau đó cho học sinh 1 phút để kiểm tra lại bài làm của mình rồi thu bài trước khi phát bài đọc – viết.

Học sinh làm bài đọc – viết  trên một tờ giấy A4 (2 mặt) trong 15 phút. GV thu bài trước khi cho HS kiểm tra kỹ năng nói.

Kiểm tra kỹ năng nói, nhà trường có thể lựa chọn một trong các hình thức: Kiểm tra nói vào một buổi riêng đối với tất cả các cá nhân dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp; Kiểm tra vào 5 phút cuối của bài kiểm tra định kỳ (sau khi thu bài nghe và bài đọc- viết). Có thể bố trí một hay nhiều GV kết hợp với thiết bị để kiểm tra một lớp.

Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra tương xứng với trình độ HS ở thời điểm làm bài kiểm tra. Có thể dùng hình thức hoạt động nhóm trong các mục Point, Ask and answer, Listen and comment, Interview. GV phát cho mỗi nhóm/cặp một tờ giấy ghi nhiệm vụ/ chủ đề của nhóm hoặc một đồ vật, một bức tranh để các em tổ chức hỏi và trả lời. Nhóm trưởng báo cáo lại với GV kết quả làm việc của nhóm mình bằng phiếu kiểm tra mà GV đã chuẩn bị sẵn.

Giáo viên chấm phần nghe, nói, đọc,viết riêng. Cộng điểm của 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết (làm tròn số tổng điểm) và xếp loại HS như đối với môn tự chọn theo Thông tư 32/TT-BGDĐT.

Xem chi tiết hướng dẫn tại đây

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201305/Cong-bo-cau-truc-bai-kiem-tra-cuoi-nam-mon-Tieng-Anh-tieu-hoc-1968999/

Gặp nữ sinh mồ côi học giỏi, đam mê môn Sử

Posted: 10 May 2013 08:31 AM PDT


"Bộ sưu tập" giải thưởng môn Lịch sử

Khác với bạn bè cùng sức học với mình, Tuyến không chọn đi theo khối A mà em chọn đến với các môn xã hội. Trong đó, môn Lịch sử được em đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi còn nhỏ, Tuyến đã thích được đọc những loại sách liên quan đến các sự kiện lịch sử. Sở thích ấy dần được nhen nhóm thành niềm đam mê khi em nhận ra rằng càng hiểu về lịch sử, em càng thêm yêu đất nước, thêm yêu con người Việt Nam.


Em Lê Thị Tuyến có niềm đam mê đặc biệt với môn Sử.

Cho đến khi lên lớp 8, phát hiện ra niềm đam mê và tố chất về môn Lịch sử của Tuyến, cô giáo bộ môn đã chọn em đi thi học sinh giỏi cấp huyện và thật bất ngờ, năm đó, Tuyến đã giành giải Nhất. Từ đó, niềm đam mê lịch sử càng "cháy" lên trong trái tim cô học trò thôn quê này.

Không dừng lại ở thành tích đó, lên lớp 9, Tuyến tiếp tục đạt giải Nhất môn Lịch sử cấp huyện rồi Nhất cấp tỉnh. Lên cấp III, đối tượng dự thi là những học sinh lớp 12 nhưng mới lớp 11 em đã được chọn đi thi cấp tỉnh.”Đánh bật" tất cả những anh chị lớp trên, Tuyến vẫn "về đích" với giải Nhất toàn tỉnh. Lên lớp 12, sau nhiều vòng thi, thử sức với cả những học sinh chuyên Sử, Tuyến đã lọt vào top trong số học sinh dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Và cô học trò xứ Thanh đã giành giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử với số điểm 16.

Để có được thành tích như thế, Tuyến cũng phải trải qua những ngày rất gian nan. Vì nhà nghèo không có tiền mua tài liệu, em chỉ có thể mượn ở thư viện trường và của các thầy cô. Nỗi lo kỳ thi cuối cấp khiến em băn khoăn trong việc tập trung cao độ trong một thời gian dài để dành riêng cho môn Lịch sử.

Em tâm sự: "Những ngày đó em phải sắp xếp thời gian để làm sao vừa học được cả các môn thi tốt nghiệp vừa ôn được bài cho kỳ thi quốc gia. Rồi khi phải lên trường chuyên của tỉnh để ôn luyện, mẹ không có tiền cho em trọ học nên mỗi sáng em phải dậy sớm, nhờ mẹ chở xe đạp ra bến xe buýt để bắt xe lên trường. Học ở trường chuyên bước đầu em cũng hơi tự ti, có những câu hỏi lần đầu tiên em gặp… nhưng rồi dường như tất cả những khó khăn đó là động lực để em cố gắng hơn nữa".

Tháng 3 vừa qua, Tuyến là một trong 10 gương mặt tiêu biểu của cả nước được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng. Ngày 4/5/2013, Tuyến cùng các thí sinh đạt giải quốc gia môn Lịch sử được nhận thưởng trong buổi lễ được Bộ GD-ĐT, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

"Yêu lịch sử là cách chúng ta yêu Tổ quốc"

Cô học trò đam mê Lịch sử này khẳng định: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào là ta không quên công ơn của cha ông ta đã xây dựng để có ngày hôm nay. Em hiểu về lịch sử, em sẽ tự hào về đất nước – nơi mà mình đang sống, nhớ về lịch sử là khắc ghi tiếng nói của cha ông từ ngàn năm vọng lại. Có nhiều cách để yêu Tổ quốc nhưng khi ta học tốt môn Lịch sử, yêu môn Lịch sử cũng là cách mà chúng ta yêu Tổ quốc rồi. Chính vì thế, em càng có đam mê học thật tốt môn này".

Em Lê Thị Tuyến cùng thầy giáo hướng dẫn môn Lịch sử.

"Sau khi ta nhớ các sự kiện lịch sử, ta có thể xâu chuỗi lại thành các vấn đề rồi bắt đầu lý giải, triển khai từng vấn đề sao cho logic. Viết một bài Lịch sử cũng giống như một bài văn có đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận, như thế bài sẽ đạt điểm cao", Tuyến chia sẻ.

Tuyến cho rằng: "Học Lịch sử thật sự không khó, chỉ cần chú ý các sự kiện, mốc thời gian sẽ giúp chúng ta nhanh nhớ và nhớ lâu thế nhưng nhiều bạn trẻ bây giờ đã có cái nhìn tiêu cực về môn lịch sử, thấy nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian là nản mà không chịu tìm ra phương pháp học như thế nào là tốt nhất. Nếu chúng ta quay lưng với môn Lịch sử là chúng ta quay lưng lại với đất nước của mình".

Nguyễn Thùy

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gap-nu-sinh-mo-coi-hoc-gioi-dam-me-mon-su-728652.htm

Những màn đánh ghen đáng sợ của ‘Hoạn Thư’ 9X

Posted: 10 May 2013 07:31 AM PDT

Cắt tóc, rạch mặt, dùng vật nhọn đâm vào vùng "kín"… là những chiêu ghen tuông khủng khiếp của nữ sinh sau các mối tình tay ba, tình yêu mù quáng.

Hệ lụy đau lòng từ việc học trò yêu bạo dạn

Bố mẹ choáng trước tâm sự yêu đương của con

Học trò yêu ngay trong lớp học

Nhức mắt chuyện yêu trên mạng của giới trẻ

yu, nh ghen, ghen tung, 9x, tr

Ảnh chụp lại lời của một nữ sinh gửi đối tượng “ghen tuông” trên mạng xã hội.

Ngày càng nhiều nữ sinh hành xử như côn đồ

Phái nữ vẫn thường được coi là "chân yếu tay mềm", nhưng hàng loạt các clip đánh nhau, chửi tục xuất hiện tràn lan trên các diễn đàn đã khiến nhiều người bất ngờ vì "ngôn ngữ tay chân" không kém gì nam nhi của các cô gái. Thậm chí, ngày ngày, cư dân mạng lại chứng kiến không ít vụ các nữ sinh chửi bới nhau vì bị “cướp tình”, tranh giành người yêu.

Và, không ít vụ án đánh ghen của nữ sinh đã xảy ra gây chấn động dư luận. Đó là cảnh nữ sinh Cao Bằng đánh nhau vỡ đầu, bê bết máu. Hay học sinh cấp 3 trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) liên tiếp đập mũ bảo hiểm vào đầu bạn. Một hội đồng nữ sinh khác dùng giày cao gót đập vào mặt vào đầu bạn khiến cho máu mồm, máu mũi chảy ra rất nhiều. Nạn nhân thường bị bủa vây, không đủ sức chống cự, chỉ còn trong hoàn cảnh “thừa sống thiếu chết”.

Các nguyên nhân dẫn đến việc nữ giới đánh nhau thường là do mâu thuẫn cá nhân, trong đó ghen tuông chiếm lý do lớn. Gần đây, những vụ việc nữ sinh đánh ghen ngày càng xuất hiện với mức độ gia tăng. Đánh đập, rạch mặt, phá hoại tài sản là những “chiêu thức” nữ sinh thường dùng để trả thù đối phương.

Nữ sinh đánh ghen không chỉ ở một vài địa điểm như trường học, góc phố, gầm cầu mà ngang nhiên đánh ghen ngay tại nhà “kẻ thù”. Mới đây, nghi ngờ bạn trai cũ hẹn hò với nữ sinh N.T.N.T. (18 tuổi), ghen tuông ngùn ngụt, thôn nữ Dương Kim Đất (23 tuổi) hùng hổ vác dao lam xông vào nhà "tình địch", đánh đập, rạch mặt ngay tại quán nước của gia đình vào trưa 19/4.

Nguyên nhân được xác định, do Dương Kim Đất trước đây yêu một người con trai cùng địa phương 21 tuổi. Hơn hai năm sau, chàng trai chia tay vì sợ sự "đua đòi, đanh đá". Đất tuyên bố, chàng trai không yêu mình thì "không đứa con gái nào đến được". Gần dây nữ sinh T. thường xuyên đi uống nước với chàng trai kia nên bị Dương Kim Đất cho là…dan díu với tình cũ.

Không những đánh đập, rạch mặt, nữ sinh còn phá hoại và cướp tài sản của đối phương. Đó là sự việc xảy ra với nạn nhân tên N. hiện là sinh viên trường nghệ thuật bị đánh ghen ngay tại phòng trọ ngày 3/1/2013. Ngô Thị Thu (SN 1993, ở Thái Bình) cùng hai người bạn đã tới xóm trọ của Lê Yến N. (SN 1993, Hà Tĩnh) để đánh ghen. N.

Thu cho rằng N. đã "quyến rũ" người yêu của mình là anh H. (22 tuổi, ở Hải Dương). Thu và nhóm đã gọi bạn đến đánh ghen với N, mang theo kéo, dao lam đến phòng N. Sau đó Thu và Thảo dùng kéo cắt tóc, lấy dao lam rạch vào mặt, lưng, đùi của N. Sau khi chấm dứt màn "tra tấn" cô nữ sinh, Thảo đọc hết tin nhắn trên hai chiếc điện thoại của N, sau đó một chiếc ném vỡ nát, một chiếc mang đi cầm đồ được 600 ngàn đồng.

yu, nh ghen, ghen tung, 9x, tr

Hình ảnh nữ sinh T. sau khi bị Dương Kim Đất chủ mưu rạch mặt. Ảnh Xa lộ Pháp luật..

Và các kiểu đánh ghen không thua người lớn

Các nữ sinh 9X còn đánh ghen đáng sợ hơn cả Hoạn Thư. Đó là dùng ô đâm vào “vùng kín” của đối phương.

Sự việc xảy ra khi Lý Thị T. là người dân tộc, 16 tuổi trọ học tại thị trấn Vị Xuyên. T. xinh đẹp. Rất nhiều học sinh nam trong trường đã để ý đến cô, nhiều nữ sinh cùng trường đã phải ghen tỵ với vẻ đẹp mặn nồng của T.

Trưa ngày 10/9, T. vừa đi học về thì có 4 nữ sinh khác lạ mặt ập vào phòng, tát liên tiếp T và chửi bới. Sau đó T. bị những nữ sinh lạ mặt bắt lột quần áo, sấn tới, xô T. ngã dúi dụi. Chưa thỏa mãn cơn ghen, một nữ sinh dùng đầu nhọn của chiếc ô đâm vào chỗ kín của T. T, thét lên vì đau đớn, hai hàng răng cắm chặt, đôi môi bật máu. Mặc cho T. van xin, đám nữ sinh vẫn lồng lộn dùng vật cứng đâm vào vùng kín của T.

yu, nh ghen, ghen tung, 9x, tr

Lý Thị T. đau đớn kể lại chuyện bị đánh ghen. Ảnh Vietnamnet.

Đau lòng hơn là vụ việc nữ sinh lớp 12 bị đánh ghen cho đến chết. Công an huyện Long Thành (Đồng Nai) đã bắt giữ Phạm Việt Anh Phương, Nguyễn Khắc Vũ, Lê Trung Tấn (cùng 18 tuổi), Lê Thái Bảo (17 tuổi), Dương Quốc Tuế (22 tuổi) để điều tra hành vi giết người.

Theo điều tra, Phương có tình cảm cá nhân với Trần Mỹ Duyên nhưng không được Duyên quan tâm. Ngày 13/12, Phương thấy Nguyễn Thanh Viễn Tưởng, học sinh lớp 12A6 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Long Thành chở Duyên, cùng một nhóm bạn đi uống nước mía nên nảy sinh ghen tức.

Phương gọi Vũ, Tấn, Bảo, Tuế đến phục sẵn, chờ lúc Tưởng ra về, đuổi theo dùng cây tầm vông đánh Tưởng gục tại chỗ. Tưởng được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do bị đánh dập não, dập phổi nên Tưởng đã tử vong tại BV đa khoa Đồng Nai vào chiều 14/12/2012.

Nữ sinh lựa chọn cách đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn nhanh nhất khiến bạo lực học đường trở thành một căn bệnh miễn dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển thanh thiếu niên. Sẽ ra sao khi trong số các em, sẽ có rất nhiều người sau này trở thành vợ, thành mẹ?

Theo Infonet

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120407/nhung-man-danh-ghen-dang-so-cua--hoan-thu--9x.html

Không được ép HSSV đóng học phí 1 lần cho cả học kỳ hoặc năm học

Posted: 10 May 2013 07:31 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập về việc giãn thời gian điều chỉnh học phí năm học 2013 – 2014.

Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng đi nộp học phí. (Ảnh minh họa)
Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng nộp học phí. (Ảnh minh họa)

Theo đó, đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập xây dựng tiến độ điều chỉnh mức học phí một cách hợp lý. Mức học phí phải phù hợp với nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo. Học phí được thu định kỳ hàng tháng.

Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp không được ép buộc học sinh, sinh viên đóng học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học (trừ trường hợp người học tự nguyện), nhất là vào đầu năm học mới.

Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc Trung ương quản lý cần đăng ký với Bộ chủ quản về lộ trình, mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh học phí.

Trên cơ sở đăng ký của các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá tác động của việc điều chỉnh học phí đến CPI của cả nước, đồng thời có ý kiến với các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo để quyết định việc điều chỉnh học phí nhằm đảm bảo không để nhiều tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới 2013-2014.
 
Thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; từ năm học 2010-2011 đến nay, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập đã xây dựng và ban hành mức học phí mới.

Căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên; Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc Trung ương quản lý, quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo. (UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp qui định mức học phí cụ thể cho các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý).

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Học phí (nhất là học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng, nên việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, nhất là vào tháng 9 hàng năm, khi các địa phương và các cơ sở đào tạo thực hiện tăng mức học phí khi bước vào năm học mới.

Yêu cầu nói trên của Bộ GDĐT nhằm khắc phục tình trạng trên và góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6,0 – 6,5%. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201305/Khong-duoc-ep-HSSV-dong-hoc-phi-1-lan-cho-ca-hoc-ky-hoac-nam-hoc-1968997/

Không được ép buộc HS, SV đóng học phí một lần

Posted: 10 May 2013 07:31 AM PDT

Học phí là vấn đề quan trọng đối với HS, SV

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, từ năm học 2010-2011 đến nay, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập đã xây dựng và ban hành mức học phí mới. Căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên; Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc Trung ương quản lý, quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo. (Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp qui định mức học phí cụ thể cho các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý).

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

Học phí (nhất là học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng, nên việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, nhất là vào tháng 9 hàng năm, khi các địa phương và các cơ sở đào tạo thực hiện tăng mức học phí khi bước vào năm học mới.

Để khắc phục tình trạng trên và góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6,0-6,5%; Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập xây dựng tiến độ điều chỉnh mức học phí một cách hợp lý. Mức học phí phải phù hợp với nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo. Học phí được thu định kỳ hàng tháng. Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp không được ép buộc học sinh, sinh viên đóng học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học (trừ trường hợp người học tự nguyện), nhất là vào đầu năm học mới.

Bộ cũng yêu cầu, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc Trung ương quản lý cần đăng ký với Bộ chủ quản về lộ trình, mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh học phí.

Trên cơ sở đăng ký của các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá tác động của việc điều chỉnh học phí đến CPI của cả nước, đồng thời có ý kiến với các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo để quyết định việc điều chỉnh học phí nhằm đảm bảo không để nhiều tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới 2013-2014.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khong-duoc-ep-buoc-hs-sv-dong-hoc-phi-mot-lan-729046.htm

Nữ sinh bắt chước truyện tranh phá trường

Posted: 10 May 2013 06:31 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120222/nu-sinh-bat-chuoc-truyen-tranh-pha-truong.html

Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013: Nhịp điệu vui từ con số tăng

Posted: 10 May 2013 06:31 AM PDT

(GDTĐ) – Tuy chưa có báo cáo về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh nộp trực tiếp tại các trường, nhưng từ thống kê hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT) bàn giao cho các trường, về cơ bản, bức tranh tổng thể về số lượng thí sinh, tỷ lệ tăng – giảm ở khối, ngành đăng ký dự thi, khu vực dự thi… đã phần nào hiện lên rõ nét.

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi 

Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, không kể số hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh nộp trực tiếp tại các trường, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 là 1.710.983 hồ sơ, trong đó hồ sơ dự thi đại học chiếm 79% (1.343.656 hồ sơ), hồ sơ dự thi cao đẳng chiếm 21% (367.327 hồ sơ).

So với năm 2012, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm 6% (gần 100.000 hồ sơ). Điều này cho thấy công tác tư vấn hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông đã có sự chuyển biến tích cực, phần nào định hướng cho học sinh lựa chọn về nghề nghiệp phù hợp, thay vì chỉ duy nhất chọn con đường thi đại học. Như vậy sẽ tránh được sự lãng phí về tiền của, công sức của gia đình học sinh và xã hội.

Cùng đó, siết chặt việc quản lý trong đào tạo liên thông, năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Thông tư 55 của Bộ GDĐT trong đào tạo liên thông. Theo thống kê, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi liên thông năm 2013 là 16.710, trong đó liên thông lên đại học là 13.295; liên thông lên cao đẳng là 3.415. 


Các trường làm tốt hơn công tác hướng nghiệp, ĐKDT vào khối kinh tế giảm Ảnh: Thái Hòa

Biến động trong đăng ký khối thi

Nếu mùa tuyển sinh năm 2012, khối A là sự lựa chọn của gần ½ thí sinh dự thi đại học (chiếm 47,2%) thì năm nay, con số này là 39,1%, giảm 8,1%. Khối C năm nay cũng giảm 0,2%, chiếm tỷ lệ 6%. 

Hồ sơ đăng ký dự thi phân theo khối A1 năm nay chiếm tỷ lệ 10,2%, tăng 5% so với năm 2012; khối B là 23,2%, tăng 1,9%. Các khối khác cũng có tỷ lệ tăng nhẹ.

Tương tự như vậy, hồ sơ đăng ký dự thi phân theo khối ở hệ cao đẳng cũng có tỷ lệ giảm đến 13% so với năm 2012 ở khối A; các khối A1, B, C, D1… đều có tỷ lệ tăng từ 0,3% đến 3,7%.

Trước những cảnh báo về tình trạng bão hòa nhân lực ngành kinh tế trong thị trường lao động, năm nay hồ sơ đăng ký dự thi nhóm ngành Kinh tế và Quản lý đã giảm 10,5% so với năm 2012, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi theo nhóm ngành là 19,9%. 

Một số nhóm ngành những năm trước, hồ sơ đăng ký dự thi có xu thế giảm thì năm nay đã tăng, như: nhóm ngành Khoa học Giáo dục tăng 3,1%, Khoa học sức khỏe tăng 1,7%; Công nghệ kỹ thuật tăng 0,5%; Môi trường và bảo vệ môi trường tăng 1,4%; Nông, Lâm, Thủy sản tăng xấp xỉ 0,3%. 

Theo ông Ngô Kim Khôi – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT), những con số trên cho thấy các thí sinh đã có sự đầu tư nghiên cứu, cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn khối thi, ngành thi. Những ngành học mà thí sinh lựa chọn không chỉ phù hợp với bản thân, mà còn đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước. Đây là tin vui mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013. 

Công tác chuẩn bị cho các kỳ thi

Hiện lãnh đạo Bộ GDĐT cùng các ban, ngành liên quan đã và đang triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013. Khâu ra đề thi năm nay rất được chú trọng đầu tư để đảm bảo ra đề thi vừa bám sát chương trình THPT, vừa có tính gợi mở tạo hứng thú sáng tạo cho thí sinh. 

Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh Bộ GDĐT cũng đã lên kế hoạch làm việc với các địa phương có cụm thi quốc gia trong thời gian tới. Nội dung làm việc sẽ tập trung vào chỉ đạo của địa phương trong việc thành lập Ban chỉ đạo thi của tỉnh/thành phố, việc phân công trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo, các Sở, ngành của địa phương và sự phối hợp trong việc tổ chức các kỳ thi; Công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; Kiểm tra cơ sở in sao đề thi của Sở GDĐT và của các trường đại học, trưởng các cụm thi; Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi (địa điểm thi, phòng thi, cơ sở vật chất, điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ kỳ thi…); Bảo đảm an ninh, an toàn việc in sao, vận chuyển đề thi, bài thi, coi thi, chấm thi; Phương án đề phòng các sự cố rủi ro; Phương án phối hợp với giữa Bộ, ban, ngành với UBND địa phương trong chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi, tuyển sinh…

Những công việc chuẩn bị "hậu cần" của ngành giáo dục đều hướng tới mục tiêu đảm bảo cho các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Gia Hân

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-2013-Nhip-dieu-vui-tu-con-so-tang-giam-1969006/

“Sách giáo khoa là nguyên nhân làm học sinh ghét môn sử”

Posted: 10 May 2013 06:31 AM PDT

Dạy sử bằng hiện vật sưu tầm
Môn sử không nặng, nếu dạy đúng cách

GS Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết: "Hội nghị chuyên gia về SGK lịch sử trong trường phổ thông" chỉ là một trong chuỗi công việc của Hội Khoa học lịch sử sẽ làm sắp tới nhằm hỗ trợ Bộ GD-ĐT trong việc định hướng điều chỉnh chương trình và đổi mới biên soạn SGK phổ thông".

Chính vì vậy tại hội thảo trên, GS Lê đề nghị không bàn nhiều về thực trạng dạy học sử vốn rất bất cập hiện nay mà chỉ tập trung thảo luận một số vấn đề cơ bản: Quan niệm về SGK thế nào, vì sao SGK các nước phát triển dày tới hàng trăm trang nhưng học sinh lại học rất nhẹ nhàng, còn SGK phổ thông môn lịch sử của Việt Nam tuy mỏng nhưng học sinh lại cực kỳ quá tải; Phân bổ môn lịch sử theo các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông thế nào? Cấu trúc SGK lịch sử, bố cục, cách trình bày thế nào, tổ chức biên soạn ra sao…

"Giáo viên chỉ là người tóm tắt SGK!"

Không đặt vấn đề chỉ trích chương trình SGK cũ nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra vài điểm đáng quan tâm làm cơ sở để xác định hướng đổi mới.

Lần đầu tiên một vấn đề được TS Tưởng Phi Ngọ, khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chỉ ra là giáo viên hiện nay chỉ biết đến tài liệu phân phối chương trình. Từ sinh viên sư phạm đến giáo viên phổ thông chính thức đều không được tiếp cận chương trình. Vì thế họ đương nhiên coi trọng SGK hơn chương trình và dựa vào SGK để dạy chứ không phải dựa vào chương trình. Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là "SGK không phải pháp lệnh mà chỉ làm tài liệu để người thầy sử dụng mềm dẻo" đã không đi vào đời sống dạy học.

"Giáo viên trở thành người tóm tắt SGK" – TS Ngọ nhận xét.

Với quan điểm sử dụng SGK như trên, tất cả bất cập của SGK lịch sử được dội lại đầy đủ cho học sinh. Ngoài việc "định hướng cung cấp kiến thức hàn lâm, nặng nề, nhiều con số, cứng nhắc như công thức", các chuyên gia cho rằng cách biên soạn theo nguyên tắc "đồng tâm" và có tới 4 vòng tròn đồng tâm từ tiểu học đến đại học khiến nhiều kiến thức bị trùng lặp, gây nhàm chán, không cần thiết cho người học.

TS Ngọ chỉ ra: nếu thiết kế theo "đồng tâm", giáo viên phải nhận định chính xác phần chênh lệch mức độ và trình độ kiến thức giữa các cấp, lớp trong cùng một sự kiện lịch sử để soạn bài giảng phù hợp. Nhưng thực tế giáo viên không làm được điều này mà lệ thuộc hoàn toàn vào SGK.

PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ, chủ tịch hội đồng bộ môn lịch sử của Bộ GD-ĐT, cho rằng SGK phổ thông môn lịch sử hiện nay gần như "đi tóm tắt lịch sử của người lớn cho học sinh học" nên không gây hứng thú, ngược lại khiến học sinh bị áp lực nặng khi phải thi sử.

GS-TS Đỗ Thanh Bình, khoa sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đề xuất: "Nên mạnh dạn bỏ hẳn chương trình lịch sử hiện hành trong tiểu học để thiết kế một chương trình gồm các câu chuyện lịch sử. Còn cấp THCS và THPT thì nên xây dựng theo "đường thẳng", chỉ đồng tâm ở đoạn giao nhau giữa hai cấp”.

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm phản đối việc Bộ GD-ĐT và các nhà trường chưa coi trọng môn sử, coi đây là môn phụ. "Nếu môn sử vẫn bị phân biệt đối xử và không phải là môn bắt buộc phải thi trong kỳ thi cuối cấp phổ thông thì mọi cố gắng đổi mới không mang lại hiệu quả" – PGS Đỗ Bang, phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, bày tỏ.

Cho học sinh, giáo viên phổ thông tham gia quá trình biên soạn

Hầu hết chuyên gia có ý kiến tại hội thảo đều nghiêng về hướng nên có "một chương trình, nhiều bộ SGK", trong đó khuyến khích cả giáo viên phổ thông tham gia viết sách, thẩm định.

"Với nhiều bộ SGK, chỉ những cuốn sách thật sự có chất lượng mới "đứng" được trong cuộc cạnh tranh". Các trường và giáo viên có thể chọn SGK phù hợp nhất và trong bối cảnh đó, giáo viên buộc phải dạy theo chương trình chứ không thể theo một bộ SGK cố định" – GS Vũ Dương Ninh trao đổi.

Còn GS Trần Thị Vinh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng tại sao không cho học sinh được tham gia quá trình biên soạn? Tiếng nói của học sinh sẽ làm thay đổi những "lối mòn tư duy" trong biên soạn SGK lâu nay để đưa việc biên soạn SGK phổ thông gần với thực tế.

GS Vinh cũng cho rằng "người biên soạn SGK phổ thông môn sử hay các môn học khác đều cần phải về trường phổ thông xem giáo viên làm như thế nào với 35 phút/tiết (trừ thời gian kiểm tra bài cũ) để đỡ viết trên mây trên gió".

Cấu trúc chương trình SGK lịch sử nên thế nào?

- Ở bậc tiểu học nên tích hợp giữa lịch sử, địa lý và giáo dục công dân, thiết kế chương trình lịch sử dưới dạng câu chuyện lịch sử, các truyền thuyết dân gian, các nhân vật lịch sử cùng chiến tích, công trạng, tài năng của họ, các địa danh lịch sử và văn hóa từ nội địa đến hải đảo…

- Bậc THPT và THCS đề xuất 4 giải pháp:

Giải pháp 1: Chương trình được phân bổ theo đường thẳng, đặt trọng tâm cấp II (THCS) vào lịch sử cổ trung đại, cấp III (THPT) vào lịch sử cận hiện đại. Vấn đề băn khoăn của giải pháp này là nếu học sinh không học lên THPT thì kiến thức lịch sử của họ sẽ thế nào?

Giải pháp 2: Chương trình đi từ cổ đại đến hiện đại theo vòng tròn đồng tâm theo hai hướng tiếp cận khác nhau. Ở THCS tiếp cận từ góc độ lịch sử văn minh thế giới và văn hóa Việt Nam. Ở THPT tiếp cận ở góc độ lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội thế giới và Việt Nam.

Giải pháp 3: Chương trình THCS đặt trọng tâm vào lịch sử dân tộc (quốc sử) trên cái nền lịch sử thế giới. Có nghĩa lịch sử thế giới không tách riêng mà là bối cảnh cần thiết để hiểu lịch sử dân tộc. Bậc THPT sẽ tách ra làm hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.

Giải pháp 4: Chương trình lịch sử thế giới và Việt Nam được giải quyết cơ bản ở THCS, đến THPT chỉ giảng theo chuyên đề gồm các chuyên đề về lịch sử Việt Nam và thế giới.

GS Vũ Dương Ninh – ĐH Quốc gia Hà Nội

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/547638/sach%C2%A0giao-khoa%C2%A0la-nguyen-nhan-lam-hoc-sinh-ghet-mon-su.html

Chuyên gia tham vấn SGK Lịch sử

Posted: 10 May 2013 02:31 AM PDT

(GDTĐ) – Hội thảo chuyên gia về sách giáo khoa (SGK) Lịch sử ở trường phổ thông dưới sự chủ trì của GS.Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – vừa được tổ chức sáng nay (10/5) tại Hà Nội.

vcvc
Hội thảo chuyên gia về SGK Lịch sử ở trường phổ thông. Ảnh: NN

Tại hội thảo, các chuyên gia không giành nhiều thời gian để tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng SGK mà trên cơ sở SGK hiện nay đi vào một số vấn đề cơ bản hơn. Như vấn đề quan niệm về SGK; phân bổ môn Lịch sử theo các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông; cấu trúc SGK Lịch sử; bố cục và trình bày SGK; tổ chức biên soạn SGK.

Mục đích hội thảo nhằm đưa ra được hướng khắc phục những hạn chế của SGK Lịch sử hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử xứng đáng với vị thế môn học này trong hệ thống giáo dục phổ thông; qua trao đổi sẽ nêu lên một số khuyến nghị mang tính tư vấn với Bộ GDĐT.

Đặt vấn đề tại hội thảo, GS.Phan Huy Lê cho rằng, cần xác lập một quan niệm đúng đắn và hiện đại về SGK theo kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Về việc phân bổ môn Lịch sử theo các cấp học, chúng ta dễ dàng đồng ý là trong cấp tiểu học, chỉ dạy những bài kể chuyện lịch sử, nhưng cần tuyển chọn theo tiêu chí nào và quan hệ với các môn khác như thế nào.

Đặc biệt, cho đến nay giáo dục phổ cập của Việt Nam là THCS, nên bố trí môn Lịch sử theo đường đồng tâm như hiện nay hay theo đường thẳng; nếu  phân bố theo đường thẳng thì như thế nào là hợp lý nhất, tránh trùng lặp? Có cách gì hay hơn để nối kết hai dòng lịch sử Việt Nam và lịch sử khu vực, thế giới? Bố trí sự tích hợp như thế nào giữa hai môn học Lịch sử và Địa lý?…

Về bố cục và trình bày SGK, theo GS.Phan Huy Lê, SGK mới cần được thể hiện như một công cụ học tập đầy đủ của học sinh, trong đó có phần giới thiệu hệ thống rồi đi sâu vào một số nội dung cơ bản, có chọn lọc, kèm theo là hướng dẫn học tập, trau dồi kỹ năng, tư duy cho học sinh, phần đọc thêm…, phần chốt lại là những kiến thức cơ bản, kèm theo là các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh minh họa,… rất phong phú, hấp dẫn, dễ học, dễ hiểu. Nội dung SGK phải xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng năng lực, giáo dục phẩm chất con người theo từng lứa tuổi, phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, độ tin cậy cao…

"Các vấn đề được nêu ra trên đây liên quan mật thiết đến việc xác định vị thế môn Lịch sử, việc xây dựng chương trình, liên quan đến phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên và hệ thống các trường sư phạm đào tạo giáo viên. Và rộng hơn nữa, việc đổi mới căn bản và toàn diện môn Lịch sử chỉ có thực hiện thành công trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện cả hệ thống giáo dục Việt Nam.

Chúng ta tạm tách SGK Lịch sử ra khỏi hệ thống để nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử, nhưng khi thực hiện thì cần đặt lại môn Lịch sử trong hệ thống của nó để xử lý các mối quan hệ mang tính hệ thống" -  GS.Phan Huy Lê nhấn mạnh.


Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Chuyen-gia-tham-van-SGK-Lich-su-1968991/

Comments