Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Dịch vụ cho trường học

Posted: 04 May 2013 06:55 AM PDT

(GDTĐ) – Đầu tháng 5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Anh, Công ty Hợp tác Giáo dục Anh quốc (BEP) và Công ty TNHH Dịch vụ trường học Anh quốc (BSS) sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược ba bên nhằm áp dụng hệ thống giáo dục theo tiêu chuẩn hàng đầu của Anh Quốc trong các trường học tại Việt Nam. Nhân sự kiện này, GDĐT đã có cuộc trao đổi với bà Đào Mai Hương, Tổng Giám đốc BEP.

Khởi nguồn ý tưởng về một địa chỉ cung cấp các dịch vụ cho trường học là như thế nào, thưa bà?

- Nhận thấy việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh làmục tiêu thiết yếu trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, và đặc biệt được đặt ra trong Dự án dạy và học tiếng Anh trong he thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2009 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà sáng lập của Công ty Hợp tác giáo dục Anh quốc rất mong muốn được đóng góp một cách chuyên nghiệp vào quá trình phổ cập và phát triển năng lực ngoại ngữ của người Việt Nam thông qua việc mang tới các trường học Việt Nam các chương trình đào tạo và chứng chỉ quốc tế của hệ thống giáo dục Anh quốc.

Mong muốn này đã được Chính phủ Anh quốc ủng hộ và hỗ trợ. Đó chính là sự khởi nguồn ý tưởng về một địa chỉ chuyên sâu vào việc cung cấp các dịch vụ cho trường học.

Là đơn vị cung cấp các dịch vụ trường học, đánh giá của bà về nhu cầu dịch vụ tại các trường học ở Việt Nam hiện nay như thế nào?


Bà Đào Mai Hương

- Nhu cầu về dịch vụ trường học hiện nay là rất cao tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu đặt ra cho trình độ tiếng Anh của học sinh trong Dự án Dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2009 – 2020, cùng với thực trạng nguồn lực giáo viên ngoại ngữ của các trường hiện còn hạn chế, việc liên kết đào tạo với các tổ chức giáo dục đào tạo tiếng Anh là một nhu cầu rất lớn xuất phát không chỉ từ nhà trường mà cũng từ phía phụ huynh học sinh.

Vì nhu cầu thực tế là rất cao, đồng thời công tác liên kết đào tạo tiếng Anh cũng có sự chỉ đạo và cho phép của các cấp lãnh đạo là Bộ GDĐT và Sở GDĐT, nên các nhà trường khá cởi mở khi trao đổi về công tác liên kết đào tạo tiếng Anh. Một trong những khó khăn mà chúng tôi nhận thấy là sự phân biệt chưa được rõ ràng giữa các chương trình đào tạo tiếng Anh và các chương trình hỗ trợ học tiếng Anh thông qua phần mềm. Hai loại hình chương trình này rất khác nhau về thực chất, và đồng thời về đầu tư tương ứng.

Mặt bằng chung của các nhà trường tại Việt Nam hiện nay là nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp. Vậy phải chăng đối tượng mà BEP hướng đến là các trường ngoài công lập có điều kiện?

- Đối tượng mà BEP hướng đến không chỉ là các trường dân lập. Chúng tôi rất mong muốn được liên kết với các trường công lập, nơi nguồn lực giáo viên tiếng Anh còn hạn chế, một phần cũng chính bởi nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp. Vậy nên chính các trường công lập là nơi cần dịch vụ liên kết đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ.

Hơn nữa, sự phong phú về sản phẩm và linh hoạt về hình thức thanh toán cho phép chúng tôi phục vụ tốt tất cả mọi đối tượng, trường công lẫn trường tư, đồng thời tâp trung vào việc đem lại nhiều giá trị cho nhà trường. Chúng tôi không cung cấp bất cứ điều gì mà chúng tôi thấy rằng nhà trường không thực sự cần.

Cung cấp một dịch vụ thường kéo theo đó những điều kiện đáp ứng như về cơ sở vật chất, nhà quản lý, giáo viên, học sinh… BEP sẽ giải bài toán này ở các trường học Việt Nam như thế nào?

- Chương trình đào tạo tiếng Anh liên kết của BEP được thực hiện bởi 100% giáo viên bản ngữ có bằng cấp và chứng chỉ sư phạm. Các nhân sự chủ chốt của BEP có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh bản ngữ. Đây chính là một trong những thế mạnh của dịch vụ trường học của BEP.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy có khai thác các trang thiết bị nghe nhìn hay các giáo cụ trực quan khác nhằm tạo sự tương tác cao giữa thầy và trò, thực hiện nhiều hoạt động sinh động trên lớp nhằm hỗ trợ học sinh tiếp thu bài nhanh và thực hành nhiều, đồng thời tăng sự hứng thú với việc học tập, đặc biệt cho các kỹ năng nghe nói. Các giáo cụ trực quan là do giáo viên của chúng tôi trực tiếp chuẩn bị. Đối với các thiết bị nghe nhìn, chúng tôi sẽ cung cấp nếu cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng được.

Việc sàng lọc các đối tác nước ngoài liên kết với trường học Việt Nam được thực hiện như thế nào để tạo sự tin tưởng hợp tác, thưa bà?

- Việc sàng lọc các đối tác nước ngoài liên kết với trường học Việt Nam theo nhìn nhận của chúng tôi hiện nay được thực hiện ở 2 cấp. Tại nhà trường, ban lãnh đạo của nhà trường lựa chọn các đối tác dựa trên năng lực, kinh nghiệm, chương trình và chất lượng đào tạo. Tại cấp quản lý, các đơn vị liên kết đào tạo phải xây dựng đề án để đệ trình và tổ chức trình bày với Ban lãnh đạo và các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Chưong trình liên kết chỉ được triển khai khi nhận được phê duyệt của Sở GDĐT.


Nhu cầu về dịch vụ trường học hiện nay là rất cao tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Để thực hiện những tư vấn cho khách hàng (là các nhà trường), đòi hỏi sự am hiểu về giáo dục cũng như những kinh nghiệm thực tế về nhà trường học ở Việt Nam, vậy chuyên gia tư vấn của BEB có đáp ứng được điều kiện này?

- Đội ngũ chuyên gia tư vấn của BEP bao gồm các cán bộ người Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác liên kết trường học, và Giám đốc Đào tạo người Anh có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý tại Anh quốc và tại các nước không nói tiếng Anh.

Bên cạnh chuyên môn và kinh nghiệm, đội ngũ tư vấn của BEP sẽ làm việc thường xuyên và rất chặt chẽ với nhà trường, tìm hiểu nhu cầu cụ thể và nắm rõ thực trạng của nhà trường, từ đó có thể đưa ra được những tư vấn tối ưu với nhà trường. Chúng tôi luôn đặt mục tiêu hướng tới một mối quan hệ hợp tác liên kết chiến lược, lâu dài và hiệu quả với các nhà trường Việt Nam.

Khi ký một hợp đồng liên kết đào tạo, theo bà, cần làm thế nào để chiếm được sự tin cậy của đối tác mà không bị nghĩ là mời gọi người ta bỏ tiền để ăn hoa hồng trong hợp đồng?

- Theo tôi, chính sự nghiêm túc trong hướng tiếp cận của công tác liên kết, sự tâm huyết của từng cán bộ thể hiện trong quá trình làm việc với nhà trường, năng lực và kinh nghiệm của nguồn lực đào tạo của chúng tôi, cùng với các gói sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú lấy kết quả và chất lượng dịch vụ làm trọng tâm sẽ là lý do để các nhà trường tin tưởng và lựa chọn chúng tôi.

Tôi tâm huyết nhất với thực tế rằng BEP sẽ không chỉ được đóng góp vào sự phát triển năng lực ngoại ngữ của học sinh Việt Nam, được mang tất cả tâm huyết và nguồn lực của mình để tác động và hỗ trợ sự phát triển của trẻ theo cách tiên tiến và hiệu quả nhất. Tôi rất tự hào rằng BEP sẽ còn mang đến cho học sinh Việt Nam các cơ hội để hội nhập vào nền giáo dục hàng đầu Anh quốc cũng nhưcác nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới với các Chứng chỉ hàng đầu của hệ thống giáo dục Anh quốc mà các em đạt được trong chương trình đào tạo của chúng tôi.

Xin cảm ơn bà!

Phạm Lê Thủy (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Dich-vu-cho-truong-hoc-1968854/

“Lợn vàng” vào lớp 1, nhà quản lý “đau đầu”

Posted: 04 May 2013 06:55 AM PDT

Số lượng học sinh Hà Nội vào lớp 1 năm nay của Hà Nội tăng lên 11.000 học sinh

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, 20 quận huyện của Hà Nội đã có thống kê số học sinh đầu cấp năm nay. Theo đó, số lượng học sinh tăng cao hơn năm trước rất nhiều lên tới 11.000 học sinh như quận Ba Vì, Ba Đình, Cầu Giấy, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hoàng Mai, Long Biên, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Sóc Sơn…, bậc tăng nhiều nhất là tiểu học tăng 11.000 học sinh, bậc mầm non, tăng hơn 5.000 trẻ, lớp 6 tăng gần 4.000 học sinh.

Cụ thể, quận Hai Bà Trưng, số học sinh lớp 1 tăng hơn 800 em, quận Đống Đa tăng hơn 900 học sinh lớp 1. Huyện Sóc Sơn, thống kê số lượng học sinh lớp 1 tăng đột biến lên tới 1.800 học sinh…

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu: "Việc tuyển sinh đầu cấp là trách nhiệm của các quận huyện với sự tham mưu nghiêm túc của Phòng GD-ĐT. Thành phố đề nghị các quận huyện phải bảo đảm đủ chỗ cho học sinh trong độ tuổi được đi học, công khai công tác tuyển sinh, không để xảy ra điểm nóng. Ngoài ra, các quận huyện phải khảo sát số học sinh chính xác. Học sinh ở đâu cũng phải được học ở đó dù có hộ khẩu hay không đều được bảo đảm thuận lợi trong học tập".

Bà Ngọc cho hay, năm 2012, thành phố đã xây mới gần 6.000 phòng học ở các quận, huyện. Thành phố cũng đã giao trách nhiệm cho Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát lại quỹ đất khu vực nội thành mà các đơn vị tham mưu để xây trường. Hiện thành phố đã giải quyết xong việc các phường đều có trường mầm non. Sang năm quyết tâm xây thêm trường học ở khu vực nội thành, giải quyết tình trạng thiếu chỗ học cho trẻ mầm non và tiểu học.

Ông Đoàn Hoài Vĩnh – phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: "Để chủ động giải quyết tình trạng này, Sở đã làm việc với những quận huyện có dự báo số lượng học sinh tăng mạnh để lên phương án tuyển sinh phù hợp".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/lon-vang-vao-lop-1-nha-quan-ly-dau-dau-726567.htm

Nỗi buồn tại lễ trao thưởng học sinh giỏi sử

Posted: 04 May 2013 06:55 AM PDT

- Sáng 4/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ tuyên dương và trao thưởng học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2012 – 2013.

1% và nỗi buồn của giáo sư Lê

Phát biểu tại buổi lễ GS.Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tỏ nỗi buồn khi cho biết, năm 2012, chỉ có 13 học sinh trong số 211 em (chưa tới 1%) đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn học này được tuyển thẳng chọn theo ngành sử ở bậc ĐH (khối C).

Câu chuyện học sinh xé đề cương ôn tập môn sử khi không có môn này trong kỳ thi tốt nghiệp được GS nhìn nhận: "Môn Lịch sử chưa được đặt đúng vị thế của nó trong nền giáo dục phổ thông và chế độ thi cử nặng nề đã tác động cơ học tập của HS theo chiều hướng tiêu cực".

Ông nhắc lại đề nghị cần coi đây là một trong những môn học cơ bản, bắt buộc ở bậc phổ thông với chức năng thực sự là bồi dưỡng năng lực và phẩm chất con người.

Ngay tại buổi lễ sáng nay, nhiều học sinh cũng tâm sự sẽ không chọn theo ngành sử. Giải Nhất Phùng Thị Bích Phương (Lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) cho biết sẽ chọn theo ngành khối D theo ý của bố mẹ.

lch s, x  cng, trao gii

Tại buổi lễ, câu chuyện "xé đề cương ôn thi môn Lịch sử" được khơi lại.

Bích Phương cho rằng: "Để hấp dẫn, cần bớt đi dạy lý thuyết để thay bằng việc các bạn được hướng dẫn để tự học; sau đó nêu ý kiến về vấn đề được cô đưa ra. Cũng có thể tăng cường việc đi tham quan, dã ngoại tới các địa danh lịch sử, bảo tàng để mỗi bạn bồi bổ tình yêu môn sử".

Cùng trường, cũng đoạt giải Nhất và chung nỗi niềm với Bích Phương – bạn Trần Thanh Quang cảm thấy buồn vì năm nay thi tốt nghiệp THPT không có môn Lịch sử.

lch s, x  cng, trao gii

Còn việc xé đề cương"là tiếng chuông cảnh báo cho thực trạng HS không thích học môn sử và cả xã hội đã có nhìn nhận không đúng về môn học này. Nó cũng sẽ đặt ra cho những nhà quản lý GD, những người đam mê lịch sử phải suy nghĩ…”.

Lý Thị Hoàn (Lớp 12C, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái) – một trong số người đoạt giải Nhì – cho rằng: "Học lịch sử vừa giúp bạn hiểu biết về hiện tại vừa có thể định hướng tương lai. Môn học này có nhiều con số nhưng biết cách gắn với ngày đáng nhớ như ngày sinh của bạn thì áp lực học sẽ giảm xuống".

lch s, x  cng, trao gii

Tương lai, cô bạn đã chọn theo học ngành Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với mong muốn mang hiểu biết và đam mê truyền cho học trò. Đây cũng là lựa chọn của Trần Thanh

Quang và một số học sinh giỏi khác, dù rằng nghề giáo còn nghèo, vất vả.

Cùng đoạt giải Nhì – Đặng Đức Kiên (lớp 11 Trường Chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn) chia sẻ: "Việc học sử thực sự không quá khó, chỉ cần có đam mê và phương pháp học tập thích hợp. Mình hay dùng bản đồ tư duy để nắm sự kiện toàn diện. Các bạn chỉ học từng câu chữ nên không thấy cái hay".

Bản thân mình cũng thấy chương trình hiện nay là nặng, cần điều chỉnh giữ những phần chính, các diễn biến từng cuộc kháng chiến hay nền văn hóa không nên dài dòng, chỉ cần tóm tắt" – Đức

Kiên nêu quan điểm.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/119712/noi-buon-tai-le-trao-thuong-hoc-sinh-gioi-su.html

Comments