Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nỗi đau từ điểm số

Posted: 27 Apr 2013 11:40 PM PDT

Mới đây, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hoá phát hiện 58 bài thi ở nhiều môn thi của học sinh hàng loạt trường học có đánh dấu bài thi, có cả đánh dấu tập thể.

Không lâu sau đó, tại tỉnh Tây Ninh, kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 có đến 14/79 học sinh dự thi môn Toán… dính điểm 0. Điều bất ngờ là trước đó, một số em ở vòng thi huyện đã đạt giải Nhì, giải Ba. Một trong những nguyên nhân được lãnh đạo lý giải là dù biết các em không đủ khả năng nhưng vẫn phải “chọn đại” cho đủ chỉ tiêu. Thậm chí có thầy hiệu trưởng còn than, sao không cho các em… nửa điểm công viết.

Thứ học sinh cần là học thật, thi thật chứ không phải là học vì những điểm số (Ảnh minh hoạ)

Khó để chấp nhận được bất kỳ một lý lẽ nào để có thể thanh minh cho những sự việc quá bất thường trên. Thế nhưng, điều đáng lo ngại nhất là dường như chính những người trong cuộc lại cho rằng điều bất thường đó là bình thường - miễn sao để đạt được kết quả dù kết quả mang tính hình thức, thành tích.

Vì căn bệnh thành tích, có thể kèm cả lý do "thương" học trò mà ít người nhìn nhận một cách thấu đáo rằng thực ra mình đang làm hại các em. Các em được tiếp tay để làm quen với sự dối trá và đứng về phía dối trá chỉ vì cái lợi trước mắt. Thi học sinh giỏi là để chọn những học sinh có khả năng vậy nhưng điều thầy và trò đang chạy theo là con điểm chứ không phải là năng lực.

Giáo dục là để đào tạo con người có thực lực chứ không phải để tạo ra những con người chờ đợi sự nâng đỡ – nhất là những sự nâng đỡ cực kỳ nguy hại. Thậm chí đó là một gánh nặng với học trò. Những em chưa đủ khả năng nhưng vẫn phải khoác lên mình những chiếc áo quá rộng nên mới có chuyện thi học sinh đạt điểm 0. Ai sẽ trả lời cho các em biết năng lực thực của mình?

Nguy hiểm nhất là điểm số có thể biến người ta thành con rối và đi giật dây những con rối khác. Mới đây, chúng ta lại phải chứng kiến thêm nỗi đau xuất phát từ điểm số khi thầy giám thị tại một Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở TPHCM có hành vi gạ gẫm nhiều nữ sinh với đánh đổi… đi nhà nghỉ mà vẫn kèm biện minh vì “thương học trò”, vì “học trò có nhu cầu”.

Những sự việc này khiến không ít người băn khoăn: Phải chăng khi giáo dục chưa đảm bảo được việc học thật, thi thật thì nỗi đau về điểm số vẫn sẽ còn tiếp diễn?

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/noi-dau-tu-diem-so-724584.htm

‘Bộ giáo dục đang vi phạm pháp luật vì vẫn ôm 3 chung, điểm sàn’

Posted: 27 Apr 2013 11:39 PM PDT

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ lên tiếng về sự bất cập của thi ba chung và áp dụng điểm sàn như hiện nay.

Trong thời gian qua dư luận không ngừng quan tâm tới vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013. Cả xã hội đều kỳ vọng vào một kỳ thi có sự chuyển biến về chất. GS Trần Xuân Nhĩ khẳng định Bộ GD&ĐT cần sớm bỏ “ba chung” và “điểm sàn”, tập trung tổ chức tốt một kỳ thi phổ thông để tránh tốn kém cho xã hội. Theo ông, không có lí do gì để không tổ chưc tốt một kỳ thi phổ thông nếu như Bộ đã làm được kỳ thi tuyển ĐH, CĐ tương đối “sạch” ít tiêu cực, nếu không làm được thì người đứng đầu ngành giáo dục không nên làm nữa.

Thực tế GS Nhĩ chỉ ra rằng, cứ mỗi năm Bộ tổ chức hai kỳ thi chỉ cách nhau 1 tháng, thì kỳ thi sau (kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) tốn kém tới 2.000 tỷ/năm. Lo cho kỳ thi thứ hai nên xã hội mới nảy sinh dạy thêm, học thêm, lò luyện thi mà lâu nay chúng ta chưa giải quyết được. Chưa giải quyết thì khổ cho học sinh, khổ cho phụ huynh, cho thầy giáo và cả các trường.

"Không nên thi ba chung vì tự chủ là bản chất của các trường đại học, trên thế giới cũng như vậy, bộ không nên làm thay các trường. Trong Điều 34 của Luật GDĐH có nói là giao các trường tự chủ trong tuyển sinh theo cách xét tuyển, thi tuyển hay cả hai hình thức. Bộ đang làm trái luật và bộ vẫn ôm cái này", GS Trần Xuân Nhĩ nói.
GS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, điểm sàn trên thế giới không ai làm như chúng ta vì bản chất của đại học là tự chủ. Ảnh XT

Về điểm sàn, "có điểm sàn thực chất là để xin cho, đã “chung” mà không đủ thì phải đi xin. Bản thân điểm sàn là phi khoa học, nhất là hiện nay có điểm sàn mà không công bố phổ điểm thì lại càng không khoa học", GS Nhĩ nêu quan điểm.

GS Trần Xuân Nhĩ chỉ ra rằng, điểm sàn trên thế giới không ai làm như chúng ta vì bản chất của đại học là tự chủ. Bộ GD&ĐT hiện nay đang biến mình thành một "trường đại học" làm thay việc cho các trường, trong khi đó các trường đại học có hàng nghìn cán bộ, Bộ GD&ĐT chỉ nên quan tâm tới nhiệm vụ quản lí nhà nước là quá đủ.

Cũng theo GS Nhĩ, sự không khoa học khi áp dụng điểm sàn ở chỗ điểm sàn phụ thuộc vào đề thi, nếu ra đề thi khó thì rất ít học sinh đạt được mức sàn và ngược lại, vì thế không thể căn cứ vào điểm sàn mà nói đó là phản ánh chất lượng giáo dục, điểm sàn cũng không phân loại được học sinh để làm đầu vào cho các trường đại học, cao đẳng mà chỉ làm khó khăn thêm tình hình.

Ông lấy ví dụ: "Giả sử Bộ quy định điểm sàn là 12 điểm, có thí sinh A có nguyện vọng vào học Toán, nhưng thi ba môn Toán, Lý, Hóa thì Toán chỉ được 2 điểm, hai môn còn lại 5 điểm. Với quy định điểm sàn thì thí sinh này vẫn có thể được vào học Toán. Trong lúc đó, có thí sinh B được 10 điểm tổng ba môn, nhưng Toán 8 điểm, hai môn kia mỗi môn 1 điểm, thì thử hỏi giữa hai thí sinh A và B ai đáng vào học Toán hơn? Điểm sàn không khoa học ở chỗ đó"!

Khi đã đào tạo ở đại học thì phải dựa vào năng khiếu và sở trường của mỗi thí sinh, đã phân hóa bộ môn, việc áp dụng điểm sàn là phi khoa học.

GS Trần Xuân Nhĩ liên hệ tiếp, thực tế đối với các trường nước ngoài ở Việt Nam Bộ có khi nào bắt phải thi ba chung? Các trường đó chủ yếu tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, đó là căn cứ vào lực học ở phổ thông. Bộ GD&ĐT nên đánh giá học sinh ở cả quá trình và thời điểm. Lâu nay chúng ta chỉ đánh giá học sinh ở thời điểm mà quên mất quá trình (lớp 10, 11, 12). "Hiện tượng học sinh xé đề cương Lịch sử thời gia qua là hậu quả của việc không đánh giá  đúng quá trình, nguyên tắc học phổ thông cái gì thì phải được đánh giá cái đó".

Hơn nữa, theo GS Nhĩ lâu nay người ta tính toán hơi tùy tiện về điểm sàn, có thể dựa vào tổng chỉ tiêu nhưng với mức điểm sàn là như vậy có thể đủ điều kiện để vào các trường. Nhưng thay vào đó, điểm ảo sẽ rất lớn, vì một thí sinh có thể thi nhiều nơi, vấn đề này Bộ cũng không nắm được.
"Bộ GD&ĐT lâu nay vi phạm pháp luật, Luật GDĐH đã quy định từ ngày 1/1/2013 phải giao quyền tự chủ cho các trường. Bộ không nên biến mình thành một trường toàn quốc", GS Trần Xuân Nhĩ khẳng định lại lần nữa.

Cũng theo GS Trần Xuân Nhĩ, vừa qua các trường đại học ngoài công lập có phương án tuyển sinh riêng, như trường đại học Phan Châu Trinh là rất đáng khuyến khích. Đánh giá năng lực học sinh dựa trên bảng điểm của 3 năm học phổ thông, thậm chí môn cần đào tạo có thể nhân hệ số. Tiến tới thi vấn đáp và như vậy chất lượng sẽ chính xác hơn.

Theo quan điểm của GS Trần Xuân Nhĩ, vấn đề giáo dục ngày nay Bộ GD&ĐT nên kiểm soát đầu ra chứ không nên lo đầu vào.
 
Còn về điểm sàn, "có điểm sàn thực chất là để xin cho, đã “chung” mà không đủ thì phải đi xin. Bản thân điểm sàn là phi khoa học, nhất là hiện nay có điểm sàn mà không công bố phổ điểm thì lại càng không khoa học", GS Nhĩ nêu quan điểm.
Xuân Trung

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-giao-duc-dang-vi-pham-phap-luat-vi-van-om-3-chung-diem-san/293751.gd

Học trò muốn vui chơi cũng phải chờ… tới phiên

Posted: 27 Apr 2013 11:38 PM PDT

Chơi luân phiên và chơi trên… giấy

Đên trường tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp, TPHCM) vào giờ ra chơi, có thể thấy học trò được sắp xếp cho giờ chơi rất nề nếp. Nhiều học sinh (HS) ngồi ở thư viện đọc sách, nhiều em ngồi trong lớp, chơi ở hành lang. Những HS ra ngoài sân thì chủ yếu cũng chỉ tham gia vào các hoạt động tĩnh như đọc sách, ngồi trò chuyện…

 

Nhiều nhóm HS chơi các trò chơi vận động như ném dép, chạy vòng, mèo đuổi chuột… cũng hết sức khó khăn vì sẽ liên tục bị cụng đầu hoặc bị va chạm vào nhau. Những động tác chạy nhảy của các em đều phải "co cụm" lại, không mấy khi thoải mái.

 

Vui chơi phải chờ... tới phiên

Vui chơi phải chờ... tới phiên

Một HS lớp 3, đang ngồi đọc sách với bạn ở gốc cây cho biết giờ ra chơi, em thường chỉ ngồi đọc sách, rất ít khi chạy nhảy vì: "Nếu tụi con nghịch ngợm, chạy nhảy quá sẽ bị các bạn trong đội cờ đỏ nhắc nhở ngay. Hơn nữa chạy hay bị quệt vào các bạn, con không thích".

 

Thiếu sân chơi, hầu hết các em chọn cách ngồi một chỗ hoặc tham gia các trò chơi ít vận động.

Trường mầm non 19/5 (Q.7) ngày đầu xây dựng từ năm 1996 có diện tích sân chơi chưa đến 900m2, trong khi số trẻ ngày càng tăng, tỷ lệ diện tích sân chơi càng bị thu hẹp. Các nhóm nhà trẻ rất khi có cơ hội được ra sân, chủ yếu chỉ ở trong lớp để nhường thời gian chơi cho các anh chị lớp lớn. Chưa kể, vào mùa mưa hoặc triều cường sân bị ngập thì trẻ mất hẳn chỗ chơi.

"Chúng tôi đã nâng toàn bộ sân chơi khu vực trước trường để chấp ngập úng. Phía sân sau của trường có một khu vực bỏ trống, quy hoạch để làm đường nhưng dự án treo, người dân xung quanh thường vứt rác, phóng uế nên chúng tôi để xuất cải tạo thêm 200m2 sân chơi cho trẻ. Tuy vậy, vẫn không đủ để đảo bảo cho hoạt động thể lực, vui chơi của trẻ", bà Phan Thị Hạnh – hiệu trưởng Trường mầm non 19/5 cho hay.

 

Đến Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5), chẳng ai không khỏi xót xa với tình cảnh học trò bị "đóng" trong hộp. Trường chỉ là hai khối nhà ghép được xây dựng từ trước năm 1975 và được sử dụng làm trường học khoảng 25 năm nay không hề có sân chơi. Hành lang nhỏ hẹp trước lớp hay bãi dựng xe ở lầu trệt cũng là sân chơi của HS.

 

Tuy nhiên, ngôi trường 7 lầu với lối cầu thang đi lại nhỏ, cao rất nguy hiểm nên mỗi khi các em lên xuống đều phải có GV chỉ dẫn để đảm bảo an toàn. An toàn nhất cho HS giờ ra chơi là loay những phòng học cực kỳ nhỏ đã chèn kín bàn ghế. Các em gần như không có điều kiện để vận động trừ giờ thể dục tổ chức trên… sân thượng. Nhiều HS của trường bày tỏ mong ước được có sân chơi qua những bức vẽ trên giấy.

 

Học sinh thiệt thòi

 

Bà Tôn Nữ Phương Thắm - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng cho hay diện tích sân chơi của hai cơ sở trường quá chật hẹp, không đủ cho HS vui chơi hoạt động. Để các em đều có cơ hội được vui chơi, trường xếp lịch các lớp luân phiên lên thư viện đọc sách, giảm tải cho khu vực sân chơi.

 

"Kể các em chơi ngoài sân thì các hoạt động thể chất cũng rất hạn chế, chúng tôi buộc phải nhắc nhở các em không chạy nhảy quá để đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn bè. Các trò chơi tĩnh cũng được khuyến khích nhiều hơn", bà Thắm nói. Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng cũng cho rằng việc sân chơi nhỏ hẹp, HS rất thiệt thòi vì thiếu hoạt động thể chất ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ béo phì.

 

Sân chơi của HS Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5) là một phần ở bãi gửi xe tầng trệt. 

Biết rằng không tốt nhưng vì thực tế thiếu sân chơi, nhiều trường ở TPHCM ngoài việc thu xếp cho HS theo kiểu "cuốn chiếu" còn phải khuyến khích các em bớt vận động vì sự an toàn. Chưa kể, như bà Thắm cho hay, diện tích sân chơi của nhiều trường ngày càng bị thu hẹp do không được mở rộng mà số HS tăng mỗi năm, nhu cầu xây dựng các phòng chức năng…

 

Tại Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, cô Huỳnh Thị Bực – hiệu trưởng nhà trường cho hay, HS chưa bao giờ có khái niệm vui chơi đúng nghĩa do không có sân chơi hàng chục năm nay. Qua nhiều đời hiệu trưởng, chờ được xây ngôi trường mới để các HS bớt thiệt thòi nhưng rồi kế hoạch xây trường mới được duyệt từ 16 năm trước vẫn chưa thực hiện. Năm học nào thầy cô và HS cũng hồi hộp chờ và động viên mình sắp có trường mới rồi.

 

Thiếu không gian vận động, HS đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khoẻ, tâm lý. 

Thiếu sân chơi, tỷ lệ HS đông cũng là một trong những nguyên nhân nhiều trường mầm non ở TPHCM nằm trong diện "chờ" đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của TPHCM nằm trong nhóm thấp nhất nước.

 

Ở lứa tuổi các em việc vận động, chạy nhảy là rất cần thiết cho sự phát triển thể chất, tạo sự thích thú cho học tập. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, việc thiếu sân chơi không chỉ dẫn đến nguy cơ béo phì mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của HS. Thiếu chỗ chạy nhảy, các em dễ cáu bẳn, ức chế, dễ phát sinh các mâu thuẫn với bạn bè.

 

Hoài Nam 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-tro-muon-vui-choi-cung-phai-cho-toi-phien-723977.htm

Những công việc thu nhập khủng năm 2013

Posted: 27 Apr 2013 11:38 PM PDT

Những công việc tưởng chừng rất bình thường như nhân viên đo thị lực hay nhân viên vệ sinh răng miệng lại nằm trong danh sách những nghề tốt nhất do Career Cast bình chọn năm 2013.

Chuyên viên thống kê: Thu nhập trung bình: 87.650 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career CastChuyên viên kỹ thuật y sinh: Thu nhập trung bình: 81.540 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career CastKỹ sư phần mềm: Thu nhập trung bình: 90.530 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career CastNhà thính học: Thu nhập trung bình: 66.660 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career Cast
Chuyên viên lập kế hoạch tài chính: Thu nhập trung bình: 64.750 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career Cast

Nhân viên vệ sinh răng miệng: Thu nhập trung bình: 68.250 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career Cast
Chuyên gia trị liệu: Thu nhập trung bình: 72.320 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career Cast
Người đo thị lực
: Thu nhập trung bình: 94.990 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career CastNhà trị liệu vật lý: Thu nhập trung bình: 76.310 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career Cast

Người phân tích hệ thống máy tính: Thu nhập trung bình: 77.740 USD

ngh nghip, cng vic, xp hng, nh gi, Career Cast
Nguyễn Thảo(Theo Asiaone)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/118985/nhung-cong-viec-thu-nhap-khung-nam-2013.html

Trong học tập: Đừng ngẫu hứng

Posted: 27 Apr 2013 11:37 PM PDT

(GDTĐ) – “Lập kế hoạch” là một khái niệm rất được coi trọng và phổ biến ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ – nơi tính thực tiễn được xem như một giá trị sống. Thực tế, nếu không có kế hoạch thì sẽ không thể gặt hái thành công trong học tập. 

Kế hoạch học tập khoa học

Tuyết Hoa đang học năm thứ 3 ở Đại học Stanford (Mỹ) chia sẻ: “Để có một kế hoạch học tập khoa học, cần phân tích tình hình học tập của bản thân, biết năng lực học tập của mình tới đâu, từ đó đưa ra kế hoạch học tập hợp lý nhất. Khi biết rõ thực lực mới xác định mục tiêu học tập để đảm bảo vừa sức vì nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến mọi kế hoạch mãi mãi nằm trên giấy. Ngược lại, quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên".

Với những người luôn biết lên kế hoạch cho cuộc sống của mình thì mọi việc sẽ luôn khoa học và trôi chảy từng giây từng phút. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch là chúng ta đã tự chỉ dẫn cho mình một con đường đi đến thành công.


Học sinh THPT gấp rút lên kế hoạch ôn thi tốt nghiệp

Theo Thu Hà – du học sinh tại Đại học California (Berkeley, Mỹ): Nếu từ nhỏ bạn lên kế hoạch trở thành một nhà kinh doanh giỏi, trước hết bạn phải đầu tư cho việc học hành; lựa chọn ngành học về kinh doanh; lựa chọn việc làm quen với môi trường kinh doanh, thậm chí bạn lựa chọn việc mạo hiểm là học kinh doanh một lĩnh vực nào đó mà cần ít vốn… Từ những kế hoạch đó bạn sẽ quyết định được những lựa chọn trong cuộc sống của bạn.

Nguy hiểm nhất là không có kế hoạch

Theo Nguyễn Hồng Lâm, Đại học California (Berkeley, Mỹ), nguyên nhân khiến sinh viên giảm hoặc mất động lực trong học tập có rất nhiều: Không tự tin vào bản thân, không tập trung, không biết hướng đi. Để khắc phục, Lâm cho rằng hãy viết tất cả những khả năng, thành tích đã đạt được ra một tờ giấy và dán nó trên bức tường trước mặt nơi bạn học. Ghi tất cả tin nhắn khen ngợi, động viên của người khác dành cho bạn vào một cuốn sổ. Việc nhắc lại thành tích hay nghe lại những lời khen tặng giúp bạn có thêm động lực vì biết mình đã làm và có thể làm được những gì chứ không phải để bạn tự mãn về thành tích đó.

Lâm chia sẻ, nguy hiểm nhất là khi bạn không có kế hoạch. Không có kế hoạch, bạn không biết tập trung vào việc gì, và bạn sẽ có khuynh hướng làm những việc mà bạn cảm thấy quan tâm vào thời điểm đó rồi thôi. Hơn nữa, từ việc không xác định kế hoạch rõ ràng sẽ tự tạo ra những mục tiêu nguy hại. Ví dụ như khi bạn bước vào một kỳ thi, bạn xác định chỉ cố gắng không thi rớt là được. Vì vậy không có gì bất ngờ khi bạn nhận được những kết quả chỉ ở mức trung bình, nếu không muốn nói là tệ hại. Như thế con đường đến với thành công là rất ít và khó khăn.

Bí quyết để thành công là mỗi người phải luôn có những kế hoạch cho những công việc và cuộc sống. Có kế hoạch sẽ thúc đẩy hành động đúng, tiếp thêm năng lượng và sức mạnh để đạt được mục tiêu, nếu không chúng ta sẽ lười biếng, vô vị không có mục đích, mục tiêu hoàn thành.

Thu Quỳnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201304/Trong-hoc-tap-Dung-ngau-hung-1968701/

Comments