Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


“Không coi tỷ lệ đậu tốt nghiệp là thành tích”

Posted: 13 Apr 2013 05:58 PM PDT

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Đường điểm lại kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 năm 2012 với Nghệ An đã làm được rất nhiều việc như: tổ chức thi nghiêm túc, đảm bảo an toàn và đúng quy chế. Và đặc biệt khâu coi thi đã đi vào nền nếp, quy củ, nghiêm túc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 Nghệ An sẽ tổ chức cụm thi liên trường.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT cũng đã công bố lịch xét công nhận tốt nghiệp THCS cho các trường trên địa bàn toàn tỉnh từ ngày 16/5 đến 20/5/2013; ngày 30/5/2013, các trường THCS phải hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh và gửi danh sách về văn phòng Sở GD ĐT.

Ông Nguyễn Xuân Đườngphó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh cho biết, kỳ thi năm nay tiếp tục thực hiện nghiêm về chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; không coi tỷ lệ đậu tốt nghiệp là thành tích.

Trong một diễn biến khác, để chuẩn bị tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2012 – 2013, Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu hiệu trưởng các trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, bố trí dạy bù, học bù nếu cần, đảm bảo hoàn thành chương trình tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục (giáo dục nghề phổ thông, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp) theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tuyệt đối không được cắt xén chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục. Việc dạy bù cần bố trí thời khóa biểu hợp lý, không dồn bài, dồn tiết gây quá tải cho học sinh.

Sở GD – ĐT yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường tập trung chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn, chủ động xây dựng kế hoạch, trong đó nội dung ôn tập phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chú trọng chương trình lớp 12. Tổ chức ôn tập sát đối tượng học sinh, theo chủ đề, chủ điểm, chú trọng giúp học sinh ôn tập ở các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức, đồng thời chú ý rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. Chú trọng kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Cân đối thời gian ôn tập để đảm bảo sức khỏe cho các em, không gây quá tải cho học sinh.

Riêng đối với học sinh có học lực khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tính tự học cho học sinh. Để tránh tình trạng học sinh khi ôn thi không chú trọng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT mà thụ động trông chờ vào các tài liệu ôn thi có sẵn trôi nổi ở thị trường. Sở GD-ĐT Nghệ An không tổ chức in ấn, phát hành, hay có chủ trương yêu cầu các nhà trường tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp đăng ký mua tài liệu. Đơn vị nào vi phạm, hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khong-coi-ty-le-dau-tot-nghiep-la-thanh-tich-719049.htm

Học sinh lớp 5 làm ‘kĩ sư’ lắp ráp máy ghi âm

Posted: 13 Apr 2013 05:57 PM PDT

(VTC News) – 90 em học sinh lớp 5 đã tham gia chương trình tìm hiểu khoa học bằng việc lắp ráp máy ghi âm cùng Sony.

Tham gia vào chương trình lần này, các em được tìm hiểu những thành phần cấu tạo nên chiếc máy ghi âm và hoạt động của chúng như thế nào.

lắp máy ghi âmCác em say mê thực hiện, hứng thú với sản phẩm do chính mình tạo ra Với sự hướng dẫn của nhóm nhân viên tình nguyện Sony, các em đã từng bước lắp ráp linh kiện bao gồm micro, loa, bo mạch, hộp pin, hệ thống cáp nối, sau đó trang trí sản phẩm theo nhiều phong cách thật ngộ nghĩnh và sáng tạo.
học sinh tiểu học tập lắp ráp máy ghi âmTập thể Sony cùng 90 em học sinh đến từ 3 trường Tiểu học Nguyễn Du Quang Trung và Trần Quốc Toản
Qua đó cũng cho thấy, trải nghiệm đầu tay thành công là điều cần thiết để khuyến khích sự tò mò khám phá của trẻ em về thế giới khoa học và công nghệ.
học sinh tiểu học tập lắp ráp máy ghi âmhọc sinh tiểu học tập lắp ráp máy ghi âm
Xuất phát từ cam kết Vì thế hệ mai sau của tập đoàn Sony, chương trình Tìm hiểu Khoa học cùng Sony (Sony Science Program) được bắt đầu thực hiện từ năm 2009, tạo cơ hội cho trẻ em khắp nơi trên thế giới tiếp xúc với khoa học và công nghệ.

Năm 2011, Sony đã dành 4.3 tỷ Yên cho các hoạt động cộng đồng, thu hút sự tham gia của 180.000 nhân viên Sony trên toàn cầu.

Trung Hiếu

Nguồn: http://vtc.vn/557-374073/khoa-hoc-cong-nghe/hoc-sinh-lop-5-lam-ki-su-lap-rap-may-ghi-am.htm

Kinh nghiệm vào đại học hàng đầu

Posted: 13 Apr 2013 05:57 PM PDT

* Phóng viên: Nhiều học sinh giỏi của Việt Nam đang nung nấu ước mơ vào các trường ĐH hàng đầu của Anh, Mỹ. Theo bà, các em cần chuẩn bị gì cho hành trình này?

- Bà Carolyn Solomon: Nếu muốn vào các ĐH hàng đầu thế giới thì bằng tú tài quốc tế (IB) chính là vé thông hành. Đối với ĐH Anh, chủ yếu dựa vào điểm số IB. ĐH tốp trên thường yêu cầu điểm số IB cao. Do đó, các em có thể nộp hồ sơ vào các trường nổi tiếng nếu có bảng điểm đẹp. Còn đối với ĐH Mỹ thì cần thêm một vài yếu tố nữa. Đầu vào ĐH Mỹ cần có điểm thi SAT, 2 bài luận bằng tiếng Anh, trải qua buổi phỏng vấn…

* Vì sao các ĐH hàng đầu đòi hỏi đầu vào IB, thưa bà?

- IB là chương trình quốc tế được xây dựng và định hướng cho học sinh chuẩn bị vào ĐH và bằng cấp được công nhận trên thế giới. Ngoài các môn toán, khoa học, ngữ văn…, các em được học môn không kém phần quan trọng là lý thuyết về nhận thức (với các kỹ năng giúp học sinh suy nghĩ thấu đáo vấn đề) và môn luận văn mở rộng (kỹ năng viết bài luận văn hoặc nghiên cứu có 4.000 từ, tương tự như các bài viết ở ĐH). Học sinh còn được yêu cầu phải có các hoạt động sáng tạo và cộng đồng. Các chương trình trung học thường tập trung vào các môn học thì IB đòi hỏi nhiều hơn ở các em, không chỉ là những bộ óc thông minh mà còn phải có trái tim nhân hậu.


Học sinh Việt Nam ở AIC thường nằm trong tốp dẫn đầu. Ảnh: AIC

 

* Bà đánh giá thế nào về năng lực của học sinh Việt Nam để vào được các trường ĐH hàng đầu?

- Đối với học sinh Việt Nam đang học ở AIC, tôi đánh giá các em rất chăm chỉ. Các em có hoài bão và nỗ lực để thực hiện ước mơ. Về tính cách, các em hòa đồng với học sinh nước ngoài, biết cách kết bạn mới và thích chia sẻ văn hóa của nước mình với các bạn. Các em trong khu nhà ký túc xá thường giữ các vị trí trưởng các khu nhà. Trong học tập, học sinh Việt Nam thường nằm trong nhóm dẫn đầu. Phần đông các em tốt nghiệp trong nhóm dẫn đầu và tiếp tục vào các trường ĐH hàng đầu thế giới với mức học bổng cao như Oxford, London School of Economics, Princeton, Stanford, Cornell và Imperial.

* Có những em nào đặc biệt gây ấn tượng tốt ở bà?

- Nhiều em đã đạt thành tích rất cao. Em Đỗ Quang Anh Minh đạt học bổng vào ĐH Princeton – Mỹ ngành khoa học máy tính và hiện đã trở thành kỹ sư phần mềm cho Microsoft tại Mỹ. Hay Trương Ngọc Lan Phương hoàn tất chương trình ĐH và thạc sĩ kế toán tài chính tại London School of Economics, hiện đang làm việc như chuyên gia phân tích tài chính cho Tập đoàn JP Morgan Chase tại London. Em Nguyễn Hương nhận được học bổng ngành hành chính công tại ĐH Oxford nhưng đã chọn lựa vào chương trình thạc sĩ quản trị khoa học và công nghệ tại ĐH Stanford. Em cho biết ước mơ của mình là học xong sẽ quay về Việt Nam phục vụ đất nước. Đây là em học sinh có hoài bão lớn và biết nghĩ đến người khác.

* Học sinh Việt Nam có hạn chế nào cần phải khắc phục, thưa bà?

- Phần đông các em có hạn chế về phát âm tiếng Anh. Do đó, lời khuyên của tôi là các em cần thực hành nghe, nói tiếng Anh nhiều hơn, bất cứ khi nào có thể.

Nguồn: http://nld.com.vn/20130413100949122p0c1017/kinh-nghiem-vao-dai-hoc-hang-dau.htm

15 điểm đỗ sư phạm, 10 năm chất lượng vẫn kém

Posted: 13 Apr 2013 05:56 PM PDT

- Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì đề xuất kéo dài thời gian đào tạo sinh
viên Sư phạm lên 5 thì nên tăng chất lượng đầu vào sẽ nâng chất lượng nhanh hơn?

s phm, gio vin, o to, thi gian, cht lng, u vo
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Tăng điểm, giảm chỉ tiêu

Trong khi đề xuất tăng thời gian đào tạo để nâng chất lượng giáo viên được cho là "thiếu thực tế" thì nhiều ý kiến khẳng định muốn cải thiện chất lượng chỉ còn cách chọn những người xuất sắc ngay từ đầu. 4 năm hay 5 năm đào tạo chỉ trang bị cho SV kỹ năng, nghiệp vụ, chứ không thể thay đổi được kiến thức chuyên môn.

Một giảng viên tỏ ra lo ngại cho chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm bây giờ: "Tôi thấy, chất lượng đào tạo của các trường sư phạm hiện nay quá kém. Đơn cử tôi hướng dẫn nhiều em SV sư phạm về trường tôi thực tập, nhận thấy kiến thức chuyên môn của các em quá yếu (sư phạm sử mà không biết rõ cả ngày thành lập Đảng), nghiệp vụ sư phạm thì hầu như không có gì. Buồn thay, nếu các em ấy ra trường và thành thầy, cô giáo!"

Độc giả Đức Tuấn cho rằng nên nâng cao chất lượng đầu vào bằng cách giảm chỉ tiêu, "bởi tôi thấy có một một bộ phận sinh viên học sư phạm bởi vì họ không đậu ngành mà họ mong muốn, rồi nộp hồ sơ vào sư phạm như là một cơ hội vào ĐH".

"Tăng điểm đầu vào! Môn ngành giảng dạy phải trên 7 điểm đại học theo đề chung của Bộ" là ý kiến của bạn đọc Lisa Hoa.

Độc giả Nguyễn Thế Hùng thẳng thắn nhận định: "Điểm đầu vào sư phạm chỉ bằng một nửa điểm các ngành y và kinh tế thì lấy đâu ra người giỏi. Cho nên Nhà nước cần thay đổi nhanh chóng nếu không thế hệ sau chúng ta có một lớp học sinh dốt mà thôi".

Chị Đào Quỳnh Trang tỏ ra bức xúc: "Chất lượng giáo dục ở đâu? Khi người thi vào sư phạm cấp cao đẳng, trung cấp mà một phương trình bậc 2 không biết giải…".

Anh Mạnh Khương khẳng định "chỉ cần đầu vào tốt và một môi trường đào tạo nghiêm túc thì chất lượng giáo viên sẽ cao".

Theo độc giả Khương, tiêu chí quan trọng trên hết của người thầy là năng lực chuyên môn.

Thẳng thắn phản đối mức điểm đầu vào như hiện nay, độc giả Ngô Đăng Khoa than vãn: "13 điểm đậu sư phạm, trình độ GV không tồi mới là lạ. Với điểm đó không biết học có tiếp thu được gì không nữa là dạy người khác. Lương cao, điểm đầu vào 21 điểm trở lên, chất lượng lên ngay". 

Giải bài toán đầu ra

Đi đôi với cắt giảm chỉ tiêu, tăng điểm tuyển sinh thì vấn đề việc làm cho giáo viên cũng được độc giả quan tâm không kém. Theo bạn đọc Tuấn Anh, trước tiên phải giúp người giáo viên có một công việc ổn định, mức thu nhập đủ sống, "chứ đi dạy mà cái ăn còn không đủ thì phải làm thêm nghề tai trái. Vậy lấy thời gian đâu mà nghiên cứu nữa?"

Là một người trong nghề, độc giả Anh Khoa cho rằng giải pháp tuyển ít và tăng điểm là hợp lý. Song song với nó, thu nhập giáo viên cũng phải đủ nuôi bản thân và một đứa con để GV yên tâm công tác. Bạn Hải Thương đề xuất nhà nước phải có chính sách thực sự ưu đãi cho giáo viên, ví dụ như cấp nhà ở.

Một độc giả khác cho rằng để hạn chế tình trạng sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp như hiện nay, chỉ nên cho phép các trường lấy chỉ tiêu theo nhu cầu của địa phương. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cần được phân công công tác rõ ràng nhằm tránh tiêu cực và lãng phí nhân lực. Thậm chí, độc giả Ngọc Ánh còn cho rằng SV sư phạm ra trường cần được tuyển thẳng vào công chức.

"4 năm hay 5 năm điều đó hoàn toàn không quan trọng. Bộ GD-ĐT nên nâng cao chất lượng đầu vào của các trường Sư phạm, nâng cao các ưu đãi trong giáo dục sư phạm để thu hút được những học sinh có thành tích xuất sắc đăng kí dự thi. Sư phạm nếu chỉ dừng lại ở 15, 16 điểm đầu vào thì 5 năm hay lâu hơn nữa thì cũng có giải quyết được vấn đề hay không?" – bạn đọc Cao Thị Huyền bình luận.

Nguyễn Thảo(Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/117007/15-diem-do-su-pham--10-nam-chat-luong-van-kem.html

Comments