Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Để thư viện trường cuốn hút học sinh

Posted: 09 Mar 2013 04:56 AM PST

(GDTĐ) – Sự nghèo nàn về sách báo cũng như sách truyện, khó khăn về bài toán kinh phí đầu tư đã khiến cho hệ thống thư viện trường học ở nước ta hiện nay chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình. Làm thế nào để thư viện cuốn hút được học sinh là bài toán đặt ra của ngành GDĐT hiện nay.

Học sinh ít có thói quen đến thư viện

Có con đang học tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội), anh Trung cho biết: "Con trai tôi năm nay học lớp 7 nhưng khi hỏi con có hay xuống thư viện đọc sách không, cháu trả lời rất thật: Từ khi vào trường học lớp 6 đến nay con mới đến thư viện một lần. Cháu tâm sự: Thư viện ở trường mới chán lắm, không có nhiều sách, truyện hấp dẫn như của Trường Đoàn Thị Điểm con học trước đây. Thì ra, 5 năm con học ở trường cũ, anh Trung ngày nào cũng đến chiều muộn mới đón con về nhà bởi anh phải chiều theo sở thích vào thư viện đọc sách của con. Thậm chí, mặc dù nhà trường phân lịch đọc theo từng khối lớp nhưng bé Bin ngày nào cũng tìm cách xin cô thư viện để vào đọc sách truyện. 

Một tình trạng chung hiện nay đó là học sinh các lớp lớn hơn, thói quen đến thư viện của các em gần như không còn. Đặc biệt, với các em cuối cấp, lịch học dày đặc đã khiến cho con trẻ không còn thời gian đọc và càng không còn thói quen đến thư viện trường. Đây là chia sẻ của nhiều thầy cô cũng như các bậc phụ huynh. Còn với Thùy Linh, đang học lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn- (Hà Nội) thì: Ngoài buổi học chính, em tham gia các lớp luyện thi đại học, có hôm gần 10 giờ đêm mới tan học. Lịch học kín cả ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Dù có muốn đến thư viện tìm sách cùng không còn thời gian.  

Coi trọng công tác thư viện

Cả nước hiện có gần 3 vạn trường học. Nếu tính mỗi trường có một thư viện thì số thư viện trường học cũng xấp xỉ 3 vạn. Việc phát triển, đầu tư thư viện trường học các cấp đã được ngành GDĐT cũng như các địa phương quan tâm trong những năm trở lại đây song thực tế, hệ thống thư viện trường học vẫn chưa có đủ về số lượng và chất lượng. 


Góc thư viện Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội)  Ảnh: K.K

Thống kê của Bộ GD ĐT năm học 2009 – 2010: Trong tổng số 24.746 trường có thư viện, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người, nhưng chỉ có hơn 49% là cán bộ chuyên trách (13.110 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 2009 – 2010 là hơn 202 tỷ đồng, bình quân một trường học được đầu tư 7,4 triệu đồng.. Với số tiền này, chắc chắn, dù có mua bổ sung tài liệu cho thư viện thì cũng chỉ là muối bỏ bể bởi giá cả sách, truyện in ấn tăng giá  đến chóng mặt.

Đấy là chưa kể, đến thời điểm này, cả nước vẫn còn tới 3.859 trường học chưa có thư viện trường học. Hệ thống thư viện trường học chậm phát triển cả số lượng và chất lượng. Nhiều trường nếu có thư viện chỉ là hình thức, không phát huy được hiệu quả. Trong tổng số 23.344 trường có thư viện, số thư viện đạt chuẩn mới chỉ có 10.595 (tỷ lệ hơn 45%). Số cán bộ thư viện chuyên trách mới có 9.171 người (tỷ lệ 35,7%). Đáng chú ý, con số bình quân cán bộ thư viện mỗi năm một giảm sút. 

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện vẫn chưa đồng bộ, còn kiêm nhiệm, một số chưa đạt yêu cầu chuyên môn đề ra. Theo con số thống kê của NXB Giáo dục, cách đây 3 năm, cả nước có 27.280 trường học nhưng mới chỉ có 23.251 trường có thư viện, chỉ đạt mức 85,2%. Hiện nay, đội ngũ cán bộ thư viện các trường học phổ thông là gần 27.000 người, trong đó cán bộ chuyên trách chiếm 41,7%, cán bộ thư viện kiêm nhiệm là 58,3%. 

Nhìn vào đội ngũ cán bộ quản lý thư viện trường học hiện nay cho thấy còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một thực tế, bởi đa số cán bộ trông coi thư viện được ban giám hiệu nhà trường thuyên chuyển từ đội ngũ giáo viên yếu kém năng lực sư phạm, hoặc tình trạng sức khỏe yếu, thậm chí bị kỉ luật. Bên cạnh đó còn có cả lực lượng giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện. Vì vậy, đa số cán bộ thư viên trường học chưa qua trường lớp nghiệp vụ đào tạo chuyên môn. Mặc dù, một số ít đã được Công ty sách- thiết bị trường học tổ chức tập huấn nhưng cũng chỉ dừng ở phần việc quản lý, bảo quản, cho mượn sách báo, ít quan tâm tới nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt hơn nhu cầu của giáo viên và học sinh tại thư viện trường.

Trường học không thể không có thư viện, đó là tất yếu. Tuy nhiên, để thư viện thật sự thu hút được học sinh thì hệ thống thư viện trường học cần được đầu tư thỏa đáng.

Vũ Kiệt

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/De-thu-vien-truong-cuon-hut-hoc-sinh-1967493/

Cần thanh tra việc đào tạo cấp phép lái xe

Posted: 09 Mar 2013 04:56 AM PST

Cần thanh tra việc đào tạo cấp phép lái xe

Thời khắc thảm khốc cướp đi 11 sinh mạng
Xe tải húc ‘xế hộp’ bay lên dải phân cách

TP – Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cần thanh tra việc đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe và kinh doanh vận tải. Trong đó, chú trọng nâng cao đạo đức người lái xe.

Liên quan tới vụ TNGT thảm khốc tại Khánh Hoà, sáng 8-3, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, trực tiếp có mặt tại hiện trường cho biết: "Hạ tầng tại khu vực xảy ra tai nạn tốt, đoạn cua không lớn, hành lang giao thông thoáng rộng. Một trong 2 xe khách đã nép hẳn vào bên lề đường để tránh, nhưng chiếc xe khách Chín Nghĩa (Quảng Ngãi) lấn toàn bộ làn đường, đâm chính diện gây thương vong cho nhiều người và hỏng xe hoàn toàn".

Nhắc tới vụ TNGT này trong hội nghị của thanh tra ngành diễn ra sáng cùng ngày, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cần thanh tra việc đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe và kinh doanh vận tải. Trong đó, chú trọng nâng cao đạo đức người lái xe.

"Cần khai thác hiệu quả thiết bị giám sát hành trình để có cơ sở phạt chủ phương tiện. Những người này khoán hoàn toàn xe khách cho tài xế. Lâu nay, cơ quan chức năng chỉ xử phạt tài xế. Tổng Cục Đường bộ VN phải làm sao để cầu đường êm thuận, biển báo rõ ràng, chứ đừng bẫy người dân", ông Thăng nói.

Chiều cùng ngày, Phó tổng Cục Đường bộ Nguyễn Văn Quyền nói: "Hiện chưa có đánh giá cụ thể để biết nguyên nhân vụ TNGT thảm khốc ở Khánh Hoà liên quan hay không tới việc đào tạo sát hạch cấp phép lái xe. Bởi vì có nhiều nguyên nhân dẫn tới TNGT chứ không riêng gì tay nghề lái xe. Tuy nhiên, thực trạng vận tải khách đã được Tổng cục Đường bộ nêu rõ".

Cụ thể: Công tác quản lý nhà nước về vận tải chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn, khuyến khích được những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém.

Phần lớn, các đơn vị vận tải nhỏ lẻ không thực hiện quản lý mà chỉ núp bóng doanh nghiệp, hợp tác xã dưới dạng đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý thu phí dịch vụ như thuê xe, mua thương hiệu rồi giao cho chủ hoặc lái xe đảm nhận.

Gần đây, Tổng cục Đường bộ còn tiết lộ: Cả nước còn 16 sở GTVT không có cán bộ chuyên môn được đào tạo bài bản trong lĩnh vực quản lý vận tải, phải làm trái nghề. Chưa kể, có một lỗ hổng được ông Quyền chỉ ra: Hiện nay, theo quy định của phía CSGT, khi tước giấy phép lái xe (GPLX) của người vi phạm phải thông báo cho các Sở GTVT và Tổng Cục Đường bộ.

Tuy nhiên, việc này làm chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng: Người bị tước GPLX đã lợi dụng làm mất giấy tờ (trên thực tế bị tước do vi phạm) và xin cấp lại. Do không có thông tin nên các đơn vị chức năng vô tư cấp lại cho người vi phạm bị thu GPLX.

 

Đình Thắng

Cháu Đức con của tài xế Võ Ngọc Phương mất cha khi vừa tròn 1 tuổi.                        Ảnh: Thảo Hân
Cháu Đức con của tài xế Võ Ngọc Phương mất cha khi vừa tròn 1 tuổi.
Ảnh: Thảo Hân.

 

Trưa ngày 8-3, chúng tôi tìm đến thôn Hiển Văn, xã Phổ Hòa (Đức Phổ, Quảng Ngãi) gặp gia đình tài xế Võ Ngọc Phương, người điều khiển xe khách 76M – 1154, đã tử vong sau vụ tai nạn. Gia đình đang đợi người thân đưa xác nạn nhân về nhà.

Bà con chòm xóm đã có mặt đông đủ để lo hậu sự. Ông Võ Ngọc Nam, 69 tuổi, cha ruột của Phương cho biết, Phương là con trai thứ 3 trong gia đình. Vợ chồng ông Nam đều là cán bộ nay đã nghỉ hưu.

Tài xế Phương sinh năm 1982, đã có vợ là Trần Thị Vi Na (1986) và hai con nhỏ là Võ Thị Ngọc Ngân (2008), Võ Trần Đức (sinh tháng 3-2012). Cháu Đức bị bệnh tim bẩm sinh.

"Nhà nghèo, gia đình lại phải chạy vạy mổ tim cho cháu Đức nên càng khó khăn hơn. Đã gần tới ngày sinh nhật 1 tuổi của cháu Đức, nhưng nhà không có tiền, anh Phương phải chạy thêm một chuyến nữa để có tiền về tổ chức thôi nôi cho cháu", chị Vi Na kể trong nước mắt.

Phương lái xe cho nhà xe Chín Nghĩa (Quảng Ngãi) từ tháng 6-2010 đến ngày xảy ra tai nạn.

Thảo Hân

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/616872/Can-thanh-tra-viec-dao-tao-cap-phep-lai-xe-tpp.html

ĐH Bách khoa Hà Nội tư vấn trực tuyến cho thí sinh

Posted: 09 Mar 2013 03:56 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (9/3), Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) đã chính thức khai mạc Chương trình “Tư vấn trực tuyến tuyển sinh năm 2013″ trên Hệ thống thông tin của Trường, tại địa chỉ: hust.edu.vn/web/vi/209

PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo và PGS.TS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi của thí sinh
PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo và PGS.TS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi của thí sinh
PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo và PGS.TS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi của thí sinh

Buổi khai mạc có sự tham gia của PGS.TS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng; lãnh đạo một số phòng ban chuyên môn cùng đại diện một số ngành học có tính chất đặc thù.

Chương trình nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin tuyển sinh đại học cao đẳng cho các em học sinh trong toàn quốc chuẩn bị thi tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2013.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo Đại học trường ĐHBK Hà Nội cho biết, nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu thông tin của thí sinh, từ vài mùa tuyển sinh gần đây, trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức tư vấn trực tuyến cho các em mọi vấn đề liên quan mà các em quan tâm như: Phương thức tuyển sinh; các ngành đào tạo; hệ đào tạo; các cơ hội và điều kiện học tập, … giúp các em hiểu rõ ngành học ngay từ khâu lựa chọn và sau khi trúng tuyển các em biết được mình sẽ học gì và sau khi ra trường sẽ làm những công việc như thế nào; 

PGS.TS Hoàng Minh Sơn cho biết thêm, sau buổi khai mạc, hàng ngày luôn có tổ tư vấn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của các em, đảm bảo để các em nhận được câu trả lời trong vòng 1 ngày sau khi gửi câu hỏi về Chương trình.


Ban tư vấn trả lời trực tuyến các câu hỏi thí sinh quan tâm

Ghi nhận tại buổi tư vấn sáng 9/3, lĩnh vực quan tâm của thí sinh rất rộng, bao gồm nhiều câu hỏi quan tâm đến phương thức tuyển sinh của trường, chỉ tiêu các ngành học, hệ kỹ sư tài năng/kỹ sư chất lượng cao, đặc thù các ngành đào tạo,…

Được biết, Chương trình tư vấn sẽ kéo dài đến khi các em nộp hồ sơ xong (19/4), sau đó nhà trường sẽ duy trì bằng các chuyên đề tư vấn khác như: Tư vấn ngành nghề, các thủ tục dự thi,…nhằm hỗ trợ tối đa về mặt thông tin cho các thí sinh khi lựa chọn dự thi vào ĐHBK Hà Nội.

 Tinảnh: Kim Thoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/DH-Bach-khoa-Ha-Noi-tu-van-truc-tuyen-cho-thi-sinh-1967494/

Mỹ: Giáo viên ở Nam Dakota được phép mang súng đến trường

Posted: 09 Mar 2013 03:56 AM PST

(TNO) Nam Dakota đã trở thành bang đầu tiên ở Mỹ ban hành luật cho phép các giáo viên mang súng đến trường. 

Luật này đã được Thống đốc bang Dennis Daugaard ký thông qua hôm 8.3, theo tờ The New York Times.

Những người ủng hộ luật trên cho rằng, điều này sẽ giúp ngăn chặn các vụ thảm sát đẫm máu ở trường học, như vụ thảm sát ở một trường tiểu học tại bang Connecticut hồi tháng 12 năm ngoái, khiến 26 học sinh thiệt mạng.

Tuy nhiên, luật mới này không bắt buộc các trường học tại bang Nam Dakota phải trang bị súng cho giáo viên và giáo viên cũng không nhất thiết phải mang súng đi dạy, BBC cho hay.

Luật cho phép giáo viên mang súng đến trường này sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới.

Huỳnh Thiềm

Trường học Mỹ tăng cường an ninh sau vụ xả súng
Mỹ bắt một kẻ dọa xả súng có 47 khẩu súng
Hé lộ chi tiết mới về vụ xả súng ở Connecticut
Ba vụ xả súng ở Mỹ trong ngày 15.12
Mỹ phá được âm mưu xả súng vào một trường học
Nước Mỹ treo cờ rủ tiếc thương các nạn nhân vụ xả súng
Nghi phạm đã giết mẹ ruột trước khi xả súng kinh hoàng

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130309/my-giao-vien-o-nam-dakota-duoc-phep-mang-sung-den-truong.aspx

Học bổng Chính phủ Môn-đô-va

Posted: 09 Mar 2013 02:56 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT thông báo tuyển sinh đi học tại Môn-đô-va năm 2013.

Theo đó, tổng số có 15 học bổng, bao gồm 5 học bổng đại học, 5 học bổng tiến sĩ và 5 học bổng thực tập sinh nghiên cứu khoa học.

Ứng viên trúng tuyển sẽ được Chính phủ Môn-đô-va cấp học bổng bao gồm học phí, bảo hiểm y tế, chi phí đi lại nội địa liên quan đến việc thực hiện chương trình học tập và bố trí chỗ ở trong ký túc xá phù hợp với quy định hiện hành của Môn-đô-va đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành.

Ứng viên không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo đã đăng ký dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào trừ trường hợp Bộ Giáo dục và Thanh niên Môn-đô-va, cơ sở đào tạo Môn-đô-va và Đại sứ quán Việt Nam tại U-crai-na kiêm nhiệm Môn-đô-va có thông báo bằng văn bản do điều kiện khách quan cơ sở đào tạo không đáp ứng được về Giáo sư hướng dẫn hoặc không có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nguyện vọng mà ứng viên đã đăng ký.

Hạn nộp hồ sơ trước ngày 1/4/2013 tại Văn phòng Cục đào với nước ngoài – 21 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Xem chi tiết tại đây.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201303/Hoc-bong-Chinh-phu-Mondova-1967499/

Dạo biển, 3 học sinh lớp 12 bị sóng cuốn trôi

Posted: 09 Mar 2013 02:56 AM PST

Sáng 9/3, tin từ UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, đến gần 10 giờ sáng cùng ngày, người thân và ngành chức năng vẫn chưa tìm thấy 3 em học sinh lớp 12 bị sóng biển cuốn mất tích vào chiều 8/3.

Nạn nhân xấu số ban đầu được xác định là em Lê Anh Kiệt, ở xã Ân Hữu, đang là học sinh lớp 12A3 Trường THPT Trần Quang Diệu và em Nguyễn Phú Cường, ở xã Ân Tường Đông, là học sinh lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nạn nhân còn lại vẫn chưa xác định được danh tính.

Sau khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên địa bàn, bà con ở vùng bãi biển Thiện Chánh đã quyên góp được 11 triệu đồng giúp đỡ gia đình các nạn nhân.

Doãn Công

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/dao-bien-3-hoc-sinh-lop-12-bi-song-cuon-troi-705049.htm

GS Nguyễn Minh Thuyết: Ba chung phải gắn với điểm sàn

Posted: 08 Mar 2013 10:55 PM PST

(GDTĐ) – Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, một khi Bộ GDĐT vẫn thực hiện kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương án ba chung thì vẫn phải có điểm sàn. Để đảm bảo tính công bằng trong tuyển sinh, Nhà nước có thể điều tiết bằng cách xem điểm đầu vào như một tiêu chí quan trọng để phân tầng các trường ĐH.

GS Nguyễn Minh Thuyết nói: Về lâu về dài, Bộ GDĐT nên giao quyền tự chủ về tuyển sinh cho các trường để họ chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về sản phẩm đào tạo của mình. Tuy nhiên, trước mắt, cụ thể là năm nay, Bộ GDĐT vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương án ba chung thì vẫn phải có điểm sàn. 


Thí sinh thảo luận kết quả sau buổi thi

Có lẽ hiện nay Bộ GDĐT đang băn khoăn vì nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập và một số trường ĐH, CĐ công lập mới thành lập không hấp dẫn người học nên nguồn tuyển ít, các trường này muốn hạ điểm sàn để lấy được nhiều sinh viên hơn. Thật ra yếu tố đầu vào chỉ quyết định phần nào chất lượng đào tạo nếu chúng ta có điều kiện và phương thức đào tạo tốt như các nước tiên tiến. Nhưng đào tạo như ở nước ta hiện nay, nhất là ở những trường còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo chất lượng thì không thể có chuyện đầu vào kém mà đầu ra tốt được.  Điểm sàn mọi năm khoảng 13 – 15 điểm/3 môn thi, nghĩa là bình quân mỗi môn chỉ khoảng 4 – 5 điểm. Nếu vì các trường khó khăn nguồn tuyển mà hạ xuống nữa để họ lấy đủ chỉ tiêu thì hạ đến tận đâu? 

Thưa giáo sư, nhưng nếu duy trì điểm sàn, các trường ngoài công lập sẽ cho rằng họ bị rơi vào thế yếu khi phải cạnh tranh với các trường công lập trong vấn đề tuyển sinh? 


GS Nguyễn Minh Thuyết

- Không phải trường ngoài công lập nào cũng khó khăn trong việc thu hút thí sinh. Vẫn còn nhiều trường hấp dẫn vì họ có những ngành đào tạo hợp với yêu cầu của đời sống kinh tế – xã hội và chất lượng đào tạo đảm bảo, sinh viên ra trường dễ tìm được việc làm. Ngay từ khi tham gia vào hoạt động đào tạo thì các trường ngoài công lập phải xác định họ bắt đầu một cuộc chơi mà sự tồn tại, phát triển phụ thuộc vào chính họ. Họ phải làm sao để trường mình ngày càng hấp dẫn người học thì mới tồn tại được. Nếu đào tạo mà điều kiện không đảm bảo, trường lớp phải đi thuê, giảng viên cũng phải đi thuê, không có những ngành nghề hợp nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo không cao thì làm sao người ta tin tưởng để theo học? 

Tôi cho rằng những trường chưa hấp dẫn thí sinh, dù công lập hay ngoài công lập, chỉ có cách đổi mới điều kiện, chương trình, phương thức đào tạo để làm sao chất lượng đào tạo đảm bảo ở mức cao nhất. Ngoài ra, các trường có thể học tập các doanh nghiệp, liên kết với nhau thành một trường ĐH bề thế hơn, có tiềm lực mạnh mẽ hơn, để có nhiều người học đến với mình hơn. 

Có ý kiến cho rằng nên mở rộng đầu vào, siết chặt đầu ra, kiểm soát chất lượng bằng chất lượng đầu ra và quy trình đảm bảo chất lượng?

- Được thế thì còn gì bằng! Nhưng ở Việt Nam, cho đến  nay, tôi không tin rằng đầu vào không có ý nghĩa quyết định. Điều kiện, phương thức đào tạo của mình còn kém và phần lớn các trường ĐH của mình không có sự sàng lọc sinh viên. Vào bao nhiêu ra bấy nhiêu! Luận văn tốt nghiệp nào cũng điểm 9 điểm 10, làm sao có chất lượng? Thực tế đã có nhiều đơn vị sử dụng lao động chê sản phẩm của các trường ĐH, CĐ trong nước, đặc biệt là các trường ngoài công lập. 

Nhiều ý kiến cho rằng nói điểm sàn thấp hay cao cũng chỉ là ý kiến chủ quan vì nó phụ thuộc vào mức độ khó dễ của đề. Cũng chưa bao giờ  đề thi được đem ra để đánh giá là tương thích với chương trình học phổ thông ở mức độ nào. Do đó việc đặt ra điểm sàn phải chăng để đánh đố các trường khó khăn nguồn tuyển? 

- Chúng ta cũng có thể bàn về chuyện đề thi, cách thi. Nhưng theo tôi mỗi kỳ thi đều có những yêu cầu của nó, kết quả thi của một thí sinh được đặt trong tương quan chung với các thí sinh cùng thi kỳ thi đó (cùng một chương trình học tập, cùng làm một đề thi). Vì thế trong tình hình cụ thể này tôi cho rằng dựa vào điểm sàn là đúng. Tất nhiên trong thực tế vẫn có chuyện "học tài thi phận" nhưng xét về đại trà thì kết quả thi bao giờ cũng phản ánh được tương quan giữa các thí sinh. 


Những thí sinh nộp bài trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012

Vậy khi chấp nhận giải pháp điểm sàn thì mình phải dựa vào những nguyên tắc nào để các trường ngoài công lập vẫn có nguồn tuyển dồi dào mà chất lượng đầu vào vẫn đạt đến ngưỡng chấp nhận được, thưa giáo sư?

- Có ý kiến đặt ra và tôi thấy hợp lý, đó là không chấp nhận việc nhiều trường trọng điểm xác định điểm chuẩn quá thấp để tuyển bằng đủ chỉ tiêu. Rõ ràng trường trọng điểm nào cũng hạ điểm chuẩn đến sát sàn thì ảnh hưởng đến các trường khác, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Nhưng chúng ta lại không có căn cứ pháp lý để dùng biện pháp hành chính quy định các trường trọng điểm phải có điểm tuyển cao hơn điểm sàn bao nhiêu. Chỉ có một cách Bộ GDĐT có thể thực hiện được là lấy điểm chuẩn tuyển sinh như một tiêu chí quan trọng để phân tầng các trường. Với những trường lấy điểm chuẩn thấp quá, ngang sàn hoặc hơn sàn chút ít thì không thể xếp vào hàng trường trọng điểm quốc gia, theo đó không được nhận ưu đãi của Nhà nước. Có làm thế thì các trường mới phải xác định nhiệm vụ của mình là đào tạo đối tượng nào, từ đó xác định điểm chuẩn phù hợp với vị thế của mình. Nhưng chuyện này phải làm ngay. Cứ bàn rồi để đó thì những trường thiếu nguồn tuyển còn phải chịu bất công trong tuyển sinh dài dài. 

Những trường trọng điểm thường có một số ngành về lâu dài nền kinh tế – xã hội cần nhưng kén thí sinh. Nếu lấy điểm chuẩn cao thì những ngành đó sẽ tuyển được ít thí sinh trong khi đầu tư của nhà nước lại căn cứ vào đầu sinh viên? 

- Đây là chỗ cần có bàn tay điều tiết của Nhà nước. Nhà nước phải đầu tư làm sao để tránh tình trạng các trường trọng điểm hoạt động chưa đúng tầm trọng điểm như hiện nay, nghĩa là vẫn ham tuyển sinh quá nhiều, ham đào tạo tại chức, ham làm những việc lặt vặt. Chúng ta hiểu họ buộc phải làm thế vì dù được tiếng là trọng điểm nhưng đầu tư cho họ chẳng đáng bao nhiêu, đã vậy lại chỉ đầu tư vào cơ sở vật chất chứ không đầu tư cho con người. Có tuyển sinh nhiều thì mới thu được học phí và mới được Nhà nước rót nhiều tiền. Lãnh đạo các trường ĐH cũng phải lo đời sống cho giảng viên, nếu không họ bỏ trường đi hết thì hết cả trọng điểm! Vì vậy, theo tôi, Nhà nước nên tránh đầu tư theo kiểu cào bằng và đầu tư theo định suất sinh viên máy móc. 

Cảm ơn giáo sư!


Thư Hiên (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4561/201303/GS-Nguyen-Minh-Thuyet-Ba-chung-phai-gan-voi-diem-san-1967480/

Kỷ luật 4 giáo viên dạy thêm tràn lan

Posted: 08 Mar 2013 10:55 PM PST


Quay li

Ngày 7/3, Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng đã chính thức thông báo xử lý kỷ luật 4 giáo viên vi phạm quy định dạy thêm, học thêm trong toàn ngành.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ky-luat-4-giao-vien-day-them-tran-lan/282417.gd

Đà Nẵng: Bất cập ở một số trung tâm giáo dục lưu trú

Posted: 08 Mar 2013 09:55 PM PST

(GDTĐ) – Năm học 2012-2013, số lượng học sinh tiếp tục tăng vọt, khiến nhiều trường tiểu học trung tâm quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng không đủ sức tổ chức bán trú và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. nắm bắt nhu cầu của phụ huynh học sinh, nhiều trung tâm giáo dục nhanh chóng hình thành và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động lưu trú, cùng giáo viên tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định. Hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trung tâm này cũng đang trở thành mối lo lắng của phụ huynh học sinh.

Cung không đáp ứng được cầu

Bà Trương Thị Nhã Trúc, Phó Hiệu trưởng Trường TH Phù Đổng cho biết: "Năm học 2012-2013, trường có đến 70 lớp, với gần 3.000 học sinh, tuy nhiên chỉ tổ chức được 13 lớp bán trú cho 445 học sinh, trong khi đó nhu cầu được tổ chức bán trú của phụ huynh là 100%, nhưng với số lượng phòng học hiện nay mà trường huy động được chỉ có 42 phòng, vì vậy, 57 lớp còn lại đều thực hiện dạy 1 buổi/ngày". Cũng như Trường TH Phù Đổng, các trường TH Phan Thanh, Hoàng Văn Thụ, Lý Công Uẩn cũng lâm vào "tình cảnh" tương tự. Ông Nguyễn Hữu Chính, Hiệu trưởng Trường TH Lý Công Uẩn cho hay, với số lượng học sinh tăng vọt trong nhiều năm học qua, năm học này nhà trường chỉ tổ chức được 15 lớp bán trú cho học sinh, trong tổng số 30 lớp học với gần 1.300 em có nhu cầu bán trú.


Xe đưa đón học sinh của các trung tâm vô tư "bắt khách" giữa lòng đường trước cổng Trường TH Phan Thanh

Tại các cổng trường TH Phan Thanh, Phù Đổng, Hoàng Văn Thụ, Lý Công Uẩn những chiếc xe đưa đón học sinh của các trung tâm giáo dục xếp hàng dài chờ đón học sinh. Cảnh tượng như "ong vỡ tổ" khi học sinh tràn ra cổng trường, chen chúc nhau lên xe để kịp về các trung tâm lưu trú kịp giờ ăn trưa. Có những chiếc xe tràn ra cả lòng đường, vô tư đứng "bắt khách" khiến tuyến đường bị ùn tắc. Nhiều phụ huynh mang tâm trạng bất an, chen lấn đứng nháo nhác đón con trước cổng trường. 

Nguy cơ "vỡ bán trú"

Hầu hết phụ huynh học sinh đều có nhu cầu gửi con vào các trung tâm lưu trú khi các trường không tổ chức bán trú và dạy học buổi thứ 2 cho con em mình, nhưng sau một thời gian gửi con vào các trung tâm, nhiều phụ huynh nhận thấy điều kiện chăm sóc, dạy học tại đây không đảm bảo nên đã tìm cách gửi con về nhà giáo viên. Bà Trương Thị Nhã Trúc, Phó Hiệu trưởng Trường TH Phù Đổng nói: "Vào đầu năm học, phần lớn phụ huynh có con em học tại trường đều gửi con vào các trung tâm lưu trú nhưng đến nay tỉ lệ này còn rất ít. Nhiều phụ huynh đến trường bày tỏ sự bất an, lo lắng khi phải gửi con em mình vào các trung tâm, đa số phụ huynh bày tỏ muốn được gửi con về nhà giáo viên. Vấn đề này, thật sự là nỗi băn khoăn, trăn trở của giáo viên cũng như của lãnh đạo nhà trường".

Tìm hiểu công tác tổ chức hoạt động của các trung tâm lưu trú trên địa bàn thì những người phụ trách đều cho biết, hiện các trung tâm đều phải chịu lỗ nặng vì số lượng học sinh liên tục giảm, trong khi đó các chi phí chi trả phục vụ sự hoạt động của trung tâm là rất lớn? Bà Phạm Thị Anh, Giám đốc trung tâm giáo dục An Tiên cho hay, trung tâm đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2012 nhưng mỗi tháng trung tâm phải bù lỗ hơn 30 triệu đồng vì nguồn thu phí từ học sinh không đủ chi trả hoạt động. Hiện tại trung tâm có hai cơ sở với 15 lớp gồm 246 em, tất cả đều là học sinh Trường TH Phù Đổng. 

Hiện nay, trên toàn quận Hải Châu có đến 8 trung tâm giáo dục (Win, Viên Thảo, Thành Tài, Tài Năng Việt, An Tiên, First Friends, Đôrêmon, Phúc Trí) có tổ chức lưu trú được cấp phép hoạt động. Ông Nguyễn Đăng Ngưng, Trưởng phòng GDĐT quận Hải Châu cho hay, xét trên nhu cầu của phụ huynh học sinh và đề án xin thành lập trung tâm của các đơn vị, cá nhân mà Ủy ban nhân dân quận ủy quyền phòng GDĐT cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm. Tuy nhiên, do không nắm bắt được tính đặc thù của hoạt động giáo dục nên hầu hết các trung tâm sau khi xin được cấp phép đều hoạt động không mấy hiệu quả. Trong số 8 trung tâm này chỉ có 2 trung tâm có điều kiện cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động tương đối có hiệu quả.

Dạy thêm để "giữ" học sinh?

Việc các trường "vỡ bán trú", dẫn đến việc các đơn vị, cá nhân đua nhau thành lập trung tâm giáo dục tổ chức lưu trú và dạy thêm, học thêm là một vấn đề dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức kiểm tra, quản lý hoạt động của các trung tâm giáo dục này còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, đảm bảo an toàn, chất lượng bữa ăn của trẻ. Đặc biệt là tình trạng giáo viên các trường đến dạy học sinh lớp mình ở trường tại các trung tâm còn khá phổ biến. Trong khi đó các trường và ngành giáo dục địa phương vẫn chưa có một văn bản quy định nào từ chính quyền để quản lý, xử lý việc dạy thêm, học thêm trái với Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ GDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

"Trong thời gian qua, bộ phận thanh tra của phòng GDĐT quận đã tổ chức nhiều đợt thanh kiểm tra hoạt động của các trung tâm nhưng chỉ mang tính "thăm" là chính. Việc phát hiện và xử lý tình trạng giáo viên dạy thêm, học thêm, dạy trước chương trình cho chính học sinh mình đứng lớp ở trường tại các trung tâm gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì hiện nay thành phố chưa có một văn bản nào quy định về dạy thêm, học thêm. Hay việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bữa ăn cho trẻ tại các trung tâm tuy không thuộc chuyên môn của ngành nhưng đây cũng là một vấn đề hết sức trăn trở và lo lắng", ông Lê Văn Tùng, chuyên viên thanh tra phòng GDĐT quận Hải Châu chia sẻ.

Có ý kiến cho rằng, việc ra đời các trung tâm giáo dục tổ chức lưu trú và dạy thêm, học thêm chỉ mang tính "mùa vụ", "tức thời" và chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, bởi theo chủ trương kế hoạch thì đến năm học 2015-2016 tất cả học sinh TH trên toàn thành phố Đà Nẵng đều được học 2 buổi/ngày tại trường. Tuy vậy, với những vấn đề nảy sinh từ các trung tâm lưu trú, trong đó có sự "biến tướng" của nạn giáo viên "núp bóng" dưới các trung tâm lưu trú để tổ chức dạy thêm, học thêm; bên cạnh đó, điều kiện ăn ở, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ đang trở thành mối lo ngại. Vấn đề đang rất cần chính quyền cùng các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng kịp thời chấn chỉnh và có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Đại Thắng-Ngọc Giang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Da-Nang-Bat-cap-o-mot-so-trung-tam-giao-duc-luu-tru-1967481/

Nhiều học sinh muốn thi vào Học viện Hải quân

Posted: 08 Mar 2013 09:55 PM PST

* Thu hút nguồn nhân lực vào hải quân VN

Tại đây nhiều học sinh cho biết sẽ dự thi vào Học viện Hải quân.

Tại hội nghị, cán bộ Bộ tư lệnh hải quân Vùng 1 đã thông tin một số nội dung cơ bản về tình hình biển đảo, chiến lược biển của VN, nhiệm vụ các thế hệ công dân VN trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại tá Nguyễn Văn Dũng – phó chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh hải quân Vùng 1 – đã giới thiệu truyền thống anh hùng của Quân chủng Hải quân và Học viện Hải quân, qua đó động viên, khuyến khích các em học sinh tích cực học tập, rèn luyện, đăng ký thi vào Học viện Hải quân để trở thành sĩ quan Quân chủng Hải quân.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/537252/nhieu-hoc-sinh-muon%C2%A0thi-vao-hoc-vien-hai-quan.html

Comments