Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhật ký yêu thương

Posted: 15 Mar 2013 06:25 AM PDT

(GDTĐ) – Tôi chẳng thể nào quên được cái cảm giác bỡ ngỡ và lạ lùng khi lần đầu tiên bước vào cổng trường tiểu học. Mẹ tôi dắt tay tôi vào khoảng trời thật mới mẻ: Đó là lớp học. Tôi nắm chặt lấy bàn tay của mẹ. Tôi vừa muốn ôm mẹ vào lòng và khóc vì sợ hãi, nhưng cũng muốn chạy thật nhanh vào khám phá khoảng trời bí ẩn mới lạ kia và cảm thấy sợ hãi vì phải bước vào cuộc hành trang mới. Bỗng cô giáo đến cạnh bên tôi, âu yếm và vuốt mái tóc tôi. Cô dịu dàng nói với tôi:

- "Em bây giờ đã chính thức là một học sinh trường tiểu học, em hãy cố gắng ra sức thi đua học tập thật tốt để không phụ lòng cô giáo và cha mẹ".

Lời cô nói sưởi ấm lòng tôi, nó đã tiếp cho tôi một sức mạnh vô cùng lớn để tôi học tập tốt. Tiết học đầu tiên, cô dạy chúng tôi tập viết, lúc đầu còn bỡ ngỡ, cô nắm tay tôi dạy tôi tập viết. Bàn tay cô thật ấm áp, gợi trong lòng tôi nhớ đến hình ảnh người mẹ đã dắt tay tôi trên con đường tới trường. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Buổi học kết thúc, với một hồi trống tan trường thật rộn rã và tưng bừng. Rồi cả lớp sách cặp ra về. Tôi lại suy ngẫm về tiết học của mình. Một tiết học đầy bổ ích và tôi học được bao nhiêu điều hay từ cô giáo của mình. Tôi đứng chờ mẹ đón ở cửa lớp học. Từng học sinh cứ ra về lũ lượt.  Rồi vắng dần. Lát sau thì chẳng còn ai. Trường yên tĩnh vô cùng. Tôi bơ vơ giữa khoảng trời vắng lặng. Tôi bắt đầu hoảng hốt, lo lắng. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy cô giáo chủ nhiệm dắt xe ra về. Nhìn thấy tôi, cô ngạc nhiên nói:

- "Sao giờ em vẫn còn ở đây?" Tôi trả lời với giọng thút thít:

- "Hu… hu… cô ơi! Cô… Mẹ em không đến đón em rồi! Cô ơi… Bố mẹ em bỏ em rồi cô ơi… Cô nở nụ cười hiền dịu xoa đầu tôi và nói: – "Em đừng nghĩ linh tinh, chắc bố mẹ em có việc bận, chưa kịp đón em đấy thôi!". Rồi cô đưa tôi về nhà. 

Chiếc xe đạp cũ gắn bó với cô đã đưa tôi về nhà. Tôi cảm thấy mình thật vinh dự và hãnh diện. Cô còn bảo tôi áp đầu vào lưng cô cho khỏi gió. Hai hàng cây bên đường đung đưa như cổ vũ cô, chào đón cô và tôi. Ồ! Con đường quen thuộc kia rồi! Tôi thốt lên: "Cô ơi! Sắp về đến nhà em rồi". Tôi vui quá. Cô trao tôi tận tay bà nội, vì bố mẹ tôi đi vắng. Hai ba ngày rồi, bố mẹ tôi vẫn chưa về, nên cô đã đến nhà đưa tôi đi học. Hai cô trò đi qua cánh đồng rộng mênh mông, cơn gió mùa thu lướt nhẹ làm cánh đồng xôn xao gợn sóng mái tóc cô bay trong gió, mùi hương thoang thoảng làm tôi thích thú. 

Có hôm trời mưa to gió lạnh, con đường tới trường trở nên bị lấm và trơn, cô phải dong bộ cả quãng đường dài. Lúc ấy tôi lại quên không mang áo mưa, cô đã lấy áo mưa mặc cho tôi. Vì vậy, cô lại bị ướt giữa trời mưa gió lạnh. Những lúc như thế tôi lại rưng rưng nước mắt vì thương cô và tự trách mình làm cô khổ. Trong lòng tôi lại cảm thấy áy náy. Tôi mang ơn cô nhiều lắm. Vì thế, tôi phải ra sức học tập thật tốt để không phụ lòng cô giáo đã hy sinh tất cả vì mình. 

Ngày hôm sau, nghe tin cô giáo bị ốm, tôi òa khóc đến nỗi sưng cả mắt vì thương cô. Ngày hôm ấy, bố mẹ tôi trở về, tôi kể hết sự việc cho bố mẹ nghe. Mẹ tôi đưa tôi đến nhà thăm cô giáo. Khi bước vào cửa ngôi nhà được lợp bằng mái ngói, tôi nhìn thấy cô đang nằm trên chiếc giường với nét mặt không được tươi tắn. Nhìn thấy tôi, cô nở nụ cười tươi tắn, hiền hậu quen thuộc để tôi thấy ấm lòng. 

Năm tháng qua đi, nhưng những kỷ niệm yêu thương của cô mãi còn trong tâm trí tôi. Hình bóng thân quen của cô luôn hiện ra trước mắt tôi với nụ cười thân thiện và tràn ngập tình yêu mến. Những kỷ niệm đó đã được ghi thành những dòng nhật ký mà tôi vẫn giữ làm kỷ niệm. 

Tôi gọi đó là nhật ký yêu thương. 

Mỗi khi mở ra hình ảnh người cô hiện ra thật đẹp và thiêng liêng. Tôi thật vinh dự và tự hào vì mình được làm học trò của cô.

Mã số: 673

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Nhat-ky-yeu-thuong-1967660/

Hơn 800 học sinh nghỉ học để trường… đi lễ chùa!

Posted: 15 Mar 2013 06:25 AM PDT

Theo báo cáo của trường THPT Tô Hiến Thành, thành phố Thanh Hóa vào ngày 9/3, Công đoàn nhà trường có tổ chức cho giáo viên đi lễ chùa đầu năm.

Trong báo cáo gửi Sở GDĐT Thanh Hóa, Ban giám hiệu nhà trường cho biết, theo Nghị quyết của Đại hội Công đoàn nhà trường nhiệm kỳ 2012 – 2015, hàng năm Công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn đi tham quan học tập. Thời gian tổ chức vào hai dịp: nghỉ hè và sau tết Nguyên đán gắn với các lễ hội truyền thống dân tộc.

Trường THPT Tô Hiến Thành.

Trong hai ngày 9 và 10/3 vừa qua, Ban chấp hành Công đoàn đề nghị nhà trường cho nghỉ ngày 9/3 (ngày 8/3 vẫn làm việc bình thường) và sẽ tổ chức dạy bù vào thời gian dự phòng của học kỳ II, đúng, đủ chương trình theo quy định, đảm bảo tiến độ phân phối chương trình, biên chế thời gian năm học.

Vào ngày 9 và 10/3/2013, nhà trường đã đồng ý cho Công đoàn tổ chức cho đoàn viên công đoàn tham dự lễ hội truyền thống, tham quan học tập tại một số di tích lịch sử, danh thắng theo kế hoạch.

Điều đáng nói ở đây là ngày 9/3 (tức thứ 7) vẫn là ngày làm việc bình thường, nhưng nhà trường có tổ chức cho tập thể giáo viên nghỉ dạy để đi tham quan chùa Yên Tử, Quảng Ninh; Côn Sơn, Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) và chùa Hương, Hà Nội.

Trước sự việc trên, sáng ngày 15/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, cô Lê Thị Đăng – Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết: "Nhà trường đã làm báo cáo gửi Sở GDĐT. Bản thân tôi mới được điều chuyển về đây, kế hoạch này là của Công đoàn từ trước đó. Nhưng vì thể theo nguyện vọng và kế hoạch đã đề ra nên nhà trường đã đồng ý. Điều phụ huynh thông tin phản ánh là có thật".

"Nhà trường còn nhiều khó khăn, mình muốn có sự chia sẻ, động viên anh em thôi. Cũng rất may cho nhà trường là trong thời gian đó không có bất cứ vấn đề gì xảy ra về phía giáo viên cũng như học sinh nhà trường. Nhà trường sẽ rút kinh nghiệm về vấn đề này", cô Đăng cho biết thêm.

Không chỉ riêng Trường THPT Tô Hiến Thành cho học sinh nghỉ học để giáo viên đi chùa đầu xuân, mà tại Trường THPT Hàm Rồng cũng cho giáo viên nữ đi tham quan đền Trần (Nam Định) từ chiều ngày 9/3.

Trao đổi với Dân trí, ông Trịnh Xuân Cảnh, Chánh Văn phòng Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện chúng tôi đã nhận được báo cáo của trường Tô Hiến Thành, còn Trường THPT Hàm Rồng chưa thấy báo cáo. Sau khi nhận được thông tin, Sở cũng đã yêu cầu các trường làm báo cáo về Sở. Vấn đề này Chủ tịch tỉnh cũng đã có ý kiến chỉ đạo, mình không bàn thêm, sau đó Sở cũng đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị. Nhiều trường cũng có làm báo cáo gửi Sở về việc này. Thứ 7 chỉ có buổi sáng học chính khóa, còn buổi chiều học bồi dưỡng nên Giám đốc Sở cũng đã duyệt nhưng phải đảm bảo về an toàn và thời gian học. Không biết hai trường này tại sao không thấy báo cáo. Nhưng họ cũng có kế hoạch bài bản".

"Sẽ đợi giám đốc công tác về chúng tôi báo cáo sự việc này. Quan điểm của Sở cũng rất nghiêm túc trong vấn đề này", ông Cảnh khẳng định.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến cũng đã có công văn chỉ đạo về việc nghiêm cấm và xử lý các trường hợp cán bộ, công chức tổ chức đi lễ hội, đền chùa trong giờ làm việc.

Nội dung công điện nêu rõ: Các cơ quan đơn vị, tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chương trình kế hoạch công tác của ngành, địa phương, đơn vị mình và các nhiệm vụ UBND tỉnh giao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng.

Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm ý kiến chỉ đạo nêu trên thì gọi điện phản ánh ngay cho Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý theo quy định.

Duy Tuyên

Nguồn: http://dantri.com.vn/su-kien/hon-800-hoc-sinh-nghi-hoc-de-truong-di-le-chua-707414.htm

Sứ giả của con chữ với làng Bahnar

Posted: 15 Mar 2013 05:25 AM PDT

(GDTĐ) – "Chỉ có tình người, lòng tận tụy của người giáo viên mới có thể sớm thay đổi nhận thức của những người Bahnar vốn chỉ sống dựa vào núi rừng. Muốn như vậy, người giáo viên phải cùng ăn, cùng sống trong lòng từng ngôi làng để thấu hiểu, để những lời vận động đi vào lòng người nhất". Đấy là lí do cô giáo Nguyễn Thị Quảng (sinh năm 1965) đã hơn 20 năm qua gắn với bản làng Hrách Gió của người Bahnar ở xã Chư Krei (Kông Chro – Gia Lai).

20 năm bám làng

Năm 1993, khi tuổi đời vừa tròn 28, người giáo viên ấy đã bỏ lại đằng sau tổ ấm vừa gây dựng,  thành phố mang tên Bác đầy phồn hoa, nhộn nhịp, mang theo hành trang là những con chữ đến với núi rừng xã Chư Krei. Hai mươi năm sau, cô vẫn ở đó, gắn bó với những ngôi làng dưới tán rừng xanh, hằng ngày lấy việc dạy chữ cho trẻ em người Bahnar. Để rồi, cô giáo ấy đã trở thành một người mẹ trong lòng bao thế hệ trẻ em người Bahnar ở Chư Krei. 

Khi ấy, con chữ với người dân Bahnar nơi đây là một thứ gì đó xa lạ lắm. Cả xã hầu như không ai biết chữ, người nói được tiếng Kinh chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn người Kinh…chỉ mình cô và duy nhất.

Vốn đã quen với cuộc sống nhộn nhịp của phố thị, chưa biết mùi vất vả nhiều, những ngày đầu mới tới với cô Quảng quả là một thử thách. Cô kể rằng những ngày đầu biết bao gian khổ cùng cực nhất là mỗi khi mùa mưa đến, con đường từ trung tâm huyện vào xã dài hơn 20km nhưng phải đi hết cả ngày đường. Đường bùn đất lầy lội, quần xắn tới bẹn, mò mẫm từng bước chân từ sáng tới tối mới đến được trung tâm xã.


Việc chăm lo dạy chữ cho những trẻ em ở Chư Krei là niềm vui duy nhất của cô

Đường vào những ngôi làng giữa rừng còn gian truân gấp trăm lần, vừa gai góc, rậm rạp, âm u… Giữa chốn thâm sơn cùng cốc ấy, phải đối mặt với biết bao khó khăn nhưng chưa một lần cô giáo trẻ này nản chí muốn bỏ cuộc. Cô Quảng chia sẻ: "Khi ấy khổ vô cùng, lớp học cũng dột nát chứ không kiên cố như bây giờ. Nhưng thấy người dân ở đây còn khổ quá, lại mù chữ nên mình thương lắm, và mình cảm thấy mình thật hạnh phúc vì đã được ăn học đầy đủ, người dân ở đây cũng cần được như vậy".

Cứ thế, cô thủ thỉ với từng em nhỏ, rằng, người Bahnar cũng có thể làm giáo viên, người Bahnar cũng có thể làm cán bộ, bác sĩ… Và, đã rất nhiều học sinh của cô sau này lớn lên, chăm chỉ học hành đã trở thành những người có tri thức, về phục vụ chính quê hương mình. Cô mừng rỡ khoe: "Phó Chủ tịch xã Chư Krei bây giờ cũng là học trò của mình đấy". Những ngôi nhà kiên cố dần mọc lên, người Bahnar cũng đã dần quên đi cái đói, những hủ tục đã thấm vào máu thịt của từng người dân, từng bước xóa bỏ cũng nhờ phần lớn những đôi tay học trò cô Quảng. 

Suốt 20 năm bám dân, bám làng, là từng đó lứa học sinh của Chư Krei đã đi qua dưới bàn tay uốn nắn dạy tận tụy của cô. Nhiều học trò nay đã lớn, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, rồi những đứa trẻ ấy lại là học trò cô. 

Tiếng hát trong căn chòi nhỏ

Từng ấy năm bám làng, bám dân, chỉ có tình người mới là động lực để níu giữ người giáo viên này với bản làng. Cô Quảng còn nhớ như in những ngày đói rét, dân làng cùng đến lợp lại cho cô mái nhà, người mang bồ thóc, người mang củ mỳ… Rồi những tiếng cười giòn giã bên bếp lửa của cô trò. Lũ nhỏ sợ cô buồn, chúng kéo nhau đến hát cho cô nghe. Chúng hát, cô ôm chúng trong lòng mình, tay khâu từng miếng áo rách của những chiếc áo đỏ sẫm màu đất. Những ngày lũ trẻ bỏ học lên rẫy tuốt lúa, cô Quảng tìm đến rẫy, vừa cùng tuốt lúa đến rát đôi bàn tay, vừa vỗ về các em, động viên cha mẹ cho các em đến lớp. Những hôm đến nhà thăm các em, trong nhà có người bị ốm, cô tất tả chạy về mang dầu đến xức, rồi lại tất tả chạy đi mua thuốc dẫu trời mưa gió. Hay năm Chư Krei mất mùa, học trò mang bụng đói đến lớp, nhiều em lả đi. Cô Quảng bèn trồng một vườn mì, rồi mỗi sáng thức dậy từ sớm tinh mơ, luộc mì mang lên lớp chống chọi cái đói… "Kể sao hết những kỷ niệm với mảnh đất nghèo này…" – cô Quảng nghẹn ngào. 

Suốt hàng chục năm đằng đẵng ở Chư Krei, gia sản của cô Quảng chỉ vỏn vẹn là căn chòi tranh nhỏ bé. Mỗi ngôi làng là mỗi căn chòi như thế. Đầu xuân năm mới 2013, chúng tôi vô tình gặp cô giữa làng Hrách Gió, cô bước ra từ căn chòi nhỏ bé giữa làng đến nỗi chẳng ai ngờ đó là "cơ ngơi" của một giáo viên có thâm niên hơn hai chục năm. Căn chòi rộng chừng 10m2, mái lợp tranh, cánh cửa thấp nhỏ, bên trong là một cái giường được ghép lại từ những thanh tre mỏng manh, một cái bàn học, một cái bếp ở góc chòi và một khoảng trống đủ rộng để gọi là chỗ đi ra đi vào. "Cái chòi nhỏ, trời mưa gió thì liêu xiêu, dột nát, nhưng ấm cúng, chỉ thế là cũng đủ rồi em à" – cô nhẹ nhàng nói với chúng tôi. 

Hai mươi năm một tấm lòng những đứa trẻ người Bahnar, để rồi hằng đêm cô Quảng  hát lên bài hát "Tâm hồn" mà cô tự sáng tác trong những đêm cô quạnh trong căn chòi. "Khi bước chân vào đời/ Em chọn ngành sư phạm/ Giờ em làm cô giáo/ Vào tận nơi rừng xa/ Làm bạn cùng trời sao… Người thôn bản nơi vùng xa hiền hòa/ Cùng học trò vui ngày tháng qua…".

Hoàng Văn Thanh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201303/Su-gia-cua-con-chu-voi-lang-Bahnar-1967659/

Tìm thấy hai học sinh chết đuối trong hố lò gạch

Posted: 15 Mar 2013 05:25 AM PDT

Vào khoảng 9h sáng 15/3, người dân khối Tây Hồ 1, phường Quang Tiến phát hiện hai thi thể trẻ em bị chết đuối nổi lên tại hố nước sâu cạnh lò gạch của một hộ dân trong khối.

Vị trí phát hiện thi thể hai em học sinh chết đuối

Ngay sau đó, người dân đã trình báo lên cơ quan chức năng truy tìm tung tích hai cháu bé. Danh tính nạn nhân được xác định là cháu Nguyễn Như Anh (SN 2001, trú tại khối Quang Thịnh, phường Quang Tiến) và cháu Nguyễn Phương Nam, (SN 2002, trú tại khối Tây Hồ 1, phường Quang Tiến). Cả hai em đang là học sinh trường tiểu học Quang Tiến, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa.

Người nhà 2 cháu kể lại, vào khoảng 14h ngày 13/3, không thấy hai cháu về nhà, cả hai gia đình đã cho người đi tìm khắp nơi nhưng không thấy.

Gia đình hai em học sinh làm thủ tục mai táng

Sau gần hai ngày tìm kiếm, đến sáng nay (15/3), hai gia đình đau lòng khi nhận được hung tin. Qua khám nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân tử vong của hai cháu là do đuối nước.

Thế Dương – Nguyễn Duy

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/tim-thay-hai-hoc-sinh-chet-duoi-trong-ho-lo-gach-707588.htm

Những điều cần biết tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 ra mắt phiên bản điện tử

Posted: 15 Mar 2013 04:25 AM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa công bố phiên bản điện tử cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013".

Thí sinh thi ĐH 2012. Ảnh: NN
Thí sinh thi ĐH 2012. Ảnh: NN

Với phiên bản điện tử này, thí sinh truy cập địa chỉ  http://www.moet.edu.vn được cung những thông tin quan trọng về tuyển sinh ĐH, CĐ trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi vãng lai; Danh sách các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường.

Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm, vừa học,… thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.

Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013" cũng giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù hợp với nguyện vọng và năng lực học tập của mình.

- Xem toàn văn cuốn sách tại đây.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Nhung-dieu-can-biet-tuyen-sinh-DH-CD-2013-ra-mat-phien-ban-dien-tu-1967661/

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cần kỷ luật để giữ đam mê

Posted: 15 Mar 2013 04:25 AM PDT

 

Trước khi bắt đầu buổi nói chuyện, giáo sư Ngô Bảo Châu đã đưa ra những vấn đề để học sinh thảo luận như làm thế nào để tìm hiểu thế giới xung quanh, kỷ luật, đam mê và lòng dũng cảm để trả lời cho câu hỏi "Học như thế nào?".

Trước "phản biện" của một học sinh là nên đặt đam mê lên đầu tiên, giáo sư Châu đưa ra quan điểm: "Tại sao tôi đặt kỷ luật lên hàng đầu, trước niềm đam mê và dũng cảm. Khi bạn học toán, ngôn ngữ, thể thao thì phải có niềm đam mê. Tuy nhiên, niềm đam mê rồi cũng sẽ giảm đi. Chỉ có kỷ luật mới giữ được cho bạn niềm đam mê đó. Khi chơi một trò chơi, đến một lúc nào đó niềm đam mê sẽ giảm nhưng vì tôn trọng người chơi, bạn vẫn phải chơi. Kỷ luật có nghĩa là tôn trọng luật chơi".

"Thưa thầy, làm thế nào để nuôi dưỡng niềm đam mê và để nó không mất đi?" - một nữ sinh tiếp tục đặt câu hỏi. Một cách từ tốn, giáo sư Châu chia sẻ: "Động lực của học tập là đi tìm sự thật, đó là cách để nuôi dưỡng niềm đam mê. Trường học có thể giúp bạn thông qua các tổ chức nghiên cứu, các hoạt động tranh luận…".

Câu hỏi của một nữ sinh khác nhận được những tràng pháo tay từ hội trường khi thắc mắc: "Thưa giáo sư, tại sao không có sự tò mò trong những ý giáo sư vừa đề cập?". Giáo sư Châu trả lời: “Chúng ta không thể tìm ra câu trả lời, sau khi đã có sự tò mò mà không có kỷ luật". Cũng theo giáo sư Châu, trong quá trình học tập, sự trung thực là điều rất cần và "các em phải có sự dũng cảm để đạt được điều đó". 

Kết thúc buổi nói chuyện bằng tiếng Anh, một "nữ sinh nhí" đại diện cho trường nói bằng tiếng Việt khiến hội trường đồng loạt vỗ tay: "Xin cảm ơn giáo sư Châu, sự hiện diện của giáo sư là niềm vinh hạnh của Trường BIS chúng con. Con xin đại diện cho trường gởi tặng đến giáo sư một món quà để thể hiện tình cảm của trường chúng con".

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/538153/giao-su-ngo-bao-chau-can-ky-luat-de-giu-dam-me.html

Điểm sàn là ngưỡng tối thiểu đảm bảo chất lượng

Posted: 15 Mar 2013 12:24 AM PDT

(GDTĐ) – Điểm sàn là gì? Nguyên tắc xác định điểm sàn? Điểm sàn được tính toán như thế nào để bảo đảm chuẩn chất lượng tối thiểu vào đại học, cao đẳng và nguồn tuyển cho các trường? Để trả lời những câu hỏi trên của bạn đọc, Báo GDTĐ đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GDĐT.               

 PV: Điểm sàn là gì? Mục tiêu của việc xác định điểm sàn là gì, thưa ông? 

PGS.TS Ngô Kim Khôi
PGS.TS Ngô Kim Khôi

PGS.TS Ngô Kim Khôi: Điểm sàn được áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2005 theo phương thức "3 chung".

Điểm sàn là điểm  tối  thiểu để thí sinh được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi theo phương thức này.

Điểm sàn được xác định cho từng khối thi A, B, C, D đối với học sinh phổ thông – KV3. Điểm sàn tương ứng với các nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm và các khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi hệ thống kiểm định chất lượng chưa phát triển, kinh nghiệm và các điều kiện bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học chưa đồng đều thì việc quy định điểm sàn xét tuyển là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ; trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 

Những năm qua, điểm sàn đã được xác định cho từng khu vực ưu tiên, mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp cách nhau 0,5 điểm (thí sinh ở khu vực KV2, giảm 0,5 điểm, ở khu vực KV2 – nông thôn giảm 1,0 điểm và ở khu vực KV1 giảm 1,5 điểm so với thí sinh ở khu vực KV3 không ưu tiên) và cho từng đối tượng ưu tiên, mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm (thí sinh thuộc nhóm ưu tiên (UT1), giảm 2,0 điểm và nhóm (UT2) giảm 1,0 điểm so với thí sinh không ưu tiên).

Ví dụ: Điểm sàn đại học khối A kỳ thi tuyển sinh năm 2012 đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3 (HSPT-KV3) là 13,0 điểm, thì điểm sàn tương ứng theo từng khu vực ưu tiên là: Khu vực 2 (KV2) là 12,5 điểm; khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 12,0 điểm và khu vực 1 (KV1) là 11,5 điểm.

Tương tự, điểm sàn của thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) là 11,0 điểm và nhóm ưu tiên 2 (UT2) là 12,0 điểm.

Nếu thí sinh vừa ở khu vực 1 (KV1) và vừa thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1), thì điểm sàn tương ứng là 9,5 điểm, giảm 3,5 điểm so với 13,0 điểm đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3 (HSPT – KV3) không được ưu tiên.

Như vậy, những năm qua, thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, điểm sàn đã được xác định cho từng đối tượng và cho từng khu vực ưu tiên.


Thí sinh tự tin trước các buổi thi

Điểm sàn được xác định dựa trên nguyên tắc nào, thưa ông?

- Việc xác định điểm sàn những năm qua được dựa trên các nguyên tắc: 1) Đúng quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ GDĐT; 2) Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường về công tác tuyển sinh; 3) Nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; 4) Bảo đảm tỷ lệ trúng tuyển hợp lý theo cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội và loại hình trường.

Vậy điểm sàn những năm qua được tính toán dựa trên các căn cứ/tiêu chí nào?

Từ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2005 đến năm 2012, điểm sàn được xác định dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: 1) Kết quả thi của thí sinh theo đề thi chung của Bộ GDĐT đối với từng khối thi A, B, C, D; 2) Chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng từng khối thi; 3) Chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh; 4) Cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội và loại hình trường và 5) Khả năng dịch chuyển của thí sinh giữa các khu vực, vùng miền.

Để xem xét và quyết định về điểm sàn xét tuyển, Bộ phải thành lập Hội đồng xác định điểm sàn, cụ thể thành phần Hội đồng thế nào? 

- Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng có 30 thành viên, trong đó 25/30 thành viên Hội đồng là đại diện các trường đại học, cao đẳng, gồm: 2 Đại học Quốc gia, 3 đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng); 3 trường đại học đặt 3 cụm thi quốc gia (Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ). Năm 2012 bổ sung thêm thành viên Hội đồng là Trường Đại học Hàng hải (cụm thi Hải Phòng); 3 trường đại học đại diện cho 3 vùng (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ); 5 trường đại học, cao đẳng tư thục đại diện 3 miền (Bắc, Trung, Nam) và một số trường đại diện khối ngành, một số trường cao đẳng công lập.

Thành phần Hội đồng như trên bảo đảm đại diện đầy đủ cho các trường theo khu vực, vùng miền, loại hình trường, trình độ đào tạo… trên phạm vi cả nước.

Khi họp Hội đồng xác định điểm sàn thường xem xét mấy phương án khác nhau?

- Căn cứ kết quả thi của thí sinh theo từng khối thi, chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng, chính sách ưu tiên… thường trực hội đồng thực hiện việc thống kê điểm toàn quốc và thống kê điểm theo từng khối thi, từng đối tượng và khu vực tuyển sinh.  

Trên cơ sở thống kê điểm và phổ điểm, thường trực hội đồng tính toán, cân đối, khả năng luân chuyển, hệ số dôi dư và dự kiến 3 phương án điểm sàn tương ứng với 3 mức điểm khác nhau của từng khối thi trình Hội đồng xem xét, phân tích, lựa chọn và biểu quyết thông qua, để tư vấn về phương án điểm sàn phù hợp nhất, khả thi nhất cho kỳ tuyển sinh. 

Căn cứ quyết nghị và tư vấn của Hội đồng về phương án điểm sàn, Bộ GDĐT quyết định về điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng đối với từng khối thi cho kỳ thi tuyển sinh.

Xin cảm ơn ông!

Gia Linh (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4561/201303/Diem-san-la-nguong-toi-thieu-dam-bao-chat-luong-1967651/

Hội thảo tuyển sinh chương trình đào tạo liên kết Việt-Anh

Posted: 15 Mar 2013 12:24 AM PDT

Trung tâm hợp tác quốc tế – Trường Đại
học Ngân hàng TP.HCM tổ chức hội thảo
tuyển sinh Chương trình cử nhân quốc tế – Chương trình hợp tác đào tạo
với
trường Đại học Bolton Vương quốc Anh vào 24/3/2013.

Trước mùa tuyển sinh, các vị phụ huynh
đều băn
khoăn, lo lắng trong việc chọn trường, chọn ngành … cho con em mình.
Ngoài các
trường ĐH trong nước, du học là một giải pháp được nhiều bậc phụ huynh
lựa chọn,
con đường được xem là cánh cổng mở ra chân trời tri thức mới tạo nên sự
thành
công trong học vấn và nghề nghiệp.

Thế nhưng, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, chi phí cho
việc du
học là quá cao đã trở thành gánh nặng tài chính đối với nhiều gia đình.
Bên cạnh
đó, điều mà các đấng sinh thành lo lắng và luôn cảm thấy bất an đó là:
với tuổi
đời còn quá trẻ và vốn sống ít ỏi thì lúc ở nơi xứ người, con mình phải
xoay sở
ra sao khi thiếu vắng sự quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình.
 
Nhiều năm trở lại đây, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đang
được thúc
đẩy và phát triển. Nhiều chương trình liên kết đào tạo với mức chi phí
hợp lý đã
được triển khai ở Việt Nam. Giá trị thực tiễn lớn nhất tạo nên sức hấp
dẫn cho
các chương trình này chính là sự trải nghiệm trong môi trường học hiện
đại, năng
động; chương trình đào tạo, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy và
đội ngũ
giảng viên theo tiêu chuẩn của các trường ĐH đến từ các quốc gia có nền
giáo dục
tiên tiến.
 
Với bằng cấp Quốc tế, kiến thức và kỹ năng tiếp nhận được từ chương
trình, cơ
hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn trong nền kinh tế của thời đại mới – nền
kinh tế
mà quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang là một xu hướng tất yếu.
 
Có thể các chương trình liên kết đào tạo sẽ là sự lựa chọn sáng suốt và
phù hợp
đối với nhiều gia đình trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại. Vấn đề mà
các bậc
phụ huynh và các bạn học sinh cần quan tâm chính là sự phù hợp của ngành
nghề,
bề dày và chất lượng chương trình, uy tín của trường ĐH trong nước cũng
như
trường đối tác nước ngoài.  Và đặc biệt, để đảm bảo tính pháp lý, các
chương
trình đào tạo phải được sự thẩm định và công nhận của Bộ GGDĐT Việt
Nam.

Để tìm hiểu thông tin, các vị phụ huynh,
các em
học sinh có thể tham gia hội thảo tuyển sinh Chương trình Cử nhân quốc
tế -
Chương trình hợp tác đào tạo với trường Đại học Bolton Vương quốc Anh do
Trung
tâm hợp tác quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức.

- Thời gian:  08h30 sáng, ngày 24/3/2013
- Địa điểm : Hội trường Lầu 2 – 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Tp.HCM
Đăng ký tham dự Hội thảo tại: Phòng tuyển sinh – Trung tâm hợp tác quốc
tế -
Trường ĐH Ngân hàng Tp.HCM
Tầng trệt – Số 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 38214660
Fax : (08) 38214661
Email : info@bu.edu.vn
Website : www.bu.edu.vn

Trung tâm hợp tác quốc tế – Trường Đại
học Ngân hàng TP.HCM là đơn vị tổ chức và
quản lý các chương trình hợp tác đào tạo với các Trường đại học của Anh
Quốc,
Thụy Sỹ, Phần Lan… ở các bậc đào tạo Đại Học và Thạc Sỹ.

Chương trình cử nhân Quốc tế của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH
Bolton,
Vương quốc Anh được triển khai từ năm 2005.
 
Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ giảng
viên của
đại học Bolton và đại học Ngân Hàng. Văn bằng do đại học Bolton cấp có
giá trị
Quốc tế và được Bộ GDĐT  công nhận "QĐ số 3592/HTQT ngày 10/05/2005
của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và  Số555/QĐ-BGDĐT ngày 06/02/2013 của Bộ Giáo dục

Đào tạo"

Có chương trình trao học bổng dành cho
các sinh
viên đạt kết quả học tập tốt. Có chương trình xét miễn giảm môn học,
chuyển đổi
tín chỉ đối với các bạn sinh viên đã học tại các trường ĐH hoặc CĐ trong

ngoài nước.
 



Mạnh Trí 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/112922/hoi-thao-tuyen-sinh-chuong-trinh-dao-tao-lien-ket-viet-anh.html

Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở GD công lập

Posted: 14 Mar 2013 11:24 PM PDT

(GDTĐ) – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. 

Theo đó, tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Định mức giờ dạy/ năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGĐT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tải toàn văn thông tư tại đây

Kim Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Huong-dan-thuc-hien-che-do-tra-luong-day-them-gio-doi-voi-nha-giao-trong-cac-co-so-GD-cong-lap-1967652/

Bi hài: ‘Bẻ cong’ Nghị định vì… văn bản của Bộ Giáo dục!?

Posted: 14 Mar 2013 11:24 PM PDT

Trong công văn, Sở GDĐT Vĩnh Phúc nêu ra 3 căn cứ “hùng hồn” khẳng định mình không làm sai, trong đó “Căn cứ thứ nhất” ghi: Điểm xét tuyển của thí sinh trong kỳ xét tuyển vừa qua đều được tính dựa trên điểm học tập, điểm tốt nghiệp (cả hai con điểm này đều nằm trong điểm trung bình chung toàn khóa của bảng điểm) và điểm kiểm tra sát hạch của thí sinh. Điều này đúng với Điều 11 – Nội dung xét tuyển viên chức thuộc Mục 3 – Xét tuyển viên chức của Nghị định 29: “Khoản 1, xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển. Khoản 2, kiểm tra sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển”.

Trong công văn gửi Giaoduc.net.vn, Sở GDĐT Vĩnh Phúc nhiều lần dùng khái niệm này: Điểm trung bình chung toàn khóa đã bao gồm hai con điểm là Điểm học tập, Điểm tốt nghiệp”

Nghe những từ “bao gồm”, “nằm trong” có vẻ rất logic, hợp lý và cảm tưởng rằng Điểm trung bình chung toàn khóa x 2 (CT1) = Điểm học tập + Điểm tốt nghiệp (CT2). Và như thế, dù làm theo CT1 (cách mà Sở GDĐT Vĩnh Phúc tự áp dụng) hay CT2 (cách được quy định trong Nghị định 29) đều là đúng cả! 

Nhưng thực tế, Điểm trung bình chung toàn khóa không hề, không bao giờ được tính bằng cách lấy Điểm học tập + Điểm tốt nghiệp (rồi tổng đó chia đôi). Cụ thể:

- Với sinh viên đào tạo theo niên chế: Họ có vài chục đầu điểm môn học trong toàn khóa học, mỗi môn học ứng với số học trình nhất định để nhân hệ số (ví dụ: môn Triết học đạt 7 tính 5 học trình thì là 7×5; môn Logic học đạt 10 tính 2 học trình thì là 10×2 v.v.). Trung bình cộng của tất cả các môn học này chính là Điểm học tập (như khái niệm trong Nghị định 29 nêu).

Để tốt nghiệp ra trường, có sinh viên sẽ thi tốt nghiệp, có sinh viên làm luận văn/đồ án tốt nghiệp, từ đó có thêm đầu điểm nữa là Điểm tốt nghiệp (như khái niệm trong Nghị định 29 nêu). 

Còn để tính Điểm trung bình chung toàn khóa, các nhà trường coi đầu điểm Điểm tốt nghiệp có vai trò như một trong vài chục đầu điểm trong quá trình học tập, chỉ khác là số lượng học trình gắn cho nó nhiều hơn hẳn (có trường tính 10 học trình). Trung bình cộng của tất cả các đầu điểm gồm cả điểm môn học và điểm tốt nghiệp sẽ cho ra Điểm trung bình chung toàn khóa.

- Với sinh viên đào tạo theo tín chỉ thì đơn giản hơn: Điểm trung bình chung toàn khóa bằng trung bình cộng tất cả các đầu điểm môn học (họ không phải trải qua kỳ thi/làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp) – cũng tức là Điểm học tập (như khái niệm trong Nghị định 29 nêu).

Chính vì thế, với sinh viên đào tạo theo niên chế, Điểm tốt nghiệp chỉ đóng vai trò nhỏ làm nên Điểm trung bình chung toàn khóa. Kể cả sinh viên có đạt điểm 10 tốt nghiệp thì Điểm trung bình chung toàn khóa sẽ tăng không nhiều (do còn đến vài chục môn khác ứng với hàng trăm đơn vị học trình “kéo lại”).

Trong khi đó, theo Nghị định 29, Điểm tốt nghiệp là một đầu điểm độc lập, có vai trò tương đương với Điểm học tập (trung bình cộng của tất cả các môn học trong toàn khóa), do công thức là Điểm học tập + Điểm tốt nghiệp. Điểm 10 tốt nghiệp vì thế sẽ có vai trò rất lớn chứ không thể xem thường. Thế nhưng, như trường hợp chị Dương Thị Ánh, đạt 10 điểm luận văn tốt nghiệp nhưng không hề được đưa vào công thức xét tuyển giáo viên, khiến cho điểm xét tuyển của chị Ánh bị hụt tổng cộng 20,5 điểm.

Đến lúc này, chúng ta hiểu cái gọi là “bao gồm”, “nằm trong” thực chất là ngụy biện cho cách làm sai Nghị định, lập lờ đánh tráo khái niệm mà thôi!

Tại “vướng” Quyết định 25 của Bộ GDĐT?!


Đến giờ này, Sở GDĐT Vĩnh Phúc vẫn cho rằng mình làm đúng Nghị định! Ảnh Xuân Trung

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bi-hai-Be-cong-Nghi-dinh-vi-van-ban-cua-Bo-Giao-duc/283993.gd

Comments