Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học viện Công nghệ BCVT nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Posted: 07 Mar 2013 05:30 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (7/3), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và trao  danh hiệu cao quý này cho Học viện. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cũng tới tham dự.

vcvcv
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân gắn danh hiệu Anh hùng Lao động trao tặng Học viện Công nghệ BCVT. Ảnh: gdtd.vn

Học viện Công nghệ BCVT được thành lập năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên của Tổng công ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam), là tổ chức nghiên cứu, đào tạo đầu tiên được thành lập và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII. Hiện Học viện có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM với 13 khoa đào tạo và 3 Viện nghiên cứu đầu ngành về viễn thông – công nghệ thông tin, quy mô trên 28 nghìn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Theo báo cáo của Học viện, là đơn vị  nghiên cứu, đào tạo công lập nhưng ngay từ ngày đầu thành lập, Học viện đã không hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Vượt qua những khó khăn ban đầu của mô hình thí điểm với hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, đến nay, Học viện đã hoàn toàn tự chủ, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, tự trang trải toàn bộ kinh phí nhưng vẫn là tổ chức công lập, phi lợi nhuận. Việc chuyển nhanh sang cơ chế tự chủ là điểm đột phá cơ bản mang tính chất quyết định để Học viện thực hiện chiến lược đào tạo, nghiên cứu phải thật sự đáp ứng theo nhu cầu xã hội.

Học viện đã tiên phong đi đầu trong việc chủ động mở thêm một số ngành mới lần đầu tiên được tổ chức đào tạo ở Việt Nam như: Ngành Công nghệ đa phương tiện, ngành An toàn thông tin. Chất lượng đào tạo của Học viện được khẳng định bằng số sinh viên ra trường có việc làm rất cao và nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ đạt gần 30% tổng nguồn thu – cao nhất trong các cơ sở đào tạo ĐH trong cả nước.

Đại diện lãnh đạo Học viện nhận danh hiệu cao quý. Ảnh: gdtd.vn
Đại diện lãnh đạo Học viện nhận danh hiệu cao quý – Anh hùng Lao động. Ảnh: gdtd.vn

Đánh giá cao những thành tích đặc biệt xuất sắc của Học viện Công nghệ BCVT trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong cách quản lý … Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng thời đề nghị Học viện cần tăng cường hơn nữa số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ; có lộ trình để sinh viên ra trường có thể làm việc ngay trong môi trường tiếng Anh; phát triển ngành ngành Công nghệ đa phương tiện và ngành An toàn thông tin thành ngành mũi nhọn của Học viện.

Đặc biệt với ngành An toàn thông tin vừa được Bộ GDĐT giao đào tạo thí điểm, Phó Thủ tướng yêu cầu Học viện phối hợp với các cơ quan khác, đào tạo khóa đầu tiên có chất lượng để từ một ngành học có thể xây dựng thành một Viện về An ninh mạng, nghiên cứu phát triển mạng VNPT thành mạng an toàn nhất trong cả nước…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/Hoc-vien-Cong-nghe-BCVT-nhan-danh-hieu-Anh-hung-Lao-dong-1967441/

Tại sao tôi vẫn đến trường đại học

Posted: 07 Mar 2013 05:29 AM PST

Banbe
Facebook
Twitter
Hot!
Email
Email

Tôi không dám bỏ học. Nghe hơi… hèn nhưng việc học đại học đem lại cho tôi rất nhiều thứ.

Nắng

Mỗi lần gặp gỡ các anh chị khách hàng, bạn bè, sau khi giải quyết xong công việc thì tôi và mọi người đều dành chút thời gian “tám” chuyện. Và tôi để ý thấy rằng hầu hết những lúc tôi bắt đầu nói chuyện: “Sáng mai em lại phải dậy sớm đi học đây” thì mọi người mới… nhớ ra là tôi vẫn còn đang đi học. Nói chung, nhiều người từng khuyên tôi nghỉ học đại học, khuyên chứ không phải rủ rê, lôi kéo. Từ các anh chị làm tài chính đến kinh doanh, truyền thông… đều bảo: “Nắng nghỉ học đi để làm lương nghìn đô, việc học chiếm một nửa thời gian mà lại không được gì… bla… bla…”.

Cũng hơn một lần, tôi cân nhắc về quyết định này, thường là khi có cơ hội mới đến hoặc là stress khi khối lượng công việc nhiều quá! Cái cảm giác 3 giờ sáng loay hoay trước cái laptop và một đống gạch đầu dòng trong “to do list” và 6 giờ 30 đã phải đi học không phải là một cảm giác dễ chịu cho lắm! Thế nhưng, tôi vẫn quyết định bám trụ với việc học đại học, đến bây giờ còn 17 tháng nữa, tính cả hè là tốt nghiệp (kiểu đếm từng tháng), vì ba lý do mang tính cá nhân sau và vì là lý do cá nhân nên các bạn có thể đọc tiếp nếu thấy hứng thú, còn Nắng không muốn quy chụp hoặc áp đặt ý kiến của mình lên bất kỳ ai.

Một là tôi không dám bỏ học. Nghe hơi… hèn nhưng đúng là không dám bỏ khi việc học đại học vẫn còn đem lại cho tôi rất nhiều thứ. Tôi nghĩ kiến thức học được ở trường đại học sẽ không quá giúp ích cho công việc vì kỹ năng là điều sẽ cần thiết hơn khi đi làm. Tuy nhiên, hàng ngày tôi đến trường, có thời gian ngồi trong lớp học là lúc tôi có thể tạo điều kiện để rèn luyện bản thân như đọc thêm sách hoặc biết thêm được một hai thực tế mới về ACCA, CFA, về chính sách tuyển dụng của công ty này, công ty kia (là những chủ đề mà các bạn FTU hay nói chuyện với nhau, tôi ngồi… nghe lỏm), thay vì ở nhà “ngủ nướng” thêm 5 tiếng đồng hồ. Bằng cách này, việc học đại học giúp tôi hình thành những thói quen tốt thông qua những hành động được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài nên sẽ khó bị phá vỡ.

Một cái nữa mà môi trường đại học đem lại cho tôi là rất nhiều mối quan hệ tốt. Chơi với một người giỏi, tôi học thêm được một chút từ người ta. Làm quen với bạn của người giỏi đó, tôi lại học thêm được nhiều hơn. Tham gia một câu lạc bộ giỏi, tôi học hỏi được nhiều người về cách làm việc nhóm, các bước làm việc của một mô hình quản lý doanh nghiệp thu nhỏ. Nếu bạn bắt đầu một mối quan hệ từ trong trường đại học, xây từ quan hệ bạn bè nên việc làm ăn kinh doanh thì sẽ dễ phối hợp và thông cảm cho nhau hơn. Bản thân tôi cũng có rất nhiều mối quan hệ quý giá với bạn bè của mình và ý thức được giá trị của việc giúp đỡ lại qua. Ngoài ra, học đại học còn rèn luyện cả sự chịu đựng và lòng kiên nhẫn, những bạn học đại học chắc là đều hiểu được điều này. (Nếu vẫn chưa hiểu, hãy xem lại cách tôi đếm ngược đến ngày tốt nghiệp).

Lý do thứ hai là đi học rất vui. Đi làm cũng vui nhưng ít vui bằng đi học. Việc học ở trường đại học khá thoải mái, không cạnh tranh, kiểm tra thi cử sẵn sàng nhắc bài cho nhau, thầy cô thì không đáng sợ bằng… sếp. Môi trường kinh doanh thực tế là chiến trường rất khác, người ta giành giật, chen chúc, nói xấu, chơi đểu nhau để đoạt từ tay nhau là tiền, là địa vị, vật chất. Bữa trưa văn phòng sẽ ngổn ngang những suy nghĩ về nhiệm vụ còn dang dở, về hạn nộp kế hoạch buổi chiều, về tin nhắn và email của khách hàng chất chồng chưa kiểm tra. Những khi rơi vào tình huống như vậy, thỉnh thoảng tôi lại thèm một bữa nem chua rán và tào phớ ở Chùa Láng, rồi thở phào khi nhớ ra rằng mình vẫn còn là một đứa sinh viên để có thể nhắn tin rủ hội bạn ngày mai học xong sẽ đi ăn. Cuộc sống của một người vừa đi học, vừa đi làm có những niềm vui nho nhỏ như thế đấy. Tôi có thể “phân thân” làm hai con người khác nhau, khi nào Hồng Ngọc “PR” cảm thấy stress và áp lực quá thì tạm chuyển sang Hồng Ngọc “FTU”, đơn giản như ăn kẹo. Đấy, đi học vui mà.

Còn một lý do nữa có thể không “đao to búa lớn” bằng nhưng lại rất đơn giản và thực tế. Đó là dù tôi có đi làm kiếm được bao nhiêu tiền thì tiền học ở trường cũng là bố tôi đưa cho. Bố tôi có thể dùng khoản tiền đó cho những việc chi tiêu khác của gia đình nhưng bố đã dành nó để cho tôi đến trường học mà không cần lăn tăn nó có ảnh hưởng đến chuyện tài chính của tôi không (vì nếu lăn tăn thì chắc tôi cũng… bỏ). Và cũng vì điều này mà tôi chẳng có lý do gì để bỏ học cả.

Một anh bạn từng là quản lý tại một chuỗi cửa hàng cafe đã nói với tôi rằng: “Đi học là việc dễ nhất mà mình còn không làm được thì còn làm được cái gì nữa”. Đúng vậy, bạn bè tôi, người ta vẫn đi học bình thường, chẳng có lý do gì mà tôi lại không đeo thẻ sinh viên và đến trường học hàng ngày.

Vài nét về blogger:

Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/choi-blog/2013/03/tai-sao-toi-van-den-truong-dai-hoc-232567/

Thay đổi thứ tự thời gian các môn thi ĐH

Posted: 07 Mar 2013 04:30 AM PST

(GDTĐ)-Theo phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 của Bộ GDĐT, năm nay thứ tự thời gian các môn thi kỳ tuyển sinh sắp tới có thay đổi so với năm trước.

Theo đó, với khối B, môn thi đầu tiên là Toán, tiếp theo là Sinh học, Hóa học (các năm trước thứ tự: Sinh học, Toán, Hóa học).

Khối C, thứ tự thời gian các môn thi sẽ thay đổi như sau: Môn thi đầu tiên là Địa lý, tiếp theo là Lịch sử, Ngữ văn (các năm trước thứ tự: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).

Khối D, thứ tự thời gian các môn thi lần lượt là Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn (các năm trước thứ tự: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ).

Mục đích của những thay đổi trên nhằm giúp thí sinh đỡ mệt mỏi, căng thẳng khi phải làm hai bài thi tự luận trong cùng một ngày.

Xem lịch thi chi tiết như sau:

 NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Thay-doi-thu-tu-thoi-gian-cac-mon-thi-DH-1967443/

Tiếng Anh học thuật – Bạn cần được giải đáp?

Posted: 07 Mar 2013 04:29 AM PST

Sốc – chuyện thường ở huyện

Hiện nay, không ít bạn trẻ ngay sau khi rời ghế phổ thông lập tức được bố mẹ cho đi du học tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp…Thủ tục giấy tờ đã có những trung tâm tư vấn du học lo, tiền bạc tài chính thì gia đình lo, nhiều bạn "ung dung" nhập học trong tâm thế "vô lo vô nghĩ" và không ít trường hợp đã "sốc lên sốc xuống" khi không thể hòa nhập với môi trường mới, không thể theo kịp khi nhập học và không ít trường hợp đành "nửa đường đứt gánh" quay trở về nước sau chỉ vài tháng để học lại.

Trên thực tế thì ngay cả với những bạn được trang bị kiến thức tốt, nắm trong tay những chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL… với điểm số rất cao cũng vẫn bị "ngợp" bởi môi trường học tập và đào tạo quá mới.

Trong số những khó khăn lớn và phổ biến nhất mà các du học sinh thường gặp phải là ngôn ngữ, tư duy và phương pháp học tập hoàn toàn khác so với bậc phổ thông. Vốn ngoại ngữ khá, khả năng giao tiếp tốt là điều kiện cần để du học sinh hòa nhập vào môi trường sống mới. Ngày nay, giới trẻ tiếp cận và học hỏi với nhiều kênh thông tin đa dạng, nên việc giao tiếp khi đi nước ngoài đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc bước vào cánh cổng trường đại học lại là một chuyện hoàn toàn khác. "Đại học là tự học", làm sao để tiếp thu tốt những kiến thức được truyền đạt và chuyển tải hết được những ý tưởng, chứng minh được năng lực học tập của mình là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Liệu pháp chống sốc

Phương pháp đào tạo ở bậc Đại học và cao hơn ở các nước có nền giáo dục tiên tiến mang nhiều điểm khác so với ở Việt Nam. Với những đòi hỏi khắt khe về khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Ngôn ngữ được sử dụng trong giảng đường cũng vì thế mà rất khác biệt, thường gọi chung là "Ngôn ngữ học thuật".

Ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một điều kiện cần, còn "ngôn ngữ học thuật" mới là điều kiện đủ để bạn tự tin tiếp thu tối đa kiến thức khi bước vào giảng đường đại học tại nước ngoài.

Để nắm vững tiếng Anh học thuật, ngoài 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng quan trọng nhất cần được cung cấp là kỹ năng xây dựng phương pháp, kỹ năng học tập và xây dựng nền tảng kiến thức học thuật. Những kỹ năng này đặc biệt cần thiết cho học viên trong quá trình tương tác, thảo luận với giảng viên, bạn học và nghiên cứu, soạn thảo các tiểu luận, rèn luyện tư duy phản biện, nghiên cứu, nghe bài giảng, ghi chú, đọc tài liệu học thuật, tham dự hội thảo, viết luận văn, thuyết trình và kỹ năng tự học….

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tieng-anh-hoc-thuat-ban-can-duoc-giai-dap-703496.htm

Các trường được lựa chọn nghề trọng điểm

Posted: 07 Mar 2013 03:29 AM PST

(GDTĐ)-Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa có văn bản gửi các Bộ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, điều chỉnh nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm theo Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH.

Theo đó đề nghị các cơ quan nói trên căn cứ vào Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, Chiến lược phát triển dạy nghề, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của ngành, địa phương thời kỳ 2011-2020 để rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung nghề trọng điểm và trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập được lựa chọn nghề trọng điểm theo Quyết định 826. Trong đó lưu ý các trường đã có nghề trọng điểm trong Quyết định 826: Nghề cấp độ quốc tế, khu vực có thể thay đổi nếu xét thấy khó thực hiện hoặc nhu cầu đào tạo thấp (không ưu tiên lựa chọn những nghề có nhu cầu thấp chỉ có 1 trường đào tạo); nghề cấp độ quốc gia chỉ thay đổi nếu xét thấy không thể thực hiện được.

Các trường chưa có nghề trọng điểm trong Quyết định 826 có thể đề xuất lựa chọn nghề theo cả 3 cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia.

Danh sách 28 nghề cấp độ quốc tế, khu vực chỉ có 1 trường đào tạo theo Quyết định 826:

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201303/Cac-truong-duoc-lua-chon-nghe-trong-diem-1967444/

Cảnh cáo cô giáo dạy học sinh bằng roi

Posted: 07 Mar 2013 03:29 AM PST

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/616568/Canh-cao-co-giao-day-hoc-sinh-bang-roi-tpp.html

3 học sinh Trường tiểu học Kim Liên tiếp tục ủng hộ 12 triệu đồng …

Posted: 06 Mar 2013 11:27 PM PST

Ngày 7/3, chị Nguyễn Thanh Hương (Hà Nội) đã ủng hộ qua Quỹ Nhân ái Báo điện tử Dân trí số tiền 12 triệu đồng do 3 cô con gái của mình (em Trần Ngọc Anh, học sinh lớp 5i Trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội và 2 chị em sinh đôi Trần Mỹ Linh và Trần Ái Linh, học sinh lớp 2I Trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội) để sẻ chia cùng các hoàn cảnh đáng thương mà Dân trí đã đăng tải trong những ngày qua.

3 học sinh Trường tiểu học Kim Liên tiếp tục ủng hộ 12 triệu đồng giúp đỡ người hoạn nạn
3 cô con gái của chị Hương đã từng ủng hộ 35 triệu đồng giúp các hoàn cảnh khó khăn vào năm ngoái, năm nay lại tiếp tục ủng hộ 12 triệu đồng

Theo đó, cháu Trần Ngọc Anh – Học sinh lớp 5i – Trường Tiểu Học Kim Liên ung hộ 500,000đ cho mã số 918 (trong bài Thương bé 3 tháng tuổi "quằn quại" với bệnh tim bẩm sinh); ung hộ 500,000đ cho mã số 919 (trong bài Bé 1 tháng tuổi đa dị tật bị bố mẹ bỏ rơi tại bệnh viện); ủng hộ 3,000,000đ cho mã số 914 (trong bài Bé trai 1 tuổi đau đớn chống chọi với bệnh tim).

Cháu Trần Mỹ Linh – Học sinh lớp 2i – Trường Tiểu Học Kim Liên ủng hộ 500,000đ cho mã số 913 (trong bài Bé 7 tuổi chống chọi với bệnh tim quái ác); ủng hộ 500,000đ cho mã số 921 (trong bài Nếu em về chỉ còn đường chết); ủng hộ 3,000,000đ cho mã số 914: (trong bài Bé trai 1 tuổi đau đớn chống chọi với bệnh tim).
Cháu Trần Ái Linh – Học sinh lớp 2i – Trường Tiểu Học Kim Liên ủng hộ 1,000,000đ cho mã số 909 (trong bài Bé trai cụt chân, mất cả cha lẫn mẹ trong tai nạn); ủng hộ 3,000,000đ cho mã số 914 (trong bài  Bé trai 1 tuổi đau đớn chống chọi với bệnh tim).

Nguồn: http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/3-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-kim-lien-tiep-tuc-ung-ho-12-trieu-dong-giup-do-nguoi-hoan-nan-704238.htm

Sách in cờ Trung Quốc không phù hợp với trẻ Việt

Posted: 06 Mar 2013 10:34 PM PST

- Khuyến cáo chính thức được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký văn
bản gửi các sở GD-ĐT trên cả nước. Đồng thời, chỉ đạo các trường mầm non
không mua và sử dụng bộ sách của NXB Dân trí.


 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa lưu ý: “Nếu phụ huynh đã mua bộ sách này cần trả lại cho đơn vị phát hành”

Công văn phát đi chiều 6/3 Thứ trưởng Nghĩa lưu ý: "Vừa qua, NXB Dân trí đã xuất
bản và phát hành bộ sách "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" gồm 2
cuốn. Đây là sách tham khảo dành cho trẻ mầm non, được biên dịch từ tài liệu
của nước ngoài. Bộ sách có một số nội dung, hình ảnh không phù hợp với trường học và
trẻ em Việt Nam, không phù hợp với Chương trình GD mầm non do Bộ GD-ĐT ban hành".

Do đó, Bộ đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
không mua và sử dụng bộ sách này. Nếu đã mua thì gửi trả lại các nhà sách để đơn vị
phát hành. Đồng thời, các sở tuyên truyền hướng dẫn cho giáo viên và cha mẹ trẻ không
nên mua và sử dụng bộ sách này.

Công văn cũng đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn khi mua
tài liệu tham khảo cần kiểm tra kỹ để lựa chọn các cuốn sách có nguồn gốc rõ ràng, có
nội dung phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục theo quy định. Tuyệt
đối không lưu hành và sử dụng các loại sách, xuất bản phẩm không phù hợp với pháp
luật, văn hóa – xã hội và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111759/sach-in-co-trung-quoc-khong-phu-hop-voi-tre-viet.html

Trực tuyến Tuyển sinh 2013: Ngành, trường phù hợp

Posted: 06 Mar 2013 10:34 PM PST

Nhằm thông tin cụ thể, chính xác chủ trương tuyển sinh của các trường
ĐH-CĐ
năm 2013 và thông qua các chuyên gia tuyển sinh, giúp PH-HS tìm trường,
chọn
ngành phù hợp, Báo VietNamNet tổ chức Giao lưu trực tuyến với sự tham
gia của
đại diện nhiều trường ĐH.

Đặt câu hỏi TẠI
ĐÂY
.

Ngày 23/2 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký văn bản về một số điều
chỉnh, bổ
sung kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Theo đó, các trường ĐH-CĐ sẽ nới
rộng diện
tuyển thẳng, xét tuyển theo nhiều đợt; quy định điểm sàn và cách thức
tuyển sinh,
hồ sơ xét tuyển cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt, về chỉ tiêu tuyển
sinh, kể từ
2013 các cơ sở giáo dục ĐH sẽ cắt giảm chỉ tiêu (thậm chí không tuyển
mới) nhóm
ngành Kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh và Sư phạm; chưa kể chủ
trương
tăng học phí đối với một số ngành học.

Tuy nhiên, cánh cửa vào ĐH-CĐ năm nay sẽ không hẹp. ĐH Kỹ Thuật Công
Nghệ TP.HCM,
trong  năm đầu tiên tổ chức thi 2013, sẽ mở thêm 2 ngành mới là Kiến
trúc
và Kinh tế xây dựng. ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM mở thêm 4 ngành,
trong đó
có 3 ngành liên quan đến kỹ thuật là công nghệ vật liệu, công nghệ may
và hóa
học. ĐH Lạc Hồng mở ngành dược sĩ với chỉ tiêu dự kiến là 120 sinh viên.
ĐH
Nguyễn Tất Thành “mở cửa" liên thông, với 500 chỉ tiêu từ TCCN lên CĐ và
300 chỉ
tiêu từ CĐ lên ĐH. Vào ĐH Trà Vinh 2013 có hẳn 5.370 chỉ tiêu, tuyển cho
26
ngành ĐH và CĐ chính quy. Đây cũng là năm ĐH Quốc Tế Hồng Bàng tiếp tục
mở rộng
chỉ tiêu tuyển sinh, tăng học bổng và giảm học phí nhiều ngành học.

Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có điều kiện dự thi các ngành đào tạo cụ thể
riêng.
Và mỗi trường, trong mỗi năm, có chính sách tuyển sinh, đào tạo mỗi
khác. Cơ hội
việc làm, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân lực, tương lai phát triển trong
nhiều
ngành năm 2013 sẽ không giống những năm qua.

Vì vậy, thí sinh cả nước cần chuyên gia tư vấn để chọn được ngành nghề
phù hợp
với đam mê, năng lực cá nhân và nhu cầu thật sự của xã hội.

Nhằm phổ biến rộng rãi chủ trương tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ,
góp phần
giúp phụ huynh – học sinh giải đáp băn khoăn về kỳ thi năm nay và tìm
được một
quyết định đúng đắn, Báo VietNamNet thực hiện loạt chuyên đề Tư Vấn Trực
tuyến
Tuyển Sinh ĐH – CĐ 2013 với chủ đề “Chọn ngành nào, trường nào phù hợp”.

Buổi giao lưu có sự tham gia của các khách mời, là chuyên gia tuyển sinh
đến từ
nhiều trường ĐH:

- Thầy Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh Văn phòng 2 (Bộ
GD-ĐT
tại TP.HCM)
- ThS. Trần Văn Thanh - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công Nghiệp Thực
Phẩm
TP.HCM
- Thầy Nguyễn Quốc Anh – Trưởng phòng tuyển sinh ĐH Kỹ Thuật Công
Nghệ
TP.HCM
- ThS. Lâm Thành Hiển - Phó Hiệu trưởng ĐH Lạc Hồng
- Cô Lê Thị Mỹ Trang - Trưởng ban Tuyển sinh ĐH Quốc Tế Hồng Bàng
- ThS. Đặng Diệp Minh Tân – Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất
lượng,
ĐH Trà Vinh
- TS. Trần Ái Cầm – Phó hiệu trưởng ĐH Nguyễn Tất Thành

Thời gian giao lưu: 9h đến 11h  ngày 8/3/2013
Địa điểm: Báo VietNamNet tại TP.HCM, 51 Trương Định, P.6, Q.3

Đơn vị hỗ trợ: ĐH Lạc Hồng và ĐH Quốc Tế Hồng Bàng

Kính mời thí sinh, phụ huynh đặt câu hỏi đến các khách mời ngay từ bây
giờ, TẠI ĐÂY

VietNamNet

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111682/truc-tuyen-tuyen-sinh-2013--nganh--truong-phu-hop.html

Nên có nhiều mức điểm sàn?

Posted: 06 Mar 2013 10:34 PM PST

- TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết như vậy trước kiến nghị “bỏ
điểm sàn”. Theo ông, chỉ có thể có nhiều mức điểm sàn nhưng cần phải
cân nhắc kĩ không sẽ ảnh hưởng đến các trường công vốn có vai trò
đào tạo tinh hoa.

TS Nguyễn Đức Nghĩa

 

- Thưa ông, trước thực trạng hàng loạt trườngĐH, CĐ NCL đang có nguy cơ phải
đóng cửa do số lượng tuyển sinh quá thấp. Theo ông nguyên nhân là do đâu?

Theo tôi nguyên nhân tiềm ẩn lớn nhất khiến các trường NCL không tuyển đủ thí sinh
là khả năng tài chính của người học. Hiện nay, người học vẫn có xu hướng chọn những
trường nằm trong khả năng tài chính của mình.

Về uy tín, truyền thống của nhà trường, các trường công vẫn có nền móng lâu đời, chất
lượng ổn định hơn.

Mặt khác, sự phát triển của trường NCL chưa được nhà nước quan tâm đúng mức. Như vậy,
ở đây có vai trò và trách nhiệm của nhà nước, nhà nước phải tạo ra các kênh pháp lý,
chính sách, đất đai để hỗ trợ các trường NCL.

Về phía nhà trường, các trường NCL có nguồn lực tài chính yếu. Để đầu tư cho một
trường ĐH cần một mức đầu tư lớn, ổn định nhưng rất ít trường NCL có khả năng này,
phần lớn các trường đều dựa hoàn toàn vào học phí. Trong khi càng tuyển sinh ít thì
nguy cơ về tài chính càng bị đe dọa.

Sự ổn định trong nhân sự và đoàn kết nội bộ của các trường NCL cũng có nhiều vấn đề.
Đội ngũ quản lý các trường NCL phần lớn dựa trên các cán bộ đã nghỉ hưu hoặc không
còn công tác tại các trường công chuyển sang, họ không quen với cơ chế quản lý của
trường NCL.

- Những chính sách của Bộ GD-ĐT đưa ra có "trói chân" các trường NCL trong việc tuyển
sinh không, thưa ông ?

Tôi không bênh Bộ GD-ĐT, có những điểm tôi sẵn sàng phê phán…

Có thể thấy rằng, phương thức "ba chung" trong kì thi ĐH,CĐ tiến hành từ năm 2002
trong ba khâu: tổ chức thi, đề thi-chấm thi, xét tuyển thì hai khâu đầu khá ổn định
nhưng cái bất cập lớn nhất hiện nay là ở khâu xét tuyển mỗi năm tuy chủ trương ít
thay đổi nhưng kĩ thuật đều có thay đổi.

Đối với nhà trường, những chủ trương lớn của Bộ đưa ra không có tính ràng buộc, bởi
những chủ trương này mang tính chất định hướng là chính, nhưng cách triển khai kĩ
thuật nhiều lúc đi quá sâu, đụng đến quyền tự chủ của các trường.

Cụ thể, năm 2011 mỗi TS có mức điểm ngang hoặc trên điểm sàn nếu không đậu nguyện
vọng 1 có 2 giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với hai đợt xét tuyển nguyện vọng 2
và 3. Năm 2012 có thể nói thí sinh có vô số đợt xét tuyển kéo dài từ 25/8 -31/10. Năm
nay đổi lại TS dự thi có 3 giấy chứng nhận kết quả thi, thời gian xét tuyển mỗi đợt
kéo dài 20 ngày.

Những kĩ thuật đó làm cho các trường không ổn định trong khâu xét tuyển, chưa kể
những thông báo đó đến trễ, ảnh hưởng đến cả vấn đề tư vấn tuyển sinh, cẩm nang hướng
nghiệp…

Nên có nhiều mức điểm sàn?

- Hiện nay, các trường NCL cho rằng để tuyển đủ chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT nên bỏ quy định
về điểm sàn. Ông cho rằng, kiến nghị này có hợp lý không?

Điểm sàn hiện nay được xác định theo các tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định nên cũng có
những hiệu quả nhất định.

Công dụng của điểm sàn hiện nay nên được nhìn nhận toàn diện.Theo tôi, mục tiêu của
điểm sàn không phải đánh giá năng lực học ĐH của học sinh. Rất nhiều trường có chương
trình liên kết với nước ngoài họ không đòi hỏi vào điểm thi ĐH mà vẫn đào tạo được
các SV rất giỏi.

Mục tiêu của điểm sàn là để phân luồng. Trong bối cảnh người đi học nhiều, chỉ tiêu
ít, tác dụng lớn nhất của điểm sàn là phân luồng học sinh. Nếu suy cho cùng kì thi
tốt nghiệp THPT là mức sàn đầu tiên thì mức sàn hiện nay chỉ là sự phân luồng HS.

Những HS có điểm hơn mức sàn hiện nay sẽ được phân luồng vào các trường ĐH, những em
có điểm thi dưới mức sàn sẽ được phân luồng vào các trường như CĐ nghề, trung cấp
chuyên nghiệp (TCCN)…giữ được tính công bằng giữa đào tạo các nguồn nhân lực có
trình độ cao và các nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp.

Các trường phải căn cứ vào điều này, đừng mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu. Vấn đề không
nằm ở chỗ điểm sàn, bởi nếu điểm sàn đối các trường NCL quá cao thì những thí sinh
dưới điểm sàn sẽ chạy vào các bậc thấp hơn là các trường TCCN, nhưng bản thân các
trường TCCN không tuyển đủ chỉ tiêu.

Kiến nghị bỏ điểm sàn là một vấn đề cực đoan, ảnh hưởng đến việc phân luồng. Nếu bỏ
điểm sàn thì kịch bản là các trường CĐ, TCCN, TC nghề cũng sẽ không tuyển được thí
sinh. Viễn cảnh thứ hai là những trường tuyển SV có năng lực thấp hơn thì chất lượng
sẽ dần đi xuống.

Như vậy, kì thi tốt nghiệp THPT sẽ trở thành mức sàn cuối, kì thi tuyển sinh ĐH,CĐ sẽ
có vai trò đến đâu? Trước đây không có điểm sàn nhiều trường ĐH chỉ tuyển đến mức 3-
4 điểm, liệu chúng ta có chấp nhận thực trạng này.

Chỉ có thể có phương án có nhiều mức điểm sàn để dung hòa nhưng cần phải cân nhắc kĩ
lưỡng không sẽ ảnh hưởng đến các trường công vốn có vai trò đào tạo tinh hoa.

- Ông có hiến kế gì để cho việc tuyển sinh năm 2013 của trường NCL không xảy ra
tình trạng thừa nguồn tuyển, thiếu thí sinh?

Theo tôi, các trường không nên phân biệt công, tư mà phải chia sẻ trách nhiệm đào tạo
nguồn nhân lực chứ không nên giành giật nhau để đào tạo. Tất nhiên trong trách nhiệm
đó, một cách tự nhiên sẽ có sự phân tầng giữa các trường.

Vấn đề đổi mới quản lý cần đặt ra cho cả hai hệ công và tư. Cần phải quản lý
trường ĐH theo đúng nghĩa quản trị các trường ĐH, các nhà quản lý ĐH có nghiệp vụ
chuyên môn cao, huy động nhiều nguồn lực, tránh ỉ vào ngân sách nhà nước và học phí.

Đối với trường NCL, thử hỏi hiện nay có tập đoàn tư nhân nào có thể đảm bảo cho
trường ĐH không có lợi nhuận trong 5 năm mà vẫn đảm bảo chất lượng?

Do đó, khi có cơ sở vật chất, nguồn lực rồi các trường cần quan tâm đến vấn đề tiếp
thị hình ảnh của nhà trường đến với HS đúng với thực tế.

- Cảm ơn ông!

 

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111601/nen-co-nhieu-muc-diem-san-.html

Comments