Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thêm một thành quả góp phần giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ

Posted: 05 Mar 2013 05:20 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (5/3), tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố và chuyển giao thành quả của Dự án "Hỗ trợ và phát triển chương trình giáo dục gắn liền với việc nâng cao tỷ lệ đi học của trẻ chậm phát triển trí tuệ" (triển khai trong 5 năm từ 2008 đến 2013).

Tới dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa; đại diện lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; đại diện lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh; đại diện Trường ĐH Ritsumeikan (Nhật Bản), cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản, tổ chức Unicef Việt Nam.


Các đối tác Nhật Bản đã hỗ trợ Dự án

Từ năm 2008, được sự cho phép của Bộ GDĐT, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã ký biên bản thoả thuận với JICA về Dự án trên. Dự án đã được phối hợp với Trường ĐH Ritsumeikan trong khuôn khổ Chương trình đối tác phát triển của JICA. Dự án nhằm giúp phía Việt Nam đào tạo giáo viên có chuyên môn về kỹ năng xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ (bao gồm xây dựng chương trình và kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trí tuệ) và nâng cao kỹ thuật can thiệp thực tế trên trẻ. Đồng thời Dự án cũng tiến hành phổ biến rộng rãi kiến thức và kỹ thuật của chương trình giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ cho các cán bộ chủ chốt, giáo viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các trung tâm nguồn trên cả nước.


Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa: "Đây là dự án có ý nghĩa chuyên môn và nhân văn sâu sắc"

Tại buổi Lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã phát biểu cảm ơn và ghi nhận sự giúp đỡ hiệu quả của đối tác phía Nhật Bản, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng như của các cá nhân, đơn vị đã cùng góp phần thực hiện thành công Dự án.

Theo Thứ trưởng, đây là một Dự án hết sức ý nghĩa. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật đã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội. Những năm qua, Bộ GDĐT cũng đã thực hiện nhiều dự án về trẻ khuyết tật, nhằm tăng số lượng trẻ khuyết tật đến trường. Bộ công cụ trong thành quả của dự án lần này (giúp đánh giá ngôn ngữ, giao tiếp, thể chất, nhận thức, hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ) rất hữu ích, nhằm góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, đồng thời có ý nghĩa chuyên môn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng nhận xét Dự án trên còn nhiều việc phải làm. Số trẻ được dạy thử nghiệm chưa nhiều, do đó cần được thí điểm chương trình trên diện rộng hơn, nhằm xây dựng được bộ chuẩn trước khi đưa vào giáo dục rộng rãi trẻ có trí tuệ chậm phát triển…

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Them-mot-thanh-qua-gop-phan-giao-duc-tre-cham-phat-trien-tri-tue-1967380/

Sẽ có 1.700 cán bộ, giáo viên được đào tạo tại nước ngoài

Posted: 05 Mar 2013 05:20 AM PST

Theo đó, năm 2014 hoàn thành tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình từ nước ngoài cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế được quốc gia chuyển giao hoặc tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín kiểm định và công nhận đạt chất lượng.

Đến năm 2015 đào tạo, bồi dưỡng 1.400 giáo viên ở nước ngoài; 300 cán bộ quản lý dạy nghề thuộc 26 trường chất lượng cao ở nước ngoài theo Dự án hợp tác với Mỹ (Chương trình HEEAP).
 
Đồng thời, đào tạo thí điểm 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình đào tạo của các trường ở các nước phát triển đã được kiểm định chương trình hoặc các tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế có uy tín công nhận. Giám sát, theo dõi các chương trình được chuyển giao và các khóa đào tạo thí điểm để đảm bảo chất lượng và đánh giá công nhận chất lượng đầu ra thông qua các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế hoặc các nước chuyển giao.

Nội dung và giải pháp thực hiện đề án bao gồm: Chuyển giao các bộ chương trình; Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ngoài; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề ở nước ngoài; Đào tạo thí điểm.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Viec-lam/Se-co-1700-can-bo-giao-vien-duoc-dao-tao-tai-nuoc-ngoai/104660.bld

Sẽ trình Chính phủ phương án giảm thuế cho trường tư

Posted: 05 Mar 2013 05:20 AM PST

- Đó là kết quả buổi làm việc sáng nay (5/3) giữa Bộ GD-ĐT và Hiệp hội các trường NCL. Ông Văn Đình Ưng, Trưởng ban thông tin của Hiệp hội đã có trao đổi nhanh với báo chí.

 

 - Xin ông cho biết không khí và kết quả buổi họp sáng nay giữa Hiệp hội và Bộ GD-ĐT?

Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng nay Hiệp hội và Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc xung quanh những kiến nghị khẩn thiết của Hiệp hội.

Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Buổi thảo luận bắt đầu từ 8h sáng đến hơn 12h, còn chưa muốn kết thúc. Song vì thời gian nên phải chốt lại một số vấn đề.

Nói chung không khí rất cởi mở và thân mật. Lãnh đạo Bộ rất chú ý lắng nghe. Phía Hiệp hội có ý kiến mềm mỏng, có ý kiến cũng bức xúc nhưng về phía Bộ và các cấp rất thân thiện. Bộ trưởng chia sẻ lãnh đạo Bộ phần nhiều hiện nay đều là học trò và thế hệ đi sau nên muốn học tập và lắng nghe ý kiến từ Hiệp hội.

Vấn đề Hiệp hội đưa ra sáng nay chủ yếu là những trọng tâm trước mắt để cứu hệ thống các trường NCL khỏi việc có thể phải đóng cửa.

Ở một số điểm hai bên đã tìm ra cách giải quyết như thuế. Thực tế, có trường phải nộp 25% cho thuế. Bộ trưởng cho biết văn bản miễn giảm thuế cho các trường đã được Bộ trưởng ký trình Chính phủ, chắc sẽ sớm được giải quyết.

Vấn đề thi tuyển sinh, quan điểm của Bộ trưởng cần tính toán phương án để cố gắng giảm cao nhất những xáo trộn với các trường.

Buổi làm việc cởi mở, tuy nhiên có những việc cần bàn tiếp….

- Những vấn đề "cần phải rà lại" ở trên cụ thể là gì, thưa ông?

Ví dụ như đề án thi tuyển sinh, hiệp hội đã gửi sang phương án thi tuyển sinh là chỉ cần kỳ thi tốt nghiệp THPT hiệu quả dựa trên đó để xét tuyển. Bộ trưởng nói đang xem xét đề án nhưng cũng mong muốn phải có thời gian nhiều hơn để nghiên cứu.

Có thể từ nay đến 2015 lộ trình vẫn là thi ba chung và điểm sàn. Nhưng cần tính toán làm sao để có được một lượng dôi dư thí sinh thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh các trường.

- Như vậy những vấn đề trong sáng nay đã được hai bên thống nhất, thưa ông?

Sản phẩm của buổi hôm nay mới dừng ở việc ghi chép lại. Còn những kiến nghị lâu dài về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam của Hiệp hội chúng tôi chưa bàn.

Ông Văn Đình Ưng (Ảnh: Văn Chung)

Điểm trao đổi còn chưa đi đến sự thống nhất là có bỏ thi ba chung hay không.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc để điểm sàn thiếu căn cứ, nên bỏ sớm nhưng Bộ trưởng nói lộ trình còn phải cân nhắc, xem xét. Bộ có cả một ban sẽ nghiên cứu vấn đề này.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111492/se-trinh-chinh-phu-phuong-an-giam-thue-cho-truong-tu.html

Top 3 ngành vẫn tăng lương trong năm 2013

Posted: 05 Mar 2013 05:20 AM PST

- Khảo sát của mạng cộng đồng các nhà quản lý Anphabe đưa dự đoán trong năm 2013 top 3
ngành vẫn duy trì mức tăng lương tốt gồm Hàng tiêu dùng nhanh, Dược phẩm và Dầu khí.



Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Với gần 3.400 người tham gia khảo sát, trong đó 72% thuộc nhóm nhân sự cao cấp,
Anphabe đưa ra kết luận "thị trường tuyển dụng cao cấp sẽ có nhiều dịch chuyển đa
dạng giữa các ngành nghề…".

Năm 2013, dự đoán các ngành vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao như: Bán hàng,
marketing, nhân sự, bộ phận cung ứng, phòng thu mua và sản xuất, trong đó tập trung
vào vị trí Trưởng phòng.

Trong khi đó, các bộ phận Tài chính/ Kế toán và Pháp chế sẽ có nhu cầu tuyển dụng
giảm. Bộ phận Kỹ thuật (IT) vẫn có nhu cầu tuyển dụng nhưng chủ yếu là nhân sự có
kinh nghiệm, chưa ở mức quản lý.

Các vị trí quản lý và kỹ sư có tay nghề làm việc tại nhà máy, các khu công nghiệp
được ghi nhận gia tăng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp
Nhật Bản.

Ngoài ra, các ngành nghề tiếp tục thu hút nhân sự cấp cao trong thời gian tới là:
Hàng tiêu dùng nhanh, Dược phẩm, Giáo dục, Sản xuất, Chăm sóc sức khỏe, Du lịch và
Dịch vụ. Một số ngành hiện dư thừa lao động cục bộ sẽ giảm nhu cầu tuyển dụng nhân sự
cấp cao năm nay là: Ngân hàng, Bất động sản, Dịch vụ tài chính, Xây dựng và Công nghệ
thông tin. Đây cũng chính là nhóm ngành có nhiều doanh nghiệp kinh doanh khó khăn
nhất thời gian qua.

Cũng theo khảo sát của Anphabe, dự đoán trong năm 2013, top 3 ngành: Hàng tiêu dùng
nhanh, Dược phẩm và Dầu khí sẽ vẫn duy trì mức tăng lương tốt.

Bà Trương Hồng Tâm, giám đốc Công ty tuyển dụng Harvey Nash cho rằng: "Trong giai
đoạn này, các doanh nghiệp càng cần đến sự dẫn dắt của các nhà quản trị nhiều kinh
nghiệm để tăng năng lực cạnh tranh và vượt qua cơn bão khủng hoảng".

  • Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111519/top-3-nganh-van-tang-luong-trong-nam-2013.html

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

Posted: 05 Mar 2013 05:20 AM PST

Một hôm cháu thắc mắc với tôi: "Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?". Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: đó là cờ Trung Quốc".

Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc – Ảnh: THUẬN THẮNG

"Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí.

Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM. “Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: “Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1″ mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế”, bạn đọc viết.

Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi “Nhiều tác giả” chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và “Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy”.

Ở trang 5 có phần “Lời giới thiệu”: “Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]“.

Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: “Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé”. Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện “không phải cờ nước mình”). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi “đã xảy ra chuyện gì nhỉ”, em cũng thốt lên: “Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?”.

Trao đổi với phóng viên, bà Bùi Thị Hương – giám đốc NXB Dân Trí – khẳng định ngay: “Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài”. Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: “Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi”.

Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. “Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề” – bà Hương nói.

Về lời giới thiệu “Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT”, bà Hương phân trần: “Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời giới thiệu này để dễ bán sách”. Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.

Nhưng khi trả lời về việc phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn khẳng định “đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ “lằng nhằng” ở lời giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng”.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Tất Dong – phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí – cho biết: “Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc”.

Sau khi nhận được thông tin và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp – phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT – nói: “Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách”.

* Ông Nguyễn Minh Khang (phó giám đốc NXB Giáo Dục):

Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ

NXB
Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải mua bản quyền của
nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách dịch cung cấp cho
bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng phải có nội
dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục
Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt Nam…

Trong hợp
đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng có
thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều chỉnh nội dung, hình ảnh phù
hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi từng hợp tác với
một số đối tác nước ngoài để phát hành sách tiếng Anh cho trẻ em
Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.

Nếu
chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng nhắc trong việc bắt ta
phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là sách dịch nguyên gốc thì
bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách biên soạn dựa theo
chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ trường học treo cờ nước
khác.

* ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM):

Không thể chấp nhận

Việc
này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận và chặt chẽ. Nhưng dù
vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được. Trong chương trình giáo
dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ Việt
Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam. Lứa tuổi này
rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó hồi
nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc
từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.

Cuốn sách trên phải
được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ
có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc
phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu.

(Theo Hoàng Hương – Vĩnh Hà/ Tuổi Trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111424/sao-cong-truong-cam-co-trung-quoc-.html

Thầy giáo Tin học lùn nhất thế giới

Posted: 05 Mar 2013 05:19 AM PST

22 tuổi nhưng anh bị nhiều người nhầm tưởng là một đứa trẻ. Cao hơn 90cm, Azad Singh đã thực hiện được mơ ước của mình là trở thành thầy giáo – và có lẽ là thầy giáo nhỏ nhất thế giới.

Singh, 22 tuổi phải đứng lên bàn để giảng bài

Singh mắc một căn bệnh hiếm gặp khi ngừng lớn lúc 5 tuổi và mắc kẹt trong thân hình của một đứa bé, mặc dù trí não vẫn phát triển bình thường.

Hiện anh đang dạy Tin học ở một ngôi trường dành cho nữ sinh ở Haryana, Ấn Độ – nơi mà các học sinh cũng cao hơn anh.

Singh thường đứng lên một chiếc bàn để với tới bảng. Cao 90cm, nặng 13kg nên Singh thường bị các em gọi là "Chotu" nghĩa là "thầy lùn", tuy nhiên anh nói rằng anh không hề bận tâm tới điều đó. Mỗi tháng anh kiếm được 10.000 rupees (120 USD) và phải mặc những bộ quần áo của trẻ 7 tuổi.

"Tôi không cảm thấy phiền. Tôi đã đạt được những gì mình muốn. Khi có việc làm, mọi người đã đối xử khác với tôi, tôn trọng hơn" – Singh chia sẻ với The Sun.

Singh cùng các học sinh của mình

Singh mặc quần áo của trẻ 7 tuổi

Năm 18 tuổi, một người bảo vệ ở nhà ga đã khiến anh xấu hổ khi tưởng anh là một đứa trẻ. Ở trường, anh bị bạn bè trêu chọc. Mọi người thường dọa nạt rằng anh sẽ bị bắt cóc bởi một rạp xiếc, vì thế anh cũng rất sợ đi ra ngoài.

Tuy nhiên, Singh nói rằng những lời chế nhạo thời thơ ấu đã tạo nên tính cách và giúp anh được như ngày hôm nay. "Những kẻ hay bắt nạt đã làm tôi cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình".

Cô em gái 19 tuổi của Singh cũng đang mắc chứng bệnh tương tự, nhưng bố mẹ anh không đủ tiền tiêm hoóc-môn để kích thích tăng trưởng.

Cô em út năm nay 15 tuổi hiện đang học ở trường mà Singh đang dạy, vì thế hằng ngày cô bé đưa anh trai tới trường bằng xe máy. "Tôi rất tự hào về anh trai" – cô bé nói.

Mẹ Singh – bà Parvati, 52 tuổi chia sẻ: "Cuối cùng thằng bé cũng tìm thấy niềm hạnh phúc của mình".

  • Nguyễn Thảo(Theo Dailymail)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111456/thay-giao-tin-hoc-lun-nhat-the-gioi.html

Góp ý về tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT

Posted: 05 Mar 2013 04:20 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ góp ý về tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (NGND, NGƯT).

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Ảnh: gdtd.vn

Cụ thể, Bộ đề nghị đơn vị cho ý kiến những vấn đề còn vướng mắc (tiêu chuẩn xét tặng; quy trình xét tặng; hồ sơ xét tặng; các cấp Hội đồng xét tặng) về việc triển khai thực hiện Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT trong đợt xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 12 (năm 2012) vừa qua và đề xuất nội dung cần sửa đổi.

Ý kiến góp ý gửi về Bộ trước ngày 15/3/2013.

Đây là công việc nhằm thực hiện Nghị định số 39/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thực hiện Chương trình công tác của Bộ GDĐT năm 2013 để chuẩn bị cho việc xây dựng Nghị định Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201303/Gop-y-ve-tieu-chuan-quy-trinh-xet-tang-danh-hieu-NGND-NGUT-1967385/

Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo hải quân

Posted: 05 Mar 2013 04:20 AM PST

Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ đến vịnh Cam Ranh

Sau hội đàm, hai bộ trưởng đã họp báo thông báo những nội dung mà hai bên trao đổi và đưa đến thống nhất cao.

 

Trao đổi với cơ quan báo chí, đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao chuyến thăm và nhấn mạnh rằng chuyến thăm chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết hai bên đã thống nhất việc Nga sẽ hỗ trợ đào tạo cho Việt Nam cán bộ, chuyên gia quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân. Việt Nam sẽ tiếp tục mua sắm vũ khí quân sự của Liên bang Nga. Đồng thời Việt Nam sẽ tiếp tục mời các chuyên gia Liên bang Nga và các nước khác thuộc Liên Xô cũ đã từng chiến đấu bên cạnh nhân dân Việt Nam đến thăm lại đất nước, con người Việt Nam để họ thấy được những thành tựu đổi mới, đồng thời tăng thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. 

Đại tướng Sergei Shoigu Kuzugetovich nhất trí với đề nghị của phía Việt Nam và bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Đại tướng Sergei Shoigu Kuzugetovich cũng nhấn mạnh tới hợp tác về hải quân và phòng không – không quân. Theo kế hoạch, năm nay sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo thủy thủ và xây dựng những tàu mới.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/536605/nga-se-ho-tro-viet-nam-dao-tao-hai-quan.html

Điểm sàn: Thống nhất trong cả nước, đảm bảo trình độ đầu vào

Posted: 05 Mar 2013 03:20 AM PST

(GDTĐ) – Cần có điểm sàn chung cho cả nước, đảm bảo trình độ đầu vào của SV trường ĐH, CĐ là những ý kiến đóng góp của bạn đọc với diễn đàn “Hiến kế xây dựng phương án điểm sàn mùa tuyển sinh 2013″.


Ông Võ Đức Chỉnh

Ông Phạm Văn Út
Ông Phạm Văn Út

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4561/201303/Diem-san-Thong-nhat-trong-ca-nuoc-dam-bao-trinh-do-dau-vao-1967386/

Harvard: Trường đại học danh tiếng số 1 thế giới

Posted: 05 Mar 2013 03:20 AM PST


Trường đại học Harvard


Như vậy, ĐH Oxford và ĐH Cambridge vẫn tiếp tục nằm trong top 6 trường đại học nổi tiếng nhất Anh – Mỹ trong bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education. Đây là cuộc bình chọn xếp hạng các trường cao đẳng và đại học trên toàn thế giới với dữ liệu được cung cấp bởi hãng thông tấn Thomson Reuters, đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu thông tin có cơ sở.

 

Trong cuộc điều tra mới này có ba trường đại học của Anh đã rơi khỏi top 100 mà các trường này đã có mặt từ năm 2011.

 

Năm 2011, trong lần công bố đầu tiên của bảng xếp hạng, có 12 trường đại học của vương quốc Anh lọt vào top 100. Lần công bố này chỉ còn 9 trường đại học. ĐH Leeds bị loại khỏi danh sách năm nay còn ĐH Sheffield và Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London bị rớt khỏi danh sách năm ngoái.

 

Bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education được tính toán từ một cuộc khảo sát do các học giả hàng đầu thế giới thực hiện nhằm đánh giá tác động của các trường đại học danh tiếng tới khu vực.

 

Ông Phil Baty – biên tập viên tạp chí Times Higher Education nói: "Có một vài tin tốt cho vương quốc Anh, nhưng chỉ cho một số ít các trường hàng đầu trong khu vực."

 

"Theo truyền thống, sức mạnh trình độ của hệ thống các trường đại học vương quốc Anh là một trong những điểm mạnh của hệ thống này. Một số lượng lớn các trường đại học đẳng cấp thế giới đã mang lại lợi nhuận lớn cho toàn ngành cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, có vẻ như đang có một khoảng cách được tạo ra giữa những thành viên ưu tú nhất và phần còn lại".

 

"Chính phủ liên minh của vương quốc Anh đang cố gắng giới thiệu một nền giáo dục đại học tích cực và tập trung nguồn lực ngày càng ít ỏi vào chỉ một số trường đại học. Điều này có khả năng tiếp tục gây khó khăn hơn nữa cho không chỉ một nhóm nhỏ các trường danh tiếng mà cho tất cả các trường đại học trong khu vực".

 

London có được vị trí tốt trên bảng xếp hạng thông qua các trường Imperial, UCL, và LSE, Edinburgh cùng với vị trí 47 của trường Manchester.

 

ĐH King của London vẫn giữ thứ hạng của mình trong top 70 còn Bristol vẫn nằm trong top 100 mặc dù bị tụt hạng so với năm 2011.

 

Đông Á vươn lên

 

Ông Phil Baty cho biết trong khi các trường đại học phương Tây chiếm hầu hết các vị trí trên bảng xếp hạng thì các trường đại học Đông Á cũng lặng lẽ khẳng định vị trí trên bảng này.

 

ĐH Tokyo hiện đang đứng ở vị trí thứ 9, cùng với 4 trường đại học khác của Nhật Bản trong top 100. Singapore và Hong Kong đều có 3 trường nằm trong top 100; Trung Quốc và Hàn Quốc có 2 trường còn Đài Loan có 1 trường lọt vào top này. Hai trường ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) đã có bước tiến ấn tượng, từ top 200 tiến tới vị trí 29 và 86 trong bảng xếp hạng. Trong đó, Trường ĐH Bắc Kinh đã nâng thứ hạng từ vị trí 49 lên 46 còn Trường ĐH Thanh Hoa đã nhảy những 19 bậc từ 71 lên vị trí 52.

 

Ông Baty nói: "Chúng tôi đang thấy một xu hướng là các trường đại học châu Á ngày càng có mặt nhiều trong bảng xếp hạng, tạo nên nhiều danh tiếng hơn trên toàn cầu".

 

"So sánh với các nước Đông Á thì một số trường đại học của vương quốc Anh đang mất vị thế của mình. Một phần là do sự thừa nhận của các chính phủ Đông Á rằng việc đầu tư vào các trường đại học là vô cùng thiết yếu đối với nền kinh tế của họ."

 

Ông Baty có một lời khuyên cho Bộ trưởng các trường đại học của Anh: "Nếu tôi là David Willetts, tôi sẽ thuyết phục Bộ Tài chính rằng chúng ta cần giữ vững những nguồn đầu tư cho các trường đại học để có thể giữ sức cạnh tranh".

 

Một phát ngôn viên của Bộ kinh doanh, Sáng chế và Kỹ năng phát biểu: "Vương quốc Anh có tiếng trên toàn cầu về sự xuất sắc trong giáo dục đại học. Chúng tôi có các trường đại học ưu tú, một cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới và một đội ngũ nhân viên tận tụy. Để luôn đi đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu, chúng tôi đang bảo vệ ngân sách nghiên cứu, làm cho những nghiên cứu của vương quốc Anh ngày càng dễ tiếp cận và cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm tốt hơn."

 

Bà Wendy Piatt của tập đoàn Russell đã kêu gọi chính phủ Anh quốc "tập trung đầu tư vào những nơi thật sự quan trọng". Bà cho biết thêm vương quốc Anh có tới 7 trường nằm trong top 50 của bảng xếp hạng mặc dù chính phủ đầu tư ít hơn cho giáo dục đại học so với hầu hết các nước phát triển khác.

 

Bà nói: "Chúng tôi lo ngại rằng các đối thủ cạnh tranh toàn cầu như Mỹ, Đông Á và châu Âu đang bơm tiền tỷ vào giáo dục đại học, và kết quả cho thấy tiền đóng một vai trò thực sự quan trọng".

 

Năm nay, Hà Lan có các trường ĐH Leiden, Utrecht và Erasmus Rotterdam đều nằm trong top 100. Các trường ĐH Australia cũng có những bước tiến đáng kể với 6 trường nằm trong bảng xếp hạng.

 

Phương Hoài

Theo BBC/Hotcoursesabroad 

Nguồn: http://dantri.com.vn/du-hoc/harvard-truong-dai-hoc-danh-tieng-so-1-the-gioi-703484.htm

Comments