Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc với ĐHQG Hà Nội

Posted: 18 Mar 2013 09:43 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (18/03), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm, làm việc và nói chuyện với các nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên Trường Đại học quốc gia Hà Nội và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc ĐHQG Hà Nội nhiệm kỳ mới cho PGS.TS Phùng Xuân Nhạ – Ủy Viên Dự khuyết Ban chấp hành T.Ư Đảng. Tham gia đoàn công tác còn có Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, cùng đại diễn lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương, các tỉnh, thành, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Báo cáo với Thủ trướng, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ cho biết: Đại học Quốc gia Hà Nội đã kế thừa truyền thống và bề dày lịch sử hơn 100 năm từ Đại học Đông Dương, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, ĐHQG Hà Nội ngày nay đã có những bước phát triển vững chắc, đạt được những thành tích đáng khích lệ, trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực tiên tiến, làm nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Chất lượng đào tạo của ĐHQG Hà Nội ngày càng được nâng cao. Chương trình  đạo tạo tài năng được nhiều trường đại học danh tiếng thế giới thừa nhận. Các chương trình đào tạo chất lượng cao đã được kiểm định đạt chuẩn của mạng lưới các trường đại học ASEAN. ĐHQG Hà Nội cũng đi tiên phong trong việc xây dựng nhiều ngành, chuyên ngành mới có tính liên ngành như: vật liệu và linh kiện nanô, biến đổi khí hậu, khoa học bền vững… Đặc biệt, từ năm 2007, ĐHQG Hà Nội đã triển khai Nhiệm vụ chiến lược "Xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Quyết định bổ nhiệm cho Giám đốc Phùng Xuân Nhạ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Quyết định bổ nhiệm cho Giám đốc Phùng Xuân Nhạ

Đó là giải pháp đúng đắn mà ĐHQG Hà Nội đã xác định để vừa cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hội nhập, vừa từng bước xây dựng các bộ môn, khoa, trường đại học thành viên và tiến tới xây dựng ĐHQG Hà Nội đạt chuẩn quốc tế. Các hoạt động khoa học công nghệ kết hợp chặt chẽ cả 3 trụ cột: Khoa học tự nhiên và y dược học; Kỹ thuật và công nghệ; Khoa học xã hội nhân văn và kinh tế.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao những bước tiến của ĐHQG Hà Nội, nhất là trong xây dựng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên; từng bước nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo đại học, sau đại học; không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế với các trường đại học trên thế giới và đi sâu vào nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực.

Gặp mặt cán bộ, giảng viên, sinh viên, Thủ tướng bày tỏ mong muốn HS-SV ĐHQG Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc
Gặp mặt cán bộ, giảng viên, sinh viên, Thủ tướng bày tỏ mong muốn HS-SV ĐHQG Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc

Thủ tướng yêu cầu ĐHQG Hà Nội và các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của ĐHQG Hà Nội; đặc biệt coi trọng chất lượng đào tạo đại học, sau đại học có khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc cạnh tranh cả trong và ngoài nước; tập trung đổi mới phương pháp đào tạo, kiểm định chất lượng, quản trị đại học; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động của nhà trường với các doanh nghiệp và đời sống xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ĐHQG Hà Nội cần tiếp tục mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học tiên tiến, có uy tín trên thế giới; đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc; tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, đồng thời chú trọng giáo dục nhân cách, lý tưởng, nhận thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Thủ tướng trồng cây lưu niệm tại trường
Thủ tướng trồng cây lưu niệm tại trường

Đồng thời Thủ tướng bày tỏ mong muốn học sinh – sinh viên ĐHQG Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc, đi đầu trong học tập rèn luyện, không ngừng nâng cao tri thức, tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại và tinh hoa văn hóa của nhân loại, trở thành những người trí thức mới cống hiến ngày càng nhiều cho đất nước. Tập thể Ban Giám đốc ĐHQG Hà Nội tiếp tục đoàn kết, nhất trí, chung sức đồng lòng, tiếp tục xây dựng và phát triển ĐHQG Hà Nội thực sự là đại học hàng đầu, tiêu biểu của cả nước, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tiến tình CNH – HĐH đất nước.

Thái Yên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Thu-tuong-Chinh-phu-Nguyen-Tan-Dung-lam-viec-tai-DHQG-Ha-Noi-1967735/

Trả nhầm tiền rách phí học thêm, học sinh bị cô giáo mắng

Posted: 18 Mar 2013 09:43 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/tuyen-sinh/tra-nham-tien-rach-phi-hoc-them-hoc-sinh-bi-co-giao-mang-708321.htm

Việt Nam- Brunei sẽ tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực GD-ĐT

Posted: 18 Mar 2013 08:43 AM PDT

(GDTĐ)- Chiều nay (18/3) tại Hà Nội, trước thềm Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEC 47), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi tiếp Bộ trưởng Giáo dục Brunei Darussalam và các thành viên trong đoàn để bàn về khả năng thúc đẩy các hợp tác song phương trong lĩnh vực GD-ĐT của hai nước. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cùng dự.


 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tiếp Bộ trưởng Darussalam và các thành viên. Ảnh, gdtd.vn 

Tại đây, đánh giá cao Việt Nam liên tục có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tổ chức SEAMEO (tổ chức liên chính phủ của khu vực Đông Nam Á) trong những năm qua; đồng thời Bộ trưởng Darussalam cũng bày tỏ tin tưởng: sau Hội nghị SEAMEC 47, với vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO (giai đoạn 2013 – 2015), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam sẽ thúc đẩy các hoạt động của khối theo Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua tại SEAMEC 46 với chủ đề "Tăng cường Vai trò và Hiệu quả của SEAMEO", trong đó phấn đấu đến năm 2020 đạt được mục tiêu SEAMEO Vàng. Bên cạnh đó ông mong rằng trong thời gian tới, với vai trò mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận sẽ xúc tiến nhiều hoạt động đa phương và song phương trong hợp tác Brunei- Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực GD-ĐT.

Trong khả năng xúc tiến hợp tác song phương, Bộ trưởng Darussalam mong rằng phía Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm về phát triển giáo dục phổ thông, đây đang là một trong những ưu tiên hàng đầu tại Brunei. Về phía mình, Brunei sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên và giảng dạy Tiếng Anh ở các cấp học của bậc học Phổ thông mà nước này đã đạt được nhiều thành tựu trong suốt 28 năm qua; ở bậc học cao hơn, Brunei mong muốn được tìm hiểu những Chương trình đào tạo Đại học, Sau học tại các Đại học, Viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam. Song song với đó là hai nước tiến hành trao đổi các thành tựu giáo dục, văn hóa thông qua các hình thức triển lãm, hội thảo… ở cả 2 quốc gia.

Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đánh giá cao những nỗ lực của Brunei trong vai trò làm chủ tịch SEAMEC giai đoạn vừa qua; đồng thời khẳng định: hai nước Việt Nam- Brunei có tiềm năng lớn để tăng cường thúc đẩy hợp tác GD-ĐT. Trong thời gian vừa qua, hai nước chỉ dừng lại ở hợp tác giáo dục đa phương thông qua các hoạt động với tư cách là thành viên trong khối. Trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị hai bên tích cực xúc tiến các hoạt động song phương để hợp tác có hiệu quả hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực GD-ĐT. Trước mắt, hai bên trao đổi kinh nghiệm sẵn có về giáo dục phổ thông, đào tạo và giảng dạy Tiếng Anh, đào tạo, trao đổi giảng viên, NCS ở Đại học và Sau Đại học. 

Tại đây, hai Bộ trưởng đã thống nhất thành lập nhóm công tác hỗn hợp chung để làm đầu mối trao đổi thông tin trong các hoạt động hợp tác cũng như nghiên cứu, đề xuất cho Bộ trưởng Giáo dục hai nước những hướng hợp tác, phát triển. 

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/Viet-Nam-Brunei-se-tang-cuong-hop-tac-song-phuong-linh-vuc-GDDT-1967736/

Đức và Việt Nam ký tuyên bố chung về đào tạo nghề

Posted: 18 Mar 2013 08:43 AM PDT

(TNO) Hôm nay 18.3, bà Jutta Frasch – Đại sứ CHLB Đức tại Hà Nội, ông Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và ông Nguyễn Ngọc Phi - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cùng ký tuyên bố chung nhằm cải thiện những điều kiện khung trong việc tăng cường thực tiễn công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho các doanh nghiệp.

Theo đó, định hướng đào tạo nghề gắn kết với thực tiễn sẽ được cải thiện thông qua nhiều khóa thực tập và thời gian thực tập kéo dài tại các doanh nghiệp Đức ở Việt Nam.

Thực hiện tuyên bố chung này sẽ do Hội doanh nghiệp Đức (GBA), Phòng Thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK) và tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ chương trình Cải cách đào tạo nghề tại Việt Nam.

Được biết, chương trình này do Chính phủ CHLB Đức tài trợ.

N.Trần Tâm

Mới có 16 trường được chính thức liên thông đào tạo nghề
Đào tạo nghề miễn phí
Hợp tác đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của Đức

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130318/duc-va-viet-nam-ky-tuyen-bo-chung-ve-dao-tao-nghe.aspx

Khởi động Kỳ thi Olympic Toán học Châu Á – Thái Bình Dương 2013

Posted: 18 Mar 2013 07:43 AM PDT

(GDTĐ) – Kỳ thi Olympic Toán học Châu Á – Thái Bình Dương (APMOPS) 2013 sẽ chính thức khởi động tại Việt Nam vào đầu tháng 4 tới. Đây là lần thứ năm Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld đồng tổ chức Kỳ thi Olympic Toán học Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam.


10 thí sinh xuất sắc nhất Vòng 1 Kỳ thi APMOPS 2012

Bắt đầu được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2009, APMOPS đã thu hút 330 học sinh tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương tham gia. Số lượng học sinh dự thi APMOPS năm 2010 tăng lên 486 và đạt tới con số hơn 500 học sinh vào các năm 2011 và 2012. Đặc biệt tại APMOPS 2010, Việt Nam đã đạt được thành tích đáng ghi nhận với hai học sinh đạt các thứ hạng 11 và 12 trong tổng số 7.728 thí sinh đến từ Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2012, Việt Nam có 11 em học sinh đã đạt Chứng nhận Bạch kim, 15 em học sinh đạt Chứng nhận Vàng, 25 em đạt Chứng nhận Bạc và 53 em đạt Chứng nhận Đồng, trong đó có ba em học sinh xuất sắc đạt thứ hạng 12,18 và 22 trong toàn Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Khoi-dong-Ky-thi-Olympic-Toan-hoc-Chau-A-–-Thai-Binh-Duong-2013-1967738/

Bắt nhóm học sinh ném đá vào xe khách

Posted: 18 Mar 2013 07:43 AM PDT

Nhóm học sinh nói trên gồm: Nguyễn Mạnh Cầm, Dương Công Xứng, Đỗ Thu Dũng, Nguyễn Đức Luận, Nguyễn Văn Hưng, Lê Quang Huy (đều trú ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), hiện đang học tại trường THCS Lương Ninh.

Sự việc xảy ra vào ngày 11/3, khi xe khách mang biển kiểm soát (BKS) 36B – 007.96 chạy hướng Bắc – Nam, khi đến địa phận xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh thì bị ném đá làm vỡ nhiều cửa kính chắn gió. Công an huyện Quảng Ninh đã phát hiện, truy đuổi và bắt được hai đối tượng là Nguyễn Mạnh Cầm và Dương Công Xứng.

Qua thu thập lời khai của Cầm và Xứng, cơ quan công an đã bắt giữ thêm 4 đối tượng khác là Dũng, Luận, Hưng, Huy. Bước đầu các đối tượng khai nhận đã gây ra 5 vụ ném đá xe khách trong thời gian qua.

Liên quan đến sự việc trên, vào tối 23/1, xe khách giường nằm mang BKS 89B – 000.06 xuất phát từ TP Đông Hà (Quảng Trị) đi Hà Nội, đang dừng đón khách ở Bưu điện Lý Hòa (xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch) thì bị ném đá khiến cháu Hoàng Đức Hoàng Anh (3 tháng tuổi) đã bị thương nặng ở vùng mặt và đầu.

Đăng Đức – Đặng Tài

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/bat-nhom-hoc-sinh-nem-da-vao-xe-khach-708580.htm

Hướng dẫn TS vào các trường CAND cho thí sinh Hà Nội năm 2013

Posted: 18 Mar 2013 03:43 AM PDT

(GDTĐ)-Công an TP. Hà Nội công bố hướng dẫn tuyển sinh vào các trường CAND dành cho thí sinh Hà Nội năm 2013.

Tư vấn tuyển sinh vào trường khối CAND. Ảnh: NN
Tư vấn tuyển sinh vào trường khối CAND. Ảnh: NN

Tiêu chuẩn ĐKDT

Công an TP. Hà Nội quy định rõ, thí sinh Hà Nội là học sinh THPT đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các Học viện, ĐH CAND phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Về tiêu chuẩn văn hóa, đối với học sinh phổ thông, bắt buộc phải tốt nghiệp THPT; hạnh kiểm 3 năm THPT từ loại khá và học lực từ trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ. Riêng 3 môn thuộc khối ĐKDT, điểm tổng kết từng môn trong các năm phải đạt từ 6,0 điểm trở lên (không tính điểm trung bình của 3 môn dự thi). Riêng đối với học sinh ở các vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số đạt từ 5,0 điểm trở lên. (Học sinh đang học lớp 12 THPT, kết quả học lực, hạnh kiểm căn cứ theo kết quả tổng kết lớp 10, lớp 11 và học kỳ I – lớp 12).

Tiêu chuẩn về sức khỏe: nam: cao: 1,64m – 1,80m,  nặng: 48 kg – 75kg; Nữ: cao 1,58m – 1,75m,    nặng: 45 kg – 60kg. Không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; thể hình thể trạng cân đối; không có đặc điểm dị hình, dị dạng.

Cán bộ, chiến sỹ trong biên chế, chưa qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ công an, quy định không quá 30 tuổi tính đến năm dự thi. Công dân phục vụ có thời hạn có thời gian phục vụ đủ 18 tháng trở lên (tính đến tháng dự thi), không quy định độ tuổi.

Công dân hoàn thành phục vụ có thời hạn trong CAND hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong QĐND, thời gian phục có thời hạn hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự hoàn thành nhiệm vụ, không bị xử lý kỷ luật, đã tốt nghiệp THPT được dự thi thêm 1 lần trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định xuất ngũ. Công dân phục vụ có thời hạn dự thi phải tự túc kinh phí và chủ động về thời gian ôn thi.

Cán bộ, chiến sỹ trong biên chế không được xét tuyển vào TC

Thí sinh không đủ điểm trúng tuyển vào hệ CĐ của trường CĐ ANND I có nguyện vọng được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) hệ TC của trường CĐ ANND I.

Thí sinh không đủ điểm trúng tuyển vào hệ CĐ của trường CĐ CSND I được ĐKXT vào hệ TC của trường CĐ CSND I hoặc ĐKXTvào trung cấp CSND VI hoặc TC Cảnh sát vũ trang hoặc TC Cảnh sát giao thông (chuyên ngành Cảnh sát giao thông đường thuỷ) hoặc hệ TC trường ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND theo phân luồng quy định.

Thí sinh dự thi ĐH Phòng cháy chữa cháy, ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND nếu có nguyện vọng chỉ được ĐKXT vào hệ TC trường.

Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào TC CAND phải đăng ký nguyện vọng trong phiếu ĐKDT đại học.

Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 1 nguyện vọng xét tuyển vào 1 hệ TC hoặc trường TC CAND, trong đó hệ TC Kỹ thuật nghiệp vụ của trường ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND chỉ xét tuyển thí sinh dự thi trường ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND và thí sinh dự thi khối A, A1, D1 của Học viện CSND có đăng ký nguyện vọng.

Cán bộ, chiến sỹ trong biên chế của CATP dự thi không được xét tuyển vào TC.

Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

Đối tượng tuyển thẳng vào ĐH CAND bao gồm: Học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế; học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia bậc THPT các môn Tin học được tuyển thẳng vào ngành Công nghệ thông tin của Học viện ANND; ngành Công nghệ thông tin và ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông của Trường ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND; tiếng Anh được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện ANND và Học viện CSND; tiếng Trung được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Học viện ANND.

Đối tượng ưu tiên xét tuyển vào ĐH CAND gồm: Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia bậc THPT đúng với một trong các môn thuộc khối thi tuyển sinh của ngành vào trường có nguyện vọng được ưu tiên xét tuyển, dự thi tuyển sinh (tại trường đăng ký ưu tiên xét tuyển) đủ số môn quy định theo đề thi chung của Bộ GDĐT, kết quả điểm thi đạt từ mức điểm sàn ĐH trở lên, không có môn bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào ĐH.

Học sinh đạt từ giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia đúng với một trong các môn thuộc khối thi quy định xét tuyển vào từng trường CĐ, TC CAND, nếu dự thi ĐH CAND đủ số môn quy định theo đề thi chung, kết quả điểm thi đạt từ mức điểm sàn CĐ trở lên, không có môn bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào CĐ CAND; đạt từ mức điểm sàn (mức điểm tối thiểu) TC CAND trở lên, không có môn bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào TC CAND.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Huong-dan-TS-vao-cac-truong-CAND-cho-thi-sinh-Ha-Noi-nam-2013-1967726/

Một học sinh bị côn đồ chém lìa bàn tay trái

Posted: 18 Mar 2013 03:43 AM PDT

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) công an quận 10 đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ truy bắt hung thủ chém đứt lìa bàn tay trái của em T.H.M.N (học sinh lớp 11 Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An quận 10) vào chiều 16/3 tại gần cổng trường THPT Sương Nguyệt Anh (quận 10).

Theo thông tin ban đầu, do xảy ra mâu thuẫn giữa một nhóm học sinh khác với H.T.Q (23 tuổi) và N., nên hai bên đã hẹn nhau để nói chuyện. Chiều 16/3, Q. và N. đi đến điểm hẹn trước THPT Sương Nguyệt Anh thì thấy nhóm thanh niên (gồm 4 đối tượng) mang theo mã tấu đứng sẵn ở đó.

Thấy vậy, cả hai vội tháo chạy thì bị nhóm cồn đồ đuổi theo, dùng mã tấu chém đứt lìa bàn tay trái. Sau khi gây án, nhóm thanh niên kia lập tức bỏ trốn khỏi hiện trường. Riêng N. được người dân đưa đi cấp cứu trong tình trạng mất máu khá nhiều.

Hiện vụ việc đang được công an quận 10 điều tra làm rõ.

T.P

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/mot-hoc-sinh-bi-con-do-chem-lia-ban-tay-trai-708451.htm

Lời dạy của Bác chiến lược giáo dục hiện nay

Posted: 18 Mar 2013 02:43 AM PDT

(GDTĐ) – Cách đây 65 năm (1948),  55 năm (1958),  45 năm (1968), Bác Hồ đã có thư và lời dạy cho ngành giáo dục mà tổng hợp ý tưởng có thể coi là căn cứ cho triển khai chiến lược giáo dục trong công cuộc đổi mới hôm nay.

Năm 1948: phối hợp hành động giữa các nhà trường và trung tâm giáo dục cộng đồng

Trong thư gửi Hội nghị GD toàn quốc họp từ ngày 10 -15/7/1948 tại Việt Bắc, Bác Hồ viết: "Nhân dịp Hội nghị GD toàn quốc họp, tôi có lời thân ái chào thăm các đại biểu. Về vấn đề GD, tôi có mấy ý kiến sau đây cống hiến với hội nghị:

Chúng ta cần phải có một nền GD kháng chiến và kiến quốc. Vì vậy chúng ta:

1- Phải sửa đổi triệt để chương trình GD cho hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

2- Muốn như thế, chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường.

3- Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc.

4- Chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ của kháng chiến và kiến quốc

5- Về bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên, đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ, số đông đồng bào đã biết đọc viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hóa phổ thông cho đồng bào.

6- Với sự lãnh đạo của bộ trưởng và sự cố gắng thi đua ái quốc của toàn thể nhân viên GD, tôi chắc hội nghị sẽ có một chương trình hoạt động thiết thực để đi đến thành công. (Toàn tập. Xuất bản năm 2000, tập 5 trang 462)


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (1960) (Ảnh tư liệu)

Cũng trong năm này, nhân quốc khánh 2/9, Bác có thư gửi nam nữ chiến sĩ bình dân học vụ. Trong thư Bác Hồ khuyên ân cần: "…Vùng nào còn sót nạn mù chữ thì các bạn cố gắng thi đua diệt cho hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng. Vùng nào đã hết nạn mù chữ, thì các bạn thi đua để tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào

1- Thường thức vệ sinh, để dân bớt đau ốm

2- Thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm

3- Bốn phép tính để làm ăn có ngăn nắp

4- Lịch sử và địa dư nước ta (vắn tắt bằng thơ hoặc ca) để nâng cao lòng yêu nước

5- Đạo đức của công dân, để thành người công dân đúng đắn

Các bạn hãy làm cho được chừng ấy đã, sau đó chúng ta sẽ tiến lên bước cao hơn. Đồng thời các bạn nên giúp việc tuyên truyền và cổ động sao cho cuộc thi đua ái quốc được sôi nổi bền bỉ. Với lòng hăng hái tận tụy của các bạn, tôi chắc các bạn phải thành công. (Toàn tập, tập 5 trang 490)

Có thể coi những điều Bác Hồ căn dặn từ 65 trước đây chính là nhiệm vụ chủ yếu trong sự phối hợp hành động của các nhà trường phổ thông và trung tâm GD cộng đồng tại mỗi địa phương phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Năm 1958: Điểm nhấn về nhà trường lao động

 Ngày 13/9, đến thăm lớp huấn luyện cán bộ cốt cán của ngành GD, tổ chức tại trường bổ túc Công nông trung ương (nay là địa điểm của Học viện quản lý GD), Bác kêu gọi: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

Lời kêu gọi của Bác là sự gộp bội  tư tưởng chính trị thân dân của hai bậc đại hiền Phương Đông: Quản Trọng (730- 645 TCN) với lý tưởng "thụ nhân" và Mặc Tử (476-390 TCN) với lý tưởng "Lợi vi bản" cho nhân dân.

Đặt vào hoàn cảnh của đất nước trong kỷ nguyên cách mạng Người căn dặn tiếp theo: "Chúng ta phải đào tạo ra những người công dân tốt, cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ. (Toàn tập, tập 8, trang 222). 

Ngày cuối cùng cũng của năm này (ngày 31/12) đến thăm trường Chu Văn An, Người xác định nguyên lý phát triển nhà trường Việt Nam. Đó là nhà trường "Học đi với lao động; Lý luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm".

Những lời Bác dạy 55 năm trước đây cho thấy: Chỉ có thể tổ chức một nền GD thực hiện được sứ mệnh "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" đích thực nếu trong lòng nó có nhà trường lao động. Chấn hưng được nhà trường Việt Nam theo nguyên lý phát triển: "Dân chủ – Nhân văn – Lao động" là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.


Những chủ nhân tương lai của đất nước

Năm 1968: Giáo Dục phấn đấu đạt những đỉnh cao khoa học

 Trong bức thư cuối cùng gửi ngành GD (viết ngày 16/10/1968), Người xác định: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng GD chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật.

Người lưu ý: "GD là sự nghiệp của quần chúng cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó".

Người yêu cầu các cấp bộ Đảng và chính quyền: "GD nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của đảng và nhân dân ta, do đó các ngành các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp GD của ta nên những bước phát triển mới". (Toàn tập, Tập 12, trang 403, 404)

Cần nói thêm là tháng 5/1968, khi sửa chữa di chúc (Bác viết từ năm 1965), Người bổ sung những lời kêu gọi tha thiết sau đây đến toàn đảng, toàn dân: "Đầu tiên là công việc đối với con người… Sửa đổi chế độ GD cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động".(Toàn tập, tập 12, trang 504, 505).

Cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo đường lối của Đại hội đảng lần thứ 11 đang được triển khai. Có những ý thức, quan điểm mới được tiếp nhận vào việc thực hiện chiến lược giáo dục 2011 – 2020. Thí dụ đưa việc dạy học từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

Việc cập nhật ý tưởng của thời đại là rất cần thiết cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và khoa học giáo dục nói riêng của đất nước trong động thái đi vào sự hội nhập. Song dù có tiếp cận lý thuyết bằng những ngôn từ hiện đại đến đâu thì trước hết phải quán triệt được lời dạy của Bác.

Xây dựng phát triển nền giáo dục thân dân: Giáo dục của dân, vì dân, do dân… Sửa đổi chế độ giáo dục cho thích hợp với hoàn cảnh mới của đất nước, tổ chức được nhà trường lao động vừa dẫn dắt trí tuệ nhân dân cộng đồng, vừa hòa hợp được trái tim của nhân dân cộng đồng. Đó là minh triết giáo dục Bác Hồ đã nêu ra mà mỗi cán bộ giáo dục trong cuộc đổi mới hôm nay phải gắng sức hiện thực vào cuộc sống.

PGS. Đặng Quốc Bảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Loi-day-cua-Bac-chien-luoc-giao-duc-hien-nay-1967729/

Rủ nhau ra sông tắm, hai học sinh chết đuối

Posted: 18 Mar 2013 02:43 AM PDT

Nạn nhân của vụ đuối nước thương tâm là em Phan Thanh Hoàng và Nguyễn Thanh Dũng (cùng sinh năm 1997, đều ở thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; đang là học sinh lớp 10.

Nhiều người dân tập trung ra sông chờ đợi thi thể em học sinh xấu số được vớt lên

Những người dân sống gần đó cho biết, vào khoảng 14 giờ, nghe tiếng kêu cứu từ giữa dòng sông, mọi người chạy ra đã không thấy các em đâu. Nhận tin báo, các lực lượng chức năng đã dùng thuyền và các phương tiện cứu hộ chạy dọc sông tìm kiếm thi thể nạn nhân. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, thi thể em Phan Thanh Hoàng đã được đưa về an táng. 

Hiện lực lượng chức năng vẫn đang triển khai tìm kiếm quanh khu vực 2 em bị chết đuối

Đến 10 giờ sáng nay, lực lượng chức năng và người dân vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể em Dũng.

Đăng Đức - Đặng Tài

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/ru-nhau-ra-song-tam-hai-hoc-sinh-chet-duoi-708503.htm

Comments