Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại học Cần Thơ chuẩn bị mở 5 ngành đào tạo mới

Posted: 04 Mar 2013 05:15 AM PST

Trường Đại học Cần Thơ dự kiến sẽ triển khai mở thêm năm ngành mới trong năm
2013 và thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo theo phương thức đào tạo không
chính quy.

Các ngành đào tạo mới bao gồm: Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật điện tử truyền
thông, Giáo dục thể chất, Giáo dục tiểu học, Quản lý tài nguyên và môi trường.

Năm học 2013-2014, Trung tâm Liên kết Đào tạo – trường Đại học Cần Thơ đã có hơn
9.300 sinh viên hệ vừa làm vừa học, tuyển mới hơn 1.000 sinh viên ờ 20 ngành
học, số lượng sinh viên tăng hơn 1.000 so với năm học 2012-2013. Ngoài ra, Trung
tâm còn đào tạo từ xa 6.805 sinh viên, tập trung ở 2 ngành Luật và ngành Kinh tế
và Quản trị Kinh Doanh.

Với phương châm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, năm
học 2011-2012, Trung tâm đã được giao 5.000 chỉ tiêu đào tạo hình thức từ xa với
7 ngành đào tạo: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật, Việt Nam học
(Hướng dẫn viên du lịch), Kế toán, Kinh doanh quốc tế, Văn học (Ngữ văn), tăng 3
ngành so với năm học trước.

Hiện Trung tâm liên kết với hơn 18 trường Đại học, trường Cao đẳng cộng đồng,
trường Trung cấp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tại thành phố Cần Thơ và ở 9
tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Thành
phố Hồ Chí Minh.

Ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, cho biết trước nhu cầu
học tập và nhu cầu đa dạng hóa loại hình đào tạo của xã hội ngày càng tăng cao,
trường luôn tạo mọi điều kiện để cho người học, tạo điều kiện cho trung tâm mở
rộng quy mô, đơn vị liên kết và nâng cao tổ chức, quản lý đào tạo trở thành đầu
mối nghiên cứu, phát triển và quản lý các loại hình đào tạo cho cả khu vực
ĐBSCL. Hiện nay với chất lượng dẫn đầu trong khu vực tiến đến dẫn đầu cả nước về
đạt chuẩn quốc tế, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm của trường sẽ là nền tảng
vững chắc cho đào tạo từ xa của cả khu vực.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc dù mới thành lập nhưng Trung tâm
Liên kết Đào tạo – trường Đại học Cần Thơ nhanh chóng trở thành trung tâm đào
tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu cấp thiết của cả khu vực ĐBSCL và cả nước trong
thời kỳ hội nhập.

Sau khi ra trường, những tân cử nhân, kỹ sư phục vụ công tác ở
tất cả các địa phương đảm bảo nắm vững kiến thức, trình độ chuyên môn, không chỉ
đáp ứng được yêu cầu của công việc, được xã hội chấp nhận mà còn phát huy tư duy
sáng tạo. Nhiều người tiếp tục theo học thạc sỹ, tiến sỹ và đang đóng góp trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho đất nước.

Giữ gìn và phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, Trung tâm Liên kết trường
Đại học Cần Thơ tiếp tục tư vấn, tuyển sinh hệ học vừa làm vào tháng 4/2013 và
tháng 10/2013, tuyển sinh hệ từ xa liên tục 4 đợt/ năm./.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Dai-hoc-Can-Tho-chuan-bi-mo-5-nganh-dao-tao-moi/20133/185656.vnplus

Công bố kết quả tuyển chọn học bổng Chính phủ Nhật Bản 2013

Posted: 04 Mar 2013 04:15 AM PST

(GDTĐ)-Đại sứ quán Nhật Bản thông báo về kết quả tuyển chọn Lưu học sinh (LHS) nghiên cứu sinh được nhận học bổng Chính phủ Nhật Bản do Đại sứ quán Nhật Bản tiến cử năm 2013.

Phía Nhật Bản không chấp nhận việc thay đổi trường ĐH và trường học dự bị tiếng Nhật đã được phân. Đối với LHS nhận được giấy tiếp nhận của nhiều trường ĐH, các thí sinh cần thông báo tới các trường không thuộc diện được tiếp nhận ngay sau khi có quyết định phân trường. Trường hợp có những yêu cầu và lưu ý đặc biệt trong bản thông báo tiếp nhận của trường ĐH dành cho từng LHS,  LHS cần liên lạc với trường tiếp nhận để giải quyết sớm. Nếu trong mục tham khảo có ghi không bố trí được chỗ ở, LHS lưu ý cần liên lạc trước với văn phòng các trường để xác nhận về việc thuê nhà dân (LHS phải tự trả chi phí).

Trường hợp có nguyện vọng lưu học với tư cách là nghiên cứu sinh chính thức ngay từ đầu thì LHS có thể sang Nhật Bản để tham dự kỳ thi đầu vào trước khi chính thức sang lưu học tại Nhật. Trước khi sang Nhật Bản, LHS cần liên lạc chặt chẽ với trường ĐH tiếp nhận và giáo sư hướng dẫn để trao đổi cụ thể về kế hoạch nghiên cứu sau khi sang Nhật Bản cũng như việc học tiếp lên khóa học chính thức sau ĐH, bố trí chỗ ở…

Thông tin chi tiết về các lưu ý của Đại sứ quán Nhật Bản và kết quả tuyển chọn xem chi tiết tại đây.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201303/Cong-bo-ket-qua-tuyen-chon-hoc-bong-Chinh-phu-Nhat-Ban-2013-1967324/

Phó phòng quản lý ATLĐ tông chết hai học sinh

Posted: 04 Mar 2013 04:15 AM PST

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/pho-phong-quan-ly-atld-tong-chet-hai-hoc-sinh-702986.htm

Không nên dễ dãi -quot;đầu vào-quot;

Posted: 04 Mar 2013 03:15 AM PST

(GDTĐ) – Mấy năm gần đây, đề thi Đại học, Cao đẳng đều theo hướng 3 chung, và điểm sàn cũng được chọn là một điểm chung cho mỗi khối thi trong cả nước. Mỗi khối thi có một điểm sàn nhất định, các trường cứ bám vào đó làm căn cứ để xét tuyển. 

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Yến – Trưởng Ban Thanh tra Đại học Huế: Điểm sàn không hề gây khó

Chất lượng đào tạo kỹ sư và cử nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, một yếu tố có tính chất quyết định đó là chất lượng đầu vào.

Điểm sàn là một chuẩn mực chung để các trường làm căn cứ tuyển chọn thí sinh. Tạo điều kiện cho các trường công lập và ngoài công lập tuyển được đầu vào có chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng đào tạo giữa các trường.

Điểm sàn được xác định một cách khoa học, công khai dân chủ: Căn cứ vào kết quả thi từng năm, từng khối thi, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh của các trường trong cả nước, được bàn bạc thống nhất trong Hội nghị các Hiệu trưởng – đảm bảo tổng số thí sinh có điểm thi trên điểm sàn lớn hơn 1, 2 lần tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Nguồn thí sinh trên điểm sàn là rất lớn. Như vậy, điểm sàn không hề gây khó cho các trường trong vấn đề tuyển sinh.

Nguyễn Thị Diệp – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cát Quế B (Hoài Đức, Hà Nội): Mỗi khối thi có một điểm sàn nhất định


Bà Nguyễn Thị Diệp

Nhìn lại mấy năm gần đây, điểm sàn quá thấp so với yêu cầu của một sinh viên Đại học. Chẳng hạn năm 2011, điểm sàn hệ Đại học các khối A, D là 13, khối B, C là 14.

Năm 1012 điểm sàn hệ Đại học khối A là 13, khối B là 14, khối C là 14,5 và khối D là 13,5. Hệ Cao đẳng thấp hơn 3 điểm cùng khối.

Như vậy, điểm sàn của khối thi cao nhất vẫn chưa đạt mức trung bình mỗi môn 5 điểm. Đầu vào chưa đủ để đạt là một học sinh mức trung bình, như vậy là quá thấp, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.

Nói như vậy không có nghĩa là tất cả, bởi đa số các trường đều lấy điểm chuẩn cao hơn điểm sàn. Chỉ trừ một số trường dân lập không đủ chỉ tiêu mới phải lấy đến điểm sàn – thậm chí có khi dưới sàn.

Là phụ huynh học sinh đồng thời là một nhà giáo, tôi có một vài ý kiến như sau:

1.Thi Đại học, Cao đẳng vẫn theo hướng 3 chung, vì thế nên chọn điểm sàn chung cho mỗi khối thi trên toàn quốc như cách tính mọi năm.

2. Điểm sàn chung nhất cho mỗi khối thi căn cứ vào điểm đa số của thí sinh năm đó.

3. Điểm sàn phải ít nhất từ 15 điểm và không có điểm không (0) (vì 3 môn x 5 điểm = 15). Như vậy cũng mới chỉ đạt mức học sinh trung bình. Nếu thí sinh nào không đủ điểm thi sẽ nhường cơ hội cho thí sinh khác tuyển theo nguyện vọng 2.

4. Không cần áp dụng điểm sàn theo khu vực nữa bởi mỗi khu vực đã có điểm ưu tiên cộng vào rồi. Điểm sàn này áp dụng đối với tất cả các trường Đại học trên toàn quốc không phân biệt công lập hay dân lập. Nếu trường dân lập nào không tuyển đủ chỉ tiêu, là do chất lượng trường đó chưa thu hút nhiều thí sinh giỏi đến dự thi. Kiên quyết không hạ điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như đầu ra.

5. Một số năm gần đây, việc tuyển sinh vào các trường sư phạm mới chỉ chú ý đến tổng điểm mà "quên" điểm của môn được đào tạo để đứng lớp sau này. Theo tôi, riêng sinh viên sư phạm, ngoài việc đủ điểm sàn thì môn đào tạo phải đạt ít nhất điểm 5 (Sư phạm văn thì phải đạt điểm 5 môn văn, sư phạm Toán phải đạt điểm 5 môn toán…). Không thể chấp nhận một giáo viên văn mà thi đại học được có 2 – 3 điểm văn được. Có như vậy khi ra trường đứng lớp, người giáo viên mới có kiến thức cơ bản tối thiểu của phổ thông.

Tuyển sinh là một bài toán không dễ gì có ngay lời giải. Nhưng để tuyển sinh có chất lượng và phục vụ nhu cầu học tập của đông đảo bạn trẻ, thiết nghĩ nên quy định chặt chẽ hơn về điểm sàn để tuyển dụng được những sinh viên thật sự có kiến thức. Không nên dễ dãi đầu vào, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên.

 

 

Nguyễn Thị Diệp – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cát Quế B – Hoài Đức – Hà Nội)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Khong-nen-de-dai-dau-vao-1967352/

Đại học Quy Nhơn tuyển 3.000 SV đại học năm 2013

Posted: 04 Mar 2013 03:15 AM PST

Đại học Quy Nhơn tuyển 3.000 SV đại học năm 2013

TTO – Kỳ tuyển sinh đại học năm 2013, Trường đại học Quy Nhơn (Bình Định) sẽ tuyển 3.000 sinh viên cho 37 ngành đào tạo trình độ đại học.

Học sinh đặt câu hỏi với ban tư vấn trong chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Tiền Giang – Ảnh : Minh Đức

Trong đó có 1.000 chỉ tiêu các ngành đào tạo cử nhân sư phạm, 930 chỉ tiêu các ngành đào tạo cử nhân khoa học, 700 chỉ tiêu các ngành đào tạo cử nhân kinh tế – quản trị kinh doanh và 370 chỉ tiêu các ngành đào tạo kỹ sư.

Cụ thể các ngành và khối thi như sau: Cử nhân sư phạm gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học (khối A), Tin học (khối A, D1), Sinh học (Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp) (khối B), Ngữ văn, Lịch sử (khối C), Địa lý (khối A, C), Giáo dục chính trị (khối C, D1), tiếng Anh (khối D1), Giáo dục tiểu học (khối A, C), Giáo dục thể chất (T), Giáo dục mầm non (M). Cử nhân khoa học gồm: Toán học, Vật lý học, Hóa học (khối A), Công nghệ thông tin (khối A, D1), Sinh học (khối B), Quản lý đất đai (khối A, B, D1), Địa lý tự nhiên (chuyên ngành: Địa lý tài nguyên – môi trường, Địa lý du lịch) (khối A, B, D1), Văn học, Lịch sử (khối C), Tâm lý học giáo dục (Tâm lý học) (khối A, B, C), Công tác xã hội (khối C, D1), Quản lý giáo dục (khối A, B, C), Việt Nam học (Văn hóa du lịch) (khối C, D1), Quản lý nhà nước (Hành chính học) (khối A, C, D1), Ngôn ngữ Anh (khối D1).

Cử nhân kinh tế – quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh (chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế (ngoại thương), Quản trị kinh doanh du lịch, Quản trị kinh doanh thương mại, Quản trị marketing (khối A, D1), Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư) (khối A, D1), Kế toán (khối A, D1), Tài chính – Ngân hàng (chuyên ngành: Ngân hàng và kinh doanh tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư tài chính, Quản lý tài chính kế toán, Tài chính công và quản lý thuế) (khối A, D1). Kỹ sư gồm: Kỹ thuật điện – điện tử (khối A, A1); Kỹ thuật điện tử – truyền thông (Điện tử – Viễn thông) (khối A, A1), Công nghệ kỹ thuật xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp) (khối A), Nông học (khối B), Công nghệ Kỹ thuật Hóa học (chuyên ngành: Hóa học hóa dầu, Công nghệ môi trường) (khối A).

Trường đại học Quy Nhơn sẽ tổ chức thi tuyển theo quy định của Bộ GDĐT.

Khối M thi văn, toán (theo đề thi khối D1), thi năng khiếu gồm các môn: hát, đọc diễn cảm, kể chuyện. Khối T thi sinh, toán (theo đề thi khối B), thi năng khiếu gồm các môn: bật xa, gập thân, chạy cự ly ngắn.

Thí sinh thi vào ngành giáo dục thể chất, nam phải cao 1,65m, nặng 45kg trở lên; nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên. Các ngành sư phạm không tuyển thí sinh dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

Năm nay trường không tuyển sinh hệ cao đẳng.

HƯƠNG SEN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyen-sinh/536424/dai-hoc-quy-nhon-tuyen-3-000-sv-dai-hoc-nam-2013.html

Giáo viên bức xúc vì chậm lương, phụ cấp

Posted: 04 Mar 2013 12:30 AM PST

- Một số giáo viên (GV) trên địa bàn huyện Ia Grai, Gia Lai bức xúc vì nhiều
khoản như: tiền thưởng, lương và trợ cấp thu hút… bị trả chậm, ảnh hưởng đến
đời sống sinh hoạt. Có GV phải vay ngân hàng để trang trải dịp tết.

Trường THCS Hoàng Hoa Thám là một trong số các cơ sở giáo dục trên huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), giáo viên bị chậm chi trả tiền lương và phụ cấp
thu hút hàng tháng. (Ảnh: GiaLai Online)

Chậm đủ thứ

Mới đây, báo VietNamNet nhận được thư phản ánh của một số GV tại trường THCS trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai liên quan đến việc chi trả chế độ chính sách của Phòng GD-ĐT huyện.

Cụ thể, dịp mừng ngày 20/11/2012, UBND tỉnh Gia Lai quyết định tặng cho GV 150.000 đồng gọi là “quà” nhưng theo các GV đến ngày 26 Tết vừa qua (tức ngày 6/2/2013) họ mới nhận được tiền này.

Tiếp đó, một số GV Trường THCS Hoàng Hoa Thám băn khoăn khoản tiền huyện Ia Grai tặng cho GV 150.000 đồng cũng nhân dịp ngày 20/11 nhưng nhà trường trừ 100.000 đồng để liên hoan, còn 50.000 đồng cả tháng sau mới được cấp.

Điều đáng nói, theo phản ánh của GV dịp trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ – UBND tỉnh Gia Lai quyết định cho lĩnh lương 2 tháng 2-3/2013 để GV có tiền sắm Tết nhưng trước khi nghỉ Tết họ mới nhận được lương tháng 2. Hiện tại nhiều người vẫn chưa nhận được lương tháng 3.

Dịp Tết phải sắm nhiều thứ, GV trông chờ vào đồng lương nên đời sống sinh hoạt phải chắt bóp nhiều. Có GV phải vay tiền ngân hàng, lương tháng trả chậm chưa kịp thanh toán lãi nên bị phạt đến vài trăm ngàn đồng.

Không chỉ vậy, các GV cũng phản ánh đến giờ họ chưa được nhận tiền phụ cấp thu hút các tháng 01 và 02/2013.

Lùng bùng giữa lãnh đạo và giáo viên?

Theo tìm hiểu, một số GV lại bày tỏ cảm thông trước thực tế chậm chạm này của phía Phòng GD-ĐT.

Tuy nhiên, số đông GV cho rằng: "Đó chỉ là ý kiến cá nhân của một số người không cần đến lương và không phải là ý kiến của hơn 600 cán bộ, GV và công nhân viên trong ngành giáo dục huyện nhà đang rất cần đến lương và sống bằng lương". 

Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám Đặng Ngọc Quế thì cho biết: "Đúng là tiền quà (150.000 đồng) của tỉnh chúng tôi nhận được chậm nên trả cho GV chậm. 


Riêng khoản 150.000 đồng của huyện La Grai tặng, trường đã họp hội đồng và đề xuất dùng tiền này để liên hoan. Mọi người đồng ý chúng tôi mới làm. Hơn nữa, do dùng không hết nên sau khi xem xét đã trả lại mỗi giáo viên 50.000 đồng".

Chủ trương của tỉnh Gia Lai cho GV nhận lương tháng 2 và 3 để trang trải dịp Tết nhưng tiền lương tháng 3 chưa đến tay GV ngay, theo hiệu trưởng Quế: "Sau khi họp ở Phòng GD-ĐT huyện Ia Grai, tất cả thống nhất sau Tết các GV sẽ nhận lương. Việc này chúng tôi đã thông báo trước nhà trường".

Phòng sẽ sớm có câu trả lời

Về hai khoản tiền quà của tỉnh và phụ cấp thu hút các tháng 1, 2/2013 cho GV bị chậm theo ông Quế: "Trường hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Khi nhận được trường sẽ thanh toán ngay cho GV".

"Tiền lương cần phải trả kịp thời để anh em GV chủ động trong đời sống và công tác. Thực tế chúng tôi chờ lương rất mệt mỏi vì Phòng GD-ĐT huyện Ia Grai trả quá chậm" – một GV THCS bức xúc.

GV cũng đề nghị gộp tiền phụ cấp thu hút được cộng vào bảng lương và trả cùng kỳ với lương hàng tháng chứ không phải trả lương xong rồi 1-2 tuần sau mới trả thu hút.

Trước những bức xúc của GV, ông Nguyễn Quang Thuấn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ia Grai cho biết: "Phòng đang tích cực xem xét các ý kiến và sẽ sớm có xác minh, trả lời để GV yên tâm công tác".

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/110849/giao-vien-buc-xuc-vi-cham-luong--phu-cap.html

Lệ phí thi ĐH, CĐ sẽ tăng thêm 25.000 đồng

Posted: 04 Mar 2013 12:29 AM PST

- Tin từ Bộ GD-ĐT ngày 3/3, tổng lệ phí thi tuyển sinh ĐH, CĐ dự kiến tăng lên
105.000 đồng. Trong đó, lệ phí đăng kí dự thi sẽ tăng từ 50.000 lên 60.000 đồng/ hồ
sơ; lệ phí dự thi từ 30.000 lên 45.000 đồng/ hồ sơ.

 



Mức phí sơ tuyển (đối với trường có tổ chức sơ tuyển trước khi thi chính thức),
đối với các ngành năng khiếu hiện là 100.000 đồng/hồ sơ dự kiến được nâng lên 120.000
đồng/hồ sơ; các ngành khác được dự kiến nâng từ 40.000 đồng/hồ sơ lên 50.000 đồng/hồ
sơ.

Về lệ phí dự thi, dự thảo đề xuất dự thi năng khiếu là 300.000 đồng/hồ sơ thay cho
mức 200.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn).

Dự thảo cũng quy định mức thu phí với thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển
thẳng vào các trường ĐH, CĐ, TCCN là 30.000 đồng/hồ sơ.

Bộ GD-ĐT chính thức phát hành hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2013 trên toàn quốc.
Theo đó, mẫu hồ sơ năm nay có 18 mục, trong đó bổ sung thêm mục 4 và 14 dành cho thí
sinh thi liên thông.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Bùi Anh Tuấn cho biết, hiện thị trường có một
số cuốn sách thông tin tuyển sinh 2013, cẩm nang tuyển sinh, tìm hiểu về ngành nghề
đào tạo các cơ sở đào tạo… Nhưng, qua kiểm tra cho thấy có một số cuốn sách thông
tin không đầy đủ, thiếu chính xác về ngành nghề đào tạo, không đúng với một số thông
tin mà các cơ sở đào tạo đăng ký tuyển sinh.

Cuốn “Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2013″ do Nhà Xuất bản Giáo dục biên soạn
sẽ được phát hành trong tuần tới.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111176/le-phi-thi-dh--cd-se-tang-them-25-000-dong.html

Điểm sàn hiện vẫn là cách kiểm soát chất lượng tốt nhất

Posted: 03 Mar 2013 11:14 PM PST

(GDTĐ) - Để thực hiện việc bỏ điểm sàn, rõ ràng chúng ta phải tính đến mô hình giáo dục theo hình chóp, tức là mở rộng đầu vào và thắt chặt đầu ra. Đây là quan điểm của nhiều bậc cha mẹ khi chia sẻ về vấn đề có bỏ điểm sàn hay không, điểm sàn như thế nào là hợp lý.


 Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Phương Trang (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội): Tôi thấy điểm sàn ở mức 14-15 điểm là bình thường bởi khi đi học, để không  phải thi lại, học sinh, sinh viên cũng phải đạt 5 điểm trở lên/môn. Vậy điểm sàn hiện nay đã có phần "dễ thở" bởi không tính điểm "liệt".

Mấy ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều ý kiến về việc bỏ điểm sàn, hạ điểm sàn. Theo tôi, những ý kiến trên mới chỉ nhìn ở một phía.  Dựa trên cơ sở dữ liệu, điểm sàn đã tính chỉ tiêu gần đủ cho các trường.

Vậy tại sao tình trạng "người ăn không hết của lần chẳng ra" vẫn xảy ra giữa các trường công lập và ngoài công lập. Vấn đề cốt lõi ở đây không phải do điểm sàn mà do chất lượng giáo dục của các trường.

Hoàng Thu Hà (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội): Theo tôi, khi thực hiện thi “ba chung” thì điểm sàn là phù hợp nhất. Tại thời điểm này chưa nhất thiết phải bỏ điểm sàn. Để rộng cửa tuyển sinh cho các trường ngoài công lập, chỉ cần đề thi ra sát với chương trình phổ thông hơn thì chắc chắn điểm đầu vào của thí sinh sẽ cao.

Về lâu dài, theo tôi cũng nên tính đến phương án để các trường tự tuyển sinh. Muốn vậy, Bộ GD-ĐT phải siết chặt đầu ra. Cần có một bộ tiêu chí và cách kiểm định để đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường để tránh tình trạng vào bao nhiêu ra bấy nhiêu hoặc chất lượng đầu vào thấp nhưng  tỷ lệ sinh viên  tốt nghiệp toàn khá, giỏi.

Với quan điểm lấy điểm thi tốt nghiệp và xét học bạ phổ thông cũng là một cách làm được nhiều nước áp dụng (trừ trường danh tiếng có thể siết chặt chất lượng từ đầu vào). Nhưng với cách làm này thì chất lượng giáo dục phổ thông phải được kiểm soát chặt.

 

 

L.G ghi

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Diem-san-Van-la-cach-kiem-soat-chat-luong-tot-nhat-trong-dieu-kien-hien-nay-1967337/

Bỏ hay không bỏ điểm sàn?

Posted: 03 Mar 2013 11:14 PM PST

Trường ngoài công lập: Đưa ra điểm sàn là vô lý

Nhiều ý kiến của lãnh đạo trường đại học ngoài công lập (NCL) khẳng định: Điểm sàn khiến họ không tuyển được sinh viên, đưa ra điểm sàn là vô lý?

TS. Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Nguyễn Trãi cho rằng: Quy định điểm sàn là vô lý và cần được bỏ. Các trường quốc tế có cần điểm sàn đâu, như RMIT chẳng hạn. Không giải quyết được gì cả, chỉ thêm phiền hà và tốn kém tiền của, công sức của xã hội. Chỉ cần điểm thi tốt nghiệp và điểm trung bình của học sinh ở THPT là đủ".

Theo ông Luận, chúng ta phải hướng đến mô hình đào tạo theo hình chóp. Quan trọng là kiểm soát chất lượng đào tạo, không học được hoặc không thích học đều có thể và phải thôi, chứ chặn "đầu vào" bằng điểm sàn để làm gì. Trong hoàn cảnh hiện nay mà Bộ GD-ĐT không thay đổi điểm sàn thì các trường ngoài công lập sẽ tan hết, kéo theo lãng phí rất lớn về cơ sở vật chất và tiền bạc.

Hàng ngàn bạn học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định tham dự chương trình tư vấn tuyển sin.Học sinh tham dự một chương trình tư vấn tuyển sinh năm 2013. (Ảnh: Doãn Công)

GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL cho biết: "Điểm sàn không phải là yếu tố duy nhất để chứng tỏ được chất lượng đào tạo do chúng ta vẫn đang áp dụng tư duy cũ, chưa có nhiều đổi mới. Thí dụ một ngành đào tạo công nghệ thực phẩm, thí sinh có thể giỏi hóa, sinh nhưng không giỏi toán, và vẫn có thể trượt vì điểm môn toán thấp. Chất lượng đầu vào không phải ánh thực chất được chất lượng nguồn nhân lực, mà phải là đầu ra".

GS Quân cho rằng, không gì lãng phí hơn khi một trường đại học với đủ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên mà không còn nguồn học sinh THPT đạt trên "điểm sàn" để tuyển sinh viên đến học. Thực tế với cung cách thi tuyển sinh hiện nay, mỗi năm có khoảng nửa triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng kết quả thi dưới "điểm sàn" nên không được tiếp tục học đại học, cao đẳng trên đất nước mình. Nhiều em trong số đó phải lo kinh phí để đi du học tự túc ở nước ngoài hoặc du học tại chỗ trong các trường nước ngoài được phép đào tạo tại Việt Nam. Tại các trường đại học nước ngoài, các em vào học chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT.

GS Trần Hồng Quân đề nghị: "Bộ GD-ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2013. Bộ GD-ĐT chỉ cần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn công việc tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển sinh thì trao quyền tự chủ cho các trường, thực hiện theo đúng Luật Giáo dục Đại học".

GS Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng đặt vấn đề: "Chúng tôi đang thử hỏi là tại sao Bộ GD-ĐT khi xây dựng điểm sàn không lấy độ dôi lớn so với chỉ tiêu để tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ. Việc lấy dôi ra không có gì ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh bởi các trường vẫn xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp" .

"Tại sao điểm sàn cứ phải dao động trong phạm vi 13-15 điểm? Tôi nghĩ điểm sàn có thể cao hoặc thấp hơn tùy vào mức độ khó của đề thi. Nhiều em dự thi ĐH không đạt được mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng khi đi du học vẫn học tập có kết quả tốt. Qua đó cho thấy việc đánh giá qua thi cử của chúng ta là chưa phù hợp" – GS Nghị đặt câu hỏi.

Cách tính điểm sàn chưa phù hợp!

Ngược lại với ý kiến của đại diện trường ngoài công lập, nhiều lãnh đạo trường công lập tán thành với quy định điểm sàn hiện nay và đề nghị Bộ có cách tính điểm sàn phù hợp hơn.

Trung tướng, GS.TS.Nguyễn Tiến Bình – Giám đốc Học viện Quân y cho biết, cách tính điểm sàn của Bộ GD-ĐT như mọi năm là hợp lý. Trên thực tế, có trường không để ý đến điểm sàn, nhưng cũng có trường điểm sàn thấp vẫn không có học sinh. Đó không phải do điểm sàn không hợp lý mà vì thực tiễn ở nước ta các trường không đồng đều về chất lượng. Chất lượng trường công lập khác, dân lập khác, trường ở Hà Nội khác, trường ở vùng khác khác.

GS Bình khẳng định: "Điểm sàn là ngưỡng tối thiểu để các trường không được lấy số học sinh quá yếu. Điểm sàn thấp quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Với các trường có uy tín, vấn đề điểm sàn với họ không phải bàn thêm vì Bộ đã làm tốt rồi. Chỉ có những trường không có thí sinh mới muốn cho điểm sàn thấp xuống nữa".

PGS.TS. Lê Hữu Lập – phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, việc cho rằng cách xác định điểm sàn là nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập khó tuyển sinh, theo tôi là chưa xác đáng. Nguyên nhân khủng hoảng tuyển sinh của trường NCL là việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng cần tiếp tục nghiên cứu cách tính điểm sàn vừa khoa học vừa phù hợp với thực tiễn và phải tìm rõ nguyên nhân các thí sinh có từ điểm sàn, không vào đại học, cao đẳng NCL thì họ đi đâu?.

PGS Lập cho rằng: "Bộ GD-ĐT nên tiếp tục cải tiến phương thức xác định điểm sàn. Việc xác định điểm sàn lâu nay dựa trên số lượng thí sinh dự thi ÐH, tính toán cân đối một lượng dôi dư nhất định thí sinh đạt điểm sàn trở lên so với chỉ tiêu để giúp các trường tuyển đủ. Thực tế cách tính này không phù hợp khi số thí sinh trên điểm sàn dư mà các trường vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu".

Ông Lập phân tích, để xác định được điểm sàn hợp lý, một trong những yếu tố quan trọng là căn cứ vào phổ điểm của từng môn thi trong từng năm. Bởi mỗi một kỳ tuyển sinh đề thi ra khó dễ khác nhau. Nếu năm nào đề thi ra khó, phổ điểm thấp, Bộ GD-ĐT có thể mạnh dạn hạ điểm sàn xuống cho phù hợp và ngược lại. Một vấn đề nữa là cần xác định số dư bao nhiêu cho phù hợp. Nhiều thí sinh đủ điểm sàn nhưng họ vẫn không đi học, mà họ sẽ ôn thi sang năm thi lại, không vào học các trường thương hiệu thấp.

Nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục cho rằng nên có 2 mức điểm sàn. Về vấn đề này, TS Lê Thị Thanh Mai –  Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng: "Muốn lấy điểm sàn như thế nào thì cần phải căn cứ trên kết quả điểm thi của thí sinh. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT dự kiến việc xác định điểm sàn theo phổ điểm ba môn thi là tương đối hợp lý. Riêng với  luồng ý kiến cho rằng cần có 2 mức điểm sàn khác nhau tôi nghĩ là không hợp lý. Chúng ta nên chỉ có một mức điểm sàn làm tiêu chuẩn. Trong đó, mức điểm sàn cần phải được tính toán làm sao để đạt được con số 40% trên tổng số thí sinh. Chứ như cách tính hiện nay, chúng ta chưa đạt được con số 40% thì rất hẹp nguồn tuyển cho các trường".

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bo-hay-khong-bo-diem-san-702790.htm

Điểm sàn vẫn cần đảm bảo chất lượng nguồn tuyển

Posted: 03 Mar 2013 10:14 PM PST

(GDTĐ) – Vấn đề điểm sàn chỉ nóng lên khoảng 2 năm trở lại đây, đặc biệt trong mùa tuyển sinh 2012 khi không ít trường ĐH, CĐ công lập và ngoài công lập gặp nhiều khó khăn trong nguồn tuyển. Trước thực trạng đó, nhiều trường cho rằng cách áp dụng điểm sàn như hiện nay là rào cản lớn khiến các trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu và ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của các trường này.


 Điểm sàn là nỗi lo của thầy hay trò?

Đã có không ít kiến nghị Bộ GDĐT nên bỏ điểm sàn hay đề xuất phương án xác định mức điểm sàn riêng cho công lập – dân lập, cho lấy chỉ tiêu dự bị ĐH ở mức dưới điểm sàn chung. Một số ý kiến lại cho rằng phải xem xét lại cách thức ra đề, hay cần có quy định nhiều mức điểm sàn cho phù hợp với cơ cấu vùng miền.

Mỗi ý kiến nêu ra đều có cái lý của nó, việc xác định điểm sàn một cách hợp lý sẽ giúp các nhà trường vượt qua được những khó khăn về nguồn tuyển. Tuy nhiên, việc xác định điểm sàn cũng cần cân nhắc kỹ, để tránh việc tạo thêm nguồn tuyển cho các trường đại học nhưng lại làm cạn kiệt nguồn tuyển đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng.

Theo số liệu thống kê của Bộ GDĐT, năm 2012 bậc ĐH tuyển được 88%, CĐ 70%, TCCN 63%. Nhìn vào cả 3 bậc học trên cho thấy đều không tuyển hết chỉ tiêu, tỷ lệ tuyển càng thấp hơn ở bậc CĐ và lại thấp hơn nữa ở bậc trung cấp. Hoàn toàn không có chuyện thí sinh trượt đại học xuống học cao đẳng và trượt cao đẳng xuống học trung cấp.

Thực tế là nhiều em trượt đại học trường này, nhưng không chấp nhận vào trường thấp hơn mà đợi sang năm thi lại. Bỏ điểm sàn là điều không nên vào lúc này, nếu bỏ điểm sàn thì không những chúng ta đại học hóa nguồn nhân lực, mâu thuẫn với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc cơ cấu nguồn nhân lực cũng như chủ trương phân luồng trong tuyển sinh của ngành giáo dục.

Trên thực tế thì với điều kiện hiện nay thực lực của các nhà trường cũng chưa thể đáp ứng cao nhu cầu học tâp với trình độ đại học. Chẳng qua đây chỉ là tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội. Việc xác định lại cách tính điểm sàn là điều nên làm, nhưng yếu tố đầu tiên cần được quan tâm là vẫn phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.

Chúng ta có thể xác định điểm sàn dựa trên việc phân tầng các đại học, khu vực. Theo đó, các trường nghiên cứu nên có mức điểm sàn thế nào, các đại học ứng dụng thì mức điểm sàn ra sao. Thí sinh ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có điều kiện kinh tế – xã hội – giáo dục phát triển cũng nên có mức điểm sàn cao hơn các địa phương có nền tảng giáo dục thấp hơn.

Tuy rằng, học sinh các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã được cộng điểm ưu tiên khu vực, nhưng trên thực tế thì sức học của những học sinh khu vực này vẫn còn kém xa các tỉnh, thành phát triển.

Thực tế cho thấy, những trường đại học thuộc hàng đầu luôn lấy điểm cao hơn điểm sàn, thứ đến mới là các trường đại học công lập ở top giữa nhắm tới thí sinh có điểm sát sàn. Chính vì thế việc phân định điểm sàn cũng nhằm tránh không để các trường top giữa này tuyển hết thí sinh ở mức cận điểm sàn.

Chính vì vậy, để xây dựng một mức điểm sàn hợp lý Bộ GDĐT nên dựa theo phổ điểm thi chung của thí sinh ở từng môn thi, cũng nên công bố phổ điểm này ra để dư luận thấy rằng phổ điểm thi đại học và phổ điểm thi các môn tốt nghiệp trung học phổ thông khác nhau ra sao, khi đó dư luận sẽ nhận thấy tính hợp lý của điểm sàn thi đại học được đưa ra.

Thêm nữa, việc xây dựng điểm sàn cần tính đến sự cân đối một cách hợp lý với số chỉ tiêu các trường đã xây dựng. Sau khi công bố điểm sàn, Bộ GDĐT cũng nên lắng nghe dư luận xã hội để có những điều chỉnh cần thiết.

Cuối cùng, tôi cho rằng quan trọng hơn cả là các nhà trường cần xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho mình một cách hợp lý. Chỉ tiêu cần được xác định trên cơ sở khoa học, tính thực tế dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực và năng lực đào tạo của trường mình.

Các nhà trường cũng nên nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, trách nhiệm với người học hơn nữa. Phương án tốt nhất cho các nhà trường chính là tạo uy tín với xã hội và cũng là cách thức hiệu quả nhất thu hút được người học.

 

 

NGƯT.TS Hoàng Ngọc Trí
Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ, TC kinh tế kỹ thuật

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Diem-san-van-can-dam-bao-chat-luong-nguon-tuyen-1967340/

Comments