Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đừng xem nhẹ “môn phụ”

Posted: 27 Mar 2013 07:09 AM PDT

(GDTĐ) – Môn "Giáo dục công dân" được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu (ở cấp tiểu học gọi là môn Đạo đức). Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng cho rằng Giáo dục công dân chỉ là một môn phụ. Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên. Đến khi kiểm tra thì quay cop, sử dụng tài liệu…

Tiết thỉnh giảng môn GDCD của thầy Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch Đằng, Q.3) tại Trường THPT tư thục Nhân Việt, Q.Tân Phú. Đây là một trong những giáo viên có sáng tạo trong giảng dạy môn học này - Ảnh: M.Luân
Tiết thỉnh giảng môn GDCD của thầy Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch Đằng, Q.3) tại Trường THPT tư thục Nhân Việt, Q.Tân Phú. Đây là một trong những giáo viên có sáng tạo trong giảng dạy môn học này – Ảnh: M.Luân

Hiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn Giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở thành "nếp", tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục  không phải dễ dàng.

Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp. Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với học sinh. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế.

Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay, trước hết cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn học này trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và có tính khả thi.

Đối với người học, cần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá vai trò của môn học này trong việc trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản thân, từ đó xác địinh đúng động cơ và thái độ học tập.

Đối với giáo viên, cần có những nỗ lực trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Có những cách thức cụ thể trong việc làm "mềm" hoá môn học vốn được xem là khô khan, trừu tượng này bằng những thí dụ sinh động trong đời sống thực tế. Có thể thay cách thuyết giảng một chiều bằng việc nêu những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luận nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh…

Trước tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn Giáo dục công dân cần phải được chú trọng. Mặt khác, những tri thức rút ra từ môn học này là hành trang vô cùng cần thiết để học sinh có thể trở thành những công dân tốt trong tương lai.

Hải Đăng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Dung-xem-nhe-mon-phu-1967991/

“Tết” của học sinh yêu Toán

Posted: 27 Mar 2013 07:08 AM PDT

Với gần 1.500 HS tới từ 60 tỉnh thành cả nước, kỳ thi Giải toán trên máy
tính cầm
tay lần thứ 13 thực sự trở thành một ngày "Tết" khi các em vừa thử sức
vừa được
khám phá vẻ đẹp lạ của toán học qua máy tính cầm tay.

Khám phá vẻ đẹp của Toán bằng máy tính

Với Lương Trọng Vinh (Bắc Ninh), người vừa đoạt giải Nhất kì thi quốc
gia Giải
toán trên máy tính cầm tay, toán học trở nên muôn màu muôn vẻ hơn bao
giờ hết
khi em có được chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên.

Lương Trọng Vinh

Vinh cho biết: Từ cấp 2 khi vừa được làm quen với chiếc máy tính bỏ túi,
em đã
rất ham khám phá các tính năng của máy. Công cụ nhỏ bé này khiến em cảm
thấy môn
Toán không chỉ là một môn học mà còn là một trò chơi khám phá. Với em,
mỗi lần
phát hiện ra một cách sử dụng mới của chiếc máy tính lại là một niềm vui
nho nhỏ
bất ngờ.

Chỉ được Giải 3 cấp tỉnh cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay năm
lớp 9, sau
4 năm gắn bó với người bạn nhỏ của mình, Vinh đã có một chiến thắng đẹp
khi
giành giải Nhất cuộc thi năm nay với số điểm tuyệt đối.

Đàm Ánh Nguyệt

Còn với Đàm Ánh Nguyệt (Bắc Ninh), giải Nhất môn Toán khối 9, chiếc máy
tính
giúp việc học Toán của em trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Được thầy cô
hướng
dẫn, em không còn sử dụng máy tính như một bảng tính cộng trừ nhân chia
cơ bản
mà đã biết cách áp dụng thuật toán, khai thác phần mềm chức năng sẵn có
của máy
tính để làm bài, giảm bớt sự nặng nề, khô khan của tính toán.

Các chuyên gia trong ngành toán học và Giáo dục Việt Nam cũng khẳng
định: "Máy
tính Casio làm cho toán học trở nên sinh động và thú vị hơn nếu người
thầy có
được phương pháp thích hợp. Nó mang lại cho thầy và trò một cách nhìn
toàn diện
hơn và sâu sắc hơn vào nội dung toán học trong chương trình phổ thông".

Đại diện nhà tài trợ chính cho kỳ thi quốc gia Giải toán trên máy
tính cầm
tay, ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Bitex, cho
biết:
"Trong những năm 95-96, khi mà tại các nước tiến tiến, việc sử dụng máy
tính cầm
tay đã phổ biến thì tại Việt Nam việc tiếp cận với thiết bị máy tính vẫn
rất ít.
Nhận thấy tầm quan trọng của máy tính và những tác động tích cực của nó
với việc
dạy và học, chúng tôi đã phối hợp với Sở GD TP.HCM và sau đó là Sở GD Hà
Nội tổ
chức cuộc thi Giải toán trên máy tính Casio và được Bộ Giáo dục Đào chấp
thuận
mở rộng cuộc thi thành kỳ thi quốc gia năm 2001.


13 năm qua, Bitex luôn đồng hành cùng Giáo dục và Đào tạo trong các hoạt
động
huấn luyện giáo viên và học sinh thực hành kỹ năng giải toán trên máy
tính, hỗ
trợ tổ chức và tài trợ cho cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay với
kinh phí
năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2012 – 2013, tài trợ cho kỳ thi quốc
gia đã
lên đến 1,5 tỷ đồng".

"Đại trà" kì thi quốc gia

Ông Lê Ngọc Quang, PGĐ Sở
GDĐT Hà Nội cùng nhà tài trợ Bitex trao giải cho các thí sinh tại điểm
thi Hà
Nội

Với chủ trương phát triển các hoạt động tổ chức kỳ thi ngày càng bài
bản, đúng
quy trình, nghiêm túc, khách quan và có tính giáo dục cao, vừa qua Bộ
Giáo dục
và Đào tạo đã chỉ đạo Sở Giáo dục 4 tỉnh (thành) là Hà Nội, Phú Thọ và
Đồng Tháp
tổ chức kỳ thi quốc gia Học sinh giỏi Giải toán trên máy tính cầm tay
đồng loạt
trong hai ngày 23/03 và 24/03/2013.

 

Bà Nguyễn Thu Hà,
PGĐ sở
GDĐT tỉnh Đồng Tháp trao giải cho các thí sinh đoạt giải tại điểm thi
Đồng Tháp


Tham gia dẫn đội tuyển tỉnh Quảng Bình dự kỳ thi tại Hà Nội lần này,
thầy Nguyễn
Thụy Thạch, chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình
có ý
kiến: Nên mở rộng tổ chức kỳ thi tới các cấp học khác thay vì tập trung
chủ yếu
vào khối lớp 9 và lớp 12 như hiện nay, bởi nhu cầu sử dụng máy tính và
thực hành
kỹ năng tính toán trên máy tính có ở hầu hết các khối THPT và THCS,
không chỉ
trong nhà trường mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

 

Thứ trưởng Bộ
GDĐT
Nguyễn Vinh Hiển trao cờ lưu niệm cho đại diện các đoàn tham dự kỳ thi

Ngoài ra thầy cho rằng:
Để khuyến
khích các em học sinh và giáo viên tham gia kỳ thi, Bộ Giáo dục Đào tạo
nên có
chính sách khen thưởng cụ thể với các em học sinh như cộng điểm, tuyển
thẳng đại
học…như chính các kỳ thi quốc gia khác ngoài việc cộng điểm tốt nghiệp
THPT như
hiện nay.

 

Mạnh Trí

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/114597/-tet--cua-hoc-sinh-yeu-toan.html

Lưu ý đặc biệt khi làm bài thi trắc nghiệm

Posted: 27 Mar 2013 07:08 AM PDT

(GDTĐ) – Hướng dẫn sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm và những lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm của Trường ĐHQG HCM rất hữu ích cho thí sinh trong kỳ tuyển sinh sắp tới.

Phiếu trả lời trắc nghiệm
Phiếu trả lời trắc nghiệm

Lưu ý để không phạm quy

Phần ghi bằng chữ, thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi (không phải là mực đỏ) để viết, không được phép thay đổi màu mực và nét chữ trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN); nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.

Phần tô các ô tròn (mục 9, mục 10 và phần trả lời), thí sinh chỉ được dùng bút chì lần lượt tô kín ô tròn được chọn. Nếu tô nhầm ô thì phải tẩy sạch, sau đó tô vào ô mới được chọn. Hết sức lưu ý khi viết và tô số báo danh và mã đề thi.

Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

Các trường hợp câu trả lời không được chấm điểm: Gạch chéo (x), đánh dấu (), chấm, không tô kín vào ô trả lời hoặc tô 2 ô trở lên cho một câu hoặc khi thay đổi câu trả lời, thí sinh tô một ô mới nhưng tẩy ô cũ không sạch.

Giữ cho phiếu TLTN phẳng; không gấp nếp, bôi bẩn, mép giấy bị quăn, làm rách phiếu TLTN; đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy.

Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn được in trên phiếu TLTN.

Thí sinh không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài, trừ trường hợp thật cần thiết và phải theo hướng dẫn của CBCT. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trước khi hết giờ làm bài, trừ
trường hợp thật cần thiết.

Làm bài

Điền các thông tin cần thiết vào phiếu trả lời trắc nghiệm: Trước giờ làm bài, mỗi thí sinh được phát 1 tờ phiếu TLTN và 1 tờ giấy nháp đã có chữ ký của cán bộ coi thi.

Thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn trên phiếu TLTN.

Từ mục số 1 đến mục số 9, thí sinh dùng bút mực (không phải là mực đỏ) điền các thông tin giống như trên Giấy báo thi và ký tên vào mục số 6. Mục 9, ghi phần chữ số của số báo danh và thêm các chữ số 0 vào bên trái (nếu chưa đủ) cho đủ 6 chữ số.

Mục số 9, thí sinh dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô tròn có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Nếu tô nhầm ô thì phải tẩy sạch, sau đó tô vào ô mới được chọn.

Thí sinh phải làm bài trên phiếu TLTN. Phần các ô tròn để tô trên phiếu TLTN chỉ được phép tô bằng bút chì

Cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm để lựa chọn một phương án đúng (A hoặc B hoặc C hoặc D) và dùng bút chì đen tô kín ô tròn tương ứng với chữ cái đã chọn trong phiếu TLTN.

Đề thi có 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh được ra theo phần giao thoa giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng được ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (riêng đề thi các môn ngoại ngữ chỉ có phần chung). Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

Chú ý: Không dừng lại quá lâu trước một câu hỏi nào đó, nếu khó thì tạm thời bỏ qua để làm câu khác, cuối giờ quay trở lại làm tiếp; làm đến câu nào tô ngay câu đó vào phiếu TLTN; khi tô các ô tròn phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô (tuyệt đối không gạch chéo hoặc đánh dấu); ứng với mỗi câu chỉ được tô một ô tròn.

Nếu tô nhầm hoặc muốn thay đổi phương án trả lời thì tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn.

Câu trả lời nào bị tô đen từ hai phương án trả lời trở lên sẽ bị loại và không tính điểm.

Số thứ tự câu trả lời trên phiếu TLTN phải trùng với số thứ tự câu hỏi của đề thi; chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của thí sinh.

Để bài làm chấm được bằng máy, phiếu TLTN phải sạch sẽ, không rách, không thủng, không nhàu nát, không có vết gấp, mép giấy không bị quăn.

Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời đã tô bằng bút chì, tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN.

Lập Phuơng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Luu-y-dac-biet-khi-lam-bai-thi-trac-nghiem-1967999/

Kinh nghiệm đạt điểm cao các môn thi khối C

Posted: 27 Mar 2013 07:08 AM PDT

(GDTĐ)- Chia sẻ về phương pháp học và làm bài thi các môn khối C, Nguyễn Thế Hưng thủ khoa khối C kỳ tuyển sinh năm 2012 của Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, không nên nghĩ khối C cần ít tư duy hơn các khối khác; việc nắm vững cách ôn tập, học đúng cách sẽ giúp các thí sinh dễ dàng vượt qua các môn học này.

cxcx
Thủ khoa khối C kỳ tuyển sinh năm 2012 của Trường ĐHSP Hà Nội Nguyễn Thế Hưng. Ảnh: NN

Ôn toàn diện, phân bố lịch học ôn hợp lý     

Bạn Nguyễn Thế Hưng cho rằng, nếu vừa trải qua kì thi tốt nghiệp, thời gian ôn thi không còn nhiều, ôn thi như thế nào là một điều rất quan trọng. Cần nhận thức được điều này để việc ôn thi hiểu quả nhất.

Nguyên tắc đầu tiên của việc ôn thi, nhất là khối C, đó là cần ôn toàn diện với một lịch học hợp lí, phân bố lịch học là điều quan trọng đối với khối C. Đừng quá lao vào những môn mình thích và bỏ bê các môn còn lại (tất nhiên việc đặt kế hoạch cần đi kèm với thực hiện kế hoạch). Các bạn không nên có suy nghĩ môn học nào sẽ gỡ điểm cho môn học nào, kiểu học thụ động không thể đem đến một kết quả khả quan.

Với môn Văn, theo Hưng, nên học Văn từ việc nắm vững bố cục, kết cấu, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Hãy viết điều đó vào tờ giấy đề cương, nắm thật vững chúng trước khi làm bất cứ điều gì khác. Nhiều bạn chỉ chăm đọc những bài phân tích ở sách này sách kia nhưng đến bố cục cũng không biết, điều này sẽ làm cho việc phân tích từng đoạn (điểm trọng tâm của dạng đề thi ĐH) gặp khó khăn. Ngoài ra, đối với mảng đề thi Nghị luận xã hội, các bạn cần có ý thức tìm và sưu tập dẫn chứng từ các phương tiện truyền thông. Hiện tượng dùng trùng lặp dẫn chứng sẽ khiến người chấm nhàm chán. Dẫn chứng luôn phong phú trên internet. Các bạn hãy sưu tập, chọn lọc và học thuộc thường xuyên để có thể vận dụng vào bài thi một cách linh hoạt.

Môn Sử thường bị các bạn ngại học nhất, tuy nhiên ít ai nghĩ rằng môn Sử là môn có thể đạt được điểm cao nhất. Vì vậy đừng ngại học Sử, đừng coi nó là một môn học thuộc. Nên học Sử qua "3 bước vàng" mà cô giáo hồi cấp III đã dạy tôi: 1. Đọc nội dung trong sách giáo khoa. 2. Tự tóm tắt bài học ra giấy nháp. 3. Đọc lại sách và sửa lại. Khi các bạn làm tốt hai bước đầu, hãy ôn liên tục ở bước thứ 3. Ôn tập dựa vào những từ khóa và khắc ghi nó trong đầu dựa vào những dấu hiệu đặc biệt. Có một cách hiệu quả là liên kết sự kiện. Ví dụ, khi học về sự kiện ngày 12/3/1945 là ngày Hội nghị Ban thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", chúng ta có thể "gợi nhớ" đến một ngày tương tự là 12/3/1947, hội nghị Truman ở phần Lịch Sử thế giới chẳng hạn. Việc liên hệ các sự kiện sẽ giúp chúng ta ôn bài hiệu quả, giúp việc nhớ không bị lẫn lộn.

Môn Địa là môn thiên hướng tự nhiên nhất (cần đến tính toán). Hãy ôn tập theo dạng bài. Viết thành từng dạng cụ thể theo từng chương. Ví dụ như phần "Tự nhiên" có những câu nào thuộc dạng giải thích, dạng chứng minh, dạng trình bày, dạng nêu điều kiện…, phần "Dân cư", phần "Vùng" cũng làm tương tự như thế. Để làm được điều này, cần có một sự linh hoạt trong việc hiểu nội dung từng chương, tìm mối liên hệ giữa các bài. Việc ôn tập theo hệ thống là nên, ví dụ khi học phần dân số, cũng cần nhớ tới số liệu từng vùng. Để nhớ số liệu, hãy gán cho một điều đặc biệt gì đó đối với bạn cho dễ nhớ (ngày sinh người bạn chẳng hạn). Các bạn nên luyện vẽ biểu đồ nhiều lần, vẽ sao cho đúng và đẹp.

Phương pháp làm bài thi

Môn Văn: Việc lập dàn ý là điều mà nhiều bạn bỏ quên khi làm bài Văn. Hãy tập thói quen làm dàn ý trước khi thi bởi một trong những nguyên tắc quan trọng của một bài văn đạt điểm cao đó là viết văn có luận điểm. Một khi không lập dàn ý, bài văn không thể đạt kết quả cao do người viết tùy hứng, không có luận điểm. Một lưu ý đối với các bạn, đừng để mất điểm ở những lỗi không đáng có: không có phần giới thiệu tác giả, tác phẩm (phần này được 0,5 điểm trong câu 5 điểm nhưng nhiều bạn bỏ qua); trình bày không đúng cách (thụt vào đầu dòng không đều nhau hoặc viết quá liền cũng như quá xa lề, trích dẫn chứng không cân xứng ở giữa trang giấy)… Về nội dung làm bài, tôi chỉ xin lưu ý các bạn ở phần Nghị luận xã hội, cần viết Văn trên tư cách là một công dân nhỏ tuổi quan tâm đến các vấn đề xã hội, đừng cố gượng giọng như một nhà chính trị, bài của bạn chắc chắn sẽ gây mất thiện cảm với người chấm. Nhớ rằng giọng điệu của mình khi viết Văn là rất quan trọng.

Môn Sử:
Các bạn nên trình bày bài Sử như một bài Văn (có mở, thân và kết). Trình bày một cách khoa học, tách ý như trong sách giáo khoa. Chỉ như vậy người chấm mới có cảm tình, những bài có ý nhưng rối rắm, xuống dòng không đúng chỗ sẽ bị mất điểm. Khi làm bài thi môn Sử, cần làm một cách khách quan, không đưa ý kiến cá nhân vào, bởi đó là việc của các nhà sử học.

Môn Địa: Đối với môn Địa, việc làm như Văn và Sử sẽ phản tác dụng. Hãy gạch từng ý rõ ràng và rành mạch, ý nhỏ hơn nên thụt vào một khoảng nhất định. Trình bày một cách rõ ràng sẽ gây thiện cảm với người chấm. Đối với kiếu bài vẽ  biểu đồ, nên nắm vững các dạng biểu đồ qua từ khóa để nhận dạng cho đúng. Ví dụ như có "tỉ lệ" thì các bạn cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn, miền hoặc cột chồng, sau đó cần xem số lượng nằm trong dữ liệu để chọn cho đúng. Biểu đồ chiếm tới 3 điểm, ranh giới giữa đỗ và trượt nằm ở đây, do đó, lời khuyên của tôi là bạn nên bấm máy 3 lần trước khi điền vào bài thi. Tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc về số liệu trong khi còn thừa thời gian hoang phí để rồi khi thi xong mới nuối tiếc "biết thế mình tính lại"…

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là tâm lí một số bạn thi khối C lo là "liệu giọng Văn của mình có hợp với người chấm hay không?". Các bạn hãy yên tâm về vấn đề này, việc chấm bài thi ĐH là một việc quan trọng, có nhiều giáo viên sẽ cùng chấm bài của các bạn, nó hoàn toàn khách quan. Điều quan trọng giữ tâm lí thật thoải mái khi làm bài, làm xong một môn nào đó hãy bình tĩnh làm những môn tiếp theo bởi đơn giản kết quả thi ĐH là kết quả của ba môn chứ không phải một hay hai môn. Với tư cách một người bạn đã trải qua những ngày tháng khó khăn của kì thi và đã vượt qua nó, tôi chúc các bạn vượt vũ môn thành công vào cánh cổng trường ĐH mà các bạn mong muốn.

Hiếu Nguyễn (ghi)

[links()

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Kinh-nghiem-dat-diem-cao-cac-mon-thi-khoi-C-1967973/

Xúc động buổi lễ tri ân và trưởng thành của học sinh lớp 12

Posted: 26 Mar 2013 04:21 PM PDT

Giây phút đón nhận tấm lòng của con, nhiều ông bố bà mẹ ôm chặt lấy lấy con, hôn lên tóc, lên má con không kìm được xúc động. Với không ít phụ huynh, đây lần đầu tiên trong đời họ nhận được món quà từ con.

Học sinh khối 12 tặng bố mẹ món quà tri ân

Giây phút xúc động nhất là khi em Nguyễn Minh Ngọc, học sinh lớp 12A5 bất ngờ xung phong lên hát một ca khúc về mẹ thay cho lời cảm ơn và xin lỗi của mình đến với mẹ. Dù cô học trò tự nhận mình hát rất dở nhưng "món quà" này không chỉ mẹ em mà làm nhiều phụ huynh khác cũng rơi nước mắt.

“Đây là những khoảnh khắc ý nghĩa suốt cuộc đời của bố mẹ và con cái, giây phút này sẽ là hành tranh trên con đường trước mắt của các con”, bác phụ huynh hôm nay đã đóng tiệm ăn uống, gác hết mọi việc để đến chung vui trong lễ tri ân cùng con bày tỏ. 

Một nữ sinh bật khóc khi nắm chặt tay cha

Ngoài tri ân bố mẹ, các em học sinh cũng gửi đến tất cả thầy cô, công nhân viên trong trường lời tri ân bằng những bó hoa tươi thắm. Nhân dịp này, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa cũng tổ chức lễ sinh nhật tuổi 12 cho các em HS lớp 12, đánh dấu các em đã trưởng thành, có đầy đủ mọi quyền lợi và trách nhiệm công dân.

Những giây phút hạnh phúc của bố mẹ và con cái

Những giây phút hạnh phúc của bố mẹ và con cái

Các em học trò tri ân thầy cô bằng những bó hoa tươi thắm

Các em học sinh cũng được nhà trường tổ chức sinh nhật tuổi 18 đánh dấu sự trưởng thành

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/xuc-dong-buoi-le-tri-an-va-truong-thanh-cua-hoc-sinh-lop-12-711805.htm

Tuyên chiến với gian lận trong giáo dục

Posted: 26 Mar 2013 02:21 PM PDT

Năm nay Bộ GD-ĐT chính thức bổ sung vào quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ điều khoản cho phép thí sinh được mang một số loại máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi nhằm chống tiêu cực trong thi cử.

Điều này cho thấy mặt nào đó lãnh đạo Bộ đã thừa nhận tình trạng gian lận ở các kỳ thi nói riêng, trong giáo dục nói chung đã đến mức báo động.

Tuyên chiến với gian lận trong giáo dục 
Các sinh viên cùng cam kết chiến dịch “Tôi học thật” – Ảnh: Như Lịch

Trong khi đó, ở nhiều trường ĐH, lãnh đạo nhà trường và sinh viên (SV) đang có những động thái tuyên chiến với tình trạng không trung thực trong giáo dục.

"Tôi học thật"

Giữa tháng 3 vừa qua, hơn 400 SV các trường ĐH tại TP.HCM tham gia hội thảo "Facebook and face a book". Đây là một trong những kế hoạch hành động của chiến dịch "Tôi học thật". Trước đó, cuối năm 2012, cũng tại TP.HCM, một nhóm SV đeo những chiếc vòng trắng, cùng nắm tay nhau cam kết thực hiện chiến dịch "Tôi học thật" và tuyên chiến với nạn đạo văn. Sự kiện tương tự sau đó cũng đã diễn ra tại Hà Nội. Được biết, những hoạt động trên nằm trong dự án FACE (For a clean education – Vì một nền giáo dục sạch). Đây là sáng kiến của nhóm VID (tỉnh Bến Tre), Trường ĐH Hoa Sen, Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam cùng phối hợp thực hiện.

 

Hành động của các bạn trẻ rất dũng cảm. Họ dám đi ngược lại trào lưu chung của xã hội với nhiều người có thói quen chấp nhận chuyện đạo văn và cho rằng không có gì cần phải thay đổi

 

Lê Thị Thu Hằng
Điều phối viên quốc gia dự án thanh niên, thuộc Tổ chức Hướng đến minh bạch

Bùi Tuấn Anh, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, giải thích: "Tôi học thật kêu gọi mọi người cùng hành động chống lại nạn đạo văn tràn lan. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp kiến thức để nhận biết đạo văn trong học thuật lẫn trong cuộc sống đồng thời khuyến khích sự sáng tạo, tư duy".

Phụ trách dự án FACE – tiến sĩ Phạm Quốc Lộc, Trưởng khoa Ngôn ngữ và văn hóa học thuộc Trường ĐH Hoa Sen, thẳng thắn nhận xét: "Thời gian đi du học, tôi thấy người ta xem việc đạo văn rất đáng sợ và nó luôn bị lên án kịch liệt. Trong khi đó ở Việt Nam, tình trạng đạo văn vô cùng phổ biến ở tất cả các bậc học, việc sao chép không dẫn nguồn trên internet là hết sức phổ biến. Bản thân tôi rất bức xúc khi nghe các SV nói về đạo văn một cách bình thường. Rõ ràng, cái không bình thường đã trở thành cái bình thường trong xã hội chúng ta". Tiến sĩ Lộc cho rằng tuy chưa biết hiệu ứng của chiến dịch "Tôi học thật" như thế nào, song có một điều chắc chắn là ông và những người cùng chí hướng sẽ không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước nạn đạo văn.

Muộn còn hơn không

Khá nhiều thành viên tham gia chiến dịch "Tôi học thật" thẳng thắn thừa nhận thời phổ thông từng quay cóp, ít nhất là một lần. Tuy nhiên, nói như Nguyễn Minh Thảo Nguyên, SV Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, điều quan trọng là biết thay đổi nhận thức, từ đó dẫn đến việc thay đổi hành vi, thói quen xấu của bản thân và tác động đến người xung quanh. Thảo Nguyên này nhìn nhận: "Không nên sao chép, lấy ý tưởng của người khác. Dù họ biết hay không biết thì mình vẫn thấy cắn rứt lương tâm, xấu hổ".

Theo Đồng Ngọc Tố Uyên, SV Trường ĐH Mở TP.HCM, thói quen đạo văn, quay cóp làm giảm sút niềm tin vào chính bản thân mình và xã hội. Khi mình dối trá, mình đối xử với người khác như thế nào thì người khác sẽ đối xử mình như vậy. Còn Vũ Xuân Quang, SV Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam tại Hà Nội, cho biết nhà trường có nhiều cách ngăn chặn SV copy tài liệu và khuyến khích việc tự thân vận động, sáng tạo làm những bài luận của mình. Quang bộc bạch: "Đôi lúc mình cũng muốn làm điều gì đó dễ hơn, muốn vượt qua sự kiểm soát của nhà trường. Tuy nhiên, sau mỗi sản phẩm do chính mình tạo ra, mình thấy hạnh phúc bởi đó là thực lực của bản thân". Đối với Bùi Tuấn Anh, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, một trong những hậu quả của thói quen quay cóp là làm giảm giá trị việc học và niềm tin vào giáo dục. Bởi bằng cấp đa phần chỉ mang tính tượng trưng chứ không phản ánh năng lực của học sinh, SV.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Điều phối viên quốc gia dự án thanh niên, thuộc Tổ chức Hướng đến minh bạch, nhận xét: "Hành động của các bạn trẻ rất dũng cảm. Họ dám đi ngược lại trào lưu chung của xã hội với nhiều người có thói quen chấp nhận chuyện đạo văn và cho rằng không có gì cần phải thay đổi. Những bạn trẻ ấy cũng dám vượt qua điều khó khăn nhất – vượt qua chính mình, đứng lên thấy những sai trái và muốn thay đổi chúng". Bà Thu Hằng cho rằng chưa thể khẳng định chiến dịch này thành công hay không. Tuy vậy, nếu ngày càng có nhiều bạn trẻ dám tạo ra những thay đổi thì sẽ tạo hiệu ứng và lan tỏa tốt.

 Nguyễn Như

Gian lận thi cử ở Đồi Ngô chưa từng có trong lịch sử loài người
Cách chức trưởng khoa gian lận chấm thi
Sa thải cảnh sát vì gian lận thi cử
Lộ thêm clip gian lận thi cử ở trường Đồi Ngô

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130326/tuyen-chien-voi-gian-lan-trong-giao-duc.aspx

Comments