Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Các trường NCL phải vươn lên khẳng định mình trước xã hội

Posted: 26 Mar 2013 09:21 AM PDT

"Tôi nghĩ không có gì khác hơn là các trường ngoài công lập (NCL) phải vươn lên khẳng định mình trước xã hội; còn nếu cung cấp cho xã hội những sản phẩm yếu kém, việc không thể cạnh tranh với các trường công lập là tất yếu" – Nhận định của ông Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

xzxzx
Ông Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: NN

Theo ông Lê Như Tiến, sự ra đời của các trường NCL là nhu cầu tất yếu, khách quan, nhu cầu nội sinh từ chủ trương cho đến thực tiễn. Để bảo vệ cho các trường ĐH, CĐ NCL có hẳn một Hiệp hội do nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT Trần Hồng Quân làm Chủ tịch. Đó là điều đáng mừng vì xã hội ta là xã hội học tập. Nhưng bên cạnh đó, cái đáng lo nhất đối với hệ thống các trường này chính là vấn đề quản lý về chất lượng.

Lý giải điều này, ông Tiến cho rằng, thứ nhất là do nguồn nhân lực trong đó có cán bộ và giảng viên tại các trường NCL không đủ, tỷ lệ giảng viên cơ hữu chiếm rất thấp, chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng. Nhà quản lý của trường NCL nhiều người ít có kinh nghiệm thực tiễn, nhất là những người trong Hội đồng Quản trị. Hiệu trưởng các trường NCL có kinh nghiệm nhưng thực chất làm việc dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Quản trị.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất các trường NCL không được Nhà nước đầu tư, phần lớn mới hình thành. Có những trường ở Hà Nội, TPHCM diện tích rất nhỏ, chưa đến 1 ha nhưng có đến vạn sinh viên, không đảm bảo diện tích số mét vuông trên sinh viên quy định của Bộ GDĐT.

Nhiều trường dùng giảng đường "đa năng", vừa để giảng lý thuyết, vừa học thực hành, học đủ các ngành, các bộ môn có khi chỉ có một hội trường. Các phòng học không được chuẩn hóa; điều kiện, phương tiện thí nghiệm, thực hành không có. Bên cạnh đó, sự yếu kém của nhiều trường NCL cũng phải kể đến cả yếu tố đầu vào thấp; cách nhìn còn kỳ thị của dư luận xã hội.

"Trong khi giáo dục đào tạo là hoạt động phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận hợp lý thì một số trường NCL lại coi việc thu học phí đem lại lợi nhuận cho nhà trường là tối thượng chứ không phải chất lượng" – Ông Tiến nhấn mạnh.

Về yếu tố khách quan, ông Lê Như Tiến nhắc đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Nguồn lực các cơ quan quản lý từ trung ương địa phương rất mỏng, nên dường như tập trung đầu tư, ưu tiên cho các trường công lập. Đơn cử việc bồi dưỡng giáo viên nhiều trường NCL nói rằng họ ít có cơ hội được tham gia các lớp, khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước…

Trước hết phải thay đổi về nhận thức

Để tạo điều kiện cho các trường NCL khẳng định mình, ông Tiến cho rằng, trước hết phải thay đổi về nhận thức, không nên coi các trường NCL như một thứ phái sinh hoặc "con nuôi" hay yếu tố phụ vì họ tham gia vào đào tạo nguồn lực cho xã hội.

Các trường NCL nằm trong hệ thống giáo dục, đã được Đảng và Nhà nước xác định là hướng đào tạo xã hội hóa trong giáo dục. Nên việc nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường NCL là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của các bộ, ngành. Yếu tố bình đẳng giữa các trường công lập và NCL là rất quan trọng, trong đó có bình đẳng về tuyển sinh, kể cả đầu vào lẫn đầu ra.

Cơ quan quản lý nhà nước trung ương, địa phương nên quan tâm nhiều hơn đến các trường NCL. Quan tâm ở đây không phải là cho họ tiền, không chỉ là tạo điều kiện cơ sở vật chất mà là quan tâm về quản lý nhà nước. Về phía Bộ GDĐT cần cân nhắc, nghiên cứu chính sách tuyển sinh tạo điều kiện cho các trường NCL, trường nghề có cơ hội tuyển được sinh viên vào học.

Về mặt vĩ mô, theo ông Lê Như Tiến cần phải điều chỉnh tỷ lệ sinh viên trên vạn dân, không nên vì chỉ tiêu đó mà giảm nhẹ chất lượng. Nên cân nhắc giữa chỉ tiêu về tỷ lệ sinh viên trên vạn dân với điều kiện hiện có của đất nước cho phù hợp, nếu chạy theo số lượng sinh viên trên vạn dân, chỉ tiêu nâng cao chất lượng sẽ khó bảo đảm.

Bên cạnh đó, để đỡ tạo áp lực cho các trường ĐH, CĐ nên phân luồng sớm để học sinh tốt nghiệp phổ thông có hướng đi vào các trường dạy nghề. Ngoài ra, chỉ nên cho phép thành lập đối với những trường đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên, kể cả về tài chính; có thể giải thể nếu trường không đảm bảo đúng các điều kiện hoặc chưa tới mức giải thể thì cũng phải tạm dừng đào tạo.

Về xu hướng sáp nhập các trường, ông Tiến cho rằng, phép cộng đó chỉ có ý nghĩa khi các trường có không gian, mặt bằng, đất đai, điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ. "Vấn đề chính là chất lượng của từng trường. Hai người xấu không thể cộng lại thành hoa hậu. Bản thân các trường phải vươn lên về chất" – Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh

Tuy nhiên, ông Lê Như Tiến khẳng định, vấn đề cốt lõi vẫn là ở bản thân các trường NCL, không có gì khác hơn là các trường này phải vươn lên, khẳng định mình trước xã hội, khi đó tự nhiên xã hội sẽ có cái nhìn thân thiện hơn. Còn cung cấp cho xã hội sản phẩm yếu kém hơn các sản phẩm khác thì rõ ràng không thể cạnh tranh được với các trường công lập.

Gợi ý thêm, ông Tiến cho rằng, các trường NCL cần tận dụng năng lực của các trường mạnh, học hỏi kinh nghiệm, liên kết, tận dụng sự hỗ trợ của các trường công lập có thế mạnh đối với những ngành đào tạo tương ứng của trường mình.

Hiếu Nguyễn thực hiện

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Cac-truong-NCL-phai-vuon-len-khang-dinh-minh-truoc-xa-hoi-1967964/

Điều kiện tuyển thẳng vào ĐH Sư phạm TPHCM

Posted: 26 Mar 2013 09:21 AM PDT

Theo đó, những thí sinh dự thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2013 (đạt giải: Nhất, Nhì, Ba các môn) và thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế được tuyển thẳng vào các ngành tương ứng. Thí sinh được tuyển thẳng vào khoa Giáo dục Thể chất nếu là thành viên đội tuyển quốc gia, được được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á. Những thí sinh khuyết tật có học lực từ loại khá trở lên, sau khi Hội đồng tuyển sinh kiểm tra đánh giá khả năng học tập của các ngành. 

Về ưu tiên xét tuyển: những thí sinh đủ điều kiện tuyển thẳng nhưng không muốn tuyển thẳng sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các ngành cùng khối thi, nếu dự thi vào trường, đạt từ điểm sàn trở lên không có môn nào bị điểm 0. Những thí sinh đạt huy chương vàng các giải hạng nhất quốc gia tổ chức thi một lần trong năm và thí sinh được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có quyết định công nhận cấp kiện tướng quốc gia đã dự thi đủ các môn văn hóa theo đề chung của Bộ GDĐT, không có môn nào bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào khoa Giáo dục Thể chất.

Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 30a/2008/QĐ-TTg ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ (những thí sinh này phải được các Sở Giáo dục và đào tạo gửi danh sách đề nghị và khi nhập học phải học bổ sung kiến thức 1 năm theo quy định của Hiệu trưởng nhà trường).

Lê Phương

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dieu-kien-tuyen-thang-vao-dh-su-pham-tphcm-709422.htm

Kiến nghị làm rõ hơn khái niệm -quot;lợi nhuận-quot; và -quot;phi lợi nhuận-quot;

Posted: 26 Mar 2013 08:21 AM PDT

(GDTĐ) – Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục đại học cần làm rõ hơn khái niệm "lợi nhuận" và "phi lợi nhuận" để từ đó có những chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển lành mạnh, tiếng phân biệt, đối xử giữa trường ĐH công lập và NCL.

TS Nguyễn Văn Vịnh – Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội và phát triển – đưa ra đề xuất này khi trao đổi về các giải pháp "cứu" các trường ĐH NCL.


 Ảnh minh họa

Không có "giải pháp tình thế" nào

"Trong điều kiện dạy và học hiện nay, tuyệt đối không thể áp dụng giải pháp hạ điểm sàn hay áp dụng điểm sàn linh hoạt khi xét tuyển ĐH. Làm vậy, có thể cứu các trường NCL trong 4 – 5 năm. Nhưng làm vậy đồng nghĩa với việc giảm chất lượng đào tạo, khi lứa sinh viên này tốt nghiệp ra trường, không đảm bảo chất lượng đào tạo, không được thị trường lao động chấp nhận thì các trường tiếp tục rơi vào vòng khủng hoảng hiện nay. Và Nhà nước phải có thêm phương thuốc nào để giải cứu?" – TS Vịnh phản biện.

Đồng tình, GS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, đào tạo ĐH ở mặt nào đó, có nghĩa là đào tạo một chuyên gia, nhất là trong điều kiện KHCN phát triển mạnh mẽ, và thay đổi theo tháng, theo quý; kỹ thuật ngày một nâng cao. Vì thế, không thể hạ điểm sàn để cứu nguy cho các trường trong ngắn hạn vì hậu quả của nó cho sự phát triển của xã hội là lâu dài nếu các SV cũng mắc bệnh "ngồi nhầm chỗ, nhầm lớp".

Hệ quả với trường NCL, ngay từ năm 2010, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trong Báo cáo giám sát số 329/BC-UBTVQH12 "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học" ngày 26/5/2010, đã cảnh báo:

Yêu cầu về vốn đầu tư, số lượng giảng viên (GV) cơ hữu có trình độ TS còn thấp, khiến phần lớn các trường ĐH, CĐ mới thành lập đều trong tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, đội ngũ cán bộ, GV chưa đáp ứng được yêu cầu và quy mô đào tạo ngày càng tăng.

Ở không ít trường, số GV thỉnh giảng gấp 2 lần số GV cơ hữu; cá biệt có trường như ĐH DL Đông Đô, chỉ có 53 GV cơ hữu, trong khi số GV thỉnh giảng là 375. Kết quả khảo sát cho thấy quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo của hầu hết các trường ĐH, CĐ mới thành lập đều do các trường tự đề xuất theo nguyện vọng chủ quan của mình, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương cũng như năng lực của đội ngũ GV và cơ sở vật chất kỹ thuật của trường.

"Phần lớn các trường NCL chọn các ngành đào tạo ít phải mở phòng thí nghiệm, ít thực tập", GS Phạm Tất Dong bổ sung.

Trường NCL, trong đó có các trường ĐH phát triển nhanh chóng nhờ chủ trương xã hội hóa giáo dục, giảm bớt gánh nặng ngân sách. Vì vậy, theo TS Vịnh, Nhà nước không thể "buông" hoàn toàn. Giải pháp tình thế, nếu có chăng là việc Nhà nước có thể giảm thuế, giãn thuế… cho các trường. Còn trong trung hạn và dài hạn, chỉ có đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; dự báo chính xác nhu cầu nhân lực mới giúp cho các trường ĐH NCL tránh được khó khăn.

Cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi trường NCL

Không ít ý kiến nói rằng, trường ĐH NCL có phải là đứa con nuôi, sinh mà không dưỡng? Tại sao Nhà nước chỉ chăm chăm đầu tư cho ĐH công vốn đã được hưởng bao nhiêu ưu đãi mà không tạo điều kiện cho trường NCL…? "Đúng là lâu nay Nhà nước quan niệm trường NCL thì phải tự chủ, tự sống. – GS Dong nhìn nhận – Bởi ngoài Luật Giáo dục, trường NCL còn chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; có HĐQT và được chia lợi nhuận”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng thẳng thắn đánh giá: Việc tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa chưa được triển khai quyết liệt, cơ chế, chính sách xã hội hóa GD chưa cụ thể và đổi mới để phát huy tốt mọi nguồn lực xã hội cho GD ĐH.

Chưa có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho GDĐH để đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và tăng nguồn kinh phí đào tạo. Các chính sách, giải pháp xã hội hóa giáo dục còn thiên về huy động sự đóng góp của xã hội, nhân dân mà chưa quan tâm thỏa đáng đến quyền lợi của người học cũng như của nhà đầu tư.

Cốt lõi của vấn đề, để nhận được sự ưu đãi của Nhà nước như thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%; ưu đãi về chính sách đất đai, cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các đề án, dự án nghiên cứu khoa học của Nhà nước, thậm chí là hỗ trợ trực tiếp (một phần) từ ngân sách, TS Nguyễn Văn Vịnh đề nghị, cần làm rõ hơn nữa khái niệm trường "lợi nhuận" và trường "phi lợi nhuận". Ngay từ năm 2005, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục đã đề cập đề nhưng chưa làm rõ được cơ chế "phi lợi nhuận".

Luật Giáo dục 2012 mới quy định: Thực hiện xã hội hóa GDĐH; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở GDĐH tư thục và GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật.

Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục đại học cần làm rõ hơn hai khái niệm trên cũng như các điều kiện ràng buộc, giám sát. Bất cứ trường NCL nào đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận sẽ được hưởng các ưu đãi trên; được đấu thầu các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học nếu đủ điều kiện đáp ứng; được nhà nước có chính sách hỗ trợ trong xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo giảng viên…. Ngược lại, các trường hoạt động theo cơ chế lợi nhuận sẽ chỉ được hưởng những ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp và các quy định ưu đãi về thu hút vốn đầu tư. 

 Thái An

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4581/201303/Kien-nghi-lam-ro-hon-khai-niem-loi-nhuan-va-phi-loi-nhuan-1967965/

Ba học sinh đi xe máy tông nhau, bị thương nặng

Posted: 26 Mar 2013 08:21 AM PDT


Hiện trường vụ tai nạn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng học sinh điều khiển xe máy khi chưa đến tuổi quy định xảy ra khá phổ biến ở các trường THPT tại  thị xã Gia Nghĩa và nhiều địa phương khác của Đắk Nông.

 

Nguồn: http://nld.com.vn/2013032606353860p0c1002/ba-hoc-sinh-di-xe-may-tong-nhau-bi-thuong-nang.htm

Đại học Quốc gia Hà Nội không tuyển sinh liên thông

Posted: 26 Mar 2013 04:20 AM PDT

Cụ thể, đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng (CĐ) chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp, có nguyện vọng học liên thông lên cao đẳng hoặc đại học theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông, dự thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được xét tuyển theo nguyện vọng học liên thông đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường CĐ hoặc trường ĐH.

Cũng trong thông báo này, ĐHQGHN xét tuyển thẳng bao gồm các đối tượng sau: Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tuyển thẳng vào đại học, nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp THPT.

Các trường hợp ưu tiên khác được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Quyết định số 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Nguồn: http://laodong.com.vn/Tuyen-sinh/Dai-hoc-Quoc-gia-Ha-Noi-khong-tuyen-sinh-lien-thong/107533.bld

Tư vấn Học bổng toàn phần Hoàng tử Andrew Đại học Anh Quốc VN

Posted: 26 Mar 2013 03:20 AM PDT

British University Vietnam

* * *


Lễ trao giải Học bổng Hoàng tử Andrew 2011.


Lễ trao giải Học bổng Hoàng tử Andrew và 2012

Chương trình Học bổng Hoàng tử Andrew năm 2013 được công bố gồm 4 suất toàn phần, trị giá mỗi suất lên tới trên 600 triệu đồng, bao gồm toàn bộ học phí cho khóa học cử nhân, khóa dự bị đại học dành cho 4 sinh viên xuất sắc, thể hiện được thành tích học tập tốt cũng như hoài bão và tố chất lãnh đạo của mình. Thời gian đăng ký học bổng ban đầu ngay từ thời điểm này đến hết ngày 12/4/2013.

Năm nay, British Universtiy Vietnam (BUV) - Đại học Anh Quốc VN sẽ tổ chức chương trình tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách thức đăng ký và tham dự Học bổng Hoàng tử Andrew trị giá trên 600 triệu VNĐ vào 14h ngày 1/4/2013.

Bạn Cao Nữ Hải LyNguyễn Anh Tuấn là hai trong số 04 sinh viên đã xuất sắc trở thành Quán quân giành học bổng toàn phần "Hoàng tử Andrew" trị giá hơn 600 triệu đồng mỗi suất năm học 2012. Hiện hai bạn đang là sinh viên năm thứ nhất chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế cấp bằng Đại học Staffordshire tại British University Vietnam.  

Phụ huynh và học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây để được giải đáp và tư vấn bởi đại diện British University Vietnam (BUV) - Đại học Anh Quốc Việt Nam. Những kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình thi tuyển và xét duyệt học bổng danh giá này cũng sẽ được chia sẻ bởi các bạn Quán quân đã đạt danh hiệu này. 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-van-hoc-bong-toan-phan-hoang-tu-andrew-dai-hoc-anh-quoc-vn-711608.htm

Chàng trai phố núi và những tấm huy chương Olympic Vật Lý

Posted: 26 Mar 2013 02:20 AM PDT

(GDTĐ)- Trong số 10 bạn trẻ được nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012 có Ngô Phi Long, học sinh lớp 12 chuyên Toán của trường THPT Chuyên tỉnh Sơn La, tỉnh Sơn La. Trẻ nhất trong danh sách này, sinh năm 1995, Long đang là học sinh có bảng thành tích ấn tượng nhất cả nước trong năm vừa qua.

Không tính tấm huy chương Bạc Olympic Vật lí Thế giới lần thứ 2- WoPhO 2nd (World Physics Olympiad) cuối năm 2012 đầu năm 2013, Ngô Phi Long đang là chủ nhân của tấm huy chương Bạc Olympic Vật lý Châu Á và Huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế.

Chàng trai đam mê khoa học

Ngô Phi Long tại lễ trao giải 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012. Ảnh, gdtd.vn
Ngô Phi Long tại lễ trao giải 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012. Ảnh, gdtd.vn

Giải thích tại sao học chuyên Toán nhưng Long lại dành giải cao ở môn Vật lý, cô giáo Trần La Giang, mẹ của Long cũng là giáo viên trường THPT Chuyên tỉnh Sơn La, người trực tiếp dạy em cho biết: Long  thích học Vật lý từ nhỏ, nhưng gia đình định hướng cho cháu vào chuyên toán. Trong môn vật lý thì toán là công cụ thiết yếu, muốn học vật lý tốt phải có kỹ năng tính toán tốt nên gia đình tư vấn cho Long thi vào lớp toán, nhưng hướng theo đuổi lâu dài của Long vẫn là vật lý".

Hết lớp 9, Ngô Phi Long đỗ cùng lúc vào lớp chuyên Vật lý của Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên- ĐHQG Hà Nội và Chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Sơn La. Vì không muốn con xa nhà từ quá sớm và có quá trình học tập cân đối giữa các bộ môn nên vợ chồng chị Giang quyết định cho con học ở tỉnh nhà. Hơn nữa, như chị Giang tâm sự: "Tôi nghĩ, ngay ở Sơn La cháu cũng hoàn toàn có môi trường tốt để vươn tới thành công".

Điểm ấn tượng nhất ở Long là suốt quá trình học là em đã rèn luyện cho mình phương pháp tự học khoa học. Những kiến thức Vật lí mà em có được, ngoài việc tích lũy trong các giờ học chính khóa, học ôn đội tuyển còn là sự đam mê nghiên cứu tài liệu và những lần âm thầm ngồi nghe bố hay mẹ giảng dạy. 

Hiệu trưởng trường THPT Chuyên tỉnh Sơn La Cầm Duy Thịnh khẳng định: trước hết cần phải thấy Long là một học sinh xuất sắc, thông minh, đầy sáng tạo. Được thừa hưởng một tố chất đặc biệt của gia đình, của bố mẹ vốn là những giáo viên giỏi môn Vật lí của trường THPT Chuyên Sơn La. Long sớm tạo lập và nuôi dưỡng trong mình một niềm đam mê lớn đối với môn Vật Lí. Đồng thời yếu tố khiến Long trưởng thành vượt trội từ ngôi trường của một tỉnh miền núi nghèo là năng lực thực sự, tư duy nghiên cứu sắc sảo. Đây chính là điểm đáng khâm phục nhất, bởi không phải học sinh THPT nào cũng có được phương pháp tự học,  tự nghiên cứu, tìm hiểu và biết mài sắc nó để liên tiếp chinh phục đỉnh cao tri thức.

Cô Giang chia sẻ, ngày thường Long dành thời gian cho học tập cũng như những học sinh bình thường khác. Một ngày ngoài giờ học buổi sáng trên lớp, Long thường dành thời gian học ở nhà khoảng 6 đến 7 tiếng, luôn giành thời gian thư giãn, hoạt động thể thao, làm những công việc nhà để  giúp đỡ bố mẹ. 

Đam mê và biết phấn đấu vươn lên sẽ thành tài


 10 đoàn viên xuất sắc nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012 của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Ảnh, gdtd.vn 

Được bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của năm 2012, một lần nữa tài năng của Ngô Phi Long được ghi nhận rộng khắp trên cả nước góp phần là nguồn cổ vũ rất lớn cho thế hệ trẻ cùng các bạn học sinh phổ thông đang ngồi trên ghế nhà trường nói chung và những học sinh ở các vùng khó khăn nói riêng có niềm tin vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã từng khẳng định trong chuyến đón đoàn HS Olympic Châu Á vinh quang trở về: với việc Ngô Phi Long liên tiếp dành được những Huy chương bạc và vàng trong các kì Olympic khu vực Châu Á và toàn thế giới đã khẳng định một điều là tài năng không phải lúc nào cũng đến từ những nơi có điều kiện học tập tốt nhất. Ngay cả ở những nơi còn nhiều khó khăn như tỉnh miền núi Sơn La, nếu học sinh có đam mê, biết phấn đấu vươn lên trong học tập sẽ thành tài. 

Với niềm say mê, phấn đấu học tập không biết mệt mỏi của mình Long đã xứng đáng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo, Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201303/Chang-trai-pho-nui-va-nhung-tam-huy-chuong-Olympic-Vat-Ly-1967954/

Trường quốc tế nào cho con? – Kỳ 1: Đường đến đại học

Posted: 26 Mar 2013 02:20 AM PDT

Sau hơn hai thập kỷ kể từ khi mô hình trường quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, các bậc cha mẹ dần có nhiều sự chọn lựa hơn trong việc đi tìm kiếm một môi trường học lý tưởng cho con. Thế nhưng, đến nay không ít người vẫn băn khoăn với câu hỏi: Thế nào là một trường quốc tế thực thụ? Trường quốc tế có thể tạo ra những "sản phẩm" khác biệt như thế nào?

Kỳ 1: Đường đến đại học

Bắt đầu bước vào học kỳ 2, khi các trường ĐH tại Việt Nam khởi động mùa tư vấn tuyển sinh để chuẩn bị cho kỳ thi vào tháng 7 năm nay thì tại Trường quốc tế Canada (CIS), các học sinh lớp 12 đã chuẩn bị xong việc đăng ký vào các trường ĐH ở nhiều nơi trên thế giới, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tư vấn hướng nghiệp. Thậm chí, một số em đã nhận được thông báo chấp nhận của các trường ĐH ngay từ cuối học kỳ 1.

Những thành tựu đầu tiên

Thầy Mark Fenwich, Tổng hiệu trưởng của hệ thống Trường quốc tế Canada, cho biết: Dù đến tháng 6.2013, CIS mới có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp lớp 12 và nhận bằng tú tài Ontario, thế nhưng, từ đầu năm nay, nhà trường đã liên tục nhận được những cánh thư báo tin vui từ nhiều trường ĐH ở Mỹ và Canada dành cho học sinh của mình.

 Trường quốc tế nào cho con? - Kỳ 1: Đường đến đại học
Du học sinh CIS đang theo học lớp 12 tại các trường phổ thông trung học Canada trong một chuyến tham quan thác Niagara – Ảnh: Quý Bình

Có thể kể đến Nguyễn Tuấn Hưng, chàng trai vừa ngoạn mục dành được số điểm lên đến 2.160 điểm trong kỳ thi chứng chỉ SAT và nhận được học bổng toàn phần trị giá gần 40.000 USD từ ĐH Trinity (Connecticut, Mỹ). Tuấn Hưng cũng là một trong hai học sinh CIS đã đạt thành tích đứng đầu trong kỳ thi Kiểm tra ngôn ngữ phổ thông theo tiêu chuẩn Ontario (OSSLT) đầu tiên của trường với 370/400 điểm (học sinh còn lại là người Canada).

Gia nhập CIS ngay từ năm học đầu tiên của trường vào năm 2009 ở lớp 9, cho đến năm lớp 12 này, Tuấn Hưng không chỉ học giỏi mà còn được đánh giá cao về kỹ năng lãnh đạo và những hoạt động đóng góp cho cộng đồng, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng học sinh của CIS.

Cùng lớp với Tuấn Hưng,  Phạm Đăng Khoa cũng đã nhận được thư chấp thuận từ Trường ĐH Victoria – ĐH lớn thứ 13 của Canada cho ngành Biomedical Engineering (kỹ thuật y sinh). Khoa cũng là một học sinh giỏi của lớp 12 năm nay tại CIS và đây là trường duy nhất em đăng ký vì đã vạch sẵn con đường đi vào ngành kỹ thuật y sinh. Còn Nhâm Nguyễn Quốc Dũng đã được 4 trường ĐH ở Mỹ cùng lúc mời vào ngành Computer Science (khoa học máy tính), trong đó mức học bổng mà Denison University dành cho Dũng lên đến 37.000 USD/năm.

Cạnh tranh ngang bằng với học sinh bản xứ

Ngoài các học sinh lớp 12 tại Việt Nam, trong năm ngoái, CIS cũng có khoảng  20 học sinh lớp 11 đi du học ở nước ngoài, trong đó có tới 17 em chọn hoàn tất lớp 12 tại Canada. Nữ sinh Nguyễn Thái Quỳnh Thư, với nền tảng ba năm học tại CIS Việt Nam và chỉ sau nửa năm học lớp 12 tại Canada, cũng đã chứng minh được khả năng cạnh tranh ngang ngửa với các học sinh bản xứ khi nhận được lời mời cùng các học bổng có giá trị từ ĐH McMaster cho ngành Bussiness (kinh doanh) và ĐH Queen’s cho ngành Art Science (khoa học và nghệ thuật) ngay khi em vừa bước vào đầu học kỳ 2. Cả hai trường ĐH này đều nằm trong top 10 các trường đại học danh tiếng của Canada.

Nguyễn Alicia – một nữ sinh khác của CIS đang cùng học tại Toronto với Quỳnh Thư, cho biết hiện em cũng đã nhận được thư chấp thuận từ ít nhất 4 trường ĐH, trong đó có ĐH Waterloo hiện đứng hàng thứ 3 trong bảng xếp hạng danh tiếng quốc gia tại Canada.

Từ nay cho đến tháng 5.2013, các học sinh lớp 12 đầu tiên của CIS tại Việt Nam cũng như Canada sẽ còn tiếp tục  nhận được kết quả tiếp nhận của nhiều trường ĐH khác, chủ yếu tại Mỹ và Canada. 

Nguyên Thảo

Chọn trường tiểu học cho con
Cân nhắc lựa chọn trường vừa sức
Các tiêu chí chọn trường trung học
Điểm cao mà chưa trúng tuyển, chọn trường nào?

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130326/truong-quoc-te-nao-cho-con-ky-1-duong-den-dai-hoc-26-3-2013.aspx

Chấn chỉnh tình trạng học trước lớp 1

Posted: 25 Mar 2013 10:19 PM PDT

Sẽ nghiêm cấm cho điểm HS mới vào lớp 1

"Việc dạy trước không chỉ khiến trẻ bị cắt xén thời gian vui chơi cần thiết cho lứa tuổi mà còn khiến nhiều trẻ mang tâm lý chủ quan, dẫn đến việc học đuối dần khi vào chương trình chính thức. Trên thực tế còn cho thấy nhiều trẻ học trước không được uốn nắn đúng cách nên ngay từ đầu đã bị lệch lạc, mang tâm lý sợ học. Vì thế Bộ GD-ĐT nghiêm cấm các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo tổ chức việc dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ lứa tuổi mầm non. Vì đây là việc phản khoa học" – ông Phạm Ngọc Định nhắc lại quan điểm của Bộ GD-ĐT về vấn đề này.

Ông Định cho biết trong văn bản sẽ ban hành tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ có quy định cụ thể hơn việc nghiêm cấm giáo viên dạy trước chương trình lớp 1 và quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu ngành GD-ĐT các địa phương.

Trong các năm học gần đây, Bộ GD-ĐT đã đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó sẽ chỉ chấm điểm một lần vào cuối năm học để ghi học bạ. Trong quá trình dạy học, giáo viên tăng cường nhận xét, khuyến khích học sinh, hạn chế cho điểm. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều giáo viên gây áp lực cho học sinh bằng cách cho học sinh điểm kém ngay những ngày đầu đến trường.

Tại cuộc trao đổi với báo chí, ông Phạm Ngọc Định cho biết trong công văn chấn chỉnh việc học trước lớp 1 sẽ ban hành tới đây sẽ bổ sung quy định "cấm giáo viên cho điểm học sinh ngay những buổi đầu đến trường".

"Chúng tôi sẽ nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể cho các nhà trường và giáo viên về thời gian thích hợp để cho điểm học sinh, số lần cho điểm, cách thức tính điểm và hướng dẫn kỹ giáo viên việc tăng cường nhận xét".

Cùng với những dự kiến mới sẽ đưa vào công văn chấn chỉnh việc "dạy học trước lớp 1", đại diện các vụ bậc học của Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ đồng thời đưa ra nhiều giải pháp khác để chỉ đạo các địa phương thực hiện: Tăng tỉ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, giảm sĩ số học sinh/lớp, trao đổi với các sở GD-ĐT nghiên cứu giải pháp có giáo viên trợ giảng (bên cạnh giáo viên chính) đối với những lớp học có 50-70 học sinh/lớp để đảm bảo học sinh được uốn nắn, hướng dẫn khi còn bỡ ngỡ vào lớp 1. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các sở GD-ĐT kiểm soát thường xuyên hoạt động chuyên môn của giáo viên, xử lý ngay tình trạng giáo viên làm trái quy định trong các giờ dạy chính khóa.

"Trong năm học tới, Bộ GD-ĐT sẽ đi kiểm tra đột xuất ở các địa phương để phát hiện tình trạng dạy trước lớp 1" – ông Định khẳng định.

Văn bản siết việc "dạy trước lớp 1" dự kiến ban hành trong tháng 3-2013.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/539726/chan-chinh-tinh-trang-hoc-truoc-lop-1.html

Kỷ luật cô giáo nhờ học sinh mầm non bê thùng đựng cơm

Posted: 25 Mar 2013 09:19 PM PDT

Từ clip trên mạng internet quay cảnh 2 em nhỏ Trường Mầm non Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng bê thùng inox đựng cơm từ trên tầng 4 xuống tầng 1 rất vất vả, gây bức xúc trong bạn đọc, chiều 25/3, phóng viên báo ANTĐ đã có mặt tại trường này để tìm hiểu rõ vấn đề trên.

Theo bà Phạm Thúy Khanh, quyền Hiệu trưởng trường Mầm non Lê Quý Đôn, nhà trường có hai cơ sở: một cơ sở ở số 9B phố Lê Quý Đôn và cơ sở còn lại ở địa chỉ 100 phố Thúy Ái cách đó không xa đều thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng. Hiện nhà trường có 34 cán bộ, giáo viên chăm sóc, dạy 450 cháu được biên chế thành 9 lớp.

Ngay sau khi xem clip quay cảnh 2 em nhỏ bê nồi inox trên được xác định là học sinh mẫu giáo của nhà trường, Ban giám hiệu đã kiểm tra, xác minh và xác định 2 cháu bé này là Q và M, học sinh lớp mẫu giáo lớn A2 do 2 cô Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Minh Phương phụ trách. Trong bản kiểm điểm, cô Nguyễn Thị Hồng đã nhận khuyết điểm trước đó sau giờ ăn trưa đã từng nhờ  2 học sinh mang thùng cơm rỗng có trọng lượng trên 2 kg từ tầng 4 xuống tầng 1, mặc dù công việc này là của một nhân viên nhà trường. Cô Hồng thừa nhận 2 học sinh này thuộc diện lớn của lớp và khá nhanh nhẹn nên các cháu rất vui vẻ được cô nhờ, tuy nhiên sau một hai lần như thế, bản thân cô Hồng cảm thấy áy náy vì thấy hai cháu khá vất vả và khệ nệ bê thùng cơm xuống cầu thang nên sau đó cô không nhờ nữa. Để xảy ra sự việc trên, cô Hồng rất ân hận vì đã vi phạm quy chế, nội quy của nhà trường và cam đoan không bao giờ mắc phải nữa. Ngay sau đó, cô Hồng đã liên hệ, đến tận nhà gặp phụ huynh 2 cháu Q và M để xin lỗi và mong được gia đình 2 em thông cảm, bỏ qua.

Trước sự việc đáng tiếc trên, ngay chiều 25/3, nhà trường đã tổ chức cuộc họp để xem xét xử lý vụ việc trên và đã quyết định hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cắt các danh hiệu thi đua cả năm học 2012-2013 đối với cô giáo Nguyễn Thị Hồng; Nghiêm khắc phê bình, cắt thi đua tháng 3 đối với cô giáo Nguyễn Minh Phương. Bản thân bà Phạm Thúy Khanh, quyền Hiệu trưởng nhà trường cũng nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác quản lý của mình. Nhà trường đã có công văn báo cáo kết quả xử lý vụ việc trên gửi Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Hai Bà Trưng.

Bà Phạm Thúy Khanh  thay mặt tập thể cán bộ, giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn thông qua Báo An ninh Thủ đô có lời xin lỗi phụ huynh nhà trường, đặc biệt là gia đình 2 em Q và M vì đã để xảy ra vụ việc đáng tiếc trên. 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ky-luat-co-giao-nho-hoc-sinh-mam-non-be-thung-dung-com-711443.htm

Comments