Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người trong cuộc

Posted: 24 Mar 2013 09:11 AM PDT

Cô giáo Nguyễn Thị Thư Hòa (sinh năm 1985), Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội: Tôi yêu nghề và muốn dồn hết tâm huyết cho nghề.

Tôi tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Hà Nội. Với những sinh viên như tôi sau khi ra trường thường có hai hướng đi: hoặc vào dạy trong các trường đại học, cao đẳng hoặc làm công tác nghiên cứu và tôi đã chọn công việc "gõ đầu trẻ". Mặc dù rất tự tin ở mặt kiến thức chuyên môn của bản thân song nghề dạy học khó hơn tôi tưởng. Nhiều bài giảng tôi tâm huyết, đầu tư rất nhiều từ ở nhà để truyền đạt cho các em. Nhưng sau những phút say sưa giảng, tôi hỏi lại học sinh của mình thì phần lớn các em không hiểu và ngỡ như tôi đang "tung chưởng" trên bảng. Tôi buộc phải suy nghĩ lại cách dạy của mình. Kiến thức tốt vô cùng quan trọng, tuy nhiên truyền đạt thế nào tới học sinh, làm cho học sinh dễ hiểu trong một thời gian ngắn nhất, có hứng thú học tập… mới là điều quan trọng. 

Đến với nghề giáo không phải là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian giảng dạy, tôi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc của một nhà giáo. Đó là niềm vui mà nếu không trở thành giáo viên có lẽ tôi không bao giờ có được. Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều thay đổi, bất ngờ mà con người không lường trước được. Bản thân tôi cũng chưa thể khẳng định liệu mình có thể gắn bó mãi mãi với nghề giáo không? Nhưng tại thời điểm này tôi yêu nghề và cố gắng dồn hết tâm huyết cho nghề.


Đam mê với nghề giúp các giáo viên trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình dạy học

Lê Thùy Dung – Sinh viên năm thứ 1 khoa Giáo dục Tiểu học- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội: Mong ước được đi đến tận cùng với nghề giáo.

Từ khi học mẫu giáo em đã thích và yêu nghề giáo. Khi thi vào đại học em chọn ngành sư phạm. Quyết định này cả gia đình đều ủng hộ em. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không khỏi lo lắng và nhắc em cần cân nhắc kỹ về những khó khăn, thử thách trong tương lai mà em sẽ gặp nếu theo nghề. Các thầy cô giáo của em cũng nói cho em biết nghề giáo khá vất vả, thu nhập không cao, đòi hỏi sự tỉ mỉ, yêu nghề thực lòng, nếu không sẽ không thể theo nghề…

Em vẫn biết cuộc sống không chỉ cần dựa vào những đam mê của bản thân, tuy nhiên em nghĩ rằng đam mê sẽ giúp em vượt qua khó khăn. Dẫu cuộc sống của nhà giáo trong tương lai còn vất vả thì em vẫn mong được theo nghề và gắn bó đi hết con đường mà mình yêu thích lựa chọn. 

Nguyễn Hữu Mười – Khoa Kinh tế chính trị – Học viện Báo chí Tuyên truyền: Đã dấn thân vào nghề giáo thì đừng nghĩ nhiều tới vật chất.

Em đã học xong thạc sĩ, đang mong muốn được dạy tại trường em từng theo học là Học viện Báo chí Tuyên truyền. Quá trình đợi việc em đã làm thử một số công việc nhưng cảm thấy bản thân mình vẫn đam mê và hợp nhất với nghề dạy học. Bạn bè có thắc mắc với em vì sao học ngành kinh tế mà không xin vào những công việc có thu nhập tốt, giáo viên trẻ sẽ khó khăn trong việc ổn định cuộc sống. Em cũng đã hình dung được những khó khăn mình sẽ phải trải qua nếu theo nghề giáo. Tuy vậy, em nghĩ đã dấn thân vào nghề giáo thì đừng quá suy nghĩ nhiều tới vật chất. Hơn thế nữa, em sẵn sàng làm thêm bên ngoài công việc gì đó để có thêm thu nhập và hỗ trợ cho em ổn định hơn với nghề giáo. 

Chị Nguyễn Thanh Hà – Phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Kim Liên (Hà Nội): Giáo viên trẻ nhiều ưu thế lắm chứ!

Năm học lớp 4, lớp con gái tôi được phân công chủ nhiệm giảng dạy bởi một cô giáo trẻ mới ra trường. Ban phụ huynh của lớp hết sức lo lắng vì lớp 4 là lớp bản lề của cấp tiểu học. Tuy nhiên, sau một vài tháng giảng dạy cô giáo trẻ của lớp con tôi đã chứng tỏ được năng lực của mình. Không chỉ có kiến thức vững vàng, cô còn ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào bài giảng, giúp phương pháp giảng bài sinh động hơn, học sinh dễ dàng tiếp thu và hứng thú hơn với học tập. Tuổi trẻ nên khoảng cách giữa cô trò cũng khá gần gũi. Chưa có gia đình cùng sự nhiệt huyết mới ra trường nên cô có thể dành nhiều thời gian hơn đến việc chuẩn bị bài giảng cũng như quan tâm và chia sẻ với học trò. Còn kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống thì đương nhiên giáo viên trẻ chưa thể bằng những giáo viên đã có thâm niên. Tuy vậy nó không quá quan trọng, hay ảnh hưởng lớn đến việc học tập của các cháu.

Phân tích nguyên nhân tại sao khó tuyển giáo viên trẻ, đại diện các trường đại học công lập đều khẳng định: Lý do là lương quá thấp. Một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nếu ở lại trường làm giáo viên lương khởi điểm chỉ 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó ra làm tại doanh nghiệp mức lương cao gấp năm, gấp bảy lần nên nhiều em không ở lại. Đó là chưa kể, nếu yêu cầu hàng đầu của những giáo viên trẻ là phải lương cao thì quả thật hầu như (nếu không muốn nói là tất cả) các trường công lập đều phải từ chối… không tuyển!

PGS Văn Như Cương cho rằng, chung quy vẫn là vấn đề đồng lương. Nếu thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng, người trẻ tài giỏi dù muốn đến mấy cũng khó mặn mà. 

Trong khi đó, GS Phạm Phụ phân tích: Với lương bổng, cơ chế dùng người như hiện nay, khó lòng thu hút lớp trẻ ở lại và gắn bó với trường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các trường đại học thiếu đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ.

Ngọc Hà

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Nguoi-trong-cuoc-1967909/

Lê Hoàng châm biếm ‘tinh thần điện ảnh’

Posted: 24 Mar 2013 09:11 AM PDT

Chuyện cũng xảy ra trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Có lính lệ mang trát quan về làng:

Hai ngày nữa, liên hoan phim sẽ diễn ra ở làng ta. Đây là liên hoan nhiều ý nghĩa, được tổ chức vài năm một lần. Phim hay, có nhiều nam nữ tài tử khả ái, mọi nhẽ.

Vậy lệnh cho dân làng, tùy trình độ, tùy lứa tuổi, đều phải tham gia làm khán giả trong các buổi chiếu phim. Và phải vỗ tay luôn luôn.

Thông báo này thay cho giấy mời. Ai xem phim sẽ được cấp giấy chứng nhận, miễn một số nghĩa vụ về sau. Ai cố tình trốn tránh sẽ bị nghiêm trị.

Khẩn cấp! Ký tên: quan.         

***                                                                                               



Bác Phô gái dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, năn nỉ lý trưởng:

- Thưa ông, nhà cháu xin phép ông được vắng mặt trong đợt chiếu này, vì còn bận làm ăn.

Lý trưởng đập bàn:

- Không được. Việc điện ảnh là việc quan trọng. Đã là liên hoan thì phải có chiếu phim. Đã chiếu phim thì phải có khán giả, chứ không lẽ toàn ghế ngồi xem với nhau à?

Bác Phô giả lả:

- Dạ, nhà cháu cũng biết vậy. Nhưng phim khó hiểu quá. Nhiều khi xem đến quá nửa mà vẫn không biết ai yêu ai và yêu để làm gì.

Lý trưởng vung tay:

Bác Phô sợ hãi:

- Nhà cháu nào dám biết đạo diễn là ai?

Lý trưởng giảng giải:

- Cứ thấy ông nào uống rượu nhiều và vẻ mặt đầy quan trọng, mở mồm là nói tới tính cách với trường phái là đúng.

Bác Phô năn nỉ:

- Thôi, ông châm chước cho. Nhà cháu xưa nay không sai phạm gì. Đợt liên hoan sân khấu vừa qua cũng đi đầy đủ, nên đợt điện ảnh này xin ông tha.

Lý trưởng quát:

- Không nhiều lời. Cứ chạy theo vật chất tầm thường, không coi trọng văn hóa thì bao giờ mới văn minh lên được. A lê, đi.

Bác Phô buồn bã quay ra.

Bà cụ phó Bính, mắt kèm nhèm, vừa nói vừa cười rất vô duyên:

- Thì chỗ thân tình, ông Lý cứ lờ đi cho cháu.

Lý trưởng lại quát:

- Không được. Đợt sân khấu vừa qua, nhà bà đã trốn rồi, tới đợt xem phim này, chẳng lý do gì mà thoát mãi.

Bà phó nấc lên:

- Khổ lắm, ông ơi, có phải cháu ngại xem phim đâu. Vì dù sao ngồi trong rạp cũng không nặng nhọc bằng đi cày. Nhưng xin ông xét cho, xem đi xem lại bao nhiêu lần, cũng bấy nhiêu chuyện đó, cũng kiểu anh đó thì yêu kiểu cô đó, chúng cháu ốm cả người.

Lý trưởng dịu dàng:

- Phim nước nhà còn nhiều hạn chế, mình cần có ý thức ủng hộ. Và bây giờ người ta đổi mới rồi, ngoài yêu đương còn có cả kinh dị, cả hài, xem không sợ ngủ gật đâu. Mà rạp nhân dịp này cũng quét sạch sẽ, có bán cả nước giải khát thì lo gì.

Bà phó vẫn cù nèo:

- Biết vậy. Nhưng thưa ông, nhà cháu ba người, mà lần này lại phân công xem những năm phim sợ đi không nổi.

Lý trưởng thét:

- Không nói lôi thôi. Cố gắng chia nhau ra. Nhà bà còn được may mắn là xem toàn phim truyện đấy. Những gia đình khác, bị phân công xem phim hoạt hình, họ có dám nói gì đâu.

Bà phó sợ hãi lui ra.

Chị Cả Lò tất bật xông vào:

- Thưa ông Lý, được đi xem phim miễn phí, lại được giao lưu với các tài tử xi-la-ma, em mừng quá. Nhưng hôm ấy nhà em có giỗ thì làm sao?

Ông Lý nghiêm giọng:

- Giỗ chạp năm nào chả có, còn liên hoan phim ba năm mới thực hiện một lần. Giỗ chạp cùng lắm chỉ có thịt gà với canh su hào, còn điện ảnh bây giờ bao nhiêu thể loại, bì thế nào được.

Chị Lò rên rỉ:

- Thưa ông, em tin ông, nhưng tiệc đã đặt, giấy mời ăn giỗ cũng đã phát rồi. Hay là thế này: nhà em sẽ thuê người đi thay.

Lý trưởng nghĩ ngợi:

- Thật rắc rối quá.

Chị Lò nhanh nhảu:

- Ông cứ ngơ đi là được. Ban tổ chức chỉ nhìn xem ghế có kín không, chứ đâu nhìn ngồi trên ghế là ai? Cháu đã thấy có buổi chiếu phim người lớn lại toàn trẻ con và có buổi chiếu phim trẻ con toàn các cụ già. Ông cứ ngơ đi cho cháu là xong.

Lý trưởng càu nhàu:

- Thôi được. Nể nhà chị xưa nay vẫn chấp hành tốt, tôi xét cho lần này. Nhưng phải dặn những ai đi thay phải có mặt từ năm giờ sáng.

Chị Lò hốt hoảng:

- Thưa ông, phim bảy giờ tối mới chiếu cơ mà.

Lý trưởng gắt:

- Phim bảy giờ nhưng phải ra rạp lúc năm giờ để vẫy chào các nghệ sĩ ra mắt. Rồi phải tập trung lúc ba giờ để phát phiếu bình chọn, rồi phải xếp hàng từ mười giờ sáng để nhận vé, rồi đi từ chín giờ để kiểm tra trang phục và phát tiền cơm trưa. Vậy có mặt lúc năm giờ sáng còn quá muộn.

Chị Lò run run:

- Vậy em xin chấp hành. Em cứ tưởng nếu đến tối thì còn mượn mấy đứa cuốc mảnh vườn, nhưng ông đã dạy thế thì thôi vậy. Em hứa bảo chúng nó nghiêm túc coi xi-la-ma.

***

Ngày khai mạc.

Mới năm giờ sáng đã thấy ông Lý quát ầm ĩ ở sân đình:

- Sao lại lưa thưa thế này? Còn gì là tính văn hóa, tính nghệ thuật và muôn ngàn tính khác? Tuần đâu, đi kiểm tra, ai không đi kiên quyết không cấp các giấy xác nhận từ nay về sau.

Tuần tỏa đi các ngả. Nhưng rất khó gom đủ khán giả. Có anh thì trốn lên thành phố, có chị đi nằm bệnh viện, lại có bác trèo lên ngọn cây ngồi. Họ làm như trốn giặc.

Ban tổ chức ra sức lùng sục. Bắt được người nào là đeo vào cổ một chiếc vé mời và phát ngay một tờ tóm tắt nội dung phim để khai với báo chí khi bị hỏi.

Đến chín giờ sáng mới có hơn nửa rạp. Ông Lý nổi cáu:

- Xem phim chứ có phải đi tù đâu mà sợ ghê thế! Cứ như thế này, ai còn dám làm phim cho chúng nó thưởng thức nữa!

T.N

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/SAO/Le-Hoang-cham-biem-tinh-than-dien-anh/285847.gd

Theo học khoa học cơ bản có phải là lựa chọn -quot;hợp thời-quot;?

Posted: 24 Mar 2013 08:11 AM PDT

(GDTĐ) – Đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản tại Việt Nam đang được đón nhận những quan tâm đặc biệt. Nhu cầu nhân lực được đào tạo khoa học cơ bản với chất lượng cao, trình độ tiên tiến, đang khiến các ngành học liên quan ở những trường ĐH hàng đầu thu hút ngày càng đông thí sinh thi tuyển vào.


TS. Đoàn Văn Vệ

Báo GDTĐ đã có cuộc trò chuyện với TS. Đoàn Văn Vệ (Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) để biết tại sao học khoa học cơ bản bây giờ là “hợp thời”.

Tại sao lựa chọn học khoa học cơ bản là một lựa chọn đúng đắn, bên cạnh những ngành đào tạo lâu nay vẫn được coi là "hot" theo tâm lý "chạy theo số đông" trong xã hội?

Thực tế trên thế giới đã chứng minh, đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản mang lại lợi ích lâu dài và quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Khoa học cơ bản (KHCB) mang lại tri thức và được xem là nền tảng của mọi ngành khoa học-công nghệ, là chìa khóa cho sự phát triển các ngành công nghiệp, kinh tế, kỹ thuật, giáo dục… và nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy sự tiếp thu nhanh chóng các công nghệ mới. Đầu tư cho khoa học cơ bản thường dẫn đến những phát hiện có giá trị kinh tế cực kỳ to lớn và quan trọng, có khả năng mang lại lợi nhuận cao và có thể dễ dàng bồi hoàn chi phí đầu tư.

Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, vai trò đặc biệt quan trọng của KHCB ở Việt Nam đã được khẳng định. Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo và các nghiên cứu KHCB. Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho đào tạo và nghiên cứu cơ bản. Ví dụ: việc đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho một số ngành KHCB, có chính sách đãi ngộ, đầu tư thu hút người tài làm việc trong lĩnh vực KHCB…

Ở các bậc học phổ thông, các em học sinh đã được học, tìm hiểu về KHCB và bước đầu làm quen, trực tiếp làm những ví dụ chứng minh những ứng dụng của KHCB. Qua quá trình học tập, nếu HS có năng khiếu và đam mê KHCB, các em có thể tiếp tục học tập nghiên cứu KHCB ở bậc đại học. Hãy cân nhắc lựa chọn ngành nghề mà mình đam mê để có được thành công trong tương lai.

Những cơ hội nghề nghiệp đáng chú ý nào khiến theo học khoa học cơ bản không hề "lỗi mốt"?

Khoa học cơ bản là nền tảng tạo ra toàn bộ công nghệ hiện có, làm thay đổi đời sống xã hội của nhân loại. Khoa học cơ bản nghiên cứu, khám phá quy luật, tạo ra các lý thuyết mới đặt nền tảng, cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng, làm tiền đề cho những nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ.

Để đẩy nhanh và bền vững sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, Việt Nam rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó cần những nhà khoa học cơ bản bởi vì một bước tiến nhỏ trong khoa học cơ bản tạo ra nhiều bước tiến trong khoa học thực nghiệm và nhiều hơn nữa những bước tiến trong khoa học ứng dụng, triển khai.

Nhà nước đã thành lập nhiều cơ quan, viện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản liên quan đến các ngành khoa học Toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất, khoa học môi trường và quản lý tài nguyên… như Viện nghiên cứu cao cấp Toán học, các trung tâm nghiên cứu về môi trường, biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, biển và hải đào, khoa học vật liệu, năng lượng, công nghệ hạt nhân….  Đây là những địa chỉ đón nhận các nhà khoa học tương lại trong lĩnh vực khoa học cơ bản đến làm việc, cống hiến.


Sinh viên trường ĐHKHTN- ĐHQGHN

Được biết, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đang có thế mạnh về các chương trình đào tạo nhiệm vụ chiến lược: tài năng, tiên tiến, đạt trình độ quốc tế, chất lượng cao. Sinh viên theo học những chương trình này sẽ có những lợi ích cơ bản gì trong quá trình học tập, cơ hội học tiếp và cơ hội nghề nghiệp?

Chương trình đào tạo tài năng gồm các ngành Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học của Trường ĐHKHTN dành cho những SV đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Sau khi trúng tuyển nhập học, SV được đăng ký xét tuyển vào học chương trình đào tạo tài năng theo quy định riêng. Ngoài các chế độ dành cho SV chính quy đại trà, SV học chương trình đào tạo tài năng được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1,1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở trong KTX của ĐHQGHN. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân tài năng.

Các chương trình đào tạo tài năng, đạt chuẩn quốc tế, tiên tiến đều do các giáo sư nước ngoài và giảng viên giỏi trong nước giảng dạy bằng tiếng Anh và hướng dẫn NCKH. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, SV được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh tập trung 1 năm tại Trường ĐHNN để đạt trình độ C1 tương đương 6.0 IELTS và có cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh ở nước ngoài trong thời gian hè. SV có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội được nhận học bổng toàn phần hoặc bán phần của chương trình và học bổng của các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ, có cơ hội được đi đào tạo ở nước ngoài.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Theo-hoc-khoa-hoc-co-ban-co-phai-la-lua-chon-hop-thoi-1967911/

Bị xe chở đám cưới tông, hai học sinh nguy kịch

Posted: 24 Mar 2013 08:11 AM PDT

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe máy mang BKS 81E1-03774 do anh Triệu Văn Tú (38 tuổi, trú phường Yên Đổ, TP.Pleiku) chở 2 em học sinh cấp 2 là R'châm H'Lan và Ksor H'Thoa (cùng 13 tuổi), lưu thông từ đường đinh Tiên Hoàng ra đường Hùng Vương. Khi xe anh Tú đi đến vị trí trên thì bị xe ô tô BKS 81M-1206 do tài xế Hoàng Văn Toàn (39 tuổi, trú phường Trà Bá, TP.Pleiku) điều khiển theo hướng huyện Ia Grai về Chợ Lớn tông phải.

Hậu quả, cả hai em học sinh bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu, em H'Lan bị gãy nguyên hàm răng trên. Còn anh Tú bị chấn thương nhẹ; chiếc xe máy bị xe ô tô chở đám cưới kéo lê gần chục mét dưới gầm xe.

Hiện trường vụ tai nạn khiến hai học sinh nguy kịch

Một số người dân chứng kiến sự việc cho biết, chiếc xe máy chạy đúng phần đường theo quy định với tốc độ chậm và sắp đi hết ngã tư. Còn chiếc xe ô tô chạy với tốc độ khá nhanh, không làm chủ được tốc độ nên gây tai nạn. Không chỉ vậy, lúc xảy ra tai nạn, hệ thống đèn tín hiệu giao thông đã không hoạt động do mất điện.

Hiện Công an TP.Pleiku đang xác minh, làm rõ vụ việc trên.

Thiên Thư

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/bi-xe-cho-dam-cuoi-tong-hai-hoc-sinh-nguy-kich-710866.htm

Mò ốc, 3 học sinh chết đuối

Posted: 24 Mar 2013 03:08 AM PDT

(TNO) Ngày 24.3, nhiều học sinh Trường tiểu học Tân Thành (P.Bửu Long, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) và chính quyền địa phương đã đến chia buồn với gia đình của 3 học sinh vừa chết đuối dưới sông Đồng Nai.

Trước đó, khoảng 10 giờ 30 phút ngày 23.3, 3 anh em ruột là Nguyễn Hồ Xuân Bình (12 tuổi), Nguyễn Hồ Xuân Quyên (9 tuổi), Nguyễn Hồ Xuân Trang (7 tuổi) cùng Tạ Huỳnh Ngọc Thúy (8 tuổi) đều là học sinh Trường tiểu học Tân Thành, rủ nhau xuống sông Đồng Nai (đoạn qua P.Bửu Long) tắm.

Sau khi tắm, các học sinh này tiếp tục rủ nhau xuống cồn đất gần đó để mò ốc thì bất ngờ cồn đất sụt xuống sông, hất Quyên, Trang, Thúy rơi xuống nước.

Thấy vậy, Bình tìm cách kéo các em lên nhưng bị vuột tay, gặp dòng nước xoáy nhấn chìm Quyên, Trang, Thúy.

Bình cũng bị cồn đất vùi xuống nước, nhưng rất may gặp nơi cạn, Bình chạy kịp lên bờ, về nhà kêu cứu. Sau hơn 2 giờ tìm kiếm, mọi người phát hiện các em học sinh bị kẹt trong đám lục bình…

Xuống sông Đồng Nai mò ốc, 3 học sinh chết đuối
Anh Trung và chị Ly bên quan tài 2 cháu Quyên, Trang

Bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch UBND P.Bửu Long cho biết, Bình, Quyên, Trang là con của anh Nguyễn Sơn Duy Trung và chị Hồ Yến Ly (ngụ tại P.Bửu Long), đều thuộc diện hộ nghèo của phường.

Do quá khó khăn, cách đây 2 năm UBND phường đã vận động trao tặng cho vợ chồng anh căn nhà tình thương. Nay các cháu bị tai nạn, gia đình anh khó khăn càng thêm chất chồng. Còn cháy Thúy là con của chị Huỳnh Ngọc Lan và anh Tạ Văn Tính, cũng thuộc diện gia đình khó khăn của địa phương.

Được biết khu vực xảy ra vụ việc thương tâm trên, do tình trạng hút cát trái phép tràn lan, lòng sông bị bồi lắng, sụt lún, tạo thành dòng nước xoáy rất sâu và nguy hiểm.

Tin, ảnh: Kim Cương

Một học sinh chết đuối vì cứu bạn
Tắm biển, hai học sinh chết đuối
Vớt cá, 1 học sinh chết đuối
Học sinh chết đuối tại hồ bơi
Tắm sông, 5 học sinh chết đuối
2 học sinh chết đuối

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130324/mo-oc-3-hoc-sinh-chet-duoi.aspx

Bộ Giáo dục bác tin thi tốt nghiệp môn Thể dục

Posted: 24 Mar 2013 02:08 AM PDT

Chủ nhật, 24/3/2013, 14:48 GMT+7

Tin đồn thi tốt nghiệp THPT môn Thể dục, Giáo dục Công dân và Công nghệ đã khiến cả triệu học sinh hoang mang, lo lắng. Bộ Giáo dục bác thông tin này và cho biết sẽ công bố môn thi tốt nghiệp trong thời gian tới.

Tối 23/3, trên mạng truyền nhau đường link bài viết “Bộ Giáo dục công bố 6 môn thi tốt nghiệp” tại địa chỉ ledaiphat.com nhưng nhái giao diện của báo. Theo nội dung này, ngoài ba môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, ba môn thi tốt nghiệp còn lại năm 2013 là Thể dục, Giáo dục công dân và Công nghệ.

Bài viết còn trích dẫn ý kiến của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn và nhiều phụ huynh, học sinh đánh giá về 3 môn Thể dục, Giáo dục công dân và Công nghệ. 20h cùng ngày, bài này đã nhận được 20.000 lượt “thích”.

Dù tác giả của trò đùa đã đăng dòng lưu ý bằng chữ đỏ ở phía dưới “Bài viết cá nhân, mang tính chất giải trí dành cho lũ bạn cùng lớp trước ngày 1/4″, nhưng do giả mạo giao diện báo nên đã khiến nhiều phụ huynh, học sinh hoang mang. Nhiều nữ sinh còn cho rằng, nếu phải thi môn thể dục thì chắc chắn sẽ trượt.

Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, đó là tin đồn thất thiệt bởi Bộ Giáo dục chưa công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013. “Bộ có website công bố thông tin riêng và khi công bố sẽ có văn bản chính thức gửi các Sở, các cơ quan truyền thông. Thí sinh và phụ huynh cần theo dõi thông tin trên các nguồn chính thống để đảm bảo tính chính xác”, ông Hiển nói.

Còn Phó văn phòng Bộ Giáo dục Nguyễn Đình Mạnh khẳng định, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, ngăn chặn tình trạng tung tin đồn gây ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh trước và trong mùa thi.

Hoàng Thùy

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/03/bo-giao-duc-bac-tin-thi-tot-nghiep-mon-the-duc/

Các trường ĐH châu Á tiến lên trong bảng xếp hạng thế giới

Posted: 23 Mar 2013 10:08 PM PDT

(GDTĐ) – Các trường ĐH châu Á đã bắt đầu tiến lên mau chóng trong bảng xếp hạng thế giới và dự kiến sẽ còn tiến xa hơn nữa nhờ có nguồn lực dồi dào và số lượng công trình nghiên cứu họ đang thực hiện – lãnh đạo của một số trường ĐH hàng đầu cho biết.

Đại học quốc gia Singapore (NUS)
Đại học quốc gia Singapore (NUS)

Bên lề hội thảo của Chương trình Lãnh đạo trong quản lý trường ĐH ở Singapore, hiệu trưởng và các chủ nghiệm khoa các trường đại học cho biết nguồn lực đang đổ về các trường ĐH châu Á lớn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế khá mạnh ở châu lục này.

Danh tiếng của các trường ĐH hàng đầu châu Á tiếp tục tăng, ngày càng nhiều SV ở đây trở thành các nhà lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực – ông Tan Chorh Chuan, hiệu trưởng ĐH Quốc gia Singapore (NUS) cho biết.

"Trong các trường ĐH hàng đầu, chất lượng SV rất cao. Những SV này đang trưởng thành và trở thành những nhà lãnh đạo ở các lĩnh vực khác nhau" – ông nói.

Ông Chen Jun, hiệu trưởng ĐH Nam Kinh, Trung Quốc cho rằng ông thấy "một sự thay đổi cơ bản" trong các nguồn lực của nhiều trường ĐH Trung Quốc so với trước đây, mặc dù họ không giàu có như các trường ĐH ở Singapore. Thậm chí nhiều người từ nước ngoài về cũng ngạc nhiên bởi những thay đổi trong trường ĐH Trung Quốc.

Trung Quốc dành khoảng 4% GDP của mình cho giáo dục vào năm ngoái, đạt được mục tiêu đề ra nhiều năm trước. Đất nước đông dân nhất thế giới này có khoảng 2.000 trường ĐH và các viện GD bậc cao khác. Số SV tốt nghiệp ĐH hàng năm tăng từ 1,14 triệu năm 2001 lên gần 7 triệu năm 2013.

Các trường ĐH ở Singapore, dẫn đầu NUS, đã tiến bộ rất nhanh trong bảng xếp hạng và đứng trong top 20 các trường ĐH uy tín trên toàn thế giới, đồng thời NUS cũng nằm trong top 3 các trường ở châu Á.

Ông Tan cho biết NUS phát triển nhờ nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ, một đội ngũ quản lý giỏi có thể thu hút GV tài năng và nhận ra xu hướng toàn cầu ngay từ rất sớm.

NUS thừa hưởng hệ thống quản lý của Anh nơi SV được khuyến khích tập trung vào chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, ông Tan cho biết nhà trường đã mở rộng đào tạo với quy mô rộng lớn hơn trong vòng 15 năm qua và lý do ông đưa ra là vì thế giới đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ví dụ, nhân viên trong ngành y tế, sẽ không chỉ có kiến thức về y tế mà còn được đào tạo tốt trong lĩnh vực khoa học xã hội, quản lý…

Xu hướng toàn cầu

Ông Tan cho biết NUS đã thành công trong việc kết hợp tầm nhìn tốt với đội ngũ quản lý giỏi, giúp hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.

NUS đã đặt mục tiêu trở thành một ĐH toàn cầu ở châu Á, trường cũng gửi đi khoảng 70% SV ra nước ngoài trong các chương trình trao đổi.

Các trường ĐH Trung Quốc cũng có sự rõ ràng trong việc đề ra tầm nhìn của mình.

Trường ĐH Nam Kinh cũng tạo khoảng 30% cơ hội cho SV đi ra nước ngoài, tuy nhiên không thể cao như mức ĐH quốc gia Singapore do hoàn cảnh khác nhau giữa 2 nước.

"Chúng tôi phải có tư tưởng quốc tế để có thể tiến bộ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Nhưng dù sao, Trung Quốc phải thận trọng để không mất truyền thống văn hóa của mình" – ông Chen cho biết và nói thêm rằng Trung Quốc nên tránh việc nâng cấp vội vã các học viện kỹ thuật thành trường ĐH bằng cách tập trung vào nghiên cứu. Các chương trình của các học viện nên được đa dạng cũng như theo nhu cầu của nền kinh tế địa phương và quốc gia.

Hà Châu (Theo Xinhua)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3047/201303/Cac-truong-DH-chau-A-tien-len-trong-bang-xep-hang-the-gioi-1967905/

Một em học sinh giỏi nguy nan vì khối u não

Posted: 23 Mar 2013 10:08 PM PDT

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học Dân trí – Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 08.6678.6885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguồn: http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/mot-em-hoc-sinh-gioi-nguy-nan-vi-khoi-u-nao-710698.htm

Mấy ý kiến về -quot;điểm sàn-quot; trong tuyển sinh đại học

Posted: 23 Mar 2013 09:08 PM PDT

(GDTĐ) – Những năm gần đây, cứ đến dịp tuyển sinh đại học là dư luận xã hội lại rộ lên xung quanh vấn đề nên hay không nên quy định điểm sàn, và mức điểm sàn là bao nhiêu cho phù hợp? Xung quanh vấn đề này, có hai luồng ý kiến. 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4561/201303/May-y-kien-ve-diem-san-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-1967898/

Học sinh hoang mang trước tin thất thiệt về thi tốt nghiệp THPT

Posted: 23 Mar 2013 09:08 PM PDT

Chiều tối qua, cô Nguyễn Mỹ Phương – giáo viên Trường THPT Tứ Kiệt (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đã gọi điện thông báo cho PV Dân trí khi thấy có nhiều em học sinh Trường THPT Tứ Kiệt  và một số trường lân cận trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hoang mang trước thông tin 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2013 có môn Thể dục, Giáo dục Công dân và môn Công nghệ ngoài 3 môn "truyền thống" là Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Học sinh hoang mang trước tin thất thiệt về thi tốt nghiệp THPT

Trao đổi với PV báo Tiền Phong lúc 22 giờ tối 23/3, ông Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định lãnh đạo Bộ này chưa hề ký quyết định công bố 6 môn thi tốt nghiệp năm 2013, và khẳng định, ngày 28/3, Bộ GD-ĐT mới công bố.

Nguyễn Hành

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-sinh-hoang-mang-truoc-tin-that-thiet-ve-thi-tot-nghiep-thpt-710681.htm

Comments