Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kỳ 4: “Cứu” các trường ngoài công lập như thế nào?

Posted: 22 Mar 2013 09:05 AM PDT

(GDTĐ) – Đó là một bài toán không dễ khi nguyên nhân của khủng hoảng, không chỉ có yếu tố chính sách của ngành Giáo dục, mà còn liên quan đến chính sách của địa phương, các ngành, cách thức tuyển dụng lao động và… chính bản thân các trường. Có nên "cứu"? Cứu trường không đảm bảo chất lượng hay để tự đào thải theo quy luật thị trường? Có nên dồn sức cho những trường đang phát triển tốt? Cần hay không cần sáp nhập các trường? Xung quanh vấn đề này, Giáo dục Thời đại đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

Để giải quyết khủng hoảng cho hệ thống ĐH – CĐ ngoài công lập hiện nay, TS Lê Trường Tùng – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH – CĐ ngoài công lập, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT – cho rằng đã đến lúc tính đến giải pháp xiết chặt hoạt động và sáp nhập các trường ĐH – CĐ yếu, không đủ tiềm lực.

Sáp nhập cả công và tư

Chúng ta cần tính đến giải pháp sáp nhập vì thời gian qua, hệ thống các trường ĐH-CĐ trong và ngoài công lập phình ra tương đối nhiều. Thống kê của Bộ GDĐT, trong 10 năm qua số trường ĐH-CĐ Việt Nam tăng gấp đôi; từ hơn 202 trường năm 2002 lên tới hơn 400 trường năm 2012. Trong số này, các trường công lập tăng thêm 158 trường, ngoài công lập tăng 59 trường.

Trong khi ngân sách của Nhà nước hạn chế, ngân sách của địa phương cũng không dồi dào nên khi tách ra, nhiều trường không đủ tiềm lực cần thiết. Đó là chưa nói đến trình độ đội ngũ GV, trình độ quản lý mà chỉ mới nói đến mức đầu tư cần thiết, các trường cũng đã khó đảm bảo.


Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM- HUTECH – là trường ĐH ngoài công lập có tiềm lực tài chính mạnh. Trong ảnh: Sinh viên HUTECH trong giờ học tại thư viện. (Nguồn ảnh: HUTECH)

Sử dụng tiêu chí tài chính

Sáp nhập trường này với trường kia bao giờ cũng là việc khó. Chúng ta có thể dùng tài chính như là một tiêu chí bắt buộc. Nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát, bản thân các trường cần phải có phương án riêng, việc sáp nhập này diễn ra (có lộ trình và thời gian) cũng không quá phức tạp.

Bởi khi chúng ta căn cứ vào tiêu chí tài chính, xem nó như một chủ trương chung thì nếu các trường không muốn sáp nhập bắt buộc họ phải tăng vốn điều lệ lên. Còn khi họ không thể tăng vốn điều lệ thì buộc phải sáp nhập hoặc giải thể, khi đến một điểm quy định chung nào đó. 

Hiện tại hành lang pháp lý  có đã. Có hẳn những quy định về sáp nhập, giải thể trường ĐH. Vấn đề là chúng ta cần một chủ trương, lộ trình để các trường theo đó mà thực hiện cho nghiêm túc. Chỉ cần chúng ta xây dựng được chủ trương trên, Nhà nước ký văn bản ban hành đưa vào thực tiễn thì các trường bắt buộc phải có lộ trình xây dựng và phát triển trong 3 hoặc 5 năm tới nếu không muốn sáp nhập hoặc giải thể. Áp lực trên buộc họ phải ngồi lại với nhau, tư duy của HĐQT các trường trước sự "tồn vong" của chính mình chắc chắn sẽ khác.


Sinh viên Đại học FPT trong ngày hội hướng nghiệp thời đại số năm

Trường yếu nên sáp nhập với trường mạnh

Bộ GDĐT nên xem xét để có quy định về vốn đầu tư tối thiểu (với trường ĐH tư) hoặc giá trị tài sản tối thiểu (với trường ĐH công) là 500 tỉ đồng, với trường CĐ là 300 tỉ đồng và với trường TC là 100 tỉ đồng. Các trường ĐH sẽ có lộ trình để tăng vốn tối thiểu lên 200 tỉ đồng vào cuối năm 2013, 300 tỉ đồng vào cuối năm 2014 và 500 tỉ đồng vào cuối năm 2015. Có nhiều giải pháp để thực hiện điều này, như tăng cường tìm nguồn đầu tư bổ sung, sáp nhập, hạ cấp từ ĐH xuống CĐ, từ CĐ xuống TC hoặc giải thể khi không đảm bảo. 

Tất nhiên, việc giải thể phải được tiến hành một cách bền vững, tránh sự đổ vỡ cho hệ thống và thiệt thòi cho sinh viên thông qua hình thức dừng tuyển sinh, cho phép trường đào tạo hết số sinh viên đang có hoặc chuyển sinh viên sang trường khác rồi mới buộc giải thể. Trong đó, phương án sáp nhập trường mạnh với trường yếu là tốt nhất (so với sáp nhập trường yếu với trường yếu). Điều đó sẽ giúp hệ thống vượt qua khủng hoảng, khi nó có thể giúp các trường cân bằng nguồn lực, phạm vi hoạt động và cả ổn định chất lượng đào tạo. 

Việc sáp nhập không chỉ giúp hệ thống giáo dục đại học cân bằng lại quy mô, tiềm lực cho các trường, mà còn đảm bảo được đầu ra, chất lượng nguồn nhân lực khi số lượng trường èo uột, tồn tại kiểu lơ lơ lửng lửng buộc phải tự đào thải. Việc các trường thành lập ra rồi kêu họ sáp nhập lại, kỳ thật không ai muốn. Nhưng đó là một lộ trình tái cơ cấu, tái tổ chức cần phải làm để có những thay đổi nhất định trước cuộc khủng hoảng hiện nay của các trường ĐH ngoài công lập. 

Đừng lo khi giảm số lượng trường

Chúng ta không nên quan ngại khi hệ thống các trường ĐH – CĐ bị thu hẹp lại (có thể giảm một nửa). Tuy số lượng trường có thể sẽ giảm, nhưng lúc đó chúng ta không phải băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường, băn khoăn khi trường này không có đất, trường kia thiếu hụt đội ngũ giảng viên. 

Mặt khác, nếu chúng ta làm tốt vấn đề này, nó cũng sẽ mang lại tác dụng ngược rất lớn khi một số trường công không muốn sáp nhập buộc phải hạ cấp xuống (ĐH xuống CĐ chẳng hạn) khi tuyển sinh không được, tiềm lực không mạnh. Thực tế mấy năm qua cũng cho thấy rất rõ khó khăn trong tuyển sinh, khi số lượng trường tăng vọt, chỉ tiêu tuyển sinh cũng không ngừng tăng theo. Trong khi số lượng học sinh THPT trong 10 năm chỉ tăng 12%. Tình hình này dẫn đến thay đổi lớn trong bức tranh cung cầu giữa khả năng đáp ứng chỗ học của các trường ĐH – CĐ và nhu cầu của người học. 

TS Nguyễn Toàn (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, TPHCM): Phải tự cứu mình trước 


TS Nguyễn Toàn

Việc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập "kêu cứu với Thủ tướng", tôi cho là "chưa sòng phẳng với thị trường" trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo tôi, các cơ sở đào tạo, kể cả công lập cũng như ngoài công lập, đều phải tự cứu mình. Tại sao chúng ta không có trách nhiệm thực hiện những điều cam kết, theo những tiêu chí cơ bản của một cơ sở đào tạo theo luật định, để rồi phải đi kêu cứu? Nếu Thủ tướng "cứu" được, thì ai sẽ cứu hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm! 

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện với 3 đại học hàng đầu Việt Nam (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Huế) từ năm 2006 đến 2010 cho thấy: 26,2% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, dù là việc làm không liên quan đến trình độ và chuyên môn đào tạo! Vậy thì với những cơ sở đào tạo vay mượn từ đội ngũ giảng viên (hoặc giảng viên không đủ chuẩn), đến cơ sở vật chất yếu kém, thì làm sao người học yên tâm? Nhiều cơ sở đào tạo ngoài công lập nỗ lực đầu tư theo yêu cầu của người học và đã tuyển đủ chỉ tiêu, phù hợp với năng lực thực tế của họ.

Việc kêu gọi Nhà nước quan tâm đến việc thuế, đất, vốn… cho các trường ngoài công lập, theo tôi là cần nhưng chưa đủ. Nhà nước cần đầu tư cho các cơ sở đào tạo (cả công lập lẫn ngoài công lập). Nếu cơ sở nào thể hiện được các yêu cầu của Nhà nước, có thể bằng hình thức đấu thầu chương trình, dự án… Làm được như vậy sẽ xóa đi ranh giới giữa các trường công lập và ngoài công lập. Các trường  phải đặt mục tiêu đào tạo "đáp ứng nhu cầu xã hội" là mục tiêu cao nhất. Đây là cách làm hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và kết quả các trường mang lại cho Nhà nước, cho xã hội là hết sức to lớn.

TS Phan Văn Thơm (Quyền Hiệu trưởng trường ĐH Tây Đô): Nên dành cho NCL một phần chỉ tiêu đi đào tạo nước ngoài 


TS Phan Văn Thơm 

Để có được một sinh viên có chất lượng, chúng ta phải quan tâm đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đội ngũ, cơ sở vật chất để phát triển ổn định. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên phải phát triển mạnh, đáp ứng quy mô, chất lượng. Kế tiếp là đã đến lúc phải xây dựng chuẩn đầu ra và từ chuẩn đầu ra sẽ thiết kế chương trình phù hợp để được xã hội chấp nhận, đây mới là điều quan trọng. 

Chúng ta có chuẩn đào tạo, trường NCL chấp nhận đầu vào sinh viên có yếu hơn trường ĐH công lập nhưng có chuẩn đầu ra thì sinh viên đạt chuẩn mới được ra trường, trong quá trình đào tạo phải sàng lọc mạnh và cuối cùng phải đạt chuẩn đầu ra. 

Nhà nước cần quan tâm đến trường NCL về vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ. Ví dụ nếu có chỉ tiêu cho đi đào tạo nước ngoài thì dành một số chỉ tiêu cho trường NCL. Cái cốt yếu ở đây là chúng tôi có thể tham gia quá trình bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ ở nước ngoài và cần có sự quan tâm của ngành Giáo dục để có cơ hội phát triển đội ngũ. 

TS Lê Đình Viên  (Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An): Phải xác định làm giáo dục không phải để kinh doanh!


TS Lê Đình Viên

Đầu tư cho một trường ĐH NCL thấp nhất là 100 tỉ đồng, chừng ấy vốn sẽ xây được trường diện tích 10.000m2 để tuyển được số lượng 5000 sinh viên. Nếu đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất, tính ra tốn khoảng 100 tỉ đồng nữa… Chi phí cho giảng dạy, tính ra một giảng viên trình độ Thạc sĩ/25 sinh viên, (trường có 5.000 sinh viên cần có 200 giảng viên), mỗi giảng viên trường phải trả 150 triệu đồng/năm, tổng hợp chi cho giảng viên mỗi năm là 30 tỉ đồng. Trong khi đó học phí một sinh viên ngoài công lập ở vùng này các em đóng khoảng 7,5 triệu đồng/năm. Đây không phải tính toán hay so sánh gì, nhưng cần có góc nhìn và phân tích để thấy được quá trình đầu tư cũng như chuyện làm giáo dục ở một trường ĐH NCL, từ đó thấy được ngọn ngành của vấn đề. 

Cần sớm phân tầng các trường: Ông Nguyễn Cao Đạt (Phó Hiệu trưởng trường ĐH Cửu Long) 


Ông Nguyễn Cao Đạt

Cần sớm phân tầng các trường ĐH, CĐ: trường nào đào tạo kỹ sư "tài năng", trường nào đào tạo "tinh hoa, trường nào là kỹ sư thực hành. Các trường "tinh hoa" Nhà nước nên đầu tư kinh phí để thu hút sinh viên giỏi, đương nhiên điểm chuẩn phải cao hơn điểm sàn. Những trường khác, kể cả trường NCL là những trường đào tạo nguồn nhân lực, tức đào tạo kỹ sư thực hành, thì có quyền lấy các thí sinh có điểm chuẩn bằng với điểm sàn.

Về tuyển dụng, Nhà nước nên có những giải pháp để các cấp chính quyền nhìn nhận đúng về các trường NCL, về chất lượng đào tạo của họ. Đồng thời các trường NCL cũng cần có các giải pháp tốt để đảm bảo chất lượng đào tạo. Sau 4 năm học tập, sinh viên phải được trang bị kiến thức cơ bản hiện đại, có kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm khác để các doanh nghiệp chấp nhận sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng nên cho các ứng viên thi tuyển, đảm bảo sự công bằng cho sinh viên được đào tạo của các loại hình đào tạo khác nhau. 

NGƯT Lê Công Cơ  (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Q. Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân): Đừng đòi hỏi sự dễ dãi mà ảnh hưởng đến chất lượng  


NGƯT Lê Công Cơ

Trước hết, bản thân các trường NCL phải nghiêm túc nhìn nhận lại mình, tự đánh giá lại xem mình ở mức nào chứ đừng đòi hỏi sự dễ dãi mà ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Cái gì cũng có mặt bằng của nó. Khi Nhà nước cấp quyết định thành lập trường đã ghi rõ "nằm trong hệ thống văn bằng cấp quốc gia" thì trường phải đạt chất lượng quốc gia mới được nhận văn bằng đó chứ muốn được hạ điểm sàn để có người học rồi cho ra lò một lớp sinh viên yếu, kém thì xã hội làm sao mà chấp nhận được! 

Tôi đồng ý với ý kiến đề nghị Bộ nên lấy điểm chuẩn tuyển sinh như một tiêu chí quan trọng để phân tầng các trường. Đã tới lúc Bộ phải làm thật nghiêm túc, sao cho ĐH phải ra ĐH chứ đừng theo kiểu "con hư cũng phải nuôi" mà phải tính đến việc nuôi như thế nào cho khỏi hư. Khi xây dựng trường đại học thì phải kèm theo với xây dựng uy tín và phân tầng cũng phải thật chuẩn… Như thế mới hi vọng có được những trường đại học ngang tầm trong khu vực. 

Nhóm PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4581/201303/Ky-4-Cuu-cac-truong-ngoai-cong-lap-nhu-the-nao-1967848/

Tư vấn cho hàng ngàn học sinh Quảng Ngãi

Posted: 22 Mar 2013 09:05 AM PDT

(TNO) Chiều nay 22.3, Đoàn Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên đã thực hiện tư vấn trực tiếp cho khoảng 700 học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi.

Chương trình diễn ra tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Quảng Ngãi và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Quảng Ngãi.

Ngoài các câu hỏi xoay quanh vấn đề quy chế, ngành nghề… tại hội trường, ban tổ chức còn tiếp nhận hàng trăm câu hỏi qua đường dây nóng của chương trình.

Sau buổi tư vấn, nhiều học sinh đã vây quanh các chuyên gia đến từ 30 trường ĐH-CĐ để tìm câu trả lời thỏa đáng cho những điều mà mình thắc mắc.

Sáng nay, Đoàn tư vấn cũng đã tiến hành tư vấn tại lớp cho gần 1.000 học sinh 2 trường THPT: Bình Sơn và Trần Kỳ Phong thuộc huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Ngày mai, chương trình sẽ diễn ra tại tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là tỉnh cuối cùng trong hành trình tư vấn mùa thi năm 2013 của Báo Thanh Niên.

Một số hình ảnh trong chương trình tư vấn mùa thi tại Quảng Ngãi:


Chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc của các em học sinh


Học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn trong chương trình trực tiếp


Chuyên gia tư vấn đứng giữa trời nắng để giải đáp thắc mắc của học sinh Bình Sơn


Dù nắng nóng, nhưng học sinh Trường Bình Sơn vẫn chăm chú lắng nghe các thầy cô tư vấn về những thông tin mới của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013


Đông đảo học sinh đến tìm hiểu thông tin về ngành nghề tại gian hàng của các trường ĐH-CĐ

 Minh Luân – Ảnh: Đ.N.Thạch

Tổ chức Tư vấn mùa thi tại Quảng Ngãi
Học sinh Bình Định nô nức đi nghe tư vấn
Tư vấn mùa thi 2013 đến với học sinh Tây nguyên
Khám bệnh tư vấn miễn phí cho phụ nữ Cần Thơ
Tư vấn mùa thi ở Đắk Lắk
Tư vấn dinh dưỡng cho người cao tuổi

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130322/tu-van-cho-hang-ngan-hoc-sinh-quang-ngai.aspx

Dạy ngoại ngữ trong trường học ở Hà Nội: Chưa xứng với tiềm năng

Posted: 22 Mar 2013 08:05 AM PDT

(GDTĐ) – Mới đây, đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội có buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD-ĐT sau khi đi thực tế ở một số trường học và làm việc với lãnh đạo 4 quận, huyện về dạy thêm – học thêm, thu – chi và thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo nhận định của Trưởng đoàn giám sát, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội (HĐND thành phố) Nguyễn Thị Thùy, việc dạy – học ngoại ngữ trong trường học ở Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng do hai yếu tố cơ bản nhất là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu và yếu.     

Cơ sở vật chất: Chưa đáp ứng yêu cầu

Trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GDĐT Hà Nội) Phạm Xuân Tiến cho biết: Thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -2020, Hà Nội đã triển khai dạy ngoại ngữ (tiếng Anh) cho học sinh tiểu học  từ năm học 2010 – 2011. Việc triển khai bắt đầu từ học sinh lớp 3 và hiện đang triển khai với học sinh lớp 5. Cũng theo ông Tiến, ban đầu Hà Nội chỉ có 8 trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên (được Bộ GDĐT cấp chứng chỉ) đăng ký dạy thí điểm ngoại ngữ theo chương trình mới. Đến năm học này toàn thành phố đã có 172 trường tiểu học, chiếm 25% tổng số trường tiểu học dạy ngoại ngữ theo chương trình của Đề án, trong đó có 127 trường dạy 2 tiết/tuần, 6 trường dạy 3 tiết/tuần và 39 trường dạy 4 tiết/tuần.

So với các địa phương khác, Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc triển khai Đề án dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên, dù  tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho giáo dục cao nhưng qua khảo sát ở một số quận huyện cho thấy cơ sở vật chất  vẫn là rào cản lớn cho việc thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong trường học. Tính đến năm 2011 mới chỉ có 232/1481  trường (tiểu học đến THPT) có phòng học ngoại ngữ. Trang thiết bị phòng học ngoại ngữ ở các cấp học chưa đồng bộ, hiện đại theo quy chuẩn, trừ một số trường đạt chuẩn quốc gia. Phó Giám đốc Sở GDĐT Phạm Thị Hồng Nga cho biết: Để thực hiện Đề án trên, năm 2012, thành phố đã đầu tư trên 50 tỷ đồng để xây dựng phòng học và mua sắm trang thiết bị dạy học (473 phòng). Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, số lượng lượng phòng học trên vẫn chỉ như… muối bỏ bể.

Còn theo Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Thị Thùy, Hà Nội còn thiếu nhiều phòng học ngoại ngữ. "Có nơi không có phòng học, thiết bị được cấp thì… cất trong kho", bà Thùy chia sẻ. Theo bà Thùy, một trong những nguyên nhân do ban giám hiệu nhiều trường chưa nhận thức được tầm quan trọng của Đề án nên không xây dựng lộ trình thực hiện.


Trong giờ học tiếng Anh của học sinh Trường TH Lý Thái Tổ – Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng)

Giáo viên vừa thiếu vừa yếu

Là một trong những trường đầu tiên của Hà Nội thực hiện thí điểm việc dạy học ngoại ngữ cho học sinh lớp 3, theo Hiệu trưởng trường tiểu học Thành Công B (Ba Đình, Hà Nội) Phạm Thị Yến, để thực hiện được Đề án, giáo viên phải bồi dưỡng thêm rất nhiều. Cũng theo bà Yến, nhà trường hiện đang thiếu giáo viên tiếng Anh bởi tuy là trường hạng 1 nhưng mới chỉ có 1 giáo viên. Hiện nay, nếu chỉ tính dạy từ lớp 3-5 có 84 tiết (21 lớp) thì cần ít nhất 4 giáo viên  nên phải hợp đồng  thêm 3 giáo viên khác. Do lương ít, không ổn định nên các cô chưa yên tâm với nghề.

Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) Nguyễn Vũ cho biết: Giáo viên dạy ngoại ngữ là vấn đề nan giải. Nhà trường có 10 giáo viên nhưng mới có 4 giáo viên đạt chuẩn, 5 người vừa dự thi theo khung B2 châu Âu, chỉ có 1 người thiếu 2 điểm, 2 giáo viên trình độ cao đẳng, lớn tuổi nên phát âm khó chuẩn. Nhiều lần phụ huynh có phản ánh và bày tỏ mong muốn con em họ được giáo viên đạt chuẩn dạy để có được kiến thức chuẩn khi ra trường nhưng chúng tôi cũng chỉ có thể động viên bằng cách tham gia dự giờ, yêu cầu giáo viên tự bồi dưỡng. Do vậy, nhà trường mong muốn Sở tạo điều kiện để giáo viên ngoại ngữ được bồi dưỡng ở nơi đạt chuẩn chứ không phải ở các trung tâm vì nhiều khi trung tâm dạy cũng không chuẩn, Hiệu trưởng Nguyễn Vũ chia sẻ.

Hà Nội hiện có 4.484 giáo viên ngoại ngữ, trong đó có 4.445 giáo viên tiếng Anh có trình độ từ cao đẳng trở lên. Theo bà Nga, Hà Nội  vừa tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ dạy ngoại ngữ. Tuy chưa có kết quả chính thức nhưng qua khảo sát, có 55% giáo viên xếp loại khá tốt, 37% xếp loại trung bình và 8% xếp loại yếu. Về 4 kỹ năng, đa phần giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu về đọc- viết, kỹ năng nghe- nói mới chỉ có 40% giáo viên nghe và hiểu được nội dung do chuyên gia nước ngoài giảng dạy, còn tới 30% giáo viên gần như… không hiểu gì. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Tiến do chưa có trường sư phạm nào đào tạo giáo viên tiếng Anh dạy tiểu học nên đa phần giáo viên chuyển từ trường THCS, THPT xuống dạy. Bên cạnh đó, một số chuyên viên phụ trách môn ngoại ngữ ở cấp tiểu học của các Phòng GD-ĐT không biết ngoại ngữ dẫn đến khó khăn trong việc chỉ đạo và đánh giá giáo viên… 

Để đạt mục tiêu học sinh học hết tiểu học có trình độ A1, tốt nghiệp THCS có trình độ A2 và đạt trình độ B1 theo khung năng lực châu Âu với học sinh tốt nghiệp THPT, Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, vấn đề cấp bách nhất vẫn là đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất có thể chưa đạt chuẩn nhưng giáo viên giỏi vẫn có thể đào tạo học sinh đáp ứng yêu cầu đầu ra. Thiết nghĩ, chỉ còn hơn 5 năm nữa để Hà Nội  chuẩn bị 2 yếu tố trên để tiến tới việc dạy đại trà ngoại ngữ cho học sinh từ lớp 3. Nếu không có chính sách đột phá từ việc đào tạo, tuyển dụng cũng như chế độ lương bổng thì những giáo viên có trình độ cao sẽ không còn mặn mà với sự nghiệp dạy học.

La Giang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/Day-ngoai-ngu-trong-truong-hoc-o-Ha-Noi-Chua-xung-voi-tiem-nang-1967864/

Học sinh chất vấn lãnh đạo về học thêm

Posted: 22 Mar 2013 08:05 AM PDT

(TNO) Nhân buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM ngày 22.3, học sinh (HS) đến từ 150 trường THPT trên địa bàn đã phản ánh nhiều vấn đề, thậm chí còn chất vấn lãnh đạo sở về việc dạy thêm, học thêm.

Buổi đối thoại "Tiếng nói học sinh TP.HCM lần thứ 5" diễn ra tại Sở GD-ĐT TP.HCM với sự tham dự của hơn 150 HS đến từ 150 trường THPT.

Học thêm là do ai?

Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã gợi ý hiện tượng dạy thêm, học thêm, một trong những vấn đề gần gũi với HS.

Ông Chương hỏi các HS trong buổi đối thoại: "Cụm từ dạy thêm, học thêm bao gồm người dạy và người học. Vậy trách nhiệm của HS trong vấn đề học thêm như thế nào hay chỉ là do thầy giáo? Việc đi học thêm là do nhà trường hay do các em cảm thấy mình không tự tin? Mình (HS – PV) là vô can thì đâu có đúng?!".

Không đồng ý với suy nghĩ của phó giám đốc sở, Nguyễn Lê Tú Uyên, HS Trường THPT Bùi Thị Xuân, lý giải: "Học thêm là có tác động từ giáo viên tới HS. Trong lớp không phải ai cũng có điều kiện tiền bạc để đi học thêm. Nếu không đi thì quá trình học sẽ bị trì trệ ngay".

Dẫn chứng cho lý do đi học thêm, Tú Uyên cho biết có những giáo viên khi dạy ở lớp rất khó hiểu nên phải đi học thêm mới hiểu bài.

Tú Uyên nói: "Mặc dù đã cố gắng chuyên tâm nhưng vẫn không hiểu giáo viên giảng bài. Tại sao có giáo viên dạy dễ hiểu nhưng có giáo viên lại không? Có giáo viên dạy ở lớp lại khó hiểu hơn dạy thêm".

Học sinh đối thoại với lãnh đạo sở giáo dục về học thêm
Đỗ Trí Dũng, HS Trường THPT Marie Curie, nói về nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm học thêm – Ảnh: Hoàng Quyên

Không dừng lại ở đó, Đỗ Trí Dũng, HS Trường THPT Marie Curie, cho rằng "giáo viên dạy ở lớp khó hiểu hơn khi dạy thêm thì có phải do lương giáo viên thấp quá nên mới có tình trạng đó?".

Dũng đưa ra con số cụ thể, thầy của Dũng dạy 40.000 đồng/tiết, trong khi một giáo viên nước ngoài đến dạy, chỉ khác thầy của mình về màu tóc, màu mắt, cao hơn một chút mà nhận 160.000 đồng/tiết.

Hay như khi đóng tiền học, Dũng đóng 600.000 đồng/tháng/13 giáo viên, dạy từ thứ 2 -  thứ 6. Trong khi giáo viên nước ngoài dạy 2 tiết/tuần, nhận 200.000 đồng/tháng/người.

Trước những vấn đề HS nêu ra, ông Chương thừa nhận thu nhập giáo viên hiện nay còn thấp. Giáo viên Việt Nam có những người rất giỏi, nhưng nhu cầu giáo viên nước ngoài là có thật ở nhiều trường nên đành chấp nhận thực tế này.

Về vấn đề học sinh đi học thêm, ông cũng khuyên "tôi có thể nói rằng học thêm nhiều, làm quen với nhiều dạng bài tập thì sẽ thi đậu ĐH dễ hơn chứ không có nghĩa là người đó giỏi hơn. Muốn trở thành HS giỏi, không có cách nào khác là tự học và ĐH không phải là con đường duy nhất".

Câu hỏi khó từ học sinh

Nguyễn Thế Mạnh Tường, HS Trường THPT Nguyễn An Ninh, nêu vấn đề: "HS đi học có nhiều điều sợ: sợ học sinh và sợ kiến thức. Sợ vì nạn bạo lực học đường và sợ vì phải học nhiều quá".

Theo Mạnh Tường, nhiều HS khác cũng băn khoăn không biết những kiến thức nào là để ra đời và kiến thức nào chỉ thoáng qua. Trong số đó, Tường nhận thấy có nhiều kiến thức phải học thuộc lòng, học vẹt, trả bài và viết vào giấy qua các kỳ thi. Sau đó thì không còn nhớ gì nữa.

"Phải làm sao để ngưng tình trạng HS phải học nhiều quá, nếu không, HS làm sao có thể suy nghĩ thoáng được? Thời gian học kín mít thì suy nghĩ được gì nữa?", Mạnh Tường đặt câu hỏi.

 

Học sinh đối thoại với lãnh đạo sở giáo dục về học thêm
Quang cảnh buổi đối thoại giữa lãnh đạo sở và học sinh tiêu biểu của TP.HCM – Ảnh: Hoàng Quyên

Trong khi đó, Lê Bội San, HS Trường THPT Nguyễn Hiền, cho rằng phải học nhiều môn học quá, thời gian học thì nhiều, chương trình học quá nặng.

"Phải giảm tải bớt những môn học không cần thiết, thêm vào các chương trình kỹ năng sống", Bội San nói thêm.

Với đề xuất này, ông Chương cho rằng trong mỗi môn học đều lồng kỹ năng sống cho học sinh, những bài toán, những bài dạy môn công nghệ,… đều là kỹ năng sống để học sinh vận dụng khi ra đời.

Nói về tình trạng bạo lực học đường, Nguyễn Phúc Hiếu, HS Trường THPT Tân Phong, đã không ngần ngại cho biết trước cổng trường và xung quanh trường tình hình tệ nạn rất phức tạp. Thậm chí Hiếu từng chứng kiến một số HS mang hung khí sát thương xông vào sân trường.

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác HS-SV, Sở GD-ĐT, hứa sẽ liên hệ trường học, địa phương, nơi có xảy ra tệ nạn hoặc bạo lực học đường, để giải quyết, giúp học sinh có môi trường học lành mạnh.

 Hoàng Quyên

Đối thoại với sinh viên
Học sinh muốn giảm tải chương trình học
Dạy thêm, học thêm chỉ là phần ngọn
Tìm cách giảm bạo lực học đường
Ngăn ngừa bạo lực học đường
Học sinh chuyên đi học thêm… môn chuyên
Học sinh chuyên đi học thêm… môn chuyên – Kỳ 2: Để không lãng phí tài năng

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130322/hoc-sinh-chat-van-lanh-dao-ve-hoc-them.aspx

Tiếp tục Cuộc thi viết về “Cô giáo của tôi” tới 20/10/2013

Posted: 22 Mar 2013 04:00 AM PDT

(GDTĐ) – Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc trong toàn quốc, để tạo điều kiện cho độc giả và các tác giả, Tòa soạn báo Giáo dục Thời đại quyết định kéo dài cuộc thi đến 20/10/2013. Quyết định này cũng nằm trong chương trình hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành GDĐT.


Ảnh minh họa

Dự kiến Ban tổ chức sẽ trao giải vào dịp Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013. Hiện nay, cuộc thi viết về "Cô giáo của tôi" vẫn tiếp tục nhận bài.  Những bài viết có chất lượng, sẽ được đăng trên các số báo hàng ngày và trên các số báo Đặc biệt. Đề nghị khi tham gia, các bạn  cần ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để tòa soạn  trả nhuận bút và báo biếu. Tòa soạn  khuyến khích các bài gửi đến qua thư điện tử. Bài không được đăng, tòa soạn không trả lại bản thảo.

Cho tới nay, đã có hơn 50.000 bài của các tác giả gửi đến. Nhiều đơn vị trường đã gửi bài đến từ rất sớm, với số lượng đông đảo tham gia dự thi. 

Đặc biệt nhiều nơi phát động rộng rãi và vận động nhiều người cùng viết bài dự thi như các trường: Mầm non Minh Khai, Hồng Thái… và các Trường Tiểu học Minh Khai, THCS Hoàng Văn Thụ, Trường PTDT Nội trú – THCS của huyện Bình Gia (Lạng Sơn). Các trường THCS Liêm Cần (Thanh Liêm, Hà Nam); THCS Triệu Sơn (Triệu Phong, Quảng Trị); THPT Trung Văn (Hà Nội); THPT Phan Thiết (Bình Thuận); THCS Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang); PTDT Nội trú Na Rì (Bắc Kạn)… là những đơn vị tham gia với số lượng bài lớn. 

Ban tổ chức cuộc thi lưu ý: Bài dự thi phải chưa được in hay sử dụng trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Đặc biệt, chúng tôi ưu tiên các bài viết về chân dung có thật trong cuộc sống, kèm theo ảnh càng tốt. Những bài viết trung thực có sức  biểu cảm, văn phong hay, trong sáng, giàu tính nhân văn là một trong những tiêu chí quan trọng để tòa soạn chọn in và xét giải. 

Bản thảo xin gửi về: baogdtd@gmail.com;  hoặc: chuthithom@gmail.com.com.

Thư gửi qua đường bưu điện, theo địa chỉ: Báo Giáo dục và Thời đại, 29B Ngô Quyền, Hà Nội. 

Xin cám ơn các bạn và mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng cuộc thi.

BTC

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Tiep-tuc-Cuoc-thi-viet-ve-Co-giao-cua-toi-toi-20/10/2013-1967849/

Cô giáo lộ ảnh “nóng” vì cho học sinh mượn laptop

Posted: 22 Mar 2013 04:00 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/chuyen-la/co-giao-lo-anh-nong-vi-cho-hoc-sinh-muon-laptop-709921.htm

Vẫn còn nhiều bất cập trong công tác GDQP-AN

Posted: 22 Mar 2013 03:00 AM PDT

(GDTĐ) – Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã cho biết như vậy tại Hội nghị giao ban phối hợp nhiệm vụ GD-ĐT năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Hội nghị do Bộ GDĐT, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp tổ chức sáng nay (22/3) tại Hà Nội. Dự và chủ trì hội nghị cùng Thứ trưởng Bùi Văn  còn có Trung tướng Mai Công Phấn – Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị (Bộ Quốc phòng), đại diện Bộ Công an, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ GDĐT…
 
Theo thống kê của Vụ GD Quốc phòng (Bộ GDĐT), năm 2012, công tác Giáo dục Quốc phòng – An ninh (GDQP-AN) đã được triển khai đồng bộ ở tất cả các trường học, các cơ sở giáo dục (GD). Nhiệm vụ GDQP-AN được quan tâm thực hiện, có nhiều đổi mới.

Trong năm qua, GDQP-AN cho HS cấp THPT đã được các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường bố trí giáo viên và mua sắm thiết bị giảng dạy; đến nay đã có 2.431 trường tổ chức dạy học và đánh giá kết quả (chiếm tỷ lệ 91%), 167 trường tổ chức dạy học kết hợp (chiếm tỷ lệ 6,26%), 71 trường dạy học tập trung (chiếm tỷ lệ 2,66%). Các trường TCCN, hiện có 290 trường đã tổ chức dạy GDQP-AN và có nhiều hình thức liên kết dạy học, trong đó tăng cường liên kết với các trường quân đội để bảo đảm đủ thiết bị dạy học cũng như giáo viên. Đối với các trường ĐH, CĐ, hiện có 419 trường với 2.152.106 học sinh, sinh viên (HS, SV) – số này 100% được học GDQP-AN…

Là môn học chính khoá, nhưng hiện nay nhiều cơ sở GD vẫn chưa đầu tư tương xứng của môn học này
Là môn học chính khoá, nhưng hiện nay nhiều cơ sở GD vẫn chưa đầu tư tương xứng của môn học này

Bên cạnh các kết quả đạt được, tại hội nghị các đại biểu của ba Bộ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, cũng như đề xuất kiến nghị trong công tác GDQP-AN năm qua như: Công tác tham mưu chiến lược còn yếu và thiếu; Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng chưa triển khai toàn diện; Triển khai Quyết định về đào tạo giáo viên còn chậm; Quy hoạch tổ chức, biên chế đội ngũ sĩ quan biệt phái trong Ngành GD-ĐT vẫn chưa được Bộ Quốc phòng phê duyệt; Đề án thành lập trung tâm GDQP-AN tại các trường quân đội theo Quyết định của Chính phủ triển khai còn chậm so với tiến độ. Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN, các trung tâm GDQP-AN của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ GDĐT; Tăng cường công tác GD, tuyên truyền, nâng cao chất lượng tuyển sinh; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng GD, GDQP-AN các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT và các cơ sở GDQP-AN…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga nêu rõ, GDQP-AN cho HS, SV là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN. Mục tiêu của công tác này là GD cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời, trang bị cho HS, SV những kiến thức cơ bản về QP-AN và những kỹ năng quân sự cần thiết, để các em nhận thức đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Thứ trưởng, quán triệt sâu sắc các vấn đề đó, những năm qua, Bộ GDĐT đã tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP-AN cho HS, SV. Theo đó, công tác này đã được triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ đến các cơ sở GD trong hệ thống GD quốc dân, ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng từng bước được nâng cao.

"Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Một số cán bộ, HS, SV nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của môn học. Đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP-AN còn thiếu về số lượng, phần lớn chưa được đào tạo cơ bản. Là môn học chính khoá, nhưng trên thực tế ở nhiều cơ sở GD, môn học này chưa được đầu tư tương xứng. Hệ thống trung tâm GDQP-AN thời gian qua được xây dựng và hoạt động khá hiệu quả, song đang quá tải trước sự gia tăng lưu lượng HS, SV hằng năm. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đặc thù của môn học…", Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác GDQP-AN cho HS, SV, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu đó là: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN cho HS, SV; kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP-AN, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP-AN là yêu cầu khách quan, là yếu tố cơ bản trong hoạt động dạy – học, quyết định chất lượng, hiệu quả môn học; tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GDQP-AN cho HS, SV; đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho môn học. Bởi môn GDQP-AN là môn học có tính đặc thù cao, có những đòi hỏi riêng về cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy và học. Bởi vậy, các Bộ, ngành cần tập trung trí tuệ, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP-AN cho HS, SV.

Nam Khánh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Van-con-nhieu-bat-cap-trong-cong-tac-GDQPAN-1967857/

Viết sai dấu học sinh lớp 3 bị thầy đánh bầm mông

Posted: 22 Mar 2013 03:00 AM PDT

Vụ việc xảy ra vào tiết học thứ tư môn Tin học, trưa 20/3, tại Trường Tiểu học số 1 Thuận An ở thị trấn Thuận An, TT -Huế. Ngay sau sự việc, ngày 21/3 anh Trương Viết Đông (trú tại thị trấn Thuận An, Phú Vang, TT-Huế) đã phản ánh với cơ quan báo chí về việc con trai học lớp 3 bị một thầy giáo dạy Tin học đánh đập bầm tím cơ thể, chỉ vì viết sai dấu khi lên bảng làm bài tập.

Theo trình bày của gia đình anh Đông, trong lúc lên bảng làm bài tập môn Tin học, em Trương Viết Đăng Khoa (9 tuổi, học sinh lớp 3D) mắc lỗi viết sai dấu, bị thầy giáo Trần Minh Sơn dùng thước gỗ loại lớn đánh gần chục lần vào mông.

Chiều cùng ngày, khi tắm cho Khoa, vợ anh Đông phát hiện mông con trai có nhiều vết bầm tím. "Gặng hỏi, cháu mới chịu nói là bị thầy Sơn đánh bằng thước gỗ. Từ trưa qua đến nay, thầy Sơn vẫn chưa đưa ra một lời xin lỗi nào đối với gia đình tôi", vợ anh Đông nói.

Vết bầm tím do thầy giáo dùng thước gỗ đánh.

Một học sinh cùng lớp Khoa kể với PV và cha mẹ: "Cứ một lỗi, thầy Sơn đánh 3 roi. Bạn Khoa bị đánh tất cả 9 roi. Thấy bạn ấy mếu máo chực khóc vì đau đớn, thầy Sơn dọa: Im mồm, không được khóc, nếu không còn bị đánh cho thúi (thối) đít".

Theo tìm hiểu của PV, giáo viên Sơn còn đánh những học sinh khác. "Cứ đến giờ Tin học, nhiều cháu rất ngại học với thầy Sơn", phụ huynh em N.D.N (trú tại thôn Hải Bình, thị trấn Thuận An) nói.

Trao đổi với PV, ông Phạm Hữu Phước, Hiệu trưởng nhà trường, thừa nhận hành vi đánh đập học sinh của giáo viên Sơn.

"Với tư cách người đứng đầu nhà trường, tôi xin chịu trách nhiệm về sự việc đáng tiếc này. Tôi đã đích thân gọi điện xin lỗi gia đình cháu Khoa, sắp tới sẽ về thăm trực tiếp. Sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra, một phần do tính khí hay nóng nảy của thầy Sơn. Giáo viên này còn trẻ, mới chuyển về, chưa nắm các yêu cầu của trường về ứng xử thân thiện với học sinh, cũng như những điều cấm kỵ", ông Phước nói.

Sau khi sự việc xảy ra, trưa 21/3, hội đồng Trường Tiểu học số 1 Thuận An họp khẩn để tìm giải pháp khắc phục và hướng xử lý kỷ luật đối với giáo viên vi phạm. "Chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật thật nghiêm, dành cho giáo viên có hành vi thô bạo, phản giáo dục đối với học sinh như thế này", ông Phước khẳng định.

Theo Tiền Phong

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Viet-sai-dau-hoc-sinh-lop-3-bi-thay-danh-bam-mong/285500.gd

Ký ức về một đề văn

Posted: 22 Mar 2013 02:00 AM PDT

(GDTĐ) – Có lẽ bất cứ ai cũng có những kỷ niệm khó quên, dù đó là kỷ niệm vui hay buồn. Riêng tôi, được học với cô Đinh Ngọc Giao là niềm vui và cũng là kỷ niệm lớn nhất trong đời tôi. 

Lần đầu tiên cô bước vào lớp cũng là năm học 1984-1985 đã bước sang giữa học kỳ 1. Vì cô là giáo viên ở trường khác chuyển về, buổi đầu tiên cô bước vào, ấn tượng đầu tiên của lớp chúng tôi: Cô có dáng hơi lùn và mập, cộng thêm cặp mắt một mí, không đứa nào dám nhúc nhích, vì cô có vẻ rất nghiêm. Không giới thiệu tên tuổi như các cô khác khi mới nhận lớp, thay vào đó, cô ra một đề tập làm văn: "Chiếc bảng lớp em tự kể chuyện mình". Cô không một lời giải thích, tất cả lớp từ học sinh khá đến học sinh yếu không ai biết hướng làm, nhưng cũng chẳng ai dám hỏi lại vì thấy cô nghiêm khắc quá. Thế là đứa nào, đứa nấy cứ cắm đầu giả vờ viết. Tiếng trống trường vang lên thay vì đề bài, và từ "bài làm" với  những lời văn hay ý đẹp, cả lớp nộp giấy trắng.

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Thấm thoát một tuần qua đi, tiết văn lại đến, cô xuất hiện với dáng vẻ hiền từ chứ không nghiêm khắc như buổi đầu nữa, cô trả bài tất cả lớp không ai được điểm nào, cô nói đây là bài văn đầu tiên nên cô chỉ kiểm tra kiến thức của các em học hành ra sao. Nghe cô nói xong mọi gánh nặng trong lòng của mỗi học sinh chợt tan biến, lớp học tự nhiên sôi nổi hẳn, lác đác có những cánh tay bắt đầu giơ lên xin cô giải thích đề văn tiết trước. Cô ân cần giải thích đó là bài văn tả về cái bảng đen của lớp, tất cả lớp cười ồ lên, cô nhẹ bảo chúng em từ nay khi làm bất kỳ một bài văn nào thì các em hãy đọc kỹ đề thì không có gì khó.

Từ đó trở đi, cả lớp tôi bị cô thuyết phục bởi những câu văn hay, ấm áp của cô. Mỗi khi giọng cô vang lên là cả lớp im phăng phắc để lắng tai nghe từng câu trong bài. Chúng tôi rất bất ngờ khi biết cô ở lại dãy nhà tập thể của trường. Đó là một khu tập thể rất cũ, chỉ có 2 phòng, 1 phòng dành cho bác bảo vệ, còn 1 phòng dành cho cô, căn phòng rất chật, nếu cả lớp kéo nhau vào thì chắc 2/3 phải đứng ngoài sân. Nhưng may mắn, hôm đó chỉ có 5 chúng tôi vào chơi với cô. Lúc đó cô mới tâm sự cô không lập gia đình vì hoàn cảnh nhà cô lúc đó quá khó khăn, bố mẹ cô sinh tới 10 người, cô lại là chị cả nên muốn ở vậy để nuôi các em giúp cho cha mẹ.

Bây giờ thì gia đình cô cũng đã khá hơn trước, các em cô ai cũng thành đạt, nên cô không còn gì phải tiếc cả. Nghe xong câu chuyện của cô, mỗi đứa chúng tôi càng kính trọng cô gấp bội. Cô không những dạy lời hay ý đẹp, dạy cách làm người qua những bài thơ, bài văn và cả những lời tâm sự rất chân thành từ đáy lòng. Cô khuyên chúng tôi muốn làm người tốt thì đầu tiên phải có cái chữ cộng thêm cái đức thì làm bất cứ việc gì cũng sẽ thành công.

Nay cô đã nghỉ hưu, chúng tôi mỗi đứa một nơi, đứa ở lại quê nhà, đứa đi xa nên không có dịp thăm hỏi cô nhiều, nhưng mỗi khi về thăm cả lớp không bao giờ  quên đến thăm cô, lại nhắc đến đề văn của cô.

MS:  680

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Ky-uc-ve-mot-de-van-1967862/

Một học sinh đột quỵ khi tham gia cắm trại ở trường

Posted: 22 Mar 2013 02:00 AM PDT

Trường THPT Lý Tự Trọng, huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Theo thầy Lan, sáng nay (22/3), trường tổ chức cắm trại cho các em học sinh vui chơi nhân dịp chào mừng 82 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3). Khoảng 6 giờ sáng, khi em Duy cùng một số học sinh trong lớp 10/9 đến địa điểm làm cổng trại của nhà dân (cách trường một đoạn đường ngắn) để chở cổng trại đến trường bằng xe bò thì em Duy bất ngờ than mệt và xỉu tại chỗ. Khi thầy cô và các bạn đưa em đi cấp cứu thì em đã tử vong. Thông tin ban đầu, có thể em Duy bị nhồi máu cơ tim.

Ngay sau khi Duy tử vong, Ban Giám hiệu nhà trường đã hỗ trợ 5 triệu đồng để giúp gia đình lo mai táng. Ngoài ra, trong buổi khai mạc hội trại, nhà trường đã vận động toàn thể học sinh và thầy cô trong trường được gần 10 triệu đồng để giúp gia đình lo hậu sự cho em Duy.

Được biết, hoàn cảnh gia đình em Duy rất khó khăn, mẹ đơn thân nuôi 2 anh em Duy ăn học. Ngoài Duy đang học THPT còn có anh trai đang học ĐH tại Đà Nẵng. Duy được đánh giá là một học sinh ngoan hiền của trường.

Công Bính

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/mot-hoc-sinh-dot-quy-khi-tham-gia-cam-trai-o-truong-710214.htm

Comments