Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nền giáo dục Việt ở vị trí nào trên thế giới?

Posted: 21 Mar 2013 08:57 AM PDT

- Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận – Chủ tịch Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước
Đông Nam Á (SEAMEO) 47 cho rằng: "Việc đánh giá rất khó. Hiện cũng chưa có
bảng xếp hạng các nền giáo dục trên thế giới. Tuy nhiên giữa các quốc gia trong khu
vực thường xuyên có trao đổi…”. Hội nghị bế mạc sáng 21/3.




 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời báo giới sáng 21/3. (Ảnh: Văn Chung).

- Thưa Bộ trưởng, lý do diễn đàn chính sách chọn "Học tập suốt đời" là chủ
đề chính của SEAMEO lần thứ 47?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Việc chuẩn bị nội dung diễn đàn chính sách đã được
tham vấn, thảo luận. Các bộ trưởng thống nhất thấy rằng đối với các nước trong khu
vực Đông Nam Á có nhiều vấn đề cấp bách. Có nhiều vấn đề được thảo luận, được giải
quyết. Cũng có những vấn đề chưa được giải quyết. Nhưng tại hội nghị lần này, đối với
VN vấn đề học tập suốt đời đang nổi lên.

Chính phủ đã có chỉ đạo, thực tế cuộc sống cho thấy đây là vấn đề lớn không chỉ
của riêng mình. VN có đề xuất và nhận được sự thống nhất của các nước.

- Trong các cuộc họp giữa các bộ trưởng đã có đề xuất giải pháp nào để phát
triển giáo dục các nước ĐNA? Công việc được bộ trưởng quan tâm triển khai trong thời
gian tới?

Công việc chủ tịch hội đồng là sự kế tiếp công việc các nhiệm kỳ trước. Những công
việc đã triển khai thành công từ lần 46 sẽ được kế thừa. Những thống nhất lần này sẽ
được phát triển tiếp. Đặc biệt sẽ tập trung hướng tới cộng đồng chung ASEAN vào năm
2015 và những năm tiếp theo.

Việc cần làm là huy động bản sắc riêng có của mỗi nước góp phần giải quyết vấn đề
từng nước và vấn đề chung củng cố sự thống nhất, nâng cao hoạt động và vị thế của
SEAMEO trong khu vực và thế giới.

Trung tâm học tập suốt đời tại TP.HCM cũng đã được thành lập để giải quyết vấn đề
học tập suốt đời của VN và các nước, đóng góp kinh nghiệm phát triển giáo dục cho
SEAMEO.

- Làm thế nào thu hẹp khoảng cách trong phát triển giáo dục giữa các
nước trong khu vực, hướng tới cộng đồng chung ASEAN 2015?

Việc làm giảm bớt khoảng cách đã được trao đổi nhiều lần. Lần này chúng tôi đã
thống nhất 2 việc: Cụ thể, bản sắc riêng giáo dục mỗi nước, thậm chí của mỗi dân tộc
cần được duy trì và tôn trọng. Đồng thời gấp rút có giải pháp thu hẹp dần khoảng cách
giáo dục các nước.

Có rất nhiều vấn đề cần phải làm như đào tạo giáo viên, thống nhất chương trình,
chuẩn hóa khung trình độ, chuẩn đầu ra, tiếng Anh, đào tạo kĩ năng thực hành,…đã được
bàn bạc trao đổi.

Trong chương trình 2 năm lần này những vấn đề đó sẽ được thống kê, bàn bạc kĩ
lưỡng. Cần nói thêm chúng tôi không chỉ mong muốn vậy mà bàn làm sao để hội nhập
chuẩn khu vực với thế giới.

Việc trao đổi các nước được làm thường xuyên. Những thành công hay không thành
công của các bạn rất bổ ích cho chúng ta trong triển khai. Ngược lại kinh nghiệm của
chúng ta cũng giúp đỡ các nước bạn rất nhiều.

- Ngoài trọng tâm chủ đề "học tập suốt đời", trong các cuộc họp song phương, Bộ
trưởng có nhận được lời khuyên hay gợi ý nào cho phát triển giáo dục VN?

Không có lời khuyên. Trong quá trình trao đổi, chúng tôi cung cấp thông tin mới
nhất công việc chỉ đạo của các bộ trưởng ở nước mình, các trao đổi công việc chung
của khu vực có bàn đến công cuộc giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới và sự phối
hợp các nước với nhau.

- Về việc san bằng khoảng cách giữa các nước, Bộ trưởng đánh giá vị trí giáo
dục VN với các nước trong khu vực như thế nào?

Để nói đánh giá rất khó. Tôi chưa thấy có bảng xếp hạng các nền giáo dục trên thế giới.

Tuy nhiên, chúng tôi thường trao đổi 2 ý. Thứ nhất, VN sẵn sàng giúp đỡ
lĩnh vực công việc ta có thế mạnh ví dụ giảng dạy toán học ở các nhà trường, các môn
ở trường chuyên. Bộ trưởng Singapore và nhiều nước đều đề nghị có giúp đỡ về chương
trình, đào tạo giáo viên, tổ chức hoạt động như thế nào để nâng cao hoạt động.

Ngược lại, tôi cũng đề nghị Singapore giúp chúng ta trong tiếng Anh, chương
trình giảng dạy phổ thông như thế nào. Bộ trưởng Brunei cho biết tổ chức dạy học
tiếng Anh ở nước bạn đã làm mấy chục năm. Họ nhờ nước Anh triển khai lâu rồi và làm
tốt. Tôi cũng đề nghị bộ trưởng cung cấp thông tin để xem xét điểm phù hợp với VN
hiện tại….

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

  • Văn Chung (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113850/nen-giao-duc-viet-o-vi-tri-nao-tren-the-gioi-.html

Các quốc gia thành viên SEAMEO nỗ lực vì cộng đồng ASEAN

Posted: 21 Mar 2013 07:57 AM PDT

(GDTĐ)-Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEC) 47 diễn ra từ ngày 19 đến ngày  21/3 tại Hà Nội đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Chủ trì họp báo (từ trái sang):
Chủ trì họp báo (từ trái sang): Tiến sĩ Witaya Jeradechakul – Giám đốc Ban thư ký; Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan  Phongthep Thepkanjana; ông Trần Bá Việt Dũng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT Việt Nam). Ảnh: NN

Hội nghị đã vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng hơn 200 đại biểu đến từ 18 quốc gia khác nhau bao gồm các Bộ trưởng giáo dục, các quan chức cấp cao ngành giáo dục và đại diện các tổ chức quốc tế đến từ 11 quốc gia thành viên chính thức, các quốc gia thành viên liên kết, các tổ chức thành viên liên kết, các Trung tâm khu vực và đối tác phát triển của SEAMEO.

Tại cuộc họp báo hôm nay (21/3), Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam, GS. Phạm Vũ Luận cho biết: SEAMEC 47 đã đạt được những mục tiêu quan trọng, đó là: Ký kết các văn bản pháp lý của Trung tâm khu vực SEAMEO về học tập suốt đời (SEAMEO CELLL) bao gồm:  Thoả thuận giữa Chính phủ Việt nam và SEAMEO về việc thành lập Trung tâm SEAMEO CELLL và Quy chế hoạt động của Trung tâm; Kết nạp Vương quốc Anh là quốc gia thành viên liên kết thứ 8 của SEAMEO; Khởi động dự án Diễn đàn SEAMEO (SEAMEO College) do Ngân hàng ADB tài trợ; Thông qua và ký Tuyên bố SEAMEO về hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển của khu vực và tổ chức thành công Diễn đàn chính sách “Học tập suốt đời – chính sách và viễn cảnh” nhằm xác định tiềm năng hợp tác và đưa ra các định hướng phát triển học tập suốt đời ở Đông Nam Á…

*Những công việc nào sẽ được Bộ trưởng ưu tiên triển khai trong thời gian tới trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng SEAMEO 47?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Ngoài việc tiếp tục công việc tại nhiệm kỳ SEAMEO 46, chúng tôi sẽ quan tâm triển khai những kết luận đã được thống nhất tại Hội nghị lần này. Trong đó lưu ý việc hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và những năm tiếp theo; huy động các nguồn lực, bản sắc riêng của mỗi nước trong cộng đồng ASEAN góp phần giải quyết vấn đề của từng nước cũng như công việc chung; trên cơ sở đó, củng cố sự thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần làm tăng vị thế của SEAMEO trong cộng đồng quốc tế.

Trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam đã thành lập Trung tâm khu vực SEAMEO về học tập suốt đời đặt tại thành phố HCM. Chúng tôi phải chủ động triển khai hoạt động của Trung tâm này để một mặt giải quyết những vấn đề thuộc về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập của Việt Nam đã được phê duyệt, đồng thời đóng góp vào hoạt động chung của cộng đồng các nước trong khu vực SEAMEO trong lĩnh vực này.

Trên cương vị Chủ tịch, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ có lịch thăm và làm việc với tất cả các nước trong khu vực, đưa ra những chỉ đạo về tổ chức hoạt động của các Trung tâm tại các nước thành viên nhằm góp phần tặng hiệu quả hoạt động của các Trung tâm này, đóng góp thiết thực hơn vào việc nâng cao chất lượng, hội nhập và hòa nhập với giáo dục các nước.
 
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ làm việc với Ban thư ký để đưa ra những chương trình hành động tốt hơn, kế hoạch phối hợp hiệu quả hơn. 

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận trả lời họp báo. Ảnh: NN
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận trả lời họp báo. Ảnh: NN

* SEAMEO sẽ có những hành động gì để thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các nước ASEAN, tiến tới cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Việc giảm bớt khoảng cách chênh lệch trong giáo dục của các nước thành viên SEAMEO đã được các Bộ trưởng trao đổi nhiều lần và tại Hội nghị lần này cũng được đưa ra trao đổi. Chúng tôi thống nhất hai việc: Thứ nhất là những bản sắc riêng của nền giáo dục mỗi nước, thậm chí bản sắc riêng của các dân tộc trong mỗi nước cần được giữ gìn và tôn trọng. Đồng thời, khoảng cách về trình độ cần gấp rút có giải pháp thu hẹp dần. Rất nhiều giải pháp đã được đề cập đến, ví dụ vấn đề đào tạo giáo viên; vấn đề thống nhất chương trình; vấn đề chuẩn hóa các khung trình độ và chuẩn quốc gia; vấn đề tiếng Anh; vấn đề đảm bảo kỹ năng thực hành… Hàng loạt các giải pháp đã được bàn bạc, trao đổi. Trong chương trình 2 năm này, những vấn đề đó sẽ được Ban thư ký của chúng tôi hệ thống lại, giao cho các Trung tâm SEAMEO khu vực triển khai. Chúng tôi không chỉ bàn đến việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khu vực SEAMEO mà cũng đã bàn đến cả việc hội nhập chuẩn khu vực này với thế giới. 

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Cac-quoc-gia-thanh-vien-SEAMEO-no-luc-vi-cong-dong-ASEAN-1967834/

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời về điều kiện dự thi ĐH-CĐ

Posted: 21 Mar 2013 07:57 AM PDT

Theo độc giả Phan, việc tổ chức kỳ thi thử Đại học, Cao đẳng là cần thiết để học sinh thử sức và chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, việc xét điểm thi thử để làm căn cứ cho việc làm hồ sơ đăng ký dự thi có thể làm cho nhiều học sinh có nguyện vọng thi Đại học, Cao đẳng không được đăng ký do không đạt điểm theo quy định của nhà trường.

Độc giả Phan muốn được biết hiện có văn bản nào quy định về vấn đề này không?

Về vấn đề này, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo quy định Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được dự thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng:

- Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.

- Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học.

- Trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy định hạn chế tuổi.

- Đạt được các yêu cầu sơ tuyển, nếu dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

- Trước khi dự thi có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.

- Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự thi vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học.

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy cũng quy định, những người thuộc diện dưới đây không được dự thi:

- Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự.

- Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự.

- Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi).

- Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi (bằng văn bản); cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

Như vậy, không có quy định nào yêu cầu thí sinh muốn đăng ký dự thi vào Đại học, Cao đẳng, dựa vào kết quả kỳ thi thử đại học do trường tổ chức.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin giải đáp công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Bo-Giao-duc-va-Dao-tao-tra-loi-ve-dieu-kien-du-thi-DHCD/20133/164511.vgp

Trường THCS Thành Công đạt Chuẩn Quốc gia

Posted: 21 Mar 2013 03:53 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (21/3), trường THCS Thành Công đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường và đón nhận Bằng công nhận trường trung học đạt Chuẩn Quốc gia.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Truong-THCS-Thanh-Cong-dat-Chuan-Quoc-gia-1967821/

Gặp nữ sinh trường huyện đạt giải học sinh giỏi quốc gia

Posted: 21 Mar 2013 03:53 AM PDT

Trong số những học sinh (HS) của tỉnh Thanh Hóa tham dự cuộc thi HS giỏi quốc gia lớp 12 năm 2013, cùng với nhiều HS Trường THPT Chuyên Lam Sơn đoạt các giải cao của cuộc thi, em Đường Thị Hồng Nhung là HS duy nhất đạt được thành tích cao nhất trong số những HS của trường không chuyên ở Thanh Hóa tham dự cuộc thi này.

Sinh ra trong một gia đình cả bố và mẹ đều làm công nhân, Nhung là con lớn nên mỗi khi bố mẹ đi làm vắng nhà, em phải lo công việc nhà và chăm sóc em giúp bố mẹ.

Nữ sinh trường huyện đạt giải học sinh giỏi quốc gia

Hai năm liền Nhung là HS giỏi toàn diện của Trường THPT Hà Trung. Tâm sự về học trò của mình, nhiều thầy cô đã từng tham gia giảng dạy Nhung đều nhận xét, từ khi bắt đầu lên học lớp 10 Nhung đã bộc lộ được những tố chất của mình. Nhung là một HS có năng khiếu, rất ham học hỏi và thông minh. Tất cả các môn em học đồng đều như nhau nhưng nổi trội hơn hẳn vẫn là các môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa.

Nhung có năng khiếu vượt trội hẳn lên nhất vẫn là môn Hóa Học, chính vì điều này mà các thầy cô trong tổ môn Hóa của nhà trường đã dành cho Nhung một sự quan tâm đặc biệt để em phát triển được những tố chất và sự đam mê của mình.

Thầy Phạm Quang Việt – giáo viên bộ môn Hóa nhà trường chia sẻ: "Biết em Nhung ham học hỏi, tìm tòi khám phá sâu về môn Hóa, các thầy cô giáo trong tổ Hóa chúng tôi đã phối hợp để cùng truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành. Tất cả đều mong muốn để làm sao mà em có thể tiếp thu được cao nhất, phát huy hết những khả năng của mình để đạt kết quả cao trong môn học này".

Thành tích học tập của Nhung khiến cho nhiều bạn trong lớp cũng như trong trường rất nể phục đó là: Năm lớp 10 và 11, em tham gia cuộc thi Olympic cụm ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã giành huy chương Vàng và huy chương Bạc. Trong năm học lớp 11, em tiếp tục tham gia cuộc thi HS giỏi toàn tỉnh Thanh Hóa tuy chỉ đoạt giải khuyến khích nhưng với Nhung đây là cuộc thi để cọ xát và biết được mình đang học ở mức độ nào.

Chia sẻ về sự đam mê và cách để học giỏi Hóa Học, Nhung cho biết: "Em rất đam mê môn Hóa, khi học Hóa thì mình phải tìm ra những phương pháp để giải bài tập. Phần lý thuyết thì mình phải học thuộc bài dù là những kiến thức nhỏ nhất cũng không được bỏ sót. Để làm tốt những bài thi môn Hóa Học, nhất là phần thi trắc nghiệm thì HS phải chắc lý thuyết, rèn luyện cho mình một kỹ năng làm bài thi và cuối cùng là luyện tốc độ".

Trong đề thi HS giỏi quốc gia môn Hóa Học năm nay, Nhung cho rằng không khó như mọi năm, theo em thì đề khó nhất về phần Hữu cơ. Trong ba phần thi là Vô cơ, Hữu cơ và thực hành thì Nhung đều đã làm tốt và đạt tổng số điểm là 25,75 điểm.

"Phải nắm chắc phần lý thuyết vì đây là phần xuyên suốt và quan trọng mỗi khi làm bài thi trắc nghiệm. Dù là kiến thức nhỏ nhưng cũng phải thuộc hết. Phải luyện làm bài tập thật nhiều để có kỹ năng tốt, khi mình gặp những dạng bài mà đã làm thì khi đó mới có kỹ năng để chọn lọc làm sao cho bài làm được kết quả cao. Còn về tốc độ thì đây chính là thời gian làm bài. Khi làm bài thi làm sao có thể chia đều thời gian cho từng câu hỏi để làm sao mà tất cả các câu hỏi đều có quỹ thời gian làm bài nhất định như thế mình mới không sợ hết thời gian được", Nhung chia sẻ thêm.

Cô giáo Lê Mộng Quyên nhận xét: "Em Nhung là một HS rất ham học và siêng năng học hỏi. Đặc biệt là có tính hiếu thắng. Tính hiếu thắng của em ở đây là sự hiếu thắng trong học tập và các cuộc thi. Chính vì điều này đã làm cho em luôn luôn nỗ lực để cố gắng vươn lên đạt được thành tích cao nhất trong bất cứ cuộc thi nào. Khi tham gia bất cứ cuộc thi nào, em cũng đã đạt được một trong các giải thưởng dù là thấp nhưng sau đó em đã cho mình được nhiều kinh nghiệm học tập hơn".

Em Hồng Nhung bên cô giáo chủ nhiệm cũng là cô giáo bộ môn Hóa của mình.

Sau cuộc thi trở về, đến nay Nhung đang tập trung vào công việc học tập của mình tại trường để ôn lại những kiến thức trên lớp do đã phải nghỉ học. Nhung tâm sự: "Sau cuộc thi quay trở lại học tập bình thường do em phải nghỉ học mất một thời gian dài dành để ôn thi HS giỏi quốc gia nên đến nay một số kiến thức của các môn khác em không theo kịp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, em đã cố gắng để bù đắp lại số kiến thức mà mình đã bỏ qua trong thời gian qua đó".

Chia sẻ về ước mơ của mình, Nhung tâm sự: "Em sẽ nộp hồ sơ đi học Dược, từ nhỏ em đã ước mơ để lớn lên đi học Dược giúp một phần mình vào nâng cao sức khỏe cho người dân. Bố mẹ em đều đồng ý cho em theo học ngành này. Em sẽ cố gắng thật nhiều hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, gia đình và bạn bè".

Thái Bá – Duy Tuyên

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gap-nu-sinh-truong-huyen-dat-giai-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-709533.htm

Kỳ 3: Khủng hoảng do đâu?

Posted: 21 Mar 2013 02:53 AM PDT

(GDTĐ) – Cùng một chính sách, cùng đối mặt với những khó khăn tương tự, bên cạnh những trường NCL bám sát chiến lược, năng động lóe sáng nhiều giải pháp ngoạn mục và lấp lánh những tín hiệu của một HARVARD Việt Nam trong tương lai, thì cũng có (tiếc thay lại số nhiều), những trường có nguy cơ tan vỡ. 

Không thực hiện đúng cam kết 

Thực tế cho thấy khi xúc tiến thành lập trường, nhiều nhà đầu tư cam kết rất… hoành tráng, nhưng quá trình thực hiện thì… trời ơi. GS  Nguyễn Minh Thuyết khi nói về vấn đề này đã nhận xét: "Nhiều trường được mở dường như chỉ nhằm mục đích kinh doanh giáo dục chứ không phải để phục vụ cho quốc sách hàng đầu. Không ít trường ĐH mới thành lập không có triển vọng của một trường ĐH vì không có giảng viên, thậm chí không có cả trường lớp, chủ yếu đi thuê mướn".

Sinh viên trong phòng lap
Sinh viên trong phòng lap

Vấn đề do các trường không có lãi để tái đầu tư hay… không chịu đầu tư?  Theo tìm hiểu của chúng tôi, tổng số vốn hoạt động của một số trường vẫn tăng đều đặn hàng năm. Trong đó nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận của một vài trường tăng cao nhất với mức 1,8 lần trong 3 năm. Thế nhưng, có  trường sau một thời gian ngắn hoạt động đã có tích lũy nhưng không đưa vào đầu tư mà đem gửi ngân hàng để thu lãi hàng tháng. 

Trên danh nghĩa có cơ sở vật chất, đảm bảo được diện tích tối thiểu theo quy định của Bộ nhưng thực chất các giảng đường, phòng học, phòng nghiên cứu ấy phần nhiều được sửa sang, cơi nới từ hiện trạng cơ sở vật chất nghèo nàn vốn có của nó trước khi được nhà trường thuê hoặc mua lại. Tình trạng ra đời cả chục năm, thậm chí có trường 15, 16 năm vẫn đi thuê mướn cơ sở vật chất, không phải hiếm.

Tương tự là vấn đề đội ngũ. Đa phần các trường NCL mới thành lập sử dụng đội ngũ thỉnh giảng là chủ yếu. Chính sách "xà xẻo" giờ dạy của GV thỉnh giảng cũng được một số trường áp dụng vì… lí do lợi nhuận. Ví dụ, có môn học phải học đủ 60 tiết thì chỉ thỉnh giảng 45 tiết, số còn lại coi như rèn luyện thực hành. Trong điều kiện kinh phí thỉnh giảng cao, một số trường cũng bắt đầu "tự chủ" nguồn nhân lực cho tiết kiệm. Sau vài khóa đào tạo, những SV khá, giỏi khi tốt nghiệp được nhà trường giữ lại gọi là "giảng viên cơ hữu". Tuy nhiên, từ đây lại bộc lộ những điểm yếu khác. Đó là kiểu "cơm chấm cơm" trong giảng dạy. Chính tình trạng này kéo dài đã làm chất lượng đào tạo một số ngành của một số trường ĐH NCL đi xuống rõ rệt. Chất lượng xuống dốc đồng nghĩa với việc thương hiệu của nhà trường ngày càng giảm sút. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc tìm GV đủ chuẩn cho các trường vùng  khá khó khăn và tình trạng "cơm chấm cơm" còn kéo dài.   Vì theo TS Nguyễn Văn  Đệ – Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp, thì hiện nay ĐBSCL có 7 mã ngành đào tạo thạc sĩ, trong đó ĐH Cần Thơ có 4 và ĐH Đồng Tháp có 3. 

Học phí cao, chất lượng chưa tương xứng

Chính sách học phí của các trường cũng được xem là nguyên nhân tác động không nhỏ đến việc nguồn tuyển bị kéo giảm qua từng năm. Do phần lớn các trường ĐH NCL hiện vẫn hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn học phí, chi phí đầu tư ban đầu thấp nên bắt buộc họ phải đi thuê mướn cơ sở để giảng dạy. Điều đó khiến cho họ rơi vào vòng luẩn quẩn khi không có được sự tái đầu tư. Chi phí ngày càng tăng, đòi hỏi của người học ngày càng lớn (phải đầu tư) thì cũng đồng nghĩa với mức học  học phí tăng dần đều qua hàng năm. 

Thủ tướng Chính phủ và Bộ GDĐT đã có quy định và văn bản hướng dẫn chi tiết lộ trình tăng học phí (10%) mỗi năm để tránh gây sốc và giảm áp lực cho người học. Nhưng vì bài toán tồn tại, không ít trường cứ tăng mức học phí ngất ngưởng sau mỗi mùa tuyển sinh. Áp lực chi phí học tập, điều kiện kinh tế gia đình đã khiến không ít học sinh chọn ngã rẽ khác (học TCCN, CĐ hoặc đợi thi vào trường công lập) để học ĐH, khiến cơ cấu nguồn tuyển của các trường hẹp lại. 

Đáng nói là, trong lúc học phí cao nhưng vì nặng gánh thuê mướn cơ sở vật chất và mời thỉnh giảng, rồi để có lợi nhuận cho các nhà đầu tư, một số trường còn tiết giảm tối đa mức chi thực tế cho mỗi SV. Chất lượng đào tạo, vì thế, trở nên không tương xứng. Một Phó hiệu trưởng trường ĐH phân tích: Với mức học phí SV ĐH NCL phải đóng lên tới hơn 15 triệu đồng/năm (bình quân chung) trong khi số học phần hoặc tín chỉ được học của SV trong 4 năm (chưa tính cắt ngang, cắt dọc) khoảng 100-120 tín chỉ thì chi phí cho một SV là rất thấp, không quá 20 triệu đồng (cộng cả 2% chênh lệch). Với mức chi này, khả năng nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH dân lập-tư thục là hết sức khó khăn.

"Quả bom" mâu thuẫn nội bộ

Một trong những lí do khiến nhiều trường ĐH NCL vốn rất có uy tín, dần rơi vào khủng hoảng, thậm chí đến mức bị dừng tuyển sinh là vấn đề mâu thuẫn nội bộ. Nội bộ mất đoàn kết, mâu thuẫn kéo dài, uy tín của trường bị giảm sút đối với xã hội  là bài học của Đại học Lương Thế Vinh, Đại học DL Đông Đô, Đại học Yersin Đà Lạt…; thậm chí có trường Bộ phải xử lý buộc phải dừng tuyển sinh để giải quyết nội bộ, như: Đại học Hùng Vương, ĐH Phan Chu Trinh, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bách khoa… Điều này đã gây mất lòng tin lớn đối với xã hội và người học. 

Sinh viên Đại học Bình Dương

Một trong những điển hình khủng hoảng vì mâu thuẫn nội bộ là chuyện ở Trường Đại học Hùng Vương. "Cuộc chiến" giữa Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng kéo dài không chỉ khiến việc tổ chức hoạt động của nhà trường bị ảnh hưởng mà còn khiến hình ảnh của trường trở nên xấu trong mắt xã hội. Năm 2012 Bộ đã cảnh báo dừng tuyển sinh do mâu thuẫn nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo, không có khả năng điều hành hoạt động của trường, ảnh hưởng đến uy tín và môi trường giáo dục. 

Rồi những lình xình của Trường Đại học Chu Văn An do những rắc rối xung quanh việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông khiến cho Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2011 – 2015 chưa thể thông qua các tiêu chí và bầu các chức danh Chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát… Và bài học lớn nhất là Đại học Dân lập Đông Đô đã từng là một trường ngoài công lập có từ sớm, quy mô và uy tín lúc đó vào loại lớn nhất nước, nhưng cũng do mất ổn định về nội bộ mà trường này đến nay gần như phải làm lại từ đầu. Trong chưa ấm thì làm sao ngoài êm được?

Gánh nặng chính sách và kỳ thị

Bên cạnh những lí do chủ quan, có những nguyên nhân khách quan khiến nhiều trường suy yếu. Đáng chú ý là vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng.  Trường ĐH Văn Hiến là một ví dụ điển hình. Là trường tạo được uy tín và thương hiệu đào tạo khá tốt trong suốt hơn 13 năm hoạt động, với những ngành nghề đào tạo thuộc loại thế mạnh riêng, chỉ tiêu luôn ổn định qua mỗi mùa tuyển sinh nhưng vì vướng mắc trong khâu đền bù giải tỏa khu đất rộng hơn 56 ha được UBND TP cấp suốt nhiều năm liền, trường đã bị buộc phải dừng tuyển sinh 1 năm (2012), khi không đáp ứng được các điều kiện cần và đủ mà Bộ quy định trong quá trình hoạt động. Khi thấy những bất cập, HĐQT, Ban giám hiệu  đã nhanh chóng xây dựng lại chiến lược phát triển nhà trường, đồng thời kiện toàn mạnh mẽ bộ máy nhân sự, bộ máy quản lý bằng những chính sách đãi ngộ hợp lý nhất. Đến nay, trường đã hoàn tất xây dựng mới cơ sở vật chất, hệ thống giảng đường, phương tiện nghe nhìn của trường tại quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận 3 và quận 12 với diện tích hàng chục ngàn mét vuông; Gấp rút xây dựng có đưa vào sử dụng KTX với 700 chỗ ở cho SV tại cơ sở 1004A, Âu Cơ ( Tân Phú) vào cuối năm 2013.

Nói về chính sách nhà nước làm khó trường NCL,  TS Phan Văn Thơm – Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô – lưu ý: Trường NCL cũng vì mục tiêu chung là đào tạo nhân lực cho đất nước, bị đánh thuế là chuyện rất khó khăn. Theo Luật Đất đai thì các trường NCL phải được Nhà nước cấp đất sạch nhưng ĐH Tây Đô phải đi mua đất để xây trường, mua đất rồi bỏ tiền ra để đầu tư, phát triển nhưng cuối cùng bị đánh thuế… 

Theo quy định các trường đảm bảo diện tích 55 m2/SV, nếu không đảm bảo sẽ đánh thuế nặng. Tuy nhiên nếu căn cứ vào đây để đánh thuế thì rất nặng nề cho các trường NCL. 

Một thực tế khác cũng làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của trường NCL là thái độ kỳ thị trong tuyển dụng. Còn nhớ cách đây vài năm, trong một đợt thi công chức tỉnh Nam Định đã đưa ra thông báo chỉ nhận người tốt nghiệp các trường ĐH công lập. Theo giải thích của lãnh đạo tỉnh này, ở những vị trí tỉnh đang tuyển dụng cần người giỏi, còn những người qua đào tạo dân lập chưa tạo được lòng tin.  Mới đây thôi, UBND TP Hà Nội cũng vừa công bố Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn giai đoạn 2012 – 2015 của TP Hà Nội, để thay thế những công chức về hưu, trong đó cũng đưa ra tiêu chí phải tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy. Vẫn biết là sự kỳ thị đó, bắt đầu từ những "con sâu làm rầu nồi canh" trong chính bản thân hệ thống NCL, nhưng, thực tế đó vẫn đủ sức làm héo hắt một nhành non tốt đang trong thời phát triển…

Có những nguyên nhân khách quan, có những nguyên nhân chủ quan xung quanh câu chuyện đi đến suy yếu của một số trường NCL. Một bức tranh buồn, nhưng … không hề thê thảm. Bài học phát triển trường NCL đã trả giá đắt bằng những cái chết được báo trước, nhưng đồng thời cũng mở ra một triển vọng mới về tái cơ cấu hệ thống. TS Lê Đình Viên – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An – cho biết: "Có một số trường ngoài công lập vi phạm trong đào tạo và không đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng số đó còn rất ít và tôi tin rằng trong thời gian tới những trường như thế khó mà trụ nổi… Bây giờ muốn đầu tư và phát triển nhà trường NCL cần phải có nhà đầu tư chân chính…". Còn  GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường NCL – cũng thẳng thắn nhìn nhận: Không cách nào khác, muốn tồn tại các trường cần phải tự mình thay đổi. Nhưng chính sự "chọn lọc" có phần khắc nghiệt ấy lại đang mang lại những hy vọng cho hệ thống GDĐH NCL ….

Nhóm PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4581/201303/Ky-3-Khung-hoang-do-dau-1967825/

Trị mụn ưu đãi 50% cho học sinh, sinh viên

Posted: 21 Mar 2013 02:53 AM PDT

Viện thẩm mỹ công nghệ cao Placencare là một địa chỉ uy tín tại Hà Nội trong lĩnh vực làm đẹp với hơn 3.000 khách hàng thân thiết tin tưởng "chọn mặt gửi vàng". Dù cung cấp các dịch vụ cao cấp nhưng Placencare không chỉ ưu tiên các khách hàng "thượng lưu" mà còn đặc biệt quan tâm tới giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên. Trong tháng 3 này, Placencare hỗ trợ giảm giá tới 50% chi phí trị mụn và trị sẹo cho các bạn học sinh, sinh viên nhằm giúp các bạn xua tan nỗi lo bị mụn, bị sẹo với chi phí tiết kiệm.

Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các bạn học sinh, sinh viên tại Hà Nội ngay từ đầu tháng 3 đến nay. Đáng chú ý có những thời điểm, các "thượng đế" trẻ đến đăng ký và sử dụng dịch vụ quá đông tại Placencare gây ra tình trạng quá tải. Điều này cho thấy, nhu cầu làm đẹp tại spa được các bạn học sinh, sinh viên đặc biệt quan tâm.

Trị mụn ưu đãi 50% cho học sinh, sinh viên, Làm đẹp,
 
Mụn và sẹo là nỗi lo lắng chung của các bạn trẻ như Andrea

Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng mụn và sẹo lại khiến các bạn học sinh, sinh viên vô cùng lo lắng và mất tự tin khi giao tiếp. Vì thế, các bạn trẻ bị mụn và sẹo đều mong muốn loại bỏ chúng một cách an toàn, hiệu quả. Hiện nay, viện thẩm mỹ công nghệ cao Placencare đều có giải pháp đặc trị tận gốc, an toàn và không tái phát dành do khách hàng bị mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn mủ, mụn kháng viêm… ở nhiều vị trí trên cơ thể. Ngay trong chương trình khuyến mãi, Placencare vẫn cam kết rất cao về chất lượng. Cụ thể, việc trị mụn sẽ giúp loại bỏ tận gốc nhân mụn, không cho mụn có cơ hội quay trở lại, không để lại sẹo sau quá trình điều trị và cuối cùng là an toàn, không gây kích ứng cho làn da cho khách hàng.

Trị mụn ưu đãi 50% cho học sinh, sinh viên, Làm đẹp,
 
Các bạn HS, SV hãy đến với Placencare trong tháng 3 để được hưởng ưu đãi giảm 50% cho các dịch vụ trị mụn, trị sẹo

Ngoài mụn, mỗi chúng ta ai đó cũng ít nhiều có dấu hiệu của sẹo do mụn, tai nạn, bỏng trên mặt… và để xử lý chúng, cần những nơi có chuyên môn cao như viện thẩm mỹ công nghệ cao Placencare. Tại đây có các gói đặc trị sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ, mụn thịt cho khách hàng với cam kết: Khắc phục triệt để tình trạng sẹo, an toàn tuyệt đối, không gây kích ứng da và thời gian điều trị ngắn giúp khách hàng mau chóng lấy lại vẻ tự tin. Các liệu pháp điều trị mà Placencare tiến hành đều là giải pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay như: công nghệ kim lăn trong đặc trị sẹo lõm, sẹo rỗ; tia laser trong điều trị sẹo lồi, mụn thịt,…

Để được sử dụng dịch vụ trị mụn, trị sẹo tại Placencare với chi phí tiết kiệm, các bạn cần mang thẻ học sinh – sinh viên hoặc vé tháng xe bus của mình tới viện thẩm mỹ công nghệ cao Placencare để được tham gia chương trình khuyến mãi. Placencare  cam kết điều trị an toàn, hiệu quả tận gốc cho khách hàng. Chương trình chỉ còn kéo dài 10 ngày nữa thôi, từ nay đến hết 31/3/2013.

*Thông tin thêm chi tiết về chương trình, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Hệ thống viện thẩm mỹ công nghệ cao Placencare uy tín
Trung tâm ứng dụng và phân phối công nghệ sinh học tế bào gốc

* 37 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội – 04 3976 4569 / 88
* Số 5 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội –04 3537 7855 / 56
Email: Contact@placencarespa.vn
Website: http://www.placencarespa.vn

Nguồn: http://www.24h.com.vn/lam-dep/tri-mun-uu-dai-50-cho-hoc-sinh-sinh-vien-c145a529249.html

Em trưởng thành vì cô nghiêm khắc

Posted: 21 Mar 2013 01:53 AM PDT

(GDTĐ) – Năm tôi bắt đầu theo học thêm cô là hè năm lớp 6 chuẩn bị vào lớp 7, khi mà tôi đã tự mãn rằng mình học rất giỏi. Không chỉ nhận bằng khen học sinh xuất sắc, tôi còn tự hào vì kết quả Toán năm lớp 6 đạt 10 phẩy tối đa. Nhưng buổi đầu tiên đi học cô, tôi đã thay đổi ngay cái suy nghĩ trẻ con đó. Cô đã dạy lớp bài học vỡ lòng môn Toán là cách viết từng ký hiệu Toán sao cho đúng, cho đẹp.

Tôi bất ngờ lắm, sao cô lại dạy viết mấy thứ đơn giản này. Cô viết một ký hiệu rất chậm để chúng tôi nhìn kỹ và viết theo. Ngay cả dấu ngoặc nhọn, ngoặc vuông cô đều tập cho chúng tôi viết thật đẹp và giải thích kỹ để không lầm lẫn khi dùng. Dấu ngoặc nhọn là kết hợp cả hai ý vừa nêu ra để được kết luận ở dấu đáp số kia. Cô gạch phấn đỏ dưới hai từ "cả hai", "hoặc là" để nhấn mạnh. Cuối buổi cô dặn chúng tôi phải mua bốn cuốn tập. Tập bài học và tập bài tập dành cho đại số, hình học đều riêng biệt. Và cách trình bày các đề mục La Mã phải viết bằng bút đỏ, các đề mục số phải viết thụt vào so với các đề mục La Mã phía trên. Học xong, tôi giật mình vì cho đến hôm đó, tôi mới viết được dấu ngoặc nhọn thật đẹp nhờ cô dạy viết số 2 xong, tiếp tục viết liền nét chữ s là ra ngay. Cô đã dạy chúng tôi buổi đầu tiên như thế đó, rất đặc biệt. Trước kia không giáo viên nào dạy tôi đặc biệt như thế và cho đến bây giờ, tôi đã tốt nghiệp đại học ra trường vẫn thấy rằng trong những giáo viên vừa qua không ai dạy sáng tạo, kỳ lạ và tâm huyết như thế.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cô là người rất nghiêm. Tôi nhớ buổi trả bài hằng đẳng thức, các lý thuyết hình học tam giác bằng nhau… ,có nhiều bạn không đọc được. Riêng tôi, Mai Trâm, Nghĩa thì ấp úng. Cô mắng vì chúng tôi đã không nghe lời cô học những lý thuyết nền tảng này. Sau đó con mắt cô ngân ngấn nước, rồi cô ngồi đó, không dạy nữa. Cô đã thực sự rất giận bởi nếu không thuộc bài, chúng tôi sẽ không làm bài tập được, môn Toán lại là môn quan trọng biết bao. Nhìn cô quay đi nhấc gọng kính lau nước mắt, chúng tôi mới càng thêm hiểu chính vì quá thương học trò cô mới nghiêm khắc như vậy nên chúng tôi ăn năn học bài và trả bài cho cô ngay. Sau lần đó, chúng tôi ngoan hơn và gắn bó với cô nhiều hơn. Cô trò cùng học và tìm nhiều lời giải cho từng bài toán. Nhờ cô, tôi đã học thêm một điều mà cho đến bây giờ tôi vẫn áp dụng, một bài toán hay một sự việc trong cuộc sống cũng vậy, trong tình cảm cũng vậy, có rất nhiều cách giải quyết. Khi tìm ra cách giải quyết ta không nóng vội, không tự mãn, mà tìm cả những cách giải quyết khác và so sánh chúng với nhau. Đối với một người hấp tấp, không nghĩ trước sau như tôi thì bài học đó thực quý giá lắm.

Cô khen tôi học rất được, học đều đều, kiến thức vững và cô đâu biết có lần cô hỏi có em nào trong lớp học ở trường được 10 phẩy không tôi đã không dám giơ tay dù sự thật là vậy. Bởi cái tính kiêu ngạo ngày nào của tôi không còn nữa, cũng vì tôi hiểu ra một điều lớp học trong trường của tôi có sức học trung bình so với các lớp trong khối nên đề kiểm tra trong lớp rất dễ đạt điểm cao. Tôi nghĩ như vậy nên đã không nói với cô điểm Toán của mình nhưng nếu nói ra chắc cô vui lắm vì thực tế nhờ học cô mà bài toán nào tôi cũng hiểu rất rõ, rất sâu và biết suy luận. Tôi cũng biết trong lớp học thêm có nhiều bạn giỏi hơn tôi, thông minh hơn tôi như Mai Trâm, cháu ruột của cô. Và sau này, cứ mỗi khi nhìn lại kết quả học tập của mình là tôi nhớ đến cô, bài học vỡ lòng còn ấm mãi như mới ngày hôm qua. Tôi đã tâm niệm phương châm "chậm mà chắc" như cách dạy của cô dành cho chúng tôi và tôi đã cố gắng giữ lấy chữ "tâm" trong công việc của mình.

"Dầu cho tóc đổi thay màu. Chữ tâm sáng mãi giữa màu thời gian". Thời gian dầu có trôi qua, tháng năm đã phủ lên mái tóc cô nhiều sợi trắng, tôi vẫn mãi biết ơn cô đã khai sáng để việc học tập, cuộc sống của tôi tốt đẹp như ngày hôm nay. Đó chính là cô giáo dạy Toán Trịnh Thị Mận – cô giáo yêu quý của chúng tôi.

MS: 679

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Em-truong-thanh-vi-co-nghiem-khac-1967831/

Trải nghiệm môi trường học quốc tế tại Việt Nam với AIS

Posted: 21 Mar 2013 01:53 AM PDT

Ngày 16/3/2013 vừa qua, hơn 400 phụ huynh và học sinh trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã đến tham dự Ngày hội Thông tin do Trường Quốc tế Úc (AIS) tổ chức tại cơ sở chính của trường ở Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM.

Tại đây, quý phụ huynh được các em học sinh AIS trực tiếp hướng dẫn tham quan, tìm hiểu toàn bộ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập đạt chuẩn quốc tế của Trường.

Xuyên suốt thời gian tham quan, phụ huynh và học sinh còn được mời tham gia vào các các lớp học mẫu theo mô hình học tập năng động với sự hướng dẫn của giáo viên, nghe đại diện phụ Huynh (hay học sinh?) AIS chia sẻ về giáo trình giảng dạy, tiện nghi và lợi ích học tập…

 
Đông đảo phụ huynh và học sinh đến tham gia Ngày hội Thông tin để tìm hiểu về Trường Quốc tế Úc (AIS), cũng như tìm kiếm một môi trường học quốc tế xuất sắc ngay tại Việt Nam

 
Học sinh tại AIS đến từ 35 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Chính sự đa dạng về quốc tịch này đã giúp các em học sinh tại Trường hòa nhập toàn cầu tốt hơn

 
Phụ huynh và học sinh cùng tham quan các lớp học đầy đủ tiện nghi của Trường Quốc tế Úc (AIS)

 
Cơ sở chính của AIS tại Thủ Thiêm có số lượng lớp học và cơ sở vật chất hiện đại đủ cho khoảng 1.800 học sinh tham gia học tập. Ngoài ra, AIS còn có cơ sở Mầm non tọa lạc tại khu biệt thự cao cấp Xi Riverview và cơ sở Mầm non Tiểu học tại Thảo Điền, Q.2

 
Nhiều phụ huynh cảm thấy thích thú và hài lòng với cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy IB (International Baccalaureate) đạt chuẩn quốc tế của AIS

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130321/trai-nghiem-moi-truong-hoc-quoc-te-tai-viet-nam-voi-ais.aspx

Giá như tôi biết điều này trước khi thi đại học – Kỳ 3:

Posted: 20 Mar 2013 09:51 PM PDT

Kỳ 1:  Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học
Kỳ 2: Chán nản trên ghế giảng đường

Còn chuyện đi tìm niềm đam mê của bạn là gì, để chọn ngành yêu thích thì tốn thời gian và vô bổ. Tôi cũng nhận ra rất nhiều bạn còn không biết mình thích điều gì và điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta cũng không biết thi ngành nào.

Nơi nào sẽ thuộc về tôi?

Mỗi bạn học sinh hãy tự vấn mình rằng: "Tôi đã dành bao nhiêu thời gian cho việc chọn ngành nghề thi đại học?", "Tôi đã đi tìm kiếm điều mà tôi thật sự đam mê chưa?". Thực tế bấy lâu nay bạn đang bước trên những viên đá to lớn đã được đặt sẵn để bước trên dòng sông chảy xiết. Mỗi ngày, mỗi năm trôi qua bạn chăm chỉ học, vùi đầu vào đống sách vở ở trường thật ra đơn giản cũng giống như bạn đang làm công việc tìm ra những viên đá tốt nhất đã được đặt sẵn để bạn có thể bước trên dòng sông chảy xiết ấy một cách nhanh nhất và tốt nhất. Thế nhưng khi đến cuối dòng sông là biển lớn bao la và câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta rằng: "Nơi nào sẽ thuộc về tôi?".

Câu hỏi ấy có lẽ sẽ không có ai, không có hệ thống giáo dục nào có thể đặt sẵn cho bạn ngoại trừ chính bạn đi tìm kiếm và trả lời cho chính bạn. Điều đó có nghĩa khi bạn đang đứng trước cánh cửa đại học thì không ai ngoài bạn có thể lựa chọn tương lai, trả lời giúp bạn câu hỏi: "Niềm đam mê của tôi là gì? Tôi sẽ thi ngành nào?". Sẽ không quá lời nếu tôi bảo rằng: trả lời hai câu hỏi ấy chính là trả lời cho tương lai của bạn, trả lời cho việc bạn sống phần đời còn lại của mình với công việc mình yêu thích hay không.

Thế nhưng bấy lâu các bạn học sinh chúng ta cứ mải mê đến chuyện học ở trường và không hề quan tâm đến việc đi tìm kiếm câu trả lời cho mình. Không có gì ngạc nhiên khi mãi đến lúc bạn đang đứng trước cánh cửa đại học và vẫn bối rối rằng bạn sẽ thi ngành nào và thật sự đam mê điều gì.

Tôi không có ý định phê phán việc bạn dành thời gian học ở trường lớp bao lâu. Vì quả thật điều đó rất ngớ ngẩn. Tôi chỉ mong bản thân mỗi chúng ta hãy so sánh xem thời gian chúng ta dành cho việc hiểu chính mình, tìm hiểu niềm đam mê của chính mình như thế nào. Nếu câu trả lời của bạn là: "Tôi chưa nghĩ đến điều đó" hay "Tôi dành cho nó ít đến nỗi tôi không còn nhớ cho đến khi tôi đứng trước cánh cửa thi đại học" thì bạn cũng đừng nên ngạc nhiên vì sao bạn vẫn đang bối rối khi chọn ngành.

Bạn cứ thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu mỗi sáng thức dậy bạn phải làm công việc mà bạn không thích, mỗi tối đi ngủ bạn bị ám ảnh bởi nó và cứ thế ngày qua ngày trong cuộc đời của bạn? Điều đó thật tồi tệ.

Hãy nhìn lại điều mà bạn hay thế hệ đàn anh, đàn chị lâu nay vẫn quan tâm khi chọn ngành thi đại học là gì? Có phải vì niềm đam mê của bản thân? Trong thực tế, chúng ta thường đặt lên trên cả việc mình yêu thích hay đam mê với những lý do có vẻ thuyết phục như: ngành đó sau này dễ kiếm việc làm, ngành đó lương cao, hay ngành đó do ba mẹ bạn chọn, ngành đó hiện nay đang "hot", ngành đó nhiều bạn bè thi nên thi luôn cho vui…

Tất cả những điều đó đều nói lên rằng chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng thật sự của việc chọn ngành nghề thi đại học. Dường như bấy lâu nay chúng ta mang trong mình niềm tin như một điều hiển nhiên, chỉ cần cầm được tấm bằng đại học là thấy ổn rồi: "Làm gì thì làm nhưng phải có cái bằng đại học trước đã".

Rồi sẽ ra sao?

Khi bạn đậu đại học danh giá với một ngành mà bạn và gia đình, những người thân thiết của bạn đều cảm thấy tự hào, hãnh diện vì bạn. Thế nhưng bạn nhận ra bạn không thích ngành bạn đang học. Thực tế bạn phải đối mặt như thế nào?

Sự tự hào, sĩ diện của bạn và người thân như một liều thuốc giảm đau giúp bạn vượt qua khó khăn trong thời gian đầu tiên. Thế nhưng liều thuốc đó rồi cũng dần dần không còn tác dụng gì nữa, bởi căn bệnh gốc của bạn là không thích ngành bạn đang học.

Bạn sẽ cảm thấy chán nản, gượng ép, mọi thứ đối với bạn thật nặng nề. Những giờ học trên giảng đường đối với bạn như những giờ tra tấn khi bạn cố ép mình: "Hãy học đi! Học đi! Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi!". Điều đó cũng giống như khi bạn đang tìm hiểu về người bạn đời tương lai của bạn và bạn dần dần nhận ra bạn không hề yêu, nhưng bạn vẫn cố gắng tự an ủi chính bạn rằng: "Hãy tìm hiểu đi! Hãy tìm hiểu đi! Rồi mình sẽ yêu thôi". Như thực tế đến với nhiều người bạn của tôi, bạn dần sẽ học được cái tính "kiên nhẫn để tiếp tục chán nản" và luôn tự vỗ về bạn học tiếp. Tất nhiên, cũng sẽ đến lúc bạn nhận ra và tự thú nhận với chính bạn rằng: "Thật khổ sở khi học một ngành mà mình không thích". Bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật tệ hại.

Điều tồi tệ hơn, dần dần cái tính tự tin của bạn một thời đã "bốc hơi", thay vào đó là sự tự ti, chán nản chiếm trọn tâm hồn, chiếm trọn trái tim nhiệt huyết của một sinh viên như bạn. Tôi cũng cho bạn biết không phải lúc nào mọi thứ cũng đều thậm tệ đến thế.

Bởi bạn sẽ gặp những người bạn xung quanh mình cũng chán nản, cũng đang khổ sở với thực tế trên giảng đường và bạn sẽ tìm thấy được niềm vui đồng cảm để tiếp tục kiên nhẫn khi cùng họ đổ lỗi cho giảng viên, đổ lỗi cho môn học, trường học. Bạn dần dần cũng học cách tự ti về bản thân, bạn đang bị biến thành một con vẹt đáng thương từ sai lầm khi mỗi ngày bạn phải cố gắng tự ép bản thân nhồi nhét vào đầu điều bạn không hề yêu thích.

Lúc này, sau những năm trên giảng đường, bạn sẽ trở thành một người có kinh nghiệm "kiên nhẫn để tiếp tục chán nản" một cách đáng nể. Bạn nghĩ thời gian khổ sở, chán nản, tệ hại trên giảng đường đại học đã qua, thế nhưng tất cả chỉ là sự khởi đầu cho một tương lai tối tăm nếu bạn không thay đổi. Tương lai bạn sẽ cầm trên tay tấm bằng đại học và mang theo kiến thức bạn cố gắng nhồi nhét một cách chán nản đi làm.

Và điều đó sẽ trở lại với bạn khi bạn bắt đầu sống với công việc – "vị hôn thê" của mình, và có lẽ sự "kiên nhẫn để tiếp tục chán nản" của bạn sẽ giúp bạn chịu đựng và sống phần đời còn lại với "vị hôn thê" mà bạn không hề yêu.

Nếu bạn không tỉnh táo ngay từ bây giờ thì tương lai ấy sẽ là bạn.

_______________

Mọi chuyện bỗng như khựng lại khi người bạn bảo với tôi: "Mày có nghe chuyện thằng nhỏ học trường L tự tử không?".

Kỳ tới: "Chạy trốn" thất bại

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/538926/gia-nhu-toi-biet-dieu-nay-truoc-khi-thi-dai-hoc-ky-3.html

Comments