Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á

Posted: 20 Mar 2013 08:49 AM PDT

Đây là lần thứ hai Bộ GD-ĐT đăng cai tổ chức Hội nghị quan trọng này. Hội nghị đã đón tiếp hơn 200 đại biểu đến từ 18 quốc gia bao gồm các quan chức cấp cao ngành giáo dục và đại diện các tổ chức quốc tế của quốc gia thành viên chính thức, quốc gia thành viên liên kết, các trung tâm khu vực và đối tác phát triển của SEAMEO.

Nội dung chính của Hội nghị là tập trung chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước Đông Nam Á và với các nước châu Âu về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, chỉ ra tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này và đưa ra các định hướng phát triển học tập suốt đời ở Đông Nam Á.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á

Tại hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Đây là chủ đề thiết thực, mang tính thời sự và cũng là mục tiêu, định hướng quan trọng của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, qua đó tận dụng thời cơ và hóa giải thách thức để hội nhập quốc tế thành công".

Chủ tịch nước khẳng định: "Giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức phát triển ngày một sâu rộng như ngày nay. Đối với Việt Nam, Chính phủ luôn khẳng định giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu và dành nhiều nguồn lực, đề ra nhiều cơ chế, chính sách để phát triển toàn diện sự nghiệp này và đạt được những kết quả tích cực. Với cương vị là Chủ tịch hội đồng SEAMEO năm 2013, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng các quốc gia thành viên hoàn thành các chương trình, nội dung hợp tác đã thống nhất vì sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới".

 

 

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khai-mac-hoi-nghi-bo-truong-giao-duc-cac-nuoc-dong-nam-a-709338.htm

ASEAN bàn thời sự giáo dục tại Việt Nam

Posted: 20 Mar 2013 07:50 AM PDT

- Sáng 20/3, tại Hà Nội – Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEO 47) chính thức khai mạc. Gần 400 đại biểu và khách mời tham dự.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEO 47)  (Ảnh: Văn Chung)

Ngoài Bộ trưởng Giáo dục của 11 nước trong khu vực, SEAMEO còn có 21 Trung tâm khu vực chuyên ngành trên toàn khu vực Đông Nam Á. Tổ chức cũng có hợp tác chặt chẽ với UNESCO, UNICEF,…và nhiều quốc gia thành viên liên kết có nền giáo dục phát triển trên thế giới.

Mục tiêu của hội nghị là trở thành một diễn đàn thảo luận chính sách và những sáng kiến về khoa học, giáo dục và văn hóa trong khu vực; định hướng cho các chương trình và dự án của SEAMEO và các đơn vị trực thuộc; đánh giá chương trình và hoạt động của tổ chức.

Hội nghị bàn tròn của các bộ trưởng sẽ thảo luận về những vấn đề vấn đề quan tâm của khu vực, trong đó tập trung vào nội dung "Học tập suốt đời, chính sách và triển vọng".

"Đây là chủ đề thiết thực, mang tính thời sự và cũng là mục tiêu, định hướng quan trọng của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, qua đó tận dụng thời cơ và hóa giải thách thức để hội nhập quốc tế thành công" – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam – Phạm Vũ Luận nhìn nhận: "Các nghị quyết của Hội đồng SEAMEO được thảo luận và thông qua tại mỗi kỳ hội nghị sẽ giúp tổ chức và các nước thành viên giải quyết các vấn đề có tính khu vực và của từng nước thành viên trong việc đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phát triển nguồn nhân lực".

Từ 19-21/3, Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp,
bàn nhiều vấn đề thời sự về giáo dục của khu vực, với trọng tâm thảo
luận nhằm "xây dựng xã hội học tập suốt đời".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113659/asean-ban-thoi-su-giao-duc-tai-viet-nam.html

Thủ tướng: ĐH Cần Thơ phải là trường số 1 khu vực

Posted: 20 Mar 2013 07:50 AM PDT

Sáng 20/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc tại Trường ĐH Cần Thơ. 

Sau khi nghe báo cáo của nhà trường Thủ tướng đề nghị, cần phải tiếp tục phát huy
những cái đã đạt được, làm tốt các khâu từ đào tạo chất lượng, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ. Ngoài ra cần phải hỗ trợ liên kết các địa phương, hỗ trợ đào
tạo cho vùng và không nên thỏa mãn với kết quả đạt được.

“Cán bộ công nhân viên và sinh viên, phải xây dựng ĐH Cần Thơ trở thành trường
"đẳng cấp quốc tế" và là trường số 1 tại khu vực ĐBSCL. Phát huy những thành tựu đã
đạt, từ đó đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.”
– Thủ tướng mong mỏi.

Ảnh: Quốc Huy

Nhấn mạnh tầm quan trọng của Khu vực ĐBSCL, Thủ tướng nói: "Đây địa bàn có vị
trí rất đặc biệt về chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Hàng năm đóng góp
khoảng 20% GDP cả nước, thiên nhiên ưu đãi, dân số trẻ".

Tuy nhiên, mặt bằng giáo dục của ĐBSCL rất thấp, nguồn nhân lực có chất lượng cao
của ĐBSCL còn thấp và đó là điểm hạn chế nhất. Cơ sở hạ tầng của vùng còn thấp kém,
như: đường bộ, điện, thủy lợi, trạm xá và trường học còn nhiều khó khăn….

Thủ tướng cũng đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xem xét và có hướng đầu tư từng
giai đoạn phát triển cho Trường ĐH Cần Thơ từ nay đến 2015 và 2020. Ngoài đầu tư xây
dựng, Trường ĐH Cần Thơ cần phải quan tâm tới chất lượng đào tạo con người, từ chuyên
môn nghiệp vụ đến phẩm chất đạo đức phải vừa "hồng vừa chuyên".

Hiện ĐH Cần Thơ hiện có đội ngũ cán bộ là 2.015 người, trong đó có 1.174 cán bộ
giảng dạy với 235 tiến sĩ, 740 thạc sĩ…. Đang đào tạo gần 50.000 sinh viên ĐH, trong
đó hơn 30.000 sinh viên chính quy, được đào tạo ở 85 chuyên ngành đại học khác nhau.

Nhà trường đã liên kết hợp tác đào tạo với 110 viện, trường và tổ chức quốc tế để
không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.

  • Quốc Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113669/thu-tuong--dh-can-tho-phai-la-truong-so-1-khu-vuc.html

Đang tư vấn trực tuyến: Thi ĐH-CĐ 2013

Posted: 20 Mar 2013 07:50 AM PDT

14h ngày 20/3/2013 đại diện Bộ GD-ĐT và chuyên gia tuyển sinh đến từ 6 trường
ĐH  có mặt tại Báo VietNamNet để giải đáp thắc
mắc của thí sinh về kỳ thi ĐH-CĐ, tư vấn chọn ngành học cho cơ hội việc làm cao.

Theo quyết định của Bộ GD-ĐT, kể từ năm nay các cơ sở giáo dục ĐH sẽ cắt
giảm
chỉ tiêu tuyển sinh (thậm chí không tuyển mới) nhóm ngành Kinh tế, Tài
chính,
Quản trị kinh doanh và Sư phạm.

Khả năng trúng tuyển và cơ hội việc làm của thí sinh không vì vậy mà sụt
giảm,
bởi Bộ đang khuyến khích tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đang có nhu
cầu cao
về nhân lực, như kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ
thuật…

Mùa tuyển sinh 2013 các ngành nói trên được một số trường CĐ, ĐH dành
chỉ tiêu
“nặng ký”. ĐH Phan Thiết tuyển 1.200 SV ở 7 chuyên ngành, đều có tên
trong danh
sách ngành nghề “đắt việc”. ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển 10.500 SV và mở
thêm
ngành đang được cho là rất “hot” trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,

Thương mại điện tử. ĐH Quốc Tế Hồng Bàng dành 4.400 “tấm vé” vào 26
ngành học
bậc ĐH, và 11 ngành học bậc CĐ.




Đường vào ĐH 2013 thêm rộng, khi ĐH RMIT Việt Nam – cơ sở GD nổi danh với tỷ lệ 100% SV có việc làm sau
tốt
nghiệp, tiếp tục cam kết đào tạo khóa cử nhân “hạp nhãn” mọi nhà tuyển
dụng thế
giới. RMIT vẫn đặc biệt chú trọng tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ thực tập,
rèn kỹ
năng làm việc thực tế suốt thời gian giảng dạy.




Vào CĐ năm 2013, cơ hội cũng không nhỏ. ĐH Nguyễn Tất Thành dành 300 chỉ
tiêu từ
CĐ lên ĐH và 500 chỉ tiêu từ TCCN lên CĐ. Trường CĐ Viễn Đông, với tỷ lệ
gần
100% SV ngành công nghệ và hơn 85% SV khối ngành kinh tế tìm được việc
làm sau
tốt nghiệp, năm nay sẽ tuyển … SV, trong đó dành 200 chỉ tiêu cho ngành
mới mở,
là Quản trị văn phòng.




Nhằm phổ biến rộng rãi chủ trương tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ, góp
phần giúp
phụ huynh – học sinh giải đáp băn khoăn về kỳ thi năm nay và tìm được
một quyết
định đúng đắn, Báo VietNamNet thực hiện loạt chuyên đề Trực tuyến Tuyển
Sinh
2013 với chủ đề “Cơ hội trúng tuyển và việc làm”.




Buổi giao lưu có sự tham gia của các khách mời, là chuyên gia tuyển sinh
đến từ
nhiều trường ĐH-CĐ:

- Ông Đỗ Quốc Anh – Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT
tại
TP.HCM
- Ông Nguyễn Quốc Cường – chuyên viên tuyển sinh Văn phòng 2 Bộ
GD-ĐT tại
TP.HCM
- Thầy Phạm Hồng Dũng – Phó hiệu trưởng ĐH Phan Thiết
- PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công Nghiệp
TP.HCM
- TS. Nguyễn Tuấn Anh – Phó hiệu trưởng ĐH Nguyễn Tất Thành
- TS Nguyễn Minh Mẫn – ĐH Quốc Tế Hồng Bàng
- Th.S Nguyễn Hồng Trang – Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông
- Ông Jackie Simpson – Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp ĐH RMIT
- Cô Nguyễn Thùy Minh Châu - Trưởng phòng Tuyển sinh ĐH RMIT

Địa điểm: Báo VietNamNet tại TP.HCM, 51 Trương Định, P.6, Q.3

Để có thông tin cụ thể, chính xác về chủ trương tuyển sinh của các
trường ĐH-CĐ
năm 2013 và thông qua các chuyên gia tuyển sinh, chọn được ngành thi cho
cơ hội
trúng tuyển cao, khả năng xin việc lớn. Mời bạn đọc đặt câu hỏi
TẠI
ĐÂY


NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU

ĐH Phan Thiết

Nguyen Ngoc Lam, Nữ – 18 Tuổi
Em có 1 người bạn muốn học ngành CNTT ở trường nào đó chỉ xét tuyển,
không thi. Mong toà soạn tư vấn giúp xem bạn em nên chọn trường nào ạh? Lực học
của bạn ấy khá thôi ạh.

Ths. Nguyễn Quốc Hưng - Phó Hiệu Trưởng ĐH Phan Thiết: Trường ĐH
Phan Thiết xét tuyển NV1, NV2 bạn phải tham gia thi tuyển sinh tại một trường
nào đó (thi nhờ) năm trước điểm xét tuyển theo điểm sàn của Bộ GD. Với học lực
khá có nhiều cơ hội học bổng cũng như việc làm sau này.

Đại diện VietNamNet tặng hoa cho khách mời


dinh thi mai, Nữ – 18 Tuổi


Điều kiện xét học bổng của trường ĐH Phan Thiết là gì ạ? Nếu là đối tượng
chính sách có được miễn giảm học phí không? Nếu tham gia công tác Đoàn Hội thì
nhà trường có hỗ trợ gì không ạ?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng: Trong năm học vừa qua sinh viên học tại đại học
Phan Thiết có mức học khá trở lên đều nhận học bổng – mức học bổng từ 1,5- đến 3
triệu /suất / năm.

Với các trường ngoài công lập đều không có chính sách giảm học phí – Tuy nhiên
chúng tôi chứng nhận cho bạn là sinh viên kết hợp với sổ hộ nghèo địa phương bạn
sẽ được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để đi học.

 

Hoạt động đoàn hội có cộng điểm ưu tiên trong xét
học bổng.


Le thi Lieu, Nữ – 18 Tuổi
Em học khối A1. Lực học của em có khả năng sẽ được 13-15 điểm. Vậy
em nên đăng ký xét tuyển vào ngành nào của ĐH Phan Thiết?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:
Bạn nên chọn ngành theo khả năng yêu thích của bạn,
trường ĐH Phan Thiết có 7 ngành đào tạo thông tin cụ thể và khả năng việc làm
bạn xem thêm trên website chúng tôi http://www.upt.edu.vn. Với lực học khá vậy
bạn hoàn toàn có thể hy vọng đạt thành công của mình trong tương lai.

Năm vừa qua hệ đại học khối A là 13 điểm.

Kim trúc, Nữ – 19 tuổi
Điều kiện xét ở nội trú của trường Phan Thiết là gì ạ?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:

Bạn ở cách trường 20 km trở lên được xét ở ký túc xá – mức chi phí 150.000
đ/tháng.

Toàn cảnh buổi giao lưu


duong thuy thinh, Nữ – 18 Tuổi
Em thấy có thông tin trường Phan Thiết sẽ cấp học bổng toàn phần
cho thủ khoa NV1, NV2. Cho em hỏi học bổng toàn phần này là trong vòng 1 năm hay
cả khóa học, có bao gồm cả ăn ở không hay chỉ tính riêng học phí. Nếu không phải
cho cả khóa thì để duy trì học bổng toàn phần này cần có những điều kiện gì? Xin
cho em tham khảo mức điểm thủ khoa của trường năm 2012 ạ?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:
Trường ĐH Phan Thiết cấp học bổng toàn phần cho thủ
khoa NV1 và 50% cho thủ khoa NV2, cho năm học thứ nhất. Học bổng tính trên học
phí không bao gồm chi phí ăn ở. Những năm tiếp theo Nhà Trường xét học bổng dựa
trên học lực.

Chi phí sinh hoạt của một sinh viên tại Phan Thiết khá thấp chỉ bằng 1/3
chi phí tại TP.HCM (xem báo Thanh Niên online)

Mức thủ khoa năm 2012 là 17 điểm (khối D1).

Nguyễn Vũ, Nam – 19 Tuổi
Điều kiện xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Anh của ĐH Phan Thiết là gì ạ?
Điểm xét tuyển khoảng bao nhiêu? Nếu học ngành này, có thể học thêm chứng chỉ
nghiệp vụ Sư phạm để đi dạy được không ạ..

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:
Điều kiện xét tuyển vào ngành Ngôn Ngữ Anh là bạn
phải đạt trên điểm sàn của Bộ Giáo dục -sau đó chúng tôi dựa vào số lượng người
đăng ký sẽ ra điểm sàn của Trường. Năm vừa qua điểm xét vào ngành này bằng điểm
sàn của Bộ.

Việc học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bạn có thể tham gia giảng dạy tại các
trường phổ thông.

trần thị hồng, Nữ – 28 Tuổi
Trường ĐH Phan Thiết có tuyển giảng viên năm học 2013-2014 không? SV học
tại trường muốn được giữ lại cần có điều kiện gì?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:
Giảng viên của Trường ĐH Phan Thiết trình độ tối
thiểu thạc sỹ trở lên – phần lớn mời từ TP.HCM, với sinh viên của Trường có sức
học khá giỏi Trường sẽ mời ở lại và gửi đi học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng
dạy học đại học và học sau đại hoc mới trở lại giảng dạy Trường được.

Hồng Minh, Nữ – 18 Tuổi
Em rất thích ngành quản trị khách sạn. Để xét tuyển vào ngành này của ĐH
Phan Thiết cần bao nhiêu điểm. Cơ hội việc làm sau ra trường như thế nào? Trường
có hỗ trợ gì cho SV về vấn đề thực tập và xin việc sau tốt nghiệp không?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:
Năm vừa qua điểm xét tuyển vào ngành bạn hỏi khối A
là 13điểm, khối D1 là 13,5 điểm, Hệ cao đẳng là khối A : 10 điểm, Khối D1:10,5
điểm, tuỳ theo khu vực ưu tiên của em mà giảm trừ – ví dụ khu vực 1 ưu tiên 1,5
điểm, khu vực 2 NT: 1 điểm, khu vực 2: 0,5 điểm.

Cơ hội việc làm khi ra trường còn tuỳ thuộc vào khả năng học của em và kỹ năng
ngoại ngữ – kỹ năng vi tính của em.
hiện nay nhu cầu tuyển dụng tại Bình Thuận rất lớn ( hơn 300 resort – nhà hàng -
khách san).
Nhà Trường luôn giữ mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp tạo điều kiện các em
thực tập và làm việc sau này.
(Xem thêm các thông tin đăng tại Vietnamnet.vn về trường ĐH Phan Thiết)

Minh Trang, Nữ – 18 Tuổi
Em có cần làm hồ sơ vào trường ĐH Phan Thiết trước không hay đợi đến khi
có điểm thi rồi làm hồ sơ xét tuyển cũng được ạ?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:  Nếu em đăng ký NV1 vào Trường chúng tôi thì
ghi trong hồ sơ theo hướng này – được giảm ngay 5% học phí năm học đầu tiên.

Kết quả thi của em sẽ được trường thi nhờ chuyển về cho chúng tôi.

Hong, Nữ – 25 Tuổi
Trường Phan Thiết có dạy văn bằng 2 Quản trị kinh doanh không? Tuyển sinh
ngành này như thế nào và vào thời gian nào?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:

Chúng tôi đang đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học – nếu bạn muốn thi liên
thông (thay vì thi văn bằng 2) bạn cần học chuyển đổi một số môn sau đó thi cùng
đợt thi liên thông của chúng tôi (điều kiện phải tốt nghiệp sau 36 tháng) nếu
không đạt điều kiện này bạn phải thi đầu vào cùng đợt thi tuyển sinh đại học năm
nay – hồ sơ đánh dấu x vào mục 4.

huynh thi tuyet nhung, Nữ – 18 Tuổi
Nếu thi sư phạm tiểu học TPHCM không đủ điểm thì có thể xét tuyển ngành
ngôn ngữ Anh tại trường Phan Thiết được không? Và sau khi ra trường cơ hội nghề
nghiệp ra sao?

Ths. Nguyễn Quốc Hưng:
Bạn phải thi đạt trên điểm sàn của Bộ Giáo Dục (sẽ
công bố ngày 10/8) sau đó em nhận phiếu báo điểm và ghi đăng ký NV2 vào ĐH Phan
Thiết ngành Ngôn Ngữ Anh – khối D1.

Tỷ lệ có việc làm khối ngôn ngữ Anh năm vừa qua mời bạn xem thêm bài viết tại
Vietnamnet.vn

ĐH RMIT

Trần Thị Hương, Nữ – 20 Tuổi
Em chào châu Đh Rmit, rất cảm ơn được cô chia sẻ. Thú thật em rất thích
và đam mê nghề Tài chính mà em lại không có kỹ năng. Nhiều lúc em tự hỏi không
biết em thiếu thông tin hay mình quá kém. Mong cô chia sẻ cùng em để em có được
niềm tin đi tiếp hướng mà em đã chọn.

Cô Jackie, chuyên viên Tư Vấn Hướng Nghiệp ĐH RMIT:

Cô Jackie, chuyên viên Tư Vấn Hướng Nghiệp sẽ trả lời câu hỏi này của em nhé.
Nhân sự ngành Tài Chính có một số những yêu cầu khá cao so với mặt bằng chung,
vì họ sẽ là những người 1) ra quyết định 2) hỗ trợ trong việc ra các quyết định
về Tài chính cho doanh nghiệp, cho chính phủ và các tổ chức phi chính phủ vv…

Em cần trang bị cho mình các kỹ
năng, tìm hiểu về các vấn đề tài chính xung quanh mình, khả năng suy nghĩ có
chiến lược, khả năng phân tích giải quyết vấn đề và khả năng giao tiếp với xung
quanh, và quan trọng là phải thấy mình yêu thích khi làm quen với lãnh vực này…Và
sau đó chọn cho mình một trường đại học phù hợp (khả năng học tập, tài chính…).

Em có thể thiếu thông tin nhưng
có thể truy cập vào các trang website về “mô tả nghề nghiệp tài chính” hoặc
www.graduatecareers.edu.au (phần Career Planning and Resources) để tìm ra các
thông tin cần thiết. Chúc em ngày càng yêu thích ngành học đầy thú vị và thử
thách này.


HTML clipboard

Đức Hiếu, Nam – 20 Tuổi
Xin cho em hỏi về cách thức tuyển sinh của Trường ĐH quốc tế RMIT. Điểm
thi phải là bao nhiêu để có thể đủ đậu, có cần bằng TOEFL không, chi phí học là
bao nhiêu?

RMIT tuyển sinh theo cách của các trường đại học trên thế giới, đó là dựa vào
điểm trung bình cộng của Trung Học và khả năng tiếng Anh (vì đào tạo hoàn toàn
bằng tiếng Anh và theo tiêu chuẩn thế giới). Khi em chưa có bằng IELTS hay TOEFL
em có thể tham gia lớp tiếng Anh dự bị đại học. Chi phí của RMIT tính theo tín
chỉ, thời lượng cho chương trình đại học trung bình là 24 môn học, mỗi môn trung
bình 24 triệu bao gồm chi phí sách giáo khoa. Chúc em có quyết định sớm nhé.
Thân chào!

Hồ Viết Lan, Nam – 50 Tuổi
Chất Lượng đào tạo của trường ĐH quốc tế RMIT có gì khác biệt và ưu việt
hơn so với các trường cùng ngành (chẳng hạn ngành marketing)? Cơ hội xin việc
làm sau khi tốt nghiệp có cao hơn so với các trường khác không mà học phí cao
hơn nhiều quá vậy?

Xin chào anh. Đại học RMIT tại Việt Nam là Trường Đại Học hàng đầu (Xếp top 20
tại Úc) và là Cơ sở Đại Học Nước Ngoài lớn nhất thế giới theo bình chọn của QS
University Ranking. RMIT có cơ sở trên nhiều quốc gia và châu lục, với thành
tích đào tạo nổi trội và được xếp hạng 5 sao về chất lượng. Riêng ngành
Marketing, năm 2012, RMIT được xếp hạng “Trên chuẩn thế giới” cùng với một số
ngành học khác như Hệ thống Thông tin kinh doanh, Truyền Thông vv. RMIT đứng thứ
51 trên thế giới về triển vọng nghề nghiệp của sinh viên khi tốt nghiệp nhưng
học phí chỉ khoảng 1/3 so với đi du học. Chúc anh có được nhiều thông tin tốt
nhất cho việc chọn ngành, trường. Thân ái!

 

Trần Thị Mỹ Linh, Nam – 20
Tuổi
Cho em hỏi ban tư vấn Của ĐH Rmit như sau: Em đang học tốt các môn Văn,
Sử, Địa nhưng em không biết ba môn học đó có thể làm được ngành nghề gì có tiền
trong tương lai. Gia đình và mọi người xung quanh đều khuyên em nên học 3 môn
Toán, Lí, Hóa nhưng em lại học rất tệ ba môn học đó. Vậy ba môn Văn, Sử, Địa có
thể làm nghề gì ổn định và có tiền ạ? Nếu em học 3 môn này có đăng kí được vào
khoa nào của RMIT không?

Chào Linh, Em đã có một bước đầu khá vững chắc với nhiều kỹ năng tốt (Văn, Sử,
Địa) so với bạn bè trang lứa trên thế giới và em có tiềm năng nghề nghiệp trong
nhưng ngành có liên quan như: Nhà Sử Học, nhân viên làm việc trong bảo tàng, thư
viện chính phủ….nơi các kỹ năng nghiên cứu và viết báo cáo…rất cần kỹ năng
như em.

Sinh viên ngành Văn học thường
hay yêu thích trò chuyện với nhưng người xung quanh, và có tiềm năng trong các
ngàh viết lách, nhà báo, nhà truyền thông …Tất cả ngành nghề đều có thể đảm
bảo một cuộc sống đầy đủ nếu chúng ta phấn đấu và yêu nó đến cùng. Em cần nghĩ
đến những kỹ năng và sớ thích ngoài việc học (em thích làm gì lúc rãnh rỗi…)
vì đó là một phần thông tin quan trọng khi em chọn nghề.

Em có thể vào trang “myfuture.edu.au”
và tìm “myguide”. Những thông tin từ trang web này sẽ rất bổ ích và cho em một
cái nhìn toàn cảnh về bản thân. Tại RMIT, các ngành học như Truyền Thông hay
những ngành Kinh tế cũng có thể phù hợp với em. Chúc em tìm được một câu trả lời
thú vị cho bản thân mình.

Thanh Tu, Nữ – 18 Tuổi
Em thấy RMIT có rất nhiều SV nổi tiếng là các hoa hậu, hotgirl. Liệu có
sự phân biệt đối xử nào giữa SV thường và SV nổi tiếng trong trường không?

Cô Jackie trả lời rằng: Cái đẹp nằm trong mắt người nhìn, và mỗi người đều có
nét riêng cả. Chỉ đẹp thôi thì chưa đủ nếu bạn muốn thành công (tất nhiên là
thành công ngoài lãnh vực người mẫu). Cám ơn câu hỏi thú vị của em.

Minh Chien, Nam – 19 Tuổi
Việc tư vấn và hướng nghiệp cho SV tại RMIT được thực hiện như thế nào?
Ngoài việc cầm trên tay một tấm bằng quốc tế, SV có được nhà trường hỗ trợ tìm
việc làm không?

Chào Chiến, số điện thoại tư vấn tuyển sinh (miễn phí) của RMIT là 3 776 1369 và
các chuyên viên tư vấn sẽ trả lời các câu hỏi và hướng dẫn việc nhập học cho em.
Về câu hỏi là bằng cấp có đảm bảo việc làm hay không, thì câu trả lời là “Cuộc
sống sẽ không đảm bảo cho ai bất kỳ điều gì” Tuy nhiên trong quá trình tôi luyện
tại RMIT, em đã được trang bị các kỹ năng tối cần thiết để cạnh tranh và được
công nhận bởi các nhà tuyển dụng tại Việt Nam. Kỹ năng tiếng Anh nổi trội và kỹ
năng lành nghề của em , cùng khả năng giao tiếp và thuyết trình chuyên nghiệp sẽ
đảm bào cho em có một vị trí cạnh tranh trong môi trường toàn cầu.

Chinh, Nam – 20 Tuổi
Em nghe nói ĐH RMIT có chương trình du học và trao đổi SV, Điều kiện để
tham gia chương trình này là gì ạ?

RMIT là một đại học, dù cơ sở là ở Việt Nam hay tại Úc. Sinh viên theo học tại
RMIT sẽ có ít nhất là 2 cơ hội khám phá thế giới. 1. Chương trình Du Học cho
phép sinh viên chọn các học phần ở VN hay Úc và do đó, quyết định về tài chính
và kế hoạch học tập của mình theo từng giai đoại cụ thể. 2. Chương trình Trao
Đổi Sinh Viên cho phép em học 1, 2 học kỳ ở tại Úc với chi phí không thay đổi.
Điều kiện là em phải có học lực khá và tất nhiên tùy lựa chọn mà kinh phí sẽ
khác nhau. Chúc em có những chuyến đi đầy ý nghĩa!

Anh Tuan, Nam – 18 Tuổi
Em muốn nộp hồ sơ dự tuyển vào ĐH RMIT nhưng không biết phải nộp những gì
và làm thế nào để nộp? Liệu có nộp đơn đăng kí trực tuyến được không? Xin tư vấn
giúp em!

RMIT có bộ hồ sơ riêng và có đội ngũ tư vấn miễn phí qua số 08 37761369. Em có
thể đến thẳng trường vào ngày hội Thông Tin 24/3/13 từ 8h sáng để nhận được bộ
hồ sơ và thi xếp lớp miễn phí.

Tra My, Nữ – 18 Tuổi
Có thể cho em biết cách thức nộp hồ sơ ứng tuyển chương trình học bổng
đại học toàn phần tại Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam?

Chào My – Đây là đường link để em chuẩn bị hồ sơ học bổng. Em có cần thêm thông
tin thì gọi đến RMIT nhé, chuyên viên tư vấn sẵn sàng tiếp sức cho em
www.rmit.edu.vn/scholarships. Thân!

 

ĐH Hồng Bàng

tran thi yen nhi, Nữ -
19 Tuổi
Em muốn học y dược, lực học khá. Xin tư vấn cho em
các khoa liên quan đến y dược của ĐH Hồng Bàng. Điểm chuẩn năm 2012 của các khoa
này là như thế nào? Cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao?

TS. Nguyễn Minh Mẫn: Hệ đại học của trường ĐH QT Hồng Bàng gồm có các
ngành :
- Điều dưỡng
- Kỹ thuật Y học (xét nghiệm y khoa)

2 ngành này thuộc về khối B, điểm chuẩn bằng với điểm sàn của Bộ Giáo dục quy
định hằng năm. Cơ hội việc làm hiện nay tất cả các bệnh viện cả nước đều có nhu
cầu về điều dưỡng và xét nghiệm y khoa rất lớn.

 

Người tốt nghiệp ngành này vừa hỗ
trợ bác sĩ trong việc điều trị bệnh còn có thể chăm sóc bệnh nhân với những kỹ
năng chuyên ngành; ngành Kỹ thuật Y học chuyên dạy cho sinh viên xét nghiệm nước
tiểu, nước miếng, đo điện tim, xét nghiệm máu, vi trùng…giúp cho bác sĩ định
bệnh.

Riêng về hệ Trung cấp chuyên
nghiệp (được liên thông lên đại học. Học các ngành thẩm mỹ sắc đẹp, xét nghiệm,
dược sỹ, y sỹ đa khoa, y sỹ y học cổ truyền, điều dưỡng. Ngoài ra trường có hệ
cấp chứng chỉ cho y sỹ chuyên khoa răng, hàm, mặt, điều dưỡng nha khoa, trợ thủ
nha khoa.

Tất cả các thông tin trên, nếu
các biết thêm, xin liên hệ: TS.Nguyễn Minh Mẫn – điện thoại: 0908.80.24.45 -
0908.168.005; email: mannguyenminhhbu@gmail.com.

 

 

ĐH Công nghiệp TP.HCM

Trần Điền An, Nam – 18 Tuổi

 


Cơ hội việc làm sau khi học xong của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, trường Đại học nào dễ thi vào?

PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công
Nghiệp
TP.HCM
:  Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường SV có thể làm việc tại các công ty, nhà máy sản xuất các sản phẩm Hóa chất, Thực phẩm, khu xử lý chất thải công nghiệp. Tham gia quản lý môi trường và xử lý môi trường ở các huyện, tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp.

Chỉ tiêu bậc đại học, ngành CN kỹ thuật môi trường năm 2013 của Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM là 350.

NGUYỄN TUẤN THANH, Nữ – 19 Tuổi
Em hiện đang học lớp 12 tại An Giang, em muốn thì ngành kế toán vào
trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – khối D1, cho em xin hỏi điểm chuẩn khoảng nhiêu
là có khả năng đậu vào năm nay, do học lực em khá lại học ở vùng quê nữa.

PGS. TS. Nguyễn Đức Minh: Cảm ơn em đã chọn trường ĐH Công nghiệp
Tp. HCM để đăng ký dự thi năm nay. Chỉ tiêu ngành Kế toán năm nay của Trường là
800 ở bậc đại học và 200 ở bậc cao đẳng (như vậy là khá nhiều chỉ tiêu đó). Điểm
chuẩn thì rất khó đoán trước và còn tùy thuộc vào đợt xét tuyển, điểm bìhh quân
mọi năm thì dao động từ 15 đến 16,5 điểm.

Hai Nam, Nam – 17 Tuổi
Em đang ở ngoài Bắc và muốn thi vào trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Vậy em có thể đăng kí thi nhờ ở cụm trường nào?

PGS. TS. Nguyễn Đức Minh: Ngoài điểm thi tổ chức tại TP.HCM, Trường
ĐH Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh có tổ chức thi tại 3 cụm thi liên trường: Cụm thi
Vinh, Cụm thi Quy Nhơn, Cụm thi Cần Thơ. Nếu em ở phía bắc, không thể dự thi
trực tiếp tại 4 địa điểm thi trên thì em vẫn có thể “thi nhờ” vào bất cứ trường
ĐH nào có tổ chức thi tuyển sinh. Muốn vậy em phải ghi rõ trong Hồ sơ đăng ký
tuyển sinh mã trường em đăng ký thi vào là HUI.
Mai Hằng Xuân, Nữ – 16 Tuổi
ĐH Công nghiệp TP.HCM có hệ trung cấp để học
liên thông lên đại học và cao đẳng không ạ? Nếu kì thi ĐH, điểm thi của em chỉ
được khoảng 10-13 điểm liệu em có cơ hội được học không?

PGS. TS. Nguyễn Đức Minh: Hiện nay trường có đào tạo các hệ: Thạc
sĩ, Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp. Hằng năm Nhà Trường vẫn tổ chức
2 kỳ thi thi liên thông từ Trung cấp lên Đại học và cao đẳng lên đại học.

Nếu kết quả thi của em không đạt điểm chuẩn vào hệ đại học nhưng đủ điểm
trúng tuyển vào hệ cao đẳng của Trường thì Nhà trường sẽ gọi em vào học ở bậc
cao đẳng. Ngay cả khi em không đủ điểm vào học hệ cao đẳng em vẫn còn cơ hội để
hoc hệ cao đẳng nghề. Năm 2012, người đạt huy chương vàng trong Hội thi tay nghề
Asean, ngành Thiết kế Web, là một bạn đang học ở hệ cao đẳng nghề.

Nếu em đạt điểm thi khoảng 10 điểm và không đỗ vào cao đẳng chuyên nghiệp
thì Trường sẽ gọi em nhập học hệ cao đẳng nghề.

ĐH Nguyễn Tất Thành

Lưu Vũ Hải, Nam – 18 Tuổi
Cho em biết điểm xét tuyển vào khối A của ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2012. Liệu năm
nay điểm chuẩn có tăng nhiều không?

 

Binh Minh, Nam – 18 Tuổi
Cho em hỏi trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức thi hay xét tuyển. tỉ lệ
chọi dự kiến 2013 của trường là bao nhiêu? Nếu theo học tại trường thì học phí
một năm là bao nhiêu ạ?

TS. Nguyễn Tuấn Anh: Năm 2013, Trường sẽ tổ chức thi tuyển và cả xét
tuyển. Nếu em muốn học tại Trường thì có thể làm hồ sơ thi tuyển ngay trong
tháng 3 này. Năm nay Trường sẽ tuyển 1.500 chỉ tiêu đại học, và 4.500 chỉ tiêu
cao đẳng.

Em đừng lo lắng quá về tỷ lệ chọi của các trường,
mà nên chú ý nhiều hơn vào điểm xét tuyển vào trường có phù hợp với khả năng
mình không. Năm nay Trường dự kiến sẽ có điểm xét tuyển vào Trường bằng với điểm
sàn đối với hầu hết các ngành.

Về học phí, em sẽ đóng học phí theo tín chỉ,
nghĩa là tùy theo số môn học trong năm học. Trung bình thì học phí đại học là
khoảng 14 triệu/ năm và cao đẳng là khoảng 10 triệu/năm.

hồ hà hồng thủy, Nữ – 44 Tuổi
Con tôi thi tuyển ĐH vào ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học thì cơ hội sau
khi ra trường có khả quan không ạ? tỉ lệ SV có việc làm sau khi ra trường của
ngành này tại ĐH Nguyễn Tất Thành là bao nhiêu?

TS. Nguyễn Tuấn Anh: Liên quan tới ngành nghề này thì hiện nay Trường Đai
học Nguyễn Tất Thành tuyển sinh đào tạo trình độ đại học và cao đẳng ngành Công
nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm. Hai ngành này có triển vọng việc làm rất lớn.
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc tại nhà máy hay công ty ở các vị
trí như kỹ sư sản xuất, kỹ thuật viên phòng lab, kỹ thuật viên KCS, chuyên viên
công nghệ, hay làm đại diện thương mại cho các công ty kinh doanh trong lãnh vực
này. Tỷ lệ có việc làm của Trường trong các năm qua rất cao. Thống kê cho thấy
là 85% các em có việc làm trong 3 tháng sau khi tốt nghiệp; 95% có việc trong 6
tháng.

 

CĐ Viễn Đông

Nguyễn Thu Phương, Nữ – 19 Tuổi
Học kế toán tại CĐ Viễn Đông em có thể liên thông
lên trường nào ạ? Em nghe nói tốt nghiệp kế toán bây giờ rất khó xin việc,
trường có chính sách nào hỗ trợ sinh viên không ạ?

Th.s Nguyễn Hồng Trang: Sau khi tốt nghiệp CĐ Viễn Đông em có thể học
liên thông lên Đại học ở bất cứ trường Đại học nào. Trong các năm qua sinh viên
tốt nghiệp của trường đã thi đậu và theo học tại trường Đại học Kinh tế TPHCM,
ĐH Mở TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính Marketing…và các bạn đã có thành tích
học tại ĐH rất tốt.

Em đừng lo ngành Kế toán khó xin việc. Trên thực tế, xã hội đang phải đối mặt
với tình trạng vừa thừa vừa thiếu: thiếu người có kỹ năng, thừa người không đạt
yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy em cần học tốt chương trình đào tạo của
trường đồng thời chịu khó đi thực tập để có kinh nghiệm thực tế. Trường CĐ Viễn
Đông rất chú ý xây dựng chương trình bám sát quy trình thực tế tại các doanh
nghiệp và giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên ngay từ khi đang học.

 

Quan niệm của nhà trường là tập trung đào tạo
những gì doanh nghiệp cần. Như vậy, nếu em học tốt tại trường và chú ý nâng cao
kỹ năng thì không bao giờ lo không tìm được việc làm. Thời gian qua trường đã
giới thiệu sinh viên đến thực tập tại các Cty lớn như SJC, Tổng Cty Công Nghiệp
Sài Gòn, Ngân hàng Techcombank…và nhiều sinh viên nhờ quá trình thực tập tốt
đã được nhận vào làm việc chính thức ở các đơn vị này.

(tiếp tục cập nhật…)

VietNamNet

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113316/dang-tu-van-truc-tuyen--thi-dh-cd-2013.html

Sách giáo khoa Lịch sử Nhật bỏ đi phần nào?

Posted: 20 Mar 2013 07:49 AM PDT

Bài viết là những phân tích và quan điểm của phóng viên gốc Nhật Mariko Oi hiện đang làm việc cho BBC News.


Học sinh Nhật Bản hầu như không biết gì về sự kiện "phụ nữ giải khuây"

Người Nhật thường không hiểu tại sao các nước láng giềng lại hay hận thù những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong những năm 30 và 40. Nguyên nhân là do họ hiếm khi được học về lịch sử thế kỉ 20. Bản thân tôi chỉ biết được toàn bộ vấn đề khi ra khỏi nước Nhật và học tập ở Australia.

Từ thời người Homo erectus (người đứng thẳng) đến nay, 300.000 năm lịch sử chỉ được hệ thống giáo dục Nhật dạy trong một năm học. Năm 14 tuổi, lần đầu tiên tôi được học về mối quan hệ của Nhật Bản với thế giới bên ngoài.

3 tiếng mỗi tuần, 105 giờ một năm và chúng tôi học lịch sử thế kỷ 20 sau cùng.

Gần như không có gì ngạc nhiên khi các tiết học lịch sử ở một số trường không đề cập đến giai đoạn này và các giáo viên nói với học sinh rằng hãy đọc nốt cuốn sách nếu có thời gian rỗi.

Mới đây, khi trở về ngôi trường cũ – Sacred Heart ở Tokyo, các giáo viên nói với tôi rằng họ thường phải làm việc khẩn trương vào cuối năm học để đảm bảo có đủ thời gian dạy phần Thế chiến thứ 2.

"Khi tôi gia nhập trường Sacred Heart, cô hiệu trưởng yêu cầu tôi phải đảm bảo dạy hết mọi giai đoạn từ đầu đến lịch sử hiện đại" – cô giáo lịch sử lớp 8 của tôi nói.

"Chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ với các trường anh em ở khu vực châu Á; vì thế, chúng ta muốn học sinh của mình hiểu về mối quan hệ lịch sử của Nhật Bản với các nước láng giềng".

Tôi vẫn nhớ cách đây 17 năm, cô đã nói với cả lớp về tầm quan trọng của lịch sử chiến tranh Nhật Bản và khẳng định rằng nhiều căng thẳng về địa chính trị ngày nay cũng xuất phát từ những việc đã xảy ra trong quá khứ.

Tôi cũng nhớ mình đã từng tự hỏi tại sao chúng tôi không đi thẳng tới giai đoạn lịch sử này nếu như nó quan trọng, thay vì lãng phí thời gian vào kỷ nguyên Pleistocene.

Khi học tới giai đoạn đó thì chỉ có 19 trang trong tổng số 357 trang sách nói về các sự kiện từ năm 1931 tới 1945.

Có 1 trang nói về sự kiện Mukden (hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu Lý) mà lính Nhật đã cho nổ mìn một đường sắt ở Mãn Châu Lý năm 1931.

Có một trang dành để nói về những sự kiện dẫn đến chiến tranh Trung – Nhật năm 1937, trong đó có một dòng ở chú thích cuối trang nói về vụ thảm sát khi quân Nhật xâm chiếm Nam Kinh – hay còn gọi là "cuộc thảm sát Nam Kinh".

Một câu khác nói về việc người Hàn và người Trung Quốc được đưa sang Nhật làm thợ mỏ trong chiến tranh. Một dòng khác cũng trong chú thích nói về những "phụ nữ giải khuây" – một lực lượng phụ nữ được tập hợp để phục vụ Quân đội Hoàng gia Nhật Bản.

Một câu khác nói về vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.

Tôi muốn biết nhiều thông tin hơn về những sự kiện này, nhưng lại không đủ nhiệt tình để đi sâu hơn vào từng chi tiết với quỹ thời gian rảnh rỗi của mình. Bởi dù sao tôi lúc đó vẫn đang là một cô gái trẻ, quan tâm nhiều hơn tới thời trang và các chàng trai.

Bạn bè tôi có cơ hội chọn môn Lịch sử thế giới khi lên lớp 11. Nhưng thời gian đó, tôi lại rời Nhật Bản sang sống ở Australia.

Sách giáo khoa Nhật Bản: Chỉ có một dòng chú thích về sự kiện Nam Kinh

Tôi nhớ là mình đã rất háo hức khi nhận ra rằng học Sử ở Australia – thay vì phải học toàn bộ các sự kiện theo thứ tự thời gian – chúng tôi chỉ tập trung vào một số ít các sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới.

Vì thế, bất chấp sự phản đối của giáo viên về việc tôi sẽ gặp khó khăn với một lượng tài liệu lớn được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ mà lúc đó bản thân mới chỉ có thể dùng để giao tiếp, tôi chọn Lịch sử là một trong số các môn học để thi lấy bằng tú tài quốc tế.

Bài luận đầu tiên của tôi bằng tiếng Anh là về "sự kiện Nam Kinh". Có nhiều lập luận trái chiều về những gì đã xảy ra. Trong khi người Trung Quốc nói rằng đã có 300.000 người bị hại và nhiều phụ nữ bị cưỡng hiếp thì một số người Nhật không chấp nhận cáo buộc đó.

Ông Nobukatsu Fujioka là một trong số những tác giả có sách viết về sự kiện này. Ông thừa nhận đã có nhiều người chết nhưng đó là chuyện đương nhiên phải xảy ra trên chiến trường, người Nhật không cố ý làm vậy. Tác giả theo chủ nghĩa dân tộc này cũng cho rằng những bằng chứng mà phía Trung Quốc đưa ra để chứng minh tội ác của người Nhật là chưa thực sự xác đáng.

Là một học sinh 17 tuổi, tôi không cố đưa ra một khẳng định chắc chắn nào về những gì đã xảy ra, nhưng việc đọc hàng chục cuốn sách về vụ việc này ít nhất giúp tôi hiểu tại sao nhiều người Trung Quốc vẫn cảm thấy oán hận về những việc làm của quân đội Nhật.

Trong khi học sinh Nhật Bản có thể chỉ được đọc một dòng về cuộc thảm sát này thì những đứa trẻ ở Trung Quốc được dạy từng chi tiết, mặc dù những thông tin này đôi khi bị chỉ trích là chống Nhật thái quá.

Vấn đề này cũng tương tự như khi nói về Hàn Quốc – quốc gia có hệ thống giáo dục tập trung nhiều vào lịch sử hiện đại của chúng tôi. Điều này dẫn tới việc nhận thức rất khác nhau về cùng một sự kiện ở các quốc gia chỉ cách nhau một giờ bay.

Một trong số những chủ đề gây tranh cãi nhất ở Hàn Quốc lại là vấn đề "phụ nữ giải khuây".

Ông Fujioka tin rằng họ được trả tiền. Nhưng những người hàng xóm của Nhật Bản như Hàn Quốc và Đài Loan lại cho rằng những phụ nữ này bị ép buộc làm việc như những nô lệ tình dục cho quân đội Nhật.

Nếu không biết về những tranh cãi này, sẽ rất khó để hiểu tại sao một số tranh chấp lãnh thổ gần đây của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc lại dẫn đến những phản ứng gay gắt từ phía các quốc gia láng giềng của chúng ta.

Tương tự thế, người Nhật thường thấy khó hiểu khi các chính trị gia tới thăm ngôi đền gây nhiều tranh cãi Yasukuni – nơi vinh danh cả những tội phạm chiến tranh trong số các binh sĩ khác của Nhật Bản.

Tôi đã hỏi con cái của một vài người bạn và đồng nghiệp rằng chúng được học những gì trong suốt những năm phổ thông.

Cô sinh viên 20 tuổi Nami Yoshida và cô em gái Mai – cả hai đều là sinh viên ngành Khoa học – nói rằng chúng chưa từng nghe nói đến "phụ nữ giải khuây".

"Cháu từng nghe nói về vụ thảm sát Nam Kinh nhưng không biết nó là gì" – 2 cô bé đều trả lời như vậy.

"Ở trường, chúng cháu học nhiều về những gì đã xảy ra từ rất lâu như thời kỳ samurai" – Nami nói thêm.

Cậu bé Yuki Tsukamoto, 17 tuổi thì nói rằng sự kiện Mukden và cuộc xâm chiếm của Nhật Bản vào bán đảo Triều Tiên cuối thế kỉ 16 đã giải thích tại sao Nhật Bản không gây được thiện cảm với các quốc gia trong khu vực.

"Cháu nghĩ việc một số người tức giận là có thể hiểu được vì không ai muốn đất nước mình bị xâm lược cả" – cậu nói.

Tuy nhiên, Yuki cũng không biết gì về "phụ nữ giải khuây".

(Còn nữa)

  • Nguyễn Thảo (lược dịch từ BBC)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113269/sach-giao-khoa-lich-su-nhat-bo-di-phan-nao-.html

Xử phạt dạy thêm như ‘bắt cóc bỏ đĩa’

Posted: 20 Mar 2013 07:49 AM PDT

– Tại hội thảo góp ý cho Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 19/3, lãnh đạo các sở GD-ĐT phản ánh đã gặp nhiều khó khăn quản lí dạy thêm học thêm (DTHT).

Xuất hiện lách luật dạy thêm

Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Bắc
Giang – Nguyễn Tiến Quang cho biết: "Qua thanh tra ở địa phương, đặc biệt ở TP
Bắc Giang tình trạng DTHT tràn lan ở cấp tiểu học…

Một thực tế khác được ông Quang
nêu ra: "Thông tư 17 cấm DT môn văn hóa, trừ bồi dưỡng về văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao và rèn kỹ năng sống. Hiện nay ở Bắc Giang có biểu hiện các trường
tiểu học lách luật đề nghị làm tờ trình xin cấp phép dạy thể dục thể thao và rèn
kỹ năng sống, nhưng cấp phép lại DT văn hóa trá hình".

 

Phó GĐ Sở GD-ĐT Đỗ Văn Thông cho rằng sở gặp nhiều
khó khăn trong quản lí DTHT.

 

Ông Quang đề nghị, nên đưa vào
nội dung phạt từ 1 đến 5 triệu đồng/môn văn hóa với giáo viên, trường tổ chức
DTHT vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Mặt khác,
hành vi tổ chức DT ở nhà của các giáo viên này có bị xử phạt không?

Phó GĐ Sở GD-ĐT Ninh Bình – Đỗ
Văn Thông cho rằng sở gặp nhiều khó khăn trong quản lí DTHT khi lực lượng thanh
tra quá mỏng, chỉ 5 người nhưng lượng công việc lớn.

Việc kiểm tra, xử phạt ở Ninh
Bình như ông Thông tâm sự như "bắt cóc bỏ đĩa"…

Bổ sung quy định phạt?

Một số ý kiến khác cũng cho rằng
nhiều nội dung về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tại dự
thảo Nghị định chưa gần với thực tế, cần xem xét và bổ sung thêm.

 

Ảnh minh họa, Ảnh: Đất Việt.

 

Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM
Phạm Thanh Nam cho rằng, quy định xử phạt từ 5-10 triệu đồng với đơn vị tổ chức
dạy thêm tại địa điểm không đảm bảo quy định nên bổ sung thêm quy định với cá
nhân.

Ý kiến khác đề nghị cần có thêm
quy định xử phạt với vi phạm tái phạm lần 2.

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn
Huy Bằng khẳng định, việc xử phạt giao cho địa phương chủ động là xu hướng. Tuy
nhiên các mức phạt đưa ra trước hết nhằm răn đe các sai phạm trước khi buộc phải
tiến hành xử lí. Tới đây Bộ GD-ĐT sẽ tập hợp ý kiến và sớm thống nhất để ban
hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

 

Văn Chung (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113590/xu-phat-day-them-nhu--bat-coc-bo-dia-.html

‘Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân’

Posted: 20 Mar 2013 07:49 AM PDT

“Bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ ước một
xã hội mới tốt đẹp hơn. Về nguyên lý, để có một xã hội mới thì cần phải
có một nền giáo dục mới…” – Giản Tư Trung, người sáng lập Trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED) nói.



 

Chân dung hội họa: Hoàng Tường

- Tiêu chí của giải thưởng YGL là thành tích nghề nghiệp, bề dày chuyên môn, cống hiến xã hội và khả năng vượt khó. Ông nghĩ gì khi biết tin được nhận giải thưởng danh giá này? 

Nhiều năm nay tôi cứ cặm cụi làm chứ không nghĩ đến danh hiệu hay giải thưởng gì cả. Nhưng nay được một tổ chức toàn cầu như WEF ghi nhận công việc của mình thì tôi cũng thấy vinh dự, và vui hơn là khi họ nhìn nhận đúng vai trò mà tôi đang đảm trách.

Tôi nghĩ một khi nhận được sự tin tưởng nhiều hơn, cũng có nghĩa trách nhiệm sẽ lớn hơn. Vì công việc của tôi gắn bó với sự học của doanh giới và giáo giới nên tôi luôn tự nhủ sẽ liên tục khai minh chính mình để có thể làm tốt hơn công việc của mình.

- Từ bao giờ ông ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng chung quanh, khi mà mọi suy nghĩ, hành động của ông, thay vì "làm cho mình" thì đều dần trở thành "và cả cho người"?

Tôi luôn mong muốn sống một cuộc đời có giá trị, nhưng để có cuộc đời giá trị thì phải tạo ra những giá trị. Muốn vậy thì phải có trách nhiệm của một con người đối với cái xã hội mà mình đang sống. Suy nghĩ của tôi đơn giản là: nếu không có trách nhiệm đó thì mình thấy mình không có giá trị gì, vậy mình có đáng sống hay không?

Mỗi khi có dịp đứng lớp, tôi thường đưa ra một công thức, tạm gọi là "công thức sự nghiệp": Tổng những gì mà mình kiếm hay đạt được cho mình bằng với tổng những gì mình mang lại hay gây ra cho người khác. Luôn luôn đó là một hằng số. Ví dụ: đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn hay một tội ác lớn, cũng có thể là cả hai.

Ai cũng muốn có một cuộc đời đáng sống, cuộc đời có giá trị. Nhưng đáng sống ở đây không chỉ là bản thân cảm thấy đáng sống mà còn được những người có hiểu biết trân trọng cách sống đó, cuộc đời đó. Bởi lẽ, tôi nghĩ, chân lý không thuộc về số đông, cũng không thuộc về kẻ mạnh, mà thuộc về những người hiểu biết. Nếu mình có một cách sống và một cuộc đời mà tự mình cảm thấy đáng sống, nhưng lại bị những người có hiểu biết phê phán hay lên án thì sự đáng sống đó sẽ trở thành không đáng sống.

- Nhưng làm sao ông có thể tạo giá trị cho chính mình và cho xã hội nếu ông không băn khoăn, day dứt về điều đó?

Công việc của tôi là làm giáo dục. Nhiều người nói làm giáo dục là khai minh xã hội. Không, tôi chỉ khai minh chính mình. Nhưng lúc nào cũng vậy, luôn cần phải có những con người tạo môi trường, tạo ra chất xúc tác để người khác biết cách tự khai minh. Tôi luôn tâm niệm rằng, quá trình đứng lớp cũng không phải là quá trình mình dạy người khác mà là quá trình mình đặt ra những câu hỏi để cho mọi người cùng suy nghĩ. Và khi mọi người suy nghĩ tức là mọi người đang học, thực học. Về nguyên lý sư phạm, có ba cách trao đổi với người học: nói cho người học biết điều mình muốn họ biết; cố gắng trả lời những câu hỏi của người học; đặt ra những câu hỏi để người học suy ngẫm và nỗ lực tự tìm câu trả lời.

Tôi thích nhất cách thứ ba. Cũng có khi tôi đặt ra những câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn như: "Bạn sống để làm gì?", "Thế nào là con người?", "Bạn có phải là con người không?", "Thế nào là trưởng thành?", "Bạn đã trưởng thành chưa?", "Làm dân là làm gì?", "Cần có năng lực gì để làm được dân?"… Mới đầu tưởng đó là những câu hỏi vu vơ, nhăng cuội, nhưng nếu một người mà không quan tâm đến những điều đó, thì khó chạm vào khai minh lắm.

Nhiều thầy cô và cha mẹ nói với học trò, với con của mình rằng "mong sao lớn lên các con sẽ thành người", nhưng sao chẳng mấy ai nói cho các em hiểu làm người là làm gì, cần học gì và học như thế nào để thành người. Chính những câu hỏi đó đã dẫn đường tôi đến với triết học, tuy nhiên tôi tìm kiếm câu trả lời ở cuộc đời qua những hoạt động và trải nghiệm của mình chứ không hẳn là ở lý thuyết. Tất nhiên, sau đó khi gặp những người thầy đang hoạt động trong lĩnh vực triết học, tôi thấy mình được chia sẻ rất nhiều từ những suy nghĩ và chiêm nghiệm này.


- Vậy xin được hỏi: ông là ai?

Tôi nghĩ, "ai" ở đây không hẳn là ông này, bà nọ, mà là ở chuyện liệu mình có ý thức được mình sống để làm gì, mình sẽ sống cuộc đời như thế nào, có đáng không.

Nói cách khác là có hai tầng nghĩa ẩn chứa trong từ "ai": tầng nghĩa thứ nhất đề cập về danh phận, còn tầng nghĩa thứ hai là cuộc đời đáng sống, cuộc đời có giá trị. Vì thế, "ai" ở đây thật sự là một từ có hàm ý triết học, nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu được tầng nghĩa sâu sắc mà nó ẩn chứa để xác định đúng "ai là ai".

Tôi tin dù là "ai", thì hầu hết mọi người đều hướng đến có một nguyên tắc, một cái đích chung giống nhau: trở thành một con người vô hại và hữu ích. Nhưng thế nào là vô hại – có hại, thế nào là hữu ích – vô ích, thế nào là đúng – sai, thế nào là phải – trái, thế nào là tốt-xấu… không phải lúc nào con người cũng dễ dàng minh định.

Nếu cần có một lằn ranh để minh định hành động của mỗi người, tôi cho rằng pháp lý và đạo lý chính là lằn ranh thích hợp nhất. "Đạo lý" không hẳn là đạo lý ở một nơi hay một lúc nào đó, mà cái đạo lý này cần phải chứa đựng cả những giá trị phổ quát của loài người, những giá trị vượt không gian và thời gian.

Tuy nhiên, có khi pháp lý lại trái nghịch với đạo lý, vì pháp lý không xuất phát từ đạo lý. Và đối với những người làm cách mạng thì họ chỉ quan tâm đến đạo lý mà họ theo đuổi chứ không quan tâm đến pháp lý, vì họ không công nhận cái pháp lý đó và họ muốn làm cách mạng để thay đổi nó. Đó cũng là lý do vì sao mà những người cách mạng lại sẵn sàng vi phạm pháp lý và chấp nhận tù đày, thậm chí hy sinh cả tính mạng hay danh dự để đấu tranh cho đạo lý mà họ theo đuổi.

Vừa rồi xem lại bộ phim Những người khốn khổ, tôi càng thấm thía mối quan hệ giữa pháp lý và đạo lý. Cụ thể nhất là câu chuyện của Jean Valjean và Javert. Jean Valjean là hiện thân của đạo lý, còn Javert là hiện thân của pháp lý. Bản thân V. Hugo cũng đã đưa ra cách giải quyết nút thắt này: Javert là người luôn bảo vệ công lý, nhưng trong cái công lý đó không chứa đạo lý nên cuối cùng ông đã chọn cái chết để bảo vệ cả hai. Và một chi tiết nữa, lúc Jean Valjean làm thị trưởng, đức cao vọng trọng, ông nghe tin có một người sẽ phải chết thay mình vì bị cho là Jean Valjean, vậy ông phải chọn giữa ra nhận tội (trở thành người lương thiện mà khốn khổ) với im lặng (trở thành người đức cao vọng trọng mà khốn nạn). Cuối cùng ông chọn làm người lương thiện. Nếu như hỏi Jean Valjean muốn trở thành "ai" trong đời thì chắc hẳn ông sẽ nói "tôi muốn thành người lương thiện".

Không chỉ V. Hugo mà Lincoln cũng đã từng chia sẻ: "Hãy cố gắng làm một luật sư trung thực, còn nếu không thể trở thành một luật sư trung thực thì hãy sống trung thực mà không cần phải làm luật sư".

- Xuất phát điểm là dân kinh tế, tại sao ông lại chọn giáo dục làm con đường nghiệp dĩ của mình? 

Từ bé ở quê bà nội tôi đã truyền cho tôi tinh thần "làm trai cho đáng nên trai". Vì thế tôi đã lớn lên cùng với suy nghĩ sẽ làm được điều gì đó. Cái đó là cái gì thì thấy mơ hồ lắm. Nhưng những ý nghĩ mơ hồ đó cứ đeo đẳng. Khi lớn lên, tôi cũng làm nhiều nơi với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương trường cho tới khoa trường và cả một chút quan trường nữa, nhưng rồi tôi nhận ra rằng công việc mình có thể đóng góp được là làm giáo dục. Tôi chọn cái nghề mà mình cảm thấy có giá trị và sống đúng với con người của mình.

Tất nhiên lúc đầu tôi cũng phải tự đặt câu hỏi: giáo dục ai, giáo dục cái gì. Rồi tôi chọn doanh trí, vì dân trí thì rộng quá, mà quan trí là lĩnh vực mà dân thường không thể tham gia. Sau đó lại thấy mình có thể làm gì đó cho giáo dục, cho giáo trí, góp sức cho sự học của các thầy cô giáo. Và đó là lý do vì sao tôi gắn bó với giáo dục, gắn bó với sự học của doanh giới và giáo giới cho đến nay và nhiều năm nữa.




- So với giới doanh nhân ngày trước, qua những bước khai minh, ngày nay chắc đã khác nhiều?

Chắc chắn là khác. Tôi luôn chia sẻ với doanh giới về một nền kinh thương mới và họ là ai, ở đâu trong một nền kinh thương mới đó, nếu không thì khó mà tồn tại được. Cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, bên cạnh nguyên nhân về việc điều hành vĩ mô nền kinh tế, còn có nguyên nhân vi mô từ phía các doanh nghiệp. Cho dù kinh doanh gì đi nữa thì cũng phải quan tâm đến những yếu tố như năng lực cốt lõi và giá trị bền vững. Đây chỉ là những bài học "vỡ lòng" về quản trị nhưng không phải dễ dàng gì có thể học được.

Cuộc khủng hoảng hiện nay, nhìn ở góc độ vi mô, từng doanh nghiệp thì đau đớn nhưng nhìn ở vĩ mô thì là cuộc thanh lọc vĩ đại, lịch sử kinh thương Việt Nam sẽ sang một trang mới. Tôi cho rằng, nền kinh thương mới này sẽ lành hơn và mạnh hơn, vì nhiều doanh nghiệp mới sẽ ra đời và nhiều doanh nghiệp cũ phải tái sinh. Nhưng cũng có lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng này có thể làm cho thế lực đen hùng mạnh lên, làm méo mó nền kinh thương, và sẽ làm cho nền kinh thương mới nặng mùi tài phiệt, vì các thế lực này sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để tiến hành hàng loạt cuộc thâu tóm không lành mạnh.

- Không chỉ kinh tế mà giáo dục hiện cũng khủng hoảng và tha hoá trầm trọng (từ của GS Ngô Bảo Châu). Được biết ông đang tập trung vào vấn đề giáo dục khai minh. Vậy theo ông, có thể làm được gì cho giáo dục trong bối cảnh hiện nay?

Tôi nghĩ, bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ ước một xã hội mới tốt đẹp hơn. Về nguyên lý, để có một xã hội mới thì cần phải có một nền giáo dục mới. Vì giáo dục nào thì xã hội đó, lãnh đạo nào thì giáo dục đó, thể chế nào thì lãnh đạo đó, và lãnh tụ nào thì thể chế đó. Ai cũng muốn cải cách giáo dục nhưng cần phải thấy đích đến của giáo dục là gì, thực trạng giáo dục ra sao…

Đích đến của giáo dục là con người tự do, con người khai minh, nhưng con người khai minh, con người tự do là thế nào? Nhiều người cho rằng nền giáo dục tệ hại và nhiều yếu kém, nhưng tệ thế nào thì ít ai làm rõ được. Có quá nhiều thứ cần làm trong giáo dục. Còn với cá nhân tôi, ở cấp độ một công dân, tôi nghĩ mình có thể làm được điều gì thì cứ làm thôi. Khi nhiều người cùng thể hiện trách nhiệm công dân thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên.





- Hiện PACE là trường duy nhất phối hợp với các doanh nhân và trí thức để triển khai chương trình Hạt giống lãnh đạo (IPL). Qua các khoá học của chương trình đặc biệt này, ông có thể chia sẻ thêm về việc đào tạo và sử dụng nhân tài?

Nhân tài thì không đào tạo được, mà chúng tôi chỉ tạo môi trường trong đó có chất xúc tác cho sự học của họ để giúp họ tự phát triển mà thôi. Tôi cũng nghĩ khó mà sử dụng được nhân tài vì một nhân tài thực sự luôn biết cách tự sử dụng mình. Nếu có chăng là những người làm lãnh đạo biết tạo ra một môi trường mà nhân tài thấy mình ở trong đó, và khi họ phát huy tài năng của mình thì cũng là lúc tổ chức và xã hội cùng được hưởng lợi.

Trong một giai đoạn đang được mô tả nhan nhản trên báo chí là tha hoá, mất niềm tin, vô cảm… ông có thấy vô vọng? Là một người làm giáo dục, ông chia sẻ điều này thế nào với những người trẻ để họ có thêm niềm tin?
Cuộc đời ai cũng có thể gặp khó khăn, khủng hoảng, đó là chuyện thường tình. Tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp những khó khăn vô lý do những thứ phi lý gây ra cũng làm tôi hơi "oải". Nhưng vô vọng thì không, vì nếu mọi thứ càng tệ hại, càng đi xuống thì càng có nhiều thứ cần làm và mỗi người càng phải dấn thân, càng phải làm điều gì đó.

Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ là mình sẽ dùng đời mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng không. Khi mọi thứ hỗn loạn mà mình lại dùng cuộc đời mình vào những việc mà mình tin là đúng và tốt thì nó càng có nghĩa hơn. Người ta chỉ vô vọng khi chẳng biết làm gì cả hay khi đặt ra cho mình quá nhiều điều to tát nhưng lại không làm được. Khi mình có lẽ sống rõ ràng, phù hợp và lẽ sống đó chứa đựng lẽ phải và nó được hiển hiện ngay trong công việc và cuộc sống hàng ngày, thì bản thân điều đó đã là một cuộc sống có ý nghĩa. Và khi ý thức rõ được giá trị của mình với cuộc đời thì cũng là lúc mình có thêm niềm tin vào cuộc sống.

(Theo Ngân Hà/ Sài Gòn Tiếp Thị)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113463/-moi-thu-cang-te-hai--moi-nguoi-cang-phai-dan-than-.html

Thúc đẩy phát triển học tập suốt đời trong khu vực Đông Nam Á

Posted: 20 Mar 2013 07:49 AM PDT

(GDTĐ)- Diễn đàn Chính sách với chủ đề "Học tập suốt đời: chính sách và triển vọng" trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng các nước Đông Nam Á lần thứ 47 đã diễn ra chiều nay (20/3) tại Hà Nội.

Các đại biểu tham gia diễn đàn
Các đại biểu tham gia diễn đàn "Học tập suốt đời: chính sách và triển vọng". Ảnh: NN

Đây là điểm nhấn quan trọng của hội nghị này để Hội đồng SEAMEO trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược và chính sách học tập suốt đời ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước châu Âu và cùng tìm ra những giải pháp khả thi thúc đẩy việc phát triển học tập suốt đời trong khu vực.

Tại diễn đàn, đại diện Bộ Giáo dục các nước Đông Nam Á, quốc gia thành viên liên kết và các tổ chức thành viên liên kết chia sẻ những nội dung học tập suốt đời đã và đang triển khai ở mỗi quốc gia và toàn khu vực. Cụ thể như học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam; Chiến lược học tập suốt đời ở Thái Lan; Định hướng phát triển học tập suốt đời ở Đông Nam Á; Kinh nghiệm học tập suốt đời tại các nước phát triển Bắc Âu…

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Phạm Vũ Luận – Chủ tịch Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng các nước Đông Nam Á lần thứ 47 khẳng định: Học tập suốt đời là xu thế phát triển tất yếu ở nhiều nước trên thế giới kể cả các nước Châu Á nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Học tập suốt đời ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết của mỗi người để có thể sống, làm việc và tồn tại trong thời đại ngày nay. Việc thúc đẩy học tập suốt đời được coi là chính sách quốc gia nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của lực lượng lao động trong xu thế toàn cầu hóa, duy trì và tăng lợi thế cạnh tranh khu vực và toàn cầu…

Tại Việt Nam, trước nhu cầu học tập suốt đời ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của người dân, Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã thông qua nhiều văn bản qua trọng; đã mở rộng mạng lưới các tổ chức học tập suốt đời xuống tận cơ sở cấp xã  với tổng số hơn 10.828 trung tâm học tập cộng đồng tại 97% xã, phường, thị trấn trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Phạm Vũ Luận phát biểu. Ảnh: NN
Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Phạm Vũ Luận phát biểu. Ảnh: NN

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng nhận định, việc phát triển học tập suốt đời ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á còn gặp nhiều thách thức, như sự hạn chế về cơ sở pháp lý, về sự phối hợp trong từng quốc gia và trong khu vực, sự hạn chế về các số liệu thống kê, về các nghiên cứu định tính, định lượng về học tập suốt đời…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về học tập suốt đời ở khu vực Đông Nam Á còn tiến hành chưa nhiều và nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này còn chưa được kết hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Bộ trưởng khẳng định, để thúc đẩy học tập suốt đời ở từng nước cần có nỗ lực của từng quốc gia cũng như nỗ lực chung của các nước trong khu vực, nhất là trong xu thế hội nhập.

Làm rõ thêm, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GDĐT Việt Nam cho biết, ngoài những khó khăn chung của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, quá trình triển khai học tập suốt đời ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập như: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các trung tâm học tập cộng đồng còn thiếu; nhận thức của người dân và nhiều ban, ngành về vấn đề này còn hạn chế…

Ông Nguyễn Hồng Sơn khuyến nghị, nên có một mạng lưới các chuyên gia và đội ngũ làm thực tế trong khu vực, tổ chức các hoạt động về lĩnh vực xây dựng xã hội học tập để có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tài liệu. Cần có dự hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật cho mạng lưới này, có thể do Unesco, các tổ chức quốc tế khác chủ trì. Bên cạnh đó, cũng cần thêm các nghiên cứu so sánh về xã hội học tập, kết hợp với việc tài liệu hóa những thực tiễn hiện hữu gồm cả kinh nghiệm hay bài học chưa thành công; tăng cường các đề tài, đề án nghiên cứu hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ASEM… về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Ngoài ra, cần tăng cường sự hợp tác, chia sẻ nguồn lực giữa các tổ chức, đoàn thể, người dân, cộng đồng và khu vực kinh tế tư nhân cũng như nhà nước; đề cao trách nhiệm của cơ sở sử dụng lao động do ngành giáo dục cung cấp…

Đại diện Thái Lan, GS.TS Sumalee Sungsri – Trường ĐH Mở Sukhothai Thammathirat cung cấp tầm nhìn của nước này về học tập suốt đời thông qua chiến lược phát triển đồng bộ và nghiêm túc. GS.TS Sumalee Sungsri cho biết: Tại Thái Lan, chiến lược được đề xuất để thúc đẩy học tập suốt đời là tăng cường kiến thức và sự hiểu biết và xây dựng thái độ đúng đắn về học tập suốt đời; Chỉ định cơ quan điều phối về học tập suốt đời; xây dựng kế hoạch thúc đẩy học tập suốt đời ở mọi cấp chính quyền, từ quốc gia tới địa phương; xác định, nhận biết và tiếp cận được nhóm đối tượng mục tiêu; cung cấp một số loại cơ sở hạ tầng học tập; khuyến khích sự tham gia của tất cả các lĩnh vực hoặc tạo lập và thúc đẩy mạng lưới quan hệ đối tác học tập suốt đời để liên tục hợp tác và phát triển; tăng cường hợp tác giữa các mạng lưới đối tác; thúc đẩy học tập suốt đời ở mỗi gia đình…

Trao đổi về học tập suốt đời của các nước Bắc Âu gợi mở cách tiếp cận một mô hình hoàn hảo với hai ý tưởng cơ bản là công bằng và linh hoạt trong hoạt động giáo dục.

TS.Claus Holm – Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu và giáo dục về học tập suốt đời của ASEM đặt tại Trường ĐH Aarhus (Đan Mạch) gửi thông điệp: Xuất phát điểm cho chiến lược học tập suốt đời thành công là xác định những giá trị xã hội truyền thống tạo sự vững chắc tiềm ẩn trong tiếp cận xây dựng quốc gia hoặc vùng miền. Trong các quốc gia Bắc Âu, có thể tìm thấy những giá trị này một cách dễ dàng và rõ ràng. Giá trị xã hội là sự công bằng. Đó là hệ thống học tập suốt đời tại các quốc gia này đã đưa ra các thành quả kỹ năng bình đẳng hơn từ nhà trường và hưởng lợi từ tỷ lệ cao với sự tham gia học tập của người lớn; có thể tóm tắt cách tiếp cận này thông qua cụm từ "bình đẳng thông qua giáo dục".

GS.TS.Arne Carlsen – Giám đốc Viện Học tập suốt đời của Unesco (CHLB Đức) cung cấp một bức tranh khái quát về thực trạng và định hướng phát triển học tập suốt đời ở Đông Nam Á thông qua lăng lính của một chuyên gia Châu Âu giàu kinh nghiệm. Ông cho rằng, học tập tại nơi làm việc cũng là một phần quan trọng của học tập suốt đời. Các nước Đông Nam Á từ lâu đã công nhận các giá trị của giáo dục người lớn và coi đây là một kênh đầu tư hấp dẫn. "Nếu đầu tư vào giáo dục trẻ em, bạn sẽ gặt hái được thành quả và lợi ích sau khoảng thời gian là 20 năm. Nhưng nếu đầu tư vào giáo dục người lớn, bạn sẽ gặt hái được thành quả và lợi ích chỉ sau một vài năm. Như vậy, việc đầu tư vào giáo dục người lớn sẽ đem lại hiệu quả trực tiếp hơn" – GS.TS.Arne Carlsen thể hiện quan điểm.

"Kỹ năng tốt hơn, việc làm tốt hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn" là thông điệp Phó Giám đốc Ban giáo dục và kỹ năng tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Cộng hòa Pháp – TS.Andreas Schleicher gửi tới diễn đàn. TS.Andreas Schleicher cho rằng, cần phải đề cao việc học tập suốt đời định hướng về kỹ năng thay vì giáo dục tập trung vào chuyên môn như trước đây. So với chương trình hoàn toàn do nhà nước thiết kế được giảng dạy độc quyền trong các trường học, học tập tại nơi làm việc cho phép những người trẻ phát triển các kỹ năng cứng trên các thiết bị hiện đại và các kỹ năng mềm, chẳng hạn như làm việc theo nhóm, giao tiếp và đàm phán, thông qua kinh nghiệm thực tế.

Thay mặt Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và sẽ phối hợp với Ban thư ký SEAMEO của Việt Nam tiếp tục triển khai các hoạt động cần thiết và báo cáo trong các Hội nghị tiếp theo của SEAMEO.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Thuc-day-phat-trien-hoc-tap-suot-doi-trong-khu-vuc-Dong-Nam-A-1967810/

3 trường đại học lớn công bố chỉ tiêu tuyển thẳng 2013

Posted: 20 Mar 2013 07:49 AM PDT

* ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển thẳng những thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực, quốc tế, những thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển dự thi Olympic khu vực, quốc tế và những thí sinh đạt giải Ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vào các ngành theo quy định của Bộ GDĐT. Trường ưu tiên xét tuyển những thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải nếu dự thi đại học đủ số môn theo quy định, kết quả thi đại học đạt điểm sàn của Bộ GDĐT trở lên, không có môn nào bị điểm 0 (không hạn chế số lượng).


* Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dành 30 chỉ tiêu tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Cụ thể, tuyển thẳng vào ĐH các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2013 và đạt một trong các điều kiện: tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế các ngành Toán học, Vật lý hoặc Tin học các năm 2012, 2013; thí sinh trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế các năm 2012, 2013 và thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT ngành Toán học, Vật lý hoặc Tin học các năm 2012, 2013.

Học viện xét tuyển thẳng vào CĐ đối với các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT ngành Toán học, Vật lý hoặc Tin học các năm 2012, 2013; tốt nghiệp THPT năm 2013 theo quy định. Học viện ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ 20 chỉ tiêu. Trong đó, ưu tiên xét tuyển vào ĐH 10 thí sinh và CĐ 10 thí sinh. Những thí sinh tuyển thẳng hệ đại học sẽ được Học viện tuyển thẳng vào lớp đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin hoặc Công nghệ đa phương tiện với mức học bổng hỗ trợ tương đương 24.000 USD.

Học viện cũng ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ 20 chỉ tiêu. Trong đó, ưu tiên xét tuyển vào ĐH 10 thí sinh và CĐ 10 thí sinh.

Những thí sinh tuyển thẳng hệ đại học sẽ được Học viện tuyển thẳng vào lớp đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin hoặc Công nghệ đa phương tiện với mức học bổng hỗ trợ tương đương 24.000 USD.

* Trường ĐH Dược Hà Nội
tuyển thẳng các đối tượng là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT); Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic môn Hóa học khu vực và quốc tế hoặc thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba môn Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào đại học. Nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đoạt giải Khuyến khích môn Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào cao đẳng.

Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại trường: Hiệu trưởng nhà trường sẽ căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.

Đối tượng ưu tiên xét tuyển là Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba môn Toán học, Vật lý và Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy vào Trường đại học Dược Hà Nội đủ số môn quy định theo đề thi chung, có kết quả thi từ điểm sàn đại học trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không có môn nào bị điểm 0, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học đại học.

Thí sinh đoạt giải khuyến khích môn Toán học, Vật lý và Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, sau khi tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học khối A có đủ số môn quy định theo đề thi chung, có kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng trở lên theo quy định của Bộ GDĐT, không có môn nào bị điểm 0, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học cao đẳng.

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015 và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

Những thí sinh thuộc đối tượng trên có nguyện vọng phải nộp hồ sơ xét tuyển theo quy định, sau đó sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét, xét tuyển. Những thí sinh trúng tuyển sẽ phải học bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Tuyen-sinh/3-truong-dai-hoc-lon-cong-bo-chi-tieu-tuyen-thang-2013/106730.bld

Cô dạy ‘nhanh như gió’ và nỗi khổ của phụ huynh

Posted: 20 Mar 2013 07:48 AM PDT

- Không chỉ lo sợ con bị…bỏ rơi mà nhiều phụ huynh thực tế “cô giảng nhanh như gió,
nếu không học trước thì…”. Dù lòng không muốn nhưng khá nhiều phản hồi của độc giả
chọn giải pháp “an toàn” – tốt nhất cho con là học trước.



Ảnh minh họa: Dân Trí

Toán lớp 1: Nặng, khó, cô dạy nhanh…

Chị Thủy – một bà mẹ cũng có con đã vào lớp 1 cũng thống thiết chia sẻ về sự 'tiến
thoái lưỡng nan' này: "Mặc dù biết rất rõ, rất hiểu con học trước là rất có hại tới
sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ. Nhưng chị cho biết, con vào lớp 1 và tôi đã trực
tiếp đứng nghe cô giáo dạy. Phải nói là nhanh như gió, nếu con mình mà không học
trước thì cứ coi chừng với các cô bây giờ đấy (chửi bới, mắng mỏ, thậm chí còn đánh
các cháu…)”

“Tôi cũng rất bất bình về trào lưu dạy thêm trước thế này nhưng một mình tôi
thì chẳng làm gì được cả. Do vậy đành cho con theo phong trào…"
– chị Thủy nêu
quan điểm và được rất nhiều phụ huynh đồng cảm.

Độc giả Phương Thảo thì cho rằng một trong những nguyên nhân khiến trẻ nên học trước
là vì chương trình học vượt quá khả năng của một đứa trẻ lớp 1.

"Lớp 1 mà phải biết so sánh số lớn, bé, bằng trong phạm vi 100. Lớp 1 mà phải
làm toán hình học, lớp 1 mà phải đọc rành, viết chính tả, tập chép 1 đoạn văn khoảng
100 chữ… Xin đừng đổ lỗi cho bố mẹ. Họ có thể dạy cho con các con số, các chữ cái
nhưng làm sao dạy được cách ghép vần và làm toán?… Hãy xét xem ngành giáo dục đã
trung thực với học trò chưa? Xem lại chương trình học có đúng với trình độ trẻ chưa?"

– bà mẹ Phương Thảo bức xúc.

Cũng về vấn đề chương trình học, bạn đọc tên Duyên phản ánh: "Môn Toán rất nặng với
các dạng ô trống, điền dấu, điền số, lại còn bài toán đếm hình đoạn thẳng, tam
giác… mà cho người lớn làm còn nhầm lẫn nữa là các cháu nhỏ một lúc mười mấy đoạn
thẳng ghép, tam giác ghép. Phần về bài chính tả, âm vần rất trúc trắc, từ khó thì đầy
dẫy cho vào bài như đánh đố…" Độc giả này hài hước: "Có lẽ nếu có chương trình thi
“Ai thông minh hơn học sinh lớp 1″, chắc cũng không có nhiều người thắng cuộc đâu!"

Không chỉ những phụ huynh bình thường cảm thấy bất lực trước thực tế này mà chính một
giáo viên có con vào lớp 1 trong năm tới cũng thừa nhận 'không khỏi sốt ruột' khi
thấy con cái đồng nghiệp, hàng xóm đã đọc vanh vách, được bố mẹ cho đi học chữ, làm
toán từ lúc 4 tuổi. Bản thân phụ huynh này với cương vị một giáo viên cũng cho rằng
khi trẻ đã biết trước, dễ sinh tâm lý ỉ lại. Mặt khác, chị cũng đặt ra một câu hỏi
khó "Đại đa số các ý kiến cho rằng: không nên cho trẻ học trước, vậy tại sao các lớp
luyện chữ cho trẻ vào lớp 1 vẫn mở ra liên tục (thường là đến tận nhà cô để học)?"

Ân hận khi không cho con học trước

Không ít phụ huynh chia sẻ thực sự không muốn cho con đi học trước nhưng không thể
làm khác sau khi chứng kiến tình trạng hầu hết các con khi vào lớp 1 đều đã đọc thông
viết thạo, thậm chí nhiều bé đã đọc báo ầm ầm.

Một phụ huynh có con đã học lớp 4, từng cương quyết không cho con học trước kể:
"Mấy năm trước đó tôi vẫn giữ nguyên tắc là không cho con học trước vì lo là cháu chủ
quan… Nhưng giờ thật sự mà nói nếu cháu không học trước sẽ không làm được bài và
không tiếp thu được chương trình. Chưa kể cháu viết chậm một tí là toàn để giấy trống
hoặc chữ sai chính tả, rồi đến chuyện cô, thầy véo tai, gõ đầu, xé vở, ném phấn vào
mặt…. Nghĩ đến mà tôi chạnh lòng!"

Chính vì 'nỗi thống khổ' này mà chị thành thực đưa ra lời khuyên “các bậc phụ huynh
nên cho con đi học trước”. "Chương trình học rất khó, nếu năm lớp 1 không tiếp thu
được thì năm lớp 2 và kế tiếp nữa các cháu sẽ không theo kịp. Với biết bao nhiêu xoay
sở nhưng học trước một tí vẫn đỡ hơn các bạn ạ" – phụ huynh tâm sự trong day dứt.

Chị Mai Phương chia sẻ những 'cay đắng' của mình khi con học mẫu giáo ở quê không
được học trước chữ nào, nhưng khi đưa con lên Hà Nội học tiểu học, các bạn cùng lớp
đã biết đọc báo trong khi con mình chưa biết đánh vần. "Học kỳ 1 hai mẹ con đánh vật
với nhau thật là khổ… Cứ mỗi lần gặp mẹ, cô giáo lại phàn nàn con học yếu hơn các
bạn. Cũng may là sang học kỳ 2 cháu theo kịp các bạn. Nghĩ khoảng thời gian phải học
cùng con mà thấy sợ thật…"

Cùng chung hoàn cảnh này là chị Cương. Năm nay có con vào lớp 1, chị cũng không muốn
cho con học trước nhưng sau khi tìm hiểu thì thấy các cháu cùng lứa đều đã học trước
rồi, nếu con mình không học trước, chắc chắn đến lớp không theo được các bạn khác.

Nhiều độc giả đưa giải pháp muốn dẹp bỏ tình trạng này cần có sự vào cuộc của Bộ
GD-ĐT, yêu cầu các cô giáo không tổ chức dạy trước chương trình, đồng thời đưa ra các
biện pháp xử phạt khi phát hiện vi phạm. Mặt khác, chương trình học của trẻ cũng cần
phải xem xét lại để tránh tình trạng quá tải, trẻ không thể tiếp thu hết kiến thức
trong giờ học chính khóa. Ông bố Lê Đăng Triều có con đang học lớp 1 chia sẻ: "Các
nhà giáo dục cứ nói không cần học trước, không cần học thêm nhưng chương trình giáo
dục lại quá vô lý. Mới lớp 1 mà đã viết chính tả, làm toán có lời văn thì không học
trước các cháu sao theo kịp?".

  • Nguyễn Thảo (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113536/co-day--nhanh-nhu-gio--va-noi-kho-cua-phu-huynh.html

Comments