Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những người thầy đặc biệt

Posted: 17 Mar 2013 09:42 AM PDT

(GDTĐ) – Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là những người thầy đặc biệt, bởi họ không những phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề khác, đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh… Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy, mà trong nhiều tình huống, còn phải là người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những hiệu quả to lớn.

* Muốn dạy trò hiệu quả, cần phải hiểu trò

Cô giáo Bùi Hoài Thanh – giáo viên dạy Văn, người có kinh nghiệm làm công tác giáo viên chủ nhiệm 4 năm ở Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam – cho biết, người giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kỹ hoàn cảnh của từng học sinh, từ đó, mới biết cách ứng xử, động viên, khích lệ các em cho phù hợp, giúp học sinh có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình.


Giáo viên chủ nhiệm cần sâu sát đến từng học sinh

Trong thời gian làm giáo viên chủ nhiệm một lớp, cô giáo Thanh luôn cố gắng đến từng nhà học sinh, nhằm lúc phụ huynh không có nhà, để học sinh có thể bộc lộ mình rõ ràng và tự nhiên nhất. Chỉ cần quan sát cách sắp xếp, trang trí góc học tập của học sinh, cô cũng có thể nhận biết được phần nào tính cách, thói quen của các em. Có đến tận nhà học sinh, cô Thanh mới thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của không ít học trò mà nếu chỉ quan sát qua vẻ bề ngoài, qua cách nói chuyện, giao tiếp với bạn bè cùng lớp, với thầy cô… sẽ khó có thể nhận biết được. Nhờ đó, cô Thanh hiểu sâu sắc hơn rằng sự giàu nghèo, vật chất không làm nên tính cách của học trò mà chính là sự giáo dục, nền tảng của mỗi gia đình. Những chuyến đến thăm nhà học sinh cũng giúp cô trân trọng học trò của mình hơn, bởi dù hoàn cảnh, xuất thân như thế nào, nhưng ở trường, ở lớp, với thầy cô, bạn bè, các em đều thể hiện thái độ nghiêm túc trong học tập, tự tin, độc lập, hòa đồng với mọi người xung quanh…

Nhờ tiếp cận với học sinh ở nhiều góc độ, nhiều tình huống khác nhau nên cô giáo Bùi Hoài Thanh có thể hiểu được tương đối đầy đủ và toàn diện về từng học sinh của mình. Ngược lại, học sinh cũng gần gũi với cô giáo hơn. Và khi cô – trò đã tạo được sự gần gũi, tin cậy lẫn nhau thì phối hợp với nhau trong hoạt động dạy và học cũng nhịp nhàng, ăn ý hơn. 

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần nắm bắt được tâm lý của học sinh ở từng lứa tuổi khác nhau. Đây là kinh nghiệm mà cô giáo Nguyễn Xuân Trinh (Trường TH Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội) rút ra trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm của mình. Với học sinh tiểu học, nhiều khi chỉ cần những phần thưởng nho nhỏ như cái bút chì, thước kẻ, tập nhãn vở… cũng đủ làm các cô cậu trò nhỏ sướng rơn nên trên bàn của cô Trinh luôn có một "quầy tạp hóa" để làm phần thưởng cho những học sinh được điểm 10. Cô Trinh chia sẻ: Học sinh tiểu học rất thích được nhận quà, được khen ngợi, nên khi giành được phần thưởng của cô nhờ những bông hoa điểm 10, các em cảm thấy rất hãnh diện, đem khoe ngay với bạn bè, bố mẹ và càng có động lực để phấn đấu trong học tập. Hay để động viên học trò ăn hết suất trong bữa trưa, trước khi ăn một thực phẩm nào đó, cô Trinh đều nói về công dụng của những thực phẩm đó. Khi nghe cô nói những thực phẩm đó có thể làm mình cao lên, thông minh hơn, khỏe hơn… thì cô cậu học trò nào cũng khoái và thi nhau ăn lấy ăn để. 

* Đặt niềm tin vào Học sinh

Cô Nguyễn Thị Hồng Minh – Bí thư Đoàn Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội – cho rằng, mỗi học sinh đều có khả năng riêng. Nếu giáo viên biết cách động viên, khích lệ, các em sẽ phát huy được hết khả năng của mình. Và hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người có điều kiện thuận lợi nhất để phát hiện ra những khả năng của học trò. Bản thân cô Minh đã gặp một trường hợp từng là học sinh cá biệt, thậm chí đã bỏ học 1 năm chỉ vì tự ái cá nhân. Qua tiếp xúc, cô Minh nhận thấy học sinh này học được, có năng khiếu về văn học, có khả năng về tổ chức, lãnh đạo nhưng rất cá tính, đòi hỏi giáo viên phải có cách ứng xử khéo léo. Nhờ sự khuyến khích, động viên và tin tưởng của cô Minh, cô học trò đó đã dần cởi mở và hòa nhập trở lại với bạn bè, thầy cô, rồi tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, của trường, trở thành cây bút chủ lực cho tập san của trường. 


Sự gắn bó giữa GV – HS giúp cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả

Tuy nhiên, để nhìn nhận ra được khả năng riêng của mỗi học sinh đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải xuất phát từ chỗ hiểu rõ về đặc điểm tính cách, tâm lý của từng học sinh. Cô giáo Bùi Hoài Thanh đã từng dạy một vài học sinh bị coi là tự kỷ. Bố mẹ của một trong những học sinh này cho biết, ở ngôi trường mà em học trước đó, em bị xếp vào loại… thiểu năng trí tuệ. Đó là vì mặc dù em rất xuất sắc trong một môn học nào đó, nhưng cách ứng xử của em với những người xung quanh thì không giống các bạn khác chút nào. Em như sống trong thế giới riêng của mình, với môn học mà mình yêu thích mà không quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Hiểu được những đặc điểm khác lạ của những đứa trẻ tự kỷ, khi dạy những học sinh đặc biệt này, cô Thanh luôn nhìn nhận, đánh giá các em ở những mặt nổi trội, cố gắng khơi dậy niềm đam mê đối với lĩnh vực mà các em có khả năng nổi bật để các em có thể đạt thành tích tốt nhất ở lĩnh vực đó. Và niềm tin của cô đối với những học sinh đặc biệt đó đã được đền đáp xứng đáng khi các em đều đạt được thành tích xuất sắc ở những môn học mà các em có đam mê và tài năng. 

* Là chỗ dựa tinh thần của học trò

Ở những ngôi trường dân tộc nội trú, các thầy cô giáo, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm giống như người cha, người mẹ, người thân của học sinh dân tộc bởi các em không chỉ học tập tại trường mà còn ăn ở, sinh hoạt tại trường, gắn bó với trường như ngôi nhà thứ hai của mình trong suốt nhiều năm. Thầy Nông Văn Núi – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú Cao Bằng – chia sẻ: Do sống xa gia đình, xa người thân nên học sinh nội trú có nhu cầu được động viên, được quan tâm rất lớn, nhất là những học sinh mới vào trường. Mặt khác, hầu hết phụ huynh học sinh có trình độ còn thấp, lại gặp khó khăn về điều kiện kinh tế, đường sá xa xôi nên liên lạc thường xuyên giữa học sinh và gia đình gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, học sinh dân tộc nội trú gắn bó với giáo viên chủ nhiệm không khác gì với người thân ruột thịt của các em. Ngược lại, giáo viên cũng quan tâm đến các em học sinh bằng tình cảm của người làm cha, làm mẹ, động viên, chia sẻ khi các em gặp chuyện buồn, gặp khó khăn. Thậm chí, với những tâm sự thầm kín tuổi mới lớn, các em cũng tìm đến giáo viên chủ nhiệm nhờ "gỡ rối". 

Cô Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ thêm, nếu vào trường từ năm lớp 6 thì đến khi ra trường, các em học sinh dân tộc có tới 7 năm sống trong trường nội trú. Thỉnh thoảng, các em mới được về thăm nhà. Chính vì vậy, khi gặp chuyện buồn, gặp những khúc mắc trong cuộc sống, các em đều có nhu cầu được chia sẻ, tư vấn, động viên… nên khi đó, các thầy cô giáo, nhất là các giáo viên chủ nhiệm cần trở thành chỗ dựa tinh thần của học sinh. 

Nếu không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh một cách thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc "có tên" và "không tên" đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có một danh hiệu nào dành riêng cho những giáo viên chủ nhiệm giỏi, thì thành công của học trò sẽ là những phần thưởng quý giá nhất mà những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh luôn hạnh phúc đón nhận.

Minh Trường

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Nhung-nguoi-thay-dac-biet-1967690/

Phú Yên: Tắm biển, 2 học sinh chết đuối

Posted: 17 Mar 2013 09:42 AM PDT

Vĩnh Phúc: khiêng quan tài người chết diễu hành gây náo loạn thành phố

Suýt cháy lớn vì đốt rác

Nhậu say, rút dao đâm chết anh rể

Phú Yên: Tắm biển, 2 học sinh chết đuối

Ý khuyến cáo dân thận trọng khi du lịch Ấn Độ

Phỏng nặng vì hút thuốc lúc sửa xe

Hết dọa Hàn Quốc, Triều Tiên quay sang Nhật

Côn đồ dùng mã tấu chém lìa bàn tay học sinh

Nhật Bản ra mắt tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

Một công ty cố tình “phớt lờ” quyền lợi người lao động

Nguồn: http://nld.com.vn/20130317083058443p0c1002/phu-yen-tam-bien-2-hoc-sinh-chet-duoi.htm

Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời

Posted: 17 Mar 2013 08:42 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (17/3), Hội nghị câu lạc bộ (CLB) giám đốc TT GDTX các tỉnh, thành phố với chủ đề "GDTX với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời" đã diễn ra tại thành phố Điện Biên. Đến dự có các đồng chí: Tiến sỹ Nguyễn Vinh Hiển-Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT; Nguyễn Thanh Tùng- Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên. Tham dự Hội nghị còn có trên 100 đại biểu các trường ĐH, Sở GDĐT và TT GDTX cả nước.

Hội nghị lần này còn là diễn đàn cho các đơn vị trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo để xây dựng xã hội học tập (XHHT), có chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, thông qua Hội nghị nhằm tập hợp những kiến nghị từ cơ sở về chủ trương của Bộ, ngành cho hệ thống GDTX nói riêng và cơ sở đào tạo không chính quy nói chung.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Nhiều cơ hội phát triển cho GDTX

Một trong những trụ cột có vai trò quan trọng và là hạt nhân trong xây dựng XHHT và học tập suốt đời là các TT GDTX. Đến nay, CSVC của nhiều trung tâm đã và đang được quan tâm, đầu tư theo hướng hiện đại. Nhất là trong những năm qua, các trung tâm đã chủ động phối hợp với các trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức của tỉnh, của ngành.

Giám đốc TT GDTX Hải Phòng Trần Thị Sơn cho biết: GDTX đang đứng trước các cơ hội phát triển rất tốt như: việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho hoạt động của các TT GDTX; Đặc biệt là Đề án "Xây dựng xã hội học tập" được Chính phủ thông qua với 4 mục tiêu chính là cơ hội quý báu giúp cho các TT GDTX phát triển.

Trong thời gian tới, khi đối tượng học bổ túc văn hóa giảm dần, TT GDTX Hải Phòng sẽ tăng cường liên kết đào tạo các ngành nghề và mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng sống. Đồng thời phối kết hợp với Sở Nội vụ thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức xã phường về kỹ năng nhiệm vụ, trình độ Tin học, Ngoại ngữ…

Tháo gỡ những khó khăn

Học tập và học tập suốt đời là cơ hội học tập dành cho tất cả mọi người đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các TT GDTX các tỉnh, thành phố gặp không ít khó khăn.

Hiện nay, nhận thức của người dân về GDTX còn nhiều hạn chế nên số lượng học viên và lớp bổ túc THPT giảm dần. Thậm chí, thời gian qua có những trung tâm (TT) không tuyển được học viên. Nhiệm vụ liên kết đào tạo gần đây của các TT đã gặp không ít khó khăn. Nhiều địa phương có đơn vị không có chức năng và cũng không đủ điều kiện liên kết đào tạo nhưng vẫn tham gia hoạt động này, gây ra sự chồng chéo với các TT GDTX.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Thêm vào đó, thời gian qua, một số địa phương không đồng tình với chất lượng GDTX, từ chối thành quả hoạt động liên kết đào tạo hệ vừa học vừa làm, hệ từ xa, không tuyển dụng bằng tốt nghiệp tại chức, từ xa.

Trong ba năm qua số học viên học bổ túc THPT của 36 TT đạt gần 40.000 song đang đứng trước nguy cơ giảm dần. Đối tượng này chủ yếu có học lực yếu, ý thức rèn luyện đạo đức chưa tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các em ngại tiếp thu kiến thức mới, thiếu tự tin vào bản thân…vv.

Đến từ TT GDTX Thanh Hóa, Giám đốc Đào Phan Thắng cho biết: Đến nay TT đã đào tạo được 93 lớp liên kết đào tạo ĐH, CĐ với hơn 7000 học viên, bồi dưỡng được gần 17000 học viên các lớp cán bộ quản lý cấp trường. Song, thực tế cho thấy Thanh Hóa có những hạn chế đặc thù như: khó khăn vùng miền, KT-XH phát triển chậm cũng ảnh hưởng tới đào tạo đội ngũ GV, cơ chế chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập. Cụ thể, không có hỗ trợ dành cho học viên GDTX xã huyện nghèo.

Giám đốc TTGDTX tỉnh Điện Biên mong muốn: Bộ GDĐT cần chỉ đạo xây dựng các chương trình đào tạo tại chức phù hợp với loại hình, tăng cường thời gian thực hành thực tế, có tài liệu tham khảo đa dạng, nội dung, chương trình đáp ứng nhu cầu xã hội, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý và nghiệp vụ cập nhật kiến thức mới…vv.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Thời gian qua, một số địa phương không tuyển công chức có bằng tại chức là không đúng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các TT GDTX cần tiếp cận nhu cầu xã hội và tham mưu cho Sở, cho tỉnh để triển khai được nhiều nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu nhân lực địa phương trong thời kỳ mới.

"Tôi hy vọng, chúng ta thay đổi hình thức, phát hiện nhiều nhu cầu xã hội để đáp ứng và đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đào tạo v.v…" – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.

Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-va-hoc-tap-suot-doi-1967709/

Hai học sinh chết đuối khi tắm sông

Posted: 17 Mar 2013 08:42 AM PDT

Hai em học sinh xấu số là Lê
Văn Tuấn Anh và Võ Văn Anh, cùng sinh năm 1999, trú tại thôn 9, xã Xuân Quang, huyện
Thọ Xuân. Trong lúc chăn trâu thấy trời nóng, cả hai đã rủ nhau xuống sông Nông
Giang đoạn chảy qua xã Xuân Sơn tắm. Đang tắm, do nước sông chảy xiết nên hai em gặp nạn.

Khu vực phát hiện thi thể hai học sinh xấu số

Em Lê Văn Mạnh, cùng đi chăn trâu nhưng không tắm vì không
biết bơi kể lại: "Bạn Tuấn Anh nhảy xuống tắm trước, rồi đến bạn Văn Anh, nhưng
do nước chảy xiết, lại bơi yếu nên bạn Văn Anh chới với kêu cứu, liền lúc đó
bạn Tuấn Anh bơi lại để giúp bạn. Tuy nhiên, do nước chảy mạnh nên cả hai bạn đều đuối
sức rồi bị nước cuốn trôi. Em hô cứu nhưng vì giữa trưa nên không có ai ngoài
đồng. Em vơ lấy đoạn dây thừng buộc trâu ném xuống cho các bạn bám vào nhưng
chưa kịp thì nước đã cuốn chìm hai bạn".

Phải mất mấy phút sau khi nghe tiếng kêu cứu người dân mới
chạy ra thì hai em Tuấn Anh và Văn Anh đã chết đuối và trôi dạt cách khu vực
tắm khoảng 1km.

Ngay chiều ngày 16/3, người nhà và bà con xã Xuân Giang đã
tìm thấy xác hai học sinh xấu số và mai táng các nạn nhân.

Nguyễn Thùy

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/hai-hoc-sinh-chet-duoi-khi-tam-song-708180.htm

Cựu Thủ tướng Ý nói chuyện với SV Việt Nam về chính trị và hòa bình

Posted: 17 Mar 2013 07:42 AM PDT

(GDTĐ)- GS. Romano Prodi, cựu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Cựu Thủ tướng Ý, hiện là Đặc phái viên Liên hiệp quốc cho Mali và khu vực Sahel sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên Việt Nam tại Học viện Ngoại giao Hà Nội vào chiều mai (18/3).

Cựu Thủ tướng ý gặp mặt báo chí chiều 17/3. Ảnh: NN
Cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi (giữa) gặp mặt báo chí chiều 17/3. Ảnh: NN

Buổi nói chuyện với chủ đề «Chính trị và hòa bình – sự hợp tác trên toàn thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa». Đây là một trong những hoạt động của GS. Romano Prodi tại Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện «Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình» lần thứ 4 tại Đông Nam Á.

Trong buổi gặp gỡ với báo giới chiều nay (17/3) tại Hà Nội, GS. Romano Prodi chia sẻ: Bài giảng ngày mai sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về chính trị và hòa bình trên thế giới. Tình hình các nước thế giới hiện rấp phức tạp; trong khi đó, mối quan hệ giao thương cũng đang được tăng cường mạnh mẽ nên chúng ta cần phải đặt ra những quy định, quy tắc chung để tránh xung đột giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới; từ đó, các quốc gia có thể cùng nhau hợp tác, phát triển về kinh tế trong hòa bình.

GS. Romano Prodi là người cuối cùng đến Việt Nam trong khuôn khổ chuỗi sự kiện «Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình» lần thứ 4 tại Đông Nam Á; sau GS. Ngô Bảo Châu; GS.Roger B.Myerson – người đoạt giải Nobel Kinh tế; GS.Harald zur Hausen – đoạt giải Nobel Y học; GS.Douglas D.Osheroff – đoạt giải Nobel Vật lý và GS. Sir Harold W.Kroto – đoạt giải Nobel Hóa học trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2013.

Chương trình "Cầu nối" lần tứ 4 tại Đông Nam Á tổ chức liên tục từ tháng 11 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ nội dung "Xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa", kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loạt các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí. Mục tiêu của "Cầu nối" nhằm tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.

Sự kiện cũng nhằm xây dựng cầu nối thông qua những người đoạt giải Nobel, trường đại học trong nước, các tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác…
 

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/Cuu-Thu-tuong-Y-noi-chuyen-voi-SV-Viet-Nam-ve-chinh-tri-va-hoa-binh-1967708/

Hơn 3.000 học sinh tham gia tư vấn mùa thi ở Hải Dương

Posted: 17 Mar 2013 07:42 AM PDT

(TNO) Chiều nay 17.3, hơn 3.000 học sinh tại Hải Dương đã tham gia Chương trình Tư vấn mùa thi 2013 do Báo Thanh Niên, Bộ GD-ĐT tổ chức. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài PTTH Hải Dương.

Tư vấn mùa thi 2013 đến với học sinh Tây nguyên
Tư vấn mùa thi ở Đắk Lắk
Tư vấn mùa thi ở Tây nguyên và Hải Dương
Lên cao nguyên tư vấn mùa thi
Sáng nay, Tư vấn mùa thi diễn ra tại Lâm Đồng
Gần 3.000 học sinh Ninh Thuận tham dự tư vấn mùa thi
Hôm nay, Tư vấn mùa thi diễn ra tại Ninh Thuận

Đến dự có GS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; ông Nguyễn Dương Thái, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương; nhà báo Đặng Thị Phương Thảo, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên cùng đại diện các ban ngành của Hải Dương.

Vui mừng được mang Chương trình Tư vấn mùa thi đến với Hải Dương lần thứ 2, nhà báo Đặng Thị Phương Thảo bày tỏ: "Chúng tôi đưa những chuyên gia uy tín của các trường ĐH danh tiếng tham gia chương trình tư vấn với mong muốn mang thông tin mới nhất, giúp các em những hành trang để các em học sinh tìm cho mình con đường phù hợp. Báo Thanh Niên luôn đồng hành cùng các em trong Chương trình Tư vấn mùa thi và Chương trình Tiếp sức mùa thi. Các em hãy bình tĩnh, tự tin dự thi kỳ thi ĐH năm 2013".

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cảm ơn Báo Thanh Niên đã tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi rất bổ ích. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, hơn 10 năm qua Báo Thanh Niên đã đồng hành cùng Bộ trong chương trình đem đến cho các bậc phụ huynh và các em học sinh những thông tin mới để các em chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của mình.

Đến với chương trình, các học sinh Hải Dương còn được ban tổ chức tặng đĩa CD ôn thi và tài liệu trắc nghiệm ngành nghề.

Trong thời gian hơn 2 tiếng, các chuyên gia tư vấn đến từ Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa; ĐH Ngoại thương; ĐH FPT… đã chia sẻ nhiều thông tin mới trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013.

Nhiều thắc mắc của các học sinh về ngành nào được miễn giảm học phí; điều kiện dự thi; ngành nghề nào dễ kiếm việc, chính sách hỗ trợ, ưu đãi sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… được các chuyên gia tận tình tư vấn nhằm giúp học sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù hợp với nguyện vọng và năng lực học tập của mình.

Không chỉ được nghe tư vấn, các học sinh của Hải Dương còn được giao lưu với ca sĩ Tùng Dương.

Dịp này, Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam đã trao học bổng "Thắp sáng ước mơ", mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 6 học sinh lớp 12 có thành tích học tập xuất sắc và tích cực tham gia vào công tác Đoàn.

Cùng ngày Tỉnh đoàn Hải Dương phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh "Lịch sử truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh".

tư vấn mùa thi
14 giờ chiều, chương trình tư vấn mùa thi tại Hải Dương mới bắt đầu nhưng đã có rất đông học sinh đến từ sớm - Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Chương trình văn nghệ chào mừng của các em học sinh Hải Dương – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi

tư vấn mùa thi
Ca sĩ Tùng Dương hát tặng học sinh Hải Dương – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Không khí sôi động tại hội trường tổ chức Tư vấn mùa thi ở Hải Dương – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên phát biểu khai mạc chương trình – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Thứ trưởng Bộ GĐ-ĐT Bùi Văn Ga đến tham dự chương trình – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Đại diện nhà tài trợ phát biểu tại chương trình – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Các thành viên ban tư vấn – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi

tư vấn mùa thi

tư vấn mùa thi

tư vấn mùa thi
Hàng nghìn học sinh đến tham dự chật kín hội trường nghe tư vấn – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Phía bên ngoài cũng rất đông học sinh đến tham dự chương trình Tư vấn mùa thi - Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi
Hào hứng đặt câu hỏi nhờ các chuyên gia giải đáp… – Ảnh: Đan Hạ

tư vấn mùa thi

tư vấn mùa thi
… chăm chú lắng nghe chuyên gia tư vấn – Ảnh: Đan Hạ

Thu Hằng

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130317/hon-3-000-hoc-sinh-tham-gia-tu-van-mua-thi-o-hai-duong.aspx

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc

Posted: 17 Mar 2013 03:42 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng ngày 16/3, tại tỉnh Lai Châu,  vùng thi đua số 1 đã tổ chức Hội nghị với 3 chuyên đề: công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; xây dựng và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 47. Tham dự có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển; Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Xuân Phùng; đại diện các Cục, Vụ chức năng (Bộ GDĐT}, lãnh đạo Sở GDĐT của 15 tỉnh miền núi phía Bắc.

Học kỳ I năm học 2012-2013, toàn vùng có 5996 học sinh phổ thông bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,23% (giảm 0,08% so với cùng kỳ năm học trước). 6 tỉnh không có học sinh tiểu học bỏ học: Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

3.Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Ưu tiên phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi

Thực hiện Đề án Phổ cập GDMN, các Sở GDĐT vùng I đã tham mưu UBND tỉnh tiếp tục tập trung ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo lộ trình thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi: Xây dựng phòng học kiên cố cho lớp mẫu giáo 5 tuổi; trang bị đủ thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu; chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập, tuyển dụng giáo viên, nhân viên cho các trường mầm non,…

Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 21,12%; mẫu giáo đạt 93,04%; trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 99,3%, các tỉnh đạt tỷ lệ huy động 100%: Hoà Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Toàn Vùng có 1.543 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi/tổng số 2.730 xã, phường, thị trấn.

Hòa Bình với 205/210 xã, phường, thị trấn (xã) đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, vinh dự là tỉnh thứ 2 trong cả nước, tỉnh đầu tiên trong Vùng được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi vào thời điểm tháng 7/2012; Phú Thọ với 266/277 xã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, là tỉnh thứ 6 trong cả nước, tỉnh thứ 2 trong Vùng được công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi vào thời điểm tháng 12/2012 (sớm hơn mục tiêu Đề án của Chính Phủ 3 năm).

Nhiều tỉnh có cố gắng lớn trong thực hiện công tác phổ cập tiến tới mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Năm 2013 có 4 tỉnh đăng ký hoàn thành phổ cập MN 5 tuổi: Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc triển khai PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi còn nhiều khó khăn, nhiều nơi cơ sở vật chất, trường, lớp, giáo viên, trang thiết bị chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN đạt hiệu quả chưa cao, công tác tham mưu với chính quyền địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế. Việc đôn đốc, chỉ đạo áp dụng các giải pháp để thực hiện kế hoạch phổ cập đúng tiến độ của cấp xã ở một số nơi chưa triệt để dẫn đến tiến độ chung của một địa phương còn chậm so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp của vùng còn thấp, một số tỉnh tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp dưới 15%. Kinh phí dành cho việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi chưa tương ứng với quy mô và tiến độ thực hiện Đề án.

Xây dựng và phát triển hệ thống trường, lớp phổ thông dân tộc nội trú, bán trú

Thực hiện Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; công tác xây dựng và phát triển hệ thống trường, lớp phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tiếp tục củng cố, phát triển phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương, nhiều Sở GDĐT đã tích cực trong công tác tham mưu thành lập trường PT DTBT, tiếp tục xem xét các trường có đủ điều kiện theo quy định, tham mưu cho các cấp chuyển đổi từ trường phổ thông thành trường PTDT bán trú Kết thúc học kỳ I, toàn vùng có 416 trường PT DTBT, trong đó tiểu học: 111 trường, THCS: 305 trường.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác ở vùng dân tộc.

Sở GDĐT Lào Cai là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công nhiều mô hình giáo dục mới: Trường lớp bán trú dân nuôi ở Tiểu học, Mầm non; đặc biệt là bán trú dân tộc học ở trường THPT, ăn ở trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện; Giáo dục song ngữ cho học sinh dân tộc Mông,… Các mô hình này đã được Bộ GDĐT đánh giá cao; các chuyên gia, cán bộ cốt cán của Lào Cai đã vinh dự được Bộ GDĐT cử đến các tỉnh khác để hướng dẫn triển khai.

Tích cực tham mưu cho tỉnh và phối hợp với chính quyền các địa phương để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

Công tác tuyển sinh theo hệ cử tuyển, chính quy theo địa chỉ sử dụng được thực hiện tốt, từng bước nâng cao chất lượng, góp phần tăng nguồn nhân lực là con em người dân tộc thiểu số của các tỉnh.

Tuy nhiên, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, duy trì đi học chuyên cần ở vùng cao, vùng khó khăn còn thấp; đặc biệt, tỷ lệ học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương vùng cao,…

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo

Tham mưu tổ chức thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 47

Các Sở GDĐT đã chủ động, tích cực tham mưu phân cấp quản lý theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV; xây dựng, ban hành được Quy chế phối hợp giữa ngành giáo dục với UBND các huyện, thành, thị về quản lý GDĐT, tiêu biểu là Lạng Sơn, Hoà Bình, Điện Biên,… Hiện còn Sở GDĐT Lai Châu và Hà Giang đang đề nghị UBND tỉnh ra quyết định phân cấp quản lý theo Nghị định 115 và Thông tư liên tịch số 47.

Tuy nhiên, phần lớn các tỉnh mới ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, chưa thực hiện được phân cấp quản lý theo đúng Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 47 của Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT: Các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) vẫn do UBND tỉnh quản lý. Chưa hướng dẫn UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Chúng ta đang thực hiện Kết luận 5 của Hội nghị TW lần thứ VI gắn với các nhiệm vụ trọng tâm: Phổ cập GDMN 5 tuổi, phổ cập GD THCS, phân luồng HS, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HS dân tộc thiểu số vùng khó, phát triển hệ thống trường PTDT nội trú, bán trú; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV, trong đó đặc biệt quan tâm tới chất lượng đội ngũ GV vùng khó; Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng XHHT, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng GDTX, nhiệm vụ xóa mùa chữ.

Qua Hội nghị này Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu và sáng kiến của các đại biểu. Đồng thời, Thứ trưởng nhấn mạnh trong học kỳ 2 các tỉnh cần tập trung triển khai tốt nhiệm vụ năm học, nghiêm túc trong hoạt động thi cử, yêu cầu giải quyết tiêu cực trong đào tạo, thi cử, thu chi cũng như dạy thêm, học thêm.

 

 

 Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Tap-trung-nang-cao-chat-luong-giao-duc-cac-tinh-mien-nui-phia-Bac-1967705/

Thăm trường học nổi tại khu ổ chuột Lagos

Posted: 17 Mar 2013 03:42 AM PDT

Với mực nước biển toàn cầu đang tăng và lũ lụt đã trở thành hiện tượng phổ
biến tại nhiều nơi trên thế giới, các kiến trúc sư đã tìm ra những phương pháp
mới để xây dựng nhà cửa, chẳng hạn như ngôi trường nổi Makoko.

TIN BÀI KHÁC:





Dự án đầy tham vọng này đang được triển khai tại cộng đồng Makoko tại
Nigeria.

Trường học nổi sẽ không còn là một cảnh tượng xa lạ đôi với các cư dân, những
người sống trong cộng đồng đánh bắt cá Lagos từng dựng nhà trên mặt nước và buôn
bán ở đó trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên khu vực này chỉ có duy nhất một trường tiểu học vì thế trường học
nổi mới nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương.

Tòa nhà có hình dạng giống kim tự tháp do NLÉ, một cơ quan hợp tác có nhiệm
vụ cung cấp sự thay đổi kiến trúc trước sự phát triển của các thành phố, phụ
trách xây dựng.

Công trình 3 tầng sẽ nổi trên mặt nước với chân đế được làm từ 256 thùng
nhựa. Trường học nổi được thiết kế để đón nhận khoảng 100 học sinh. Ngoài ra,
trong trường cũng có cả sân chơi và không gian xanh.

Kiến trúc sư Kunlé Adeyemi làm việc cho NLÉ cho biết việc sử dụng các thiết
bị nổi đồng nghĩa với việc công trình này không dựa vào độ cứng của đất khi đất
xung quanh Makoko đều rất xốp.

Adeyemi hy vọng thiết kế của anh sẽ tiên phong trong việc phát triển bền vững
tại các thành phố bờ biển châu Phi và thị trấn nổi do anh thiết kế sẽ thay thế
những túp nhà lụp xụp trên mặt nước ở Makoko.

Theo báo cáo tiến độ do các kiến trúc sư tiết lộ, trường học sẽ được hoàn
thành vào cuối tháng với những ngôi nhà nổi được hoàn thành vào tháng 9 năm nay
và dự dân Cộng đồng Nước Lagois vào cuối năm 2014.

Sầm Hoa (Theo Daily Mail)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/112417/tham-truong-hoc-noi-tai-khu-o-chuot-lagos.html

Phân chia khu vực tuyển sinh ĐH, CĐ 2013

Posted: 17 Mar 2013 02:42 AM PDT

(GDTĐ)-Thí sinh lưu ý công bố của Bộ GDĐT về bảng phân chia khu vực; mã tĩnh, thành phố, quận, huyện và thị xã và mã đơn vị đăng ký dự thi vãng lai kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.

Thí sinh lưu ý nộp hồ sơ ĐKDT tại tỉnh, thành phố mà mình có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo quy định của Sở GDĐT sở tại.

Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại tỉnh, thành phố mà mình không có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo diện vãng lai được quy định cho các tỉnh, thành phố và nộp trực tiếp tại Sở GDĐT như sau:

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT tại tỉnh, thành phố, thí sinh nào nộp hồ sơ ĐKDT tại trường thì ghi mã ĐKDT: 99; Tại Văn phòng đại diện Bộ GDĐT (số 3, Công trường Quốc tế, quận 3, TP.HCM) ghi mã 98; Tại Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng giáo dục: 23 Tạ Quang Bửu – Hai Bà Trưng-– Hà Nội (Tầng I – Văn phòng Trung tâm Đánh giá CLGD) ghi mã 96.

Xem chi tiết về bảng phân chia khu vực; mã tĩnh, thành phố, quận, huyện và thị xãmã đơn vị đăng ký dự thi vãng lai

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Phan-chia-khu-vuc-tuyen-sinh-DH-CD-2013-1967692/

1.500 người đi bộ gây quỹ cho học sinh nghèo

Posted: 17 Mar 2013 02:42 AM PDT

1.500 người đi bộ gây quỹ cho học sinh nghèo

TTO – Sáng 17-3, khoảng 1.500 người đã tham gia cuộc đi bộ gây quỹ Bàn chân hạnh phúc - Nâng bước đến trường 2013 tại công viên Hồ Bán Nguyệt (Q.7, TP.HCM), nhằm giúp học sinh nghèo đến trường.

Các bạn trẻ tham gia cuộc đi bộ Bàn chân hạnh phúc – Ảnh: Hữu Công

Người tham dự đã mang dép xỏ ngón đi bộ trên quãng đường dài 3km.

Ý tưởng về cuộc đi bộ này do Tổ chức phi lợi nhuận Project happy feet (PHF) khởi xướng tại Singapore năm 2011. Sau hai lần tổ chức tại Singapore (năm 2011 và 2012), chương trình đã hỗ trợ giáo dục cho 4.000 trẻ em và thanh thiếu niên ở Singapore, Việt Nam, Campuchia và Nepal.

Nói về ý tưởng ra đời cuộc đi bộ này, ông Terence Quek - người sáng lập Tổ chức PHF – cho biết: "Chúng tôi đã nhìn thấy những em nhỏ ở vùng nông thôn của Campuchia trên những đôi chân trần hay dép xỏ ngón vượt quãng đường dài 3km để đến trường. Vì vậy, đi bộ bằng dép nhắc chúng ta nhớ rằng còn nhiều trẻ em nghèo ngoài kia hằng ngày vật lộn khó khăn để đến trường và hãy giúp các em thay đổi cuộc đời của mình bằng con đường học tập".

Toàn bộ số tiền 90 triệu đồng thu được từ cuộc đi bộ sáng nay sẽ được chuyển đến ba tổ chức xã hội liên quan đến giáo dục: KOTO, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VAPCR) và Chương trình Loreto Việt - Úc.

Cậu bé 1 tuổi Nguyễn Minh Quân (Q.7) trở thành tâm điểm chú ý của cuộc đi bộ – Ảnh: Hữu Công

HỮU CÔNG

Nguồn: http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/538461/1500-nguoi-di-bo-gay-quy-cho-hoc-sinh-ngheo.html

Comments