Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


GS Ngô Bảo Châu: ‘Không nên thần tượng cá nhân nào’

Posted: 16 Mar 2013 06:34 AM PDT

- Tại buổi gặp gỡ SV Trường ĐH mở TP.HCM – GS Ngô Bảo Châu tiếp tục có những trao đổi xung quanh nhiều vấn đề về rèn
luyện kĩ năng, học trung thực và sự nỗ lực cá nhân để
hoàn thiện mình…

SV có quá ít các hoạt động tập thể

Đó là nhận định của GS Ngô Bảo Châu trước hàng ngàn SV ĐH mở TP.HCM.

Buổi trao đổi thu hút khá đông SV tham dự

Theo GS, khi thiếu kĩ năng tranh luận, nếu bắt đầu tranh luận các bạn có thể lúng
túng, "ngộp" và sẽ bị chi phối bởi kĩ năng xúc cảm, việc tranh luận sẽ không đi đến
một điều tốt đẹp nào cả. Buổi tranh luận chỉ có giá trị khi mỗi SV suy nghĩ trước,
chuẩn bị những ý kiến để tranh luận và có thể khẳng định được ý kiến của mình đó mới
là tranh luận thành công."

GS Ngô Bảo Châu kể câu chuyện của chính con gái mình: "Tôi khá thú vị khi cô bé
thứ 2 đi học ở trường, mặc dù mới học cấp ba nhưng cháu được nhà trường cho chọn một
danh sách có khoảng 30 vấn đề khá phức tạp về chính trị xã hội như quyền con người,
bảo vệ môi trường, tự do, công bằng… Từ đề tài đó cháu đó thể học, tìm tài liệu, đưa
ra những ý kiến nhỏ, tổng hợp thành bài và viết ra ý kiến của mình.

Theo GS, chúng ta hãy bắt đầu từ những nghiên cứu nho nhỏ, những thao tác nhỏ để
sau này làm những việc có ý nghĩa thực sự. Học có lúc hăng say, lúc chán nản là
chuyện bình thường. "Ngay bản thân tôi cũng có lúc hăng say, lúc chán" – GS nói.

"Khả năng thuyết phục của mỗi người được nhìn nhận khi tổ chức những nhóm, đặt ra
những vấn đề thực sự, mỗi người tự đi tìm hiểu tài liệu và phải tranh luận với nhau.
Trong tranh luận thì phải tôn trọng, trao đổi ý kiến để thấy rõ suy nghĩ của mình chủ
quan đến đâu, tỏ ra thông minh hơn và hay hơn người khác đó là cách tạo được thuyết
phục" – GS lý giải tạo kỹ năng thuyết phục.

Công việc cần phải được tổ chức, những lúc chán nhất định không được buông tay. Có
tổ chức, có tập thể, dù bạn chán nhưng mình vẫn phải chơi đó là trách nhiệm của mình.
Để giữ được ngọn lửa đam mê, quyết tâm trong bản thân của mình, chúng ta phải đặt ra
câu hỏi để tìm nội dung, đam mê, tình yêu sự thật và quan trọng nhất là luôn đi tìm
cái mới của mình.

Học có định hướng, trung thực, không nên học thêm

GS Ngô Bảo Châu cho rằng, ai cũng sẽ bị choáng ngợp trước khối lượng kiến thức,
mỗi người lại không có khoảng thời gian hữu hạn, để học hiệu quả trong một thời gian
hạn chế là rất khó nhất nhưng bản thân kiến thức không khó.

"Mỗi một môn học đều có những kiến thức cơ bản và điều quan trọng là nắm thấu đáo
kiến thức cơ bản đó, thực hành để nắm kĩ năng làm việc, kĩ năng tư duy, tính toán,
phải hiểu những khái niệm lý thuyết và tập dượt làm việc thật."

GS Ngô Bảo Châu lắng nghe các ý kiến trao đổi

Phản bác lại ý kiến của một SV khi cho rằng trung thực trong học tập dường như mâu
thuẫn với kết quả, khi nhiều SV nghiên cứu khoa học nhưng kết quả là công trình chỉ
nằm trên giá, GS Ngô Bảo Châu thẳng thắn phản bác "Trung thực là kết quả của học tập.
Một công trình một khoa học không nhất thiết phải mang ra ứng dụng. Nếu tất cả những
công trình khoa học đều được mang ra ứng dụng thì gay to. Nếu các bạn nghiên cứu khoa
học, thì mục đích là các bạn đang trưởng thành trong công trình đó, tất nhiên những
trưởng thành này sẽ loại trừ sự gian dối."

Theo GS, việc học trước hết là nhu cầu, tâm tư, công việc. Việc học cũng xuất phát
từ câu hỏi, khi bản thân mình đau đáu vì một câu hỏi nào thì sẽ tìm về hướng đó,
không nên có một lịch trình học cái nào trước, cái nào sau, cái nào quan trọng hơn.

"Đối với mỗi người nỗ lực bản thân là quan trọng nhất, nhưng bản chất của con
người là yếu đuối, và cần tập thể để hoàn thiện chính mình, cần sự hỗ trợ của tập thể
để học được. Bạn có thể học một bài giảng ở trên mạng nhưng chỉ xem khoảng 3 lần là
chán, nhưng cũng bài giảng đó nếu bạn đến đúng giờ học trên lớp, nghe thầy giáo
giảng, cuối giờ tóm tắt ý chính, trả lời câu hỏi của thì chắc chắn sẽ dễ hơn"

Trả lời thắc mắc của một SV nước ngoài về việc ở châu Á cũng như Việt Nam ngoài
giờ học trên lớp HS ra còn học thêm, liệu có phải chương trình học của VN hiện tại có
làm việc học hiệu quả hơn không trong khi chương trình của Châu Âu rất có giới hạn.

GS Ngô Bảo châu cho rằng, vấn đề không nằm ở chương trình mà do tâm lý của phụ
huynh học sinh, ai cũng muốn cho con mình học. "Ra một số bài tập làm thêm, làm hơn
một bài tập không làm ảnh hưởng đến tư duy đứa bé hơn là đưa bé ra ngoài tập thể, học
ngoại khóa, học ở những chủ đề (có thầy hướng dẫn) có thời gian rõ ràng để học cách
sống, cách làm việc, sống cùng nhau mới quan trọng.

Cũng theo GS, không nên thần tượng một cá nhân nào cả, nhưng nên thần tượng sản
phẩm của con người làm ra. Bản thân của một nhà văn có ông xấu, ti tiện, hèn hạ,
nhưng quyển sách của họ viết ra có thể mang trong đó chân lý. Cần phân biệt giữa con
người và sản phẩm họ tạo ra.

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/113142/gs-ngo-bao-chau---khong-nen-than-tuong-ca-nhan-nao-.html

Cử nhân đói dài…

Posted: 16 Mar 2013 06:34 AM PDT

- Trước số liệu vênh nhau về tỷ lệ sinh viên (SV) ra trường có việc làm và thực
tế thất nghiệp gia tăng -  khiến dư luận đặt dấu hỏi: Tin
ai?

Thống kê mới đây của Bộ GD-ĐT, khoảng 70% SV ra
trường (đối với khối công lập) tìm được việc làm trong năm đầu tiên, con số này ở
khối ngoài công lập còn thấp hơn. Tuy nhiên, số liệu SV có việc làm mà các trường đưa
ra hầu hết đều cao chót vót, trên dưới 90%, thậm chí là 100% như ĐH Lạc Hồng, ĐH Y
Hải Phòng công bố.

Học viện Ngoại giao có tỷ lệ SV có việc làm sau một năm ra trường là 97-98% đối
với hệ ĐH, 95% đối với hệ CĐ.

Tương tự, số SV ra trường có việc làm được ĐHQG Hà Nội công bố từ 60-85%, ĐH Kinh
tế Quốc dân 75%. Con số này ở Trường ĐH dân lập Hải Phòng là 81,9% và ĐH Luật TP.HCM
(khóa 2007-2011) là 94,4%…

Tuy vậy, số liệu khác từ các đơn vị thuộc hệ thống đào tạo nguồn nhân lực lại đưa
ra một con số thấp hơn nhiều. Theo nghiên cứu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực
và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thực hiện vào tháng 8/2012, chỉ có
50% SV mới ra trường tìm được việc làm trong năm đầu tiên. Cũng theo trung tâm này,
60% nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên, trong khi
70% số người tìm việc làm chưa có kinh nghiệm.

Từ những con số trên có thể đặt ra một câu hỏi rằng liệu các trường có đang cố
tình "khai khống" số liệu nhằm thu hút SV theo học trong bối cảnh các trường đua nhau
mọc lên như nấm. Thậm chí nhiều trường ngoài công lập đang phải đối mặt với nguy cơ
giải thể vì không có SV?

Thanh Hóa dẫn đầu tỷ lệ thất nghiệp

Báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 20/2/2013,
toàn tỉnh có 24.956 HS-SV đã tốt nghiệp chưa có việc làm. Trong đó trình độ trên ĐH
có 45 học viên, ĐH có 5.674 SV, CĐ có 6.845 SV, trung cấp chuyên nghiệp có 6.003 SV.
Còn lại là CĐ nghề và trung cấp nghề.

Bảng thống kê mới nhất về số HS, SV thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ở Thanh Hóa. Ảnh: Dân Trí

Tỷ lệ thất nghiệp ngành Sư phạm của tỉnh này đứng đầu với 3.762 SV, tiếp theo là
ngành Công nghệ thông tin với 3.650 SV, sau đó lần lượt là các ngành: kinh tế, quản
trị kinh doanh, nông lâm – ngư nghiệp… SV thất nghiệp chủ yếu thuộc các huyện nghèo
như Hoằng Hóa, Quảng Xương, Triệu Sơn, Quan Sơn.

Theo thống kê, hàng năm Thanh Hóa có tới 20.000 thí sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ và
TCCN – nhưng hiện Thanh Hóa cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về số SV thất nghiệp sau
khi ra trường.

Lao động phổ thông đắt hàng

Theo tìm hiểu của báo Lao động, tại sàn giới thiệu việc làm tỉnh Đồng Nai –
nơi mà các doanh nghiệp đang "khát" lao động phổ thông, trong số hơn 1.124 cơ hội
việc làm được đưa ra thì có tới 70% là nhu cầu tuyển lao động phổ thông và chỉ có 8%
cần trình độ ĐH, CĐ. Tuy vậy, ở một số công việc chỉ cần ứng viên tốt nghiệp phổ
thông thì có tới 50% hồ sơ nộp vào đạt trình độ ĐH, CĐ.


SV chen lấn tại một sàn giao dịch việc làm ở Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai, nhu cầu tuyển dụng lao động trong quý I/2013 của các
doanh nghiệp tại Đồng Nai khoảng 20.000 lao động, nhưng chỉ tuyển dụng 800 người có
trình độ đại học, 62 người có trình độ trung cấp – CĐ. Chủ yếu các DN tuyển dụng lao
động phổ thông (1.000 người), lao động cho các doanh nghiệp tự đào tạo (6.000 người)
và trình độ sơ cấp (6.000 người).

Còn tại TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tại Trung tâm giới thiệu việc
làm thành phố này chiếm 57,7%, nhu cầu tuyển dụng trung cấp và sơ cấp chiếm 22,3%,
còn lại các công việc cần người tốt nghiệp ĐH, CĐ chỉ chiếm 20%.

Tại các tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, các ngành nghề kỹ thuật chiếm ưu
thế hơn cả do đơn vị tuyển dụng chủ yếu là các doanh nghiệp may mặc, giày da, điện
tử… Đối với các vị trí như Kỹ sư, quản lý phân xưởng…, người lao động có thể nhận mức
lương cao gấp 2, 3 lần công nhân nhưng lại đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm 2, 3 năm.
Chính vì thế, nhiều cử nhân mới ra trường chấp nhận tìm kiếm những công việc khác để
tích lũy kinh nghiệm.


  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/112899/cu-nhan-doi-dai---.html

Sinh viên sư phạm hoang mang về việc làm

Posted: 16 Mar 2013 06:34 AM PDT

Theo thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học – Xã hội và Nhân văn (ĐHQG
Hà Nội) thì có đến hơn ¼ cử nhân ra trường không có việc làm, trong đó
khối sư phạm lại chiếm một tỷ lệ lớn.

Trước thực trạng đầu ra khó kiếm việc, đầu vào không tuyển được sinh viên giỏi  khiến ngành Sư phạm lo lắng…


Play

Nhật Tân (Theo VTV)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/112443/sinh-vien-su-pham-hoang-mang-ve-viec-lam.html

Thêm hy vọng về giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Posted: 16 Mar 2013 06:30 AM PDT

(GDTĐ) – Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa giúp phía Việt Nam thực hiện có kết quả một dự án về trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT).  PV GDTĐ đã trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến  - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo trẻ khuyết tật Bộ GDĐT, Giám đốc dự án này xung quanh những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục trẻ CPTTT.  

PV: Là một chuyên gia nghiên cứu sâu và theo dõi tổng thể, bà có thể khái quát đôi nét thực trạng thiệt thòi về mặt giáo dục (GD) của trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng ở Việt Nam hiện nay? 


PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Khó khăn nhất hiện nay theo tôi là vấn đề hoà nhập trong GD cho trẻ CPTTT. Chủ trương thì đã có và chủ trương đúng đắn. Nhưng để hoà nhập được và hoà nhập có chất lượng thì vẫn là một thác thức rất lớn. 

Mỗi một đối tượng trẻ khuyết tật lại có những khó khăn rất đặc thù. Riêng với trẻ CPTTT thì nhận thức rất là thấp, năng lực nhận thức rất thấp, do vậy việc đi học của đối tượng trẻ này bị ảnh hưởng rõ ràng, khác với trẻ khiếm thị (trí tuệ không bị ảnh hưởng nhiều)… Cho nên, chương trình GD chung thì không thể phù hợp với đối tượng trẻ CPTTT. Để trẻ CPTTT có thể học hoà nhập với trẻ bình thường thì chương trình GD bình thường phải được cắt nhỏ ra, kéo dài ra. Song lại có khó khăn là thay đổi như vậy thì hoạt động học tập của trẻ CPTTT sẽ có sự rất "lệch pha" so với trẻ bình thường, so với mặt bằng chung trong trường học cho trẻ bình thường. Chính vì thế mà việc học hoà nhập vẫn rất khó đối với trẻ CPTTT. 

Bản thân trẻ CPTTT bao giờ cũng kéo theo 2 vấn đề: thứ nhất là hành vi, thứ 2 là ngôn ngữ. Hai vấn đề này rất cản trở vấn đề hoà nhập cho trẻ CPTTT. Tất nhiên là với tất cả những khó khăn đó thì không phải không thể triển khai GD hoà nhập đối với trẻ CPTTT. Tuy nhiên, muốn thực hiện GD hoà nhập tốt thì phải có sự can thiệp sớm. Chương trình can thiệp sớm phải từ bậc mầm non. Do đó, tôi rất mong muốn sau khi được nghiên cứu, triển khai thí điểm thì bộ công cụ đánh giá trẻ CPTTT sẽ sớm được triển khai ở bậc mầm non. Khi trẻ CPTTT đã được phát hiện sớm, tiếp đến bậc mầm non làm tốt GD hoà nhập, thì sẽ hạn chế được mức độ nặng hơn của tình trạng CPTTT, tạo tiền đề rất quan trọng cho trẻ khi hoà nhập vào bậc tiểu học. 

PV: Nhận thức của gia đình, xã hội với đối tượng HS chậm phát triển trí tuệ đang ở mức độ như thế nào, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Tôi có chủ trì một nghiên cứu về nhu cầu của cha mẹ trẻ khuyết tật, trẻ CPTTT. Qua đó tôi rút ra một điều là cha mẹ của trẻ CPTTT không có kỳ vọng cao quá đối với con mình. Theo tôi, đó là nhận thức rất tốt. Họ không kỳ vọng cao rằng con họ phải trở thành thế này hay trở nên thế kia. Họ chấp nhận thực tế là con mình bị khuyết tật trí tuệ, vì chấp nhận sự thật nên họ sẽ có những biện pháp giúp con mình tốt hơn. Nhưng có một điều mà các cha mẹ trẻ CPTTT hết sức mong muốn là có những cơ sở để chăm sóc trẻ CPTTT, có những cơ sở để tư vấn, giúp đỡ các cha mẹ của trẻ CPTTT cùng thực hiện các biện pháp để con họ có thể phục hồi sớm hơn. 

PV: Theo bà, GD trẻ khuyết tật nói chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng ở nước ta đang gặp những khó khăn, rào cản gì? 

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Đã có luật về người khuyết tật rồi. Nhưng sau khi có luật thì phải xây dựng một hệ thống các văn bản (dưới luật) để thực thi luật. Quan trọng số 1 về chính sách hiện nay theo tôi là phải đưa được luật về người khuyết tật vào cuộc sống. Bên cạnh đó cần có sự phối kết hợp giữa các bộ ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ CPTTT nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung. 

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 2- 3 khoa thuộc trường sư phạm là có đào tạo GV dạy trẻ khuyết tật, mỗi một khoá đào tạo cũng chỉ có 2-3 chục người tốt nghiệp, nên vẫn còn rất thiếu GV trong lĩnh vực này. 

Thêm nữa, ở Việt Nam vẫn rất ít sự quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho phụ huynh có con là trẻ CPTTT. Ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều hoạt động mang tính xã hội dành cho đối tượng này. 


Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được sự quan tâm của gia đình và xã hội để được đến trường

PV: Thưa bà có phải trong số trẻ khuyết tật, thì trẻ chậm phát triển trí tuệ là đối tượng trẻ khó triển khai các trương trình giáo dục nhất? 

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Theo tôi, quan trọng nhất hiện nay vẫn là phải nhận thức, đánh giá xem đứa trẻ bị CPTTT cần được học ở môi trường nào thì phù hợp, hoà nhập hay hội nhập đều tốt, nhưng tốt nhất chính là môi trường GD phù hợp với cá nhân đứa trẻ. Thực tế có những trẻ CPTTT ở mức độ không nặng, nhưng nếu xếp chúng vào môi trường học hoà nhập thì không tốt vì trẻ không cảm thấy tự tin, không cảm thấy thoải mái. Với những trường hợp như vậy thì hãy cứ để trẻ ở lớp hội nhập hoặc học ở một trường, lớp chuyên biệt. Vấn đề GD cho trẻ CPTTT không thể áp đặt. Hiện nay, một số phụ huynh cũng bày tỏ quan điểm là họ không thích cho con học bị CPTTT học hoà nhập, vì họ thấy con họ không tự tin học cùng trẻ bình thường và bản thân họ cũng không thấy tự tin. Vì vậy, khi tham vấn, tư vấn cho các phụ huynh có con là trẻ CPTTT thì tôi thường để cho họ tự quyết định. Tôi chỉ tham vấn các chương trình, còn phụ huynh mới là người lựa chọn cho con họ học ở đâu và theo chương trình nào. 

Đây phải là vấn đề chung cần được cả xã hội quan tâm. Cùng với sự phát hiện sớm, nhận thức của gia đình có trẻ CPTTT rất quan trọng. Bên cạnh đó gia đình trẻ CPTTT cần được cung cấp những dịch vụ để can thiệp, phục hồi cho trẻ CPTTT. Trẻ CPTTT và gia đình đối tượng trẻ này cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống phúc lợi xã hội; phải có sự phát hiện sớm, chuẩn đoán sớm; giáo dục cũng cần có sự phối hợp với y tế… Về phía cơ quan Nhà nước thì cần có sự phối hợp giữa 3 bộ: Bộ GDĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; đồng thời phải làm tốt tuyên truyền ở cộng đồng. 

PV: Dự án "Hỗ trợ và phát triển chương trình giáo dục gắn liền với việc nâng cao tỷ lệ đi học của trẻ chậm phát triển trí tuệ" vừa được chuyển giao thành quả (với sự hỗ trợ trực tiếp của các đối tác Nhật Bản), đã mang lại ý nghĩa và hiệu quả thực tế như thế nào đối với lực lượng cán bộ, giáo viên trực tiếp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ?  Từ dự án này, trẻ chậm phát triển trí tuệ ở Việt Nam có thêm hy vọng gì?

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Đây là dự án đầu tiên mà Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ ở lĩnh vực trẻ khuyết tật. Khi hợp tác với các chuyên gia của Trường ĐH Ritsumeikan trong khuôn khổ dự án, thì chúng tôi và phía đối tác nghiên cứu đều thấy rằng trong số các đối tượng trẻ khuyết tật thì trẻ chậm phát triển trí tuệ là đối tượng thiệt thòi nhất về mặt GD. Vì trong chủ trương hoà nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ thì những trẻ "nhẹ" có thể học được chung, theo chương trình GD bình thường thì mới đưa vào hoà nhập, còn với những trẻ bị "nặng" thì rất khó theo được chương trình GD bình thường (kể cả có những hỗ trợ đặc biệt). Trong số trẻ khuyết tật thì phải thấy rằng trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp khó khăn nhất khi triển khai các chương trình GD. Đó cũng là lý do mà phía đối tác Nhật Bản (JICA, Trường ĐH Ritsumeikan muốn giúp Việt Nam tập trung vào nhóm trẻ gặp khó khăn nhất về GD này. 

Một điều quan trọng là từ hỗ trợ của phía Nhật Bản, chúng ta đã có được một bộ công cụ. Trước hết bộ công cụ này là để giúp chúng ta sàng lọc những trẻ có vấn đề về mặt trí tuệ, sau đó sẽ sàng lọc kỹ hơn để xem trẻ CPTTT ở lĩnh vực gì (phải có những bộ công cụ khác để đánh giá được sâu hơn). Từ cơ sở đánh giá sàng lọc đó thì mới xây dựng được chương trình GD cho GV dạy trẻ CPTTT, đồng thời hỗ trợ cho gia đình trẻ CPTTT có thể hỗ trợ GD trẻ đúng đắn hơn.

An Nhiên (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Them-hy-vong-ve-giao-duc-cho-tre-cham-phat-trien-tri-tue-1967669/

GĐ Sở Nội vụ Vĩnh Phúc: Sở Giáo dục đã sai, sẽ tính lại điểm xét …

Posted: 16 Mar 2013 06:30 AM PDT


Quay li

(GDVN) – Về việc tuyển dụng giáo viên do Sở GDĐT Vĩnh Phúc tổ chức đang gây bức xúc trong dư luận, ông Phạm Quang Tuệ, Giám đốc Sở Nội vụ Vĩnh Phúc cho biết ngày 14/3 Sở Nội vụ đã có báo cáo gửi UBND tỉnh.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GD-So-Noi-vu-Vinh-Phuc-So-Giao-duc-da-sai-se-tinh-lai-diem-xet-tuyen/284244.gd

Khởi động sáng kiến Giáo dục vì sự phát triển bền vững

Posted: 16 Mar 2013 05:30 AM PDT

(GDTĐ) –Bộ GDĐT, UNESCO và Tập đoàn Samsung vừa chính thức khởi động Sáng kiến Giáo dục vì sự phát triển bền vững được thực hiện ở Việt Nam tại Hà Nội.


Đại diện các bên chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: gdtd.vn)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Khoi-dong-sang-kien-Giao-duc-vi-su-phat-trien-ben-vung-1967670/

Gần 95 tuổi mới nghỉ hưu

Posted: 16 Mar 2013 05:30 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gan-95-tuoi-moi-nghi-huu-707894.htm

Nô nức tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh

Posted: 16 Mar 2013 04:30 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (16/3), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Nguyễn bỉnh Khiêm (Cầu Giấy-Hà Nội) tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12 của trường. Hàng trăm học sinh đã nhiệt tình tham gia tìm kiếm thông tin bổ ích về tuyển sinh ngay tại khuôn viên trường mình.


Các gian tư vấn thu hút rất đông học sinh quan tâm (Ảnh: Kim Thoa)

Đây là lần thứ 2 hoạt động này được tổ chức, trước mùa tuyển sinh ĐH – CĐ, nhằm hỗ trợ thêm các thông tin bổ ích cho các em học sinh, giúp các em tìm hiểu kỹ hơn trước khi lựa chọn ngành nghề, chọn trường để tham gia thi tuyển.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, cố vấn Đoàn thanh niên nhà trường cho biết, tham gia ngày hội có 17 gian hàng, đại diện của 15 đơn vị, đến từ các trường ĐH, CĐ, dạy nghề và các công ty du học trên địa bàn Hà Nội.

Mong muốn của nhà trường là học sinh được tiếp cận với tất cả những thông tin về tuyển sinh. Khi có nhiều trường quy tụ, học sinh sẽ nắm bắt được thông tin đa chiều và đa dạng hơn để tự đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.


Ngày hội tuyển sinh có sự tham gia của một số cơ sở giáo dục nước ngoài (Ảnh: Kim Thoa)

Phó Hiệu trưởng nhà trường, ông Đoàn Tiến Nam cho biết, mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là tư vấn cho học sinh cách lựa chọn nghề nghiệp chứ không phải là chọn một trường cụ thể nào ngay trong khuôn khổ buổi tư vấn hôm nay. 

Cầm trên tay các tài liệu về tuyển sinh, nhóm học sinh lớp 12A6 vui vẻ cho biết, tuy chúng em chưa lựa chọn trường nào cụ thể để quyết định đăng ký hồ sơ dự thi nhưng chúng em được biết thêm về phương pháp để tiếp cận các thông tin về tuyển sinh nói chung và đây sẽ là cơ sở để chúng em tìm hiểu về các trường và khối thi mà chúng em quan tâm theo những kênh khác nhau.

Bảo Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/HS-truong-Nguyen-Binh-Khiem-Cau-Giay-no-nuc-tham-gia-Ngay-hoi-tu-van-tuyen-sinh-1967684/

Lương dạy thêm cho giáo viên được nhân hệ số 1,5

Posted: 16 Mar 2013 04:30 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/luong-day-them-cho-giao-vien-duoc-nhan-he-so-15-707925.htm

Những thay đổi quan trọng

Posted: 16 Mar 2013 12:27 AM PDT

(GDTĐ) – Mùa thi ĐH, CĐ năm 2013 đã "vào guồng" với việc nhận hồ sơ đăng ký dự thi tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước. Việc có được thông tin về những điểm mới trong công tác tổ chức, xét tuyển, ngày giờ thi, khối thi, đối tượng ưu tiên, thời gian sơ tuyển… đối với thí sinh lúc này rất được chú ý. 

Chuyên ngành An toàn thông tin được đào tạo trong trường ĐH

* Hạ điểm sàn với khu vực ưu tiên

Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên, học ba năm và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức.


Thí sinh dự thi vào trường quân đội có nhiều ưu tiên

Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, các huyện phía Tây Thanh Hóa, các huyện phía Tây Nghệ An; Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng; Khu vực Tây Nam bộ gồm các tỉnh An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, TP.Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

* Không hạ điểm trúng tuyển

Các trường xác định điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn. Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số không thấp hơn điểm sàn. Điểm trúng tuyển được xác định theo nguyên tắc điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước. Được biết, năm 2012, các trường được phép lấy điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.

Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, bắt đầu từ 20/8/2013 và thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30/10/2013.

* Liên thông thi chung chính quy

Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp, có nguyện vọng học liên thông lên CĐ hoặc ĐH theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông.

Thí sinh dự thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT và được xét tuyển theo nguyện vọng học liên thông đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường CĐ hoặc ĐH.

Kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác, cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.

* Trường quân sự nới chỉ tiêu tuyển sinh nữ thanh niên ngoài quân đội

Muốn đăng ký dự thi vào khối các trường quân đội, thí sinh bắt buộc phải sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú. Thời gian sơ tuyển từ ngày 10/3 đến 15/4. Theo thông báo của Cục Nhà trường, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 21 trường ĐH, CĐ quân đội năm 2013 là hơn 9.700 chỉ tiêu.

Năm nay, trong xác định chỉ tiêu trúng tuyển, thay vì áp 10% chỉ tiêu tuyển sinh là nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân cho các ngành kỹ sư quân sự ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông tại Học viện Kỹ thuật quân sự như trước đây, Bộ Quốc phòng quy định học viện có thể tuyển tối đa 10% chỉ tiêu này hoặc có thể thấp hơn. Riêng ngành bác sĩ quân y tại Học viện Quân y, quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự vẫn giữ nguyên việc tuyển 10% chỉ tiêu là nữ.

Đối với hệ dân sự của các trường thuộc khối quân đội thì công tác tuyển sinh như các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc. Thí sinh không phải sơ tuyển mà chỉ cần làm hồ sơ ĐKDT theo mẫu của Bộ GDĐT và nộp theo đúng thời gian quy định. Đối với hệ CĐ, chỉ xét tuyển từ nguồn thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1. Các trường quân đội tiếp tục có chế độ cử tuyển theo quy định.

Năm 2013, Bộ Quốc phòng quy định tiếp tục thực hiện phương án xác định một điểm chuẩn chung đối với thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài quân đội, điểm chuẩn đối với thí sinh khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào). 

Bộ Quốc phòng ưu tiên đặc biệt trong tuyển sinh theo chế độ cử tuyển, xét tuyển đối với 50 hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và các đảo được hưởng chính sách như đảo Trường Sa. Các hạ sĩ quan, binh sĩ được xét cử tuyển theo diện này sẽ phải học dự bị một năm, sau đó xét tuyển vào các trường từ trung cấp đến CĐ, ĐH tùy năng lực, trình độ của cá nhân.

Ban Tuyển sinh Bộ Quốc phòng sẽ công bố điểm trúng tuyển sau khi Bộ GDĐT công bố điểm sàn. Điểm trúng tuyển sẽ không thấp hơn điểm sàn của Bộ GDĐT.

* Trường Công an nhân dân bổ sung khối thi A1

Năm 2013, công tác tuyển sinh vào các trường công an nhân dân có nhiều điểm mới như việc không hạn chế học sinh nữ sơ tuyển, đăng ký dự thi đại học và đăng ký xét tuyển vào trung cấp Công an nhân dân.

Năm nay, các trường Công an nhân dân sẽ bổ sung khối thi A1 (gồm các môn Toán, Lý, Tiếng Anh) tuyển sinh vào các ngành đào tạo nghiệp vụ an ninh, cảnh sát, ngành công nghệ thông tin và ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.

Thí sinh không trúng tuyển vào ĐH ngành công an sẽ được đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 vào các trường ĐH, CĐ khối dân sự theo quy định của Bộ GDĐT, hoặc đăng ký xét tuyển vào một trường trung cấp hoặc hệ trung cấp công an theo quy định phân luồng xét tuyển. Theo nguyên tắc phân luồng này, thí sinh không trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân có thể sẽ được xét tuyển vào các trường Trung cấp Cảnh sát I, Trung cấp Cảnh sát II, Trung cấp Cảnh sát vũ trang, Trung cấp Cảnh sát VI (cảnh sát trại giam)…

Nguyễn Vinh Quang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Nhung-thay-doi-quan-trong-1967677/

Comments