Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyển dụng giáo viên công tác tại Trường Sa

Posted: 13 Mar 2013 12:15 PM PDT

(GDTĐ) – Sở GDĐT Khánh Hòa vừa có thông báo tuyển dụng giáo viên tiểu học giảng dạy tại các xã đảo thuộc huyện Trường Sa. Theo đó sẽ tuyển dụng 6 giáo viên dưới hình thức xét tuyển mới và xét chuyển công tác giáo viên đang giảng dạy tại các trường trong toàn tỉnh Khánh Hòa.


Học sinh trên huyện đảo Trường Sa

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị và tổ chức đời sống dân cư tại các xã đảo Trường Sa giai đoạn 2013-2018, Sở GDĐT Khánh Hòa đã thống nhất với Sở Nội vụ Khánh Hòa và UBND huyện Trường Sa về việc tuyển giáo viên tiểu học giảng dạy tại các xã đảo thuộc huyện Trường Sa.

Có 2 hình thức tuyển là xét tuyển mới và xét chuyển công tác giáo viên đang giảng dạy tại các trường trong toàn tỉnh Khánh Hòa. Số lượng tuyển là 6 giáo viên.

Đối tượng dự tuyển là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Khánh Hòa, tuổi từ 25 đến 40, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; có đơn tình nguyện ra công tác tại các xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa trong thời gian 5 năm (2013-2018).

Ưu tiên người dự tuyển mới hoặc xin chuyển công tác có vợ (chồng) đang là cán bộ, công chức, GV cùng có nguyện vọng ra công tác tại Trường Sa và hội đủ tiêu chuẩn của hộ dân sinh sống tại các xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa; là đảng viên, con em gia đình có công với cách mạng.

Hồ sơ dự tuyển gồm sơ yếu lý lịch, đơn tình nguyện đi công tác tại các xã thuộc huyện Trường Sa. Nếu người dự tuyển là giáo viên đang giảng dạy thì phải có ý kiến xác nhận của trường và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, giấy khám sức khỏe, bản sao công chứng sổ hộ khẩu và các văn bằng, chứng chỉ có liên quan. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 25/3/2013.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Tuyen-dung-giao-vien-cong-tac-tai-Truong-Sa-1967591/

Loay hoay tuyển giáo viên Philippines

Posted: 13 Mar 2013 12:15 PM PDT

Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và
chuyên nghiệp của TP.HCM đã bắt đầu vận hành. Thế nhưng gặp khó vì đến nay mới chỉ tuyển được
13 giáo viên (GV) Philippines.

Giáo viên nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Báo NLĐ

Ông Nguyễn Hoài Nam, phó Giám đốc Sở GD- ĐT thành phố cho biết, việc tuyển dụng
100 GV Philippines giảng dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học và THCS thuộc chủ
trương của UBND TP.HCM.

Theo đó, kinh phí thuê GV nước ngoài giảng dạy tiếng Anh được thực hiện theo
phương thức xã hội hoá, huy động 100% kinh phí đóng góp từ phụ huynh học sinh. Sau
khi đề án được phê duyệt Sở GD đã lập đoàn qua tận Philippines tuyển 100 người nhưng
chỉ được 13 người.

Sau một thời gian chính thức giảng dạy môn tiếng Anh, tham gia các hoạt động
chuyên môn của trường, 13 GV Philippines này được đánh giá là hòa nhập nhanh, có
chuyên môn, kỹ năng và phương pháp sư phạm tốt. Mặc dù nguồn kinh phí phải trả cho GV
là 2.000 USD, nhưng chia ra mức học phí được các trường cho biết giao động từ 50.000
- 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Ông Nam cho biết, qua đợt tuyển dụng thí điểm này, cùng với những đánh giá cụ thể,
rút kinh nghiệm, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai việc tuyển dụng thêm GV
Philippines để thực hiện đề án "Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho
học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM giai đoạn 2010-2020"
.

Băn khoăn

Đại diện Trường THCS An Phú (quận 2) cho biết, điều băn khoăn của chúng tôi là
hiện tại trường đã ký hợp đồng với GV, nhưng về vấn đề pháp lý và quản lý giáo viên,
đơn vị nào sẽ trực tiếp quản lý. Rồi cần phải cụ thể dạy những cái gì, ai là người
đánh giá chất lượng GV, HS và đánh giá như thế nào?.."

Đại diện trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) cũng cho biết, trước đây trường TH Lê
Ngọc Hân đã mời GV nước ngoài về giảng dạy tiếng Anh, nhưng khi có chủ trương của Sở,
trường đã mời một GV Philippin dạy 20 tiết chính khóa/ tuần và 15 tiết sinh hoạt.

"Về vấn đề tài chính, nếu mời giáo viên của trung tâm Apollo, họ dạy tiết nào, nhà
trường trả tiết đó, nghỉ và thi, kiểm tra không phải trả tiền. Nhưng với trả trọn gói
2000 USD cho GV Philippines, nhà trường chưa biết tính sao với phụ huynh” – đại diện
trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1) băn khoăn.

Những tuần dạy trên 20 tiết thì tương ứng là 25 USD mỗi tiết, nhưng nếu trong một
tháng dạy 10 tiết thì kinh phí sẽ được trả như thế nào? Cái khó của trường Lê Ngọc
Hân là số học sinh học quá đông, nên khi về dạy, trường phải chia lớp làm 2 nhóm, cô
chỉ dạy nhóm 20 em….

• Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/112617/loay-hoay-tuyen-giao-vien-philippines.html

Từ 2008, Bộ GD-amp;ĐT đã có hướng dẫn sử dụng sách tham khảo

Posted: 13 Mar 2013 11:15 AM PDT

(GDTĐ) – Để thống nhất việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập trong trường phổ thông từ năm học 2008-2009 theo quy định của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Sở GDĐT 5 vấn đề, trong đó có việc sử dụng các loại sách tham khảo.

Sách tham khảo dành cho lớp 1 cũng có nhiều loại
Một số đầu sách tham khảo dành cho lớp 1. (Ảnh: gdtd.vn)

Công văn nêu rõ: “Các nguồn tài liệu (cả kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng) có nội dung liên quan đến một số môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông là nguồn tài liệu do giáo viên và học sinh tự lựa chọn để tham khảo trong giảng dạy, học tập được gọi chung là sách tham khảo (STK) khác.

Hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm giao cho các tổ chuyên môn xem xét nội dung các STK đang lưu hành trong trường. Nếu phát hiện STK chưa chính xác hoặc không phù hợp với tính chất giáo dục phổ thông thì cần lưu ý học sinh trong việc sử dụng; nếu phát hiện STK có sai sót lớn ảnh hưởng đến dạy và học thì cần kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục.

Các cơ quan quản lý giáo dục và các trường phổ thông không bắt buộc học sinh mua STK.

-Xem toàn bộ công văn tại đây

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Tu-2008-Bo-GD-DT-da-co-huong-dan-su-dung-sach-tham-khao-1967600/

‘Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa’

Posted: 13 Mar 2013 11:15 AM PDT

Thứ tư, 13/3/2013, 20:58 GMT+7

Lấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống – khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.
‘Rất sai lầm nếu chương trình học quá dễ’ / GS Ngô Bảo Châu về Việt Nam dạy phương pháp học tập

Chiều 13/3, hàng nghìn sinh viên đã đến tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu về chủ đề “Phương pháp học tập”. Ngồi dưới hàng ghế khách mời, Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, bố mẹ và những thầy giáo cũ của giáo sư Ngô Bảo Châu đều chăm chú lắng nghe.

Mở đầu bài giảng, GS Châu cho biết, anh hay được các em sinh viên hỏi về bí quyết học tập, và thường trả lời rằng không có bí quyết gì, quan trọng là niềm say mê. “Điều đó không sai nhưng chưa đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi chưa suy nghĩ thấu đáo. Hôm nay là cơ hội tốt để tôi làm điều đó, dù vất vả để hoàn thành nhưng cũng rất ý nghĩa”, GS Châu nói.

Bài giảng của GS Ngô Bảo Châu được chia làm ba phần, bao gồm: Cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập, học chữ hay học làm người và chúng ta học như thế nào. Anh cho biết, không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu đáo và đầy đủ cho cả ba câu hỏi mà chỉ là sắp xếp thành những suy nghĩ tản mạn của mình, làm thành những câu trả lời không cầu toàn.

Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại sứ các nước tại Việt Nam và hàng nghìn sinh viên đã đến nghe GS Ngô Bảo Châu giảng về “phương pháp học tập”. Ảnh: Hoàng Thùy.

Đi sâu vào phần “học như thế nào”, GS Châu cho biết, ngày xưa học chữ thánh hiền thì quan trọng nhất phải có chí – có chí đi bắt đom đóm làm đèn đọc sách thâu đêm. Nhưng trong việc học tập, tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại hiện tại thì có chí thôi không đủ.

GS Châu nhấn mạnh, trong một trò chơi, ít người chơi một mình, để trò chơi thực sự cuốn hút, người chơi thực sự triển khai tiềm năng tư duy của mình để đi đến bất ngờ, tìm ra sự sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi, trọng tài. Cụ thể, nhờ vào internet, ta có thể tìm thấy nhiều tài liệu và học tập miễn phí trên mạng theo chương trình của một số đại học tên tuổi.

Nhưng dù có được cung cấp mọi tài liệu, theo dõi bài giảng miễn phí thì người học cũng không học được nếu ở nhà một mình. Ngồi nghe bài giảng trên mạng không phải là trò chơi thú vị vì không có đối thủ, đồng đội, mục tiêu, lộ trình, giải thưởng…Đó là những thứ không liên quan gì đến nội dung nhưng lại là những cái người đi học cần để có thể phấn đấu đến cùng. Mỗi người có thể học một mình và tập trung cao độ trong một tuần, nhưng cần có tập thể, thầy giáo, lớp học để duy trì mức độ học tập.

“Gợi ý của tôi là tại sao các bạn không tự tổ chức cùng học với nhau theo giáo trình, bài giảng, tư liệu học tập trên mạng. Thầy giáo cũng có thể sử dụng tài liệu miễn phí thành tài liệu học chính khóa. Trên lớp các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi mà có thể cho sinh viên xem trước bài giảng trên mạng, dành thời gian để giải thích thêm, trả lời những câu hỏi, thậm chí quay lại bài cũ nếu sinh viên chưa hiểu rõ một số khái niệm và hướng dẫn các em làm bài tập. Cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc”, GS Châu nói.

Theo GS Châu,tThiếu tổ chức, con người không có bản năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người sẽ nhanh chóng lạc vào con đường chủ quan, con đường luôn luôn dẫn tới cái đích là sự bế tắc.

“Đã rất nhiều người chỉ ra những bất cập của nền giáo dục nước nhà, và tôi cũng thấy không cần thiết phải góp thêm một tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu một vấn đề lớn nhất, thì đó chính là mức độ tha hóa của cả một hệ thống”, GS Châu nói.

GS Châu dẫn chứng, vụ Đồi Ngô, học sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi là việc chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người. Đây là câu chuyện buồn, là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống. Khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, cá nhân, mà suy nghĩ về việc xảy ra sẽ thấy rất nhiều người từ trung ương đến địa phương, cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.

GS Ngô Bảo Châu cho rằng bên cạnh tính trung thực thì học tập cần có tổ chức, kỉ luật, say mê và quả cảm. Ảnh: Hoàng Thùy.

Theo GS Châu, kết quả của kì thi tốt nghiệp đáng ra phải mang tính thiêng liêng trong đời học sinh lại trở thành một trò đùa – trò đùa muốn khóc. Các trường đại học ở Mỹ, như ĐH Chicago nơi anh làm việc, họ thành công không phải vì họ giàu, có nhiều giáo sư xuất sắc hay cơ sở vật chất đầy đủ, mà đó là vì tinh thần fairplay. Ở đó, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị nghiêm khắc.

“Sự trung thực là một trong những điểm quan trọng nhất cho câu hỏi học như thế nào? Trung thực khó học trong sách vở và để trẻ trung thực, người lớn phải làm gương. Ngoài tính tổ chức, trung thực, kỉ luật thì cần niềm say mê và giữ được say mê, làm động cơ cho việc học tập”, GS Châu nhấn mạnh.

Giám đốc khoa học của Viện Toán cao cấp cũng chia sẻ, khi anh viết bài giảng này, có người bạn đã góp ý rằng bên cạnh niềm đam mê đừng bỏ quên sự quả cảm. Sự quả cảm rất cần, không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ, quay lưng lại với sự thật. Theo kinh nghiệm của anh, khi vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết thì quả cẩm rất cần, để đi tìm cái mới trong hành trình cô đơn và kéo dài nhiều năm.

“Sau khi làm luận án tiến sĩ xong tôi thi tuyển vào một Viện nghiên cứu ở Pháp nhưng tôi trượt. Buổi phỏng vấn đầu tiên, người ta hỏi tôi nghiên cứu gì, tôi nói “Bổ đề cơ bản”, họ cười và tôi bị đánh trượt. Người ta không tin tôi”, GS Châu kể và cho biết đó là một khó khăn. Đến năm 2002, khi quay lại làm bổ đề cơ bản, anh làm việc say sưa. Nhưng đến năm 2006, khi mở rộng công trình, anh hiểu đó là con đường cụt và khi đó bản thân còn không tin vào mình nữa.

Lúc này, anh tình cờ nói chuyện với một người đồng nghiệp về công trình ông ấy cách đó 20, 30 năm. Ông ấy cho rằng nó không có ý nghĩa, nhưng anh lại thấy đó là mảng cuối cùng mà anh thiếu. “Bế tắc nhưng nếu tôi không cố gắng nỗ lực trước đó thì khi người bạn nói, tôi cũng không thể nhận ra đó là mảng còn lại của mình”, GS Châu cho hay.

Anh khẳng định, niềm say mê không bao giờ ổn định, thế nên quá trình học cần có tập thể, để khi không còn đam mê vẫn phải cố hoàn thành bổn phận của mình. Mặt khác, đam mê có thể ra đi thì cũng có thể quay lại, nên không được bỏ cuộc. “Khi tôi đọc quyển sách thấy nó khó, tôi thường nghĩ không phải bản chất nó khó mà người viết tồi. Thế nên tôi sẽ viết lại cho dễ hiểu hơn dù mất thời gian, và ít nhất là phải tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề”, GS Châu chia sẻ.

Hoàng Thùy

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/03/van-de-cua-giao-duc-viet-nam-la-su-tha-hoa/

Không được vội và không được sợ

Posted: 13 Mar 2013 10:15 AM PDT

(GDTĐ) – Chiều nay (13/3), GS.Ngô Bảo Châu đã có buổi giảng bài về phương pháp học tập tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhân dịp này, nhiều sinh viên, giảng viên trẻ có dịp chia sẻ và được chia sẻ từ người đàn anh đã thành công trên con đường nghiên cứu khoa học, những trăn trở, suy tư rất đáng suy nghĩ về niềm đam mê cũng như phương pháp, điều kiện nghiên cứu học tập… hiện nay.

GS.Ngô Bảo Châu giảng bài tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn
GS.Ngô Bảo Châu giảng bài tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn

Theo GS.Ngô Bảo Châu: Một trong những khó khăn lớn của người làm khoa học là người khác có thể không tin tưởng vào mình. Nhưng điều này chỉ cần chút quả cảm là có thể vượt qua. Khó khăn lớn nhất là không còn tin tưởng vào chính bản thân mình.

Trả lời tâm tư của một sinh viên cho biết mình và các bạn đang gặp một vấn đề quan trọng hơn cả việc người khác không tin mình và mình không tin mình đó là bản thân không còn say mê với con đường mình đã chọn: "Cá nhân cháu cảm thấy mình đang được học khá nhiều lý thuyết, nhưng không phải là lý thuyết nắm vững bản chất của vấn đề mà là lý thuyết khô khan thiên về giải bài tập. Dường như bọn cháu không thấy được cái đẹp của khoa học, của kỹ thuật", GS.Ngô Bảo Châu trả lời:

Niềm say mê nhiều khi không ổn định. Chính vì thế, học phải có tập thể, có kỷ luật là vì thế, kể cả khi không còn niềm đam mê cũng phải cố học để hoàn thành công việc, hoàn thành bổn phận của mình. Thêm nữa, niềm đam mê có thể chia tay bạn nhưng cũng có thể quay lại. Không có gì là vĩnh viễn ra đi cả, cái chính là không được bỏ cuộc. Chính tinh thần kỷ luật và tập thể sẽ giúp bạn không bỏ cuộc.

*Tôi rất ấn tượng với nhận định trong bài giảng của giáo sư, đó là nếu người ta muốn khám phá thế giới thì gần như phải đi lại toàn bộ con đường khám phá thế giới của nhân loại. Vậy, làm thế nào đối mặt với kho tàng kiến thức khổng lồ đó để có thể lĩnh hội hiệu quả để phục vụ nghiên cứu của mình?

- Không phải riêng anh mà tất cả những người nghiên cứu khoa học đều gặp phải khó khăn trên. Quan niệm của tôi cũng được nhiều người chia sẻ là chúng ta không được vội và không được sợ. Chuyện học lại từ đầu không có nghĩa là học một cách kinh viện, học tất cả mọi thứ một lúc mà việc học nên xuất phát từ những câu hỏi và có mục đích trước. Khi đã có câu hỏi, tôi nghĩ việc học sẽ dễ hơn nhiều. Như vậy, trong một cuốn sách bạn sẽ chỉ đọc những cái phục vụ trả lời câu hỏi đó mà thôi. Nhưng học phải học đến cùng, học đến nơi đến chốn, không thể chỉ biết lơ mơ.

* Liệu điều kiện nghiên cứu mang tính quyết định hay không và liệu người ta có thể đạt được những nghiên cứu tốt trong môi trường trung bình và kém hay không?

So sánh điều kiện làm việc trong nước và nước ngoài, thì đúng là điều kiện trong nước là bắt người ta phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng tôi cũng muốn bạn lưu ý một chuyện, sự khác nhau đó từ đâu ra? Ngoài chuyện về chính sách chung còn chuyện tổ chức làm việc, tôi nghĩ đó là vấn đề mà sự nỗ lực mỗi người có thể làm được. Liệu chúng ta có tổ chức làm việc tốt hay không? Chẳng hạn khi tôi làm việc ở trường ĐH nước ngoài, bản thân trường đó có hệ thống tổ chức rất tốt. Nếu có giờ dạy thì đúng giờ tôi đến giảng và đã có quy định trước về giờ giảng và những ai sẽ là người giúp tôi chữa bài tập, chấm bài… Thứ hai, tuy rằng tôi không có công trình làm chung với đồng nghiệp nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ, semina, thảo luận chung về những vấn đề có thể không liên quan trực tiếp đến cái mình làm, nhưng đó chính là điều giúp duy trì sự say mê. Chính vì thế, lúc nào mình cũng có câu hỏi mới đặt ra trong đầu, kích thích sự tò mò của mình. Tập thể nghiên cứu nghiêm túc đó cũng giúp mình rất lớn trong duy trì nỗ lực làm việc.

*Có cách nào để thu hút các nhà toán học đang học tập nghiên cứu ở nước ngoài về nước, thưa GS?

Hiện Viện nghiên cứu cao cấp về toán trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đang cố gắng làm việc và cũng đã có thành công nhất định. Nhà nước cũng tạo cơ chế rất thuận lợi để làm việc đó. Đã có 65 nhà nhà khoa học Việt Nam và khoảng 20 giáo sư nước ngoài đến làm việc theo cơ chế đặc thù của Viện. Còn quá sớm để đánh giá kết quả, chất lượng NCKH nhưng cái mà tôi rất mừng là ít nhất hiện nay Viện hoạt động đúng theo tinh thần ban đầu đặt ra.

Thời gian dường như quá ngắn để các bạn sinh viên có thể chia sẻ hêt những tâm tư của mình. Ảnh: gdtd.vn
Thời gian dường như quá ngắn để các bạn sinh viên có thể chia sẻ hết những tâm tư của mình. Ảnh: gdtd.vn

* Lập gia đình sớm có ảnh hưởng đến con đường NCKH của giáo sư?

Lập gia đình sớm có ảnh hưởng tốt đến sự nghiệp khoa học của tôi. Cuộc sống gia đình ấm áp là nơi con người có thể bình tâm tập trung làm NCKH.

*Giáo sư có thể chia sẻ một ngày làm việc của mình?

Khi tôi làm việc ở ĐH Chicago thì nhịp sống rất đơn giản, đơn điệu. Ngoài công việc gia đình, tôi đến cơ quan đúng giờ mặc dù không ai kiểm soát tôi việc này. Sáng tôi thường gặp gỡ sinh viên, giải quyết tất cả những vấn đề như trả lời email, duyệt bài báo. Buổi chiều hoặc nghe semina hoặc cố gắng tập trung vào công việc khoa học nếu không phải đi dạy. Buổi tối ở nhà, sau bữa ăn gia đình tôi hay ngồi tâm sự với con nhỏ, sau đó đọc sách rồi đi ngủ…

 

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/Khong-duoc-voi-va-khong-duoc-so-1967599/

Cứu sống một học sinh bị đâm thủng thận

Posted: 13 Mar 2013 10:15 AM PDT

(TNO) Ngày 13.3, bác sĩ Trần Văn Ân, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) cho biết bệnh viện vừa cứu sống một học sinh bị đâm thủng thận.

N.P.H.V.H (13 tuổi, ngụ ấp 7, xã Thành An, H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), học sinh lớp 7.1 Trường THCS Thành An nhập viện lúc 17 giờ 30 ngày 12.3 trong tình trạng trên người có nhiều vết thương, trong đó có vết đâm xuyên thấu thận trái gây choáng mất máu.

Sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã bảo toàn được phần thận bị thương, giúp H. thoát cơn nguy kịch.

Được biết, H. bị bạn học cùng trường đâm bằng dao Thái Lan.

Khoa Chiến

8 người nhập viện vì đánh nhau
Đánh nhau để… cầu may
Nữ sinh lại đánh nhau rồi quay clip tung lên mạng
Đánh nhau vì gái, một người chết

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130313/cuu-song-mot-hoc-sinh-bi-dam-thung-than.aspx

Nhiều biện pháp hạn chế học sinh bỏ học

Posted: 13 Mar 2013 06:13 AM PDT

(GDTĐ) – Từ sau Tết, tình trạng học sinh một số địa phương tự ý bỏ học khiến cho ngành GDĐT phải gồng mình duy trì sĩ số. Trong cái khó đã ló cái hay, đã xuất hiện những giải pháp hạn chế học sinh bỏ học. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này còn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Có thể nói, tình trạng học sinh bỏ học qua điều tra cho thấy chủ yếu rơi vào học sinh THCS và THPT, số học sinh tiểu học bỏ học không đáng kể. Phần đông các em do hoàn cảnh nhà nghèo, phải bỏ học tranh thủ đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, cũng có em do học lực yếu kém, chán nản dẫn đến bỏ học. Cũng có trường hợp do thấy anh chị học xong ĐH, CĐ vẫn thất nghiệp ở nhà làm ruộng nên bỏ học đi làm thuê kiếm sống…

Trong những chuyến công tác tại các tỉnh miền núi, nhiều thầy cô cắm bản tại các điểm trường lẻ vùng sâu, vùng xa tâm sự rất thật lòng mình: Chúng em được nhà trường "khoán" sĩ số ngay từ đầu năm. Do vậy, nếu để học sinh bỏ học sẽ bị trừ thi đua. Song thực tế, việc ngăn chặn học sinh bỏ học vẫn như muối bỏ bể. Giáo viên lại lặn lội đến từng nhà vận động phụ huynh, học sinh đi học chuyên cần. Nếu em nào do hoàn cảnh phải trông em nhỏ, không được đi học thì giáo viên "đặc cách" cho phép học trò địu em đi học cùng. Đó là kinh nghiệm hơn  gần 15 năm đứng lớp của cô giáo Bùi Thị Si người Mường Hòa Bình dạy chữ cho học sinh bản Mông (xã Nà Khoa, Mường Nhé, Điện Biên).


Cơ sở vật chất trường học vùng cao còn nhiều khó khăn thiếu thốn

Trong năm học 2012-2013, để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, Phòng GD ĐT huyện Bác Ái  (Ninh Thuận) đã phát động phong trào thực hiện mô hình “Hũ gạo tiết kiệm” đến các đơn vị, trường học trên địa bàn. Nhờ đó, nhiều học trò nghèo Raglai đi học chuyên cần hơn. Điển hình ở Thanh Hóa, đây là địa phương vận động công tác khuyến học khuyến tài rất tốt để ngăn chặn học sinh bỏ học.

Cụ thể, thầy cô giáo nhận đỡ đầu học sinh yếu kém, các thôn có kẻng báo giờ học buổi tối cho học sinh… Hoặc tỉnh Nghệ An năm nay không có tình trạng học sinh bỏ học sau Tết là do ngành Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường nắm bắt chính xác đối tượng học sinh thuộc con nhà nghèo, khó khăn có nguy cơ bỏ học để đưa vào diện cần giúp đỡ. Bên cạnh đó, nhà trường chủ động làm việc với các cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm trên địa bàn giúp đỡ, hỗ trợ tiền, đồ dùng để các em được tới trường. 

Một số thầy cô tại điểm trường lẻ của Bắc Kạn thì tự bỏ tiền mua bánh, kẹo, vở phát cho các em để khuyến khích học sinh đến trường. Song, những giải pháp này chưa giải quyết triệt để tận gốc vấn đề. Muốn ngăn chặn tình trạng học sinh vùng khó bỏ học phải có biện pháp mạnh hơn, các ngành, các cấp cùng vào cuộc, phải dập từ nguyên nhân học sinh bỏ học. 

Muốn ngăn chặn được tình trạng học sinh bỏ học ngành GDĐT cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội.

Vũ Kiệt

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Nhieu-bien-phap-han-che-hoc-sinh-bo-hoc-1967594/

Mới có 16 trường được chính thức liên thông đào tạo nghề

Posted: 13 Mar 2013 06:13 AM PDT

(TNO) Thông tin từ Bộ GD-ĐT, tính đến thời điểm hiện nay (đầu tháng 3.2013), chỉ mới có 16 trường đại học, cao đẳng trong cả nước được cấp phép đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) lên cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH).

Cụ thể các trường gồm: ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, ĐH Sao Đỏ, ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Duy Tân, ĐH Trà Vinh, CĐ Thương mại và du lịch Thái Nguyên, CĐ Viễn Đông, CĐ Xây dựng số 1, ĐH Hàng hải, ĐH Hải Phòng và ĐH Công nghệ Đông Á.

Các trường có thể quyết định việc đào tạo liên thông từ trình độ TCCN lên CĐ, từ CĐ lên ĐH. Tuy nhiên, các chương trình liên thông từ bậc TCCN, TC nghề lên ĐH; từ TC nghề lên CĐ; từ CĐ nghề lên ĐH thì phải do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, hiện Bộ đang xem xét hồ sơ của một số trường khác, danh sách các cơ sở được phép đào tạo liên thông sẽ được đăng tải trên trang www.moet.gov.vn. Thông tin chi tiết về tuyển sinh và đào tạo liên thông, thí sinh có thể xem tại trang thông tin điện tử của các trường trên.

Theo quy định mới, thí sinh liên thông sẽ có quyền lợi như tất cả các thí sinh khác: được sử dụng kết quả thi liên thông để xét tuyển học hệ chính quy hoặc liên thông cùng ngành tại các cơ sở đào tạo.

Hà Ánh

Ngành liên thông phải cùng ngành đã tốt nghiệp
Tuyển sinh liên thông: Mỗi trường một kiểu
Thi liên thông đại học có cần nộp bằng tốt nghiệp cao đẳng?
Tuyển 180 chỉ tiêu liên thông từ TCCN lên CĐ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130313/moi-co-16-truong-duoc-chinh-thuc-lien-thong-dao-tao-nghe.aspx

Được sử dụng kết quả thi liên thông để xét tuyển học hệ chính quy

Posted: 13 Mar 2013 05:13 AM PDT

(GDTĐ)-Tuyển sinh, đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 được thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh. Ảnh: gdtd.vn

Theo Bộ GDĐT, thí sinh thi liên thông có quyền lợi như tất cả các thí sinh khác. Thí sinh được sử dụng kết quả thi liên thông để xét tuyển học hệ chính quy hoặc liên thông cùng ngành tại các cơ sở đào tạo. Khi trúng tuyển và học liên thông thí sinh được Hội đồng đào tạo liên thông của cơ sở đào tạo xem xét, công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ.

Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 tại Thông tư nêu trên.

Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cho phép đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học, từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng, từ trình độ cao đẳng nghề lên trình độ đại học. 

Các cơ sở đào tạo đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng, trung cấp nghề và cao đẳng nghề lên đại học gồm các Trường: ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Sao Đỏ, ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Duy Tân, CĐ Xây dựng số 1, ĐH Hàng hải,  ĐH Hải Phòng và ĐH Công nghệ Đông Á.

Bộ GDĐT đang xem xét hồ sơ của một số cơ sở đào tạo để cấp phép tổ chức đào tạo liên thông, danh sách các cơ sở đào tạo được phép đào tạo liên thông được đăng tải trên Website của Bộ tại địa chỉ: http://www.moet.gov.vn

Thí sinh đăng ký đào tạo liên thông xem xét thông tin cụ thể được đăng tải trên website của các cơ sở đào tạo có đào tạo liên thông. 

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Duoc-su-dung-ket-qua-thi-lien-thong-de-xet-tuyen-hoc-he-chinh-quy-1967593/

Điểm mặt những ông chủ trẻ nổi tiếng không có bằng đại học

Posted: 13 Mar 2013 05:13 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/diem-mat-nhung-ong-chu-tre-noi-tieng-khong-co-bang-dai-hoc-706668.htm

Comments