Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐHKHXH-amp;NV dành nhiều cơ hội và ưu đãi cho thí sinh

Posted: 12 Mar 2013 10:09 AM PDT

(GDTĐ)- Hôm nay (12/3), nhằm chuyển tải đến thí sinh những thông tin mới và quan trọng trong mùa tuyển sinh 2013, Trường Đại học KHXHNV- ĐHQGHN đã tổ chức cung cấp thông tin tuyển sinh cho các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn TP.Hà Nội.


 Trường Đại học KHXHNV- ĐHQGHN tổ chức cung cấp thông tin tuyển sinh cho các cơ quan thông tấn báo chí. Ảnh, gdtd.vn

Năm 2013, trường sẽ tuyển 1.415 chỉ tiêu cho 19 ngành đào tạo… trường tiếp tục đón nhận các thí sinh thi khối A và B nhằm tăng cường khả năng tuyển chọn được nhiều thí sinh khá, giỏi, đồng thời mở ra cơ hội học tập bình đẳng cho thí sinh các khối – những người ham thích và có năng lực học tập các ngành KHXH và NV. Hiện khối B được áp dụng tuyển sinh cho ngành Tâm lý học, khối A được áp dụng tuyển sinh cho 14 ngành. 

Đáng chú ý, đây là năm đầu tiên trường tuyển sinh ngành Quan hệ Công chúng (Public Relations). Dự đoán đây sẽ là ngành thu hút được rất nhiều thí sinh quan tâm; Bên cạnh đó thí sinh trúng tuyển vào 6 ngành khoa học xã hội cơ bản, gồm: Chính trị học, Hán Nôm, Lịch sử, Nhân học, Triết học và Văn học sẽ được hỗ trợ chi phí học tập với mức 4.200.000đ/ năm, cùng các khóa học phát triển năng lực nghề nghiệp do nhà trường tổ chức mà không phải đóng học phí…

Ngoài các học bổng từ ngân sách Nhà nước, sinh viên của trường có cơ hội được nhận gần học bổng khuyến khích từ gần 50 nguồn khác nhau, trong đó có nhiều học bổng có giá trị từ 250 USD đến 2000 USD như: Chung-Soo, Tony Chung, POSCO, Viettravel, AEON, Kumho, Asian… Hàng năm, trường đều trao học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn còn có thể được vay ưu đãi không lãi suất tại Ngân hàng UOB trong suốt các năm học tập tại trường. 

 

 

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/DHKHXH-va-NV-danh-nhieu-co-hoi-va-uu-dai-cho-thi-sinh-1967568/

Học sinh Thái Lan sắp được giảm giờ học

Posted: 12 Mar 2013 10:09 AM PDT

Hôm 10/3, Tiến sĩ Pavich Thongroj – chủ tịch Ủy ban Cải cách chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cho Giáo dục Cơ bản đồng thời là cố vấn của Bộ Giáo dục Thái Lan phát biểu: "Chúng tôi chỉ cần thêm hai cuộc họp nữa để kết luận về những yếu tố chính phải của kế hoạch này."

 

Ông cho biết kế hoạch cải cách lớn trong hệ thống giáo dục sẽ được sẵn sàng để thực hiện trong một giai đoạn quan trọng trước cuối tháng này. Trong giai đoạn đó, mô hình mới sẽ đưa vào thí điểm ở các trường Suankularb Wittayalai, Bodin Decha, Satriwitthaya, Mahidol Witthayanusorn và Chulabhorn.

 

Tiến sĩ Pavich nói: "Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra kết luận trong vòng sáu tháng tới."

 

Hôm thứ bảy vừa rồi, Bộ Giáo dục Thái Lan đã triệu tập cuộc họp đầu tiên về chương trình cải cách với sự tham gia 30 quan chức giáo dục nhằm vạch ra những thay đổi. Ông Pavich cũng có mặt trong cuộc họp.

 

Sau cuộc họp, Bộ trưởng Giáo dục Pongthep Thepkanchana đã công bố rằng ý kiến chung từ cuộc họp cho rằng cả học sinh tiểu học và trung học cần giảm giờ học xuống dưới 800 giờ mỗi năm để học sinh có thời gian học thêm các kĩ năng khác từ các hoạt động ngoại khóa. Ông nói: "Chúng tôi mong rằng giờ học ít đi sẽ giúp nâng hiệu quả học tập cho học sinh."

 



Sắp tới, Thái Lan sẽ giảm giờ học trên lớp cho học sinh


Sắp tới, Thái Lan sẽ giảm giờ học trên lớp cho học sinh để học sinh có thời gian học thêm các kĩ năng khác từ các hoạt động ngoại khóa.


 

Bộ trưởng Pongthep lưu ý rằng học sinh ở một số quốc gia trên thế giới có kết quả học tập tốt hơn mặc dù có thời gian học tập ít hơn học sinh Thái Lan.

 

Hiện nay, một học sinh trung học ở Thái Lan trung bình học 1.200 giờ và một học sinh tiểu học trung bình học 1.000 giờ mỗi năm. Số giờ học như vậy là ở mức cao trên thế giới. Ở các nước châu Phi, các học sinh được yêu cầu học 1.400 giờ mỗi năm và thành tích học tập đã giảm.

 

Trong khi đó, học sinh Nhật Bản và Hàn Quốc đều có số giờ học ít hơn 1.000 giờ/năm và họ có thành tích học tập rất tốt. Học sinh Hong Kong chỉ học 790 giờ mỗi năm và nước này có thành tích học tập đứng thứ ba trên thế giới.

 

Tổ chức UNESCO khuyến nghị khoảng 800 giờ học/năm là phù hợp.

 

Bộ trưởng Pongthep nói: "Thực tế học sinh của chúng tôi có số giờ học quá nhiều và đây là kết quả từ một thái độ, nhận thức và niềm tin sai rằng giờ học nhiều sẽ giúp học sinh học tập được nhiều. Nhưng sự thực là học sinh đã dành quá nhiều thời gian trên lớp và có ít thời gian để phân tích mọi thứ và học các kĩ năng cần thiết khác cho cuộc sống."

 

Theo Tiến sĩ Pavich, với mục tiêu giảm giờ học xuống ít hơn 800 giờ mỗi năm, học sinh tiểu học Thái Lan sẽ được giảm 3 giờ học mỗi tuần và học sinh trung học được giảm 4 giờ học mỗi tuần. Ủy ban Cải cách chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cho Giáo dục Cơ bản cũng cho rằng chương trình giảng dạy hiện nay có hạn chế và nó dẫn đến việc học tập không mấy hiệu quả của học sinh. TS Pavich nói: "Vì vậy chúng tôi cần phải điều chỉnh lại chương trình giảng dạy."

 

Ông cho rằng giảm giờ học sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi học sinh có thể tìm hiểu thông qua phương pháp học qua dự án. Ông nói: "Học sinh sẽ có cơ hội để tiếp xúc với lượng kiến thức đa dạng và hài lòng với việc học tập, đồng thời không cảm thấy như bị giam chân trong các lớp học."

 

Giáo sư Tiến sĩ Sompong Jitradab – giảng viên Đại học Chulalongkorn đã đồng ý với việc giảm giờ học trên lớp, ông cho rằng học sinh cần thêm thời gian để học các kĩ năng sống khác là những kĩ năng giúp các em tồn tại trong xã hội hiện đại. Ông kêu gọi Bộ Giáo dục Thái Lan thay đổi chương trình giảng dạy hiện tại bằng một chương trình mới bởi chương trình hiện tại đã được sử dụng trong 12 năm qua, nó đã lỗi thời và có nhiều hạn chế.

 

TS Pavich cho biết sau khi chương trình giảng dạy mới được đưa ra, ông sẽ thúc đẩy việc thành lập một Ủy ban Giảng dạy Quốc gia. Ông nói: "Ủy ban sẽ liên tục cải thiện chương trình giảng dạy khi cần thiết."

 

Bộ Giáo dục Thái Lan đã có kế hoạch thúc đẩy cải cách trình độ giáo viên để cải thiện chất lượng giảng dạy khoa học, công nghệ, toán học và ngôn ngữ, cùng với công nghệ thông tin cho giáo dục.

 

Phương Hoài

Theo The Nation

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-sinh-thai-lan-sap-duoc-giam-gio-hoc-706330.htm

Dịch vụ đến tận răng cho sinh viên nhà giàu

Posted: 12 Mar 2013 07:22 AM PDT

Bất chấp khủng hoảng kinh tế, nhiều sinh viên nhà giàu ở Mỹ vẫn được hưởng những dịch vụ chăm sóc cá nhân chu đáo đến tận răng.

Tập đoàn tư vấn Boston Collegiate (BCCG) sẽ cung cấp các dịch vụ cho sinh viên từ trang trí nhà cửa tới xếp hàng mua vé xem bóng rổ với mức phí 300 USD/ tháng – tương đương 3.600 USD/ năm – tạp chí phố Wall tiết lộ trong hồ sơ cá nhân của công ty mới thành lập này.

Một số sinh viên khu vực Boston chia sẻ với tạp chí Wall Street rằng họ đã thuê BCCG làm một số công việc như mua và gửi 300 chai nước hoa Merle Norman tới Ả Rập Xê út, đợi thợ sửa ống nước và trả tiền phạt chạy quá tốc độ.

A.J Rich – người sáng lập BCCG cho rằng loại dịch vụ chăm sóc khách hàng này vẫn luôn tồn tại, nhưng mô hình kinh doanh thì đã cũ. Ông Rich coi những gì công ty ông đang làm là "trao quyền" cho sinh viên bằng cách không coi họ là con nít. Ông cũng đặt nhiều kì vọng vào hình thức kinh doanh này.

Hiện ngành công nghiệp này phục vụ tận răng cho những học sinh, sinh viên giàu có từ cấp trung học tới đại học với một mức giá khá "chát". Những dịch vụ chăm sóc này có thể giúp các cậu ấm cô chiêu lắp đặt từ chiếc chậu vệ sinh cá nhân như BCCG đã từng làm cho một sinh viên.

Thậm chí, nếu một sinh viên nữ cảm thấy cần sự hỗ trợ để trở thành một nữ sinh lý tưởng thì cô có thể thuê một tư vấn viên hình ảnh chuyên nghiệp với giá 300 USD/ giờ.

Ở một số trường, một sinh viên nếu không muốn sống trong ký túc xá tồi tàn có thể chọn ở trong một dãy nhà kiểu resort với những tấm thảm sang trọng, những lò nướng BBQ và một phòng chơi game công nghệ cao.

Nữ sinh Andy Moore phản ứng với các dịch vụ này một cách khá bức xúc khi cô cho rằng trường đại học không nên để tồn tại dịch vụ quản gia, mà nó nên là quãng thời gian mà tất cả mọi người đều ở trong một môi trường như nhau.

"Điều làm trường đại học trở nên tuyệt vời và quan trọng, đặc biệt đối với sinh viên năm nhất là việc bạn học cách tự chăm sóc bản thân mình: Giặt là, làm bánh mì pho-mát bằng một chiếc bàn là hay cân bằng việc học ở trường với việc tụ tập tiệc tùng…" – cô nói.

Chính vì vậy, sự phát triển của các dịch vụ cao cấp dành cho sinh viên nhà giàu này đã gây ra những phản ứng gay gắt vào thời điểm mà nhiều sinh viên khó khăn đang rất cần sự giúp đỡ tài chính để chi trả cho việc học đại học.

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/112289/dich-vu-den-tan-rang-cho-sinh-vien-nha-giau.html

132 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi

Posted: 12 Mar 2013 07:22 AM PDT

- Bộ GD-ĐT chính thức công bố danh sách 132 trường ĐH,
CĐ không tổ chức thi. Danh sách chi tiết xem dưới đây.

Thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1)

học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc
trường CĐ thuộc các ĐH phải nộp hồ sơ, lệ phí tuyển sinh và dự thi tại một trường ĐH
tổ chức thi có cùng khối thi để lấy kết quả tham gia xét tuyển vào trường có nguyện
vọng học (NV1).

Lưu ý khi nộp hồ sơ và lệ phí
tuyển sinh những thí sinh này cần đồng thời nộp bản photocopy mặt trước tờ phiếu đăng
kí dự thi số 1.

Danh sách các trường không tổ chức thi:

 

STT

Tên trường

Ký hiệu

1

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

NVH

2

Học viện Thanh thiếu niên

HTN

3

Trường ĐH Dầu khí Việt Nam

PVU

4

Trường ĐH Hà Tĩnh

HHT

5

Trường ĐH Hoa Lư Ninh Bình

DNB

6

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội

KCN

7

Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

DKK

8

Trường ĐH Lao động – Xã hội

DLX, DLT, DLS

9

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

SKH

10

Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung
ương

GNT

11

Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu
nghị

DCQ

12

Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh

DTV

13

Trường ĐH dân lập Đông Đô

DDD

14

Trường ĐH dân lập Phương Đông

DPD

15

Trường ĐH FPT

FPT

16

Trường ĐH Hòa Bình

HBU

17

Trường ĐH Nguyễn Trãi

NTU

18

Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

DBH

19

Trường ĐH Thành Đông

DDB

20

Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam

MTH

21

Trường ĐH Trưng Vương

DVP

22

Học viện Âm nhạc Huế

HVA

23

Nhạc viện TP.HCM

NVS

24

Trường ĐH Việt Đức

VGU

25

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

DBV

26

Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn

DSG

27

Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định

DCG

28

Trường ĐH Cửu Long

DCL

29

Trường ĐH dân lập Duy Tân

DDT

30

Trường ĐH dân lập Phú Xuân

DPX

31

Trường ĐH Văn Lang

DVL

32

Trường ĐH Đông Á

DAD

33

Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

KTD

34

Trường ĐH Kinh tế – Tài chính Tp.HCM

KTC

35

Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM

DNT

36

Trường ĐH Phan Châu Trinh

DPC

37

Trường ĐH Phan Thiết

DPT

38

Trường ĐH Quang Trung

DQT

39

Trường ĐH Quốc tế Miền Đông

EIU

40

Trường ĐH Thái Bình Dương

TBD

41

Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

TTQ

42

Trường ĐH Võ Trường Toản

VTT

43

Trường ĐH Văn Hiến

DVH

44

Trường ĐH Yersin Đà Lạt

DYD

45

Trường ĐH RMIT Việt Nam

RMU

46

Trường ĐH Anh quốc Việt Nam

BUV

47

Viện Đào tạo quốc tế (IEI) – ĐHQG TP.HCM

IEI

48

Trung tâm Đại học Pháp (PUF – HCM)

QSF

49

Viện ĐH Mở Hà Nội

MHN

50

Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội

CHK

51

Trường CĐ Công nghiệp Hóa chất

CCA

52

Trường CĐ Cộng đồng Bắc Kạn

C11

53

Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

CLA

54

Trường CĐ Du lịch Hà Nội

CDH

55

Trường CĐ Dược Trung ương

CYS

56

Trường CĐ Ngô Gia Tự

C18

57

Trường CĐ Múa Việt Nam

CMH

58

Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh

C19

59

Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn

C10

60

Trường CĐ Sư phạm Nam Định

C25

61

Trường CĐ Sư phạm Thái Bình

C26

62

Trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên

C12

63

Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường
Miền Trung

CMM

64

Trường CĐThể dục thể thao Thanh Hóa

CTO

65

Trường CĐ Thủy lợi Bắc Bộ

CTL

66

Trường CĐ Thương mại và Du lịch Hà
Nội

CMD

67

Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc

CVB

68

Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

CNV

69

Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Du lịch
Yên Bái

CVY

70

Trường CĐ Y tế Điện Biên

CDY

71

Trường CĐ Y tế Hải Phòng

CYF

72

Trường CĐ Y tế Hà Đông

CYM

73

Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh

CYN

74

Trường CĐ Y tế Hưng Yên

CHY

75

Trường CĐ Y tế Ninh Bình

CNY

76

Trường CĐ Y tế Thanh Hóa

CYT

77

Trường CĐ Asean

CSA

78

Trường CĐ Đại Việt

CEO

79

Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội

CKN

80

Trường CĐ Ngoại ngữ – Công nghệ Việt
Nhật

CNC

81

Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)

DDC

82

Trường CĐ Bến Tre

C56

83

Trường CĐ Bình Định

C37

84

Trường CĐ Cần Thơ

C55

85

Trường CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam
Bộ

CEN

86

Trường CĐ Công nghiệp Cao su

CSC

87

Trường CĐ Công nghệ và Quản trị
Sonadezi

CDS

88

Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo
Lộc

CBL

89

Trường CĐ Cộng đồng Bình Thuận

C47

90

Trường CĐ Cộng đồng Hậu Giang

D64

91

Trường CĐ Kiên Giang

D54

92

Trường CĐ Điện lực Tp.HCM

CDE

93

Trường CĐ Giao thông vận tải II

CGD

94

Trường CĐ Kinh tế Tp.HCM

CEP

95

Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Phú Lâm

CPL

96

Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ

CEC

97

Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Lâm Đồng

CKZ

98

Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM

CKP

99

Trường CĐ Lương thực Thực phẩm

CLT

100

Trường CĐ Phát thanh Truyền hình II

CPS

101

Trường CĐ Sư phạm Bình Phước

C43

102

Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu

C52

103

Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt

C42

104

Trường CĐ Sư phạm Đăk Lăk

C40

105

Trường CĐ Sư phạm Gia Lai

C38

106

Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang

C54

107

Trường CĐ Sư phạm Long An

C49

108

Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận

C45

109

Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị

C32

110

Trường CĐ Y tế Cà Mau

CMY

111

Trường CĐ Y tế Bình Định

CYR

112

Trường CĐ Y tế Bình Dương

CBY

113

Trường CĐ Y tế Bình Thuận

CYX

114

Trường CĐ Y tế Bạc Liêu

CYB

115

Trường CĐ Y tế Cần Thơ

CYC

116

Trường CĐ Y tế Đồng Nai

CYD

117

Trường CĐ Y tế Đồng Tháp

CYA

118

Trường CĐ Y tế Huế

CYY

119

Trường CĐ Y tế Khánh Hòa

CYK

120

Trường CĐ Y tế Kiên Giang

CYG

121

Trường CĐ Y tế Lâm Đồng

CLY

122

Trường CĐ Y tế Tiền Giang

CYV

123

Trường CĐ Y tế Trà Vinh

YTV

124

Trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng

CKB

125

Trường CĐ Công Kỹ nghệ Đông Á

CDQ

126

Trường CĐ Công nghệ và Kinh doanh
Việt Tiến

CDD

127

Trường CĐ dân lập Kinh tế Kỹ thuật
Đông Du Đà Nẵng

CKM

128

Trường CĐ Lạc Việt

CKE

129

Trường CĐ Phương Đông – Quảng Nam

CPD

130

Trường CĐ Tư thục Đức Trí

CDA

131

Trường CĐ Công nghiệp Quốc phòng

DTU

132

Trường CĐ Công nghiệp và Kỹ thuật ô

COT

  •  Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/112456/132-truong-dh--cd-khong-to-chuc-thi.html

Sân chơi rộng lớn cho giới trẻ yêu tiếng Pháp

Posted: 12 Mar 2013 06:09 AM PDT

(GDTĐ) – Hàng loạt các hoạt động phong phú sẽ được tổ chức tại Việt Nam và khắp các châu lục nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3) tới.

Đại diện Tổ chức Pháp ngữ chia sẻ thông tin về
Đại diện Tổ chức Pháp ngữ chia sẻ thông tin về ngày Quốc tế Pháp ngữ. Ảnh:gdtd.vn

Tại cuộc họp báo công bố chương trình sáng nay (12/3) tại Hà Nội, đại diện Tổ chức Pháp ngữ cho biết, tại Việt Nam, ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay có sự đổi mới với lễ kỷ niệm chính thức diễn ra ngày 20/3 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ Ngoại giao. Cùng với đó, hàng loạt các hoạt động sẽ được tổ chức trên khắp đất nước như Liên hoan phim Pháp ngữ tại Hà Nội, thành phố HCM, Vinh và Huế; Ngày hội liên hoan văn hóa tại Trường ĐH Hà Nội ngày 16/3; các sự kiện hòa nhạc, trình diễn thời trang, triển lãm tại Trung tâm văn hóa Pháp; các sự kiện ở Vinh, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Nha Trang, Hòa Bình với sự tham gia tích cực của nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam và các mạng lưới Pháp ngữ.

Trước lễ kỷ niệm chính thức, Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức một hội thảo về thị trường việc làm Pháp ngữ tại Việt Nam. Tại hội thảo này, các nhà chuyên môn, sinh viên và người sử dụng lao động sẽ có những trao đổi liên quan đến triển vọng nghề nghiệp dành cho những người Việt Nam nói tiếng Pháp

Tại lễ kỷ niệm chính thức, Ngày quốc tế Pháp ngữ sẽ tôn vinh hai cá nhân Việt Nam có nhiều đóng góp xuất sắc. Năm nay, giải thưởng danh dự Pháp ngữ được trao cho bà Tôn Nữ Thị Ninh – cố vấn cao cấp của Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM); giải thưởng thanh niên Pháp ngữ được trao cho sinh viên Tường Huyền Trâm – Trường ĐH Ngoại Thương.

Những hoạt động kỷ niệm ngày lễ này cũng diễn ra sôi động tại một số trường ĐH, THPT. Cùng với liên hoan văn hóa tại Trường ĐH Hà Nội, tại Trường ĐH Cần Thơ (ngày 16-17/3) sẽ diễn ra Ngày hội Pháp ngữ Đồng Bằng sông Cửu Long. Đây là ngày hội có quy mô lớn nhất được tổ chức dành cho những người yêu và sử dụng tiếng Pháp ở khu vực này. Đây là dịp để các nhà chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp chia sẻ thông tin liên quan đến việc học tiếng Pháp, những vấn đề cần quan tâm trong giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Cũng tại ngày hội, học sinh sinh viên Việt Nam có thể chia sẻ kiến thức ngôn ngữ và văn hóa Pháp ngữ thông qua nhiều hoạt động và trò chơi.

Tại Trường TH Phan Bội Châu (Vinh), Trung tâm Pháp ngữ ở Vinh cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ. Những học sinh ở Vinh, Hà Tĩnh sẽ cùng chia sẻ tình yêu với tiếng Pháp thông qua các bài hát, trò chơi, điệu múa và các bộ phim do chính học sinh thực hiện…

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ gồm 57 nước và Chính phủ thành viên, trong đó có 4 thành viên ở Châu Á – Thái Bình Dương là Việt Nam, Campuchia, Lào, Vanuatu và 20 quan sát viên.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/San-choi-rong-lon-cho-gioi-tre-yeu-tieng-Phap-1967558/

Thái Lan giảm giờ học cho học sinh

Posted: 12 Mar 2013 06:08 AM PDT

"Chúng tôi hi vọng số giờ học ít hơn sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn" – Bộ trưởng giáo dục Pongthep Thepkanchana nhấn mạnh và cho biết việc cắt giảm này sẽ giúp học sinh có thêm thời gian học các kỹ năng khác từ hoạt động ngoại khóa.

Biện luận cho quan điểm không phải cứ học nhiều giờ hơn là sẽ giỏi hơn, ông dẫn chứng ở Thái Lan, học sinh trung học học khoảng 1.200 giờ/năm, còn học sinh tiểu học học 1.000 giờ/năm. Trong khi đó, ở các nước châu Phi, học sinh phải ngồi trong lớp 1.400 giờ/năm nhưng năng lực học tập của các em lại không cao. Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, các em chỉ phải học dưới 1.000 giờ/năm mà lại đạt kết quả tốt trong học tập. Học sinh Hong Kong chỉ phải học 790 giờ/năm và hiện được xếp thứ 3 thế giới về năng lực thực hành. UNESCO cũng khuyến cáo mức 800 giờ học/năm là phù hợp.

Tiến sĩ Pavich Thongroj, cố vấn Bộ Giáo dục, giải thích: "Học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận kiến thức một cách đa dạng hơn và vui vẻ học tập hơn chứ không có cảm giác bị "cầm tù" trong lớp học".

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/537639/thai-lan-giam-gio-hoc-cho-hoc-sinh.html

Vì sao học sinh Tiểu học mất dần khả năng viết Văn?

Posted: 12 Mar 2013 05:09 AM PDT

(GDTĐ) - Viết văn là một trong những kỹ năng cơ bản tối thiểu của lứa tuổi học trò. Thế nhưng trong những năm gần đây tìm ra một bài văn hay của học sinh Tiểu học là vô cùng hiếm.

Tôi nhớ cách đây khoảng 7- 8 năm về trước lúc chúng ta đang học chương trình cũ, tôi đã từng dạy ở một trường vùng ven biển, thời đó trường lớp còn lụp xụp, cũ kỹ, cuộc sống người dân còn đang nghèo lắm. Thế nhưng học sinh nơi đây vẫn có nhiều em dự thi môn văn cấp huyện, cấp tỉnh và đặc biệt là văn của các em viết hay lắm, cách sử dụng câu từ, ý rất tinh tế, nhiều bài kiểm tra của học sinh tôi còn lưu và thỉnh thoảng xem lại. Còn bây giờ học trò viết Văn rất kém, câu không ra câu, ý không ra ý, đoạn không ra đoạn. Thậm chí cả bài văn không thèm dùng dấu câu, chưa nói đến cách trình bày (thể thức văn bản), bố cục, phân đoạn…

Chương trình hiện nay cấu trúc môn Tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều phân môn và có sự bố trí rất hợp lí. Đầu tuần là tiết Tập đọc, kể chuyện, tiếp là phân môn Chính tả, (môn Chính tả các em lại được củng cố chữ viết, cách trình bày câu văn, đoạn văn, cách dùng dấu câu…) với nội dung bài tập đọc vừa học, tiếp đến là phân môn Luyện từ và câu, các em lại được luyện lại cách dùng từ đặt câu trong chủ đề mình mới được học, tiếp đến là phân môn Tập viết, các em lại được luyện chữ và cuối cùng là phân môn Tập làm văn. Nói tóm lại tất cả các phân môn trên ngoài mục đích rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản là nghe – nói – đọc – viết, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, tương hỗ cho nhau, và cuối cùng là tập trung cho phân môn Tập làm văn (kỹ năng viết). Từ đọc, kể, đặt từ câu, viết chính tả, tập viết và phân môn cuối cùng là tập trung cho kỹ năng viết văn, các thể loại văn cũng thuộc các chủ đề các em đã học.


Thảo luận nhóm trong giờ Tiếng Việt lớp 4. Ảnh minh họa: Thái Hòa

Mỗi tuần mỗi tiết Tập làm văn  vào cuối tuần, thường thì bài làm văn miệng rồi mới đến bài thực hành (viết), nghĩa là trước khi viết bài văn vào vở thì các em học sinh được làm bài văn miệng, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Và thể loại văn cũng theo chương trình học trong các tuần theo chủ đề, chủ điểm. Ví dụ ở chương trình lớp 4 trước khi viết văn kể chuyện, các em được học các bài tập đọc về chủ đề văn kể chuyện, tiếp theo là viết các bài chính tả, tiếp là tiết luyện từ và câu, tập viết… đều liên quan đến văn kể chuyện. Mỗi chủ điểm như thế nội dung rất đồng tâm và có tính tích hợp cao.

Thế nhưng không hiểu sao thực tế hiện nay có nhiều bài văn của học sinh đọc lên nghe mà cười ra nước mắt, có lẽ các em không có kiến thức tối thiểu viết văn, còn kiếm ra những bài văn tạm chấp nhận được thì cực hiếm, chưa nói tới những bài văn hay!  

Có phải do tập trung vào môn Toán?

Thực tế hiện nay thấy rằng học sinh học toán bây giờ lại lên ngôi! Kể cả phụ huynh gửi con học thêm cũng tìm thầy cô dạy giỏi Toán, các nhà trường cũng đua nhau bồi dưỡng môn toán! Vì các kì thi học sinh giỏi bây giờ thi môn Toán (cụ thể là kì thi giải toán qua mạng Violimpic Toán), còn Văn thì chỉ thi môn chữ viết, học sinh chỉ chép lại một văn bản nào đó sao cho đúng thể thức văn bản, đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, đúng tốc độ và nét chữ đẹp là được. Với cách thức tổ chức thi như vậy thì xem ra chúng ta đang xem nhẹ môn viết văn. Học sinh cứ cuốn theo "thi gì học vậy" có nghĩa là môn Tiếng Việt thì học sinh lo luyện chữ, và học môn Toán cho chắc.

Theo một số giáo viên tâm sự thì thi gì thì dạy nấy. Thậm chí các Tạp chí chuyên ngành cũng tập trung vào môn Toán, như Toán tuổi thơ, chỉ có một tờ Thế giới trong ta mới có vài trang dành cho "Văn hay chữ tốt". Vậy nói chung các nhà trường Tiểu học, phụ huynh bây giờ cũng tập trung đầu tư cho học sinh học Toán. Cách thi môn Văn ở Tiểu học cũng thấy sự chênh vênh, cụ thể là mấy năm nay hầu như tổ chức thi môn chữ viết thay cho môn viết Văn, nên dẫn đến cách dạy môn Tiếng Việt chỉ thiên về luyện chữ chứ ít quan tâm đến kỹ năng viết Văn.

Hậu quả của sự đầu tư không cân bằng giữa các môn học có thể làm cho một thế hệ mất dần khả năng viết Văn.

 Hồ Văn Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201303/Vi-sao-hoc-sinh-Tieu-hoc-mat-dan-kha-nang-viet-Van-1967567/

Học sinh ‘làng đu dây’ sẽ qua sông miễn phí

Posted: 12 Mar 2013 05:08 AM PDT

Thứ ba, 12/3/2013, 09:26 GMT+7

Ngay tuần này, toàn bộ học sinh và giáo viên ở xã Sơn Ba huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đi cầu tre hoặc “đu dây” kéo bè qua sông Re được miễn phí.
Lội sông đi học vì cầu tre thu phí/ ‘Bằng mọi giá xây cầu qua sông cho làng đu dây’

Sau khi VnExpress phản ánh tình trạng học sinh phải lội sông đi học vì cầu tre thu phí, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi cùng UBND huyện Sơn Hà đã về kiểm tra thực tế tại xã Sơn Ba.

Đoàn công tác ghi nhận, vào mùa nắng có 7 cầu tre bắc qua dòng sông Re ở xã Sơn Ba. Hầu hết do người dân tự làm, sau đó dựng lều bên sông thu phí người qua lại bằng tiền hoặc đến tháng thu lúa, gạo. Riêng học sinh mỗi lượt đi về, chủ cầu tre thu 2.000 đồng, còn giáo viên (kèm xe đạp, xe máy) phải nộp phí 5.000-7.000 đồng.

Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, vào mùa nắng không có tiền nộp phí cho các chủ cầu tre, học sinh Tiểu học, THCS Sơn Ba phải lội sông đến trường học tập. Ảnh: Trí Tín.Do gia đình nghèo khó, vào mùa nắng không có tiền nộp phí cho chủ cầu tre, học sinh ở xã Sơn Ba phải lội sông đến trường học tập. Ảnh: Trí Tín.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Ngọc Dũng, Chủ tịch huyện Sơn Hà cho biết, đã chỉ đạo các trường học ở xã Sơn Ba thống kê danh sách học sinh, giáo viên để hỗ trợ tiền qua sông Re mỗi ngày. Phương án hỗ trợ dự kiến là chính quyền sẽ chọn 2 trong số 7 cầu tre bắc qua sông Re ở điểm đầu và cuối xã để học sinh và giáo viên qua lại miễn phí mỗi ngày; hoặc hỗ trợ tiền trực tiếp cho học sinh và giáo viên mỗi lần qua sông trên cầu tre hoặc đi bè bằng ngân sách huyện (hoặc Ban an toàn giao thông tỉnh hỗ trợ).

Huyện Sơn Hà đã lập dự án xây cầu qua sông Re với chiều dài 165 m, rộng 5,5 m, thiết kế bê tông cốt thép với tổng kinh phí khoảng 28 tỷ đồng. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương, đơn vị tư vấn đang khảo sát vị trí, thiết kế xây dựng chiếc cầu này.

Sơn Ba là xã vùng cao, khó khăn nhất của huyện miền núi Sơn Hà, với gần 1.000 hộ dân, hơn 4.400 nhân khẩu bị chia cắt bởi dòng sông Re. Người dân và học sinh hàng ngày phải lội qua sông vào mùa nắng và đi ghe, đu dây kéo bè vào mùa mưa.

Trí Tín

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/hoc-sinh-lang-du-day-se-qua-song-mien-phi/

Nên giữ nguyên phương án xác định điểm sàn như hiện nay

Posted: 12 Mar 2013 04:09 AM PDT

(GDTĐ) – Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không những cho khu vực Bắc Trung bộ mà còn thu hút người học ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trường cũng là 1 trong 4 cụm thi quốc gia tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp "3 chung". Liên quan đến vấn đề tuyển sinh và điểm sàn ĐH, CĐ năm 2013, báo Giáo dục Thời đại đã có cuộc trao đổi với PGS.TS, NGƯT Đinh Xuân Khoa.

2 năm trở lại đây, có nhiều ý kiến cho rằng "3 chung" đã không còn phù hợp. Là cụm trưởng cụm thi lớn, đồng thời là Hiệu trưởng một trường đại học đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu lao động của khu vực, ông đánh giá thế nào về việc này? 


PGS.TS, NGƯT Đinh Xuân Khoa

PGS. TS, NGƯT Đinh Xuân Khoa: Những năm qua kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy được giữ ổn định theo giải pháp "3 chung", đã thể hiện tính tích cực, đem lại hiệu quả cao cả về yếu tố chất lượng lẫn giá trị kinh tế. Để cho kỳ thi ngày càng nghiêm túc, thuận lợi cho các nhà trường và thí sinh, Bộ GDĐT đã có một số điều chỉnh, bổ sung theo hướng tăng cường kỷ luật phòng thi, tăng quyền tự chủ cho các trường và tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh. Những cải tiến này đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.

Có thể nói, kỳ thi "3 chung" với 4 cụm thi quốc gia: Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ đã tiết kiệm cho nhà nước và thí sinh hàng trăm tỷ đồng. Chỉ tính riêng cụm thi Vinh, hàng năm đã tiết kiệm chi phí ăn ở, đi lại của thí sinh khoảng 100 tỷ đồng. Như vậy, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp "3 chung" đã đạt được các mục tiêu về đảm bảo tính nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả, an toàn, đúng quy chế và được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

Trong môi trường giáo dục đầy cạnh tranh như hiện nay thì các trường phải tạo lập được uy tín với xã hội, và muốn vậy thì phải có sự đầu tư về hạ tầng cơ sở, đội ngũ cán bộ, chứ với nhận thức của xã hội ngày càng cao, người học không chấp nhận "cơm chấm cơm" trên giảng đường đâu.

Còn về vấn đề điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ những năm gần đây, Bộ GDĐT đã thực hiện một cách bài bản, đảm bảo mặt bằng trình độ tối thiểu để thí sinh có thể theo học các trường ĐH, CĐ. Điểm sàn được tính toán trên cơ sở các tiêu chí: chỉ tiêu tuyển sinh; kết quả thi của thí sinh; chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, cơ cấu vùng miền và loại hình trường. Điểm sàn cũng đã được Hội đồng xác định điểm sàn (Lưu ý rằng Hội đồng có đại diện các loại hình trường, các vùng miền, các cơ quan chức năng) xem xét, phân tích và xác định hợp lý, thống nhất cao, công bố sớm, tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xét tuyển, đảm bảo chất lượng tuyển chọn đầu vào, cơ cấu vùng miền, chính sách ưu tiên, công bằng xã hội và cũng góp phần phân tầng các cơ sở giáo dục đại học.

Thế còn ý kiến cho rằng việc xác định điểm sàn như hiện nay là chưa hợp lý nên các trường rất khó tuyển sinh, nhất là các trường ngoài công lập. Lại có kiến nghị nên xây dựng điểm sàn riêng cho 2 loại hình trường công lập và ngoài công lâp?

Các ý kiến trên là chưa thỏa đáng. Nguyên nhân chính của việc khó tuyển sinh là do thương hiệu và chất lượng đào tạo của các trường chưa tạo được niềm tin của phụ huynh và thí sinh. 

Theo tôi, việc xác định điểm sàn của Bộ căn cứ vào kết quả dự thi của thí sinh như hiện nay là hợp lý. Không nên quy định điểm sàn riêng cho các loại hình trường công lập và ngoài công lập. Bộ cũng giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tuyển sinh, nếu trường nào có đủ điều kiện thì đề xuất phương án với Bộ, nhưng có trường nào đề xuất giải pháp tuyển sinh cho riêng mình đâu. 

Vậy ý kiến cho rằng nên quy định mức điểm sàn khác nhau cho các khu vực, vùng miền. Là một trường có thể nói là hết sức phong phú về địa bàn sinh viên theo học, ông ý kiến gì về việc này?

Theo tôi, nên quy định điểm sàn chung cho tất cả các khu vực chứ không nên xây dựng điểm sàn riêng cho từng khu vực, vùng miền. Vì như đã nói trên điểm sàn là điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo của các bậc học. Nếu ưu tiên cho các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ… thì nên nới rộng mức điểm ưu tiên cho các đối tượng giữa các khu vực.

Tóm lại, phương án xác định điểm sàn như hiện nay theo ông như thế nào là hợp lý?

Phương án xác định điểm sàn như hiện nay là phù hợp, đã dựa trên các tiêu chí số lượng thí sinh dự thi, tổng chỉ tiêu tuyển sinh và kết quả thi của thí sinh. Tuy nhiên, nếu có một phương án đổi mới cách xác định điểm sàn, sát với thực tế tuyển sinh hơn nữa, đảm bảo sự công bằng và phù hợp giữa các loại hình trường và khu vực thì cũng rất tốt. 

Còn ý kiến cho rằng nên xác định điểm sàn trên cơ sở phổ điểm chung của từng môn thi, theo tôi về bản chất cũng không có gì thay đổi. Nếu áp dụng thì phải chú ý đến tính không đồng đều giữa kết quả thi của các môn trong cùng khối thi.

Thêm nữa, Bộ GDĐT quy định thời hạn kết thúc xét tuyển vào thời điểm ngày 31/10 hàng năm là phù hợp với thực tiễn, thuận lợi cho các trường và thí sinh.

Xin cảm ơn ông!

 



(GS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh): "Nên mềm dẻo hơn trong điểm sàn"

Quan điểm của tôi là xác định điểm sàn như thế nào cho hợp lý. Nếu ta vẫn tổ chức thi toàn quốc, thì sau khi có kết quả chấm, nhận thấy thí sinh ở mức điểm nào thì nên để các trường ĐH tự quyết định. 

Ngay ở bậc phổ thông cũng thế. Thi vào lớp 10, HS có bằng THCS, các trường có mức điểm khác nhau để tuyển HS, hoàn toàn không có điểm sàn. Trường nào uy tín cao, có thương hiệu thì lấy HS đạt 55 điểm, nhưng có trường ở ngoại thành chỉ lấy 35 điểm thôi.

Tôi đề nghị: Tổ chức thật chặt chẽ, kỳ thi PTTH, đánh giá đúng trình độ của HS từ đó cấp bằng cho các em. Nếu tổ chức thi tuyển sinh trên toàn quốc như hiện nay thì nên cần có điều chỉnh điểm sàn. 

TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng"Điểm sàn phụ thuộc vào chất lượng giáo dục bậc phổ thông".

Bộ GDĐT đưa ra điểm sàn với mục đích rất tốt là muốn đảm bảo chất lượng của giáo dục ĐH. Điều quan trọng để có một điểm sàn tốt lại phụ thuộc vào chính chất lượng GD ở bậc phổ thông. 

Về khoa học GD, trong đảm bảo chất lượng, đi theo hướng không căn cứ nhiều vào "đầu vào" mà căn cứ vào quá trình tiến hành và kết quả đầu ra. 

Hiện ta đang phát triển theo quy luật kinh tế thị trường. Về quy luật cung – cầu, cả xã hội đang rất cần việc học. Việt Nam đang phát triển giáo dục ĐH theo hình ống, vào bao nhiêu ra bấy nhiêu, như vậy có đúng với quy luật của đào tạo, quy luật của thị trường? 

Cách lựa chọn sinh viên cho các trường ĐH chính là chất lượng phổ thông. Làm sao cho kỳ thi phổ thông có chất lượng, nghiêm túc, khoa học, đánh giá chất lượng toàn diện, đánh giá năng lực thật của người học. Từ đó các trường ĐH căn cứ vào đó để lấy SV cho mình. 

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4561/201303/Nen-giu-nguyen-phuong-an-xac-dinh-diem-san-nhu-hien-nay-1967556/

GS Ngô Bảo Châu sẽ giảng về phương pháp học tập tại Việt Nam

Posted: 12 Mar 2013 04:09 AM PDT

(GDTĐ)-GS.Ngô Bảo Châu sẽ có bài giảng chủ đề phương pháp học tập tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vào ngày mai (13/3) và tại Trường ĐH Mở TP.HCM vào ngày 15/3.

GS.Ngô Bảo Châu tham dự buổi họp báo công bố dự kiện
GS.Ngô Bảo Châu tham dự buổi họp báo công bố dự kiện "Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Hà Nội chiều nay (13/3). Ảnh: gdtd.vn

Đây là một trong chuỗi hoạt động khi GS.Ngô Bảo Châu về Việt Nam tham gia sự kiện "Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Đông Nam Á. GS.Ngô Bảo Châu là người thứ 5 đến thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình này, sau GS.Roger B.Myerson – người đoạt giải Nobel Kinh tế; GS.Harald zur Hausen – đoạt giải Nobel Y học; GS.Douglas D.Osheroff – đoạt giải Nobel Vật lý và GS. Sir Harold W.Kroto – đoạt giải Nobel Hóa học trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2013.

Ngoài hai bài giảng trên, GS.Ngô Bảo Châu sẽ có buổi gặp mặt với học sinh Trường quốc tế Anh vào sáng 15/3. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND cũng sẽ có buổi tiếp đón GS vào ngày 14/3 tại trụ sở UBND thành phố.

Chương trình "Cầu nối" lần tứ 4 tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện chính dành cho công chúng, được tổ chức liên tục từ tháng 11 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ nội dung "Xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa", kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loạt các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí.

Mục tiêu của "Cầu nối" nhằm tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.

Sự kiện cũng nhằm xây dựng cầu nối thông qua những người đoạt giải Nobel, trường đại học trong nước, các tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác. Với việc nâng cao khoa học, công nghệ và giáo dục như là một cơ sở cho hòa bình và phát triển, các sự kiện "Cầu nối" có thể giúp tăng cường hợp tác hướng tới hòa bình, tự do và an ninh trong khu vực với sự tham gia tích cực của các thế hệ trẻ – tương lai của Đông Nam Á. 

Hải Bình

TIN LIÊN QUAN

  • GS. Ngô Bảo Châu giới thiệu tủ sách "Cánh Cửa Mở Rộng"
  • GS.Ngô Bảo Châu là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu 2011
  • GS. Ngô Bảo Châu và GS. Annick Weiner nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐHQG Hà Nội
  • Thủ tướng Chính phủ tiếp GS. Ngô Bảo Châu
  • Tặng nhà công vụ cho GS.Ngô Bảo Châu
  • GS.Ngô Bảo Châu được vinh danh tại Canada
  • Mở rộng khoa Toán ở trường ĐH cần nâng cao trình độ khoa học người làm Toán
  • Trao danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2010 cho GS. Ngô Bảo Châu
  • Viện Fields sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề tôn vinh GS. Ngô Bảo Châu
  • Khó khăn lớn nhất cơ bản đã được giải quyết
  • GS. Ngô Bảo Châu: “Tìm đường tới tri thức có ý thức trong vô số thông tin”
  • GS.Ngô Bảo Châu chính thức nhận trọng trách GĐ khoa học Viện NC cấp cao về Toán
  • SV Việt tại Pháp giao lưu với GS. Ngô Bảo Châu
  • Bộ trưởng Bộ GDĐT và GS.Ngô Bảo Châu bàn về Viện nghiên cứu cấp cao về Toán
  • Yêu và trân trọng sách – một phần làm nên Ngô Bảo Châu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/GS-Ngo-Bao-Chau-se-giang-ve-phuong-phap-hoc-tap-tai-Viet-Nam-1967562/

Comments