Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chicago sẽ giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Posted: 02 Mar 2013 05:34 AM PST

Trong khi hầu hết các trường công lập ở Mỹ bắt đầu dạy giáo dục giới tính khi trẻ bước vào lớp 5 thì Chicago sẽ đưa môn học này vào trường mầm non trong 2 năm tới như một sự sửa chữa cho chương trình sức khỏe tình dục ở các trường công của thành phố này.

Chính sách mới mà Hội đồng giáo dục Chicago thông qua hôm 27/2 đặt nhiệm vụ trong khoảng thời gian 2 năm phải dạy giáo dục giới tính ở mọi cấp học, bắt đầu từ bậc mầm non. Chicago hiện có hệ thống trường công lớn thứ 3 nước Mỹ với 431.000 học sinh.

"Điều quan trọng là chúng ta cung cấp cho học sinh ở mọi lứa tuổi những thông tin chính xác và thích hợp để chúng có thể đưa ra những lựa chọn lành mạnh trong các tương tác xã hội, hành vi và các mối quan hệ" – bà Barbara Byrd-Bennett, CEO Hệ thống trường công Chicago khẳng định.

"Bằng việc thực hiện một chính sách giáo dục giới tính mới, chúng ta sẽ giúp bọn trẻ xây dựng một nền tảng kiến thức hữu ích không chỉ trong giai đoạn vị thành niên tiếp theo mà còn trong cả cuộc đời" – bà nói.

Theo chính sách mới này, trẻ mầm non sẽ được học những điều cơ bản nhất về giải phẫu, sinh sản, các quan hệ lành mạnh và an toàn cá nhân. Tới lớp 3, các bài học giáo dục giới tính sẽ tập trung vào gia đình, cảm xúc, những đụng chạm thích hợp và không thích hợp. Lớp 4 các em được học về tuổi dậy thì và HIV. Các buổi thảo luận sẽ nhấn mạnh rằng loại virus này không thể lây nhiễm thông qua những tiếp xúc hằng ngày như bắt tay, ăn chung đồ ăn.

Từ lớp 5 tới lớp 12, các bài học sẽ nhấn mạnh vào sinh sản, lây truyền, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và các biện pháp ngừa thai.

Lần đầu tiên ở Chicago, các bài học giáo dục giới tính sẽ bao gồm cả những định hướng tình dục và xác định giới tính. Học sinh sẽ được giới thiệu các thuật ngữ và khái niệm liên quan tới nhận biết giới tính, bao gồm quan hệ tình dục khác giới và đồng giới. Mục đích của việc này nhằm giúp học sinh nhận thức và khoan dung với những người đồng tính.

Các bậc phụ huynh và người giám hộ của học sinh được quyền quyết định có cho con cái tham gia chương trình giáo dục giới tính này hay không.

  • Nguyễn Thảo (Theo ABC News)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111006/chicago-se-giao-duc-gioi-tinh-cho-tre-mam-non.html

Điểm mới trong tuyển sinh Quân đội

Posted: 02 Mar 2013 05:34 AM PST

- Ban Tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) vừa công bố những điểm mới trong tuyển sinh quân sự năm 2013. Theo đó có một số điểm mới thí sinh cần lưu ý.

Chỉ tiêu tuyển nữ

Cục nhà trường (Bộ Quốc phòng) cho biết, xét nhu cầu thấy trong quá trình sử dụng
nhân lực nên năm nay chỉ riêng Học viện Kỹ thuật quân sự được phép tuyển 10% chỉ tiêu
là nữ cho ngành Kỹ sư quân sự ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông.
Những năm trước bộ giao cho 3 trường được phép tuyển nữ là Học viện Khoa học quân sự,
Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Quân y.

Ảnh Lê Anh Dũng

Đồng thời, ấn định chỉ tiêu từng khối với với ngành tuyển sinh hai khối của Học
viện Quân Y và Trường Sĩ quan Chính trị. Cụ thể, Học viện Quân Y chỉ tiêu khối A:1/4,
chỉ tiêu khối B: 3/4 Trường sĩ Quan Chính trị chỉ tiêu khối A: 1/3, chỉ tiêu khối C:
2/3 so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013.

Đối với tuyển sinh CĐ năm 2013, chỉ xét tuyển từ nguồn thí sinh không trúng tuyển
nguyện vọng 1.

Đối với tuyển sinh TCCN hệ chính quy, với chỉ tiêu nữ, Bộ Quốc phòng quy định các
đơn vị tổ chức thực hiện sơ tuyển tất cả số chiến sĩ có đủ tiêu chuẩn nhập ngũ năm
2012 trở về trước với các ngành, nghề được phân bổ chỉ tiêu theo đầu mối trực thuộc
Bộ.

Ưu tiên thí sinh từng làm nhiệm vụ tại Trường Sa

Cục trưởng cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Đức Tỉnh cho biết
tiếp tục có chế độ cử tuyển, xét tuyển thực hiện tốt chế độ chính sách đối với những
người thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
các huyện nghèo vào học các trường quân đội.

Thứ tự ưu tiên gồm: thiếu sinh quân, con em dân tộc thiểu số, hạ sĩ quan, binh sĩ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và các đảo được hưởng chính sách
như đảo Trường Sa, nhưng tổng số người dân tộc Kinh không vượt quá 15% tổng chỉ tiêu
được giao. Tổ chức lớp dự bị ĐH tại Học viện Hải quân cho các quân nhân ưu tú đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự tại quần đảo Trường Sa và một số đảo đất liền khác.

Điểm chuẩn không thấp hơn điểm sàn

Năm nay, Bộ Quốc phòng quy định điểm chuẩn tuyển sinh không được thấp hơn điểm sàn
của Bộ GD-ĐT, tiếp tục thực hiện phương án xác định một điểm chuẩn chung đối với thí
sinh là quân nhân và thanh niên ngoài quân đội, điểm chuẩn đối với thí sinh khu vực
phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào).

Riêng Trường Sĩ quan Lục quân 2 vẫn xác định điểm chuẩn đến từng quân khu phía Nam
(quân nhân tại ngũ là người phía Nam được xác định điểm tuyển theo hộ khẩu thường
trú).

Công bố điểm thi ngay sau khi chấm xong

Năm nay, các trường thuộc khối quân đội được công bố kết quả thi (theo thứ tự số
báo danh) ngay sau khi có kết quả chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong và ngoài quân đội. Ban Tuyển sinh Bộ Quốc phòng sẽ công bố điểm chuẩn tuyển
sinh sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn. Phương án xây dựng điểm chuẩn tuyển sinh
không thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT quy định.

Phương án xác định một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và
thanh niên ngoài quân đội, điểm chuẩn đối với thí sinh khu vực phái Bắc và phía Nam
vẫn giữ nguyên. ĐH Nguyễn Huệ vẫn xác định điểm chuẩn đến từng quân khu phía Nam.

Loại bỏ gian lận thi

Về đăng ký dự thi, tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ tuyển sinh đã quy định chi tiết cấp
chịu trách nhiệm đăng ký, sơ tuyển, lập hồ sơ đăng ký dự thi cho thí sinh; quy trình
nhận hồ sơ, quy trình thẩm định, so sánh và nhận ảnh, dán ảnh của thí sinh, tổ chức
xác minh chính trị, lập hồ sơ tuyển sinh, ký xác nhận hồ sơ tuyển sinh, đảm bảo đúng
nguyên tắc và chặt chẽ.

Quy định cán bộ chuyên trách tuyển sinh cấp cơ sở nhận hồ sơ phải so sánh ảnh với
người thật và chỉ được ký nhận hồ sơ khi đã so sánh, tránh việc thí sinh và người nhà
lợi dụng làm sai lệch hồ sơ, lợi dụng gian lận thi cử trong thi tuyển sau này.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/111105/diem-moi-trong-tuyen-sinh-quan-doi.html

Chỉ nên có một điểm sàn

Posted: 02 Mar 2013 04:33 AM PST

(GDTĐ)-Nhiều trường ĐH góp ý, chỉ nên có một điểm sàn quy định chung trong toàn quốc; điểm sàn không nên quá thấp vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn

NGND.GS.TS Lương Xuân Hiến – Hiệu trưởng Trường ĐH Y Thái Bình: Nên giữ nguyên cách tính điểm sàn như năm trước

Tức là dựa trên phổ điểm chung toàn quốc, không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập để đảm bảo chất lượng. Có thể nới rộng thêm điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực nhằm tạo cơ hội cho thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn…

PGS.TS Lê Minh Thái – Trưởng phòng đào tạo ĐH (ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn): Điểm sàn không nên quá thấp

Điểm sàn không nên lấy quá thấp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra. Điểm đầu vào thấp sẽ kéo theo chất lượng đào tạo thấp.

Đối với Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, cách tính điểm sàn như mọi năm là hợp lý và trường chưa bao giờ lấy đầu vào bằng điểm sàn, ngành thấp nhất (hệ dân sự) cũng phải trên sàn 1,5 điểm.

Bên cạnh đó, điểm sàn nên có một mức thống nhất chung trong toàn quốc, không nên phân biệt trường công lập, ngoài công lập hoặc phân biệt theo vùng miền. Đối với vùng miền đã có điểm ưu tiên theo khu vực. Các trường ngoài công lập nên theo điểm sàn chung để phấn đấu, nâng cao chất lượng, nếu không khoảng cách trường công lập và ngoài công lập sẽ ngày càng xa nhau.

NGƯT.TS Triệu Văn Cường – Hiệu trưởng trường ĐH Nội vụ: Điểm sàn cũ là hợp lý

Cách tính cũng như tiêu chí xác định điểm sàn của Bộ GD-ĐT trong những năm qua là hợp lý. Mức điểm sàn phải đạt ít nhất như mọi năm mới có thể đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Nếu năm nay chất lượng thí sinh cao hơn, điểm thi cao hơn thì có khi điểm sàn phải lấy cao hơn.

Trước ý kiến nên có một hay nhiều loại điểm sàn, ông Cường cho rằng, còn thi 3 chung thì nên có một điểm sàn chung thống nhất trên toàn quốc. Sau này, khi các trường được phép tuyển sinh riêng, lúc đó điểm sàn sẽ do các trường tự xác định trên cơ sở đảm bảo chất lượng.

Điểm sàn theo vùng theo ông Cường là không cần thiết bởi đã có quy định về điểm ưu tiên theo khu vực, nếu đòi hỏi nữa, chất lượng đầu vào không tốt sẽ kéo theo chất lượng đào tạo không tốt.


Hiếu Nguyễn (ghi)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/Chi-nen-co-mot-diem-san-1967311/

Ngày càng dư thừa nguồn nhân lực ngành Sư phạm

Posted: 02 Mar 2013 04:33 AM PST

Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam về nguyên nhân dư thừa nguồn nhân lực ngành Sư phạm (SP), ông Nguyễn Văn Áng cho biết, dư thừa nguồn nhân lực ngành Sư phạm đã tồn tại của nhiều năm về trước. Do chúng ta không dự báo được tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của quá trình thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, hệ thống trường đào tạo SP chưa thay đổi kịp, vẫn được giữ như trước đây dẫn đến sinh viên tốt nghiệp ngành SP ra đang bị dư thừa. Bên cạnh đó, sức hút của ngành SP đang giảm, mặc dù nhà nước đã thực hiện chính sách hỗ trợ về học phí hoặc miễn giảm học phí đối với sinh viên ngành SP.

Giải quyết tình trạng khó khăn này, ông Áng cho hay: Dư thừa thì phải giảm nhưng giảm thế nào mới là khó, giảm ở trường nào, trên địa bàn của địa phương nào. Thực tế, quy mô đào đào ngành SP trong hai ba năm gần đây đã giảm dần. Đối với các trường thuộc Bộ, chúng tôi sẽ có chỉ đạo mạnh hơn. Với trường không thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ GD-ĐT thì chủ yếu là cảnh báo. Vì trên thực tế, việc xác định chỉ tiêu đào tạo bao nhiêu chủ yếu do các trường xác định trên cở sở năng lực đào tạo, đảm bảo được chất lượng.

Nghề giáo đang giảm dần sức hút đối với giới trẻ

Sắp xếp lại các trường đại học SP thành một hệ thống có chung chiến lược phát triển. Xây dựng cơ chế tạo ra quan hệ gắn bó giữa hệ thống các trường SP với hệ thống GDPT trên cả 3 mặt: cộng tác xác định mục tiêu đào tạo (về chất lượng, số lượng, cơ cấu môn học), cộng tác thực hiện quá trình đào tạo và bồi dưỡng, cộng tác trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhà nước cần ưu tiên đầu tư xây dựng/nâng cấp cơ sở vật chất và có chính sách thu hút các nhà giáo/nhà khoa học có năng lực cho các đại học SP.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ngay-cang-du-thua-nguon-nhan-luc-nganh-su-pham-702276.htm

Trường thuộc “tốp trên” nên lấy điểm cao hơn

Posted: 02 Mar 2013 03:33 AM PST

(GDTĐ) – Xây dựng phương án điểm sàn, cần thống nhất là điểm sàn tính chung cho cả nước chứ không tính riêng cho từng vùng được. TS Nguyễn Văn Đệ – Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp góp ý. Tuy nhiên,  với vùng ĐBSCL, nơi có phổ điểm thấp, các trường có thể cùng ngồi lại, khai thác thế mạnh của nhau.

Nên cộng điểm trung bình chung từng môn để tính

TS Nguyễn Văn Đệ
TS Nguyễn Văn Đệ

Từ trước điểm sàn được xét thống nhất theo từng khối. Vì vậy nên trong từng khối xác định điểm sàn có thể có sự chênh lệch giữa khối này khối khác chứ không nhất thiết phải hơn 0,5 điểm hay 1 điểm như trước đây đã làm. Có nghĩa là nên cộng điểm trung bình chung (phổ điểm) từng môn để tính điểm sàn…

Sau khi có điểm sàn chung thì việc xác định số lượng trúng tuyển vào từng trường là đáng quan tâm nhất. Điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh thi vào các trường ĐH, CĐ cần phải đạt được.

Những trường thuộc "tốp trên" nên lấy điểm cao hơn điểm sàn, không nên lấy sát điểm sàn. Nên phân theo trường để xác định điểm trúng tuyển, đặc biệt những trường "tốp trên" lấy điểm sàn phải cao. Từ đây có thể tạo cơ hội cho những trường "tốp dưới" có khả năng tuyển sinh.

Nếu các trường tốp trên tuyển sinh điểm thấp thì trường tốp dưới sẽ rất khó có cơ hội tuyển sinh. Tuy nhiên, các trường tốp dưới vẫn phải tuyển sinh theo điểm sàn quy định.

Vùng ĐBSCL phổ điểm thấp, nhưng thp nữa sẽ ảnh hưởng chất lượng

Theo thống kê sơ bộ, điểm trung bình của năm 2012 chỉ có 10,7 điểm. Vấn đề đặt ra là phổ điểm của thí sinh ĐBSCL thấp hơn vùng khác, thấy được khó khăn đó, Chính phủ đã có chính sách ưu tiên.

Theo đó các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học dự bị 1 năm.

Đây là chính sách hết sức kịp thời để các trường trong khu vực đẩy mạnh đào tạo, phát triển xứng tầm trong thời gian tới. Đã có chính sách như vậy thì không thể thêm ưu tiên gì hơn nữa. Thêm chế độ đặc thù nữa thì không nên vì điểm sàn phải đảm bảo có mặt bằng chung để tuyển thí sinh vào học ĐH, CĐ. Nếu điểm thấp quá SV vào học sẽ rất khó theo kịp, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 

Trao đổi bài sau giờ thi
Trao đổi bài sau giờ thi

Các trường trong vùng cần ngồi lại

Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 39 trường ĐH, CĐ nhưng không sử dụng hết số chỉ tiêu có được trong mùa tuyển sinh năm 2012, có trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu. Năm 2013 nếu không có giải pháp nào thì viễn cảnh tương tự năm trước sẽ xảy ra.

Trên cơ sở có mức điểm sàn hợp lý, khoa học, giải pháp căn cơ trong thời gian tới là các trường phải ngồi lại với nhau để xác định xem trường nào mạnh cái gì và nên tuyển sinh số lượng bao nhiêu? Ví dụ như khối sư phạm Toán, trường ĐH Cần Thơ tuyển bao nhiêu, trường ĐH Đồng Tháp tuyển bao nhiêu? ĐH An Giang tuyển bao nhiêu?

Các trường ĐH, CĐ cần ngồi lại với nhau để thống nhất giải pháp. Trường nào mạnh bộ môn nào, mạnh ngành đào tạo nào sẽ ưu tiên tuyển sinh nhiều hơn và HS sẽ biết được để có sự lựa chọn đúng đắn. Còn cách làm hiện nay tất cả dường như tự phát, chưa có thống nhất nên ảnh hưởng rất lớn trong tuyển sinh và vấn đề việc làm SV sau khi ra trường…

                                                        TS Nguyễn Văn Đệ  

(Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Truong-thuoc-top-tren-nen-lay-diem-cao-hon-1967312/

Mỹ: Nam Dakota cho phép giáo viên mang súng đi dạy

Posted: 02 Mar 2013 03:33 AM PST

Hai tháng, Nga bán hơn 2,5 tỉ USD vũ khí

Cho Xuân thêm sắc

Kho phụ tùng xe máy không người trông coi bị lửa thiêu rụi

Thời khắc quyết định

Mỹ: Nam Dakota cho phép giáo viên mang súng đi dạy

Nadal tiến sát chức vô địch Giải Mexico

Bé gái 7 tuổi bị hiếp trong nhà vệ sinh trường học

TT Obama ký quyết định cắt giảm 85 tỉ ngân sách

Phi thuyền Dragon gặp sự cố trên quỹ đạo

Đức phát hiện độc tố gây ung thư trong thức ăn chăn nuôi

Nguồn: http://nld.com.vn/2013030201576927p0c1006/my-nam-dakota-cho-phep-giao-vien-mang-sung-di-day.htm

Cùng giải -quot;Bài toán điểm sàn-quot;

Posted: 02 Mar 2013 02:33 AM PST

(GDTĐ) – Từ ngày 02/3, Báo Giáo dục Thời đại (gdtd.vn) mở diễn đàn "Hiến kế xây dựng phương án điểm sàn mùa tuyển sinh 2013". Các phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên báo để trao đổi, tranh luận. Mọi ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về email: diemsan2013@gmail.com.

-Hiến kế xây dựng điểm sàn mới


 

"Bài toán điểm sàn" cho kỳ thi "3 chung" mỗi mùa tuyển sinh lại nóng lên, cho dù ngành Giáo dục luôn cố gắng hoàn thiện khi thấy xuất hiện những tình huống mới.

Điểm sàn là ngưỡng trình độ tối thiểu mà thí sinh cần đạt được để có thể học đại học, cao đẳng. Với mong muốn có được "lời giải" phù hợp nhất cho mùa tuyển sinh năm nay nhằm đảm bảo hài hòa giữa chất lượng đầu vào và nguồn tuyển cho các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn nhận được những sáng kiến, giải pháp từ các trường đại học, cao đẳng, từ các chuyên gia và bạn đọc quan tâm đến giáo dục trong cả nước.

Trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các bạn, ngành Giáo dục sẽ nghiên cứu chắt lọc để lựa chọn phương án xác định điểm sàn tuyển sinh đại học, cao đẳng một cách khoa học, hợp lý, được xã hội đồng tình, áp dụng từ mùa tuyển sinh 2013.

Báo GDTĐ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Cung-giai-Bai-toan-diem-san-1967309/

Phải tính tổng điểm 3 môn của một thí sinh

Posted: 02 Mar 2013 02:33 AM PST

(GDTĐ) – TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐHQG TPHCM – lưu ý: Xác định điểm sàn theo điểm bình quân ba môn thi là phù hợp nhưng thực tế thống kê những năm trước điểm bình quân ba môn thi của từng khối thi thấp hơn các mức điểm sàn đang xác định. Liệu điều này có ảnh hưởng đến phân luồng học sinh hay không?

TS Nguyễn Đức Nghĩa
TS Nguyễn Đức Nghĩa

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT thì năm 2012, bậc ĐH tuyển được 88%, CĐ 70%, TCCN 63%. Vậy số thí sinh thiếu hụt đó đi đâu?

Nếu chúng ta nói do điểm sàn quá cao là vô lý. Bởi nếu thí sinh không đậu ĐH, CĐ thì phải vào TCCN, nhưng thực tế cả ba bậc học đều tuyển không đủ.

Thực tế tuyển sinh cho thấy rất nhiều thí sinh dù trúng tuyển nhưng vẫn không nhập học chỉ để chờ cơ hội vào trường ĐH mà họ yêu thích. Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ các trường xác định chỉ tiêu cao quá. Các trường phải tự điều chỉnh lại.

Cách đề xuất tính điểm sàn của Bộ GD-ĐT mới đây là xác định điểm sàn theo điểm bình quân ba môn thi. Đây có thể xem là một cách tính  hợp lý.

Tuy nhiên, theo thống kê của những năm trước, điểm bình quân ba môn thi của từng khối thi đang thấp hơn các mức điểm sàn chúng ta đang xác định.

Do đó, khi thực hiện phương thức này, cần xem xét liệu có ảnh hưởng đến phân luồng học sinh hay không?

Bởi thực tế cho thấy, với mức điểm sàn cao hơn điểm bình quân ba môn thi, hệ TCCN vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Vậy khi thực hiện  xác định điểm sàn ba môn thi, chắc chắn điểm sẽ thấp hơn, điều này có tác động đến tuyển sinh TCCN không?

Nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học vì không vào được trường mình thích
Nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học vì không vào được trường mình thích

Theo tôi khi xác định điểm sàn từ bình quân ba môn thi thì phải tính tổng điểm ba môn của một thí sinh mới chính xác. Nếu xác định theo cách này, số thí sinh từ mức điểm sàn trở lên theo mức điểm bình quân ba môn thi sẽ là 50% trở lên, tăng được nguồn tuyển cho các trường ĐH (trong khi hiện nay chỉ khoảng 40%).

                    TS Nguyễn Đức Nghĩa (Phó giám đốc ĐHQG TPHCM)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/Phai-tinh-tong-diem-3-mon-cua-mot-thi-sinh-1967314/

Hà Lan: Xem "web đen" trên lớp, giáo sư đại học mất việc

Posted: 02 Mar 2013 02:33 AM PST

Sau khi kết thúc bài giảng của mình, vị giáo sư thỉnh giảng của trường đại học Wageningen ở Hà Lan đã truy cập vào một trang web đen để xem. 

Ông đã quên không tháo dây cắm giữa máy tính cá nhân của mình và máy chiếu, do đó toàn bộ hình ảnh hai cô gái đang "mây mưa" với nhau trên trang web hiện lên trên tường lớp học.

Thông thường video về tiết học sẽ được gửi tới các sinh viên như một công cụ để ôn tập lại bài giảng trên lớp. Một sinh viên của vị giáo sư xem khi hết đoạn video đã phát hiện ra vụ việc tai tiếng này.

Hình ảnh trên đoạn video đã bị chụp lại và gửi đi khắp trường qua đường thư điện tử. Cuối cùng, lá thư đó cũng được gửi tới hòm thư của một cán bộ trong trường.

Theo một nguồn tin từ trường Wageningen, sự việc không thể tệ hơn vì chiếc máy chiếu vẫn đang hoạt động còn bài giảng của các giáo viên luôn được ghi lại và đưa lên mạng.

"Thông tin này lan nhanh như bão khắp trường và tấm ảnh màn hình đã bị đưa lên cả Facebook và Twitter", nguồn tin cho hay.

Danh tính của vị giảng viên này không được tiết lộ ra ngoài. Được biết, ông dạy môn hóa thực phẩm tại trường đại học và nổi tiếng trong giới sinh viên là "một giáo sư tuyệt vời".

Ông năm nay đã 69 tuổi và chưa nghỉ hưu hoàn toàn. Ông đã viết một quyển sách về an toàn thực phẩm và là một giảng viên thỉnh giảng ở trường Wageningen trong vòng nhiều năm.

Vì vụ xì căng đan này mà giáo sư sẽ không được trường Wageningen chào đón đi dạy trở lại. Tuy nhiên, giáo sư cho rằng việc ông truy cập vào trang web này chỉ là một sự tình cờ, không chủ đích và rằng ông ít khi sử dụng chiếc máy tính này.

Bất chấp lý do vị giáo sư đưa ra, người phát ngôn của trường cho biết: "Giáo sư sẽ không trở lại. Việc xem những trang web như thế bị cấm ở đây".

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ha-lan-xem-web-den-tren-lop-giao-su-dai-hoc-mat-viec-702217.htm

Nhiều cuốn cẩm nang tuyển sinh thiếu chính xác

Posted: 01 Mar 2013 10:33 PM PST

(GDTĐ)-Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GDĐT cho biết, một số cuốn cẩm nang tuyển sinh đang phát hành ngoài thị trường hiện nay thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác.

Nhiều học sinh đã ngóng tìm mua các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh. ẢNh: gdtd.vn
HS tìm mua các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh. Ảnh: gdtd.vn

Ông Tuấn cho hay, trong thời qua, trên thị trường có một số cuốn sách thông tin tuyển sinh 2013, cẩm nang tuyển sinh, tìm hiểu về ngành nghề đào tạo các cơ sở đào tạo…  Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy có một số cuốn sách thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác về ngành nghề đào tạo, không đúng với một số thông tin mà các cơ sở đào tạo đăng kí tuyển sinh.

Để giúp cho các thí sinh lựa chọn, đăng ký ngành đào tạo, trường đại học, cao đẳng phù hợp, Bộ GDĐT đã giao cho Nhà xuất bản Giáo dục tổng hợp, biên soạn và phát hành "Cuốn những điều cần biết tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013". Thông tin trong cuốn sách này do các đại học, học viện, trường đại học cung cấp và chịu trách nhiệm. Cuốn những điều cần biết dự kiến phát hành trên phạm vi toàn quốc vào ngày 9 tháng 3 năm 2013.

Nội dung chính của cuốn những điều cần biết gồm: (i) Một số điều ghi nhớ của thí sinh dự thi (hướng dẫn đăng kí dự thi, nhận giấy báo….); (ii) Lịch thi các đợt 2013; (iii) Danh sách các trường không tổ chức thi 2013; (iv) Thông tin tuyển sinh chung của tất cả các đại học, học viện, trường ĐH, CĐ trong toàn quốc năm 2013; (v) Bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013; (vi) Mã tỉnh thành phố, quận, huyện, thị xã năm 2013; (vii) Mã đơn vị đăng kí dự thi vãng lai các tỉnh năm 2013.

"Chúng tôi muốn cảnh bảo các thí sinh sử dụng "Cuốn những điều cần biết tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013" do Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn, xuất bản, phát hành để đảm bảo tính thống nhất và chính xác" – Ông Tuấn nhấn mạnh.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201303/Nhieu-cuon-cam-nang-tuyen-sinh-thieu-chinh-xac-1967294/

Comments