Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ trưởng giáo dục Đức từ chức sau bê bối đạo văn

Posted: 09 Feb 2013 07:10 AM PST

Bà Annette Schavan (trái) là đồng minh thân cận của Thủ tướng Đức Merkel

Theo thông tin được đài truyền hình DW của Đức, bà Annette Schavan đã xuất hiện trước các phóng viên với sự chứng kiến thủ Thủ tướng Angela Merkel để công bố quyết định của mình. Trước đó bà đã bị đại học Düsseldorf tước bằng tiến sỹ vì phát hiện nhiều phần trong luận văn tiến sỹ của bà được sao chép từ người khác “một cách có chủ ý và có hệ thống” mà không trích dẫn nguồn.

Sau thông báo từ chức của bà Schavan, Thủ tướng Đức Merkel đã nói lời cảm ơn tới người cộng sự của mình đồng thời ngợi khen những thành tích trong công việc của Schavan, người đã có 17 năm làm việc trong ngành giáo dục.

Trong tuyên bố của mình bà Schavan khẳng định mình không hề đạo văn như cáo buộc và có ý định sẽ kháng cáo. Quyết định từ chức của bà được đưa ra nhằm "tránh cho Bộ giáo dục, chính phủ và đảng CDU của mình" khỏi những áp lực có thể có trong quá trình bà đấu tranh chống lại cáo buộc.

Như vậy đây đã là vị Bộ trưởng thứ hai trong nội các của Thủ tướng Merkel phải từ chức vì đạo văn. Năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Karl-Theodor zu Guttenberg cũng đã phải ra đi vì cáo buộc tương tự. Bà Schavan năm nay 57 tuổi và đã có bằng tiến sỹ cách đây 33 năm.

Thanh Tùng
Theo DW, BBC

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/bo-truong-giao-duc-duc-tu-chuc-sau-be-boi-dao-van-695220.htm

Tin nhanh giáo dục trong nước ngày 09/02

Posted: 09 Feb 2013 03:09 AM PST

Sẽ thay đổi quy định về thanh tra cơ sở giáo dục

Bộ GDĐT cho biết đang soạn thảo Thông tư quy định về thanh tra cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo thay thế Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006.

Thực hiện việc này, Thanh tra Bộ đề nghị Giám đốc các sở GDĐT, Giám đốc, Hiệu trưởng các học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp báo cáo tình hình triển khai thực hiện tại đơn vị; những nội dung chưa thực hiện; những thuận lợi, khó khăn. Đồng thời đưa ra đề xuất, góp ý sửa đổi, bổ sung trong thông tư thay thế Thông tư 43.

Thời gian gửi báo cáo từ ngày 25/2/2013 đến ngày 28/2/2013.

Các chương trình bồi dưỡng CBQLGD đã đi vào cuộc sống

Các chương trinh bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục được ban hành theo QĐ 382/QĐ- BGDĐT ngày 20/1/2012 của Bộ GDĐT được đánh gía cao và đã đi vào cuộc sống.

Theo báo cáo của Học viện Quản lý giáo dục, 28 lớp với 1428 học viên đến từ gần 1000 cơ sở giáo dục đã được tham gia bồi dưỡng trong năm 2012 chương trình QĐ 382. Trong đó, bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non 5  lớp với  236 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học 5  lớp với  189 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trung học cơ sở 5  lớp với  177 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông: 7 lớp với  437 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú: 1 lớp với 45 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên 1 lớp với  60 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa, phòng trường ĐH, CĐ 3 lớp với  267  học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý sở/phòng GDĐT: 1 lớp với  17 học viên

Duy nhất chương trình bồi dưỡng: Cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp đến tháng 3/2013 sẽ triển khai tổ chức mở lớp đầu tiên.
Việc đánh giá kết quả được thực hiện thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Cuối khóa học, các học viên hoàn thành tiểu luận với nội dung chủ yếu là đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục, do đó đã tránh được sự sáo rỗng, sao chép và thiếu thực tế.

100% học viên được bồi dưỡng đã hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ theo quy định. Hầu hết các học viên đều đánh giá cao nội dung bồi dưỡng, chương trình cấu trúc gọn, khoa học, lô gíc; đồng thời khẳng định, nội dung bồi dưỡng CBQLGD là cần thiết, bổ ích, thiết thực, những kiến thức được bồi dưỡng có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý của các cơ sở giáo dục. Năm 2013, Học viện phấn đấu đạt 4500 học viên tham các chương trình bồi dưỡng tăng 120% so với năm 2012

Năm 2013 là năm bản lề thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2012-2020; Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong bối cảnh mới với những biến đổi sâu sắc về KT-XH, công tác QLGD cần được quan tâm hơn lúc nào hết; đòi hỏi QLGD hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng "phát triển nhân cách, năng lực" của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nguồn: http://kenhtuyensinh.vn/tin-nhanh-giao-duc-trong-nuoc-ngay-09-02

Ảnh: Cuối năm đi săn… "mãng xà" ở phố cổ

Posted: 09 Feb 2013 02:09 AM PST


Quay li

(GDVN) – Rất nhiều những món đồ cổ, giả cổ mang hình dáng của chú rắn tượng trưng cho năm Quý Tỵ sắp đến đang tràn ngập phố cổ Hà Thành.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Anh-Cuoi-nam-di-san-mang-xa-o-pho-co/275877.gd

Học bổng Chính phủ Ba Lan 2013

Posted: 09 Feb 2013 01:09 AM PST

(GDTĐ)-Căn cứ Thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc dân và Thể thao Ba Lan về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục phổ thông và đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan theo diện Hiệp định năm 2013 với tổng số 10 học bổng toàn phần đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Ứng viên trúng tuyển sẽ được Chính phủ Ba Lan miễn phí đào tạo và tạo điều kiện tìm chỗ ở phải trả tiền trong các ký túc xá; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành.

Ứng viên không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo đã đăng ký dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu do điều kiện khách quan cơ sở đào tạo không đáp ứng được về Giáo sư hướng dẫn hoặc không có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nguyện vọng mà ứng viên đã đăng ký, Cục Công nhận học vấn và Trao đổi quốc tế Ba Lan, cơ sở đào tạo Ba Lan và Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan có thông báo bằng văn bản thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp xử lý cụ thể.

Thời gian đào tạo: chương trình đại học, tiến sĩ: từ 04 đến 05 năm học, chương trình thạc sĩ: 02 năm học (bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Ba Lan tại Ba Lan) và sau khi hoàn thành năm học dự bị sẽ được chuyển vào học chuyên ngành. Dự kiến ứng viên trúng tuyển sẽ lên đường đi học trong tháng 9/2013.

Hạn nộp hồ sơ ngày 15/3/2013.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201302/Hoc-bong-Chinh-phu-Ba-Lan-2013-1966886/

Clip Du học sinh Việt khắp thế giới gửi lời chúc Tết Quý Tỵ

Posted: 09 Feb 2013 01:09 AM PST

Đặc biệt clip chúc Tết đầy ý nghĩa này còn có sự góp mặt của Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin Truyền thông Hoàng Hữu Lượng, cùng Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên.

 

Cục trưởng cục Báo chí, Bộ TTTT Hoàng Hữu Lượng cũng tham gia dự án Clip chúc Tết của DHS Việt

Theo "bật mí" từ Đức Mạnh, cậu đã mất tới gần 2 tháng dành cho việc liên hệ với các nhóm du học sinh ở các nước và chia sẻ ý tưởng. Ban đầu, các bạn định "chốt" con số quốc gia tham dự là 13, cho phù hợp với số đuôi của năm 2013.

 

Tuy nhiên, do rất nhiều nước ủng hộ ý tưởng này và mong muốn tham gia nên cuối cùng, "sản phẩm" được hoàn thành với sự góp mặt của 17 nhóm sinh viên Việt Nam, trải dài từ Âu, Á, Úc sang châu Mỹ và cả Phi châu xa xôi. Lần lượt các quốc gia có tên trong danh sách này là Ý, Pháp, Đức, Nhật, Hàn quốc, Hà Lan, Phần Lan, Mỹ, Quần đảo Hawaii, Anh (London và Manchester), Angola, Úc, Nga, Cộng hòa Séc, Áo và "chủ nhà" Việt Nam.

Clip chúc Tết của du học sinh Việt toàn thế giới

 

 

Đoạn clip có độ dài hơn 15 phút vừa được đưa lên mạng vào ngày 4/2/2013 nhưng đã có hàng chục nghìn lượt người xem và bình luận. Đa số cư dân mạng tỏ ra thích thú và đánh giá cao sự sáng tạo, nỗ lực cũng như sự chuẩn bị công phu của ekip thực hiện.

 

Ảnh các nhóm du học sinh tham gia thực hiện clip Chúc Tết:

 

Nghiêm Đức Mạnh, tác giả của ý tưởng thực hiện clip chúc Tết

Nghiêm Đức Mạnh, tác giả của ý tưởng thực hiện clip chúc Tết

 

Nhóm DHS từ Italia cùng Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TTTT Hoàng Hữu Lượng (Thứ 3 từ phải sang)

Nhóm DHS từ Italia cùng Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TTTT Hoàng Hữu Lượng (Thứ 3 từ phải sang)

 

DHS từ CH Séc

DHS từ CH Séc

DHS từ Hà Lan

DHS từ Hà Lan

DHS ở Italia cùng Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên
DHS ở Italia cùng Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên

Nhóm DHS từ Manchester, Vương quốc Anh

Nhóm DHS từ Manchester, Vương quốc Anh

DHS từ Vương quốc Anh hào hứng tham gia chương trình

DHS từ Vương quốc Anh hào hứng tham gia chương trình

DHS từ Vương quốc Anh hào hứng tham gia chương trình

Các chàng trai Việt đang học tập tại Áo với hình ảnh vui nhộn

Các chàng trai Việt đang học tập tại Áo với hình ảnh vui nhộn

Chàng du học sinh tên Hoàng đang học tập tại Angola cũng hưởng ứng tham gia dự án ý nghĩa này

Chàng du học sinh tên Hoàng đang học tập tại Angola cũng hưởng ứng tham gia dự án ý nghĩa này

Các DHS Việt ở xứ sở Bạch Dương

Các DHS Việt ở xứ sở Bạch Dương

Nhóm DHS đại diện từ Phần Lan

Nhóm DHS đại diện từ Phần Lan

Dự án cũng không thể thiếu sự góp mặt của các DHS đến từ Úc

Dự án cũng không thể thiếu sự góp mặt của các DHS đến từ Úc

M.Hải

Nguồn ảnh và clip: Nhóm dự án

Nguồn: http://dantri.com.vn/du-hoc/clip-du-hoc-sinh-viet-khap-the-gioi-gui-loi-chuc-tet-quy-ty-695052.htm

Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng

Posted: 08 Feb 2013 09:08 PM PST

(GDTĐ)-Sau 25 năm từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, ĐTNN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến 2012 đã có hơn 14.100 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 206,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 97,63 tỷ USD. Nguồn vốn này đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển của Việt Nam thông qua tác động trực tiếp là bổ sung nguồn vốn (vốn ĐTNN chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội), khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đổi mới công nghệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách (năm 2011 nộp ngân sách 3,5 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng thu ngân sách), góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo việc làm (trên 2 triệu lao động trực tiếp, từ 3 – 4 triệu lao động gián tiếp).

Trong lĩnh vực giáo dục, tính đến quý IV/2008 cả nước có 112 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 235 triệu USD. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tập trung chủ yếu tại 7 tỉnh, thành phố, trong đó riêng Tp. Hồ Chí Minh chiếm 56,25%, Hà Nội chiếm 30,3% tổng số dự án.

Tính đến quý IV/2012 có 111 dự án có vốn nước ngoài tại 6 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Trong tổng số 111 dự án, Hà Nội có 44 dự án (39,6% tổng số dự án), Tp. Hồ Chí Minh có 51 dự án (45,9%). Các tỉnh, thành phố còn lại có 16 dự án (14,5%).

Các cơ sở đào tạo ngắn hạn có số lượng lớn nhất là 41 (chiếm 40%), các cơ sở giáo dục phổ thông (36 dự án, chiếm 32,4%), các cơ sở giáo dục mầm non (28 dự án, chiếm 25,2%), các cơ sở giáo dục đại học (6 dự án, chiếm 5,4%).

Nếu phân tách các cơ sở giáo dục phổ thông theo từng cấp học, số lượng các cơ sở giáo dục đa cấp (18 cơ sở) chiếm đến 50% tổng số cơ sở giáo dục phổ thông, trong khi số cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 8 (chiếm 22,3%), 3 (chiếm 8,3%) và 7 (chiếm 19,4%). Đây cũng là một trong những đặc điểm của các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài: do số lượng học sinh hạn chế, các chương trình giảng dạy có nguồn gốc khác nhau, thiếu tính tương đồng, liên thông với nhau nên các cơ sở này có xu hướng tự đảm bảo đầu vào bằng cách tiếp nhận học sinh ở các cấp thấp nhất và duy trì số học sinh này cho các cấp cao hơn tiếp theo.

Số liệu tổng hợp quý IV năm 2012 cho thấy các dự án ĐTNN trong lĩnh vực giáo dục có tổng vốn đầu tư còn khiêm tốn, trong đó phần vốn của đối tác nước ngoài chiếm tỷ lệ không cao như các như các dự án ĐTNN trong các lĩnh vực khác.

Các dự án tại Hà Nội có tổng vốn đầu tư là 159,164 triệu USD (tăng 47,6% so với 107,81 triệu USD cuối năm 2008). Vốn đầu tư các dự án tại Tp. Hồ Chí Minh cuối năm 2008 là 94,2 triệu USD trên tổng vốn đầu tư toàn quốc là 235,72 triệu USD (chiếm xấp xỉ 40%). (Trong báo cáo mới đây của Tp. Hồ Chí Minh còn thiếu thông tin về vốn đầu tư của các dự án, do vậy không có cơ sở để so sánh.)

Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là nơi tập trung hầu hết các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài, báo cáo của các tỉnh, thành phố cũng cho thấy tình trạng chung là các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài chỉ tập trung tại khu vực đô thị và thành phố, không có dự án đầu tư ở khu vực nông thôn. 

NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/Dau-tu-nuoc-ngoai-o-Viet-Nam-dat-duoc-nhung-ket-qua-an-tuong-1966871/

Ca sĩ Nhật Hạ: "Tết không có nghĩa lý gì…"

Posted: 08 Feb 2013 09:08 PM PST

Theo lời  kể của ca sĩ Nhật Hạ, Không như ở Việt Nam, tại quận Cam, California (nơi ca sĩ Nhật Hạ đang sinh sống), tết chỉ thoáng qua trong tâm tưởng của những người xa tổ quốc, vì những ngày tết mọi người vẫn phải hối hả đi làm, không thể nghỉ. May mắn là tết Quý Tỵ năm nay, mồng một rơi vào ngày Chủ Nhật, mọi người có thể vui chơi, thăm viếng nhau thoải mái….

Còn vài ngày nữa là Tết. Mồng một Tết  năm nay rơi vào Chủ Nhật. Cũng còn may mà được một ngày weekend (cuối tuần), xém nữa là Tết rơi vào ngày trong tuần (rất thường xảy ra) thì buồn ơi … Trẻ con vẫn phải đi học, người lớn vẫn phải đi làm. Hội chợ Tết thường dời tới cuối tuần, có khi bắt đầu đã là  mùng Năm Tết .


Ca sĩ hải ngoại Nhật Hạ.

Ở xứ Mỹ, "Tết" không có nghĩa lý gì với dân bản xứ nên đường phố vẫn như mọi ngày, không kết hoa treo đèn, không có tí ti gì khác lạ .

Nhưng "Tết" năm nay vẫn được những Người Việt hải ngoại "đón" âm thầm. Từ cả tuần trước đó, mọi người đã đi chợ Tết sắm sửa, nhà cửa đã được dọn sạch sẽ, trưng hoa tươi đẹp. Bàn thờ, mộ người thân, nhà cửa được lau chùi, nhang khói, trang hoàng lại. Những câu  nhắn tin trên facebook, trong email, trong điện thoại di động…Đã rộn ràng bao nhiêu lời hoa mỹ chúc nhau những điều đẹp đẽ nhất .

Tết là dịp để mọi người nhớ tới nhau, gọi nhau chúc Tết, gửi nhau những cánh thiệp đẹp, biếu nhau bánh chưng, bánh Tét, mứt gừng, mứt sen…Hẹn thăm nhà nhau để mừng tuổi, lì xì cho các cháu nhỏ. Cuộc sống chộn rộn, bon chen ở Mỹ, nhiều bậc cha mẹ sợ những đứa con sinh ra và lớn lên tại Mỹ của mình  "hời hợt" hay không biết những phong tục đáng yêu này.

Ngoài đường phố ở những khu chợ Việt đã có bầy hoa đào, hoa mai, hoa vạn thọ rực rỡ, và bán đủ các loại bánh mứt ngày Tết. Những hội chợ năm nay được tổ chức vào những ngày thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật, tức 29, 30 và Mùng một Tết. Những cuộc thi hoa hậu cũng được tổ chức theo trong những ngày ấy.

Người Việt tuy sống lâu năm ở hải ngoại nhưng dường như các phong tục, tập quán đã thấm vào trong máu thịt…


Sống xa nơi chôn nhau cắt rốn đã lâu nhưng ca sĩ Nhật Hạ vẫn giữ cho mình những phong tục truyển thống Việt. Trong ngày xuân, ca sĩ Nhật Hạ thương diện áo dài đi thăm viếng bạn bè…

Sáng Chủ Nhật  (mùng Một Tết ) năm nay, con đường chính của phu phố Little SaiGon là Bolsa sẽ có xe hoa diễn hành như thường lệ mỗi năm, thường rất đông người đến xem. Các đài truyền hình, truyền thanh Việt Nam có những chương trình nói về tục lệ của những ngày Tết, phát nhạc xuân rộn rã, tổ chức những cuộc thi nấu bánh chưng. Ngoài ra, nhiều show ca nhạc, dạ vũ mừng xuân cũng được tổ chức vào dịp Tết, đang quảng bá rầm rộ.

Đêm 30 thường những ngôi chùa Việt Nam đầy chật người đi lễ và hái lộc, và tục lệ xông nhà vẫn còn nhiều người tin, nhưng thường thì gia chủ tự xông nhà lấy cho đỡ phiền phức. Vẫn còn nhiều người kỵ quét nhà, cãi vã trong những ngày Tết, và mọi người thường hẹn hò tụ tập ăn uống ở nhà hoặc ngoài hàng quán. Những phu phố Việt đông chật , nhộn nhịp hẳn lên, hàng quán nghẹt người.

Nhưng chỉ được một, hai ngày cuối tuần  rồi mọi sự lại trở lại bình thường. Nhịp đời vẫn hối hả….

Dẫu sao, Tết vẫn làm người ta bàn tán, nôn nao và chờ đợi cùng với nhiều niềm vui trong lòng. Chợt nhớ những cái tết ở quê nhà….

Lê Ngọc Dương Cầm

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Ca-si-Nhat-Ha-Tet-khong-co-nghia-ly-gi/275779.gd

Sẽ thay đổi quy định về thanh tra cơ sở giáo dục

Posted: 08 Feb 2013 08:08 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT cho biết đang soạn thảo Thông tư quy định về thanh tra cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo thay thế Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006.

Ảnh MH
Ảnh MH

Thực hiện việc này, Thanh tra Bộ đề nghị Giám đốc các sở GDĐT, Giám đốc, Hiệu trưởng các học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp báo cáo tình hình triển khai thực hiện tại đơn vị; những nội dung chưa thực hiện; những thuận lợi, khó khăn. Đồng thời đưa ra đề xuất, góp ý sửa đổi, bổ sung trong thông tư thay thế Thông tư 43.

Thời gian gửi báo cáo từ ngày 25/2/2013 đến ngày 28/2/2013.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201302/Se-thay-doi-quy-dinh-ve-thanh-tra-co-so-giao-duc-1966872/

Nhà giáo ăn tết

Posted: 08 Feb 2013 08:08 PM PST

"Sống bằng lương" vẫn đang là ước mơ của hàng triệu thầy cô. Đó cũng là mục tiêu của những nhà quản lý có tầm hoạch định chính sách cho ngành giáo dục. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, mục tiêu ấy vẫn còn treo lơ lửng. Trong dòng chảy riết róng của lạm phát, suy thoái kinh tế, vật giá leo thang, với mức lương bình quân 3,5 đến 4 triệu đồng /tháng, thầy cô chật vật nuôi cả nhà đã khó, nói gì đến chuyện ốm đau, lo cho con ăn học và bao nhiêu thứ khác.


Ảnh minh họa

Thu nhập thấp nên thầy cô phải tằn tiện, giật gấu vá vai, phải căng từng đồng lương ra từng ngày cho đủ tháng, tiêu chuẩn mỗi ngày chỉ bấy nhiêu, quyết không thâm lậm phần của ngày khác. Điều đó thật không dễ. Càng không dễ khi xuân về, nhà giáo cũng như bao nhiêu người khác, phải ăn tết, mà là ăn tết bằng tí tiền còm ấy. Thật là nan giải!

Nhà giáo ngẩn ngơ giữa chợ hoa, dẫu không dám mơ đến mai, đào mỗi chậu vài triệu thì cũng phải kiếm chậu cúc hay quất có giá khoảng vài trăm. Rồi quà tết cho các cụ hai bên nội ngoại, quần áo cho con, nồi thịt kho, lọ mứt, hoa quả chưng bàn thờ, chút bánh trái, rượu bia tiếp khách, tiền lì xì cho các cháu mỗi lần "an khang thịnh vượng". Trăm dâu đổ đầu… lương. Mà lương thì "sắc tức thị không", cứ như… mây bay gió thoảng. Những ngày chớm xuân, nhà giáo lại ngồi nhà, mơ về phố chợ với những gian hàng tết.

Hình ảnh những nhà giáo – kẻ sĩ tiền bối đạm bạc, thanh bần, "thu ăn măng trúc đông ăn giá" vẫn đẹp, nhưng là nét đẹp cổ điển của những ẩn sĩ bất phùng thời thế. Vẻ đẹp ấy có nên tồn tại và liệu có tồn tại được trong dòng chảy buốt xiết của đời sống? Nhà giáo bây giờ không ẩn dật, họ không muốn đánh tráo khái niệm giữa đạm bạc thanh bần với sơ sài nhếch nhác. Họ đang phục vụ sự nghiệp trồng người, đang sống giữa đời thường, đang mong muốn có một cái tết ấm áp và tương đối tươm tất nhưng không thể. Biết làm sao được? Lương vẫn "ổn định" ở mức thấp trong khi vật giá thì không ngừng tăng cao.

Để "cắt cơn" mặc cảm về một cái tết thiếu thốn, những nhà giáo lại phải sử dụng liều thuốc chờ đợi và hy vọng.

Theo Thanh Niên

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nha-giao-an-tet/275770.gd

Các chương trình học bổng của Đại sứ quán Pháp

Posted: 08 Feb 2013 07:08 PM PST

(GDTĐ)-Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khuyến khích các bạn sinh viên Việt Nam đi học tại Pháp thông qua hai chương trình học bổng lớn là chương trình học bổng chất lượng cao và chương trình học bổng đồng tài trợ.

Chương trình học bổng chất lượng cao dành cho các sinh viên Việt Nam muốn theo học tại các trường đại học và trường lớn của Pháp ở hai bậc học: thạc sĩ năm thứ 2 và tiến sĩ.

Các lĩnh vực được ưu tiên của chương trình học bổng này là: Khoa học cơ bản; đào tạo kỹ sư; kinh tế và quản lý; luật và khoa học chính trị.

Với học bổng đồng tài trợ, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hỗ trợ các chương trình học bổng của các cơ quan, công ty của Việt Nam và Pháp thông qua việc tài trợ các học bổng bảo hiểm xã hội (giúp sinh viên được hưởng quy chế dành cho những người được học bổng của chính phủ Pháp). Các cơ quan và công ty đối tác tài trợ tối thiểu trợ cấp sinh hoạt phí.

Đại sứ quán Pháp còn đồng tài trợ cho chương trình học bổng của Bộ GDĐT Việt Nam, của UBND thành phố Đà Nẵng và chương trình Mekong 1000.

Để tham khảo và chọn ngành học phù hợp có thể tìm hiểu các ngành học đại học tại trang web của CampusFrance. CampusFrance Vietnam – Trung tâm tư vấn du học Pháp là một Bộ phận của Đại sứ quán Pháp, cung cấp thông tin về các ngành học, yêu cầu của từng ngành và trình độ bắt buộc để được nhận học.

Giáo dục ĐH tại Pháp, có hai loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

Lọai hình đào tạo ngắn hạn, trong hai năm sau khi tốt nghiệp trung học, có trong các chuyên ngành đào tạo về thương mại, công nghiệp và dịch vụ. Trong chương trình học thường có những đợt thực tập tại doanh nghiệp và cho phép sinh viên đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Các chương trình đào tạo này tổ chức tuyển chọn đầu vào rất gắt gao.

Những văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo ngắn hạn: Bằng đại học công nghệ (D.U.T.): có 25 chuyên ngành trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, được giảng dạy tại 115 Viện đại học công nghệ và các trường đại học; Chứng chỉ kỹ thuật viên cao cấp (B.T.S.) được giảng dạy ở phân ban kỹ thuật viên cao cấp tại trường trung học. Có 106 chuyên ngành đào tạo trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, y tế, nghệ thuật ứng dụng, quản lý và nông nghiệp.

Tại Pháp có hai hệ thống trường đào tạo đại học dài hạn: trường đại học và trường chuyên ngành.

Các trường đại học của Pháp là trường công. Đầu vào của các trường này là học sinh đã tốt nghiệp phổ trung trung học tại Pháp hoặc có bằng nước ngoài chứng nhận được vào học đại học tại nước cấp bằng. Các trường đại học của Pháp đón tiếp khoảng hơn 1,4 triệu sinh viên trong năm học 2009 – 2010, trong đó 14,8 % là sinh viên nước ngoài. Tại đây có các chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo công nghệ hoặc đào tạo nghề.

Theo hệ thống tổ chức các bậc học ở châu Âu, các chuyên ngành đào tạo dài hạn được chia làm 3 cấp độ liên tiếp, cho phép cấp 3 văn bằng ở cấp quốc gia: bằng cử nhân, học trong 6 học kỳ ; bằng thạc sĩ, học tiếp sau bằng cử nhân và học trong 4 học kỳ; bằng tiến sĩ, học tiếp sau bằng thạc sỹ và học trong 6 học kỳ. Ở trình độ này sinh viên phải làm nghiên cứu và được cấp bằng tiến sĩ sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Các trường đại học chuyên ngành là các trường công hoặc tư có đầu vào được tuyển chọn, giảng dạy các chương trình đào tạo nghề chuyên biệt, ví dụ như trong các lĩnh vực thuộc về đào tạo kỹ sư, kiến trúc, thương mại và quản lý, biên dịch, phiên dịch và báo chí.

Các trường lớn trong số các trường nói trên là một đặc thù của Pháp: đầu vào của các trường được tuyển chọn rất kỹ càng nên số lượng sinh viên nhận học ít hơn các trường đại học thông thường. Các trường lớn không những đào tạo những kỹ sư và nhà quản lý có chất lượng cao mà còn đào tạo các chuyên gia về nghệ thuật, văn học và khoa học nhân văn.

Các chương trình đào tạo tại các trường lớn và trường chuyên ngành thường được giảng dạy trong 5 năm trong đó có 2 năm dự bị, học ngay tại trường hoặc ở một trường khác. Các trường này chuẩn bị cho sinh viên lấy bằng bac+5, tương đương với bằng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp.
 

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201302/Cac-chuong-trinh-hoc-bong-cua-Dai-su-quan-Phap-1966882/

Comments