Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand

Posted: 06 Feb 2013 07:59 AM PST

(GDTĐ)-Chiều 6/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi tiếp xã giao ngài Haike Manning từ New Zealand vùa đến Việt Nam đảm nhận cương vị Đại sứ.

df
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng tặng lẵng hoa chúc mừng ngài Đại sứ nhân ngày quốc khánh của New Zealand ngày 6/2. (Ảnh: gdtd.vn)

Tại buổi tiếp, hai bên trao đổi về những vấn đề liên quan đến dự án phát triển giáo dục mầm non tại Gia Lai; các chương trình học bổng; chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ công chức và việc tổ chức các hoạt động đào tạo của New Zealand tại Việt Nam.

Khẳng định lĩnh vực giáo dục là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong nhiệm kỳ 4 năm làm Đại sứ, ngài Haike Manning bày tỏ mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước trong thời gian tới; đồng thời đề nghị New Zealand được lựa chọn làm điểm đến của các ứng viên Việt Nam đi đào tạo tại nước ngoài theo Đề án 911.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Việt Nam đang tăng số lượng các giảng viên ĐH sang các nước có nền giáo dục phát triển học tập. Ngoài việc đề nghị phía New Zealand có nhiều ưu đãi hơn cho các cơ sở đào tạo Việt Nam có giảng viên được cử đi đào tạo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đồng thời mong muốn nhận được sự giúp đỡ của New Zealand trong đào tạo tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên của Việt Nam.

Nhân buổi gặp mặt, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng tặng lẵng hoa chúc mừng ngài Đại sứ nhân ngày quốc khánh của New Zealand.  

Chiều cùng ngày (6/2), Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cũng có buổi tiếp xã giao với Bộ trưởng đặc trách Pháp ngữ của Cộng hòa Pháp Yamina Benguigui.

bhb
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tiếp xã giao Bộ trưởng đặc trách Pháp ngữ của Cộng hòa Pháp Yamina Benguigui. Ảnh: gdtd.vn

Vấn đề trọng tâm hai bên trao đổi liên quan đến việc dạy và học tiếng Pháp trong nhà trường Việt Nam. Theo Bộ trưởng Yamina Benguigui, tiếng Pháp là cầu nối mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp, hiện lượng lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp chỉ đứng sau Mỹ và Úc; từ đó đề nghị sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ GDĐT để tiếng Pháp tiếp tục được phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam.

Cho biết đối với Việt Nam, việc dạy và học tiếng Pháp vẫn là một hướng ưu tiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gợi ý, để tăng cường tiếng Pháp, ngoài việc đẩy mạnh hợp tác về giáo dục, khoa học – công nghệ, cần lưu ý quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa giữa hai nước.

Được biết, hiện Bộ GDĐT đang cùng các đối tác Pháp ngữ triển khai Đề án Phát triển tiếng Pháp khu vực Đông Nam Á Valofase giai đoạn 2012-2015. Đề án này được ký tháng 12/2011 giữa các Chính phủ: Việt Nam, Lào, Campuchia, Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp của Bỉ; Kê-bếch và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; Tổ chức ĐH Pháp Ngữ.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/Tang-cuong-hop-tac-giao-duc-giua-Viet-Nam-va-New-Zealand-1966819/

Đại học Quốc gia Hà Nội có giám đốc mới

Posted: 06 Feb 2013 07:59 AM PST

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/613550/Dai-hoc-Quoc-gia-Ha-Noi-co-giam-doc-moi-tpov.html

Giám đốc mới của Đại học Quốc gia Hà Nội

Posted: 06 Feb 2013 06:59 AM PST

(GDTĐ) – Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 299/QĐ-TTgbổ nhiệm có thời hạn ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội, giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội từ ngày 5/2/2013.


Tân Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: NU.

Theo lý lịch khoa học lưu tại ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 1989 ông Nhạ là giảng viên khoa Kinh tế (nay là ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội).

Năm 2005, ông được bổ nhiệm là Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế. Năm 2007 giữ chức Hiệu trưởng ĐH Kinh tế và năm 2011 được bổ nhiệm Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 210/QĐ-TTg về việc ông Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội để làm công tác chuyên môn từ ngày 1/1/2013.

Thái Hà

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/Giam-doc-moi-cua-Dai-hoc-Quoc-gia-Ha-Noi-1966820/

Giáo viên đã được thưởng Tết tiền triệu

Posted: 06 Feb 2013 06:59 AM PST

Các trường đã có nhiều cố gắng để giáo viên có tiền thưởng Tết.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Tỵ, chúng tôi đã có cuộc khảo sát mức thưởng Tết cho giáo viên (GV) tại 48/119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Nghệ An. Trong số 48 trường học được khảo sát, chỉ có 2 trường không có thưởng Tết gồm Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (GDTX) huyện Quế Phong và Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Quỳ Hợp. Hai đơn vị có mức thưởng Tết "tượng trưng" 100.000 đồng/người. Các trường còn lại đã có mức thưởng Tết khá cao so với các năm trước đây.

Hầu hết các trường đều có mức thưởng Tết từ 500.000 – 900.000 đồng. Đặc biệt, các trường TPPT Yên Thành 2, THPT Cửa Lò, THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Diễn Châu 5, THPT Ngô Trí Hòa và Trung tâm GDTX số 2 có mức thưởng Tết 1.000.000/cán bộ, GV.

Mức thưởng Tết cao nhất thuộc về Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Hồng Lam, với mức bình quân 2.850.000 đồng/người. Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (Diễn Châu) có mức thưởng 2.000.000 đồng. Trao đổi với chúng tôi, bà Phan Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn cho biết: “Để có tiền thưởng Tết cho GV ở mức 2 triệu đồng/người, từ đầu năm học nhà trường đã phải tính toán rất nhiều để tiết kiệm các khoản như tiền dạy thêm, dạy thay… để các thầy cô có một cái Tết tươm tất hơn trong thời buổi kinh tế khó khăn này".

Trong khi các đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT đã có thể tạm bằng lòng với mức thưởng Tết nói trên thì tại các trường THCS, tiểu học hay các trường mầm non, mức thưởng Tết còn khá thấp, nhiều trường chỉ thưởng Tết mang tính tượng trưng. Theo thống kê của Công đoàn giáo dục huyện miền núi Quỳ Châu thì số trường có thưởng Tết cho GV không nhiều. Một nửa trong số các trường thuộc Phòng GD-ĐT Quỳ Châu mức thưởng Tết từ 50.000 – 100.000 nghìn. Còn ở Quỳnh Lưu, mức thưởng Tết có cao hơn chút ít, từ 100.000 – 200.000 đồng/GV.

Mức thưởng Tết dù hơi "hẻo" nhưng dù sao nhà giáo cũng đã ấm lòng hơn so với nhiều đồng nghiệp đang công tác tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa khi thưởng Tết chỉ dừng lại ở gói trà, gói mì chính hay tờ lịch.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-vien-da-duoc-thuong-tet-tien-trieu-694135.htm

ĐHQG Hà Nội công bố chỉ tiêu dự kiến

Posted: 06 Feb 2013 02:57 AM PST

(GDTĐ)-5.454 là tổng chỉ tiêu dự kiến của ĐHQG Hà Nội trong mùa tuyển sinh năm 2013.

Chỉ tiêu cụ thể các trường thành viên của ĐHQG như sau:

Tên trường/Ngành

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu

ĐH Quốc gia HN

 

 

5.454

ĐH Công nghệ (QHI)

Các ngành đào tạo:

 

 

602

- Khoa học máy tính

D480101

A, A1

60

- Công nghệ Thông tin

D480201

200

- Hệ thống thông tin

D480104

42

- Công nghệ Điện tử – Viễn thông

D510302

60

- Truyền thông và mạng máy tính

D480102

50

- Vật lý kỹ thuật

D520401

A

55

- Cơ học kỹ thuật

D520101

55

- Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

D510203

80

ĐH Khoa học Tự nhiên (QHT)

Các ngành đào tạo:

 

 

1.299

- Toán học

D460101

A, A1

100

- Máy tính và khoa học thông tin

D480105

A, A1

115

- Vật lý học

D440102

A, A1

50

- Khoa học vật liệu

D430122

A, A1

30

- Công nghệ Hạt nhân

D520403

A, A1

70

- Khí tượng học

D440221

A, A1

40

- Thủy văn học

D440224

A, A1

30

- Hải dương học

D440228

A, A1

30

- Hoá học

D440112

A, A1

50

- Công nghệ kỹ thuật Hoá học

D510401

A, A1

90

- Hoá dược

D440113

A, A1

50

- Địa lý tự nhiên

D440217

A, A1

40

- Quản lý đất đai

D850103

A, A1

70

- Địa chất học

D440201

A, A1

40

- Kỹ thuật địa chất

D520501

A, A1

30

- Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

A, A1

60

- Sinh học

D420101

A, A1, B

60

- Công nghệ Sinh học

D420201

A, A1, B

134

- Khoa học đất

D440306

A, A1, B

30

- Khoa học Môi trường

D440301

A, A1, B

100

- Công nghệ kỹ thuật môi trường

D510604

A, A1

80

Khoa học Xã hội Nhân văn (QHX)

Các ngành đào tạo:

 

 

1.415

Báo chí

D320101

A,C, D1,2,3,4,5,6

98

Chính trị học

D310201

A,C, D1,2,3,4,5,6

68

Công tác xã hội

D760101

A,C,D1,2,3,4,5,6

78

Đông phương học

D220213

C,D1,2,3,4,5,6

118

Hán Nôm

D220104

C,D1,2,3,4,5,6

29

Khoa học quản lý

D340401

A,C, D1,2,3,4,5,6

98

Lịch sử

D220310

C,D1,2,3,4,5,6

88

Lưu trữ học

D320303

A,C,D1,2,3,4,5,6

68

Ngôn ngữ học

D220320

A,C, D1,2,3,4,5,6

58

Nhân học

D310302

A,C, D1,2,3,4,5,6

48

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

A,C, D1,2,3,4,5,6

98

Quốc tế học

D220212

A,C,D1,2,3,4,5,6

88

Tâm lý học

D310401

A,B,C, D1,2,3,4,5,6

88

Thông tin học

D320201

A,C, D1,2,3,4,5,6

58

Triết học

D220301

A,C, D1,2,3,4,5,6

68

Văn học

D220330

C,D1,2,3,4,5,6

88

Việt Nam học

D220113

C,D1,2,3,4,5,6

58

Xã hội học

D310301

A,C, D1,2,3,4,5,6

68

Quan hệ công chúng

D360708

A,C, D1,2,3,4,5,6

50

ĐH Ngoại ngữ (QHF)

Các ngành đào tạo:

 

 

1.042

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

472

Sư phạm tiếng Anh

D140231

D1

Ngôn ngữ Nga

D220202

D1,2

60

Sư phạm tiếng Nga

D140232

D1,2

Ngôn ngữ Pháp

D220203

D1,3

125

Sư phạm tiếng Pháp

D140233

D1,3

Ngôn ngữ Trung

D220204

D1,4

125

Sư phạm tiếng Trung

D140234

D1,4

Ngôn ngữ Đức

D220205

D1,5

60

Ngôn ngữ Nhật

D220209

D1,6

125

Sư phạm tiếng Nhật

D140236

D1,6

Ngôn ngữ Hàn Quốc

D220210

D1

75

ĐH Kinh tế (QHE)

Các ngành đào tạo:

 

 

421

- Kinh tế

D310101

A,D1

50

- Kinh tế quốc tế

D310106

A,D1

100

- Quản trị kinh doanh

D340101

A,D1

60

- Tài chính – Ngân hàng

D340201

A,D1

101

- Kinh tế phát triển

D310104

A,D1

60

- Kế toán

D340301

A,D1

50

ĐH Giáo dục (QHS)

Các ngành đào tạo:

 

 

300

- Sư phạm Toán học

D140209

A, A1

50

- Sư phạm Vật lý

D140211

A, A1

50

- Sư phạm Hoá học

D140212

A, A1

50

- Sư phạm Sinh học

D140213

A, , A1,B

50

- Sư phạm Ngữ văn

D140217

C,D1,2,3,4,5,6

50

- Sư phạm Lịch sử

D140218

C,D1,2,3,4,5,6

50

Khoa Luật (QHL)

Các ngành đào tạo:

 

 

287

- Luật học

D380101

A,A1,C,D1,3

207

- Luật kinh doanh

D380109

A,A1,D1,3

80

Khoa Y- Dược (QHY)

Các ngành đào tạo:

 

 

88

Y Đa khoa (Bác sĩ đa khoa)

D720101

B

44

Dược học

D720401

A

44

Khoa Quốc tế (QHQ)

Các ngành học: (cần đọc kỹ thông tin về phương thức xét tuyển của khoa Quốc tế)

 

 

550

1. Chương trình đào tạo do ĐHQGHN cấp bằng (có liên thông với các trường ĐH nước ngoài)

 

 

 

- Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh)

 

 

160

- Kế toán và phân tích kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Anh)

 

 

80

- Kế toán và phân tích kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Nga)

 

 

30

2. Chương trình đào tạo do đại học nước ngoài cấp bằng (theo hình thức du học tại chỗ và du học bán phần)

 

 

 

Đào tạo bằng tiếng Anh

 

 

 

- Kế toán (honours) do ĐH HELP (Malaysia) cấp bằng

 

 

60

- Kế toán và Tài chính do ĐH East London (Anh) cấp bằng

 

 

60

- Khoa học quản lý (chuyên ngành Quản trị kinh doanh) do ĐH Keula (Mỹ) cấp bằng

 

 

100

Đào tạp bằng tiếng Pháp

 

 

 

- Kinh tế – Quản lý do ĐH Paris Sud 11 (Pháp) cấp bằng

 

 

30

Đào tạo bằng tiếng Trung Quốc (du học bán phần do trường ĐH Trung Quốc cấp bằng)

 

 

 

- Kinh tế – Tài chính

 

 

10

- Trung Y – Dược

 

 

5

- Hán ngữ

 

 

10

- Giao thông

 

 

5

  NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201302/DHQG-Ha-Noi-cong-bo-chi-tieu-du-kien-1966812/

Có tiêu cực trong thi tuyển giáo viên?

Posted: 06 Feb 2013 02:57 AM PST

– Một số SV tham dự kì thi xét tuyển viên chức của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc năm 2012 bức xúc vì việc sở ban hành cách tính điểm nhưng khi chấm lại làm theo cách khác khiến ứng viên từ đỗ/trúng tuyển thành trượt.





Trước kiến nghị của SV D.T.A, ngày 4/2/2013 Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản giao Sở Nội vụ kiểm tra, xem xét; Sở
GD-ĐT trả lời công dân.

Tốt nghiệp Trường ĐH Tây Bắc – sinh viên D.T.A  tham gia thi tuyển giáo viên Ngữ văn cho biết: "Nếu Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc tính điểm theo văn bản ban hành ngày 30/10/2012 tôi đã trúng tuyển trong kì thi xét tuyển viên chức".

Theo văn bản ngày 30/10, cách tính điểm với các ứng viên như sau: Tổng
điểm xét tuyển (TĐXT) =  Điểm học tập (ĐHT) + Điểm tốt nghiệp (ĐTN) + (Điểm thực hành – ĐTH) x 2. Trong đó, điểm học tập
được quy đổi theo thang điểm 100. ĐTN được xác định được xác
định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo
vệ luận văn tốt nghiệp của người dự xét tuyển được quy đổi theo thang
điểm 100.

Tổng điểm D.T.A đạt được như sau: điểm thực hành (ĐTH) 1: 8,5 điểm; ĐTH  2: 8 điểm; ĐTH 3: 40 điểm;
điểm trung bình (ĐTB) toàn khóa học: 7,84 điểm và luận văn tốt nghiệp đạt 10
điểm.

Tuy nhiên, sau đó sở tính điểm theo cách tính sau: TĐXT = (ĐHT) x 2 + (ĐTH) x 2

Cách tính theo hệ thống tín chỉ này của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc theo A. và một số SV tham gia kì thi xét tuyển giáo viên 2012 là "không công bằng" vì họ không được đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Theo L.T.N, SV tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (khóa năm 2008 – 2012) tham gia thi tuyển giáo viên môn Lịch sử cho rằng: "Cách tính điểm này khác hoàn toàn với văn bản ban hành trước đó, trực tiếp gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của người dự xét tuyển. Nhiều người dự xét tuyển mặc dù điểm thi cao nằm trong tốp đầu nhưng vẫn bị loại, do đó gây tâm lí thắc mắc thậm chí bức xúc cho nhiều người dự thi ở nhiều môn và bản thân tôi".

Các SV thất vọng vì thời gian Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc công bố quyết định người trúng tuyển đang đến gần. SV nhiều lần lên trực tiếp văn phòng sở để hỏi nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

D.T.A bức xúc: "Năm 2012 ban đầu sở không nhận trường tôi dự xét tuyển. Sau khi nhờ sự can thiệp của báo chí tôi mới được dự thi. Nhưng sở lại phân nhóm ưu tiên sư phạm I, kết quả là thí sinh điểm thấp hơn tôi nhưng vẫn trúng tuyển. Tôi chỉ được dự thi 20% trong tổng số chỉ tiêu xét tuyển".

Trước kiến nghị D.T.A, ngày 4/2/2013 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản giao Sở Nội vụ kiểm tra, xem xét; chỉ đạo Sở GD-ĐT trả lời công dân. UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả giải quyết về UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 5/2/2013.

Tuy nhiên sáng ngày 6/2, D.T.A cho biết vẫn chưa nhận được trả lời chính thức từ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108700/co-tieu-cuc-trong-thi-tuyen-giao-vien-.html

Không thành lập mới Trường ĐH Nông nghiệp ĐBSCL

Posted: 06 Feb 2013 01:57 AM PST

(GDTĐ)- Theo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ không thành lập mới Trường ĐH Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long theo đề nghị của Viện.

Lý do, là hiện nay Trường ĐH Cần Thơ vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy cần tập trung đầu tư nâng cao năng lực của Trường ĐH Cần Thơ. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/Khong-thanh-lap-moi-Truong-DH-Nong-nghiep-DBSCL-1966814/

Bộ trưởng Giáo dục Đức bị tước bằng tiến sĩ vì đạo văn

Posted: 06 Feb 2013 01:57 AM PST


Bộ trưởng Giáo dục Đức Annette Schavan.

Bà Annette Schavan đã phủ nhận cáo buộc trên và cho biết bà sẽ kháng cáo.

Bà Schavan trở thành bộ trưởng thứ hai dưới chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel bị buộc tội đạo văn trong luận văn tiến sĩ, do một blogger vô danh tố cáo. Bà Bộ trưởng Giáo dục khẳng định bà chưa bao giờ cố ý trích dẫn sai bất kì nguồn nào và bà sẽ chống lại cáo buộc.

Tuy nhiên theo khoa triết học, trong luận văn của bà Schavan có một số lượng đáng kể những trích dẫn trực tiếp từ các nguồn khác mà không được thừa nhận.

Luật sư của bà Schavan đã bác bỏ phán quyết của Trường đại học Duesseldorf và cho biết bà Schavan sẽ kháng cáo.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bo-truong-giao-duc-duc-bi-tuoc-bang-tien-si-vi-dao-van-693992.htm

PPDH là mấu chốt làm nên thành công của bài giảng

Posted: 06 Feb 2013 12:57 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (6/2), Sở GDĐT Hà Nội đã long trọng tổ chức "Hội nghị sơ kết học kì I và Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp Thành phố năm học 2012-2013". 

NGƯT Nguyễn Hữu Độ – Thành ủy viên – Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội dự và chỉ đạo Hội nghị; cùng sự tham dự của bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội; ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng GD Tiểu học – Sở GD-ĐT Hà Nội; đại diện lãnh đạo các phòng GD-ĐT và các giáo viên tham gia hội thi.


Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội trao giải Nhất cho các giáo viên

Học kỳ I năm học 2012-2013 đã kết thúc tốt đẹp. Cùng với các cấp học khác, cấp Tiểu học đã tích cực triển khai nhiệm vụ năm học, tổ chức thành công Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở và Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp Thành phố.

Trong học kỳ II, cấp tiểu học quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phát huy tối đa thế mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Góp phần làm nên thành công của Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp Thành phố năm nay là sự tham gia tích cực của 87 giáo viên dự thi (bao gồm cả giáo viên dự thi môn cơ bản giáo viên dự thi môn chuyên biệt) được lựa chọn nghiêm túc qua vòng thi cấp trường và cấp quận/huyện từ các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố. 

Bên cạnh yêu cầu giáo viên phải có một SKKN viết trong năm học 2012 – 2013 hoặc ít nhất 1 SKKN xếp loại cấp Thành phố trong 4 năm học từ 2008 – 2009 đến nay, tham gia hội thi cấp Thành phố lần này, mỗi giáo viên sẽ trải qua phần thi trắc nghiệm về luật giáo dục, kỹ năng giảng dạy; thực hiện 2 tiết dạy, trong đó có 1 tiết dạy môn tự chọn, 1 tiết dạy theo kết quả bốc thăm.

Tại buổi lễ, Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, Hội thi không chạy theo thành tích, số lượng mà chú trọng thực chất trong đánh giá. Một tiết dạy giỏi phải thực sự mẫu mực trong phương pháp giảng dạy và đạt các yêu cầu chuyên môn về chuẩn kiến thức, kỹ năng, cập nhật kiến thức thực tế, thông qua bài giảng giáo dục nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên đạt giải phải thực sự là những giáo viên nòng cốt, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt ở mỗi nhà trường.

Ông Nguyễn Hữu Độ cho rằng, điểm mấu chốt dẫn đến thành công của mỗi bài giảng chính là phương pháp giảng dạy của giáo viên vì kiến thức cho học sinh Tiểu học là không quá lớn.

Việc tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi hàng năm là một hoạt động có ý nghĩa, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" trong các cơ sở giáo dục, góp phần nâng cao trình độ giáo viên, qua đó tìm ra các tập thể và cá nhân xuất sắc, những điển hình tiên tiến trong dạy và học. Ngoài ra, Hội thi cũng là dịp để các nhà giáo giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm và phương pháp dạy học, là dịp tôn vinh các nhà giáo đã làm tốt công tác đào tạo cho Thủ đô và đất nước.

Ban chỉ đạo Hội thi Giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp Thành phố năm học 2012 – 2013 đã quyết định trao 18 giải Nhất; 24 giải Nhì; 23 giải Ba; 22 giải KK và 08 GV được Công đoàn ngành GD Hà Nội khen với thành tích là sự cố gắng vượt lên hoàn cảnh khó khăn; 10 phòng GD các quận/huyện xếp loại Xuất sắc và 10 phòng GD các quận/huyện xếp loại Tốt vì những thành tích nổi bật trong học kỳ vừa qua.

Một số hình ảnh Hội nghị:


Văn nghệ chào mừng


 


Đại diện các Phòng GD – ĐT nhận Bằng khen


Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng Phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT HN trao giải Nhì cho các GV


Bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch CĐ ngành GD Hà Nội trao thưởng cho các giáo viên vượt khó

Kim Thoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/PPDH-la-mau-chot-lam-nen-thanh-cong-cua-bai-giang-1966817/

Không được ép học sinh học kỹ năng sống

Posted: 06 Feb 2013 12:57 AM PST

Đây là một trong những của dự thảo quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến.

Theo dự thảo, các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa như không được tổ chức các hoạt động có nội dung: Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc; Truyền bá tư tưởng phản động, văn hóa đồi trụy, hành vi tàn ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; Xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; Xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân.

Đặc biệt, để được tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải có đơn xin học của sinh viên, người lao động, gia đình học sinh. Có đủ giáo trình, tài liệu; đủ thiết bị phục vụ giảng dạy, huấn luyện, học tập; đủ đội ngũ giáo viên/ báo cáo viên/ huấn luyện viên cho các hoạt động.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khong-duoc-ep-hoc-sinh-hoc-ky-nang-song-693941.htm

Comments