Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Du học sinh Việt Nam khắp thế giới chúc Tết quê hương

Posted: 05 Feb 2013 07:47 AM PST

Thứ ba, 5/2/2013, 09:18 GMT+7

Từ Paris, London, Tokyo, Sydney, Hawaii đến tận Angola, các bạn du học sinh Việt Nam cùng gửi những lời chúc mừng thật ý nghĩa đến gia đình, bạn bè và toàn thể người dân nhân dịp Tết Nguyên đán.

Xuất phát từ ý tưởng của nhóm du học sinh tại Italy, các bạn trẻ ở khắp 5 châu gửi những tình cảm yêu thương và những lời chúc ý nghĩa về Việt Nam.

Ở mỗi địa điểm, các bạn du học sinh đều chọn xuất hiện ở danh thắng nổi tiếng của thành phố, chúc Tết cả bằng tiếng Việt và tiếng địa phương, khiến mọi người như được đi du lịch khắp thế giới và cảm nhận được tình cảm của những người trẻ với quê hương, cũng như cảm nhận được mùa xuân ấm áp đang đến từ khắp mọi nơi.

Vũ Hà (Video: Youtube)

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2013/02/du-hoc-sinh-viet-nam-khap-the-gioi-chuc-tet-que-huong/

Giáo viên không có thưởng, Giám đốc Sở chạnh lòng

Posted: 05 Feb 2013 06:47 AM PST

(VTC News)- "Tôi thấy rất cần có sự quan tâm thưởng Tết cho giáo viên các cấp mỗi khi Tết đến xuân về". Ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình chia sẻ.

» Lương tháng 13 cho giáo viên: Đau đầu lắm!
» TP.HCM: Giáo viên trường nào nhận thưởng tết khủng?

Hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khi thông tin về thưởng Tết của các doanh nghiệp, các ngành tràn ngập trên báo chí thì cũng là lúc những giáo viên trong ngành giáo dục cảm thấy chạnh lòng.

Giáo viên rất cần được thưởng Tết

Trao đổi với VTC News, ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết không chỉ có giáo viên ở các tỉnh miền núi không có tiền thưởng Tết mà ngay cả giáo viên tại Thái Bình cũng không hề có một khoản tiền thường.

Giáo viên tại những trường thuộc vùng đồng bằng cũng ít khi được thưởng Tết 
Ông Bắc lý giải do ngân sách đã được duyệt từ trước, được phân bổ theo dự toán ngân sách hàng năm nên không có nguồn để thưởng cho giáo viên.

 
Với tư cách là người đứng đầu của một ngành lại chưa quan tâm được gì cho đời sống của giáo viên trong khi các ngành khác, các công ty, đơn vị khác lại thưởng cho người lao động hàng chục triệu đồng. Như vậy là trách nhiệm của mình chưa hoàn thành
Ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình Tuy vậy, đối với các giáo viên thuộc gia đình chính sách, gia đình khó khăn thì hàng năm Sở GD-ĐT vẫn tổ chức thăm hỏi, động viên và dành tặng những món quà nhỏ ngày Tết.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Thái Bình cũng chia sẻ. một số trường hàng năm vẫn có một khoản tiền thưởng Tết nhỏ để động viện các thầy cô công tác. Khoản tiền này được lấy từ phúc lợi công cộng, từ dạy thêm học thêm được phép, từ việc tiết chi tiêu trong nguồn kinh phí tự chủ.

Mức thưởng cao nhất cho giáo viên tại các trường này cũng giao động từ 300 nghìn đồng – 500 nghìn đồng. Nhiều trường tiểu học chỉ thưởng Tết cho giáo viên từ 50 nghìn đồng – 100 nghìn đồng.

Được biết, dù hiện nay có các nguồn thu do xã hội hóa nhưng chỉ được chi cho việc khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh vượt khó học giỏi chứ không đủ để chi thưởng Tết cho giáo viên.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ở các thành phố lớn các thầy cô giáo tuy không nhận được thưởng Tết từ nhà nước nhưng lại được phụ huynh "đi Tết" quà tiền triệu.  

Trước ý kiến này, vị Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình cho rằng ngay cả ở thành phố, việc phụ huynh đến chúc Tết giáo viên cũng chỉ mang tính chất tinh thần chứ không mang nhiều giá trị vật chất. Bên cạnh đó, dịp Tết chủ yếu là học trò đến thăm thầy cô mang tính chất tình cảm.

"Tôi thấy rất cần có sự quan tâm thưởng Tết cho giáo viên các cấp mỗi khi Tết đến xuân về. Tết mang tính truyền thống nên rất cần sự quan tâm, có thưởng Tết để cho mọi giáo viên được vui Tết. Tuy chỉ là một món quà nhỏ nhưng mang tính chất động viên, cho "đỡ tủi thân". Ông Bắc thẳng thắn bày tỏ.

Với tư cách là Giám đốc Sở GD-ĐT, khi ông hỏi học trò cũng là các giáo viên thì được biết Tết năm nay " Trường em được thưởng 1 kg giò hoặc một túi hạt hướng dương" cũng khiến vị lãnh đạo ngành giáo dục Thái Bình suy nghĩ.

Vị Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình cũng ngậm ngùi chia sẻ: "Với tư cách là người đứng đầu của một ngành lại chưa quan tâm được gì cho đời sống của giáo viên trong khi các ngành khác, các công ty, đơn vị khác lại thưởng cho người lao động hàng chục triệu đồng. Như vậy là trách nhiệm của mình chưa hoàn thành. Bản thân tôi cũng thấy mình chưa hoàn thành nhiệm vụ".

Trước đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiêm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng có một công văn gửi cho UBND các tỉnh đề nghị quan tâm, động viên hỗ trợ từ các nguồn.  Nhìn chung, năm đó đa số nhà giáo đều phấn khởi.

"Nếu chúng ta duy trì được việc làm này đều đặn hàng năm thì rất tốt". Ông Bắc thể hiện mong muốn.

Nói đến thưởng Tết, giáo viên buồn lắm

Ở trường THCS Hang Chú (huyện Bắc Yên, Sơn La), giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh không có thù lao còn việc thưởng Tết thì chưa bao giờ có 
Khi vừa bắt đầu câu chuyện với phóng viên VTC News, ông Trịnh Hữu Khang, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng thở dài: "Anh mà lên Cao Bằng nói đến chuyện thưởng Tết thì giáo viên người ta buồn lắm".

Ông Khang cũng chia sẻ thêm, ở Cao Bằng đa số người dân còn khó khăn. Ở nhiều nơi, người dân còn không cho con em đi học. Nếu không có tiền bán trú theo chính sách của nhà nước thì nhiều em sẽ bỏ học.

Không giống như các địa phương khác có thể có các nguồn thu từ học sinh nhưng Cao Bằng là một tỉnh khó khăn nên không thể có khoản thu nào để cuối năm thưởng Tết cho giáo viên.

"Khác với học sinh dưới xuôi đóng tiền để đi học còn trên Cao Bằng thì nhà nước phải hỗ trợ tiền để học sinh đi học. Đó là 2 mặt đối lập". Vị Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng đưa ra lý lẽ.

Ông Khang cũng kể, bên cạnh việc dạy chữ, các giáo viên vùng cao còn đóng vai trò là người tư vấn về tâm lý, tình cảm cho các em học sinh. Vì một lý do nào đó học sinh không đi học, giáo viên lại phải đến từng nhà để vận động các em đến trường.

Tết chỉ mong có lương đầy đủ

Ở nhiều vùng núi phía Bắc, điều kiện học tập của học sinh còn rất nhiều khó khăn 
Chia sẻ về câu chuyện thưởng Tết cho giáo viên, ông Lương Văn Soòng, Giám đốc Sở GD- ĐT Hà Giang cho biết hiện nay đã giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, vì vậy các trường sẽ chủ động trong việc thưởng Tết cho giáo viên.

"Nếu cơ sở giáo dục nào tiết kiệm được thì sẽ có thể thưởng cho giáo viên 100 nghìn – 200 nghìn tùy từng cơ sở". Vị lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang chia sẻ.

 
Anh mà lên Cao Bằng nói đến chuyện thưởng Tết thì giáo viên người ta buồn lắm
Ông Trịnh Hữu Khang, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng Toàn tỉnh Hà Giang có tới gần 20.000 giáo viên nên để lo thưởng Tết thì ngân sách tỉnh cũng không thể lo hết được. Vì vậy, việc thưởng Tết sẽ trông chờ vào cấp ủy từng địa phương. Nếu cấp ủy địa phương quan tâm sẽ có một khoản để động viên cho cán bộ giáo viên đón Tết.

Theo ông Soòng, tuy không có thưởng Tết nhưng lãnh đạo Sở sẽ đôn đốc việc chi trả lương và phụ cấp đầy đủ cho các giáo viên đúng hạn.

"Các thầy cô giáo ở vùng sâu vùng sa đã không được hưởng nhiều nhưng nhiều người vẫn phải bỏ ra những đồng lương để mua những phần quà để vận động các em đi học. Câu chuyện này đối với vùng cao là chuyện thường gặp". Ông Soòng chia sẻ.

Vị lãnh đạo ngành giáo dục Hà Giang cũng đề nghị: "Trên phương diện là nhà quản lý thì chúng tôi cũng đề xuất với chính phủ cần thực hiện tốt hơn nữa những chính sách đã có với giáo viên như lương, phụ cấp giải quyết kịp thời trong dịp Tết. Mỗi cấp ủy địa phương tùy từng điều kiện cụ thể có thể chăm lo đến đời sống của cán bộ giáo viên về cả vật chất và tinh thần".

Ở Hà Giang việc luôn chuyển giáo viên rất khó khăn, vì vậy lãnh đạo ngành cũng đề nghị cấp ủy chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi.  Đối với các giáo viên công tác lâu năm tại địa phương sẽ được đề nghị cấp đất để thầy cô có thể ổn định được chỗ ở, yên tâm công tác.

Nguồn: http://vtc.vn/538-366003/giao-duc/giao-vien-khong-co-thuong-giam-doc-so-chanh-long.htm

Trường mầm non giữ trẻ ngày giáp Tết: Lợi cả đôi đường

Posted: 05 Feb 2013 02:46 AM PST

(GDTĐ) – Hàng năm, đến ngày các trường học mầm non (MN) chính thức được nghỉ Tết, thì không ít phụ huynh lo lắng tìm chỗ gửi con vì trong thời gian này nhiều phụ huynh vẫn còn đi làm hoặc bận rộn dọn dẹp nhà cửa… Hiểu được nhu cầu, nhiều trường MN tại TP.HCM tổ chức giữ trẻ đến sát Tết, chia sẻ gánh nặng với phụ huynh.

Việc  giữ trẻ những ngày cận Tết đã trở thành nhu cầu thiết thực của phụ huynh trong nhiều năm nay. Vào tháng cuối năm, phòng giáo dục các quận, huyện đều khuyến khích các trường mầm non trên địa bàn tổ chức hoạt động. Việc này vừa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, vừa tăng thêm thu nhập cho giáo viên.

Chia sẻ gánh nặng với phụ huynh

Theo Lịch nghỉ tết của học sinh mầm non (HS MN) tại TP.HCM được Sở GDĐT TP.HCM công bố, HSMN bắt đầu từ ngày 28.1 đến hết ngày 7.2 (tức 25 tháng chạp đến mùng 5 Tết). Ngay khi nhận được lịch nghỉ Tết của con em mình, nhiều phụ huynh đã lên kế hoạch tìm chỗ mang con đi làm, gửi con cho hàng xóm hoặc tìm trường MN tư thục gửi đỡ vài ngày nếu nhà trường không tổ chức dịch vụ này. Chị Nguyễn Thị Thu Hà, phụ huynh Trường MN Linh Chiểu (Q.Thủ Đức) than: "Hai năm rồi, cứ con nghỉ Tết thì mẹ cũng phải nghỉ Tết theo. Vừa tranh thủ trông con, vừa dọn dẹp nhà cửa và sắm sửa. Năm nay, nếu không tìm được chỗ gửi con, đành chắc phải dắt cháu đến công ty mẹ buổi sáng, công ty ba buổi chiều".


Các địa phương cần uyển chuyển trong việc tổ chức giữ trẻ dịp giáp Tết. Ảnh: Thái Hòa

Nắm bắt được nhu cầu của phụ huynh, năm nay nhiều trường MN trên địa bàn thành phố đã tổ chức nhận trẻ đến giáp Tết, nhất là với các trường tư thục. Thời gian nhận từ ngày 28 – 31.1 và 1 – 2.2 . Tại cuộc họp phụ huynh đầu tháng 1, Ban giám hiệu Trường MN Vành Khuyên (Q.Thủ Đức) đã thông báo không nhận giữ trẻ những ngày gần Tết để giáo viên được nghỉ sớm. Thế nhưng sau đó trường cũng phải tổ chức giữ trẻ do có nhiều phụ huynh yêu cầu. Phí giữ trẻ cho ngày 28.1 (25 tháng chạp) là 80.000 đồng/ngày, 3 ngày còn lại giá 100.000 đồng/ngày.

Theo thông tin từ Phòng GD-ĐT quận 9, đến nay toàn quận có gần 20 trường MN thực hiện dịch vụ gửi trẻ trong những ngày cận Tết. Được biết, nếu trường nào không thực hiện thì có trách nhiệm giới thiệu HS sang những trường gần đó.

Cô Lê Thị Minh Loan – Trưởng phòng GD-ĐT quận 9 cho biết: "Ngay từ đầu tháng 12, Quận đã cố gắng vận động khuyến khích để mỗi phường ít nhất có một trường hoạt động để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh tại đó. Chẳng hạn phường Hiệp Phú có 3 trường mầm non thì một trường phải thực hiện, phụ huynh 2 trường còn lại nếu có nhu cầu thì ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm giới thiệu sang trường bạn". Còn tại Q.5, hiệu trưởng các trường MN đã thông báo cho phụ huynh đăng ký trước đó, và dựa theo số lượng cụ thể sẽ xin ý kiến Phòng GD-ĐT tổ chức giữ trẻ trong ngày giáp Tết.

Một cán bộ lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.5, cho hay: "Hằng năm, chúng tôi đều khuyến khích các trường tổ chức trông các cháu trong những ngày này. Một phần là giúp phụ huynh có thời gian đi làm và chuẩn bị Tết, phần nữa là tạo thêm thu nhập cho giáo viên ăn Tết. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy thêm vẫn phải thực hiện như những ngày bình thường, đảm bảo an toàn cho trẻ, vệ sinh thực phẩm…". Trong khi đó, đến thời điểm này, quận 3 cũng đã có 8 trong tổng số 20 trường tổ chức giữ trẻ để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.

Ở khối ngoài công lập, đại bộ phận các trường đều kéo dài thời gian nhận trẻ thêm một vài ngày. Bà Lê Thị Thanh Tươi, hiệu trưởng Trường MNTT Kiểu Mẫu (Q.9), cho biết: "Dự tính năm nay nhà trường sẽ thực hiện theo đúng lịch nghỉ Tết của Sở GD- ĐT để giáo viên được nghỉ sớm. Nhưng khoảng một tuần trở lại đây, nhận thấy phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ cao vào những ngày cận Tết cho nên ban giám hiệu quyết định sẽ nhận giữ trẻ đến hết ngày 8.2 tức ngày 28 tháng chạp".

Giá cả theo thoả thuận 

Theo ghi nhận, giá gửi trẻ những ngày giáp Tết do các trường tự thoả thuận với phụ huynh, tuỳ theo mỗi trường, mỗi khu vực mà có giá khác nhau. Nhưng nhìn chung mức giá không cao bao nhiêu so với năm trước. Dao động ở mức từ 60.000 – 120.000đ/ngày/ cháu đối với các trường công lập.


Nhu cầu giữ trẻ những ngày giáp Tết rất cao (ảnh tư liệu)

Các trường ở quận 9 có mức thu trong khoảng 80.000 cho đến 100.000 đồng/ngày (nếu tính chung luôn tiền ăn và chi phí bồi dưỡng cho giáo viên). Theo giải thích của cô Loan thì việc quy định giá sàn và trần như vậy để các trường linh hoạt thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện của phụ huynh. 

Đối với một số trường mầm non tư thục có điều kiện cơ sở vật chất khá hiện đại thì mỗi ngày HS đóng 350.000 đồng. Những mức giá của các trường này đều đã bao gồm tiền ăn, sữa các bữa trong ngày. Đề cập đến vấn đề an toàn cho trẻ trong những ngày này, lãnh đạo các phòng GD-ĐT đều khẳng định: "Nếu đã thực hiện thì mọi công tác phòng chống dịch bệnh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm các trường phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc. Phòng sẽ tổ chức giám sát đột xuất các bữa ăn ở các loại hình trường".

Theo ghi nhận của chúng tôi, có những nơi phụ huynh mong muốn được trường tổ chức nhận giữ trẻ trong những ngày giáp Tết. Và việc trường MN mở lớp tăng cường giữ trẻ ngày cận Tết không chỉ giúp phụ huynh yên tâm làm việc mà giáo viên cũng có một khoản thu nhập, nhưng trên thực tế không phải trường nào cũng thực hiện được, đặc biệt là những trường công lập. Bởi khi tổ chức thì phải huy động cả một bộ máy gồm ban giám hiệu, giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng, bảo vệ,… trong khi số trẻ đăng ký chỉ có vài chục em/trường. Mặt khác, giáo viên cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi, hoặc phải về quê xa ăn Tết. Đơn cử như Trường MN Phước Bình (Q.9), cô hiệu trưởng cho biết: “Có một số phụ huynh đặt vấn đề và nhà trường cũng có dự tính thực hiện nhưng không giáo viên nào đăng ký tham gia, bởi các cô cũng phải về quê ở xa hoặc muốn nghỉ ngơi… mà nhà trường thì không có quyền ép buộc các cô nên đành chịu và giới thiệu trường khác mà mình biết cho phụ huynh vậy".

Một lãnh đạo phòng Giáo dục Mầm non thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết, hằng năm, Sở đều đề nghị các trường có tổ chức giữ trẻ trong những ngày giáp Tết phải đảm bảo công tác tổ chức như những ngày bình thường. Phải có BGH, bộ phận y tế, bộ phận phục vụ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, các trường nếu thu xếp được có thể nhận thêm trẻ bên ngoài để trông giúp cho phụ huynh.

Thái Khuê

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Truong-mam-non-giu-tre-ngay-giap-Tet-Loi-ca-doi-duong-1966793/

Học sinh mẫu giáo làm ‘chuyện ấy" trong trường

Posted: 05 Feb 2013 02:46 AM PST

Một trường mẫu giáo ở Carson, bang California, Mỹ đã phải đóng cửa sau khi vụ việc
cậu bé 4 tuổi và cô bé 5 tuổi quan hệ tình dục trong phòng tắm nhà trường bị phanh
phui.

Trường Carson Lutheran tạm đóng cửa để điều tra

Ông Richard McCarthy (bố một cậu bé 4 tuổi đang học tại trường mẫu giáo Carson
Lutheran) vô cùng bất ngờ khi biết chuyện con trai mình và một cô bé 5 tuổi đã quan
hệ tình dục bằng miệng trong phòng tắm của trường.

Ban đầu ông nghĩ rằng đó chỉ là một trò chơi của trẻ con nhưng khi Cơ quan Bảo vệ
trẻ em có mặt tại nhà ông để điều tra thì ông mới hiểu việc này nghiêm trọng tới mức
nào.

Ông Richard McCarthy

"Con trai tôi và cô bé bị bắt gặp trong phòng tắm mà không có quần trên người.
Người ta còn cho tôi biết một người lớn đã chứng kiến việc cô bé đang quan hệ bằng
miệng với con trai tôi. Cháu nhà tôi đã bị lạm dụng nhiều lần trong giờ nghỉ trưa khi
vào nhà vệ sinh sau giờ học. Ít nhất một nam sinh khác cũng là 'nạn nhân' của cô bé
này" – ông Richard McCarthy cho hay.

Con trai ông McCarthy đã kể toàn bộ sự việc với bố. Khi nói chuyện với ba phụ
huynh khác, ông được biết họ cũng gặp vấn đề tương tự.

Theo luật sư Greg Owen, ít nhất 7 học sinh từ 4-5 tuổi liên quan tới vụ này. Hành
vi quan hệ tình dục đã xảy ra tại những chỗ khuất trên sân trường hoặc nhà tắm trong
giờ nghỉ trưa. Lúc này, hầu hết các giám thị, giáo viên và học sinh đều đi ngủ nên
giám sát lỏng lẻo.

Luật sư đại diện cho 4 nạn nhân tuyên bố sẽ nộp đơn kiện nhà trường, hiệu trưởng,
giáo viên và cả một học sinh tại Tòa thượng thẩm Los Angeles trong ngày 4/2.

Hiện trường học này đang bị đóng cửa nhưng đơn vị quản lý nhà trường cho biết
nguyên nhân đóng cửa do giám đốc của trường từ chức vì lý do cá nhân, chứ không liên
quan gì đến cáo buộc bê bối tình dục trên.

(Theo ABC, NBC)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108472/hoc-sinh-mau-giao-lam--chuyen-ay--trong-truong.html

Thầy giáo “2 không”

Posted: 05 Feb 2013 01:46 AM PST

(GDTĐ) – Tự nguyện bỏ công sức, thời gian nghỉ cuối tuần của mình để dạy chữ Khmer cho con em nghèo ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, TPCT. Không cần hợp đồng, với tâm huyết giúp các em nắm vững tiếng nói và chữ viết dân tộc, gần 2 năm nay, thiếu úy Thạch Chanh Tha, người chưa từng trải qua nghiệp vụ sư phạm ở sư đoàn CT 23, Bộ chỉ huy quân sự TP Cần Thơ đã làm thầy giáo không lương cho hàng trăm học sinh nơi đây. Người dân trong vùng thường gọi thầy là thầy giáo "2 không".

Bộ đội làm thầy giáo

Về xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, nghe tin có một bộ đội đang công tác ở đội CT23 mở lớp học chữ Khmer miễn phí cho con em đồng bào trong vùng, chúng tôi tìm đến người "thầy" vào một ngày cuối tuần se lạnh  những ngày giáp Tết. Đến đầu xã Đông Thắng, hỏi thăm lớp học chữ Khmer của thầy Thạch Chanh Tha, đám trẻ con tranh nhau chỉ chúng tôi đến trường tiểu học Đông Thắng – ấp Đông Thắng một cách kính trọng.


Thiếu úy Tha bắt đầu tiết học bằng một câu chuyện cổ tích 

Chiều muộn giữa cái nắng xuân ấm áp, Thiếu úy Thạch Chanh Tha đang nắn nót từng nét chữ trên bục giảng, vội cho các em nghỉ giải lao, anh bảo mình vừa ở đội CT23 qua, rồi bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về cái duyên làm "thầy" cho các em trong xã bằng giọng trong trẻo.

Kể về tuổi thơ, Thiếu úy Thạch Chanh Tha cho biết anh sinh ra và lớn lên ở xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Năm 1990, lúc nông thôn chưa có điện đường, anh cùng mấy anh em trong xóm tập hợp lại đốt đèn dầu học chữ, lúc đó đường đất lầy lội nhưng anh em trong vùng rất siêng năng học tập. "Vì cuộc sống gia đình khó khăn, học hết năm lớp 7 là tôi nghỉ học. Hai năm sau tôi được Ban chỉ huy quân sự huyện Châu Thành chọn làm người phiên dịch tiếng Khmer, nhằm giúp các anh trong quân khu bám sát địa bàn, hiểu hơn về đời sống của đồng bào dân tộc để phát triển kinh tế địa phương", thiếu úy Tha thổ lộ. 

Từ nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường và tu tập tại chùa Hang (huyện Châu Thành) thiếu úy Tha đã sớm có ý thức học tập để  trở thành người có ích cho xã hội. Lớn lên, vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, năm 2002, anh tình nguyện đăng ký vào bộ độ Quân khu 9 được 2 năm thì anh tham gia vào đội CT23 của TP Cần Thơ. Năm 2011, anh cùng đơn vị CT23 chuyển qua xã Đông Thắng làm công tác tuần tra và cùng xã tham gia xây dựng Nông thôn mới cho đến ngày nay. "Thực ra, tôi chỉ muốn góp một phần nhỏ  công tác xã hội. Dạy tiếng mẹ đẻ cho con em đồng bào Khmer cũng là mong muốn của tôi để giúp các em biết giữ gìn văn hóa gốc của mình. Hơn nữa, tôi muốn các em tập trung học tập vào ngày cuối tuần, tránh các tệ nạn xã hội. Mình có chút kiến thức từ thời đi học cho đến khi vào chùa rồi đi bộ đội nên muốn truyền lại cho các em", anh khiêm tốn nói.


Thứ bảy hàng tuần anh lại say sưa giảng bày cho các em

Thượng tá Vũ Trung Sơn – đội trưởng đội CT23 cho biết, mười năm gắn bó với đội công tác CT 23, Thạch Chanh Tha luôn có mặt trong công tác vận động quần chúng, cùng đồng đội lao động, giúp nông dân cắt lúa, làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, tham gia cấp phát thuốc miễn phí, tham mưu với các cấp ủy chính quyền xây dựng cơ sở chính trị trên địa bàn. Riêng tại xã Đông Thắng, một xã thuần nông được bộ chỉ huy quân sự Cần Thơ cùng Ủy ban Nhân dân huyện chọn làm điểm chỉ đạo xây dựng xã NTM. Trong đó, ấp Đông Thắng có khoảng hơn 150 hộ dân Khmer nghèo, chiếm 60% tổng số hộ dân của ấp, tất cả đều sống bằng nghề nông. Sau thời gian ngắn tiếp cận địa bàn, khảo sát người dân, thiếu úy Thạch Chanh Tha mạnh dạn đề xuất với đơn vị tình nguyện đứng ra dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc Khmer. "Ban đầu, tôi cùng đồng đội khảo sát các em dân tộc trong ấp, hết 90% trẻ em dân tộc không viết được chữ mẹ đẻ, còn 10% trẻ có đi học chữ ở Chùa số 5 do sư Đào Nho giảng dạy. Sau đó tôi xin ý kiến chỉ huy, rồi phối hợp với cô hiệu trưởng cùng các giáo viên trong trường tiểu học Đông Thắng vận động các em học chữ. Tôi cũng chưa học qua nghiệp vụ sư phạm, nhiều người hỏi tôi dạy được không? Tôi chỉ biết lấy kiến thức mình học được, cộng với tài liệu ôn tập", anh cho biết.

Giữ gìn bản sắc dân tộc

Là một chiến sĩ của đội CT23, đồng lương eo hẹp, thiếu thốn nhưng thiếu úy Thạch Chanh Tha chưa bao giờ có ý định rời bỏ việc dạy chữ Khmer cho các em nhỏ trong vùng. Vợ anh một y sĩ tại bệnh viện huyện Châu Thành (Trà Vinh), hiện chị đang theo học chuyên tu tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Dù hai vợ chồng ở cách xa nhau, cuối tuần chỉ gặp ngày thứ bảy, chủ nhật. Vì các em, anh đành dành thời gian ngày thứ bảy để ở lại dạy chữ cho trẻ em nghèo trong vùng.


Nhiều học sinh "mê" nét chữ đẹp của "thầy" bộ đội

Anh nói, có những lúc đầu tắt mặt tối với công việc, đến buổi đi dạy các em lại nghịch ngợm không chịu học, nhưng anh vẫn đến lớp vào những ngày cuối tuần, làm tròn nhiệm vụ của một người thầy. "Mưa dầm thấm đất", hiểu được ý nghĩa của việc học chữ Khmer và tình cảm của người "thầy" bộ đội, các em đến lớp ngày một đông hơn, nhiều em là người Kinh vẫn đến đây học chữ Khmer mà còn học rất giỏi nữa. Em Kim Thị Ngọc – lớp 3A trường tiểu học Đông Thắng tự hào: "Em là người Kinh nhưng thấy các bạn học tiếng Khmer em rất thích, em xin thầy cho em học. Bây giờ em có thể viết và nói được  bằng tiếng Khmer".

Không chỉ gánh vác việc của đơn vị giao, hơn một năm qua, thiếu úy Tha chịu khó học hỏi về phương pháp dạy học từ những giáo viên chuyên nghiệp, đọc sách và soạn bài giảng trước khi đến lớp, cứ đến chiều thứ bảy hàng tuần, anh lại cặm cụi đến lớp, đọc và dạy các em tập viết. Thấy việc làm của anh hàng tuần được bọn trẻ say sưa chăm chỉ học tập, biết đọc biết viết, bà con trong ấp ai cũng vui mừng, cảm phục.

Thực tế, việc dạy học chữ Khmer bây giờ cũng phải có sự sáng tạo mới tiếp thêm niềm đam mê cho các em nhỏ. Dạy khô khan quá các em chỉ học vài buổi là không học nữa. Hiểu tâm lý các em, cứ mỗi đầu giờ học, anh thường hay kể cho các em nghe một câu chuyện cổ tích bằng tiếng Khmer, tạo tâm lý thoải mái, đồng thời dạy các em cách đối nhân xử thế. Điều này làm cho các em có ý thức và dạy hiệu quả hơn. Qua cách dạy đó, nhiều em đến đây thường thích cách kể chuyện của anh và nét chữ của anh rất đẹp.

Ông Đào Sơn – ấp Đông Thắng vui vẻ cho biết: "Đối với dân tộc Khmer, tiếng nói thì ai cũng biết mà viết chữ thì rất ít. Vừa qua, ấp Đông Thắng được ông Chanh Tha  vào đây dạy tôi rất là mừng, để qua đó các cháu vừa biết nói vừa biết viết tiếng mẹ đẻ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc".

Là người Khmer dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer, công việc tưởng như đơn giản nhưng không dễ dàng, bởi ở vùng quê nghèo này, cuộc sống của bà con còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, chuyện học hành của con cái chẳng được các bậc cha mẹ quan tâm và người thầy giáo 2 không (không lương, không hợp đồng), ngoài thời gian cùng đồng đội làm nhiệm vụ chính của đơn vị là tranh thủ đến từng nhà gặp ông bà, cha mẹ nhắc nhở cho con cháu đến lớp học thêm tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Thượng tá Vũ Trung Sơn nhận xét: "Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đối với đội công tác thì thiếu úy Thạch Chanh Tha đã góp phần xây dựng mô hình dân vận khéo trên địa bàn xã Đông Thắng, đặc biệt là tham gia vận động nhân tham gia xây dựng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới". 

Là bộ đội  cụ Hồ, "Đi dân nhớ, ở dân thương, địa phương tín nhiệm",  Thiếu úy Thạch Chanh Tha đã góp viên gạch hồng cho một xã vùng sâu. Ông Nguyễn Trọng Thủy – Phó chủ tịch UBND xã Đông Thắng bày tỏ: "Việc làm của thiếu úy Thạch Chanh Tha có ý nghĩa rất to lớn. Bên cạnh sự đóng góp vào việc duy trì bản sắc dân tộc của người Khmer, thiếu úy đã góp phần to lớn vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương".

Kiều Ngân

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Thay-giao-2-khong-1966792/

Nữ sinh lên Facebook mắng chửi giáo viên

Posted: 05 Feb 2013 01:46 AM PST

– Mới đây, trên Facebook lại xuất hiện "status" của một nữ sinh mắng chửi cô giáo vì cho rằng mình bị chấm điểm thiên vị.

Ảnh chụp từ Facebook

Được biết, nữ sinh này đang học một trường THPT ở Hà Nội và cô giáo được nói đến trong status là cô giáo chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy Văn của em này.

Theo những gì cô học sinh nói trên Facebook thì giáo viên này quý ai thì lần nào cũng cho điểm cao. Bằng những lời lẽ tục tĩu, nữ sinh này còn chửi rủa giáo viên, cho rằng đó là nguyên nhân "ế chồng" của cô giáo.

Theo những status trên Facebook thì đây không phải là lần đầu tiên cô gái này văng những lời lẽ thiếu văn hóa với cô giáo chủ nhiệm. Trước đó, học sinh này cũng từng thể hiện sự bất bình khi cho rằng cô giáo không cho phép để sách trong ngăn bàn, kiểm tra sách vở đột xuất hay chuyện trường bắt mặc đồng phục mà không thông báo trước…

Trước đó, hồi cuối tháng 1 cũng xuất hiện status của một nữ sinh Hà Nội có nickname Trannie Miu mắng chửi giáo viên vì bị cô giáo mắng khi không chú ý nghe giảng. Học sinh này cho rằng mình bị mắng oan, vì cô giáo không hiểu hoàn cảnh, tâm tư của mình. Theo thông tin cá nhân từ Facebook thì nữ sinh này đang học tại Trường THPT Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội.

Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là bạn bè của cả 2 nữ sinh này đều tỏ ra "cảm thông" và ủng hộ những "bức xúc" của bạn mình, rất ít những phản hồi chê trách.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108517/nu-sinh-len-facebook-mang-chui-giao-vien.html

11 chuyên ngành thạc sĩ được tuyển sinh trở lại

Posted: 05 Feb 2013 12:46 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT đã nhận được công văn báo cái giải trình, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu trong đào tạo thạc sĩ của các cơ sở đào tạo.

Ảnh MH
Ảnh MH

Sau khi xem xét và đối chiếu với quy định hiện hành, Bộ GDĐT quyết định cho phép tiếp tục tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ từ năm 2013 đối với 11 chuyên ngành của 7 cơ sở đào tạo do đã có đủ điều kiện quy định về đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Các chương trình thạc sỹ được tuyển sinh trở lại gồm các ngành Khoa học Máy tính, Lý luận và Phương pháp giảng dạy học bộ môn Tin học, Hệ thông Thông tin của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ngành Hóa Hữu cơ, Lý luận và Phương pháp giảng dạy học bộ môn Hóa học của Trường ĐH Vinh; ngành Quy hoạch vùng và đô thị của Trường ĐH Kiến trúc HN; ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Hải Phòng; ngành Hồ Chí Minh học của Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia TPHCM; ngành Quản lý Bệnh viện của Trường ĐH Y tế công cộng; ngành Âm nhạc học, Nghệ thuật âm nhạc của Nhạc viện TPHCM.

Các cơ sở đào tạo tổ chức và quản lý đào tạo các chuyên ngành thạc sĩ nêu trên theo thẩm quyền và đúng các quy định tại quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành. 

NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/11-chuyen-nganh-thac-si-duoc-tuyen-sinh-tro-lai-1966795/

Trao quà Tết tới giáo viên, học sinh khó khăn

Posted: 05 Feb 2013 12:46 AM PST

Các em học sinh nghèo nhận quà Tết từ Ban giám hiệu trường

Trước đó, ngày 3/2, Công đoàn – Hội Chữ Thập Đỏ nhà trường tổ chức đi thăm một giáo viên của trường và trao một suất quà trị giá 3,8 triệu đồng. Tổng kinh phí trao quà lần này của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu là 12 triệu đồng từ sự vận động cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường.

Chương trình văn nghệ sôi động do các em học sinh của Trường THPT chuyên Quảng Bình thể hiện.

Phát biểu tại chương trình, đại diện Ban giám hiệu nhà trường đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Tết Qúy Tỵ đến gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập.

Trao quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn vượt vươn lên trong học tập.

Cũng trong tối 4/2, Ban giám hiệu trường THPT chuyên Quảng Bình đã trao 48 suất quà cho những học sinh nghèo vượt khó, trị giá 400.000 đồng/suất cùng quà bánh kẹo… để các em đón Tết. Ngoài ra, Hội Chữ Thập Đỏ của Đoàn trường còn trao thêm 10 suất quà với trị giá 200.000 đồng/suất.

Những phần quà nói trên là nguồn động viên rất lớn đối với các em học sinh nghèo trong dịp Tết Quý Tỵ này. Từ đó, giúp các em cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và học tập.

Đ. Dương – Như Quỳnh – Đức Tài

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/trao-qua-tet-toi-giao-vien-hoc-sinh-kho-khan-693581.htm

Thủ quỹ ôm lương giáo viên bỏ trốn

Posted: 04 Feb 2013 08:46 PM PST

Một số giáo viên cho biết, trong số tiền đó còn có cả tiền nghỉ thai sản của 4 cô giáo, tiền nghỉ dưỡng sức của 2 cô, tiền nghỉ ốm của 1 cô và một số tiền tồn quỹ của những năm trước. Ông Phạm Trọng Thức Em đã rút tiền từ ngày 27/1 rồi đi thẳng xuống Nha Trang, đưa cho cô hiệu trưởng "ứng" 15 triệu đồng tiền lương (cô hiệu trưởng nghỉ đẻ), kế toán nhà trường cũng đã được ứng lương. Còn lại 2 hiệu phó và toàn bộ cán bộ giáo viên trong trường đều chưa nhận được đồng nào. Đến ngày 30/1, sau khi Kho bạc Khánh Sơn thông báo thì nhà trường mới biết nhưng không liên lạc được với ông Em.

Hiện nay, nhiều giáo viên rất lo lắng vì đã gần đến ngày nghỉ tết mà chưa có tiền lương tháng 1. Sau khi biết trước Tết sẽ được nhận cả lương tháng 1, tháng 2 và thưởng Tết nên nhiều cô giáo đã lên kế hoạch về quê ăn Tết. Nhưng nay họ đứng ngồi không yên, vé tàu xe đã mua rồi mà các khoản tiền lương, thưởng chẳng biết có được nhận hay không.

Cuối giờ chiều 4/2, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Khánh Sơn cho biết vẫn đang họp bàn và chưa thống nhất được phương án cụ thể về nguồn tiền ứng trả lương cho giáo viên. Một số thành viên dự họp cho biết, phương án mượn mỗi trường 10 triệu đồng, toàn huyện Khánh Sơn có 20 trường, sẽ có được 200 triệu đồng vẫn chưa được các trường đồng ý vì sợ sau này không lấy lại được.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thu-quy-om-luong-giao-vien-bo-tron-693449.htm

Phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy ở cấp tiểu học

Posted: 04 Feb 2013 07:46 PM PST

(GDTĐ) – Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học. Từ đó mỗi GV sẽ phát huy tính tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Với HS tiểu học kiến thức chưa đòi hỏi ở mức độ quá khó, vấn đề cơ bản là GV phải biết khơi gợi niềm say mê yêu thích môn học của HS.

PPDH mới phát huy được tính sáng tạo của HS
PPDH mới phát huy được tính sáng tạo của HS

Tạo niềm say mê khám phá kiến thức

Ngoài mục đích truyền thụ tri thức cho người học, các tiết lên lớp phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động. Đây là điều mà bất cứ GV nào cũng hiểu, tuy nhiên để tạo nên một không khí sinh động và lôi cuốn HS thì không hề đơn giản. Để làm được điều đó người GV không chỉ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực dạy học của mình mà cần phải có phương pháp sư phạm thích hợp để phát huy tính chủ thể của HS. Trước hết GV phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, phải có năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm gồm: Năng lực khoa học; hiểu học sinh; ngôn ngữ diễn đạt; cách tổ chức; trình bày bài giảng; óc tưởng tượng sư phạm… GV muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp, trong đó có các phương pháp thuyết minh; đàm thoại; quan sát; thảo luận; thí nghiệm; hỏi đáp; nêu vấn đề… 

Đổi mới phương pháp giáo dục tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp dạy học đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực để phát triển học sinh ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy mỗi GV cần biết kết hợp nhiều hình thức tổ chức để phát huy thế mạnh của mỗi hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn. Tiểu học là cấp học đầu tiên không chỉ hình thành nên nhân cách người học mà còn tạo nền tảng kiến thức và đặc biệt là cách tiếp cận với tri thức khoa học. Bởi vậy nhiệm vụ của GV tiểu học gắn với trách nhiệm nuôi dưỡng tạo cho các em niềm say mê khám những tri thức khoa học đầu tiên.

 HS được cảm nhận trực tiếp bằng giác quan qua sưu tầm của cô giáo
HS được cảm nhận trực tiếp bằng giác quan qua sưu tầm của cô giáo

Áp dụng PPDH mới trong hội thi GV giỏi

Hội thi GV giỏi tiểu học Hà Nội đã thu hút được đông đảo các thầy cô giáo tham gia với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng GDĐT Tiểu học Hà Nội: Đây là hoạt động chuyên môn thường niên nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo dục của cấp tiểu học Thủ đô. Vì vậy ngoài phần dự thi lý thuyết tìm hiểu về Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, các qui định của ngành – cấp học, xử lí tình huống sư phạm… các GV phải thể hiện kiến thức và năng lực sư phạm trong các tiết dạy. Bởi vậy việc đổi mới PPDH trong các tiết dạy là một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng dạy học theo xu thế hội nhập. Hội thi giúp những người thầy giỏi lan tỏa được sự ảnh hưởng của mình rộng hơn. Từ đó chất lượng dạy và học trong các nhà trường được nâng cao hơn. 

Trong tiết dạy " Mùa Xuân đến" của phân môn Tập đọc lớp 2, cô giáo Trần Thị Thu Trang của trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai đã áp dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh. Với cách vào bài nhẹ nhàng hấp dẫn GV đã dẫn dắt HS tiếp cận bài đọc một cách tự nhiên. Mục tiêu chính của tiết học là giúp HS biết cách đọc lưu loát từng đoạn văn trong SGK, song song với đó GV định hướng cho các em có giọng đọc phù hợp theo mạch cảm xúc. Ngoài việc đọc theo ngôn từ, từng cấp độ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu về vẻ đẹp mùa xuân qua những tính từ chỉ màu sắc, âm thanh kết hợp với những từ ngữ miêu tả về loài vật. Bởi vậy cảnh vật về mùa xuân không chỉ hiện ra theo cái vốn có của ngôn từ mà nó trở nên sinh động hơn bởi giọng đọc của cô và trò kết hợp cùng những câu hỏi nhịp nhàng khơi gợi cảm xúc. Cô giáo đã chốt lại nội dung bài đọc với nhận xét: "Mùa xuân như một phép màu kì diệu, xuân đến làm cho vạn vật thay đổi. Tất cả bừng lên một sức sống mới rạng rỡ và tươi đẹp hơn". Điều ghi nhận ở giờ dậy là bên cạnh việc sử dụng thành thạo phương tiện dạy học hiện đại dùng máy chiếu, tạo hình ảnh sinh động lôi cuốn HS, GV đã làm chủ kiến thức bám sát vào các đối tượng cụ thể để truyền thụ. Giờ dạy đã đáp ứng được các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình thông qua những câu hỏi phát hiện, tái hiện và nên vấn đề của GV. 

HS được trải nghiệm qua những tình huống trong giờ học đạo đức
HS được trải nghiệm qua những tình huống trong giờ học đạo đức

Mỗi một phân môn lại hướng đến các phương pháp dạy học đặc thù. Nếu trước đây giờ học đạo đức thường bị con là giáo điều, khô cứng thì trong giờ dạy về nội dung "Biết nói lời yêu cầu đề nghị" của cô giáo Lê Thị Hậu trường Tiểu học Tân Mai lại hướng tới một cách dạy hiện đại sinh động. Học sinh được tiếp cận với những tình huống ứng xử cụ thể trong giáo tiếp hàng ngày. Không chỉ qua những hình ảnh gián tiếp mà các em còn được nhập vai trong các tình huống. Từ thực tế mà HS đưa ra những nhận xét thế nào là lời yêu cầu lịch sự có văn hóa và từ đó biết tránh xa những lời nói chưa hay, chưa đẹp. Ở tiết dạy này trên cơ sở lý thuyết, GV đã tự xây dựng một giáo án sinh động mang tính khả thi cao, giúp HS hiểu được các hành vi cũng như cách nói văn minh lịch sự từ thực tế chứ không phải là cách dạy giáo điều.

Theo bà Bùi Thị Thanh (phó phòng GDĐT quận Hoàng Mai), trong PPDH mới thì vai trò của GV là người định hướng dẫn dắt còn HS sẽ phát huy được tính chủ thể thông qua những tranh luận về nội dung bài học. Bởi vậy đích đến của giờ dạy ở tiểu học là phải hướng tới một giờ học thân thiện tạo cho HS hứng thú trong học tập. Giáo viên biết tổ chức linh hoạt, nhịp nhàng các hoạt động học. Học sinh biết cách học, thích khám phá kiến thức mới và biết làm mới các kiến thức. Như vậy việc đổi mới PPDH nên bắt đầu từ những bài dạy cụ thể để HS được trực tiếp thể hiện tính sáng tạo của mình.

Minh Châu

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Phat-huy-tinh-sang-tao-trong-giang-day-o-cap-tieu-hoc-1966778/

Comments