Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường nghề hiu hắt

Posted: 03 Feb 2013 07:38 AM PST

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2012, cả nước có 591 cơ sở giáo dục (chưa kể các trường quân sự tỉnh) được giao nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) với tổng chỉ tiêu 374.787. Tuy nhiên, hết năm 2012, số thí sinh (TS) đến nhập học hệ TCCN chỉ đạt 63,5%  so với tổng chỉ tiêu.

Chọn "thầy", chê thợ

Năm 2012, phần nhiều TS hệ trung cấp lại chọn học tại các trường ĐH, CĐ. Số TS đến nhập học tại các trường CĐ là 107.068, chiếm 42,6%; các trường ĐH là 26.695, chiếm 10,6% và các cơ sở giáo dục khác có đào tạo TCCN là 4.758, chỉ đạt 1,9%. Trong khi đó, số TS nhập học tại các trường TCCN chỉ 112.681, chiếm 44,9%.

Nhiệm vụ quan trọng của hệ TCCN là đào tạo ra những người thợ, thay vì làm "thầy". Tuy nhiên, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy TS TCCN có xu hướng chọn những ngành làm "thầy" thay vì làm thợ. Cụ thể, ngành sức khỏe có lượng TS chọn học nhiều nhất với gần 90.000 em (chiếm khoảng 34%), tiếp theo là  kinh doanh và quản lý với hơn 50.000 TS (22%), công nghệ kỹ thuật: hơn 40.000 TS (17%), đào tạo giáo viên: hơn 36.000 TS (14%).

Khối ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản, môi trường, sản xuất – chế biến vốn rất cần nhân lực thì lại có số TS đăng ký dự tuyển và nhập học rất thấp. Hai lĩnh vực môi trường, sản xuất – chế biến chỉ có số TS nhập học chưa đầy 1%.

Giải thích về tình trạng khó tuyển khiến các trường TCCN phải dở khóc dở cười này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng do TS vẫn nặng tâm lý phải vào ĐH nên từ chối các trường trung cấp. "Số học sinh tốt nghiệp THPT vài năm gần đây giữ ổn định và có xu hướng giảm. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH, CĐ vẫn tăng, cộng với thời gian tuyển sinh vào ĐH, CĐ quá dài nên nguồn tuyển sinh vào học TCCN gặp nhiều khó khăn" – ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí – Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, giải thích.

Ngoài ra, thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp thời gian gần đây khiến nhiều TS và gia đình không muốn cho con đi học TCCN vì điều kiện tìm được việc làm ngày càng trở nên khó khăn, thu nhập đối với lao động có trình độ TCCN thấp. Lãnh đạo Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra một nguyên nhân nữa là công tác hướng nghiệp ở bậc học phổ thông còn nhiều hạn chế nên nhiều học sinh và gia đình vẫn lựa chọn học CĐ, ĐH làm con đường phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ phân luồng và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và ở các địa phương chưa được chú trọng nên khó thu hút TS vào học trung cấp. Chính vì khó tuyển sinh nên một số trường đã điều chỉnh mạnh về cơ cấu ngành nghề để thu hút TS. Một số trường nghiêng hẳn về phía khoa học công nghệ…

Cho phép tuyển nhiều đợt

Bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2013, Bộ GD-ĐT sẽ siết chặt việc liên thông. Theo đó, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, TCCN chưa đủ 36 tháng sẽ phải dự thi tuyển các môn văn hóa trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy. Quy định này khiến lãnh đạo nhiều trường TCCN hết sức lo lắng bởi rất nhiều TS chọn học trung cấp để sau này liên thông lên CĐ, ĐH. Với quy định mới, dự kiến việc tuyển sinh năm nay không chỉ là 63% mà có thể sẽ còn thấp hơn nữa.

Tuy nhiên, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT, lại cho rằng mỗi hệ đào tạo có mục tiêu, chuẩn đầu ra riêng để cung cấp lao động cho thị trường nhân lực. Một trường nghề đầu tư máy móc, thiết bị học tập rất tốn kém, trong khi người học ra lại chỉ chăm chăm lên liên thông thì quá lãng phí.

Năm 2013, Bộ GD-ĐT thống nhất việc tuyển sinh TCCN vẫn theo hình thức xét tuyển. Riêng đối với các ngành năng khiếu, môn văn hóa được thực hiện theo hình thức xét tuyển, môn năng khiếu do hiệu trưởng nhà trường quyết định thi hoặc xét tuyển. Việc xét tuyển căn cứ kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2013 của TS. Nhằm thu hút được TS, Bộ GD-ĐT đồng ý để các trường tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong năm, tuyển nhiều loại đối tượng.

Nguồn: http://nld.com.vn/20130203090329842p0c1017/truong-nghe-hiu-hat.htm

Du học sinh Việt chuẩn bị gì đón Tết

Posted: 03 Feb 2013 06:38 AM PST

Du học sinh Việt chuẩn bị gì đón Tết

Đưa SV, công nhân về quê đón Tết
Mang Xuân đến người nghèo và vùng cao

Những ngày này, du học sinh Việt ở các nước trên thế giới đang "rậm rịch" chuẩn bị đón Tết Quý Tị 2013. Cùng điểm qua một vài hoạt động trong dịp Tết của các du học sinh Việt ở Pháp, Bỉ, Anh, Mỹ, Hàn Quốc.

Hăng hái tập văn nghệ cho sự kiện chào đón năm mới
Hăng hái tập văn nghệ cho sự kiện chào đón năm mới.

Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Toulouse, Pháp đã cùng nhau gói bánh chưng, gói giò, tập rượt văn nghệ, tưng bừng đón Tết Quý Tỵ.

Mặc dù rất bận trong việc học tập và đợt thi học kỳ, song bằng sự nhiệt tình và năng động của các bạn trẻ, các ban phục vụ Tết của Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Toulouse đã được thành lập từ hơn 2 tháng trước.

Mặc cho cái lạnh thấu xương của mùa đông giá buốt, không quản ngại đường xá xa xôi giữa các khu ký túc xá, các bạn sinh viên đã cùng nhau đi về khu ký túc xá Arsenal giữa trung tâm thành phố Toulouse để gói những chiếc bánh chưng, những chiếc giò truyền thống của quê hương, để cùng nhau ôn lại những ký ức tuổi thơ hồn nhiên và tìm lại những bản sắc vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam.

"Hương Tết Việt 2013" là chương trình đón Tết của Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ (SIVIBI) phối hợp với Hội người Việt Nam tại Bỉ và Hội hợp tác phát triển Bỉ-Việt tổ chức.

Hội thanh niên - sinh viên Việt tại Boston, Mỹ gói bánh chưng đón Tết
Hội thanh niên – sinh viên Việt tại Boston, Mỹ gói bánh chưng đón Tết.

Theo chị Trần Minh Phương, thành viên BTC, đây là chương trình dành cho tất cả các kiều bào cũng như các lưu học sinh Việt đang sinh sống, học tập tại Bỉ. Chương trình diễn ra tại hội trường hoành tráng dự kiến 700 – 800 người tham dự ở thủ đô thủ đô Brussels vào ngày 16-2 (tức mùng 7 ÂL).

Cũng theo chị Phương, riêng về Tết cho các sinh viên, ban chấp hành từng thành phố sẽ đứng ra tổ chức, quy tụ anh chị em cùng chung vui Tết. Bỉ có 6 thành phố lớn tập trung đông đảo các du học sinh Việt gồm: Brussels, Leuven, Gent, Liège, Louvain-la-Neuve, Antwerpen.

Ngoài ra, chị Phương cũng tiết lộ, hiện tại SIVIBI đang tổ chức cuộc thi Ảnh Xuân 2013. Đây là cuộc thi nhằm tạo sân chơi cho các bạn sinh viên và người Việt Nam đam mê nhiếp ảnh đang sinh sống và làm việc tại Bỉ với nhiều chủ đề như chủ đề Tết (chuẩn bị, tổ chức, ăn Tết…). Thời gian công bố kết quả và trao giải sẽ diễn ra vào ngày 1-3.

Poster sự kiện đón năm mới của vietsoc Đại học College London (UCL), Anh
Poster sự kiện đón năm mới của vietsoc Đại học College London (UCL), Anh.

Trong khi đó, tại Mỹ, Hội thanh niên – sinh viên tại Boston, Mỹ đang tưng bừng tổ chức buổi gặp mặt đầu năm mang tên Tiễn Rồng đón Rắn – Boston Chào Xuân 2013.

Buổi gặp mặt ý nghĩa được coi là chương trình "3 trong 1" diễn ra vào ngày 2-2 bao gồm sự kiện đón Tết Nguyên Đán, kỷ niệm Hội thanh niên – sinh viên tại Boston tròn một tuổi (14-2-2012 – 14-2-2013) và trao giải thưởng cho cuộc thi "Hành trình 13.000 cây số" – cuộc thi ảnh, bài viết về cuộc sống của các du học sinh trong khu vực Boston.

Anh Lê Hải, một thành viên trong BTC cho biết, để không thiếu hương vị truyền thống đặc trưng ngày Tết, ngày 26-1 vừa qua, các anh chị em đã cùng nhau gói được 20 chiếc bánh chưng vuông vắn.

Còn tại Hàn Quốc, Hội sinh viên Việt Nam tại Ulsan cũng đang háo hức đón chờ ngày Tết truyền thống của quê hương. Anh Huỳnh Ngọc Tiên, một nghiên cứu sinh Việt Nam tại ĐH Ulsan, thành viên BTC tiệc Tết cho hay, năm nay, tiệc Tết có sự tham gia của khoảng 40-50 anh chị em đang sinh sống, học tập tại Ulsan.

Buổi tiệc ấm cúng sẽ diễn ra tại trường ĐH Ulsan – điểm tổ chức Tết thường niên của các sinh viên và nghiên cứu sinh Việt tại trường. Và để vơi đi nỗi nhớ quê nhà, ngoài những món ăn truyền thống được chuẩn bị, sau tiệc, các du học sinh sẽ cùng nhau hát karaoke đón xuân mới.

Trong không khí Tết hân hoan đang gõ cửa mọi nhà, Hội sinh viên Việt Nam tại Anh (SVUK) cũng tổ chức đón Tết để gắn chặt thêm tình đoàn kết.

Phó chủ tịch của SVUK Hoàng Minh Quân chia sẻ, SVUK là tổng hội sinh viên bao gồm các viet society (vietsocs – cộng đồng sinh viên Việt) đến từ nhiều trường trên khắp nước Anh.

Hiện tại đã có những hoạt động đón Tết Nguyên Đán tiêu biểu của vietsoc ĐH Đông Anglina (UEA), Đại học College London (UCL), Học viện kinh tế chính trị London (LSE)…

Sự chuẩn bị cùng với những tiết mục văn nghệ hài hước và thú vị của sinh viên Việt tại các trường hứa hẹn sẽ mang đến những giây phút sảng khoái, khó quên nhằm vơi đi nỗi nhớ nhà khi tết về.

Theo Dân Việt

Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/613071/Du-hoc-sinh-Viet-chuan-bi-gi-don-Tet-tpol.html

Cô giáo đầu tiên của tôi

Posted: 03 Feb 2013 02:37 AM PST

(GDTĐ) – Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo xứ Thanh. Khi mẹ mới hơn một tuổi thì ông ngoại mất và vài năm sau dưới áp lực của họ tộc bà ngoại phải đi bước nữa. Tục lệ ở quê không cho đàn bà tái giá mang con về nhà chồng nên bà ngoại đành gạt nước mắt gửi con ở nhờ nhà người anh họ. Người anh họ tốt tính nhưng gia cảnh cũng rất khó khăn và người vợ thì quá cay nghiệt nên mới năm tuổi mẹ đã phải sống kiếp ăn đậu, ở nhờ, côi cút và đắng cay muôn phần. Lên tám, mẹ bị buộc phải ra ở riêng với một gian vách nhỏ và cái nồi méo cùng mấy bát mẻ. Mẹ không khóc, không xin ăn họ hang mà cặm cụi đi mót lúa, mót khoai, bế trẻ con thuê, dệt vải mướn… để kiếm sống.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Ngày đi làm thuê, đêm mẹ tự giác cầm đuốc lần qua những cánh đồng lúa đến xin học ở lớp bình dân học vụ. Đêm khuya đi học về mẹ mới nấu cơm ăn. Một mình bé nhỏ trong gian vách gió lùa, lúc này mẹ mới lặng lẽ khóc, nước mắt nhỏ xuống cả bát cơm mà phần lớn là khoai lang độn.

Mười sáu tuổi, cái khổ không ngăn được nét đẹp người con gái của mẹ. Nhiều nhà trong làng đánh tiếng muốn xin mẹ về làm dâu nhưng mẹ nhất quyết đi thoát ly làm công nhân trên tận Hoàng Liên Sơn theo sự giới thiệu của một người cùng làng.

Một mình mẹ, một cô gái chưa bao giờ bước chân ra khỏi lũy tre làng, lần tới nơi xa xôi tìm việc và ở nơi đó mẹ đã gặp cha, rồi sau này nên duyên vợ chồng. Cha phải đi công tác biền biệt ở những miền xa, một mình mẹ xoay xở với cuộc sống gia đình. Vừa tự chăm mình khi bụng mang dạ chửa, vừa chăm sóc bố mẹ chồng đau yếu, vừa làm việc cơ quan, che chở cho các con dưới bom đạn chiến tranh.

Đằng đẵng hơn hai chục năm trời mẹ sinh và nuôi dưỡng năm anh chị em tôi gần như một mình khi thi thoảng cha mới có dịp về thăm nhà, đồng lương tiết kiệm được cha đưa về cho mẹ cũng chẳng đáng là bao. Mẹ tảo tần sớm hôm, lao động đến quên mình để nuôi con từ gánh phân nuôi cá, làm vườn, nuôi lợn đến đi rừng, lõng suối…

Có lần mẹ đi rừng lấy măng một mình, chẳng may bị gốc nứa nhọn xuyên qua chân, mẹ buộc vết thương cố gượng lết được ra đường cầu cứu và ngất lịm đi với chân đầm đìa máu. Khi mẹ lành vết thương chưa được bao lâu thì trong lần đi xếp hàng mua gạo mẹ bị kẻ gian lấy trộm mất sổ gạo. Những ai sống thời bao cấp mới biết sổ gạo ngày đó quan trọng như thế nào. Suốt mấy tháng chờ đợi được cấp sổ gạo mới, cả nhà phải ăn cháo, ăn sắn cầm hơi. Mẹ nhường những miếng sắn cuối cùng cho con còn mình phải ăn rau tàu bay chấm muối và cố nuốt củ chuối chát xít để sống nuôi con. Vất vả, khổ cực cơ hàn nhưng bố mẹ luôn động viên các con học và học nữa. Mẹ dạy cho các con nết ăn, nết ở, về lễ phép, đoàn kết, về lao động.

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Thương mẹ và quyết tâm thoát nghèo, năm anh chị em tôi đều rất thương yêu nhau, vừa cố gắng làm lụng theo sức mình để giúp mẹ vừa chăm chỉ học hành. Những năm các anh chị tôi học đại học ở Hà Nội lại càng thêm gánh nặng lên đôi vai gầy của mẹ. Mẹ gồng mình đến tột cùng để xoay xở nuôi các con ăn học, không để ai phải bỏ học giữa chừng.  Mẹ như Phật bà nghìn tay đảm đương bao công việc với nhiều vai trò trong gia đình. Các anh chị vừa học cũng vừa tranh thủ làm thêm giúp mẹ, từ dạy thêm đến buôn pháo Bình Đà, buôn chè, buôn măng theo mỗi chuyến tàu từ Hà Nội về thăm nhà…

Các anh chị ra trường, có việc làm ổn định ở Hà Nội, cha được chuyển về công tác gần nhà, mẹ cũng được nghỉ hưu sớm (vì tham gia công tác sớm trước tuổi), chỉ còn mình tôi ăn học nên mẹ đỡ vất vả hơn. Về sau, khi cha nghỉ hưu và điều kiện cho phép, các anh chị tôi đã đón bố mẹ về sống cùng ở Hà Nội. Mẹ hòa nhập với nơi phồn hoa đô hội bằng tính cách chân chất, thật thà và tốt bụng của mình nên hàng xóm ai cũng quý trọng. Mẹ vẫn nhẹ nhàng bảo ban các con và dâu, rể về nếp sống, về điều hay lẽ phải. Gần chục cháu nội ngoại ra đời, bố mẹ đều giúp đỡ chăm chút, nuôi nấng. Các cháu được ông bà chăm nom, dạy bảo đều đã khôn lớn, có cháu đã đi làm, học sau đại học. 

Khi đã trưởng thành, có gia đình riêng, va vấp xã hội nhiều, chúng tôi càng thấy may mắn, hạnh phúc biết bao khi được làm con của bố mẹ, vẫn được sống cùng để được nhìn thấy, được phụng dưỡng bố mẹ hằng ngày.

Mẹ tôi chỉ học hết lớp năm ngày xưa, không thể hiểu và cắt nghĩa lý thuyết được đầy đủ về "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín", về "công, dung, ngôn, hạnh" nhưng những gì thực tế và gần gũi mẹ dạy cho các con, các cháu bằng kinh nghiệm, đạo đức, nghị lực, sức chịu đựng tưởng như không tưởng và sự hy sinh vô bờ bến của mình thì đã bao hàm được tất cả.

Với chúng tôi, mẹ chính là cô giáo đầu tiên ngay từ khi chúng tôi chào đời và mãi là người Thầy cuộc sống vĩ đại. Một nửa dòng máu đang chảy trong trái tim và cuộc sống chúng tôi là của người Thầy vô vàn kính yêu đó. Ngày Nhà giáo Việt Nam hằng năm, ngoài sự tôn vinh và món quà dành cho những thầy, cô giáo cũ, vợ chồng và con cái của năm anh chị em chúng tôi đều đến bên và có những món quà nhỏ nhưng chứa chan tình cảm dành tặng cho bố mẹ, đặc biệt là mẹ, người thầy đầu tiên và mãi mãi trong cuộc đời chúng tôi…

Tết này mẹ lại thêm một tuổi, kính chúc mẹ luôn trường thọ và mạnh khỏe, cùng với cha là chỗ dựa vững chắc cho chúng con…

Minh Dũng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Co-giao-dau-tien-cua-toi-1966750/

Bắt cóc học sinh ngay trước cổng trường

Posted: 03 Feb 2013 02:37 AM PST

Sáng (2.2), cô Phạm Ngọc Lan – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9,TPHCM – xác nhận vụ việc trên.

Vào 16h45 ngày 17.1, em L.H.G.B (học sinh lớp 3/1) tan trường và tự đi về nhà (cách trường chỉ vài trăm mét). Tuy nhiên, khi vừa bước ra khỏi cổng thì 2 người phụ nữ đi xe máy, mặt bịt khẩu trang bất ngờ áp sát bế em B lên xe rồi chở về phía ngã tư Thủ Đức.

Khi đến khu vực vắng vẻ trên đường Kha Vạn Cân, 2 đối tượng đã dùng áp lực lột đôi bông tai bằng vàng của  B rồi bỏ em xuống ven đường. Thấy cháu bé gái đứng khóc trong lúc trời chập tối, các bảo vệ siêu thị sách trên đường Kha Vạn Cân gần đó đã đến hỏi thăm, tường tận vụ việc và gọi cho gia đình cháu bé.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Việt đã báo cáo khẩn cấp về Phòng GDĐT và Cơ quan CSĐT Công an quận 9 để làm rõ.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Phap-luat/Bat-coc-hoc-sinh-ngay-truoc-cong-truong/101639.bld

Ngọn lửa trên đỉnh Tà Xi Láng

Posted: 03 Feb 2013 01:37 AM PST

(GDTĐ) – Tà Xi Láng (tiếng H'Mông có nghĩa là "Bãi cây đa") là đất định cư của hơn 5000 khẩu người Mông. Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ từ trung tâm huyện Trạm Tấu (Yên Bái), qua những đoạn đường dốc núi cao sừng sững, vực sâu thăm thẳm, sương mù đặc quánh, chúng tôi mới đến được trung tâm xã Tà Xi Láng. Nằm vắt vẻo trên đỉnh Tà Cao- "Vương quốc" của gỗ pơmu, Tà Xi Láng nằm lọt thỏm dưới hẻm núi và những vạt rừng xanh thẳm. Từ lâu trên đỉnh trời này, chuyện dạy chữ và học chữ của thầy và trò có bao điều khó nói thành lời…

Nằm ở độ cao trên 2000m so với mực nước biển, Tà Xi Láng có diện tích 9000 ha, xã gồm 5 bản là Tà Cao, Xá Nhù, Chống Chùa, Làng Mảnh, Lã Tà. Từ bao đời nay, người Mông ăn đời ở kiếp với mảnh đất đầy khắc nghiệt này. Theo ông Hờ A Tu- Chủ tịch UBND xã thì Tà Xi Láng trước đây cũng như hiện nay là một trong những xã nghèo và khó khăn nhất của huyện vùng cao Trạm Tấu. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng chăn nuôi và chồng ngô còn lúa thì chủ yếu trồng lúa nương chứ ruộng nước ở đây khan hiếm lắm. Mọi dịch vụ của Tà Xi Láng thật nghèo nàn. Điện chưa có, trường còn tạm bợ, chỉ có trạm y tế là mới được xây dựng khang trang.

Thật vậy, Tà Xi Láng hiện ra trước mắt chúng tôi đúng như lời kể của ông chủ tịch xã. Khu trung tâm nhất của xã chỉ là khu "liên hợp" gồm trạm y tế, bưu điện, trường học và trụ sở của UBND xã. Còn nhà của người Mông nằm rải rác trên sườn núi Tà Cao. Những căn nhà đất lợp mái gỗ đã đen mốc từ bao lâu vẫn leo lét trong đèn dầu và tù mù bóng điện mi ni từ dưới suối lên. Do trình độ canh tác còn lạc hậu nên việc thiếu ăn từ 1-2 tháng vào dịp giáp hạt đối với người Mông ở Tà Xi Láng là chuyện bình thường. Khí hậu ở đây khắc nghiệt hơn những vùng núi cao khác, mùa đông, có ngày nhiệt độ xuống tới 1 độ. Điều đó khiến cho cây ngô, cây sắn của người Mông khó lòng sinh trưởng tốt được. Cách đây 10 năm, Tà Xi Láng nổi tiếng là "lãnh địa" của gỗ quý pơmu nhưng giờ đây, do chặt phá nhiều nên số cây pơmu cổ thụ chỉ là lác đác trên những khu rừng già. 


Giờ chơi của HS Tà Xi Láng. Ảnh: M.Tâm

Những năm trước đây, Tà Xi Láng như một thế giới khác. Thầy cô nào được phân công lên đây nhận công tác cũng thấy sợ và chán nản bởi Tà Xi Láng quá khó khăn dù có tâm huyết và yêu nghề đến mấy. Theo các thầy cô giáo ở Tà Xi Láng thì lên công tác ở đỉnh Tà Cao mờ sương này chủ yếu là các thầy giáo. Còn các cô giáo thì ít lắm bởi nếu lên đây dạy học họ sẽ gặp phải nguy cơ "ế chồng". Các thầy tuy cũng "ế vợ" nhưng làm sao có thể bỏ mặc bọn trẻ Mông nơi đỉnh trời này được. 

Ở Tà Xi Láng, cả thầy và trò đều chung tay đối mặt với những khó khăn thiếu thốn. Phòng ở của các thầy chật hẹp, phải ngủ chung giường và vào mùa khô, các thầy cô phải đi bộ 3-4 cây số lấy nước về sinh hoạt. Còn thức ăn hàng ngày chủ yếu là lạc, cá khô dự trữ hàng tháng trời. Vào mùa mưa, Tà Xi Láng có đến hàng tuần bị biệt lập với huyện bởi đường lên núi lầy thục, sạt đất, người và xe không qua được. 

Tại các điểm trường và cả điểm trường trung tâm, bữa ăn của bọn trẻ còn khó khăn lắm. Thức ăn của các em chủ yếu là rau xanh, có bữa được cải thiện thêm con cá suối. Vậy mà bọn trẻ ở đây ăn vẫn ngon và vẫn đều đặn đến trường. Nhưng thiếu thốn hơn cả ở Tà Xi Láng vẫn là phòng ở cho học sinh bán trú. Vì thiếu phòng cho nên nhà trường đành sáng tạo ra phòng đa chức năng cho học sinh nhỏ. Buổi sáng phòng để dạy- học, buổi trưa và buổi tối, các em dùng luôn phòng đó để ngủ nghỉ và ăn cơm. Và tất nhiên là bàn học sẽ được ghép lại làm giường ngủ. Có lẽ khó tin được khi đến thời điểm này, trên đất nước ta vẫn còn những trường học khó khăn đến như thế. 

Phân hiệu trường Chống Chùa là điểm trường xa trung tâm và khó khăn nhất. Ở đây, độ cao của Chống Chùa tới 1.600 m so với mực nước biển do vậy khí hậu giống hệt như Sa Pa của Lào Cai, quanh năm mây mù bao phủ. Có ngày nhiệt độ xuống tới 5 độ, lạnh thấu xương. Theo lời kể của dân bản, có những năm lạnh quá, trâu và ngựa chết rét nhiều. Vậy mà ở điểm trường này, những đứa trẻ với quần áo mỏng, chân không giầy, không tất, đầu không mũ ấm vẫn vượt sương, vượt dốc đến trường học chữ. Có những ngày mưa rét, thầy cô phải đốt đống lửa ở sân trường để các em đến sưởi ấm cơ thể trước khi vào lớp. 

Tà Xi Láng không có điện lưới, chỉ có bóng đèn lập lòe từ nguồn thủy điện mi ni do người dân tự chế cộng với địa hình hiểm trở nên sóng điện thoại khó lòng đến được. Đứng trên các điểm trường và trung tâm xã, chỉ có đôi chỗ là bắt được sóng điện thoại và nếu muốn truy cập mạng, các thầy cô phải dùng Dcom3G. Ở đây, các thầy cô giáo đã nhớ rõ và đánh dấu chỗ vách phòng, gốc cây hay sân trường nơi có thể bắt được sóng để mỗi khi liên lạc với cấp trên, gọi về gia đình là có thể dò được nguồn liên lạc. Chuyện vui nhưng đó là một thực tế ở Tà Xi Láng khi mà công nghệ thông tin phát triển rộng khắp thì ở bản Mông này, các thầy cô giáo phải dò từng luồng sóng để liên lạc với bên ngoài.

Biết được Tà Xi Láng khó khăn nên nhiều năm nay, đỉnh Tà Cao sừng sững này đã đón tiếp nhiều đoàn tình nguyện đến thăm và tặng quà cho bọn trẻ. Chương trình "đèn đom đóm" đã vượt núi đến tặng đèn cho học sinh ở đây, bọn trẻ mừng lắm vì có được dụng cụ thắp sáng thay cho đèn dầu. Rồi những đoàn thanh niên tình nguyện cùng bộ đội biên phòng đến làm đường, tặng áo ấm, chăn ấm cho học sinh. Dường như biết chuyện học chữ ở đây còn nhiều gian nan nên ai đến cũng muốn sẻ chia cùng Tà Xi Láng ít nhiều. 

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng theo lãnh đạo trường Tiểu học và THCS Tà Xi Láng, học sinh ở đây rất chăm học và duy trì tốt độ chuyên cần. Nhà trường và các phân hiệu đã cố gắng hết mình với nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, giúp các em yên tâm học tập. Các thầy cô giáo được phân công lên Tà Xi Láng dạy học tuy ban đầu có buồn nhưng càng thêm quyết tâm khi biết hoàn cảnh của học trò và đời sống của dân bản nơi đây còn nhiều khó khăn. Ai cũng chuyên tâm cho công tác chuyên môn mặc dù dạy chữ là nghề của thầy cô giáo nhưng dạy chữ ở Tà Xi Láng khó vô vàn. Bọn trẻ 100% là dân tộc Mông nên chúng chỉ biết nói tiếng Mông mà thôi. Dạy đến lớp 3 mà các em mới chỉ "bập bẹ" tiếng phổ thông. 

Tà Xi Láng những ngày giáp tết sương mù thêm dày đặc trên đỉnh núi Tà Cao nhưng từ trong những căn nhà, những lớp học, ánh lửa bập bùng đêm đêm như xé toang cái giá lạnh nơi sơn thẳm này. Tà Xi Láng còn đó những khó khăn, những thao thức và cả những mong đợi sự quan tâm đầu tư hơn nữa của Đảng và Nhà nước để cuộc sống của người dân và chuyện học chữ nơi đây được tốt hơn. Chia tay Tà Xi Láng khi mùa xuân sắp về, phía sau chúng tôi là những cây pơmu cổ thụ sừng sững và kiên cường trên mảnh đất này. Phải chăng đó là biểu tượng cho ý chí bám trụ nơi gian khó và khát vọng ngọn lửa của ấm no hạnh phúc của đồng bào sẽ bùng lên cùng con chữ nơi đây. 

Nậm Sơn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Ngon-lua-tren-dinh-Ta-Xi-Lang-1966752/

Mỹ: tai nạn xe buýt, hơn 30 học sinh bị thương

Posted: 03 Feb 2013 01:37 AM PST

Theo cảnh sát, lúc bị nạn chiếc xe buýt chở theo 42 học sinh và người lớn đi kèm để thăm Đại học Harvard. Tai nạn xảy ra lúc 19g30 ngày 2-2 (giờ địa phương).

Các nhà chức trách cho biết chiếc xe buýt hiệu Calvary Coach này không được phép đi vào con đường trên. Ray Talmedge, chủ sở hữu của chiếc xe buýt trên, cho biết tài xế xe buýt hiện đang được cảnh sát thẩm vấn.

Chiếc xe buýt bị hư hỏng nặng trong vụ tai nạn. Phần đầu chiếc xe đâm vào thân cầu. Hình ảnh đăng trên trang web của sở chữa cháy cho thấy các nhân viên cứu hỏa đã phải đứng phía trên đỉnh của xe buýt để đưa các nạn nhân ra ngoài.

Theo Trung tâm Dịch vụ y tế khẩn cấp Boston, có 34 người bị thương, trong đó có một người trong tình trạng nguy kịch và ba người khác bị thương nặng.

Nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/533162/my-tai-nan-xe-buyt-hon-30-hoc-sinh-bi-thuong.html

HV Bưu chính viễn thông dự kiến 4940 chỉ tiêu, mở 2 ngành mới

Posted: 03 Feb 2013 12:37 AM PST

(GDTĐ)-Năm 2013 với việc  mở thêm hai ngành đào tạo mới là An toàn thông tin và Marketing, Học viện Công  nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ có tổng số 8 ngành đào tạo là: Kỹ thuật điện tử,  truyền thông; Công nghệ thông tin; Công nghệ đa phương tiện; Công nghệ kỹ thuật  điện, điện tử; Quản trị kinh doanh; Kế toán; An toàn thông tin; Marketing.

Trường dự kiến kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo năm 2013 như sau:

 

TT

Trình độ đào tạo, ngành và phương thức đào tạo

Mã ngành

Chỉ tiêu 2013

Thời gian và hình thức tuyển sinh

Tổng cộng

Hà Nội
(BVH)

Tp. HCM
(BVS)

A.

Đào tạo chính quy

 

4,940

 

 

 

1.

Đào tạo sau đại học

 

390

 

 

 

1.1

Tiến sĩ

 

10

10

0

- Xét tuyển 02 đợt/năm
– Đợt 1: tháng 4/2013
– Đợt 2: tháng 9/2013

-

Chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông

62520208

 

 

 

-

Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử

62520203

 

 

 

-

Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính

62520214

 

 

 

-

Chuyên ngành Hệ thống thông tin

62480104

 

 

 

1.2

Thạc sĩ

 

380

280

100

- Thi tuyển sinh 02 đợt/năm
– Đợt 1: tháng 4/2013
– Đợt 2: tháng 9/2013

-

Chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông

60520208

 

 

 

-

Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử

60520203

 

 

 

-

Chuyên ngành Hệ thống thông tin

60480104

 

 

 

-

Chuyên ngành Khoa học máy tính

60480101

 

 

 

-

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

60340102

 

 

 

2.

Đại học, cao đẳng chính quy

 

4,550

 

 

 

2.1

Đại học chính quy

 

3,000

2,100

900

- Ngày thi: 3, 4 và 5 tháng 7/2013
(Theo lịch thi chung của Bộ GDĐT)
– Tháng 9/2013: xét tuyển nguyện vọng bổ sung

-

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

 

420

150

-

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

D510301

 

180

100

-

Công nghệ thông tin

D480201

 

450

200

-

Công nghệ đa phương tiện

D480203

 

200

80

-

An toàn thông tin

D480202

 

150

0

-

Quản trị kinh doanh

D340101

 

250

140

-

Kế toán

D340301

 

250

150

-

Marketing

D340115

 

200

80

2.2

Cao đẳng chính quy

 

750

550

200

- Ngày thi: 3, 4 và 5 tháng 7/2013
(Theo lịch thi chung của Bộ GDĐT)
– Tháng 9/2013: xét tuyển nguyện vọng bổ sung

-

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

C510302

 

150

50

-

Công nghệ thông tin

C480201

 

150

50

-

Quản trị kinh doanh

C340101

 

100

50

-

Kế toán

C340301

 

150

50

2.2

Liên thông từ cao đẳng lên đại học

 

600

400

200

- Thi tuyển sinh 02 đợt/năm;
– Đợt 1: tháng 7/2013;
– Đợt 2: tháng 10/2013

2.3

Văn bằng 2

 

200

100

100

B.

Đào tạo cấp bằng VHVL (Đại học VLVH, Liên thông, Văn bằng 2)

 

1,500

1,000

500

- Tuyển sinh 02 đợt/năm

C.

Đại học theo hình thức GDTX

 

1,100

750

350

- Xét tuyển liên tục trong năm

D.

Cao đẳng nghề

 

1,600

600

1,000

- Xét tuyển liên tục trong năm

  NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201302/HV-Buu-chinh-vien-thong-du-kien-4940-chi-tieu-mo-2-nganh-moi-1966747/

Bỏ quên vị thế người thầy

Posted: 03 Feb 2013 12:37 AM PST

Một nửa giáo viên muốn… đổi nghề

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, đã từng nhận định mặc dù vai trò của người thầy trong giáo dục rất quan trọng nhưng cho đến nay, vấn đề giáo viên (GV) chưa một lần được giải quyết căn cơ, thấu đáo khiến tất cả những mong muốn đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở nhà trường đều không thực hiện được đến nơi đến chốn.

Giáo sư Hoàng Tụy cũng cho rằng: "Sai lầm đầu tiên tai hại nhất dẫn đến suy thoái trầm trọng đạo đức trong nhà trường là chính sách đối với người thầy trong nền giáo dục hiện đại. Từ chỗ phê phán tư duy lạc hậu trong nhà trường cũ, gán cho thầy quyền uy tuyệt đối, biến giáo dục thành quá trình truyền đạt và tiếp thu hoàn toàn thụ động đã dần dần xuất hiện tư duy cực đoan ngược lại, phủ nhận vai trò then chốt của người thầy đối với chất lượng giáo dục".


Khảo sát của một nghiên cứu cho thấy gần 50% giáo viên muốn đổi nghề – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Theo Giáo sư Hoàng Tụy, khi thì nhấn mạnh một chiều "học sinh là trung tâm" để hạ thấp vai trò người thầy, khi khác tôn chương trình, sách giáo khoa lên địa vị "linh hồn giáo dục"… dẫn đến xem thường việc xây dựng đội ngũ thầy giáo theo chuẩn mực chuyên môn và đạo đức hiện đại.

Các kết quả điều tra mới nhất của nhóm nghiên cứu thuộc Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam cho thấy, ngoài việc dạy từ 17 – 23 tiết/tuần, GV phải tham gia tới 10 đầu việc ở trường và thời gian lao động lên tới 60 – 70 giờ/tuần, vượt xa quy định là 40 giờ/tuần.

Một tỷ lệ khá lớn GV phổ thông đang không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng GV mới vào nghề còn thấp hơn nữa vì phần lớn sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo GV vốn chỉ là những học sinh trung bình mà nội dung và phương pháp đào tạo thì quá lạc hậu.

Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV phổ thông là, thầy cô giáo gần như không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp do nhà nước trả không đủ để bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu, nhiều GV phải dạy thêm dẫn đến dạy thêm tràn lan, vị thế xã hội của nghề thầy và người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội.

Điều tra của nhóm nghiên cứu cũng công bố thông tin rất đáng báo động, 40-50% GV được hỏi đã bày tỏ ý kiến, nếu được chọn lại nghề thì sẽ không làm nghề dạy học. Còn học sinh khá, giỏi thì không thi vào trường sư phạm.

Trả lời về con số trên, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng thẳng thắn thừa nhận: "Tôi tin số liệu đó phản ánh đúng thực tế. Ít nhất cũng phải đến 40% GV không yên tâm với nghề, đó là một sự thật đau lòng". Ông Hiển nói thêm: "Người ta hay nói tới yếu tố lương thấp để lý giải thực tế này. Từ vấn đề lương nảy sinh nhiều hệ lụy tiêu cực. Thật ra các vấn đề tiêu cực trong giáo dục xảy ra phần lớn ở khu vực đô thị – nơi diễn ra sự phân hóa xã hội sâu sắc".

Đổi mới nên bắt đầu từ người thầy

Đã có 57 văn bản liên quan đến nhà giáo

Nhóm nghiên cứu của Quỹ hòa bình và phát triển thống kê hiện nay đã có khoảng 57 văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn hiệu lực áp dụng, với phạm vi điều chỉnh tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Bộ GD-ĐT cũng đã không ít lần đề nghị Quốc hội cần tăng cường giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các chế độ chính sách GV đã được quy định trong các văn bản của nhà nước.

Giáo sư Hoàng Tụy nêu quan điểm: "Ngay cả trong nhà trường hiện đại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì vai trò quyết định nhất đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về các yếu tố liên quan trực tiếp tới người thầy".

Phó giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Khổng Doãn Điền, Hội Cơ học Hà Nội, đề nghị: "Với góc nhìn của một thầy giáo lớn tuổi đang đứng lớp, việc đổi mới giáo dục không nên đi từ việc viết sách giáo khoa mà nên từ yếu tố con người. Đó là xây dựng lại tiêu chuẩn đạo đức của thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay".

Để thay đổi chất lượng GV, bà Nguyễn Thị Bình và nhóm nghiên cứu nhấn mạnh vào việc sửa đổi chính sách lương, phụ cấp, đồng thời cải thiện điều kiện nghề nghiệp, đãi ngộ, mức sống đáp ứng được yêu cầu của nhà giáo và gia đình họ. Lương GV phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp.

Ông Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định: "Trong thời gian tới, khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV chắc chắn là giải pháp then chốt, thậm chí là yếu tố quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục". Ông Hiển nhấn mạnh: "Trong các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV, chúng tôi cho rằng cần có những chính sách đãi ngộ tốt để từ đó tạo động lực cho GV tích cực rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn".

Theo Thanh Niên

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-quen-vi-the-nguoi-thay/274215.gd

Gặp lại hai chị em song sinh cùng là Đảng viên

Posted: 02 Feb 2013 08:37 PM PST

Chúng tôi gặp hai chị em Trà Giang và Trà Anh vào những ngày cuối năm, khi các em đang chuẩn bị đồ đạc để về quê ăn Tết. Với thân hình bé nhỏ, cặp kính cận và nụ cười hiền dễ thương, hai cô bạn thật dễ khiến nhiều người ấn tượng ngay từ lần gặp đầu tiên. Tay trong tay đi bộ từ khu nhà trọ đến trường, Trà Giang luôn thể hiện mình là chị nên mỗi khi sang đường đều đi trước để dắt cô em Trà Anh sang bên được an toàn.

Gặp lại hai chị em song sinh cùng là Đảng viên

Là chị em sinh đôi nên Trà Giang và Trà Anh lúc nào cũng mua đồ giống nhau ngay cả khi đã là sinh viên năm nhất lớp Tài chính của Học viện Ngân hàng. Hai cô bé kể từ nhỏ mỗi khi mẹ mua đồ cho chị là sẽ mua đồ cho em mà đều giống y như nhau, trừ trường hợp không có hai cái cùng màu thì sẽ mua khác màu còn sẽ là một kiểu đó. Giang kể nếu ai nhìn vào tủ quần áo của hai chị em sẽ thấy cái gì cũng đi cặp với nhau và không biết cái nào của ai, ngay cả bản thân các em cũng không phân biệt được nên thường xuyên mặc chung đồ của nhau. Điều này đối với cả Giang và Anh đều cảm thấy rất thú vị và tình cảm chị em dường như càng gắn bó và khăng khít hơn.

Hiện tại hai chị em là sinh viên Học viện Ngân hàng.

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng, Trà Anh và Trà Giang thấy bản thân mình trưởng thành, chững chạc, sống có lí tưởng và có mục tiêu rõ ràng hơn. Ngày 3/2 kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hai cô bé "hạt tiêu" muốn gửi lời nhắn nhủ đến các em học sinh và các bạn sinh viên hãy phấn đấu để được kết nạp Đảng bởi đó là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của bản thân.

Phạm Oanh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gap-lai-hai-chi-em-song-sinh-cung-la-dang-vien-692688.htm

Hệ thống trường THPT ở Hà Nội phát triển ổn định

Posted: 02 Feb 2013 07:37 PM PST

(GDTĐ) – Học kỳ 1 vừa qua, nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố đã được cải tạo, nâng cấp, quy mô phát triển bậc học trung học tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.


Học sinh trường THPT Trần Phú- Hà Nội

Hà Nội hiện có 202 trường THPT với hơn 205.000 học sinh, trong đó có 90 trường ngoài công lập. Tính đến tháng 10/2012, Hà Nội có 5.330 phòng học, trong đó có 848 phòng học và phòng học bộ môn được xây mới. Đã có 6 trường đã hoàn thành việc chuyển từ mô hình trường bán công sang công lập tự chủ tài chính.

Việc triển khai đề án trường chuyên về cơ bản đã hoàn thành. Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã được chuyển về địa điểm mới với hệ thống CSVC khang trang, hiện đại.

Tính đến cuối năm 2012, Hà Nội có 29 trường THPT đạt Chuẩn quốc gia, đạt 14,4%. Theo kế hoạch, năm 2013 này sẽ xây dựng thêm 5 trường THPT đạt Chuẩn quốc gia là THPT Nguyễn Huệ, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình), THPT Mỹ Đức B, THPT Tùng Thiện.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GDĐT nhận định: "Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các hoạt động giáo dục. Các kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Cơ sở vật chất được tăng cường, có thêm 5 trường THPT đạt Chuẩn quốc gia". Sở GDĐT Hà Nội đã tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, không cắt xén chương trình; đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đến sĩ số học sinh trên lớp.

Đến năm 2015, số học sinh THPT sẽ đạt mức 40HS/ lớp. Các trường sẽ tổ chức nhiều chuyên đề dạy học, nghiên cứu, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán. Đồng thời thực hiện tốt các hội thi, trong đó có hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT môn Lịch sử, Hóa học, GDCD; thi giải toán trên máy tính cầm tay, tổ chức hội thi Nghiên cứu khoa học trẻ Intel Isef cấp Thành phố lần thứ 2 và các cuộc vận động lớn của ngành.

Ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết: Học kỳ tới, các trường sẽ quan tâm việc đổi mới trong công tác dạy và học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm giáo viên; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp; duy trì nền nếp trước và sau nghỉ tết, tạo trường học an toàn.

Quỳnh Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/He-thong-truong-THPT-o-Ha-Noi-phat-trien-on-dinh-1966739/

Comments