Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo sư gốc Việt vào top 50 nhà khoa học sexy nhất thế giới

Posted: 28 Feb 2013 04:27 AM PST

Thứ năm, 28/2/2013, 16:41 GMT+7

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, nữ bác sĩ gốc Việt ở Mỹ vừa được một tạp chí bình chọn là 50 nhà khoa học có ngoại hình quyến rũ nhất.
6 nàng ‘công chúa khoa học’ Nhật
Nhan sắc và nhà khoa học

Giáo sư Nguyễn Quyên. Ảnh: TedTalk.

Trong danh sách do Bussiness Insider công bố hôm 25/2, Nguyễn Thục Quyên đứng vị trí thứ 11. Tạp chí cho rằng việc bình chọn này nêu bật sự kết hợp giữa trí tuệ và vẻ đẹp của những ngôi sao khoa học đang lên hoặc đã thành danh từ lâu trong nhiều ngành khoa học trên thế giới.

Giáo sư Nguyễn, 40 tuổi, đang giảng dạy tại trường Đại học Califonia. Bà cũng giữ vị trí là giám đốc bệnh viện thần kinh mặt thuộc đại học này.

Bà tốt nghiệp bác sĩ và tiến sĩ tại Đại học Washington sau khi lấy bằng cử nhân về tâm lý học và sinh học tại Đại học Nam California.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được giới khoa học chú ý do những đóng góp trong phương pháp phẫu thuật mã hóa màu. Đây là phương pháp tác động để tế bào ung thư phát sáng giúp bác sĩ dễ dàng giải phẫu tách bỏ tế bào ung thư khỏi cơ thể mà không bỏ sót. Bà cũng sử dụng phương pháp này trong phẫu thuật khác để các dây thần kinh không bị tổn thương.

Theo Người lao động

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/02/giao-su-goc-viet-vao-top-50-nha-khoa-hoc-sexy-nhat-the-gioi/

Học sinh "lĩnh đủ" vì rác thải tập kết trước cổng trường

Posted: 28 Feb 2013 03:27 AM PST

Học sinh lĩnh đủ vì rác thải tập kết trước cổng trường

Có mặt tại trước cổng trưởng Tiểu học Lê Mao (đường Đinh Công Tráng, TP Vinh) vào buổi sáng đầu tuần, đập vào mắt chúng tôi mà một vũng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối án ngữ ngay trước cổng trường. Bất cứ ai muốn vào trong trường đều phải cán qua vũng nước này khiến nước bẩn càng lan rộng, bốc mùi.

Một phụ huynh tên Tuấn than thở: "Buổi sáng chở con đến trường rồi đi ngay còn đỡ chứ chiều phải đứng đợi ở đây mấy chục phút để chở con về thì đúng là cực hình. Ban đầu tôi còn tưởng gần sáng người ta đưa lợn ra đường để mổ, dọn không sạch nên mới có mùi hôi thối như phân lợn nhưng hóa ra không phải. Đoạn đường trước cổng trường được sử dụng làm nơi tập kết rác thải. Buổi tối công nhân vệ sinh chất rác lên xe làm chảy nước thải xuống đường thành vũng như vậy".

Ông Trương Bá Tam – bảo vệ Trường Tiểu học Lê Mao – cho biết, tình trạng trên đã diễn ra khá lâu. Nguyên nhân là do trong quá trình bốc và vận chuyển rác thải, công nhân Công ty Môi trường đô thị thành phố đã tiến hành ép rác để vận chuyển được nhiều. Hậu quả là nước thải trong rác bị ép chảy xuống đường.

Ông Tam cho biết: "Ngày thường còn đỡ chứ những hôm trời nắng lên thì mùi hôi thối khủng khiếp lắm. Có hôm chúng tôi phải nối vòi nước từ trong trường ra để xịt đẩy nước thải đi cho đỡ mùi. Vũng nước thải này cũng kéo theo tình trạng ruồi muỗi phát sinh bao vây học sinh khi qua cổng trường. Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị sang UBND phường nhưng đâu vẫn hoàn đó".

Học sinh lĩnh đủ vì rác thải tập kết trước cổng trường

Đưa vấn đề này trao đổi với ông Bùi Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND phường Lê Mao, ông Dũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ngay trước cổng trường tiểu học Lê Mao. UBND phường cũng đã nhiều lần nhận được phản ánh, kiến nghị của trường cũng như phụ huynh học sinh. "Cái khó nhất hiện nay là tìm địa điểm để di chuyển nơi tập kết rác thải. Điểm tập kết rác phải xa khu dân cư trong khi đó cả đoạn đường Đinh Công Tráng gần như chỗ nào cũng nhà dân san sát nhau. Chỉ có đoạn đường trước cổng trường tiểu học Lê Mao là không có nhà dân, trong khi đó đối diện cũng là trụ sở của một cơ quan khác.

Được biết, khu vực trước cổng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Mao là điểm tập kết rác thải của hàng trăm hộ dân thuộc 3 khối của phường Lê Mao. Trung bình, mỗi ngày, các hộ dân này cũng thải ra một lượng rác thải tương đối lớn, chất đầy hơn chục xe rác. Việc tập kết rác thải chỉ diễn ra từ 18-21h hàng ngày nên không ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của học sinh. Tuy nhiên, quá trình bốc và vận chuyển rác đã gây ứ đọng nước trước cổng trường, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan ảnh hưởng tới phụ huynh và học sinh".

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, đại diện UBND phường Lê Mao đã có cuộc làm việc với Công ty một thành viên Môi trường đô thị Vinh để khảo sát địa điểm di dời điểm tập kết rác thải này nhưng vẫn chưa tìm được địa điểm thích hợp. "Trong quý 1 này chúng tôi sẽ tìm cố gắng tìm ra địa điểm tập kết rác thải mới để không ảnh hưởng tới học sinh cũng như các khu dân cư. Trước mắt, phường yêu cầu phía công ty môi trường đô thị đảm bảo thời gian thu gom rác, hạn chế việc ép rác gây ứ đọng nước trước cổng trường", ông Dũng cho biết thêm.

Mặc dù ông Phó Chủ tịch phường khẳng định như vậy nhưng theo quan sát của chúng tôi, tình trạng ứ đọng nước thải do quá trình ép rác vẫn thường xuyên xảy ra và kéo dài cho đến tận chiều tối. Hàng trăm học sinh và phụ huynh Trường Tiểu học Lê Mao vẫn hằng ngày phải chịu đựng thứ mùi hôi thối nồng nặc và tự mình đối phó bằng mọi cách có thể.

Hoàng Lam

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/hoc-sinh-linh-du-vi-rac-thai-tap-ket-truoc-cong-truong-701504.htm

Nơi mùa xuân và hoa hồng vĩnh cửu

Posted: 28 Feb 2013 02:27 AM PST

(GDTĐ) – Một ngày cuối đông, tôi cố thoát ra khỏi những ngả đường chật ních, ồn ã người và xe; những tin tức nóng la liệt trên các Vebsite, Blog, Facebook, hòng  tìm được sắc màu, âm thanh mặn mòi, tươi mới để làm nguồn cảm hứng cho một trang viết có tên gọi mùa xuân. Cho tới lúc tưởng như cuộc kiếm tìm vô ích, thì Xuân lại ở đâu đó vồn vã gọi mời….

Bắt đầu từ một số lạ hiển hiện trên máy điện thoại cầm tay, rồi một giọng nam rặt xứ Quảng vang lên: " Em chào cô ạ! Hôm nay đứng trên bục nhận bằng thạc sỹ Tài chính-Ngân hàng em chợt nhận ra cô đang cầm máy ảnh chụp ở bên dưới. Lúc ấy em mừng quá. Xong buổi nhận bằng em không tìm thấy cô ở đâu cả. Về nhà em vội gửi mail cho cô ngay. Cô cố gắng đọc cô nhé!.".


Sinh viên Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng 

Và những dòng thư của em HS cũ đã làm tôi thực sự xúc động: " Em ra trường đã được 4 năm, và đã đi làm được 3 năm rồi cô ạ. Công việc không vất vả lắm; thu nhập tiền lương hàng tháng của em dư đủ chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày. Duy chỉ có một nỗi niềm, lúc nào cũng canh cánh trong tâm trí, đó là sự tiếc nuối về một thời nhiều đam mê hồn nhiên, trong trẻo chốn học đường. Ngoài đời thực không như trang Văn cô đã dạy. Môi trường nghề nghiệp hiện tại của chúng em cũng khác xa. Tuy nhiên, thời gian em theo học để lấy bằng thạc sỹ tại Đại học Đà Nẵng vừa rồi đã đưa em trở lại tâm thế của thời áo trắng. Và em chợt có niềm tin những điều tốt đẹp ở bên trong cánh cổng trường không bao giờ mất!"

Tôi bất chợt thốt lên những lời cảm ơn em, trước khi đáp từ trở lại. Bởi những dòng thư ấy đã làm sống động những hoài niệm trong tôi với những ngôi trường. Sau những lần mệt nhoài vì công việc chuyên môn hay hành chính sự vụ, tôi lại tìm nơi trú ngụ ở góc khuất bình yên của tâm hồn, lại thao thức với những cái tên Đắc Nông, Kon Tum, Kon Rẫy, Đắc Tô, KonPlong, Gia Lai, Kông Chro, Chư Sê, Chưpăh…Nơi ấy, có những con đường ngoằn ngoèo, gập ghềnh lên cao, xuống thấp; có phố núi, đồi trọc mù sương, có làng bản đơn côi, xa vắng. Một tối nào quây quần ngồi quanh những bếp lửa bập bùng chung vui chén rượu cần nghe các thầy cô, giáo trẻ tâm sự về tình yêu và nỗi nhớ. Nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ quê, rồi thì cũng lại quay qua câu chuyện vận động học trò ra lớp, không nỡ vứt bỏ mái trường để quay về đồng bằng tìm kế khác sinh nhai. Một buổi sáng mai thức giấc nhìn ra bốn bề đồi núi, thấy đất trời ban mai thanh sạch. Cả âm thanh của tiếng suối, của sắc màu cũng trong trẻo tươi tắn lạ thường. Không có tạp âm đời, không có bon chen, hiềm tị nên gương mặt nào cũng thấy trẻ trung. Học sinh lội suối băng rừng mang biếu thầy cô của mài, củ sắn, mớ rau rừng mà lòng vui hỉ hả…

Nhưng không chỉ ở miền núi rừng xa xôi, cách trở! Ngay ở giữa chốn phồn hoa, đô thị, thi thoảng, những sợi dây xúc cảm tưởng như xơ cứng trong tôi vẫn rung lên những bồi hồi, xao động. Đó là vào một buổi sáng cuối tuần, định lên đỉnh Bà Nà By Night để xả thư giãn, tìm vui. Tới con đường thênh thang gần chục cây số ở vùng Tây Bắc huyện Hòa Vang dẫn lên khu du lịch, nhìn sang bên phải, khuôn viên Trường THPT Phạm Phú Thứ hiện ra bất chợt như gọi mời chúng tôi dừng bước. Tôi đã từng được nghe nói nhiều về ngôi trường nửa nông thôn, nửa thành thị, nửa đồng bằng, nửa miền núi này. Và tất nhiên vì định kiến bởi "nửa nọ, nửa kia", lại nghe nói đầu vào ở đây thấp lắm, CSVC thiếu thốn nhiều, nên chưa một lần tôi tìm đến. Nay tận mắt chứng kiến mới thấy mình lạc hậu, ấu trĩ. Khuôn viên xanh đượm màu hoang dã của núi đồi, thiên nhiên đã được bàn tay trang trí rất nghệ thuật của con người làm cho ngôi trường có sức hấp dẫn rất riêng. Dấu ấn của cái khó còn đó, nhưng đã được che lấp bởi trang thiết bị dạy học hiện đại, nhà đa năng mới được bổ trợ.

Như hiểu rõ cái mà chúng tôi đang tìm kiếm, hiệu trưởng Phan Khôi (người có gần cả chục năm "đứng mũi chịu sào" chèo lái vận mệnh của ngôi trường) đưa chúng tôi tới một lớp học bồi dưỡng kiến thức cho học sinh đồng bào dân tộc. Hình ảnh thầy giáo trẻ cặm cụi bên từng HS, hướng dẫn cho các em giải từng phép tính là minh chứng rõ rệt cho hiệu quả của cuộc vận động " Hai không" toàn ngành giáo dục. Và tôi chợt nhớ lại một buổi họp của Hội cựu giáo chức TP Đà Nẵng sơ kết hoạt động hội cách đây 2 năm. Buổi họp hôm ấy tổ chức ở một phòng học mượn tạm của một trường THPT nào đó, không trống chiêng, cờ hoa, nhưng không khí thật ấm cúng; những mái tóc bạc kề bên những mái tóc miếu tiêu. Không có sự tương hỗ của CNTT nhưng những bản báo cáo về thành tích cá nhân trong thực hiện Chỉ thị 24 của Thành ủy Đà Nẵng về chống tình trạng học sinh bỏ học có sức thu hút bởi độ chân thành của đức hi sinh, lòng nhân ái thầm lặng.

Một đôi lần tôi cũng đã được tham gia vào các buổi sinh hoạt Hội cựu giáo chức Quảng Nam và nhận ra điều này: chỉ có nghề nhà giáo mới nuôi dưỡng được ngọn lửa nhiệt thành với đời, với nghề một cách bền bỉ. Trên trang viết làm lời đề tựa cho một tạp chí chào mừng của Ngày nhà giáo Việt Nam của HCGC Quảng Nam có dòng tâm sự: Chúng ta may mắn từng được làm thầy giáo! Có lẽ chỉ khi đã xa tiếng trống trường, xa bục giảng về với đời thường, họ mới nói được những câu như vậy. Phải chăng, họ cũng như bao nhiêu nhà giáo về hưu khác đã nhận ra rằng, làm thầy giáo vất vả, thu nhập tiền lương hạn hẹp, nhưng bù lại, đó là niềm vui tinh thần không có nghề nào có được. Lần ấy ra Hà Nội tham dự một hội thảo về VN dân gian, tôi gặp nhà giáo Nguyễn Đình Chúc-nguyên GV Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên (khi ấy đã ngoài 70 tuổi). Ông tâm sự: đã trên chục năm rời xa mái trường mến yêu mà trong tôi, những kỷ niệm như vẫn còn nguyên vẹn. Rồi ông đọc lên những câu tự gan ruột mình: có rất nhiều để nhớ/ có rất nhiều để thương/có rất nhiều lưu luyến/có rất nhiều vấn vương. Và một ngày trở lại mái trường xưa, thầy giáo già mang cái xôn xao ngọt lành của tình yêu rạo rực": Tôi về với em chiều nay/ phượng mùa hè đung đưa rực rỡ/bóng dáng trường đỏ giữa màu hoa./Tôi về với em trong ánh mắt hiền hòa/lớp học thân thương/  thầy cô trìu mến! 


Bồi dưỡng kiến thức cho HS đồng bào dân tộc tại Trường THPT Phạm Phú Thứ-Đà Nẵng

Đó cũng là tâm sự của hầu hết thầy cô giáo về hưu. Với họ, khi cánh cổng trường đã khép lại phía sau lưng thì ở phía trước sẽ chỉ còn là "con đường đời có lắm chông gai". Trên chặng đường tác nghiệp của mình, tôi có cơ may mắn được tiếp xúc với nhiều GS, PGS, NGND, NGƯT, và luôn tự hào cho rằng về phương diện tinh thần, mình là người giàu có nhất thế gian. Ngày còn là cô giáo dạy Văn, quen với tên tuổi của GS Phan Trọng Luận qua giáo trình, SGV, SGK; cứ ước ao được gặp vị GS đầu ngành khoa phương pháp giảng dạy này. Cho tới khi tiếp cận, lại càng kính nể về sự dung dị, nét hiền từ trong từng cử chỉ, lời nói nơi ông. “Nói đến trường học là phải nghĩ tới một nơi đẹp đẽ, thiêng liêng. Ông thầy phải sang trọng, đàng hoàng, là thần tượng trong mắt học trò. Thầy không tử tế hỏi sao dạy được học trò? Chỉ tiếc, giờ vì hoàn cảnh nhiều người thầy không giữ được điều đó”- câu nói này của GS cùng với phong cách, đức độ của ông làm tôi nhận ra nét khác biệt không thể lẫn của môi trường giáo dục- dẫu cuộc đời có trắng, đen, vàng thau lẫn lộn tới bao nhiêu. Lại buồn thay cho những tờ báo lá cải, mù mờ về giáo dục, cứ chộp được con sâu nào là khuấy lên để làm rầu nồi canh, để được nổi đình nổi đám trong dư luận. Mà ngẫm đi ngẫm lại thì cũng chả nên trách những ai không chịu hiểu bản chất chốn học đường. Ngoài đời bây giờ lắm chuyện nhiêu khê. Không cần đọc báo, thử cà phê, cà pháo một buổi thôi là đủ thứ chuyện; nào là công trình này bị rút ruột hàng trăm triệu đồng, dự án kia đổ vào tiền tỷ mà không xong; quan chức A, quan chức B vừa mới bán mấy lô đất vàng để chạy "ghế"…

Tôi nhớ một đôi lần trong trạng thái "ngộ độc" về thông tin như vậy, nhưng khi tìm đến với những giảng đường đại học ở Huế, Đà Nẵng hay Quảng Nam, Quảng Ngãi thì lại thấy "cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao"- không những tìm được trạng thái cân bằng tinh thần mà còn rất thú vị bởi chất lửa nhiệt thành về khoa học, về chuyên môn của nhiều CBQL, cán bộ giảng dạy. Câu nói của GS.NGND Trần Đình Sử đúng là chân lý: " Chỉ có nhà trường mới đưa con người tự nhiên trở thành con người văn hóa, con người xã hội". 

Phải rồi, không có con người văn hóa, con người xã hội ấy thì làm gì mà có được mùa xuân nhân loại! Xin những cánh cổng trường hãy tiếp tục rộng mở trong mùa xuân nay, "để những ai nhìn đời toàn gai góc/ còn cơ may trông thấy được hoa hồng" ( ý thơ Rabindranath Tagore). 

Bút ký của Nguyễn Thị Thúy Hồng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Noi-mua-xuan-va-hoa-hong-vinh-cuu-1967248/

Giẫm đạp tại trường học, 4 học sinh tử vong

Posted: 28 Feb 2013 02:27 AM PST

Thứ năm, 28/2/2013, 11:54 GMT+7

4 học sinh tiểu học vừa thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp tại trường ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, làm 6 quan chức bị cách chức.
5 em nhỏ chết ngạt trong thùng rác

Cánh cửa sắt bị biến dạng do đám học sinh tiểu học chen lấn, giẫm đạp hôm qua tại trường tiểu học Qinji, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: ChinaDaily

Vụ tai nạn diễn ra vào 6 giờ sáng qua tại trường tiểu học Qinji, thành phố Laohekou, theo thông cáo của chính quyền thành phố. 6 quan chức, trong đó có giám đốc sở giáo dục thành phố, bị cách chức để điều tra, và 6 người nữa, bao gồm cả hiệu trưởng trường, bị chuyển tới tòa án.

Ngoài 6 học sinh thiệt mạng còn có 7 học sinh bị thương. Các em bị thương đã được điều trị tại bệnh viện và đang trong tình trạng ổn định.

Điều tra ban đầu cho thấy vụ giẫm đạp diễn ra khi những học sinh rời ký túc xá bốn tầng để đến lớp học buổi sáng, tuy nhiên cổng tầng một không mở như mọi khi, làm chặn dòng người và gây ra vụ tai nạn.

“Có một đám đông gần cửa và các cô giáo đã chạy đến mở cửa sau khi nghe thấy tiếng kêu khóc”, CCTV dẫn lời Du Yongjie, hiệu trưởng một ngôi trường quản lý trường tiểu học Qinji nói. “Khi họ đến hiện trường, chiếc cửa đã bị biến dạng vì đám đông”, người này cho biết.

Hiệu trưởng trường tiểu học và hai giáo viên chịu trách nhiệm mở cổng đã bị cảnh sát bắt giữ. Vụ tai nạn lập tức tạo ra một cuộc thảo luận nóng bỏng trên mạng xã hội Sina Weibo, kêu gọi tăng cường độ an toàn trong trường học ở Trung Quốc.

Nhiều vụ giẫm đạp cũng diễn ra tại các trường học Trung Quốc trong những năm gần đây. Năm 2009, 8 học sinh thiệt mạng và 26 em bị thương trong một vụ tai nạn tại một trường trung học tỉnh Hồ Nam. Năm 2006, một vụ giẫm đạp khác tại trường trung học ở tỉnh Tứ Xuyên xảy ra do một học sinh dừng bước để buộc dây giày trên cầu thang. Kết quả của vụ xô đẩy là 8 người chết và 27 người bị thương.

Trọng Giáp

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/02/giam-dap-tai-truong-hoc-4-hoc-sinh-tu-vong/

TP.HCM ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2013-2014

Posted: 28 Feb 2013 02:27 AM PST

(GDTĐ) – TP.HCM vừa ban hành kế hoạch huy động trẻ đến trường và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2013-2014, trong đó sẽ huy động 108.758 học sinh lớp 1; 88.314 học sinh lớp 6 và 60.422 học sinh lớp 10.

Đối với tuyển sinh vào lớp 1 sẽ thực hiện huy động 100% trẻ 6 tuổi trong diện đi học (sinh năm 2007) đang cư trú trên địa bàn quận/huyện vào học lớp 1 theo tuyến do Ban tuyển sinh quận, huyện quy định. So với năm học 2012-2013, số HS lớp 1 tăng lên gần 6.000 em. Không nhận HS học sớm tuổi và không nhận HS trái tuyến ngoài quận/ huyện. Công tác tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1/7/2013 và được công bố kết quả đồng loạt vào ngày 31/7/2013.

Tiếp tục thực hiện chương trình lớp 1 tăng cường ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung). Việc tổ chức HS vào học lớp 1 tăng cường ngoại ngữ do Phòng GD-ĐT quận/ huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo trường tiểu học tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở GDĐT. Riêng tuyển sinh lớp 1 tăng cường tiếng Pháp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Các lớp tăng cường tiếng Trung ưu tiên tuyển sinh con em người Hoa.

Tuyển sinh vào lớp 6 dành cho đối tượng HS trong độ tuổi quy định đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học trên địa bàn quận/huyện được vào học lớp 6 ở các loại hình trường trên địa bàn đó. Ưu tiên cho HS thường trú trên địa bàn nếu đủ điểm tuyển. Ngoại trừ Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, các trường còn lại không tổ chức thi tuyển.

Điểm xét tuyển là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II năm học lớp 5 của hai môn tiếng Việt và Toán với điểm cộng thêm theo chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Nghiêm cấm các đơn vị đặt ra các chế độ ưu tiên, khuyến khích khác với quyết định của Bộ ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Sĩ số mỗi lớp không vượt quá 45 HS/ lớp. Công tác tuyển sinh bắt đầu từ ngày 15/6/2013 và được công bố kết quả đồng loạt vào ngày 15/7/2013.

Đối với tuyển sinh vào lớp 10, TP.HCM tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển, trong đó 9 quận, huyện xét tuyển là: 2, 9, 6, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Thủ Đức và Bình Tân. Các quận huyện còn lại thi tuyển vào ngày 21 và 22-6 với 3 môn Ngữ văn, Toán và môn thứ 3 (được công bố vào ngày 11-5).

Học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ 3 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa và Phổ thông năng khiếu ĐH Quốc gia). Điểm xét tuyển gồm tổng điểm 3 môn thi, trong đó Ngữ văn và Toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1) và điểm ưu tiên (nếu có).

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/TPHCM-ban-hanh-ke-hoach-tuyen-sinh-dau-cap-nam-hoc-20132014-1967260/

Nhiều học sinh dân tộc thiểu số đoạt giải trong Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia

Posted: 27 Feb 2013 10:26 PM PST

(GDTĐ) – Theo kết quả của Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2013, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đạt giải tăng cao hơn so với năm 2012.


Đảng và nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số

Tại Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2013, có 90 học sinh người dân tộc thiểu số đạt giải, đạt tỷ lệ 4,25%. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đạt giải của năm 2012 là 3,17%.

Trong số 90 học sinh người dân tộc thiểu số đạt giải, có 14,4% học sinh dân tộc đạt giải nhì, 35,56% đạt giải ba và 50% đạt giải khuyến khích. Đáng chú ý là trong khi chỉ có 30% học sinh người dân tộc là nam giới đạt giải trong Kỳ thi này thì tỷ lệ học sinh nữ dân tộc đạt giải lên tới 70%.

Các dân tộc thiểu số có học sinh đạt giải là: Dao, Hoa, Mường, Nùng, Phù Lá, Tày, Thái, Sán Chay, Sán Dìu. Học sinh người dân tộc Tày đạt tỷ lệ cao nhất với 34,44%, sau đó là học sinh dân tộc Hoa với 23,33%, học sinh dân tộc Nùng là 7,77%, học sinh dân tộc Dao là 6,67%.

Học sinh người dân tộc thiểu số đạt giải tập trung vào các môn thi như: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Tiếng Trung, Tin học.

Quỳnh Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Nhieu-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-doat-giai-trong-Ky-thi-chon-Hoc-sinh-gioi-quoc-gia-1967244/

Yêu cầu Trung tâm ETC dừng tuyển sinh từ năm 2013

Posted: 27 Feb 2013 10:26 PM PST

Trung tâm ETC - ĐH Quốc gia Hà Nội phải dừng tuyển sinh đối với tất cả chương trình

Báo cáo việc tổ chức kiểm điểm, xử lý các thiếu sót, khuyết điểm của tập thể, cá nhân có liên quan đến các vi phạm về liên kết đại học và sau đại học của ĐHQGHN kèm theo các biên bản cuộc họp và các bản kiểm điểm của tập thể cá nhân có liên quan.

Đề xuất phương hướng xử lý đối với số sinh viên, học viên đang theo học các lớp đào tạo liên kết của trung tâm ETC theo đúng quy định của nhà nước. Đối với các học viên đang theo học các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ của trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN, yêu cầu thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành bản kết luận số 1376/KL-TTCP trong đó nêu ra những sai phạm của ĐHQGHN trong việc liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học giai đoạn từ 2006-2010. Trong bản kết luận này, Thanh tra Chính phủ cho biết, Trung tâm ETC thực hiện liên kết đào tạo cử nhân (159) sinh viên và thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA - 2.035 học viên) với 2 đối tác nước ngoài là ĐH Griggs và ĐH Dalawave đã mắc nhiều sai phạm. Thanh tra Chính phủ phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của đơn vị này trong việc chi thanh toán cho ĐH Griggs.

Bên cạnh đó, việc hợp đồng liên kết tuyển sinh, quản lý, tổ chức lớp học và dịch vụ của ETC cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật vì nội dung hợp đồng quy định mức phí trái với quy định của Bộ Tài chính. Giám đốc và Phó Giám đốc Trung âm ETC lập hợp đồng mức phí trái với quy định của Bộ Tài chính, có nhiều nội dung không làm nhưng vẫn thanh toán đủ số tiền do chính họ làm giám đốc, là cổ đông sáng lập hoặc có cổ phần và là thành viên ban lãnh đạo công ty với số tiền trên 25 tỷ đồng - có dấu hiệu vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng và Bộ Luật hình sự.

Trong bản kết luận này, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an xác minh làm rõ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ sở hữu tài khoản, việc thanh toán, đối tượng được hưởng số tiền do ETC chuyển thanh toán cho ĐH Griggs ở Singapore…

Ngày 20/11/2012, Văn phòng Chính phủ đã đã có thông báo số 382/TB-VPCP truyền đạt lại ý kiến kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp xử lý sau thanh tra công tác quản lý Nhà nước trong việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐHQGHN giai đoạn 2006-2010.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/yeu-cau-trung-tam-etc-dung-tuyen-sinh-tu-nam-2013-701387.htm

Ngày hội thông tin du học SĐH tại Pháp

Posted: 27 Feb 2013 09:26 PM PST

(GDTĐ)-Campus France, Văn phòng du học của Đại sứ quán Pháp cho biết sẽ tổ chức Ngày hội thông tin dành cho học sinh, sinh viên muốn theo học tại Pháp bậc thạc sĩ và tiến sĩ (sau đại học).

Ảnh MH
Ảnh MH

Cụ thể, ngày hội sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 2/3/2013 từ 8h00 đến 13h00, tại IDECAF, 31 Thái Văn Long, TP Hồ Chí Minh. Hà Nội, diễn ra ngày 3/3/2013 từ 8h00 đến 13h00, tại l'Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
 
Ngày Thông tin sẽ diễn ra quanh các buổi hội thảo về xây dựng kế hoạch học tập, quy trình đăng ký, hệ thống giáo dục đại học Pháp cũng như các Nhóm thảo luận chuyên đề về: học Kinh tế quản lý, học bằng tiếng Anh tại Pháp, làm tiến sĩ tại Pháp và Hướng dẫn trực tuyến thực hiện hồ sơ điện tử.

Đây cũng là dịp gặp gỡ các cán bộ văn phòng Campus France để tư vấn và định hướng trực tiếp cho từng bạn sinh viên.

Thông tin chi tiết và chương trình tại trang web của Campus France Việt Nam: http://www.vietnam.campusfrance.org/vi/node/101073

Ngày hội thông tin mở cửa vào tự do.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201302/Ngay-hoi-thong-tin-du-hoc-SDH-tai-Phap-1967253/

Buộc học sinh xuống sân trường giữa trưa nắng?

Posted: 27 Feb 2013 09:26 PM PST

Không ngờ những trang thiết bị hiện đại ấy lại đẩy con mình ra ngoài giữa buổi trưa. Do sợ học sinh nghịch phá các loại máy móc ấy, hằng ngày sau khi ăn cơm xong, học sinh vào máy lạnh ngủ khoảng một giờ, sau đó bị nhà trường đuổi ra sân trường vào giữa trưa nắng, nóng để chờ đến giờ học buổi chiều…".

Nhận thông tin từ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Hạnh – hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa – thừa nhận: "Buổi trưa sau khi học sinh ngủ dậy không có bảo mẫu trên lớp nên nhà trường yêu cầu tất cả học sinh phải xuống sân chơi. Nguyên nhân là trước đây thường xảy ra tình trạng mất cắp trong học sinh, chưa kể nhiều em rất hiếu động, đùa giỡn rồi chạy nhảy lên bàn ghế, rất dễ xảy ra tai nạn. Khi không có bảo mẫu quản lý, nhắc nhở, nhà trường cũng sợ học sinh nghịch phá máy móc. Không chỉ sau giờ ngủ trưa mà giờ ra chơi buổi sáng, buổi chiều học sinh cũng phải xuống sân bởi những lý do trên". Ông Hạnh cũng cho biết trường có 905/1.254 học sinh bán trú, trong số đó chỉ có 16/30 lớp đã trang bị máy lạnh, máy chiếu. Tuy nhiên, những học sinh ở lớp chưa trang bị máy lạnh vẫn phải xuống sân trong các giờ quy định.

Ông Nguyễn Minh Nhơn – trưởng Phòng GD-ĐT Q.Bình Thạnh – cho biết: "Tiếp thu ý kiến của phụ huynh, bắt đầu từ thứ hai tuần sau (4-3), Trường Đống Đa sẽ cho học sinh ngủ đến 13g (thay vì 12g30 như trước). Sau khi ngủ dậy, các em vệ sinh cá nhân, kê lại bàn ghế là đến giờ học buổi chiều, không phải xuống sân như trước nữa".

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/535772/buoc-hoc-sinh-xuong-san-truong-giua-trua-nang.html

Thay đổi thành viên BCĐ xây dựng các trường ĐH xuất sắc

Posted: 27 Feb 2013 08:26 PM PST

(GDTĐ) – Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GDĐT, UBND thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng các trường ĐH xuất sắc.

Trường ĐH Việt , 1 trong 4 trường đầu tiên triển khai theo mô hình tường ĐH xuất sắc
Trường ĐH Việt , 1 trong 4 trường đầu tiên triển khai theo mô hình tường ĐH xuất sắc

Theo đó, đồng ý cử ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ thay ông Tô Minh Giới, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ và ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thay bà Nông Thị Ngọc Minh, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, tham gia BCĐ xây dựng các trường ĐH xuất sắc thành lập theo Quyết định số 891/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 8/6/2011 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BCĐ xây dựng các trường đại học xuất sắc với Trưởng BCĐ là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. BCĐ gồm 17 ủy viên là lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương và trường ĐH.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201302/Thay-doi-thanh-vien-BCD-xay-dung-cac-truong-DH-xuat-sac-1967255/

Comments