Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Xuân về trên những ngôi trường mới

Posted: 21 Feb 2013 08:07 AM PST

(GDTĐ)- Những ngày xuân Quý Tỵ 2013 này, người dân đón tết vui xuân ngập tràn trên các ngả đường. Với học trò và các thầy, cô giáo ngành giáo dục còn có thêm nhiều niềm vui hơn nữa đó là được học trong các phòng học mới, ở trong các ngôi nhà công vụ mới khang trang.

Nhiều trường học được thay áo mới

Xuân về trên ngôi trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La biểu hiện trên những vẻ mặt rạng rỡ, tươi vui của học sinh các dân tộc nơi đây. Nắng xuân ngập tràn sân trường, tô điểm thêm cho những bức tường vàng rực rỡ trên các công trình nhà lớp học, nhà công vụ cho giáo viên mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm học này.


 Trường THPT Chu Văn Thịnh khang trang trong nắng xuân. Ảnh, gdtd.vn  

Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Xuân Tuy phấn khởi chia sẻ với phóng viên: những năm học trước đây, học sinh, giáo viên nhà trường phải dạy và học trong hơn 20 phòng học cấp 4 xuống cấp, phòng học tạm tre nứa, vách đất. Năm 2009 nhà trường được hưởng lợi 2 hạng mục công trình từ Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 (Đề án KCH) của Chính phủ.

Cuối năm 2010 khu nhà công vụ 20 phòng với tổng mức đồng tư 2,3 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ được khởi công xây dựng và hoàn thành. Công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng đã tạo chỗ ở thuận lợi tại trường cho 40 giáo viên có nhu cầu ở nội trú. Năm 2011 khu nhà lớp học 3 tầng 12 phòng được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư 6,7 tỷ đồng từ Đề án vừa được hoàn thành đã thay thế hoàn toàn những phòng học xuống cấp trước đây. 

Năm 2007 trên toàn mạng lưới trường học các cấp của Sơn La có tới 5.859 phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp và trên 1.700 phòng nhà ở công vụ cho giáo viên bức thiết phải đầu tư xây dựng. Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra hàng năm, ngân sách tỉnh Sơn La khó có thể đảm đương nổi số vốn đầu tư cải tạo và xây mới số lượng công trình này.

Đề án KCH được chính phủ phê duyệt và triển khai trong thời gian qua đã giúp cho tỉnh cơ bản xóa được phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp, tạo chỗ ở cho hàng ngàn giáo viên các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh. 

Tại trường Mầm non xã Yên Mông, TP.Hòa Bình tỉnh Hòa Bình đang chỉnh trang lại những hạng mục phụ trợ cuối cùng để đón nhận danh hiệu đạt chuẩn quốc gia trong năm nay. Trưởng phòng GD-ĐT T.P Hòa Bình Bùi Thị Chung cho biết, được hưởng lợi 4 phòng học xây mới rộng rãi, khang trang từ Đề án KCH, trường MN Yên Mông đã giải quyết được bài toán thiếu phòng học, nhất là cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Năm 2012, Hòa Bình được công nhận đã hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Kết quả này có đóng góp không nhỏ của nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ của Đề án KCH. Hàng trăm phòng học được xây mới cho bậc học MN tại tỉnh Hòa Bình đã thay thế cho các nhà lớp học cũ nát, không đảm bảo các điều kiện nuôi dạy trẻ.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, qua 5 năm thực hiện Đề án KCH, có 1.995 phòng học được kiên cố hóa, 776 phòng công vụ cho giáo viên được xây mới đã tạo điều kiện cho các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện mạng lưới trường học ở các địa phương trong toàn tỉnh. Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn đầu tư lồng ghép khác về cơ bản được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thoát vốn.

Ổn định đời sống cho giáo viên

Trẻ 5 tuổi được học trong nhà lớp học mới xây dựng sach đẹp, sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ thuộc Đề án của trường MG Hòn Đất, TT Hòn Đất, Kiên Giang. Ảnh, gdtd.vn
Trẻ 5 tuổi được học trong nhà lớp học mới xây dựng sach đẹp, sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ thuộc Đề án của trường MG Hòn Đất, TT Hòn Đất, Kiên Giang. Ảnh, gdtd.vn

Cũng với tâm trạng phấn khởi, tươi vui, Cô Lương Thị Út giáo viên trường Tiểu học Đắk Tờ Kan (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) chia sẻ: nhà cô ở cách trường 20 km, trong khi đó đường đi rất vất vả, vào mùa mưa, đường rất lầy lội nên không thể đi về trong ngày nên phải ở lại trường. Đặc biệt tháng 9/2009, cơn bão số 9 đã cuốn trôi cây cầu sắt Đăk Tờ Kan, chia cắt hai vùng Đông và Tây của huyện. Các xã trong vùng như sống trên ốc đảo rất thiếu thốn. 12 giáo viên phải bám trường và sinh hoạt trong các phòng nhà công vụ được dựng bằng tre, nứa.

Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn mọi bề, điện nước không có. Có giáo viên phải xin tá túc lại trong nhà người dân quanh trường. Nay các giáo viên ở đây vô cùng phấn khởi khi được ở trong khu nhà công vụ 4 phòng được xây mới với đầy đủ điện nước, bếp đun nấu. Cô Út xúc động nói: "Tôi rất biết ơn Đảng, Chính phủ đã tạo điều kiện xây nhà ở cho giáo viên ở tại trường, rất thuận tiện cho việc dạy và học. Các giáo viên ở đây đều là những người nhà ở xa, có được chỗ ở nên rất yên tâm công tác, bám trường, bám lớp". 

Thầy Trần Văn Thanh hiệu trưởng nhà trường cho biết: là trường của một huyện khó khăn nên cơ sở vật chất của trường mấy năm trước cũ nát lắm. Năm 2005 trường có 8 phòng học thì không có phòng nào được xây dựng bằng gạch, vữa. Tất cả các phòng học đều được dựng tạm bằng tre, nứa, lợp lá. Tu Mơ Rông và các huyện quanh vùng là nơi có điều kiện khắc nghiệt. Mưa to gió lớn vào mùa mưa, rét vào mùa đông nên điều kiện học tập của học sinh rất khó khăn, vất vả.

Đến năm 2008, trường được hưởng lợi từ Đề án KCH 8 phòng học thay thế những phòng học tạm với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ đồng. Từ khi đưa vào sử dụng, nhà lớp học mới rộng rãi, khang trang đã tạo điều kiện cho cô và trò nhà trường ổn định và dần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục từ đó đến nay. 

Nhu cầu cải tạo trường, lớp học còn rất lớn 


Khu nhà ở công vụ của cô Lương Thị Út và các giáo viên khác trong trường Tiểu học Đắk Tờ Kan. Ảnh, gdtd.vn    

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo TƯ Đề án KCH các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Tây Bắc, một phần Đông Bắc Bộ) Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Đồng bằng Sông cửu Long là những nơi cơ sở vật chất trường, lớp học còn yếu kém. Cơ sở hạ tầng ở đây có xuất phát điểm thấp nên tỉ lệ phòng học cấp 4 xuống cấp, phòng học tạm cần đầu tư thay thế là rất lớn. 

Tại hội nghị bàn về giải pháp phát triển GD-ĐT, dạy nghề vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2012-2020 được Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ GD-ĐT tổ chức hổi đầu năm các tỉnh đã tập trung phản ánh tình trạng yếu kém của cơ sở vật chất trường, lớp học.

Trong giai đoạn 2008-2012 vừa qua, Đề án KCH đã cơ bản xóa được xóa được tình trạng phòng học 3 ca, phòng học cấp 4 xuống cấp, phòng học tạm. Tuy nhiên số lượng phòng xuống cấp, phòng tạm nằm trong danh mục đầu tư của Đề án KCH chưa được đầu tư xây dựng do hết vốn còn rất nhiều. Bên cạnh đó còn số lượng lớn phòng học phát sinh do thiên tai bão lũ, phòng học tiếp tục xuống cấp chưa được kiểm đếm.

Khi Đề án KCH kết thúc giai đoạn đầu tư, ngân sách các tỉnh này không đủ năng lực để đầu tư xây dựng cải tạo, thay thế số lượng phòng học này. Bên cạnh đó là nhu cầu bức thiết của các giáo viên dạy tại các trường vùng sâu, xa có nhu cầu ở nhà công vụ mà chưa có nhà để ở. Do vậy, đại diện các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc đã đề nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư Đề án KCH trong thời gian tới để các địa phương có nguồn lực tài chính cải tạo hệ thống phòng học đã xuống cấp, cũ nát, tạo chỗ ở để giáo viên yên tâm bám trường, bám lớp ở vùng những vùng khó khăn.

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/Xuan-ve-tren-nhung-ngoi-truong-moi-1967084/

Hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên đã được vay vốn

Posted: 21 Feb 2013 08:07 AM PST

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hon-3-trieu-luot-hoc-sinh-sinh-vien-da-duoc-vay-von-698939.htm

Khẩn trương hoàn thiện chính sách XH với người học

Posted: 21 Feb 2013 04:07 AM PST

(GDTĐ)-Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân liên quan đến Quyết định quy định về chính sách trợ cấp xã hội đối với HSSV học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trao đổi, thống nhất việc sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách trợ cấp xã hội cho người học, trong đó lưu ý xác định đúng đối tượng người học được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp và cơ chế cấp kinh phí.

Trên cơ sở tiếp thu góp ý của các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I/2013. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201302/Khan-truong-hoan-thien-chinh-sach-XH-voi-nguoi-hoc-1967101/

110.000 học sinh lớp 3 học an toàn giao thông

Posted: 21 Feb 2013 04:07 AM PST

Thứ năm, 21/2/2013, 08:30 GMT+7

Năm học 2012-2013, chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” sẽ được mở rộng thực hiện tại các trường tiểu học ở 11 tỉnh, thành. Ước khoảng 110.000 học sinh thuộc khối 3 tham gia sự kiện này.

Cuộc thi nhằm mang lại cho trẻ nhỏ những kiến thức về an toàn giao thông, giúp học sinh tiểu học biết cách tự bảo vệ mình, tránh tai nạn khi đi trên đường. Từ đó, khi lớn lên, các em sẽ trở thành những công dân có ý thức khi tham gia giao thông.

Sau 13 buổi tập huấn giáo viên, 14 chương trình vui học mẫu, ban tổ chức đã triển khai hội thi chung kết “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2012 – 2013, nhằm khuyến khích thầy cô giáo và các em học sinh tích cực hơn trong hoạt động dạy và học. Đây là lần thứ tư liên tiếp hội thi được thực hiện, thu hút gần 4.000 giáo viên và 110.000 em học sinh lớp 3 của 707 trường tiểu học tại 11 tỉnh, thành phố tham gia. Ngoài ra, các em học sinh lớp 3 trên toàn quốc cũng có thể tham gia cuộc thi trực tuyến trên website www.honda.com.vn.

Danh sách 15 em học sinh xuất sắc nhất tham dự Vòng chung kết “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”.

Đối với cuộc thi dành cho giáo viên, chương trình đã chọn ra 106 bài xuất sắc để trao giải, đồng thời phát động cuộc thi soạn giáo án điện tử nhằm chọn ra 6 thầy cô xuất sắc nhất để tham dự cuộc thi chung kết giáo viên dạy giỏi. Với cuộc thi dành cho học sinh, trên cơ sở các bài thi viết gửi về, ban tổ chức đã tiến hành chấm điểm và chọn ra 400 em đạt giải khuyến khích và 15 em xuất sắc nhất tham dự vòng thi chung kết giao lưu tìm hiểu.

Hội thi chung kết giao lưu tìm hiểu dành cho giáo viên diễn ra ngày 6/3 tại trường tiểu học Bầu Sen, quận 5, TP HCM; dành cho học sinh và lễ trao giải ngày 7/3 tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP HCM, số 4 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé.

Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” được bắt đầu tổ chức từ năm 2008 do công ty Honda Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Cục cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt thực hiện, dành cho các em học sinh lớp 3. Năm nay, với sự hợp tác thêm với các Cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD), cuộc thi sẽ được mở rộng triển khai ở 11 tỉnh, thành, tăng gần gấp đôi so với những năm trước đó.

Xuân Ngọc

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/02/110-000-em-hoc-sinh-lop-3-hoc-an-toan-giao-thong/

ĐH: Thủy lợi, Hồng Đức, Nha Trang, SPKT Nam Định công bố thông tin TS

Posted: 21 Feb 2013 03:07 AM PST

(GDTĐ)-Thêm các trường ĐH Thủy Lợi, ĐH Hồng Đức, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định và ĐH Nha Trang công bố các thông tin về kỳ tuyển sinh ĐH chính quy năm 2013.

Thí sinh thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn

Trường ĐH Thủy Lợi tuyển sinh trong cả nước, thi tuyển theo quy định của Bộ GDĐT. Điểm xét tuyển: có điểm chuẩn vào trường (cơ sở Hà Nội (TLA) khác cơ sở 2 tại TPHCM và Bình Dương (TLS); có điểm chuẩn xét chuyển TLA về TLS; điểm xét tuyển theo ngành.

Thí sinh ĐKDT vào cơ sở 2 (TLS), nếu trúng tuyển sẽ học tại số 2 Trường Sa, phường 17, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh và Thị trấn An Thạnh – Bình Dương. Thời gian đào tạo hệ đại học: 4,5 năm; riêng 3 ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh là 4 năm. Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo điều kiện cho sinh viên có thể học lấy hai bằng trong cùng một thời gian.

Trường tuyển sinh Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật tài nguyên nước (50 chỉ tiêu); Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật xây dựng (50 chỉ tiêu).  Chương trình tiên tiến xét tuyển đối với thí sinh dự thi đại học, cao đẳng có điểm từ điểm chuẩn vào ngành tương ứng và đáp ứng yêu cầu tiếng Anh của chương trình (thí sinh dự thi trường khác khối A và A1 có nguyện vọng xét tuyển đăng kí theo mẫu có phát tại trường hoặc trên website của trường).

Hệ Cao đẳng không thi tuyển riêng mà xét tuyển theo quy định chung của Bộ GDĐT.

Thông tin chi tiết như sau:

TT

Tên trường, Địa chỉ, Hệ đào tạo, Ngành đào tạo

Ký hiệu trường

Khối

Mã ngành

Chỉ tiêu

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học

175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04.3563.1537

Fax: 04.35638923.

Email:daotao@wru.edu.vn

Website: www.wru.edu.vn

 

 

 

3200

 

A

Các ngành đào tạo hệ đại học chính quy

 

 

 

3060

I

Tại Hà Nội

TLA

A

 

2480

1

Kỹ thuật công trình xây dựng gồm 3 chuyên ngành:

- Xây dựng công trình thủy,

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp,

- Địa kỹ thuật xây dựng 

TLA

A

D580201

350

2

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

-

A

D580205

140

3

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

-

A

D510103

140

4

Quản lý xây dựng

-

A

D580302

140

5

Kỹ thuật tài nguyên nước

-

A

D580212

210

6

Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

-

A

D520503

70

7

Kỹ thuật Thủy điện và năng lượng tái tạo

-

A

D520203

140

8

Kỹ thuật công trình biển

-

A

D580203

140

9

Kỹ thuật hạ tầng và phát triển nông thôn

-

A

D580211

70

10

Cấp thoát nước

-

A

D110104

70

11

Kỹ thuật cơ khí

-

A

D520103

140

12

Kỹ thuật điện, điện tử

-

A

D520201

70

13

Thuỷ văn

-

A

D440224

140

14

Kỹ thuật môi trường

-

A

D520320

140

15

Công nghệ thông tin

-

A

D480201

140

16

Kinh tế

-

A

D310101

70

17

Quản trị kinh doanh

-

A

D340101

70

18

Kế toán

-

A

D340301

140

II

Tại Cơ sở 2 (CS2)- TP Hồ Chí Minh và Bình Dương

TLS

A

 

580

1

Kỹ thuật công trình xây dựng gồm 2 chuyên ngành:

-          Xây dựng công trình Thủy,

-          Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

TLS

A

D580201

340

2

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

-

A

D510103

80

3

Kỹ thuật tài nguyên nước

-

A

D580212

80

4

Cấp thoát nước

-

A

D110104

80

B

Hệ cao đẳng chính quy

 

 

 

140

1

Tại Hà Nội

- Công nghệ kĩ thuật công trình xây dựng

TLA

A

C510102

140

Trường ĐH Hồng Đức tổ chức thi tuyển sinh bậc đại học. Bậc cao đẳng trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển cho những thí sinh có hồ sơ đăng ký xét tuyển, dựa vào kết quả thi đại học theo đề thi chung của Bộ GDĐT năm 2013 và khối thi tương ứng.

Điểm tuyển theo từng ngành (Riêng các ngành khối Nông-Lâm-Ngư nghiệp tuyển sinh theo khối ngành). GD Mầm non: điểm tối thiểu môn năng khiếu phải đạt từ 4,0 điểm trở lên.

Số

TT

Tên trường

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành  đào tạo

Khối thi

 

Chỉ tiêu

(Dự kiến)

 

Trường Đại học Hồng Đức

ĐT: (037) 3910.222;

Fax: (037) 3910.475

Website: www.hdu.edu.vn

HDT

 

 

 

 

Phòng Đào tạo

Số 565 Quang Trung, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa

ĐT: (037) 3910.619

 

 

 

 

I

Hệ đào tạo đại học

 

 

 

1750

1

Sư phạm Toán học

 

D140209

A,A1

 

2

Sư phạm Vật lý

 

D140211

A,A1

 

3

Sư phạm Hóa học

 

D140212

A,B

 

4

Sư phạm Sinh học

 

D140213

B

 

5

Sư phạm Ngữ văn

 

D140217

C,D1

 

6

Sư phạm Lịch sử

 

D140218

C

 

7

Sư phạm Địa lý

 

D140219

A,A1,C

 

8

Sư phạm tiếng Anh

 

D140231

A1,D1

 

9

Giáo dục Tiểu học

 

D140202

D1,M

 

10

Giáo dục Mầm non

 

D140201

M

 

11

Văn học

 

D220330

C,D1

 

12

Lịch sử (định hướng Quản lý di tích, danh thắng)

 

D220310

C

 

13

Địa lý học (định hướng Quản lý tài nguyên môi trường)

 

D310501

A,A1,C

 

14

Việt Nam học (định hướng Hướng dẫn du lịch)

 

D220113

A,C,D1

 

15

Xã hội học (định hướng Công tác xã hội)

 

D310301

A,C,D1

 

16

Tâm lý học (định hướng Quản trị nhân sự)

 

D310401

A,A1,

B,C,D1

 

17

Công nghệ thông tin

 

D480201

A,A1

 

18

Kỹ thuật công trình xây dựng

 

D580201

A,A1

 

19

Vật lý  học (Vật lý ứng dụng)

 

D440102

A,A1

 

20

Kế toán

 

D340301

A,A1,D1

 

21

Quản trị kinh doanh

 

D340101

A,A1,D1

 

22

Tài chính-Ngân hàng

 

D340201

A,A1,D1

 

23

Nông học (định hướng công nghệ cao)

 

D620109

A,A1,B

 

24

Chăn nuôi (Chăn nuôi-Thú y)

 

D620105

A,A1,B

 

25

Bảo vệ thực vật

 

D620112

A,A1,B

 

26

Lâm nghiệp

 

D620201

A,A1,B

 

II

Hệ đào tạo cao đẳng:

 

 

 

900

1

SP Toán học (Toán – Tin)

 

C140209

A,A1

 

2

SP Hoá học (Hóa – Sinh)

 

C140212

A,B

 

3

SP Sinh học (Sinh-Công nghệ nông nghiệp)

 

C140213

B

 

4

SP Ngữ văn (Văn-Sử)

 

C140217

C,D1

 

5

SP Địa lý (Địa-Sử)

 

C140219

A,A1,C

 

6

Giáo dục Mầm non

 

C140201

M

 

7

Giáo dục Tiểu học

 

C140202

D1,M

 

8

SP Tiếng Anh

 

C140231

A1,D1

 

9

Kế toán

 

C340301

A,A1,D1

 

10

Quản trị Kinh doanh

 

C340101

A,A1,D1

 

11

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

 

C510301

A,A1

 

12

Quản lý đất đai

 

C850103

A,A1,B

 

13

Công nghệ thông tin

 

C480201

A,A1

 

Trường Đại học Nha Trang thông báo tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 với 2.400 chỉ tiêu đại học và 1.000 chỉ tiêu cao đẳng. Trường tuyển sinh trong cả nước. Thí sinh từ Quảng Bình trở ra thi tại Trường Cao đẳng Thủy sản – Thị xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (TSB). Thí sinh từ Quảng Trị trở vào thi tại Trường Đại học Nha Trang – Số 02 Nguyễn Đình Chiểu, TP. Nha Trang, Khánh Hoà (TSN). Thí sinh các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thi tại TP. Cần Thơ (TSS).  Phân hiệu Kiên Giang (ĐHNT), địa chỉ: số 65 Trần Hưng Đạo, phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, Kiên Giang (300 chỉ tiêu) dành cho các thí sinh có nguyện vọng và hộ khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đào tạo các ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản (D620304), Kỹ thuật tàu thủy (D520122), Công nghệ thực phẩm (D540101), Công nghệ chế biến thủy sản (D540105), Công nghệ kỹ thuật nhiệt (D510206), Công nghệ kỹ thuật xây dựng (D510103), Nuôi trồng thủy sản (D620301), Kinh tế nông nghiệp (chuyên ngành: Kinh tế và quản lý thủy sản – D620115), Kế toán (D340301).

Xét điểm trúng tuyển theo ngành, nhóm ngành.  Hệ cao đẳng không tổ chức thi tuyển, mà lấy kết quả thi năm 2013 của những thí sinh đã dự thi khối A, A1, B, D1,3 theo đề thi chung của Bộ GDĐT để xét tuyển

Hệ đào tạo

Ngành đào tạo

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu năm 2013 (Dự kiến)

Điểm chuẩn 2012

Các ngành đào tạo trình độ đại học:

 

 

2.400

 

Kỹ thuật khai thác thủy sản (Chuyên ngành Quản lý khai thác thủy sản)

D620304

A ,A1

50

13

Khoa học hàng hải (chuyên ngành An toàn hàng hải)

D840106

A ,A1

50

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

D510201

A ,A1

50

Công nghệ kỹ thuật ôtô

D510205

A ,A1

80

Công nghệ chế tạo máy

D510202

A ,A1

80

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

D510206

A ,A1

80

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

D510203

A ,A1

80

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

D510301

A ,A1

100

Kỹ thuật tàu thủy

D520122

A ,A1

80

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

D510103

A ,A1

120

Công nghệ thông tin

D480201

A ,A1, D1

120

Hệ thống thông tin quản lý

D340405

A ,A1, D1

50

Công nghệ kỹ thuật môi trường

D510406

A ,A1, B

100

13 (A)

14 (B)

Công nghệ thực phẩm

D540101

A ,A1, B

200

Công nghệ sinh học

D420201

A ,A1, B

100

Công nghệ chế biến thủy sản

D540105

A ,A1, B

100

Nuôi trồng thủy sản

D620301

B

100

14

Bệnh học thủy sản

D620302

B

50

Quản lý nguồn lợi thủy sản

D620305

B

50

Quản trị kinh doanh

D340101

A ,A1, D1,3

100

13 (A,A1) 13,5 (D1,3)

Kinh doanh thương mại

D340121

A ,A1, D1,3

100

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

A ,A1, D1,3

150

Kinh tế nông nghiệp (chuyên ngành: Kinh tế và quản lý thủy sản)

D620115

A ,A1, D1,3

60

Kế toán

D340301

A ,A1, D1,3

100

Tài chính - Ngân hàng

D340201

A ,A1, D1,3

100

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

150

13,5

Các ngành đào tạo cao đẳng:

 

 

1.000

 

Công nghệ kỹ thuật nhiệt (gồm 3 chuyên ngành: Điện lạnh, Cơ điện và Cơ điện lạnh)

C510206

A,A1

60

10

Điều khiển tàu biển

C840107

A,A1

60

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

C510301

A,A1

70

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

C510203

A,A1

70

Công nghệ thực phẩm

C540102

A,A1,B

150

10 (A)

11 (B)

Công nghệ chế biến thủy sản

C540105

A,A1,B

100

Nuôi trồng thủy sản

C620301

B

120

11

Công nghệ thông tin

C480201

A,A1,D1

120

10 (A,A1)

10,5 (D1,3)

Kế toán

C340301

A,A1,D1,3

150

Quản trị kinh doanh

C340101

A,A1, D1,3

100

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định công bố tuyển mới ĐH chính quy chỉ tiêu 900, trong đó có 300 chỉ tiêu đại học sư phạm kỹ thuật, 600 chỉ tiêu đại học công nghệ và cử nhân kinh tế. Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh và xét tuyển những thí sinh dự thi đại học khối A, A1, D1, D3 năm 2013 theo đề thi chung của Bộ GDĐT.

Trường đồng thời công bố 500 chỉ tiêu ĐH liên thông hệ chính quy. Theo đó, đại học liên thông từ cao đẳng: Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Gồm các chuyên ngành: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ kỹ thuật điện); Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành công nghệ hàn); Công nghệ kỹ thuật ô tô.

 Đại học liên thông từ cao đẳng nghề: Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành công nghệ hàn); Công nghệ kỹ thuật ô tô; Kế toán.

CĐ hệ chính quy xét tuyển; chỉ tiêu 500. CĐ nghề, TC nghề xét tuyển; chỉ tiêu 500.

Lưu ý, sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật không phải đóng học phí. Học sinh – Sinh viên được xét miễn, giảm học phí và xét cấp học bổng theo chế độ hiện hành; được học và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu sinh viên có nguyện vọng.

Các ngành đào tạo cụ thể như sau:                                                                             

TT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Khối thi

1

Khoa học máy tính

D480101

A, A1, D1

2

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1, D1

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện)

D510301

A, A1

4

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D510303

A, A1

5

Công nghệ chế tạo máy

D510202

A, A1

6

Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Chuyên ngành Công nghệ hàn)

D510201

A, A1

7

Công nghệ kỹ thuật ôtô

D510205

A, A1

8

Kế toán

D340301

A, A1, D1,3

9

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1, D1,3

 Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201302/DH-Thuy-loi-Hong-Duc-Nha-Trang-SPKT-Nam-Dinh-cong-bo-thong-tin-TS-1967104/

Đừng ép học sinh thành nhà phê bình văn học

Posted: 21 Feb 2013 03:07 AM PST

Đừng ép học sinh thành nhà phê bình văn học

Vì sao học sinh không thích sử?
Đừng bắt học sinh học thuộc quá nhiều môn Sử
Dạy và ra đề để học sinh phát huy sáng tạo

Tiến sĩ Phan Hồng Giang, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, cho rằng, tham vọng biến học sinh thành nhà phê bình văn học của những người làm chương trình – sách giáo khoa môn ngữ văn khiến văn mẫu thịnh hành trong đời sống học đường.


Tiến sĩ Phan Hồng Giang
Tiến sĩ Phan Hồng Giang.

Ông Giang chia sẻ: "Mỗi lần cầm cuốn sách giáo khoa (SGK) văn lên, tôi hay bị rơi vào trạng thái bực mình vì gặp sự bất cập. Dường như những nhà làm chương trình, các tác giả SGK xác định chưa trúng lắm mục tiêu dạy học môn văn.

Họ có vẻ chú tâm vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục công dân trong khi theo tôi, dạy văn chủ yếu là để bồi dưỡng những tình cảm nhân văn của con người.

Nội dung học nhiều phần còn mang tính chuyên sâu, khiến người ta không khỏi nghi ngờ, phải chăng các tác giả chương trình, vô tình hay cố ý, muốn đào tạo học sinh (HS) phổ thông sau này thành những nhà phê bình, những nhà nghiên cứu văn học?".

Vậy theo ông, nên thay đổi nội dung dạy học môn văn theo hướng nào?


Mục đích của môn văn là chỉ cần giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp mang đậm tính nhân văn thông qua một số tác phẩm cụ thể, biết cách trình bày lại ý kiến của mình đúng ngữ pháp, dùng từ đúng ngữ nghĩa, viết đúng chính tả.

Cái ngược đời hiện nay là chúng ta học hành thì có vẻ cao siêu nhưng khi viết lại không thành câu, không chỉ HS mà kể cả một số thầy cô giáo, thậm chí cả vài ba vị đã thành danh.

Cứ mở ti vi là được nghe những câu cụt câu què! Trong các văn bản đầy rẫy câu sai, kiểu "với tinh thần trách nhiệm cao, đã làm tăng vị thế của…" hoặc "quá trình" gì đó "đã thành" thế nọ thế kia…

Nhưng nếu chương trình thay đổi mà cách đánh giá – thi cử không thay đổi thì cũng chẳng giải quyết được gì. Nếu cứ đánh giá theo kiểu 0,25 điểm cho một ý như hiện nay thì chúng ta sẽ cho ra những sản phẩm giống nhau. Sự cá biệt hóa sẽ bị triệt tiêu.

Thật đáng kinh hãi khi nhìn một đáp án bổ ra từng 0,25 điểm cho từng ý! Chấm văn thì anh phải nhìn toàn cục cả bài nó có ra văn không chứ không phải đếm ý cho điểm!

Nhiều ý kiến cho rằng học văn là giúp học sinh tự tìm đến tác phẩm, tự cảm thụ - cảm nhận theo cách của mình. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhiều ý kiến cho rằng học văn là giúp học sinh tự tìm đến tác phẩm, tự cảm thụ – cảm nhận theo cách của mình. Ảnh: Đào Ngọc Thạch.

Chương trình môn ngữ văn hiện nay có đủ 2 phần ngữ và văn nhưng khả năng diễn đạt tiếng Việt cũng như khả năng cảm thụ văn chương của HS ngày nay đều kém. Nên chăng chương trình sau năm 2015 tách ngữ và văn thành 2 môn, thưa ông ?


Cũng cần phải tích hợp nhưng đến một mức độ nào đó thôi. Nên xem tiếng Việt là môn công cụ, mọi HS đều phải học dù sau này thi ĐH ngành nào vì làm nghề gì cũng phải biết diễn đạt ý tứ mạch lạc, đúng ngữ pháp, không mắc lỗi nói câu què cụt, câu vô chủ. Giáo dục phổ thông rất cần đề cao vai trò tiếng Việt dưới góc độ viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa.

Với môn văn, điều quan trọng là làm sao khích lệ được sự tiếp nhận sáng tạo của HS. Làm sao để các em tự tìm đến tác phẩm, tự cảm thụ – cảm nhận theo cách của mình.

Nếu các em cảm thụ không giống mình thì cũng không nên bắt bẻ mà cần để cho các em trình bày, nếu các em có lý thì mình phải chấp nhận. Như vậy trong một giờ học văn sẽ có những phát hiện, những góc nhìn bất ngờ từ các HS.

Ngoài ra, có thể khuyến khích cả tập thể lớp tham gia tìm hiểu một tác phẩm. Một tiết học văn có thể là một tiết các nhóm thay nhau lên trình diễn một tiểu phẩm nào đó từ các tác phẩm cụ thể.

Người ta không thích cho con em mình học văn vì thấy nó vô bổ. Ông có nghĩ rằng nếu việc dạy văn đạt được mục tiêu bồi dưỡng tâm hồn con người như ông nói ở trên thì sẽ khuyến khích nhiều người thích học văn?

Muốn vậy thì cái tối thiểu hoạt động dạy học môn văn trong trường phổ thông phải đạt được là làm cho trẻ con không sợ văn mà yêu văn. Như nhà tôi chẳng hạn, trẻ con đến giờ văn là thấy e ngại vì nó buồn tẻ.

Thời tôi đi học phổ thông thì ngược lại, giờ văn rất hấp dẫn. Có những thầy dạy rất hay, vào lớp là kể chuyện, chuyện các nhân vật trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo. Có thầy kể chuyện Thủy Hử, Tam Quốc diễn nghĩa. Học trò ngồi cứ há hốc mồm ra nghe. Không hẳn vì chuyện hay mà ở cách biểu đạt rất cá tính của những ông thầy. Hồi ấy làm gì đã có SGK. Mỗi thầy là một tác giả "cuốn SGK" của chính mình. Có thể vì thế mà các thầy mới dạy được thoải mái như thế.

Theo Thanh Niên

Chương trình quá nặng

Chương trình ngữ văn hiện nay quá nặng, giảm tải chỉ mang tính hình thức. Tính bình quân, một tác phẩm văn xuôi chỉ khoảng 2 tiết, tác phẩm thơ 1 tiết. Do vậy, HS chủ yếu học thuộc lòng, nắm ý là chính.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
(giáo viên văn Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM)

Không dạy cảm thụ, chỉ dạy học thuộc lòng

Chúng ta cũng không thể thay đổi được gì nhiều. Chính vì vậy, chúng ta cần phải làm cuộc cách mạng từ gốc. Nghĩa là, phải dạy văn theo lối cảm thụ tác phẩm ngay từ bậc tiểu học.

Nên đưa thêm tác phẩm đương đại để HS cảm thấy gần gũi và dễ cảm thụ. Đề thi cũng không nên ra tác phẩm đã dạy mà cho ra tác phẩm khác. Điểm số, cách hành văn của các em sẽ đánh giá được mức độ cảm thụ văn học và cách diễn đạt của các em để tránh hiện tượng văn mẫu, học vẹt…

Nguyễn Thị Mỹ Liên
(giáo viên dạy văn Trường THPT Nhân Việt TP.HCM)

Nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/614599/Dung-ep-hoc-sinh-thanh-nha-phe-binh-van-hoc-tpol.html

Quy hoạch phát triển nhân lực và Đào tạo theo nhu cầu XH (2011

Posted: 21 Feb 2013 02:07 AM PST

(GDTĐ)-Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực và Đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011 – 2020.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực và Đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực và Đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Quy chế quy định nhiệm vụ của trưởng BCĐ; Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ là lãnh đạo Bộ GDĐT;Phó Trưởng BCĐ là lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Trưởng BCĐ là lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy viên Ban BCĐ; Tổ Thư ký. Theo đó, Bộ GDĐT là cơ quan thường trực BCĐ, có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của BCĐ và Tổ thư ký. Tổ thư ký do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập.

Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ là lãnh đạo Bộ GDĐT có nhiệm vụ giúp Trưởng BCĐ trực tiếp điều phối các hoạt động chung của BCĐ. Chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của BCĐ, đôn đốc các thành viên BCĐ thực hiện nhiệm vụ do Trưởng BCĐ giao; dự trù nguồn kinh phí hằng năm cho hoạt động của BCĐ về công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của BCĐ liên quan đến nhiệm vụ đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. Sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, duy trì thông tin liên lạc, gắn kết hoạt động của các thành viên BCĐ và trực tiếp điều hành hoạt động của Tổ thư ký giúp việc BCĐ.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Trưởng BCĐ điều phối, xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực. Phối hợp với Bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực theo nhu cầu phát triển của xã hội.

Tổ chức kiểm tra, tổng hợp báo cáo Trưởng BCĐ về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thừa ủy quyền Trưởng BCĐ xử lý công việc thường xuyên của BCĐ; tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất.

BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo cơ chế phối hợp thông qua các cuộc họp của BCĐ và trách nhiệm được giao của mỗi thành viên.

Các thành viên BCĐ được cung cấp những thông tin cần thiết, có liên quan đến công tác chỉ đạo, tình hình triển khai và kết quả thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội định kỳ 6 tháng và hằng năm; trao đổi ý kiến tại các phiên họp của BCĐ; tham gia các đoàn tham quan, nghiên cứu, kiểm tra công tác thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ở các Bộ, ngành và địa phương theo sự phân công của Trưởng BCĐ.

Thành viên BCĐ chỉ phát ngôn trước công luận những vấn đề thuộc thẩm quyền được giao. Không lấy danh nghĩa của BCĐ để phát ngôn những vấn đề mang quan điểm cá nhân. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201302/Quy-hoach-phat-trien-nhan-luc-va-Dao-tao-theo-nhu-cau-XH-2011-2020-1967111/

Giáo sư, tiến sĩ được kéo dài thời gian giảng dạy

Posted: 21 Feb 2013 02:07 AM PST

(VTC News)- Ngày 20/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý dự thảo của Bộ GD-ĐT về việc kéo dài thời gian giảng dạy đối với giảng viên là giáo sư, tiến sĩ.

» Bản đồ giấy ‘hút hồn’ giới trẻ
» Gặp 2 nữ giảng viên cảnh sát xinh đẹp
» Chuyện tình đẹp như mơ của nữ giảng viên báo chí

Theo đó, ngày 20/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có văn bản yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. ( Chi tiết xem tại đây 13920001.pdf)

Trong đó có quy định cụ thể về việc kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đến tuổi nghỉ hưu, để giảng dạy, nghiên cứu khoa học đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học.

Giảng viên có trình độ tiến sĩ, có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư được kéo dài thời gian công tác (Ảnh minh họa) 
Trước đó, tháng 12 năm 2012, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo nghị định "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục Đại học"  trong đó có quy định việc kéo dài thời gian làm việc được thực hiện khi cơ sở giáo dục Đại học có nhu cầu và giảng viên tự nguyện, có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Giảng viên có thời gian làm việc kéo dài thuộc biên chế cơ hữu của trường Đại học. Trong thời gian làm việc kéo dài, giảng viên được hưởng lương và các chế độ theo ngạch, bậc lương đang hưởng, được xét tăng lương theo quy định và chế độ đã hưởng trước khi thực hiện kéo dài thời gian làm việc.

Trong thời gian kéo dài, giảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Khởi Nguyên

Nguồn: http://vtc.vn/538-367598/giao-duc/giao-su-tien-si-duoc-keo-dai-thoi-gian-giang-day.htm

ĐH Đà Nẵng tuyển mới gần 11.000 chỉ tiêu

Posted: 20 Feb 2013 11:00 PM PST

- Năm 2013, ĐH Đà Nẵng tuyển mới 10.950 chỉ tiêu (CT), trong đó bậc ĐH tuyển 8.080
CT, bậc CĐ tuyển 2.870 CT.



Đặc biệt, năm nay ngành Sư phạm kỹ thuật điện tử – tin học (Trường ĐH Bách khoa
Đà Nẵng) được miễn học phí cả 4 năm học. Sinh viên các lớp chất lượng cao Trường ĐH
Kinh tế và ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng sẽ được ưu tiên giới thiệu học chuyển tiếp tại
nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Hệ CĐ của trường không tổ chức thi tuyển, mà sẽ xét tuyển dựa trên kết
quả thi ĐH của thí sinh theo đề chung của Bộ.

STT
Tên trường
Mã ngành
Khối thi
Chỉ tiêu
1
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2940

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (Chuyên ngành Sư phạm kỹ
thuật điện tử – tin học)

D140214

A
50

Công nghệ sinh học

D420201

A
55

Công nghệ thông tin

D480201

A
230

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

D510105

A
55

Công nghệ chế tạo máy

D510202

A
145

Công nghệ vật liệu

D510402

A
60

Quản lý công nghiệp

D510601

A
55

Kỹ thuật cơ khí (Chuyên ngành Động lực)

D520103

A
150

Kỹ thuật cơ – điện tử

D520114

A
95

Kỹ thuật nhiệt (gồm các chuyên ngành: Nhiệt – điện lạnh,
Kỹ thuật năng lượng và môi trường

D520115

A
140

Kỹ thuật tàu thủy

D520122

A
55

Kỹ thuật điện, điện tử (gồm các chuyên ngành: Hệ thống
điện, Tự động hóa, Điện công nghiệp)

D520201

A
245

Kỹ thuật điện tử, truyền thông (gồm các chuyên ngành: Kỹ
thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông, Kỹ thuật máy tính)

D520201

A
230

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D520216

A
135

Kỹ thuật môi trường

D520320

A
55

Kỹ thuật dầu khí

D520604

A
55

Công nghệ thực phẩm

D540101

A
95

Kiến trúc

D580102

V
110

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

A
230

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (gồm các chuyên
ngành: Đường Giao thông đô thị, Xây dựng cầu đường bộ)

D580205

A
225

Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Tin học xây dựng)

D580208

A
110

Kỹ thuật tài nguyên nước

D850101

A
55

Kinh tế xây dựng

D580301

A
110

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

A
55

Các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế

140
2
ĐẠI HỌC KINH TẾ

1580

1. Kinh tế, gồm các chuyên ngành
D310101

Kinh tế phát triển

A,A1,D1-4
50

Kinh tế lao động

A,A1,D1-4
35

Kinh tế và quản lý công

A,A1,D1-4
35

Kinh tế chính trị

A,A1,D1-4
35

Kinh tế đầu tư

A,A1,D1-4
40

2. Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành
D340101

Quản trị kinh doanh tổng quát

A,A1,D1-4
100

Quản trị tài chính

A,A1,D1-4
90

3. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
D340103
A,A1,D1-4
70

4. Quản trị khách sạn
D340107
A,A1,D1-4
50

5. Marketing
D340115
A,A1,D1-4
60

6. Kinh doanh quốc tế (chuyên ngành Ngoại thương)
D340120
A,A1,D1-4
140

7. Kinh doanh thương mại
D340121
A,A1,D1-4
70

8. Tài chính – Ngân hàng, gồm các chuyên ngành
D340201
A,A1,D1-4

Ngân hàng

A,A1,D1-4
100

Tài chính doanh nghiệp

A,A1,D1-4
70

Tài chính công

A,A1,D1-4
35

9. Kế toán
D340301
A,A1,D1-4
190

10. Kiểm toán
D340302
A,A1,D1-4
100

11. Quản trị nhân lực
D340404
A,A1,D1-4
40

12. Hệ thống thông tin quản lý, gồm các chuyên ngành
D340405

Tin học quản lý

A,A1,D1-4
35

Quản trị hệ thống thông tin

A,A1,D1-4
40

Thương mại điện tử

A,A1,D1-4
35

13. Luật (chuyên ngành Luật học)
D380101
A,A1,D1-4
50

14. Luật kinh tế (chuyên ngành Luật kinh doanh)
D380107
A,A1,D1-4
70

15. Thống kê (chuyên ngành Thống kê KT-XH)
D460201
A,A1,D1-4
40
3
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

1520

1. Sư phạm tiếng Anh, gồm các chuyên ngành

D1

Sư phạm tiếng Anh
D140231

70

Sư phạm tiếng Anh bậc Tiểu học
D140231

70

2. Sư phạm tiếng Pháp
D140233
D1, D3
35

3. Sư phạm tiếng Trung
D140234
D1, D4
35

4. Ngôn ngữ Anh, gồm các chuyên ngành

D1

Cử nhân tiếng Anh
D220201

420

Cử nhân tiếng Anh thương mại
D220201

180

Cử nhân tiếng Anh du lịch
D220201

105

5. Ngôn ngữ Nga, gồm các chuyên ngành

D1, D2, C

Cử nhân tiếng Nga
D220202

35

Cử nhân tiếng Nga du lịch
D220202

35

6. Ngôn ngữ Pháp, gồm các chuyên ngành

D1, D3

Cử nhân tiếng Pháp
D220203

35

Cử nhân tiếng Pháp du lịch
D220203

35

7. Ngôn ngữ Trung Quốc, gồm các chuyên ngành

D1, D4

Cử nhân tiếng Trung
D220204

70

Cử nhân tiếng Trung thương mại
D220204

35

8. Ngôn ngữ Nhật
D220209
D1, D6
105

9. Ngôn ngữ Hàn Quốc
D220210
D1
70

10. Quốc tế học
D220212
D1
115

11. Ngôn ngữ Thái Lan
D220219
D1
35

12. Đông phương học
D220213
A1, D1
35
4
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

1740
A
Các ngành đào tạo đại học

Giáo dục Mầm non
D140201
M
150

Giáo dục Tiểu học
D140202
D1
150

Giáo dục Chính trị
D140205
C, D1
50

Sư phạm Toán học
D140209
A, A1
60

Sư phạm Tin học
D140210
A, A1
60

Sư phạm Vật lý
D140211
A
60

Sư phạm Hóa học
D140212
A
60

Sư phạm Sinh học
D140213
B
60

Sư phạm Ngữ văn
D140217
C
60

Sư phạm Lịch sử
D140217
C
60

Sư phạm Địa lý
D140219
C
60

Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch)
D220113
C, D1
60

Văn học
D220330
C
60

Văn hóa học
D220340
C
50

Tâm lý học
D310401
B, C
50

Địa lý tự nhiên (chuyên ngành Địa lý Tài nguyên – Môi
trường
D310501
C
50

Báo chí
D320101
C, D1
70

Công nghệ sinh học (chuyên ngành ứng dụng trong nông lâm,
dược liệu, môi trường)
D420201
B
50

Vật lý học
D440102
A
60

Hóa học, gồm các chuyên ngành

A

Phân tích – Môi trường
D440102
A
60

Hóa dược
D440112
A
60

Địa lý tự nhiên
D440217
A, B
60

Khoa học môi trường (chuyên ngành Quản lý môi trường)
D440301
A
50

Toán ứng dụng
D440301
A, A1
60

Công nghệ thông tin
D480201
A, A1
60

Công tác xã hội
D760101
C, D1
50

Quản lý tài nguyên và môi trường
D850101
B
60
B
Các ngành đào tạo cao đẳng

Sư phạm Âm nhạc
D850101
N
50
5
PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KONTUM

460
A
Các ngành đạo tạo đại học

300

Quản trị kinh doanh
D340101
A,A1,D1
50

Kiểm toán
D340302
A,A1,D1
50

Kế toán
D340301
A,A1,D1
50

Kinh doanh thương mại
D340121
A,A1,D1
50

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
D580205
A
50

Kinh tế xây dựng
D580301
A
50
B
Các ngành đào tạo cao đẳng:

160

Kinh doanh thương mại (Ch. ngành Quản trị doanh
nghiệp thương mại)

C340121
A,A1,D1
40

Kế toán (Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp)
C340301
A,A1,D1
40

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
C510102
A
40

Công nghệ sinh học
C420201
A, B
40
6
CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ

1900

Hệ thống thông tin quản lý
C340405
A,A1,D1
80

Công nghệ sinh học
C420201
A, B
80

Công nghệ thông tin
C480201
A, D1
140

Công nghệ kỹ thuật kiến trúc
C510101
A, V
80

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
C510102
A
120

Công nghệ kỹ thuật xây dựng
C510103
A
180

Công nghệ kỹ thuật giao thông
C510104
A
120

Công nghệ kỹ thuật cơ khí
C510201
A
120

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
C510203
A
100

Công nghệ Kỹ thuật ô tô
C510205
A
120

Công nghệ kỹ thuật nhiệt
C510206
A
80

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
C510301
A
200

Công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông
C510302
A
120

Công nghệ kỹ thuật hoá học
C510401
A, B
80

Công nghệ kỹ thuật môi trường
C510406
A, B
120

Công nghệ thực phẩm
C540102
A, B
80

Quản lý xây dựng
C580302
A
80
7
CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

760

Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành.Thương mại điện tử)
C340101
A,A1,D1
70

Kế toán (Chuyên ngành Kế toán – tin học)
C340301
A,A1,D1
190

Khoa học máy tính (Chuyên ngành Công nghệ phần mềm)
C480101
A,A1,D1
70

Truyền thông và mạng máy tính (Chuyên ngành Công nghệ
Mạng và Truyền thông)

C480102
A,A1,D1
70

Hệ thống thông tin
C480104
A,A1,D1
60

Công nghệ thông tin
C480201
A,A1,D1
240

Tin học ứng dụng (Chuyên ngành Tin học – viễn thông)
C480202
A,A1,D1
60








  • Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109704/dh-da-nang-tuyen-moi-gan-11-000-chi-tieu.html

45.000 tỷ đồng cho chương trình tín dụng đối với HSSV

Posted: 20 Feb 2013 08:08 PM PST

(GDTĐ) -Sáng 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị Tổng kết 5 năm Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV). Hội nghị được trực tuyến tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sau 5 năm thực hiện quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, đối tượng vay vốn đã được mở rộng, mức cho vay được nâng lên, lãi suất cho vay của chương trình được điều chỉnh theo hướng linh hoạt, phù hợp hơn với thực tế trong từng thời kỳ.

Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn Chương trình là hơn 36.000 tỷ đồng, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy định. Hơn 3 triệu lượt HSSV đã được vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt trên 43.000 tỷ đồng. Giai đoạn 5 năm tiếp theo, dự kiến tổng nguồn vốn chương trình khoảng 45.000 tỷ đồng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Chương trình tín dụng đối với HSSV là một quyết tâm rất lớn của Chính phủ với mục tiêu không để HSSV nào phải bỏ học vì thiếu tiền học. Chừng nào còn các hộ nghèo, HSSV không có tiền đi học, thì chừng đó chương trình cho vay vẫn được tiếp tục.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tại hội nghị tổng kết này, các bộ, ngành, địa phương  cần đánh giá, xác định kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, bài học kinh nghiệm và các giải pháp để chương trình bền vững, nhất là bền vững về tài chính. 

Theo VOV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/45000-ty-dong-cho-chuong-trinh-tin-dung-doi-voi-HSSV-1967096/

Comments