Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Một số trường Y dược công bố chỉ tiêu 2013

Posted: 20 Feb 2013 08:03 AM PST

(GDTĐ)-Một số trường Y dược đã công bố chỉ tiêu dự kiến cho kỳ tuyển sinh năm 2013.

Tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2013. Ảnh: gdtd.vn
Tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2013. Ảnh: gdtd.vn

Trường ĐH Y Thái Bình tuyển mới 1100 chỉ tiêu, vùng tuyển là các tỉnh từ Quảng Bình trở ra. Trường tổ chức thi tuyển sinh theo quy định của Bộ GDĐT, điểm trúng tuyển xét theo ngành học.

Trong 580 chỉ tiêu BSĐK hệ đại học chính quy, trường dành 77 chỉ tiêu cho học sinh cử tuyển đang học dự bị tại Trường chuyển lên; 50 chỉ tiêu cho lưu học sinh Lào, Campuchia và 50 chỉ tiêu cho các trường Dự bị chuyển về. Số chỗ ở trong kí túc xá có thể tiếp nhận đối với khóa tuyển sinh 2013 là 300 sinh viên.

Thông tin chỉ tiêu cụ thể như sau: 

 

Tên trường.

Ngành học.

Ký hiệu trường

Mã ngành

Khối thi

 

Tổng chỉ tiêu

TRƯỜNG ĐH Y THÁI BÌNH

YTB

 

 

1100

Số 373 Lý Bôn, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

ĐT: (0363)838.545

Số máy lẻ 106, 105, 113

Website: www.tbmc.edu.vn

 

 

 

 

Hệ đại học chính quy

 

 

 

880

Bác sĩ Đa khoa

 

D720101

B

580

Bác sĩ Y học cổ truyền

 

D720201

B

60

Bác sĩ Y học dự phòng

 

D720302

B

60

Cử nhân Y tế công cộng

 

D720301

B

60

Cử nhân Điều dưỡng

 

D720501

B

60

Dược sĩ

 

D720401

B

60

Hệ đại học liên thông chính quy

 

 

 

220

Bác sĩ đa khoa

 

LTD0101

 

110

Bác sĩ y học cổ truyền

 

LTD0201

 

50

Dược sĩ

 

LTD0401

 

60

Năm 2013, tổng chỉ tiêu tuyển sinh Trường ĐH Y Hà Nội sẽ giữ ổn định với khoảng 1000 chỉ tiêu. Trong đó 550 dành cho Bác sĩ đa khoa, 100 chỉ tiêu bác sĩ răng hàm mặt, 100 cử nhân điều dưỡng, gần 100 bác sĩ y học dự phòng và gần 100 cử nhân y tế công cộng và kỹ thuật y học.

Trường ĐH Y dược Huế tuyển 1.900 chỉ tiêu kỳ tuyển sinh 2013. Cụ thể, các ngành đào tạo Y đa khoa: 820 chỉ tiêu; Răng – Hàm – Mặt: 80; Y học dự phòng: 180; Y học cổ truyền: 80; Dược học: 150; Điều dưỡng: 100; Kỹ thuật y học: 90; Y tế công cộng: 60. Tất cả các ngành thi khối B, trừ ngành Dược học thi khối A. Trường cũng công bố đào tạo liên thông trình độ ĐH chính quy: 340 chỉ tiêu.

Trường ĐH Y dược Cần Thơ dự kiến tổng chỉ tiêu dự kiến là 1.250, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2012.

Trường ĐH Y dược TP.HCM dự kiến tuyển mới 1.510 chỉ tiêu bậc ĐH. Cụ thể: Ngành Bác sĩ y khoa: 400 chỉ tiêu; Bác sĩ răng-hàm-mặt: 90; Bác sĩ y học cổ truyền: 150; Bác sĩ y học dự phòng: 100; Dược sĩ: 300; Điều dưỡng: 80; Y tế công cộng: 60; Xét nghiệm: 60; Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: 60; Kỹ thuật hình ảnh: 60; Phục hình răng: 40; Hộ sinh: 60 (chỉ tuyển nữ); Gây mê hồi sức: 50.

Bậc CĐ, trường tuyển 100 chỉ tiêu ngành Dược sĩ. Bậc TCCN tuyển 565 chỉ tiêu, trong đó, ngành Dược sĩ trung học: 80; Y sĩ y học cổ truyền: 80; Dược sĩ y học cổ truyền: 40; Điều dưỡng đa khoa: 70; Điều dưỡng gây mê hồi sức: 45; Điều dưỡng nha khoa: 30; Hộ sinh: 45; Kỹ thuật viên xét nghiệm: 45; Kỹ thuật viên vật lý trị liệu: 45; Kỹ thuật viên kỹ thuật hình ảnh: 45 (chỉ tuyển nam) ; Kỹ thuật viên phục hình răng: 40.

Khoa Y – ĐHQGHCM dự kiến 100 chỉ tiêu năm 2013 cho ngành Bác sĩ đa khoa, thi tuyển khối B.

Khoa Y- Dược – Trường ĐHQG Hà Nội tuyển sinh 2013 với 88 chỉ tiêu, trong đó Bác sĩ đa khoa (khối B): 44 chỉ tiêu và Dược học (khối A): 44 chỉ tiêu.

N.N

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201302/Mot-so-truong-Y-duoc-cong-bo-chi-tieu-2013-1967082/

2 trường hợp tuyển thẳng vào trung học phổ thông

Posted: 20 Feb 2013 08:03 AM PST


Quay li

Theo Thông tư 02/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), kể từ ngày 22/3/2013, sẽ có 2 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào THPT.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/2-truong-hop-tuyen-thang-vao-trung-hoc-pho-thong/278118.gd

Chỉ tiêu tuyển mới vào ĐHQG Hà Nội

Posted: 20 Feb 2013 05:06 AM PST

– Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của ĐHQG Hà Nội năm 2013 là
5.454. Riêng khoa Quốc tế tuyển 550 sinh viên.



STT
Tên trường, ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành
Khối thi
Chỉ tiêu tuyển sinh
1
ĐH CÔNG NGHỆ
QHI

602

Khoa học máy tính

D480101
A, A1
60

Công nghệ thông tin

D480201
A, A1
200

Hệ thống thông tin

D480104
A, A1
42

Công nghệ Điện tử – Viễn thông

D510302
A, A1
60

Truyền thông và mạng máy tính

D480102
A, A1
50

Vật lý kỹ thuật

D520401
A
55

Cơ học kỹ thuật

D520101
A
55

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

D510203
A
80
2
ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
QHT

1.299

Toán học

D460101
A, A1
100

Máy tính và khoa học thông tin

D480105
A, A1
115

Vật lý học

D440102
A, A1
50

Khoa học vật liệu

D430122
A, A1
30

Công nghệ hạt nhân

D520403
A, A1
70

Khí tượng học

D440221
A, A1
40

Thủy văn học

D440224
A, A1
30

Hải dương học

D440228
A, A1
30

Hóa học

D440112
A, A1
50

Công nghệ kỹ thuật hóa học

D510401
A, A1
90

Hóa dược

D440113
A, A1
50

Địa lý tự nhiên

D440217
A, A1
40

Quản lý đất đai

D850103
A, A1
70

Địa chất học

D440201
A, A1
40

Kỹ thuật địa chất

D520501
A, A1
30

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101
A, A1
60

Sinh học

D420101
A, A1
60

Công nghệ sinh học

D420201
A, A1, B
134

Khoa học đất

D440306
A, A1, B
30

Khoa học môi trường

D440301
A, A1, B
100

Công nghệ kỹ thuật môi trường

D510604
A, A1
80
3
ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
QHX

1.415

Báo chí

D320101
A, C, D1,2,3,4,5,6
98

Chính trị học

D310201
A, C, D1,2,3,4,5,6
68

Công tác xã hội

D760101
A, C, D1,2,3,4,5,6
78

Đông phương học

D220213
C, D1,2,3,4,5,6
118

Hán Nôm

D220104
C, D1,2,3,4,5,6
29

Khoa học quản lý

D340401
A, C, D1,2,3,4,5,6
98

Lịch sử

D220310
C, D1,2,3,4,5,6
88

Lưu trữ học

D320303
A, C, D1,2,3,4,5,6
68

Ngôn ngữ học

D220320
A, C, D1,2,3,4,5,6
58

Nhân học

D310302
A, C, D1,2,3,4,5,6
48

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103
A, C, D1,2,3,4,5,6
98

Quốc tế học

D220212
A, C, D1,2,3,4,5,6
88

Tâm lý học

D310401
A, B, C, D1,2,3,4,5,6
88

Thông tin học

D320201
A, C, D1,2,3,4,5,6
58

Triết học

D220301
A, C, D1,2,3,4,5,6
68

Văn học

D220330
C, D1,2,3,4,5,6
88

Việt Nam học

D220113
A, C, D1,2,3,4,5,6
58

Xã hội học

D310301
A, C, D1,2,3,4,5,6
68

Quan hệ công chúng

D360708
A, C, D1,2,3,4,5,6
50
4
ĐH NGOẠI NGỮ
QHF

1.042

Ngôn ngữ Anh

D220201
D1
472

Sư phạm tiếng Anh

D140231
D1

Ngôn ngữ Nga

D220202
D1,2
60

Sư phạm tiếng Nga

D140232
D1,2

Ngôn ngữ Pháp

D220203
D1,3
125

Sư phạm tiếng Pháp

D140233
D1,3

Ngôn ngữ Trung

D220204
D1,4
125

Sư phạm tiếng Trung

D140234
D1,4

Ngôn ngữ Đức

D220209
D1,5
60

Ngôn ngữ Nhật

D220209
D1,6
125

Sư phạm tiếng Nhật

D140236
D1,6

Ngôn ngữ Hàn Quốc

D220210
D1
75
5
ĐẠI HỌC KINH TẾ
QHE

421

Kinh tế

D310101
A, A1, D1
50

Kinh tế quốc tế

D310106
A, A1, D1
100

Quản trị kinh doanh

D340101
A, A1, D1
60

Tài chính – Ngân hàng

D340201
A, A1, D1
101

Kinh tế phát triển

D310104
A, A1, D1
60

Kế toán

D340301
A, A1, D1
50
6
ĐH GIÁO DỤC
QHS

300

Sư phạm Toán học

D140209
A, A1
50

Sư phạm Vật lý

D140211
A, A1
50

Sư phạm Hóa học

D140212
A, A1
50

Sư phạm Sinh học

D140213
A, A1, B
50

Sư phạm Ngữ văn

D140217
C, D1,2,3,4,5,6
50

Sư phạm Lịch sử

D140218
C, D1,2,3,4,5,6
50
7
KHOA LUẬT
QHL

287

Luật học

D380101
A, A1, C, D1,3
207

Luật kinh doanh

D380109
A, A1, D1,3
80
8
KHOA Y – DƯỢC
QHY

88

Y Đa khoa (Bác sĩ đa khoa)

D720101
B
44

Dược học

D720401
A
44
9
KHOA QUỐC TẾ
QHQ

550

1. Chương trình đào tạo do ĐHQGHN cấp bằng (có liên
thông với các trường ĐH nước ngoài)

Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh)

160

Kế toán và phân tích kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Anh)

80

Kế toán và phân tích kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Nga)

30

2. Chương trình đào tạo do đại học nước ngoài cấp
bằng (theo hình thức du học tại chỗ và du học bán phần)

Đào tạo bằng tiếng Anh

Kế toán (honours) do ĐH HELP (Malaysia) cấp bằng

60

Kế toán và Tài chính do ĐH East London (Anh) cấp bằng

60

Khoa học quản lý (chuyên ngành Quản trị kinh doanh) do
ĐH Keula (Mỹ) cấp bằng

100

Đào tạo bằng tiếng Pháp

Kinh tế – Quản lý do ĐH Paris Sud 11 (Pháp) cấp bằng

30

Đào tạo bằng tiếng Trung Quốc (du học bán phần do ĐH
Trung Quốc cấp bằng)

Kinh tế – Tài chính

10

Trung Y – Dược

5

Hán ngữ

10

Giao thông

5

Lưu ý: Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức thi tuyển sinh
mà xét tuyển hồ sơ căn cứ vào điểm thi đại học, quá trình học tập ở bậc THPT và
các tiêu chí tuyển sinh của đại học đối tác nước ngoài.

  • Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109655/chi-tieu-tuyen-moi-vao-dhqg-ha-noi.html

Chàng trai bỏ học kiếm vài trăm triệu/ năm

Posted: 20 Feb 2013 05:06 AM PST

Mới 19 tuổi nhưng Phạm Văn Bảo Trung (khu phố An Lạc, thị trấn Đinh Văn, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) đã có 3 năm nuôi ong lấy mật thành công, đem lại doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Phạm Văn Bảo Trung trong trại ong của mình – Ảnh: G.B

Bảo Trung kể: Đầu năm 2009, do không có "duyên phận" với đường học vấn nên anh bỏ ngang chuyện học khi chưa hết lớp 10 để về nhà phụ giúp bố mẹ làm cà phê. Làm chưa được một tháng, bất ngờ một hôm có người ở xã Đạ Đờn mang 100 đàn ong mật đến vườn nhà Trung nhờ đặt vào vườn cà phê để ong hút mật hoa. Quan sát đàn ong cũng như cách chăm sóc của người này trong mấy ngày ở vườn nhà, Trung bỗng cảm thấy thích nuôi ong một cách lạ kỳ. Thế là xin phép bố mẹ, Trung khăn gói theo người nuôi ong này để phụ việc và học nghề. Với niềm đam mê, chịu khó học hỏi, chỉ trong vòng 6 tháng, Trung đã thu được nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ong.

Trở về nhà, Trung trình bày dự án, kế hoạch nuôi ong của mình và thuyết phục bố mẹ, bà con anh em cho mượn tiền để đầu tư. Ban đầu, nhiều người không tin vào khả năng của chàng trai 16 tuổi lúc bấy giờ, nhưng thấy sự quyết tâm của Trung nên cuối cùng mọi người cũng đồng ý. Trung vay mượn được 50 triệu đồng và đầu tư mua 80 đàn ong về nuôi trong vườn cà phê của gia đình. "Cũng may tìm được chỗ mua và giá lúc đó cũng rẻ chứ bây giờ số tiền ấy chỉ mua được khoảng 30 đàn", Trung cho hay. Có ong, Trung tập trung chăm sóc và chỉ 4 tháng sau, qua mùa thu hoạch (mật, phấn, sữa ong chúa) đầu tiên, Trung đã thu hồi vốn và có lãi được số ong ban đầu. Từ đó, Trung càng tập trung nuôi và nhân đàn, đến nay trại nuôi ong của Trung đã có 250 đàn ong. Trung cho biết: "Hằng năm vào mùa hoa cà phê (từ tháng 12 đến tháng 4) thì thu hoạch mật và phấn, còn từ tháng 5 đến tháng 11 chỉ tập trung thu sữa ong chúa".

"Nuôi ong thật ra cũng không khó lắm, chỉ cần siêng năng, chăm sóc, vệ sinh thường xuyên cho đàn ong. Ngoài việc cho ăn ở nhà, hằng năm, vào mùa hoa cà phê cũng phải di chuyển cả trại ong đến những nơi có vườn hoa đẹp, thậm chí sang tận Đắk Lắk để ong hút mật và thay đổi môi trường sống. Nhưng điều quan trọng nhất là phải theo dõi thật kỹ, phát hiện lúc nào ong bị bệnh để điều trị kịp thời, nếu không sẽ rất nguy hiểm", Bảo Trung chia sẻ. Từ thành công này, Trung cho biết sắp tới vẫn tập trung nhân đàn, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc, điều trị bệnh để phát triển, mở rộng quy mô trại ong.

Trao đổi về mô hình này, chị Giáp Thị Thủy, Bí thư Huyện đoàn Lâm Hà, nhìn nhận: "Dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, từ hai bàn tay trắng, Phạm Văn Bảo Trung đã tìm tòi, phấn đấu, dám nghĩ, dám làm để có được một trại ong như ngày hôm nay. Trung là tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ huyện nhà trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp. Mô hình này cần được nhân rộng để các thanh niên khác học tập và làm theo…".

(Theo Gia Bình/ Thanh Niên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109492/chang-trai-bo-hoc-kiem-vai-tram-trieu--nam.html

Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng

Posted: 20 Feb 2013 05:06 AM PST

Những gia đình hiếm hoi mà cả cha và con đều có thời làm bộ trưởng, như gia đình ông Đoàn Mạnh Giao. Nhưng những người con cũng phải chịu nhiều áp lực trước cái bóng của người tiền nhiệm đồng thời là cha đẻ của mình.

Ở Việt Nam, chỉ có hai gia đình mà cả cha và con đều cùng giữ cương vị bộ trưởng ở cùng một bộ: gia đình cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (con trai là Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm) và cố bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng chính phủ) Đoàn Trọng Truyến.

Dưới đây là những câu chuyện rất riêng tư mà nguyên Bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Đoàn Mạnh Giao chia sẻ về người cha Đoàn Trọng Truyến của mình.

Những điều học được và không học được

Cha tôi vừa là một chính trị gia, vừa là một nhà khoa học. Con đường cách mạng mà ông chọn khiến ông trở thành một chính trị gia, nhưng chúng tôi, 7 người con của ông, đều biết rằng sâu thẳm trong ông luôn là trái tim của một nhà khoa học. Cha tôi có thói quen ham đọc sách và biết nhiều ngoại ngữ. Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung… ông đều rất giỏi. Khi ông cần học tiếng Nga, ông dán đủ các hình vẽ kèm theo ghi chú bằng tiếng Nga trong nhà vệ sinh.

Ông Đoàn Mạnh Giao

Đến năm 50 tuổi, khi làm việc với các chuyên gia Đức, ông lại đi học tiếng Đức. Không bao giờ ông rời tay khỏi cuốn sách. Kể cả khi ăn cơm, ông cũng kè kè cuốn sách bên cạnh, vừa ăn vừa đọc. Dù biết thói quen đó không tốt cho sức khỏe của ông, nhưng không ai có thể khuyên được ông. Thói quen này của ông sau này ảnh hưởng đến chúng tôi. Học tập cha, dù công việc có bận rộn đến mấy, tôi vẫn cố gắng duy trì thói quen đọc sách khi có thời gian rảnh.

Khi còn sống, cha tôi rất say mê nghiên cứu lý luận. Ông đọc không ngừng những tác phẩm của Mác – Lênin. Khi về công tác tại HV Hành chính Quốc gia, sau một thời gian sang thăm HV Hành chính Quốc gia Pháp (ENA) – trường hành chính nổi tiếng ở Pháp. Tại đó, cha tôi đã tiếp thu nhiều cái mới và là một trong những người đầu tiên ủng hộ những khái niệm về "Xã hội dân sự", "Nhà nước pháp quyền", "Tam quyền phân lập".

Thời kỳ đó, chúng ta chưa dễ chấp nhận những khái niệm này, nên cha tôi đã phải hứng chịu không ít khó khăn, sự lên án và cả sự thiệt thòi do những người có quan điểm trái ngược ông gây ra. Nhưng ông luôn im lặng, không kêu ca, không bất mãn. Với ông, đại cục đất nước quan trọng hơn chuyện danh vọng cá nhân.

Gia đình tôi có 7 anh em. Sau khi sinh được 5 người con trai, cha mẹ tôi mới đẻ tiếp được hai cô con gái. Vì rất mong mỏi có con gái, nên hai cô em gái của tôi sau này rất được ông bà yêu thương, thậm chí có phần cưng chiều hơn các con trai. Nhờ sự giáo dục của ông bà, anh em chúng tôi không bao giờ có tư tưởng phân biệt con trai con gái, trưởng nam hay thứ nữ. Chúng tôi bình đẳng trong gia đình.

Tôi học được ở cha mẹ tôi sự nhân hậu, chia sẻ với những người xung quanh mình. Ngày cha tôi còn sống, ông rất quý mến hàng xóm láng giềng. Những năm sau hòa bình, những dịp Tết đến, ông thường đi chúc Tết những người láng giềng của mình, kể cả những công chức lưu dung mà khi đó nhiều người vẫn có tâm lý tránh né vì sợ liên lụy.

Mẹ tôi không giữ vị trí này nọ như cha, nhưng cách sống của bà cũng khiến rất nhiều người nể phục. Khi cha tôi làm bộ trưởng, tôi mới là một anh sĩ quan cấp trung úy. Tiêu chuẩn bộ trưởng được 3 tút thuốc lá, còn tiêu chuẩn sĩ quan như tôi được 3 bao. Thương chúng tôi, mỗi lần tôi về thăm nhà, mẹ tôi thường dành cho tôi một tút thuốc lá của cha để mang lên đơn vị chia cho anh em. Nhưng có một lần về, mẹ tôi thông báo đã đem hết phần tiêu chuẩn tháng đó của cha tôi gồm vài tút thuốc, ít kẹo bánh cho anh gác cổng ở bộ vì anh ta chuẩn bị làm đám cưới.

Lúc đó, trong lòng tôi có chút hậm hực vì thiếu thuốc hút. Nhưng càng sau này, tôi càng hiểu và cảm phục tấm lòng của mẹ. Không có tút thuốc lá đó, tôi chỉ thiếu thốn đi một chút trong 1 tháng. Nhưng có lẽ anh gác cổng sẽ có một đám cưới hạnh phúc hơn và một kỷ niệm đẹp hơn về ngày cưới của mình. Sau này tôi cũng học cách chia sẻ từ mẹ, và mỗi lần như vậy, tôi thấy lòng mình trở nên ấm áp.

Tôi vẫn hay bảo với bạn bè mình rằng có những điều từ cha mẹ, mình rất phục, rất ngưỡng mộ, nhưng không thể học được. Cha mẹ tôi đến lúc ngoài 80 tuổi, mẹ tôi đã ngồi xe lăn, vẫn dành cho nhau tình yêu rất ngọt ngào. Cha vẫn gọi mẹ bằng tên đầy âu yếm và tự tay đưa cho bà từng viên thuốc uống khi ốm đau, bệnh tật. Trước khi mẹ tôi mất, cha tôi rất khỏe mạnh, minh mẫn. Ông vẫn đọc sách, vẫn tham gia làm từ điển, vẫn nghiên cứu khoa học. Nhưng kể từ sau cái chết của mẹ tôi, cha tôi suy sụp nhanh chóng. Chỉ sau đó vài năm, cha tôi qua đời. Trước khi mất, nằm mê man trên giường bệnh, được nghe lại bản nhạc Serenade, bản nhạc kỷ niệm của cha mẹ tôi thời trẻ, ông vẫn rơi nước mắt.

Noi vào cha để tự dặn mình

Thời cha tôi làm Chủ nhiệm văn phòng rất khác với thời của tôi. Vì thời của ông, Văn phòng chính phủ rất gần thủ tướng, chủ yếu giúp việc cho thủ tướng. Nhưng sau này, khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, yêu cầu đối với vị trí mà tôi đảm nhiệm cũng thay đổi: Nhiều việc lặt vặt hơn, áp lực về tài chính cũng nặng hơn…

Cha tôi vẫn luôn dặn tôi một điều: người làm văn phòng phải luôn tâm niệm mình là người "bưng, bê, kê, đặt", nghĩa là giúp việc cho thủ tướng để công việc thuận lợi nhất có thể. Mỗi văn bản được trình lên thủ tướng đều được chủ nhiệm Văn phòng chính phủ xem xét kỹ trước và tham gia ý kiến đóng góp với thủ tướng, đòi hỏi chủ nhiệm Văn phòng chính phủ có thể không nhất thiết phải am hiểu sâu, nhưng phải am hiểu rộng nhiều vấn đề để phát hiện ngay ra "mùi" vấn đề và kịp thời đóng góp ý kiến.

Tôi học được ở cha tôi tinh thần dân chủ. Với cấp dưới, tôi không ép họ buộc phải theo ý mình nếu như họ không phục. Anh chuyên viên của tôi có thể lên gặp tôi, trình văn bản và đưa ra ý kiến của anh ta. Đôi khi ý kiến của anh ta trùng với ý kiến của tôi, đôi khi chúng tôi suy nghĩ trái ngược nhau. Tôi sẽ nói với anh ta suy nghĩ của tôi. Nếu anh ta không đồng ý với ý kiến đó, tôi không bắt anh ta sửa ý kiến của mình, mà chỉ ghi thêm một dòng ý kiến riêng của tôi, để Thủ tướng có thể tham khảo hai ý kiến khác nhau. Tôi luôn tin sự dân chủ, cởi mở trong một cơ quan sẽ giúp cho công việc phát triển.

Ông Đoàn Trọng Truyến (đứng thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Tiền Phong.

Thời bây giờ, một anh cán bộ dưới quyền có thể tuân lệnh bộ trưởng của anh ta, nhưng bảo anh ta yêu quý đến mức tôn thờ thì chưa chắc. Nhưng thời của những người như cha tôi chính là như thế. Cha tôi và nhiều trí thức khác đi theo cách mạng vì lòng ngưỡng mộ, tôn thờ với Bác Hồ và nhiều nhà lãnh đạo khác như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng.

Còn nhớ những ngày cuối đời, cha tôi nằm liệt hôn mê trong bệnh viện Việt Xô, con cái vào thăm, ánh mắt ông hầu như chẳng có phản ứng gì. Nhưng khi bác Đỗ Mười – thủ trưởng cũ của ông – đến thăm, tôi thấy nước mắt chảy ra từ khóe mắt ông. Dù sức lực đã suy kiệt đến tận cùng, sự trung thành của cha tôi với lý tưởng, sự kính trọng của ông với các nhà lãnh đạo cấp trên của mình vẫn không có gì thay đổi.

Văn hóa phong bì đã trở thành phổ biến trong xã hội ta hiện nay. Người ta đưa phong bì cho nhau mỗi dịp hội thảo, mỗi khi đến thăm nhau, mỗi khi nhờ vả nhau điều gì đó, nhưng có lẽ cả người đưa và người nhận đều không thực sự chân thành, trân trọng nhau. Nhưng thời của cha tôi, mỗi món quà người ta dành tặng nhau đều là tấm lòng. Cha tôi quý từng quả táo mà bác Phạm Văn Đồng mang cho mỗi dịp đi công tác nước ngoài về. Hằng năm, ao cá trong Phủ Chủ tịch đều được đánh bắt những con lớn để thả thêm những con mới. Mỗi dịp như thế, mỗi gia đình lãnh đạo trung ương lại được mang biếu một, hai con cá. Gia đình tôi thường nhận món quà từ ao cá Bác Hồ với sự trân trọng và biết ơn thực sự. Đến bữa cơm, chúng tôi ăn con cá đó với sự biết ơn từ đáy lòng.

Ngày ấy, tôi đã từng chứng kiến có người từ dưới địa phương lên mang biếu cha tôi 10 cân gạo, nhưng cha tôi tìm mọi cách để trả lại món quà biếu đó. Với thế hệ của ông – thế hệ đã sống trong sáng, sống hết mình và giàu lòng tự trọng – nhận một cân gạo biếu với họ cũng là tội lỗi. Nó khác xa so với văn hóa phong bì bây giờ.

Cha tôi không chỉ tay cặn kẽ từng việc, dặn con thế này, dạy con thế kia. Khi tôi lên làm bộ trưởng, ông cũng chưa bao giờ bảo tôi phải làm việc này hay không được làm việc kia. Nhưng ông dạy con từ chính nhân cách của ông. Mỗi khi nhớ đến cha, tôi biết dặn mình phải tránh những việc xấu.

(Theo Lan Hương/ Khám Phá)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109501/chuyen-day-con-o-nha-co-hai-bo-truong.html

Lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ thi ĐH

Posted: 20 Feb 2013 05:05 AM PST

- Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có bổ sung những điểm mới ở phần dành cho thí sinh diện liên thông. Mẫu phiếu đăng kí do Bộ GD-ĐT ban hành gồm 18 mục thí sinh cần phải ghi.



Bộ GD-ĐT cho biết, hồ sơ ĐKDT bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2.
(Phiếu số 1 do Sở GD-ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các
trường hợp cần thiết).

Thí sinh làm hồ sơ dự thi ĐH năm 2012

Thí sinh lưu ý, trong túi đựng hồ sơ: Mặt trước ghi các thông tin cần thiết mà thí
sinh phải điền đầy đủ, mặt sau là một số lưu ý về làm hồ sơ ĐKDT (đây chính là một
phiếu ĐKDT và sẽ được gửi đến trường ĐH, CĐ nơi thí sinh ĐKDT). Phiếu số 1: Mặt trước
có nội dung giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau gồm các thông tin về tên và
ký hiệu các trường ĐH, CĐ. Phiếu số 2: Mặt trước của phiếu về cơ bản giống mặt trước
của túi đựng hồ sơ, mặt sau là hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT.

3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí
sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển
sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học cần nộp thêm bản photocopy
mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn
quốc từ ngày 11/3 đến hết ngày 11/4. Các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT mã 99
từ 12/4 đến hết ngày 19/4.

  • Anh Thư

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109572/luu-y-quan-trong-khi-lam-ho-so-thi-dh.html

Khẩn trương báo cáo thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

Posted: 20 Feb 2013 04:02 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị khẩn trương báo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2012.

Ảnh MH. Internet
Ảnh MH. Internet

Nội dung báo cáo tập trung vào tình hình thực hiện các chỉ tiêu của 7 mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020 đã đề ra và tình hình thực hiện các giải pháp được nêu trong Chiến lược.

Báo cáo đảm bảo  trình bày rõ các nội dung: Kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể; kết quả thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu cụ thể; những hạn chế, yếu kém; nguyên nhân hạn chế, yếu kém chủ quan và khách quan; những kiến nghị, đề xuất, giải pháp thực hiện trong năm 2013.

Bộ GDĐT cũng yêu cầu các cục, vụ, viện, văn phòng báo cáo các nội dung cụ thể liên theo lĩnh vực phụ trách liên quan đến bình đẳng giới.

Báo cáo gửi về Bộ trước ngày 15/2/2013 để tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/Khan-truong-bao-cao-thuc-hien-muc-tieu-quoc-gia-ve-binh-dang-gioi-1967073/

Bán trường vì nợ nần

Posted: 20 Feb 2013 04:02 AM PST

Để duy trì hoạt động, trường đã phải lấy học phí của sinh viên – đáng nói hơn đây là số học phí trường khác nhờ trường này thu giúp.

Trường trung cấp Trường Sơn là trường hoạt động theo mô hình xã hội hóa đầu tiên tại Đắk Lắk. Những ngày này không khí ảm đạm, xung quanh khuôn viên trường hiện nay không còn nhiều học viên đến học như những năm đầu mới mở.


Khuôn viên phía trước Trường trung cấp Trường Sơn – Ảnh: B.D.

Ông Nguyễn Viết Trường Thành – chủ tịch hội đồng quản trị Trường trung cấp Trường Sơn – cho biết tình thế hiện nay của trường là rất khó khăn. Từ cuối tháng 12, lãnh đạo nhà trường đã phải lên kế hoạch bán cơ sở cho một trường trung cấp khác đóng trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. "Toàn trường còn 13 cán bộ công nhân viên đang làm việc và khoảng 300 học viên ở các khoa theo học. Năm vừa qua chúng tôi rao tuyển hàng trăm chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được… 31 học viên" – ông Thành nói.

Bán cũng không ai mua

Ngày 19-2, ông Lê Minh Chiến, trưởng phòng đào tạo thường xuyên Trường ĐH Đà Lạt, xác nhận việc liên kết đào tạo với Trường trung cấp Trường Sơn là có thật. Tuy nhiên, Trường ĐH Đà Lạt đã tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho các sinh viên thuộc diện liên kết đào tạo với Trường trung cấp Trường Sơn theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT.

Dự kiến ngày 21-2, đại diện Trường trung cấp Trường Sơn sẽ sang làm việc với Trường ĐH Đà Lạt để giải quyết số học phí mà trường này đã thu của sinh viên trước đó nhưng chưa chuyển cho Trường ĐH Đà Lạt.

PHAN HUY

"Ban đầu chúng tôi nhận thông báo là được miễn tiền thuê đất, nhưng sau đó chúng tôi được báo lại là phải đóng thuế từ năm 2008 – tức sau khi trường tuyển sinh mới chỉ được hai năm, số tiền thuế lên tới cả tỉ đồng. Trong tình hình như thế này là quá khó khăn cho chúng tôi" – ông Thành cho biết.

Không chỉ vậy, do lượng tuyển sinh đầu vào thiếu hụt nên nợ ngân hàng của Trường trung cấp Trường Sơn ngày càng tăng lên. Theo ông Thành, một nguồn vốn lớn để xây dựng trường là từ ngân hàng nhưng hai năm qua, việc các ngân hàng thắt chặt tín dụng và nhận thấy khó khăn của trường nên hối nợ khiến trường càng bế tắc hơn.

Tuy nhiên, đến việc bán trường cũng không hề đơn giản: dù thủ tục đã cơ bản hoàn tất nhưng sau khi xem xét các mặt, mới đây đơn vị nhận mua lại Trường trung cấp Trường Sơn đã rút ý định mua ngôi trường này.

"Họ nói với chúng tôi là với giá thuê đất đang được áp dụng như hiện tại thì sẽ không kham nổi nên họ không mua nữa. Hiện chúng tôi đang tiếp tục kêu gọi, nếu có đơn vị nào nhận "đỡ đầu" cho trường thì chúng tôi sẽ vực dậy" – ông Thành nói.

Lấy học phí của sinh viên

Trước tình thế khó khăn này, hội đồng quản trị Trường trung cấp Trường Sơn đã phải lấy học phí của sinh viên để "đắp đổi" dẫn đến việc hàng trăm sinh viên bị trễ thi tốt nghiệp. Năm 2007, Trường trung cấp Trường Sơn nhận liên kết với Trường ĐH Đà Lạt tuyển sinh hệ vừa làm vừa học  khóa đầu tiên hai ngành gồm ngữ văn – báo chí và quản trị kinh doanh, tổng số sinh viên tuyển được là gần 200.

Theo đó, ĐH Đà Lạt sẽ đảm nhận việc giảng dạy, Trường trung cấp Trường Sơn sẽ tiếp nhận sinh viên và cho ĐH Đà Lạt mượn cơ sở. Vì đây là hệ vừa làm vừa học  nên một lượng lớn sinh viên là các cán bộ, cán sự đang làm việc tại các cơ quan nhà nước có nhu cầu học lên ĐH để đảm nhận công việc, chức vụ khác.

Theo kế hoạch, đến cuối tháng 12-2011 khóa học kết thúc và các sinh viên sẽ được thi tốt nghiệp nhưng đã xảy ra sự cố: do quá khó khăn nên sau khi thu học phí "giúp" Trường ĐH Đà Lạt, Trường trung cấp Trường Sơn không hoàn trả cho ĐH Đà Lạt mà giữ lại để giải quyết khó khăn trước mắt. ĐH Đà Lạt thông báo đến toàn thể sinh viên đang theo học đến thời điểm thi tốt nghiệp, mỗi sinh viên đang nợ 9,05-10,8 triệu đồng học phí.

Ông Thành cho biết đã giữ lại học phí của sinh viên Trường ĐH Đà Lạt để giải quyết khó khăn trước mắt, đến hôm nay khoản học phí gần 900 triệu đồng mà trường đã thu của sinh viên vẫn chưa trả được cho ĐH Đà Lạt. "Chúng tôi đã cam kết trả nợ sau khi bán được trường nhưng vừa rồi việc bán trường không thành công nên chúng tôi cũng đã có văn bản xin gia hạn. Ít ngày tới đây ĐH Đà Lạt và Trường trung cấp Trường Sơn sẽ có buổi làm việc về vấn đề này" – ông Thành nói.

Cũng theo ông, trường ông còn đang phải chịu nợ khoản tiền 300 triệu đồng lợi nhuận liên kết đào tạo của một đơn vị nhận liên kết khác tại Nha Trang.

"Phải bán trường, tôi cảm thấy rất buồn"

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Viết Trường Thành nói: "Dù hợp đồng bán trường với đơn vị cũ đã không thành công nhưng nếu có một đơn vị nào có ý định nhận mua trường thì tôi vẫn bán. Đây là việc bất đắc dĩ. Phải bán một ngôi trường mà bản thân tôi đã kỳ vọng, đổ thời gian và tâm huyết từ nhiều năm nay là một quyết định rất khó khăn và đau lòng. Từ khi mới xây dựng trường đến nay chúng tôi tự hào đây là một ngôi trường ngoài công lập đào tạo rất bài bản và ít bị phàn nàn. Ban đầu chúng tôi kỳ vọng trường sẽ nhanh chóng phát triển và sớm nâng lên trường cao đẳng. Tôi cảm thấy rất đau lòng và đã soạn ra một bức thư gửi Quốc hội để nói lên tâm sự, trăn trở của mình. Nếu giờ có đơn vị nào nhận đỡ đầu trường, tôi sẽ rất biết ơn đơn vị đó và sẽ dùng tiềm lực này để vực dậy ngôi trường".

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ban-truong-vi-no-nan/278086.gd

Sẽ xây dựng ĐH Hàng hải thành trường trọng điểm

Posted: 20 Feb 2013 03:02 AM PST

(GDTĐ) – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và Bộ GDĐT về việc đưa Trường ĐH Hàng hải vào trong danh sách các trường trọng điểm và đổi tên trường.

Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo lập Đề án xây dựng Trường ĐH Hàng hải thành trường đại học trọng điểm và đổi tên trường gửi Bộ GDĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.

Trường ĐH Hàng hải Việt Nam hiện là cơ sở đào tạo lớn nhất của ngành Giao thông Vận tải với 3000 sinh viên ĐH được tuyển hàng năm, 20 chuyên ngành đại học liên quan trực tiếp đến kinh tế biển, 6 chuyên ngành đào tạo cao học, 3 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ,

Từ tháng 11/2002, Trường được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường ĐH Hàng hải khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (AMETIAP) nay là Hiệp hội Đào tạo và Huấn luyện Hàng hải toàn cầu (GlobalMET). Tháng 8/2004, Trường được công nhận trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường ĐH Hàng hải Quốc tế (IAMU). 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201302/Se-xay-dung-DH-Hang-hai-thanh-truong-trong-diem-1967079/

Trường nào cũng nhận là đại học nghiên cứu

Posted: 20 Feb 2013 03:02 AM PST

Định hướng một đằng, đào tạo một nẻo

Từ năm 2005, trong Nghị quyết về đổi mới giáo dục đại học (GDĐH), Chính phủ yêu cầu trước năm 2020 cần đạt được 70 – 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp ứng dụng. Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện nay, đa số các trường vẫn theo đuổi định hướng là trường ĐH nghiên cứu trong khi thực tế họ chỉ có thể trở thành trường đào tạo theo hướng ứng dụng và thực hành.

Không thích nghi với thị trường lao động

Hậu quả của việc các trường tuyên bố định hướng phát triển một đằng nhưng đào tạo một nẻo khiến quy trình đào tạo thiếu định hướng, là sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không thể thích nghi với thị trường lao động. 

Nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM) và nhóm cộng sự về cơ cấu, hệ thống quản lý của các trường cho thấy thông tin và sự hiểu biết về thị trường lao động ở các trường theo định hướng nghề nghiệp – thực hành rất hạn chế. Đa số các trường chưa có nghiên cứu thường xuyên về nhu cầu thị trường lao động cũng như chưa có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động vào quá trình đào tạo.

Khảo sát mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc dự án "Phát triển GDĐH theo định hướng nghề nghiệp – ứng dụng" của Bộ GD-ĐT, đến 6/8 trường ĐH đã thí điểm chương trình này có định hướng trở thành trường ĐH nghiên cứu hàn lâm. Ngược lại, nhiều trường ngay từ đầu xác định theo nghiên cứu nhưng thực tế lại đào tạo đa hệ, đa lĩnh vực và chủ yếu đáp ứng nhu cầu lao động xã hội (thực ra là định hướng ứng dụng – thực hành – PV). Nhóm nghiên cứu đánh giá đây là một mâu thuẫn lớn trong việc phát triển trường vì nghiên cứu và thực hành là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau.

Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội và ĐH Nông nghiệp Hà Nội đều xác định trở thành trường nghiên cứu nhưng thực tế việc đào tạo lại không theo hướng này. Mô hình ĐH nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung đào tạo sau ĐH và nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, ở hai trường này lại tập trung đào tạo bậc ĐH với các loại hình: chính quy, tại chức, liên thông, văn bằng 2. Thậm chí, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội còn đào tạo cả hệ từ xa, một loại hình đào tạo chỉ dành cho các trường có xu hướng mở để nâng cao dân trí. Ngay cả những trường có uy tín và đã có bề dày trong đào tạo như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mặc dù được xác định sẽ trở thành ĐH nghiên cứu nhưng hiện vẫn đào tạo đa ngành, đa hệ, trong đó có CĐ nghề.

Trong khi đó, một số trường vừa nâng cấp lên từ CĐ, trường ĐH vùng thực lực nghiên cứu khoa học rất yếu, việc đào tạo chỉ tập trung vào liên thông, tại chức và có cả TCCN nhưng vẫn định hướng là trường ĐH nghiên cứu.

Nhiều quy định không phù hợp

Một nghịch lý là có muốn phát triển trường theo định hướng nghề nghiệp – thực hành cũng không dễ vì những quy định, chính sách hiện nay chỉ phù hợp với trường ĐH theo hướng nghiên cứu.

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ GDĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết: "Hiện có nhiều quy định của Bộ không phù hợp với định hướng phát triển các trường. Chẳng hạn, để mở ngành đào tạo trình độ ĐH, Bộ yêu cầu trường phải có tối thiểu một giảng viên trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên thạc sĩ. Nếu trường muốn tự quyết định lấy nội dung của chương trình mỗi ngành phải có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu là tiến sĩ, trong đó phải có ít nhất 1 giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học. Đây là tiêu chí mà phần lớn các trường không đáp ứng được vì nó chỉ phù hợp với các trường nghiên cứu chứ không phải của trường theo hướng nghề nghiệp – thực hành".

Quy định mức thời gian nghiên cứu khoa học với giảng viên áp dụng chung cho tất cả loại hình trường cũng không phù hợp. Vì thế, một chuyên gia giáo dục cho rằng khi phân tầng thì việc thiết kế chương trình đào tạo cũng tùy thuộc vào sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ của từng trường, đối tượng tuyển sinh, nhu cầu thị trường lao động để có chương trình đào tạo, suất đầu tư cũng như nhân sự khác nhau. Đặc biệt, các tiêu chuẩn kiểm định của nhà nước cũng không thể áp đều lên các trường thuộc đẳng cấp khác nhau. Không thể có cùng tiêu chuẩn kiểm định áp dụng cho ĐH quốc gia dùng luôn cho một trường tư hoặc công vừa mới thành lập từ một trường CĐ.


Do thiếu định hướng trong đào tạo nên sinh viên nhiều trường ĐH khó kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp – Ảnh: Ngọc Thắng

Sợ nhà nước ít đầu tư

Theo quy định của luật GDĐH, khi phân tầng, các trường được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định kế hoạch ưu tiên đầu tư đối với các trường phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Điều này khiến không ít trường ĐH lo lắng, bởi nếu được xếp vào tầng thấp (theo định hướng nghề nghiệp – thực hành) đồng nghĩa với việc được đầu tư ít. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, quy định này có thể vô tình khuyến khích các trường chạy theo mục đích trở thành trường ĐH nghiên cứu để được nhà nước đầu tư nhiều hơn.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh – Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập – cho rằng: "Thực tế cho thấy sứ mạng các trường rất đa dạng, có trường thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trường giảng dạy, trường phục vụ cộng đồng. Không trường nào hơn trường nào về ý nghĩa đóng góp cho xã hội, vì vậy việc đầu tư cũng phải công bằng vì các sứ mạng đều quan trọng như nhau".

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Truong-nao-cung-nhan-la-dai-hoc-nghien-cuu/278025.gd

Comments