Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gia hạn nhận hồ sơ tuyển đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911

Posted: 02 Feb 2013 07:34 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa có thông báo gia hạn nhận hồ sơ dự tuyển đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911.

Trước đó, Bộ GDĐT đã ban hành Thông báo số 1240/TB-BGDĐT ngày 30/11/2012 về việc tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911 năm 2013. Theo quy định tại Thông báo số trên, thời hạn nộp hồ sơ trước ngày 15/02/2013.

Tuy nhiên, do thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm nay kéo dài từ ngày 09/02/2013 đến  hết ngày 17/02/2013 nên lãnh đạo Bộ GDĐT cho phép kéo dài thời gian nộp hồ sơ dự tuyển đến hết ngày 25/02/2013, tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài.

Dự kiến thời gian công bố Quyết định phê duyệt và danh sách ứng viên trúng tuyển vào tháng 5/2013. 

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201302/Gia-han-nhan-ho-so-tuyen-dao-tao-tien-si-theo-De-an-911-1966732/

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Hải Phòng năm 2013

Posted: 02 Feb 2013 07:34 AM PST


Quay li

Đại học Hải Phòng đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chi-tieu-tuyen-sinh-Dai-hoc-Hai-Phong-nam-2013/274039.gd

Học bổng Tiến sĩ Trường ĐH Công nghệ và Thiết kế Singapore

Posted: 02 Feb 2013 06:34 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT thông báo chương trình học bổng tiến sĩ của Trường ĐH Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD).

SUTD là một trong các trường ĐH công lập hàng đầu của Singapore và trên thế giới khoa học và kỹ thuật.

Trường thông báo sẽ cấp học bổng tiến sĩ cho các ứng viên Việt Nam đi học vào tháng 9/2013. Các ứng viên nhận học bổng sẽ được miễn học phí, cấp sinh hoạt phí 3.000 đô la Xin-ga-po/tháng…

Ứng viên đăng ký trực tuyến tại địa chỉ https://admissions.sutd.edu.sg/phd. Thời hạn nộp hồ sơ đến ngày 31/3/2013.

Thông tin chi tiết về điều kiện, hồ sơ dự tuyển xin xem tại website: www.sutd.edu.sg/phd.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201302/Hoc-bong-Tien-si-Truong-DH-Cong-nghe-va-Thiet-ke-Singapore-1966735/

Đại học Harvard rúng động vì bê bối gian lận thi cử lịch sử

Posted: 02 Feb 2013 06:34 AM PST

Một góc trường đại học Harvard

125 sinh viên nêu trên đã bị phát hiện gian lận trong kỳ thi cuối kỳ trong lớp học về nhập môn về Quốc hội. Vụ việc bị phát hiện và điều tra từ hồi tháng 8 năm ngoái khi một nhân viên trợ giảng lớp học về chính trị phát hiện có vấn đề trong một bài kiểm tra được giao về nhà, trong đó có việc các sinh viên đã thảo luận câu trả lời với nhau. Trước đó những sinh viên này được yêu cầu chỉ làm bài kiểm tra một mình.

Trong một bức thư gửi tới các sinh viên trường Harvard, trưởng khoa Nghệ thuật và khoa học Michael Smith khẳng định ngoài một nửa số sinh viên bị kỷ luật, số còn lại sẽ bị thử thách. "Tất cả các sinh viên từng được Ban quản trị liên hệ đã được thông báo về hình thức kỷ luật áp dụng với mình", ông Smith khẳng định.

Phát biểu với hãng tin Bloomberg, một lãnh đạo của trường khẳng định quy mô của vụ scandal này là "chưa từng có tiền lệ trong lịch sử". Hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng với khoảng hơn một nửa số học sinh đó là đình chỉ học tập từ 2 đến 4 học kỳ.

Do một số trường hợp được thông báo về án kỷ luật từ tháng 9 trong khi một số người khác phải đến tháng 12 mới được công bố, trường Harvard khẳng định sẽ hoàn trả học phí cho những học sinh bị buộc phải dừng học trong học kỳ này bằng cách tính số học phí phải hoàn trả cho tất cả các học sinh từ thời điểm 30/9.

Được thành lập năm 1636 với nguồn tiền huy động được lên tới 30,7 tỷ USD, Harvard là đại học lâu đời và giàu có nhất nước Mỹ. Trong số cựu sinh viên trường này có nhiều nhân vật danh tiếng như chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và CEO tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein.

Thanh Tùng
Tổng hợp

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/dai-hoc-harvard-rung-dong-vi-be-boi-gian-lan-thi-cu-lich-su-692506.htm

Giáo viên dạy giỏi phản bác văn rập khuôn

Posted: 02 Feb 2013 02:58 AM PST

Cô Ngô Thị Bích Thủy (Hiệu phó Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc): “GV cần
kiên trì và tâm huyết”

Bản thân tôi luôn tâm niệm, người giáo viên sẽ thành công khi biết: “Lấy cái đã có để dạy cái chưa có”.

Dạy HS lớp 2, 3, GV không nên quan niệm cứng nhắc là nhất thiết phải sử dụng
hệ thống câu hỏi hay gợi ý của SGK mà nên dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để
từ đó giúp các em hướng tới mục tiêu cần đạt. Như vậy giờ học sẽ nhẹ nhàng hơn và
bản thân học sinh cũng thấy tự tin hơn.

Đối với HS lớp lớn hơn, nên tập trung vào hướng dẫn các em cách dùng từ, đặt
câu, liên kết câu… sao cho câu văn sinh động, gợi cảm. GV có thể lấy một câu văn
hay của HS để làm ví dụ hay yêu cầu HS tìm những từ đồng nghĩa với nhau để HS mở
rộng vốn từ….

Tôi luôn tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc và tư duy của HS, tuy nhiên việc định
hướng đôi khi cũng rất cần thiết. Ví dụ khi gặp bài văn tả con mèo, HS so sánh
“đầu con mèo nhà em to bằng đầu em bé mới sinh…” –
GV có thể nói rằng trong
thực tế có thể chi tiết đó đúng nhưng thông thường khi viết văn người ta không
sánh như vậy. Và người GV phải gợi ý cho HS tìm một vật khác để so sánh.

Nếu trường hợp bài viết lệch trọng tâm, có những chi tiết khác lạ thì tôi tìm
hiểu lý do thực chất là gì?. Có phải do các em chưa diễn tả được điều mong muốn diễn đạt hay chưa tìm được ngôn từ để diễn đạt…

Văn là cuộc sống, nên cũng không thể lúc nào cũng toàn lời hay ý đẹp. Các
con có thể viết về những cái chưa tốt, chưa đẹp nhưng GV nên định hướng để những
chi tiết đó được diễn đạt một cách nhẹ nhàng nhất.

Để hiểu được suy nghĩ, tâm tư của các em, mỗi GV dạy văn còn rất cần tiếp xúc,
quan tâm đến hoàn cảnh của các em. Ví dụ, tôi đã gặp trường hợp một em kể về gia
đình mình nhưng không hề nói đến bố. Một đồng nghiệp không trực tiếp dạy HS này
đã phê 'thiếu chi tiết nói về bố' nhưng do biết bố em đã mất nên tôi đề nghị cô
giáo xem xét lại bài viết.

Theo tôi, để các em có được những bài văn hay, giàu cảm xúc mà vẫn chân thật,
đúng với lứa tuổi của mình, điều đó phụ thuộc phần lớn vào người GV. Các cô phải
thực sự kiên trì và chủ động trong việc khơi gợi, dẫn dắt, định hướng các em
trong việc hoàn thiện bài viết.

Cô Nguyễn Thu Hương (Hà Nội): “Nên để HS viết đúng nhưng gì cảm nhận
về cuộc sống”

Tôi rất ủng hộ quan điểm nên để HS viết văn đúng như
những gì các em suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống. Tuy nhiên, người GV cũng không
thể để cho học sinh tưởng tượng quá tự do, miêu tả lệch lạc, không đúng với thực
tế. Bản thân GV phải định hướng không để HS tưởng tượng quá tự do, mà vẫn đúng là
cảm xúc, phong cách riêng của các em.

Đó mới là định hướng đúng của một giáo viên dạy văn. Ngoài ra, để tạo điều
kiện cho HS phát triển tư duy một cách sáng tạo, GV chỉ nên đưa ra những dàn ý
khái quát. Quan trọng là định hướng tư duy.

Tôi ủng hộ việc GV để HS viết thật
theo cảm xúc, suy nghĩ của mình, đặc biệt là đối với GV tiểu học. Nhưng cũng nên
định hướng về tư duy theo chiều hướng đúng, chứ không phải để HS tưởng tượng,
miêu tả một cách lệch lạc. Ví dụ như HS tả cánh đồng có hoa sữa thì sai rồi!

Bản thân người GV không thể để HS viết sai thế được. Nếu các con chưa được
tiếp xúc với những khung cảnh, sự vật như thế thì GV phải dùng tranh ảnh, máy
chiếu… để HS có thể hiểu được bằng trực quan.

Chương trình, giáo án môn Văn của Bộ cũng không bắt buộc GV phải dạy theo ý này ý
kia, mà người GV phải chủ động. Trong các đáp án môn Văn của quận, Sở bao giờ
cũng khuyến khích sự sáng tạo trong khuôn khổ, có cơ sở, chứ không phải sáng tạo
quá, khiến người đọc cảm giác như… bịa thì cũng không được điểm.

Theo tôi, giáo viên phải đầu tư sử dụng các giáo cụ trực quan như tranh ảnh, tài
liệu… nhiều hơn nữa để HS có vốn sống thực tế, để HS thành phố biết được nông
thôn thế nào và ngược lại. Nhiều trẻ nông thôn nhìn thấy Hồ Tây, hét lên "Ôi…
biển". Rõ ràng là các con không được tiếp xúc thực tế. Vậy thì bản thân giáo viên
phải là người hướng dẫn, định hướng.

Cô Trần Thị Bích Hà: “Nên tôn trọng dù sự thật còn ngây ngô”

Đằng sau câu chuyện dạy văn miêu tả ấy là dạy cách cảm nhận con người, cuộc sống,
là bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách các em. Việc học trò làm theo mẫu cô yêu cầu
làm méo mó cách nhìn của cách em, dạy các em thói giả dối ngay từ thơ bé. Có thể
nói như thế là phản giáo dục, là có tội!

Là GV văn, tôi tôn trọng sự chân thật, có thể còn ngây ngô, vụng về của các
em. Đọc bài học trò viết mà đều giống văn mẫu và giống như cô hướng dẫn cả thì
chán lắm.

Có lần tôi đã quăng bút chấm bài vì đọc bài HS viết y như nhau. Nhưng có điều
là các em viết chân thật thì HS và phụ huynh phải chấp nhận điểm không cao, GV
dạy không giỏi, tỷ lệ HS khá giỏi thấp, thành tích của trường kém. Điều này lại
không mấy ai chấp nhận. Nhưng như thế mới bền vững. HS sẽ tiến bộ dần qua các cấp
học. Xã hội ta bây giờ, ai cũng muốn có thành tích nhanh, càng sớm càng tốt.

Để cải thiện điều này, từ cấp lãnh đạo phải quyết liệt chống “bệnh thành
tích”, phấn đấu thành tích thật.


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107941/giao-vien-day-gioi-phan-bac-van-rap-khuon.html

Ông tiến sỹ trồng rau nuôi gà

Posted: 02 Feb 2013 02:58 AM PST

Gà thải Trung Quốc nhập lậu, rau nhuốm thuốc trừ sâu đang lao vào mâm cơm người Việt. Nhưng có một người không cam phận. Ông đang giúp gà ta "đá" bay gà Trung Quốc và đưa thực phẩm sạch trở lại.


 

Gà mía Sơn Tây do Cty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội mỗi năm cung cấp hàng chục vạn gà con cho bà con chăn nuôi.

Gà mía sẽ "đá bay" gà Trung Quốc?

Gọi TS Phan Minh Nguyệt là "đại địa chủ" có lẽ cũng không ngoa, bởi Cty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico) mà ông đang là Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên được nhà nước giao quản lý và sử dụng gần 5 ngàn hécta nằm trên 51 xã, phường, thị trấn thuộc 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh. Vị trí đắc địa, nhiều bờ xôi ruộng mật đáng thèm thuồng trong mắt giới bất động sản.

Cách đây vài năm, nếu "linh động" chuyển đổi mục đích sử dụng để xây chung cư, biệt thự thì hốt tiền. Nhưng TS Nguyệt tha thiết với trồng rau, trồng cam, nuôi gà, thả cá, nuôi lợn… hơn là cái "linh động" dối gian ấy.

Tôi đi một ngày mà chưa hết được đất của Cty.

Trời lạnh. Ngồi trong cơ sở ấp trứng gà mía ở Sơn Tây vẫn ấm sực lên. Hàng trăm con gà chích vừa mới được ấp nở đang kêu chiêm chiếp trước sự "săn đón" của nhiều người chăn nuôi đang đứng chờ mua.

Những con gà mới nở đã thành hàng hot bởi đây là giống gà mía của Đường Lâm – Sơn Tây vốn rất quý hiếm. Gà mía nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi cần bảo tồn. Gà mía thường được thả bộ ở vườn, thịt gà có màu trắng, mỡ vàng, ăn giòn, vị ngọt đậm, thịt chắc, xương nhỏ.

Xưa, những chú gà trống đẹp, trọng lượng 5 – 6kg thường được dân làng chọn làm lễ vật tiến vua hoặc dùng trong dịp tế lễ đầu năm. Nhưng cái thời nuôi gà công nghiệp nở rộ, rồi gà thải loại Trung Quốc tràn về, đẩy gà mía vào nguy cơ tuyệt chủng.

Chủ tịch HĐTV-TGĐ Cty, TS Phan Minh Nguyệt (bên phải) dẫn Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Hà Nội Đào Duy Tâm thăm vùng rau an toàn Đan Phượng.

Nghe có gì đó chua xót khi giống gà quý ngay ở Hà Nội lại có thể biến mất. TS Phan Minh Nguyệt đã tìm cách cứu loài gia cầm này bằng cách xây những lò ấp trứng gà mía ở xã Kim Sơn, Sơn Tây. Lò ấp trứng bằng điện mỗi ngày cho ra đời hàng nghìn con gà giống.

Gà mía được nâng lên thành quy mô trang trại. Người dân nuôi gà mía ngày càng nhiều vì không lo đầu ra mà bán lại được giá. Vì thế, lò ấp trứng Sơn Tây thường ngày tấp nập người đến chờ mua gà mía giống…

Trang trại nuôi gà mía ở xã Ba Trại, Ba Vì vừa xây dựng, được Hadico đầu tư khá hiện đại, dự kiến sẽ cho ra thị trường mỗi tháng hàng vạn quả trứng gà mía. Gà mía không còn đối mặt nguy cơ tuyệt chủng mà đang sinh sôi nảy nở hứa hẹn dư sức đá bay gà thải loại nhập lậu.

Những vườn cà chua trên cánh đồng của xã Đan Phượng chín đỏ giữa ngày đông xám. Giật mình khi thấy ông Nguyệt, lúc đó đang dẫn đoàn kiểm tra của ngành nông nghiệp Hà Nội đi thực địa, bước xuống ruộng và hái một quả cà chua cho vào miệng ăn ngon lành.

Ông Nguyệt lý giải: Cà chua ở đây được trồng theo công nghệ sạch của Nhật Bản nên rất an toàn, không hề có dư lượng hoá chất, hay thuốc trừ sâu.

Từ năm 2010, ông Phan Minh Nguyệt "dành được" 76 ha đất ở huyện Đan Phượng và 25 ha đất ở Phúc Thọ – Hà Nội để sản xuất rau an toàn. Quy trình trồng rau này khép kín từ khâu làm đất đến tiêu thụ, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, và dư lượng khuẩn đường ruột.

Hiện nay, Hadico mỗi ngày bán ra 5 – 7 tấn rau an toàn, mới chỉ đủ cho khối trường học, các khách sạn và bếp ăn tập thể, chứ chưa bán đại trà ra thị trường.

Nếu mọi việc diễn ra theo dự kiến thì Hadico cung cấp tới khoảng 10% rau sạch cho Hà Nội.

Chất giọng Quảng Bình của TS Nguyệt trầm xuống: Muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phải có quyết tâm cao và chính sách đồng bộ. Nếu chính sách thiếu nhất quán, các doanh nghiệp tự đứng ra làm rất khó. Tôi làm nhà nước 20 năm, nhưng ít khi thấy ai hỏi chúng tôi cần chính sách gì.

Có vẻ như, chính sách là của "nhà" chính sách, còn làm ruộng là việc của chúng tôi. Một số chính sách hiện nay thiếu minh bạch, thiếu đồng bộ, lại thay đổi xoành xoạch nên làm mất thời gian, mà mất thời gian là mất nhiều hơn tiền".

Năm 2009, Hà Nội mới có đề án và quy hoạch sản xuất rau an toàn, nhưng đất đã giao khoán cho dân theo Nghị định 64 rất lâu rồi. Đất đai đang bị chia nhỏ, phải dồn điền đổi thửa, mới mở rộng được sản xuất. Trồng rau an toàn mà làm theo kiểu "xôi đỗ" thì không được.

Ở quê mần roọng, ra thủ đô làm ruộng

Tự nhận mình: "Ở quê ta mần roọng, ra thủ đô làm ruộng" (mần roọng là tiếng địa phương Bắc Trung bộ, cũng là làm ruộng), nhưng TS Phan Minh Nguyệt lại được học về quân sự.

Từ "rốn cát" Quảng Bình, ông trở thành một trong 3 thanh niên của xã được học tiếp cấp 3, nhưng gia cảnh khó khăn quá đành bỏ dở ước mơ, lên đường nhập ngũ. Phan Minh Nguyệt được cử sang Liên Xô học Đại học Quân sự, Đại học Tổng hợp.

Trở về nước với 2 tấm bằng Đại học loại ưu, ông Nguyệt được cử làm Đại đội trưởng Sư đoàn 304. Những tưởng sẽ theo nghiệp quân nhân, nào ngờ cuộc đời lại sẽ ngoặt sang hướng khác.

Khu sản xuất rau an toàn tại huyện Đan Phượng, Hà Nội do Cty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp đầu tư xây dựng, nhằm cung cấp rau an toàn cho Hà Nội.

Tất cả bắt đầu khi Phan Minh Nguyệt phụ trách kinh doanh tại chi nhánh Hà Nội của Cty Phân bón Quảng Bình. Bập vào là say với nghiệp nhà nông, sau đó ít lâu ông Nguyệt được bổ nhiệm Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội, Cty Giống cây trồng Hà Nội.

Cuối năm 2005, sau khi sáp nhập một số đơn vị cùng ngành, Cty chính thức đổi tên thành Cty TNHH Nhà nước MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

TS Phan Minh Nguyệt trong vai trò Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đã nghiên cứu các đề tài như: Các giải pháp kỹ thuật để duy trì và phát triển đào giống Nhật Tân, chữa trị bệnh vàng lá cho cam Canh, bưởi Diễn, bảo tồn nhiều giống rau của Hà Nội…

Làm nông thời buổi này hơi bị "khó ăn", nhưng chỉ riêng năm 2012 thời điểm nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thoi thóp, Hadico vẫn đạt doanh thu gần 800 tỷ đồng, tăng so với năm 2011.

TS Phan Minh Nguyệt tâm sự: "Nói thật là làm nông nghiệp thuần tuý không có lãi. Có thể có lãi trong một mùa, với một loại cây, con nào đó, tổng thể thì rất khó lãi. Nhưng khi thành lập mô hình doanh nghiệp chi phí rất lớn, nhiều khoản chi, nên không thể quyết toán vào con lợn, con gà được.

Chúng ta phải làm nông nghiệp công nghệ cao từ bây giờ để tạo ra các sản phẩm hàng hoá đồng đều, có chất lượng cao.

Ví dụ như cà chua trồng bình thường chỉ đạt 30 tấn/ha còn với mô hình nhà kính, chúng tôi đạt đến 300 tấn/ha/năm.

Phải xác định được chiến lược về khoa công nghệ, đầu tư chiều sâu, có chính sách về hạn điền… Tương lai, thế giới sẽ cạnh tranh khốc liệt về lương thực. Chúng ta có lợi thế trong việc lo cho "cái dạ dày" nhân loại".

Ông Nguyệt cũng cho biết, ở nhiều quốc gia, ban đầu nông nghiệp hỗ trợ các ngành khác phát triển, giai đoạn hai – nông nghiệp cùng các ngành khác phát triển, giai đoạn ba- các ngành khác hỗ trợ nông nghiệp phát triển.

"Hiện, chúng ta không ở giai đoạn nào cả. Nhưng đáng lẽ các ngành khác phải hỗ trợ nông nghiệp phát triển thì bây giờ lại ngóc đầu lên "đạp" vào nông nghiệp. Trong khi 20 năm đổi mới, thế giới biết đến VN nhờ nông nghiệp. Mỗi năm thế giới mua bán khoảng 100 tỷ đến 200 tỷ USD rau quả. Trong đó VN ta chỉ chiếm 500 triệu USD. Phải làm sao để mình lấy được nhiều ngoại tệ hơn trong 100 – 200 tỷ USD đó?".

Tết này, "đại địa chủ" đã tạm ứng vốn cho các nhà cung ứng hơn 138 tỷ đồng để sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết, gồm: hơn 2 nghìn tấn thịt gà, 1.700 trứng gà, vịt, 175 tấn thủy, hải sản, 482 tấn, rau, củ tươi… Nhưng từng ấy cũng chưa thể đảm bảo người dân Hà Nội không mua phải gà nhập lậu, rau nhiễm hoá chất hay cá ủ u rê. Việc đó còn khó nói chi đến lấy ngoại tệ trong cái 100 – 200 tỷ USD. Xem ra cái "đạp" vào nông nghiệp như TS Nguyệt nói, cũng đau.

(Theo Phùng Nguyên/ Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107923/ong-tien-sy-trong-rau-nuoi-ga.html

Trò Việt không thể chiếm đa số tại trường quốc tế

Posted: 02 Feb 2013 02:58 AM PST

- Trao đổi với VietNamNet sáng 1/2, phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế
(Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thanh Huyền giải thích việc trẻ dưới 5 tuổi không học
trường quốc tế là hợp với thực tiễn.

 


Chương trình mẫu giáo tại Trường quốc tế ACG dành cho học sinh 3 và 4
tuổi. (Ảnh: ACG)

Bộ GD-ĐT vừa triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định (NĐ) 73 của Chính phủ "Quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục" có hiệu lực từ tháng 11/2012. Tuy nhiên quy định: “Đối với những cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không được tiếp nhận HS Việt Nam không đủ 5 tuổi” vào thực tế đang có ý kiến trái chiều.

Bà Nguyễn Thanh Huyền giải thích: Tại biểu cam kết WTO đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông, VN không cam kết gì nhiều. Trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục, VN chỉ cam kết đào tạo giáo dục bậc cao, chưa mở cửa thị trường dịch vụ giáo dục phổ thông. VN chỉ mở cửa theo lộ trình, trên cơ sở xem xét đầy đủ mọi phương diện.

Việc mở trường quy định khoản 2, 3 Điều 21 của NĐ là dành cho con em người nước ngoài học ở các trường quốc tế. VN kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại VN nên cũng cần mở trường cho con em họ học tập, trong điều kiện các cháu không học tập được tại các trường phổ thông của VN vì trở ngại ngôn ngữ.

Thực tế có một bộ phận nhỏ người VN có nhu cầu cho con học các trường quốc tế nên Nghị định 06 cũng đã cho phép học sinh VN được học ở bậc THPT tại các trường này song không quy định tỉ lệ.

Nghị định 73, về mặt pháp lý đã mở hơn khi cho phép học sinh học ở bậc thấp hơn là tiểu học và THCS vào học tại các trường dành cho người nước ngoài. Về bản chất, đây là trường dành cho người nước ngoài, nên chỉ cho phép một bộ phận học sinh người VN.

Một số trường quốc tế với 20 thậm chí 40 học sinh thuộc các quốc tịch khác nhau làm rất tốt việc điều hòa học sinh đến từ các quốc gia khác nhau.

Hơn nữa, phụ huynh và xã hội cũng cần hiểu rõ Nghị định 73 quy định việc hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, không đề cập tới trường dân lập, tư thục mang tên quốc tế vì là vốn trong nước.

- Bà có nhận định thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng, việc hạn chế học sinh VN vào các trường quốc tế sẽ khiến nhiều phụ huynh gửi con ra nước ngoài học. Như vậy sẽ khiến ta mất đi một nguồn ngoại tệ lớn, thưa bà?

Tôi hiểu và thông cảm với nguyện vọng của phụ huynh. Tuy nhiên thực tế chuyện du học phần lớn là sau phổ thông, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Hiện con số này khoảng 100.000 người.

Tuy nhiên số học sinh phổ thông đi nước ngoài không nhiều. Khảo sát chỉ có ở Singapore là nhiều nhất với hàng ngàn em.

Muốn đi du học, thủ tục bảo lãnh, tiếp nhận trẻ dưới 18 tuổi tại mỗi nước vô cùng ngặt nghèo. Không nhiều gia đình muốn cho các cháu ra nước ngoài học ở lứa tuổi này.

Nếu đặt lên bàn cân chuyện tiết kiệm ngân sách, ngoại tệ với trách nhiệm bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc của con người Việt Nam thì cái nào cần hơn? Ngay tại Nghị định 73  ngoài quy định tỉ lệ học sinh VN vào các trường quốc tế chúng tôi cũng quy định các trường phải dạy các môn gì, kèm theo về tiếng Việt, văn học, lịch sử VN.

- Số khác cũng cho rằng việc trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế có phải đánh mất tự do phụ huynh muốn cho con học tại đây. Xin bà cho biết ý kiến về vấn đề này?  

Xin nhắc lại ở đây chúng ta chỉ quy định quản lí các trường 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Số lượng trường như vậy ở VN hiện khoảng 30.

Quy định trẻ dưới 5 tuổi không học trường quốc tế không ngoài mục đích nhằm cho trẻ vững vàng tiếng Việt. Thực tế các cháu 2- 3 tuổi còn ngọng. Ban soạn thảo cũng đã bàn kỹ, nếu cho trẻ dưới 5 tuổi đến trường Tây khi chưa thạo tiếng Việt sẽ dẫn đến hậu quả là các em có thể nói tiếng nước ngoài thay vì tiếng mẹ đẻ.

- Nhưng có chuyên gia lại cho rằng ở tuổi tập đọc, tập viết là thời gian trẻ tiếp thu ngoại ngữ tốt nhất. Quy định này có làm hạn chế khả năng học ngoại ngữ của trẻ không thưa bà?

Nếu có nhu cầu phụ huynh có thể cho các cháu ra học ở các trung tâm. Chúng ta không vì nhu cầu của một số ít mà phải giải quyết vấn đề mang tính hệ thống.

- Xin cảm ơn bà!

  • Văn Chung (thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108081/tro-viet-khong-the-chiem-da-so-tai-truong-quoc-te.html

Dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế

Posted: 02 Feb 2013 02:58 AM PST

Thông tin hạn chế học sinh Việt Nam học tại các trường quốc tế mới được biết đến rộng rãi vài ngày nay và đang khiến dư luận xôn xao. 

Chương trình mẫu giáo tại trường quốc tế ACG dành cho học sinh 3 và 4 tuổi. Ảnh: ACG.

Mặc dù Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (gọi tắt là NĐ73) có hiệu lực từ 15-11-2012, nhưng thông tin hạn chế học sinh Việt Nam học tại các trường quốc tế mới được biết đến rộng rãi vài ngày nay sau Hội nghị hướng dẫn Nghị định số 73 do Bộ GDĐT vừa tổ chức.

Một điểm đặc biệt quan trọng trong việc triển khai hướng dẫn Nghị định 73/2012/NĐ-CP (NĐ 73) là việc các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi).

Theo đó, trong việc liên kết đào tạo đối với những cơ sở giáo dục nước ngoài đặt tại Việt Nam, những cơ sở giáo dục này không được tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi), những trường này chỉ dành cho trẻ em là người nước ngoài. Cơ sở giáo dục phổ thông (Trường tiểu học, THCS, trường phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học) được tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng có điều kiện. Cụ thể, trường tiểu học và THCS không quá 10% tổng số học sinh của trường, trường phổ thông không quá 20%.

Cũng theo quy định này, dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh.

Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Sau khi biết thông tin, từ vài ngày nay, một số phụ huynh có con học tại các trường quốc tế như Kinder World, trường Quốc tế ACG Việt Nam, trường Tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn… hết sức lo lắng.

Theo giải thích của một lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT), đơn vị soạn thảo nghị định, thì những người soạn thảo cũng đã bàn kỹ về về quy định trường quốc tế không được nhận trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì, trẻ dưới 5 tuổi còn chưa thạo tiếng Việt, nếu đến trường tây sẽ có nhiều lo ngại như học sinh có thể nói tiếng nước ngoài thay vì tiếng mẹ đẻ, có khi còn thành "Tây rởm".

Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận rằng tỉ lệ 10% học sinh Việt ở các trường quốc tế là ít mà tỉ lệ "đẹp" là 20 – 25%. Tuy nhiên, theo đơn vị soạn thảo, thì nếu tỉ lệ quá cao mục tiêu đào tạo con người Việt Nam sẽ bị lệch đi. Hơn nữa,"các nhà đầu tư cũng thực hiện phân chia theo đa dạng quốc tịch, đảm bảo hài hòa, trường nào đông học sinh Việt Nam quá học sinh nước ngoài cũng không vào mấy".

(Theo Ngân Anh/ Lao Động)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107927/duoi-5-tuoi-khong-duoc-hoc-truong-quoc-te.html

Giáo viên dạy giỏi phản bác văn rập khuôn

Posted: 02 Feb 2013 02:34 AM PST

Cô Ngô Thị Bích Thủy (Hiệu phó Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc): “GV cần
kiên trì và tâm huyết”

Bản thân tôi luôn tâm niệm, người giáo viên sẽ thành công khi biết: “Lấy cái đã có để dạy cái chưa có”.

Dạy HS lớp 2, 3, GV không nên quan niệm cứng nhắc là nhất thiết phải sử dụng
hệ thống câu hỏi hay gợi ý của SGK mà nên dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để
từ đó giúp các em hướng tới mục tiêu cần đạt. Như vậy giờ học sẽ nhẹ nhàng hơn và
bản thân học sinh cũng thấy tự tin hơn.

Đối với HS lớp lớn hơn, nên tập trung vào hướng dẫn các em cách dùng từ, đặt
câu, liên kết câu… sao cho câu văn sinh động, gợi cảm. GV có thể lấy một câu văn
hay của HS để làm ví dụ hay yêu cầu HS tìm những từ đồng nghĩa với nhau để HS mở
rộng vốn từ….

Tôi luôn tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc và tư duy của HS, tuy nhiên việc định
hướng đôi khi cũng rất cần thiết. Ví dụ khi gặp bài văn tả con mèo, HS so sánh
“đầu con mèo nhà em to bằng đầu em bé mới sinh…” –
GV có thể nói rằng trong
thực tế có thể chi tiết đó đúng nhưng thông thường khi viết văn người ta không
sánh như vậy. Và người GV phải gợi ý cho HS tìm một vật khác để so sánh.

Nếu trường hợp bài viết lệch trọng tâm, có những chi tiết khác lạ thì tôi tìm
hiểu lý do thực chất là gì?. Có phải do các em chưa diễn tả được điều mong muốn diễn đạt hay chưa tìm được ngôn từ để diễn đạt… 

Văn là cuộc sống, nên cũng không thể lúc nào cũng toàn lời hay ý đẹp. Các
con có thể viết về những cái chưa tốt, chưa đẹp nhưng GV nên định hướng để những
chi tiết đó được diễn đạt một cách nhẹ nhàng nhất.

Để hiểu được suy nghĩ, tâm tư của các em, mỗi GV dạy văn còn rất cần tiếp xúc,
quan tâm đến hoàn cảnh của các em. Ví dụ, tôi đã gặp trường hợp một em kể về gia
đình mình nhưng không hề nói đến bố. Một đồng nghiệp không trực tiếp dạy HS này
đã phê 'thiếu chi tiết nói về bố' nhưng do biết bố em đã mất nên tôi đề nghị cô
giáo xem xét lại bài viết.

Theo tôi, để các em có được những bài văn hay, giàu cảm xúc mà vẫn chân thật,
đúng với lứa tuổi của mình, điều đó phụ thuộc phần lớn vào người GV. Các cô phải
thực sự kiên trì và chủ động trong việc khơi gợi, dẫn dắt, định hướng các em
trong việc hoàn thiện bài viết.

Cô Nguyễn Thu Hương (Hà Nội): “Nên để HS viết đúng nhưng gì cảm nhận
về cuộc sống”

Tôi rất ủng hộ quan điểm nên để HS viết văn đúng như
những gì các em suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống. Tuy nhiên, người GV cũng không
thể để cho học sinh tưởng tượng quá tự do, miêu tả lệch lạc, không đúng với thực
tế. Bản thân GV phải định hướng không để HS tưởng tượng quá tự do, mà vẫn đúng là
cảm xúc, phong cách riêng của các em.

Đó mới là định hướng đúng của một giáo viên dạy văn. Ngoài ra, để tạo điều
kiện cho HS phát triển tư duy một cách sáng tạo, GV chỉ nên đưa ra những dàn ý
khái quát. Quan trọng là định hướng tư duy.

Tôi ủng hộ việc GV để HS viết thật
theo cảm xúc, suy nghĩ của mình, đặc biệt là đối với GV tiểu học. Nhưng cũng nên
định hướng về tư duy theo chiều hướng đúng, chứ không phải để HS tưởng tượng,
miêu tả một cách lệch lạc. Ví dụ như HS tả cánh đồng có hoa sữa thì sai rồi!

Bản thân người GV không thể để HS viết sai thế được. Nếu các con chưa được
tiếp xúc với những khung cảnh, sự vật như thế thì GV phải dùng tranh ảnh, máy
chiếu… để HS có thể hiểu được bằng trực quan.

Chương trình, giáo án môn Văn của Bộ cũng không bắt buộc GV phải dạy theo ý này ý
kia, mà người GV phải chủ động. Trong các đáp án môn Văn của quận, Sở bao giờ
cũng khuyến khích sự sáng tạo trong khuôn khổ, có cơ sở, chứ không phải sáng tạo
quá, khiến người đọc cảm giác như… bịa thì cũng không được điểm.

Theo tôi, giáo viên phải đầu tư sử dụng các giáo cụ trực quan như tranh ảnh, tài
liệu… nhiều hơn nữa để HS có vốn sống thực tế, để HS thành phố biết được nông
thôn thế nào và ngược lại. Nhiều trẻ nông thôn nhìn thấy Hồ Tây, hét lên "Ôi…
biển". Rõ ràng là các con không được tiếp xúc thực tế. Vậy thì bản thân giáo viên
phải là người hướng dẫn, định hướng.

Cô Trần Thị Bích Hà: “Nên tôn trọng dù sự thật còn ngây ngô”

Đằng sau câu chuyện dạy văn miêu tả ấy là dạy cách cảm nhận con người, cuộc sống,
là bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách các em. Việc học trò làm theo mẫu cô yêu cầu
làm méo mó cách nhìn của cách em, dạy các em thói giả dối ngay từ thơ bé. Có thể
nói như thế là phản giáo dục, là có tội!

Là GV văn, tôi tôn trọng sự chân thật, có thể còn ngây ngô, vụng về của các
em. Đọc bài học trò viết mà đều giống văn mẫu và giống như cô hướng dẫn cả thì
chán lắm.

Có lần tôi đã quăng bút chấm bài vì đọc bài HS viết y như nhau. Nhưng có điều
là các em viết chân thật thì HS và phụ huynh phải chấp nhận điểm không cao, GV
dạy không giỏi, tỷ lệ HS khá giỏi thấp, thành tích của trường kém. Điều này lại
không mấy ai chấp nhận. Nhưng như thế mới bền vững. HS sẽ tiến bộ dần qua các cấp
học. Xã hội ta bây giờ, ai cũng muốn có thành tích nhanh, càng sớm càng tốt.

Để cải thiện điều này, từ cấp lãnh đạo phải quyết liệt chống “bệnh thành
tích”, phấn đấu thành tích thật.


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107941/giao-vien-day-gioi-phan-bac-van-rap-khuon.html

Dạy 2 buổi/ngày giúp HS vùng dân tộc thiểu số phát triển toàn diện

Posted: 02 Feb 2013 01:34 AM PST

(GDTĐ) – Thực hiện chủ trương dạy 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học của Bộ GDĐT,  đến nay, trong tổng số 53.451 học sinh tiểu học trong toàn tỉnh Kon Tum đã có 29.309 học sinh được học 9-10 buổi/tuần (chiếm tỷ lệ 55%); 20.191 học sinh học 6-8 buổi/tuần (chiếm tỷ lệ 38%)… Thực tế cho thấy, việc triển khai dạy 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số. 

Theo cô Huỳnh Thị Thu Vân – Phó trưởng Phòng GD Tiểu học (Sở GDĐT) thì xác định việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, đặc biệt là chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh DTTS nên những năm gần đây, ngành đã triển khai, khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường phát triển mạnh dạy học 2 buổi/ngày.

Đối với Kon Tum, tùy theo điều kiện thực tế của các địa phương mà việc triển khai dạy 2 buổi/ngày có 2 dạng: dạng tăng buổi 6-8 buổi/tuần và dạng học cả ngày 9-10 buổi/tuần. Thời lượng tối đa đối với học sinh học 2 buổi/ngày là 7 tiết/ngày (buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết). Với việc tổ chức dạy 2 buổi, giáo viên được giao quyền chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lý trong hoạt động dạy học. Buổi sáng, giáo viên giảng dạy theo chương trình của Bộ GDĐT quy định, buổi chiều học sinh được giáo viên thực hành kiến thức đã học. Chính vì vậy nên giáo viên có nhiều thời gian sâu sát và có hướng bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Cô Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường THTHSP cho biết: Hoạt động dạy và học 2 buổi/ngày vừa giúp học sinh có thời gian ôn bài học chính khóa ở lớp, vừa có điều kiện phát hiện, rèn luyện kỹ năng về các môn năng khiếu cho các em. Hiện nay, 100% học sinh ở trường được tổ chức học 2 buổi/ngày. Từ khi thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cùng bán trú, chất lượng học của học sinh được nâng lên. Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, học sinh của trường luôn đạt những thành tích xuất sắc không chỉ ở các môn học chính khóa còn ở các môn về năng khiếu như vẽ, viết chữ đẹp…  


HS Trường TH Đăk Dục (Ngọc Hồi) được tổ chức bán trú để học 2 buổi/ngày

Đặc biệt, mô hình dạy 2 buổi/ngày rất phù hợp với đối tượng học sinh người DTTS trên địa bàn tỉnh khi buổi thứ hai được giáo viên bố trí để tăng cường tiếng Việt và củng cố  kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt cho học sinh. Thực tế cho thấy với hơn 63% học sinh tiểu học là người DTTS nên tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa người học – người dạy, giáo viên nói học sinh không hiểu diễn ra khá phổ biến và tất yếu học sinh sẽ khó nắm được kiến thức từ chương trình học.

Để phá vỡ "rào cản" này đòi hỏi phải tăng cường thời lượng tiếng Việt, xây dựng môi trường tiếng Việt trong nhà trường. Bởi vậy, khi triển khai dạy học 2 buổi/ngày thì sau buổi sáng dạy theo chương trình Bộ GDĐT quy định, đối với các trường vùng ĐBDTTS, buổi chiều sẽ bố trí để tăng cường tiếng Việt, bù đắp lỗ hổng kiến thức của học sinh (khác với vùng thuận lợi việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thông qua việc nâng cao chuẩn kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động ngòai giờ lên lớp, ngoại khóa…). 

Đặc biệt, nhờ các trường tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nên công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số chuyên cần đảm bảo hơn. Từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của các bậc phụ huynh và thông qua các chương trình, dự án như: Mô hình trường học mới, Dự án SEQAP đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, Quyết định 85 của Thủ tướng chính phủ về phát triển Trường PTDTBT và chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú… nên học sinh tiểu học được ở lại bán trú, ăn trưa tại trường. Cũng từ đây, sau buổi học sáng, học sinh cũng như phụ huynh yên tâm hơn khi con ở lại trường để học tiếp vào buổi chiều.

Theo thống kê, nếu như năm học 2008-2009, trên địa bàn tỉnh chỉ có 4.653 học sinh tiểu học bán trú và có tới 199 học sinh tiểu học bỏ học thì đến nay đã có 9.545 học sinh được ở bán trú, số học sinh bỏ học chỉ còn 51 học sinh. Cũng nhờ học 2 buổi/ngày đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học. Nếu như năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi ở môn Tiếng Việt 44,6%, Toán 48% thì đến năm học 2011-2012 tỷ lệ khá, giỏi ở môn Tiếng Việt  60,45%, môn Toán 61,1%. 

Được xem là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cộng thêm những ưu điểm vượt trội nên việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2008-2009, trong tổng số 47.799 học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh mới có 27.368 học sinh tiểu học học 6-8 buổi/tuần (chiếm tỷ lệ 57%) và 17.001 học sinh học 9-10 buổi/tuần (chiếm tỷ lệ 36%) thì đến năm học 2012-20-13 trong tổng số 53.451 học sinh có 20.191 học sinh học 6-8 buổi/tuần (chiếm tỷ lệ 38%) và có tới 29.309 học sinh học 9-10 buổi/tuần, chiếm tỷ lệ 55%…

Tuy nhiên cũng theo cô Huỳnh Thị Thu Vân thì để có thêm nhiều trường, đặc biệt là các trường ở vùng ĐBDTTS được triển khai dạy 2 buổi/ngày thì cần phải có sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất (phòng học,  nhà ăn, phòng ở cho học sinh vào buổi trưa…); giải quyết kịp thời chế độ dạy dự giờ đối với giáo viên; bổ sung cán bộ, giáo viên (theo quy định của Bộ GDĐT để tổ chức dạy 9-10 buổi/tuần phải đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp)… 

Nguyên Phúc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Day-2-buoi/ngay-giup-HS-vung-dan-toc-thieu-so-phat-trien-toan-dien-1966729/

Comments