Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


12.450 chỉ tiêu vào ĐH Huế 2013

Posted: 18 Feb 2013 07:53 AM PST

(GDTĐ)- ĐH Huế công bố chỉ tiêu của 7 trường ĐH thành viên, 3 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu.

Theo đó, tổng số có 12.450 chỉ tiêu, trong đó có 12.000 chỉ tiêu ĐH và 450 chỉ tiêu CĐ. ĐH Huế tổ chức một Hội đồng tuyển sinh chung để tuyển sinh cho tất cả các trường thành viên, khoa trực thuộc và phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.

Điểm trúng tuyển của trường xác định theo ngành học. Riêng trường ĐH Khoa học, ĐH Nông Lâm, Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có một số ngành tuyển sinh theo nhóm ngành. Điểm trúng tuyển xét theo nhóm ngành và khối thi.

Các ngành sư phạm không tuyển những thí sinh dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

Các ngành Giáo dục quốc phòng, an ninh, Giáo dục thể chất, điều kiện xét tuyển là: thể hình cân đối, nam cao 1,65m và nặng 45kg trở lên; nữ cao 1,55m và nặng từ 40kg trở lên.

Các môn thi năng khiếu khối T gồm: Bật xa tại chỗ, chạy cự ly 100m, chạy con thoi 4x10m. Điểm môn thi năng khiếu có hệ số 2…

Sinh viên trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Nga (ĐH Ngoại ngữ) sẽ được giảm 50% học phí.

Chỉ tiêu cụ thể như sau:

NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201302/12450-chi-tieu-vao-DH-Hue-2013-1967026/

Hà Nội: Tuyển 500 chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn

Posted: 18 Feb 2013 07:53 AM PST

Theo đó, tiêu chuẩn chung công chức nguồn phải đáp ứng tiêu chí là công dân Việt Nam, TN ĐH công lập hệ chính quy loại khá trở lên. Nếu TN ĐH, sau ĐH (đúng chuyên ngành bậc ĐH) ở nước ngoài phải đạt loại giỏi.

Những người TN chuyên ngành phù hợp cần có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; Có trình độ B một trong năm ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức; Tin học văn phòng; Không quá: 27 đối với người TN ĐH, 30 tuổi đối với người trình độ thạc sĩ, 35 tuổi đối với người có trình độ tiến sĩ.

Trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, phải có bằng TN ĐH công lập hệ chính quy loại giỏi hoặc bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc ĐH công lập hệ chính quy, phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.

Nếu là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi của TP Hà Nội, đăng ký về làm việc tại xã phải có bằng TN ĐH công lập hệ chính quy loại trung bình khá trở lên đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.

Các lớp nguồn được chia theo chức danh công chức cấp xã, đào tạo tập trung 18 tháng và học tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Người được cử đi học cam kết sau khi tốt nghiệp phải công tác ít nhất 5 năm tại xã, phường, thị trấn được phân công. Nếu vi phạm sẽ bị thu hồi kinh phí đào tạo.

Theo kế hoạch nhu cầu tuyển dụng mỗi huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì khoảng 30 chỉ tiêu. Các quận nội thành dưới 10 chỉ tiêu.

Dự kiến tổ chức đào tạo trong quý I/2013. Việc thực hiện kế hoạch chiêu sinh và thành lập hội đồng xét chọn học viên, sẽ được UBND quận, huyện, thị xã của thành phố thông báo công khai.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Viec-lam/Ha-Noi-Tuyen-500-chi-tieu-dao-tao-cong-chuc-nguon/102708.bld

Thêm 11 chương trình liên kết được ‘khai sinh’

Posted: 18 Feb 2013 05:28 AM PST

Tin từ Bộ GD-ĐT cho biết đầu năm 2013, thêm 11 chương trình liên kết với trường ĐH
nước ngoài chính thức được Bộ cấp phép hoạt động.

Các trường được cấp phép liên kết đào tạo với các trường ĐH nước ngoài gồm: Trường
ĐH Nguyễn Tất Thành liên kết với Tổ chức Edexcel (Anh) đào tạo CĐ cho các ngành:
Kinh doanh chuyên ngành, Quản trị và chuyên ngành kế toán
.

Trường ĐH Hà Nội liên kết với ĐH Louvain (Bỉ) đào tạo Tiến sĩ cho 2 ngành: Ngôn
ngữ pháp và ngữ văn. Đồng thời liên kết với ĐH Louvain (Bỉ) đào tạo Thạc sĩ cho ngành
Pháp ngữ; liên kết với Trường ĐH Sannio (Italia) đào tạo cử nhân cho 3 ngành:
Kinh tế doanh nghiệp, Thống kê và Bảo Hiểm.

Trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội liên kết với Trường ĐH KHUD Cao Hùng (Đài
loan) đào tạo thạc sĩ về ngành Quản trị Công nghiệp.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân liên kết với ĐH Ohio (Hoa Kỳ) đào tạo thạc sĩ ngành
Kinh tế tài chính
. Đồng thời, dân liên kết với Trường ĐH ParisOuest Nanterre
(Pháp) đào tạo thạc sĩ các ngành: Quản lý nguồn nhân lực chuyên ngành Quản lý nhân
sự – Quản lý lao động
Tổ chức công việc.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM liên kết với trường ĐH Tampre (Phần Lan) đào tạo thạc sĩ
về ngành Hành chính công. Đồng thời, liên kết với ĐH Western Sydney
(Australia) đào tạo thạc sĩ ngành Kinh doanh và thương mại.

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM liên kết với Trường ĐH Bolton (Anh) đào tạo cử nhân 2
ngành: Quản trị kinh doanh Kế toán.

Trường ĐH Thương mại liên kết với Trường ĐH JeanMoulin Lyon 3 ( Pháp) đào tạo
Licence Professionelle ngành Thương mại.

ViệnĐH Mở Hà Nội liên kết với Viện kỹ thuật BoXHill (úc) đào tạo CĐ 2 ngành:
Quản trị
Công nghệ thông tin (An ninh mạng).

Trường ĐH FPT liên kết với Trường ĐH Greenwich (Anh) đào tạo cử nhân ngành Công
nghệ thông tin.

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu liên kết với Trường ĐH Seattle (Hoa Kỳ) đào tạo thạc
sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM liên kết với Học viện Thể dục thể thao
Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo thạc sĩ ngành: Giáo dục học Thể dục thể thao chuyên
ngành Giáo dục thể chất.

Theo Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) đến thời điểm này có 229 chương trình
liên kết đào tạo nước ngoài. Trong đó có 208 chương trình đang hoạt động và 15 chương
trình đã dừng tuyển sinh.

  • Anh Thư

Cười nghiêng ngả với trò leo cầu của bạn trẻ

Posted: 18 Feb 2013 05:28 AM PST

- Bất chấp lạnh giá, nhiều thanh niên của thôn Phong Doanh (xã Bình Dương, huyện
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) vẫn háo hức tham gia trò chơi "leo cầu bùm" trong hội làng tổ
chức ngày 16/2.

Trò chơi "leo cầu bùm" chính là phần được người dân thôn Phong Doanh mong đợi nhất
mỗi dịp hội làng được tổ chức.

3 cây tre được chụm vào nhau và đóng chắc xuống đáy
ao. Từ vị trí chụm lại của 3 cây tre, một sợi dây khác được buông thõng xuống nối với
1 cây tre khác nằm cao ngang hơn mặt nước ao một chút. Phần đầu của cây tre ở trên
bờ.

Luật chơi khá đơn giản: nếu ai đi thăng bằng trên cây tre này ra và bấu được vào
sợi dây buông thõng sẽ thắng. Tuy nhiên do tre tươi, trơn và việc giữ thăng bằng
không hề đơn giản đòi  hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo.

Liên tục những cú "đáp" mặt ao của các chàng trai đã mang lại tiếng cười sảng
khoái cho mọi người.

Một vài hình ảnh về trò chơi "leo cầu bùm":

BẤM ĐỂ XEM CLIP:


Play

  • Văn Chung

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109361/cuoi-nghieng-nga-voi-tro-leo-cau-cua-ban-tre.html

Bé uể oải, không muốn vào lớp

Posted: 18 Feb 2013 05:27 AM PST

– Sáng 18/2, học sinh trên địa bàn Hà Nội đi học trở lại sau 11 ngày nghỉ. Nhiều bé xúng xính áo quần háo hức bước đến trường nhưng cũng không ít bạn đã quen với việc được nghỉ nên còn uể oải.

Dù là buổi đầu tiên đi học sau đợt nghỉ Tết dài nhưng ghi nhận của PV VietNamNet trong sáng 18/2 phần lớn học sinh đều đã đến trường đúng thời gian biểu.

Tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Trường THCS Nghĩa Tân, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (cùng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội) học sinh đến khá đúng giờ. Thời điểm 7h50 cổng các trường vẫn mở nhưng học sinh đến muộn gần rất ít.

Ở cấp tiểu học và mầm non, do trời mưa cộng thêm giao thông ngày đầu tiên mọi người đi làm trở lại nên tại cổng một số trường tiểu học dù trống vào lớp đã vang song nhiều bé vẫn được bố mẹ đưa đến.

Nhiều bé xúng xính áo quần háo hức bước đến trường nhưng cũng không ít bạn đã quen với việc được nghỉ nên còn uể oải. Có bé khóc nhè, nũng nịu bố mẹ vì không muốn vào lớp.

Một vài hình ảnh trẻ đến trường sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 trên địa bàn Hà Nội sáng 18/2:

Nhiều học sinh vẫn giữ được nếp sinh hoạt sau đợt nghỉ dài nên dậy đi học khá sớm.

Bé tự tin cùng ông đến trường.

Xúng xính với bộ đồ comple, cà vạt.

Cơn mưa phùn buổi sáng ít nhiều ảnh hưởng đến việc đưa trẻ tới trường của các phụ huynh.

Mẹ đưa con hộp xôi, giục con bước nhanh vào lớp cho kịp giờ học.

Bé bước nhanh vào lớp.

Trái ngược với tâm trạng háo hức của nhiều bạn, một số bé tỏ ra
khá mệt mỏi trong buổi đầu tiên đến lớp sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán.


Thẫn thờ trước cổng trường dù đã đến giờ vào lớp.

Mẹ động viên con vào lớp.


Phụ huynh phải kéo áo, dắt con bước vào trường.

Bé nũng nịu không muốn vào lớp.

Phụ huynh gặp khó khăn khi con khóc nhè, không muốn xa bố mẹ để vào lớp học.

  • Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109367/be-ue-oai--khong-muon-vao-lop.html

Khó khăn trong phổ cập giáo dục mầm non ở tỉnh Long An

Posted: 18 Feb 2013 03:48 AM PST

Từ nỗi lo thiếu giáo viên

Hiện nay, toàn tỉnh Long An có 2.393 giáo viên, cán bộ quản lý bậc học mầm non. So với nhu cầu hiện tại còn thiếu 341 giáo viên. Tuy nhiên, để đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non vào năm 2015, toàn tỉnh còn thiếu hơn một nghìn giáo viên. Một trong những tiêu chí để đủ điều kiện hoàn thành phổ cập giáo dục

mầm non cho trẻ năm tuổi là mỗi xã phải có ít nhất 85%

số trẻ năm tuổi được học bán trú,  hoặc  học  hai  buổi/ngày.

Do đó, tỉnh cần phải có một đội ngũ giáo viên rất lớn để đạt được điều kiện nói trên. Ðể thực hiện đề án phổ cập, nhiều địa phương đã tập trung bổ sung giáo viên cho các lớp dành cho trẻ năm tuổi, vì thế dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở các lớp dành cho trẻ bốn tuổi và ba tuổi. Cô Ngô Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Mỹ Lạc – huyện Thủ Thừa cho biết, để hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, trường đã bổ sung giáo viên cho bốn lớp năm tuổi. Hiện tại, các lớp này đã đủ giáo viên nhưng toàn trường lại thiếu khoảng bốn giáo viên ở các lớp nhỏ hơn.

Tình trạng thiếu giáo viên thường tập trung ở các địa phương vùng sâu còn nhiều khó khăn. Không ít giáo viên đến đây giảng dạy nhưng chỉ một thời gian ngắn lại chuyển công tác về nơi có điều kiện tốt hơn. Cô Võ Thị Trí, giáo viên Trường mẫu giáo Thạnh An, huyện Thạnh Hóa chia sẻ: Do xã Thạnh An là một xã nghèo của huyện, cho nên nhiều giáo viên chỉ trụ được với trường khoảng vài năm rồi xin chuyển công tác. Chính vì thế, số lượng giáo viên ở Trường mẫu giáo Thạnh An cũng như ở những trường vùng sâu khác luôn biến động. Không chỉ các huyện vùng sâu không đủ giáo viên mà ngay cả các huyện trung tâm, có điều kiện thuận lợi cũng thiếu giáo viên bậc học mầm non. Cô Lê Thị Út, chuyên viên Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Bến Lức cho biết, năm học 2012-2013, toàn huyện thiếu 20 giáo viên mầm non, ngay cả những trường tại thị trấn Bến Lức cũng thiếu giáo viên. Giải thích điều này, cô Nguyễn Thị Ô Ren, giáo viên Trường mẫu giáo Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa cho rằng, giáo viên mầm non chịu nhiều thiệt thòi hơn các giáo viên ở các bậc học khác. Mỗi ngày giáo viên mầm non phải dạy sáu tiếng, hai tiếng còn lại là thời gian dùng để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và để soạn giáo án. Trong khi đó, thu nhập của giáo viên mầm non vẫn còn thấp. Vì những lý do đó, nhiều bạn trẻ đã không chọn nghề này để theo học. Trong năm học 2011-2012, toàn tỉnh chỉ tuyển được 67 giáo viên mầm non. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2014, Trường cao đẳng Sư phạm Long An sẽ đào tạo 530 giáo viên mầm non cộng với việc tuyển giáo viên tốt nghiệp từ các trường khác cũng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Long An Võ Thị Kim Loan cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non, Sở sẽ tiến hành đào tạo theo địa chỉ cho những trường còn khó khăn, nhất là các trường ở vùng Ðồng Tháp Mười.

Ðến khó khăn về cơ sở vật chất

Không chỉ nỗi lo thiếu giáo viên, việc thiếu phòng chức năng, phòng học theo quy chuẩn đã khiến cho tiến độ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở Long An thêm phần gian nan. Ðiển hình như huyện Thủ Thừa. Ðây là huyện duy nhất trong tỉnh đến nay chưa có xã nào hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. Với địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, nhiều trường mẫu giáo trong huyện phải xây dựng thêm nhiều điểm trường để thuận lợi cho việc vận động trẻ ra lớp. Ðiều đáng nói là, hầu hết những phòng học tại điểm trường đều không đúng quy định về phòng học dành cho bậc mầm non. Hiện nay, toàn tỉnh còn khoảng 200 lớp mẫu giáo năm tuổi phải học “nhờ” các phòng học của cấp tiểu học hoặc trụ sở ấp. Theo cô Dương Thị Kiều Chinh, Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, toàn trường chỉ có mỗi điểm chính là tương đối đạt chuẩn, còn lại sáu điểm phụ chủ yếu sử dụng lại từ các phòng tiểu học nên không phù hợp, gây không ít khó khăn trong việc giảng dạy. Ngay như tại Trường mẫu giáo Mỹ Lạc, trường vừa được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia, phòng học tại điểm trường Mỹ Hòa vẫn không đúng với quy định, khi chỉ có một cửa và một hành lang, còn nhà vệ sinh thì nằm ngoài phòng học.

Thực hiện dự án xây dựng phòng học, phòng chức năng theo quy định, năm học 2011, toàn tỉnh đã xây dựng thêm 111 phòng học dành cho bậc học mầm non với kinh phí hơn 50 tỷ đồng. Ðến cuối năm 2012, tỉnh có thêm 96 phòng học được đưa vào sử dụng. So với hiện tại, vẫn còn thiếu hơn 300 phòng học dành cho trẻ mẫu giáo, trong đó thiếu 130 phòng dành riêng cho lớp mẫu giáo năm tuổi. Ðể đáp ứng cho việc học hai buổi/ngày, tính đến năm 2014, Long An thiếu 425 phòng dành riêng cho trẻ mẫu giáo năm tuổi và 25.381 m2 diện tích xây dựng dành cho khối phòng chức năng, trong đó có diện tích xây dựng nhà bếp phục vụ cho việc học bán trú. Qua hai năm thực hiện Ðề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, toàn tỉnh chỉ xây dựng được hơn 200 phòng học cho tất cả các khối lớp bậc mầm non. Cho nên, việc đến năm 2014 toàn tỉnh có đủ 425 phòng dành riêng cho trẻ năm tuổi để hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non là điều không thể.

Theo bà Huỳnh Thị Huệ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Long An, tỉnh sẽ xin gia hạn thời gian hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi đến năm 2015. Trên thực tế, UBND tỉnh Long An chưa duyệt Ðề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, do vậy nguồn kinh phí để thực hiện đề án rất hạn chế. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh chủ yếu thực hiện xã hội hóa để từng bước hoàn thành tiến độ phổ cập. Từ ngày 25-2-2013, tỉnh sẽ lập đoàn khảo sát thực tế để nắm tình hình, sau đó sẽ phê duyệt đề án cũng như phân bổ nguồn kinh phí thực hiện đề án. Ước tính nguồn kinh phí thực hiện Ðề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi của tỉnh vào khoảng 500 tỷ đồng. Ðến khi ấy, những khó khăn mà giáo dục mầm non tỉnh Long An đang gặp phải mới hy vọng được giải quyết triệt để.

Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/giao-duc/kho-kh-n-trong-ph-c-p-giao-d-c-m-m-non-t-nh-long-an-1.391972

Giáo dục đạo đức HSSV bằng môi trường văn hóa

Posted: 18 Feb 2013 02:48 AM PST

(GDTĐ)-Thời đại internet, khi những "bẫy" văn hóa "độc" luôn sẵn sàng để HSSV tiếp cận thì việc hướng những đối tượng này tới những hoạt động giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn trở nên vô cùng quan trọng.

Ảnh: gdtd.vn
Ảnh: gdtd.vn

TS, Lê Thị Bích Hồng – Ban Tuyên giáo Trung ương khi nghiên cứu đề tài "Những biến đổi lệch lạc trong đạo đức, lối sống của HSSV hiện nay – thực trạng và các giải pháp khắc phục" đã nêu ra 11 vấn đề về thực trạng biến đổi trong đạo đức, lối sống của HSSV, trong đó, vấn đề đầu tiên là đời sống văn hoá HSSV diễn biến theo chiều hướng phức tạp, có nhiều sự lựa chọn khi tiếp cận các giá trị văn hoá.

TS.Hồng dự báo, xã hội hiện đại, khả năng đáp ứng của gia đình sẽ thu hẹp và điều kiện xã hội sẽ tích cực tạo cơ hội tối đa để thoả mãn sự phát triển của thanh niên HSSV. Cuộc đấu tranh về ý thức hệ cũng sẽ diễn ra gay go và quyết liệt hơn, khi các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước muốn tranh thủ một bộ phận thanh niên HSSV chậm tiến, lệch lạc trong đạo đức, lối sống bằng cách sử dụng lối sống thực dụng, ích kỷ, phi nhân tính…tăng cường đưa những sản phẩm văn hóa độc hại, đồi trụy, phản văn hóa…để từng bước làm biến chất thanh niên HSSV. Lối sống và nhân cách sống của thanh niên HSSV trong những năm tới sẽ khác xa với thời kỳ trước đây và hôm nay.

"Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa lớn, nhưng số đông HSSV ít được tiếp cận với các chương trình nghệ thuật. Những thiết chế văn hóa chung phục vụ nhu cầu giải trí của HSSV quá ít. Cũng vì thế, nhiều HSSV thiếu "mặn mà" với các loại hình nghệ thuật, các hoạt động tập thể; tham gia các hoạt động đoàn thể gần như bắt buộc, hình thức. Vô hình chung sự "bỏ qua" ấy đã tạo thành thói quen thờ ơ với các hoạt động nghệ thuật mang tính giáo dục thẩm mỹ" – TS Hồng nhận định.

Vì vậy, một trong những giải pháp là cần tăng cường các hoạt động văn hóa tại các Trung tâm văn hóa thanh niên cho HSSV. Hướng họ tới những hoạt động giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn để thanh niên HSSV tránh được những cạm bẫy, nọc độc của những sản phẩm văn hóa độc. Khi mặt bằng thưởng thức văn hóa nói chung được nâng cao, thì sự cảm thụ nghệ thuật trong HSSV sẽ có những chuyển biến tích cực. Đây là một chính sách lớn cần phải làm khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Gần đây, những bộ phim, trò chơi phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, như: Nhật ký Vàng Anh, Bộ tứ 10H, SV96 trở lại năm 2011, Đường lên đỉnh Ôlimpia…đã quan tâm dành riêng cho chính thanh niên HSSV. Tuy nhiên, dù đã xuất hiện tác phẩm dành cho tuổi mới lớn nhưng chưa chú ý đến tính văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt, nên vẫn để nhiều yếu tố nhạy cảm trong phim không phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Bên cạnh đó, xây dựng tốt đời sống văn hoá trong trường học là một trong những nhóm giải pháp quan trọng, là việc làm cần thiết đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc phối hợp chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

TS.Hồng cho rằng, các hoạt động văn hóa chỉ có thể tác động trực tiếp đến sinh viên khi trường quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao… Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thường đóng trên địa bàn thành phố lớn, nên ngoài giờ học tập trên lớp, SV còn tham gia nhiều hoạt động ở bên ngoài, như học ngoại ngữ, tin học, làm việc thêm để mưu sinh, giúp đỡ gia đình. Dù một bộ phận SV ít có thời gian, điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa ở trường, nhưng nhà trường phải chủ động tổ chức nhiều hoạt động thu hút họ tham gia. Thêm nữa, phải bổ sung tiêu chí đánh giá SV qua các hoạt động do nhà trường tổ chức, như: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội từ thiện (Đền ơn đáp nghĩa, Ngày vì người nghèo, Hiến máu tình nguyện…)…

Phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho việc học tập, ăn ở và hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho SV; tổ chức nhiều loại hình câu lạc bộ phù hợp với tuổi trẻ để thu hút được nhiều HSSV tham gia; định kỳ thông báo chính trị, thời sự cho SV; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo với SV nhằm lắng nghe những tâm tư của họ, kịp thời giải quyết các chế độ chính sách và những yêu cầu chính đáng của họ.  

Cùng với đó, khuyến khích sự đóng góp, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các thiết chế văn hoá trường học; phối hợp cùng địa phương xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh (quản lý dịch vụ văn hóa, truy quét các sản phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội…); tổ chức các sinh hoạt văn hoá lành mạnh trong các trường học; kêu gọi văn nghệ sĩ biểu diễn vì thế hệ trẻ HSSV.
       
Việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức, văn hoá của HSSV, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực quý này. Vì thế, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết và cần được toàn xã hội, nhà trường và gia đình quan tâm. Theo đó, vấn đề đặt ra là cần thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn hóa trong SV theo những tiêu chí phù hợp để HSSV có bản lĩnh văn hoá, đủ sức tự đề kháng trước những tiêu cực nẩy sinh trong đời sống tinh thần xã hội trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/Giao-duc-dao-duc-HSSV-bang-moi-truong-van-hoa-1967006/

Bổ sung đối tượng thi liên thông vào hồ sơ ĐKDT

Posted: 18 Feb 2013 02:48 AM PST

Thí sinh lưu ý, trong túi đựng hồ sơ: Mặt trước ghi các thông tin cần thiết mà thí sinh phải điền đầy đủ, mặt sau là một số lưu ý về làm hồ sơ ĐKDT (đây chính là một phiếu ĐKDT và sẽ được gửi đến trường ĐH, CĐ nơi thí sinh ĐKDT). Phiếu số 1: Mặt trước có nội dung giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau gồm các thông tin về tên và ký hiệu các trường ĐH, CĐ. Phiếu số 2: Mặt trước của phiếu về cơ bản giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau là hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT.

3 ảnh chân dung cỡ 4´6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học (sau đây gọi chung là trường) thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Nộp hồ sơ và lệ phí đăng kí dự thi: Học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông (THPT) tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó.

Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.

Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc từ ngày 11/3/2013 đến hết ngày 11/4/2013. Các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT mã 99 từ 12/4/2013 đến hết ngày 19/4/2013.

Các Sở GD-ĐT gửi giấy báo dự thi cho thí sinh từ ngày 3/5 đến ngày 5/6/2013.

Lịch thi đại học dự kiến: Thi đại học đợt I, khối A,A1,V từ ngày 4/7 và 5/7/2013.

Thi đại học đợt II: Khối B,C,D,N,H,T,R,M,K vào ngày 9/7 và 10/7/2013.

Thi Cao đẳng đợt III: từ ngày 15/7 và 16/7/2013.

Các trường đại học, cao đẳng sẽ công bố điểm thi trước ngày 31/7/2013.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bo-sung-doi-tuong-thi-lien-thong-vao-ho-so-dkdt-697479.htm

ĐH của Việt Nam lọt top 200 các trường ĐH khu vực Châu Á

Posted: 18 Feb 2013 01:48 AM PST

(GDTĐ)- Webometrics công bố kết quả xếp hạng thường niên đợt 1 năm 2013. Theo đó, các trường ĐH của Việt Nam có vị trí xếp hạng từ vị trí 907 trở xuống (gồm 21.248 cơ sở giáo dục đại học) trên thế giới.

Ảnh: gtd.vn
Ảnh: gtd.vn

Cụ thể, ĐHQGHN xếp ở vị trí 187 trong số 7.292 trường ĐH trong bảng xếp hạng ở Châu Á và vị trí 907 trong bảng xếp hạng các trường ĐH toàn thế giới.  Các trường ĐH khác của Việt Nam có được thứ hạng  từ 1.665 trở xuống.

Được biết, hiện Webometrics không chỉ là bảng xếp hạng đánh giá thông thường về website của các trường đại học mà đang tiếp cận đến các chỉ báo toàn diện hơn ở mức độ hoạt động toàn cầu của đại học (university global performance), gồm cả hai yếu tố: mức độ số hoá và xuất bản quốc tế.

Xếp hạng một số trường ĐH Việt Nam:

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/DH-cua-Viet-Nam-lot-top-200-cac-truong-DH-khu-vuc-Chau-A-1967020/

Từ đứa trẻ mồ côi đến vị giáo sư danh tiếng

Posted: 18 Feb 2013 01:48 AM PST

Nghe danh giáo sư, rồi vị trí công tác hiện tại của ông, thâm tâm tôi ngỡ chắc hẳn sẽ khó tiếp cận, đến điện thoại cũng băn khoăn lựa chọn thời điểm nào cho hợp lý, bởi thời gian của ông là vàng ngọc. Thế nhưng, vượt xa sự tưởng tượng của mình, giáo sư Nguyễn Hữu Đức xuất hiện thật gần gũi, bình dị nhưng cũng không kém phần ấn tượng.


GS Nguyễn Hữu Đức (

Tuổi thơ nhọc nhằn

Xa quê bao nhiêu năm, nhưng GS Nguyễn Hữu Đức vẫn còn giữ chất giọng đầm ấm, mộc mạc của quê hương Quảng Bình. Có lẽ, đó là điểm thu hút đầu tiên của ông với người đối diện, tạo sự gần gũi, thân tình, cho dù đó là lần đầu gặp mặt.

Ông sinh ra ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch) – một vùng quê sơn thủy hữu tình nằm cuối dòng Gianh lịch sử, trong một gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật. Ba ông là Trưởng đoàn Văn công, Ty Văn hóa tỉnh Quảng Bình trong thời chiến tranh chống Mỹ; các cô, chú đều là những diễn viên có tiếng. Cậu bé Đức ngày ấy cũng thầm mơ lớn lên sẽ trở thành nghệ sĩ. Thế nhưng… biến cố lớn của gia đình, đã khiến cuộc đời Đức rẽ sang một lối đi khác.

Năm lên 11 tuổi, ba Đức mất, rồi chỉ 3 năm sau, bom đạn chiến tranh lại cướp đi người mẹ thân yêu. Đau đớn, buồn tủi, nhưng không thể gục ngã, bởi Đức là anh cả, sau Đức còn ba đứa em nữa. Mới 14 tuổi đầu, Đức đã trở thành trụ cột trong gia đình. Bến phà Gianh lúc đó hầu như ngày nào cũng in dấu chân của cậu bé Đức với rổ bánh rán và trứng luộc, mong kiếm thêm chút tiền phụ giúp bà nuôi em. Tuổi thơ nhọc nhằn là vậy, nhưng bù lại mấy anh em đều chăm chỉ học hành, theo lời răn dạy của bà nội.

Năm 1976, Nguyễn Hữu Đức thi đỗ vào Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội) và được vào học ngành Vật lý. Lần lượt, hai cô em gái đều đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Huế và cậu em út cũng nối gót anh theo học ngành Vật lý của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980, Nguyễn Hữu Đức hoàn thành xuất sắc khóa luận tốt nghiệp và được giữ lại làm nghiên cứu viên tại phòng thí nghiệm Vật lý nhiệt độ thấp do Hà Lan tài trợ. Và cũng bắt đầu từ đó, con đường nghiên cứu khoa học của ông ngày càng rộng mở…

Một "ngoại lệ xuất sắc"

Nhiều tờ báo đã bình luận như vậy về sự kiện tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức (lúc đó 46 tuổi) được công nhận là giáo sư trẻ nhất Việt Nam của năm 2004. "Ngoại lệ" bởi ông vừa được phong phó giáo sư trước đó chỉ 2 năm, nghĩa là được công nhận trước thời hạn. Chính những công trình nghiên cứu xuất sắc, các bài báo khoa học và uy tín, thành tích giảng dạy của ông đã thuyết phục các nhà khoa học trong hội đồng các cấp từ cơ sở, ngành đến cấp nhà nước; "đã vượt xa so với tiêu chuẩn quy định về các công trình nghiên cứu, bài báo và sách khoa học đã viết cũng như số giờ giảng và hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh"- GS.TSKH Đỗ Trần Cát – Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước từng đánh giá như vậy.

Từ công trình nghiên cứu đầu tiên "Tính chất từ của các hợp chất đất hiếm ở nhiệt độ thấp" mà nhà nghiên cứu khoa học trẻ cùng cộng sự thực hiện được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, đến nay, GS Đức đã có 5 tập sách chuyên khảo được ấn hành tại Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan) danh tiếng và gần 100 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế. Các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của ông được các nhà khoa học quốc tế đánh giá cao và trích dẫn hơn 1.000 lần để biện chứng cho đề tài khoa học của họ. Ông cũng thường xuyên được mời đi thỉnh giảng và thuyết trình khoa học tại các trường đại học của Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Năm 2004, tại hội nghị vật lý Châu Á – Thái Bình Dương, ông được trao tặng giải thưởng Giang Chấn Ninh (tên nhà khoa học châu Á đầu tiên đạt giải thưởng Nobel). Nhưng thành quả khiến GS Đức vui nhất chính là việc ông đã tiếp được ngọn lửa nhiệt tình khoa học cho thế hệ trẻ. Nhiều học trò của ông sớm khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong đó có tiến sĩ Đỗ Thị Hương Giang được công nhận chức danh phó giáo sư khi vừa mới 33 tuổi.


GS Nguyễn Hữu Đức đang giới thiệu về phòng thí nghiệm công nghệ Micro-nano, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Trường đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) – nơi ông từng làm Hiệu trưởng – có 3 năm liền sinh viên công nghệ thông tin của trường nằm trong tốp 100 trường đại học danh tiếng của thế giới ở vòng chung kết cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế (AMC), 3 năm liền các nhà khoa học trẻ của trường đạt giải "Nhân tài đất Việt" và 3 năm liền cán bộ của trường liên tục được giao thực hiện các đề tài khoa học lớn cấp nhà nước… Với thành tích và uy tín trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như công tác quản lý, năm 2008, GS Nguyễn Hữu Đức được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nhìn bề dày thành tích trong nghiên cứu khoa học cũng như giảng dạy, ít ai nghĩ rằng: phần lớn thành quả ấy đều xuất phát từ quá trình tự học, tự nghiên cứu của ông. Hầu như toàn bộ quá trình học tập, nghiên cứu, ông đều thực hiện ở trong nước. GS.TSKH Thân Đức Hiền- người thầy trực tiếp hướng dẫn và dìu dắt GS Nguyễn Hữu Đức từ những ngày đầu ở phòng thí nghiệm Vật lý nhiệt độ thấp đã từng nhận xét: "Ấn tượng sâu sắc nhất mà Đức để lại cho tôi chính là nghị lực. Đức có tinh thần vượt khó và tự lực rất cao". Có lẽ, tinh thần vượt khó ấy đã được hun đúc từ những năm tháng tuổi thơ mà cậu bé Đức đã phải trải qua.

Nặng nợ với quê hương

Đã gần 40 năm xa quê, nhưng quê hương và những kỷ niệm thuở ấu thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí vị giáo sư vừa qua tuổi 50 ấy. Ông nhớ dòng Gianh với làn gió mát những chiều hè, nhớ bến phà nơi ông từng lặn lội mưu sinh cùng nội, nhớ những bài giảng của thầy cô dưới thời bom đạn… Và đôi mắt vị giáo sư buồn diệu vợi khi nhắc đến ngày 13-01-1973, cái ngày đau thương đã trở thành một nỗi ám ảnh suốt cuộc đời ông: 156 bộ đội, thanh niên xung phong và người dân quê ông đã ngã xuống trong trận bom do máy bay Mỹ oanh tạc trước 14 ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc.

Ngày ấy, mẹ ông cũng đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất quê hương như bao người dân vô tội khác! Ngày ấy, 4 anh em Đức lầm lũi nắm tay nhau nép vào lòng nội và những người dân nơi quê nhà. Ngày ấy, dòng sông Gianh vốn xanh yên bình, thôn Quyết Thắng đang hiền ngoan sau những lũy tre xanh đã dường như nhuộm đỏ…

Và rồi vị giáo sư như vui hơn khi nhắc đến Quảng Bình hiện tại với những đổi thay đáng mừng, ông mong muốn mình được chung tay, góp sức để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Theo ông, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Trường đại học Quảng Bình cần quan tâm, ươm tạo một số nhóm khoa học trẻ, có tiềm năng để phát triển thành doanh nghiệp khoa học công nghệ, tạo ra các yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế tri thức. Trong chiến lược phát triển đó, ĐHQG Hà Nội có thể hỗ trợ đào tạo giảng viên, phát triển quan hệ với các trường đại học trên thế giới.

Ông còn trăn trở: nghề biển của Quảng Bình là một tiềm năng, nhưng cũng còn lắm rủi ro đang rình rập ở ngoài khơi. GS Đức dự định sẽ phát triển các kết quả nghiên cứu của ông và đồng nghiệp về vật liệu nano composite để đóng tàu thuyền, chế tạo các thiết bị giám sát hành trình tàu cá và trao đổi thông tin hai chiều với đất liền để tăng cường bảo vệ hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho ngư dân… Tôi tin, những khát vọng và ước mơ ấy của giáo sư sẽ sớm thành hiện thực!

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-dua-tre-mo-coi-den-vi-giao-su-danh-tieng-697565.htm

Comments