Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TT Obama: Gia đình vững mạnh, trường học tốt là cách chống lại …

Posted: 16 Feb 2013 07:34 AM PST

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến thăm một khu xóm ở Chicago mà ông từng sinh sống để nói về việc cần phải có những trường học phẩm chất tốt và những gia đình vững mạnh để ngăn chận bạo động do súng ống gây ra.

Ông Obama đã nói chuyện tại trường Hyde Park trong vùng phía nam của Chicago, nơi ông đã dạy học, nuôi nấng hai đứa con gái, và hiện nay vẫn còn làm chủ một căn nhà ở đó.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng 65 người dưới 18 tuổi đã bị bắn chết ở Chicago trong năm vừa qua. Ông nêu lên sự kiện là nhiều em bé lớn lên trong những gia đình không có một người đàn ông thành công.

Ông nói tới điều mà ông gọi là nhu cầu xúc tiến hôn nhân và khích lệ người cha. Ông cho rằng sự dũng cảm để nuôi dưỡng một đứa bé là điều làm cho một người đàn ông trở thành đàn ông đích thực. Ông nói rằng xã hội sẽ có được những lợi ích to lớn khi các em bé nhận được tình thương vô điều kiện từ các bậc cha mẹ, bất kể là cha mẹ đồng tính hay dị tính.

Ông Obama lập lại lời kêu gọi trong bài diễn văn về tình trạng liên bang là làm sao để mọi em bé ở Mỹ đều được theo học ở những trường mầm non có phẩm chất cao.
Ông nói rằng giáo dục nên được bắt đầu càng sớm càng tốt và những người được giáo dục tốt có phần chắc sẽ xây dựng những gia đình ổn định và thành công tiến vào tầng lớp trung lưu và xa hơn nữa.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/tt-obama-noi-gia-dinh-vung-manh-truong-hoc-tot-la-cach-chong-lai-bao-dong-sung-ong/1604928.html

Tin nhanh giáo dục du học ngày 16-02

Posted: 16 Feb 2013 03:34 AM PST

Khóa học mùa hè tại Nhật Bản

Khóa học mùa hè tại Trường quốc tế Châu Á tại Karuizawa, Nhật Bản (ISAK) dành cho các học sinh hiện đang học lớp 7 và 8. ISAK đang trong quá trình xây dựng và tiến tới trở thành một trong những trường thế giới liên kết (UWC) tiếp theo. Chương trình UWC dành cho các học sinh đang học lớp 11 để lấy bằng Tú tài quốc tế (IB) và trải nghiệm môi trường học tập duy nhất tại một trong những trường thuộc hệ thống UWC.

Để tạo điều kiện cho các học sinh Việt Nam, ông Kazuaki Shimojima chủ nhiệm chương trình, đã đồng ý gia hạn nộp hồ sơ cho các học sinh Việt Nam đến ngày 24.2.2013.

Học sinh từ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được cấp học bổng toàn phần từ chương trình.

Chương trình dành cho nhà báo

Trung tâm Đông-Tây (East-West Center) của Mỹ sẽ tổ chức một chuyến tham quan nghiên cứu 3 tuần dành cho các nhà báo, với chủ đề Giới lãnh đạo mới ở châu Á: Giải quyết những vấn đề cũ, quản lý thực tế mới.

Chương trình dự kiến diễn ra từ ngày 9 – 30.6 tới các điểm: Honolulu, Hawaii (Mỹ); Tokyo (Nhật Bản); Bắc Kinh (Trung Quốc); Yangon (Myanmar).
Trong năm 2013 sẽ có từ 12 – 14 suất học bổng, trong đó 4 – 5 suất cho các nhà báo Mỹ và 7 – 9 suất cho các nhà báo khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Học bổng này được hỗ trợ chi phí từ Quỹ Freeman, gồm: vé máy bay, khách sạn và chi phí sinh hoạt tối thiểu.

Ngoài ra, các nhà báo tham dự chương trình phải đóng thêm 500 USD phí tham gia chương trình, kèm theo lệ phí thị thực. Các nhà báo phải có 5 năm kinh nghiệm làm việc, trình độ tiếng Anh lưu loát.

Hạn chót nộp sồ sơ vào ngày 28.2. Thông tin thêm về chương trình và cách thức nộp đơn xem thêm tại: www.eastwestcenter.org/jefferson.

Sau đại học tại Singapore và Úc

Trường ĐH Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD) thông báo chương trình học bổng đào tạo tiến sĩ năm 2013. Các ứng viên nhận học bổng sẽ được miễn học phí, cấp sinh hoạt phí 3.000 đô la Singapore/tháng… Nộp hồ sơ trực tuyến đến ngày 31.3 tại địa chỉ: https://admissions.sutd.edu.sg/phd. Thông tin chi tiết xem tại www.sutd.edu.sg/phd.

Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) thông báo chương trình học bổng du học Úc năm 2013. Học bổng toàn phần trị giá lên tới 150.000 đô la Úc cho khóa học thạc sĩ và 300.000 đô la Úc cho khóa học tiến sĩ, gồm: sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế… Ngoài việc nhận học bổng, các học viên xuất sắc sẽ được tham gia thêm một chương trình đào tạo phát triển năng lực lãnh đạo. Ứng viên dự tuyển phải là cán bộ làm việc tại chính quyền địa phương và cá nhân làm việc trong lĩnh vực phát triển; Cán bộ làm việc trong các cơ quan trung ương; Giảng viên ĐH-CĐ (bao gồm giảng viên tiếng Anh) và cán bộ nghiên cứu. Ứng viên nộp đơn trực tuyến tại: http://oasis.ausaid.gov.au tới ngày 31.3.
Để biết thêm thông tin chi tiết xem thêm tại www.asdiv.edu.vn.


Nguồn: http://kenhtuyensinh.vn/tin-nhanh-giao-duc-du-hoc-ngay-1602

‘Duyên nợ’ của TGĐ FPT Trương Gia Bình với giáo dục

Posted: 16 Feb 2013 02:34 AM PST

Mọi người thường biết đến TS. Trương Gia Bình như một doanh nhân thành đạt chứ ít người biết rằng vị Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT này còn có rất nhiều "duyên nợ" với lĩnh vực giáo dục – đào tạo. 

Bên cạnh vai trò của một doanh nhân, TS. Trương Gia Bình còn đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Anh có thể chia sẻ với độc giả về điều này?

Tôi được khơi nguồn từ những ý tưởng, lời khuyên, lời động viên của cố GS.VS Nguyễn Văn Đạo – nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư đã giúp đỡ tôi rất nhiều để thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN vào năm 1995.

Quay ngược lại dòng thời gian về với thời điểm sau khi anh tốt nghiệp Cử nhân Toán tại trường Đại học Tổng hợp Lomonosov – Nga vào năm 1979 và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán – Lý vào năm 1982. Có một thắc mắc là tại sao anh không theo đuổi con đường trở thành thày giáo mà chuyển hướng thành doanh nhân, phải chăng vì thời đó giáo viên thường gắn liền với khái niệm "ba cọc ba đồng"?

Thế hệ của tôi được hưởng thụ sự giáo dục về niềm tự hào dân tộc, sinh ra là người Việt Nam đã là điều hạnh phúc. Tuy nhiên trong một lần ra nước ngoài, tôi gặp phải một sự thật phũ phàng là không phải ai cũng tôn trọng chúng ta và điều ấy là một nỗi đau. Những năm 1980, khi đang là cộng tác viên Viện Hàn lâm Xô Viết, hôm tôi ra sân bay tiễn một người bạn về Việt Nam, tôi chứng kiến cảnh một cảnh sát đã cầm hộ chiếu của cô gái này vứt toẹt xuống đất. Lúc đó tôi mới thấm thía nghèo là hèn, hèn là nhục; cũng tóc đen da vàng nhưng thời điểm đó, cầm giấy tờ Nhật Bản thì người ta được kính trọng.


Tổng Giám đốc FPT Trương Gia Bình.


Năm 1985, tôi về ViệtNam, một người bạn than thở: "Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ?". Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu, và tôi quyết định lập nhóm "Nhiệt và chất" ở Viện Cơ rồi bắt đầu làm kinh tế. Năm 1988, FPT chính thức ra đời với 13 thành viên.

Sau khi đã gặt hái nhiều thành công trên vai trò doanh nhân, tại Diễn đàn ICT Summit gần đây, có vẻ như anh rất hào hứng khi tham gia chủ tọa tiểu ban Giáo dục. Vì sao vậy?

Nếu khoa học – công nghệ là động lực của phát triển kinh tế – xã hội, thì giáo dục, đào tạo là chìa khoá của khoa học – công nghệ. Để nâng cao trình độ, năng lực công nghệ thì không có con đường nào khác ngoài việc đẩy mạnh giáo dục và đào tạo.

Thế giới đang trở nên phẳng hóa, cuộc cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra ngay tại nơi chúng ta đang sống. Việt Nam đã 11 năm nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp. Hàn Quốc vượt bẫy này sau 19 năm, Malaysia là 27 năm còn Philippines đã 36 năm mà chưa thấy lối thoát. Tiền đồ Việt Nam sẽ theo kịch bản nào, như Phillipines hay khá hơn như Malaysia, hay thực sự hóa "rồng" như Hàn Quốc?

Vấn đề then chốt của chúng ta là giáo dục và đào tạo. Không cạnh tranh được nguồn nhân lực, không giải tỏa được sức mạnh của con người Việt Nam thì chúng ta không thể có một tương lai tươi sáng được. Việt Nam cần đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, học ở Việt Nam mà có thể làm ở mọi nơi trên thế giới. Nếu chúng ta đặt mục tiêu như vậy ngay từ lớp mẫu giáo cho tới đại học thì chúng ta sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Cá nhân anh và các thành viên trong gia đình có bao giờ là nạn nhân của những tiêu cực trong ngành giáo dục – đào tạo hiện nay hay không?

Hiện tại tôi không chịu áp lực gì. Tuy nhiên, tôi cũng đã gặp khó khăn trong việc xin học cho con. Số lượng trường học có chất lượng tốt hiện nay còn hạn chế, trong khi nhu cầu của các bậc cha mẹ muốn con em mình được giáo dục tiếp thu ở những trường tốt này rất cao. Do vậy tôi mong muốn chúng ta cố gắng nhân rộng mô hình các trường tốt để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Trăn trở lớn nhất với giáo dục hiện nay của anh là gì?

Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần đẩy mạnh việc đổi mới giáo dục, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và khai thác tốt nhất cơ hội dân số vàng. Hệ thống giáo dục Việt Nam cần tái kiến trúc nhằm giúp định hướng, phân luồng nghề nghiệp sớm, hướng tới việc học suốt đời. Chương trình đào tạo phải hướng tới toàn cầu hóa, tương thích với nhiều quốc gia, đảm bảo tính chuyển đổi, sử dụng được tài nguyên học tập và trao đổi giáo dục quốc tế. Đặc biệt phải chú trọng đào tạo ngoại ngữ. Chúng ta cũng cần hiện đại hóa giáo dục, áp dụng công nghệ tiên tiến trong giáo dục đào tạo. Học sinh phải là trung tâm của việc dạy và học.

Ngoài việc đào tạo ra những chuyên gia có trình độ chuyên môn xuất sắc, hệ thống giáo dục cũng cần quan tâm đào tạo nhân cách, về tính trung thực, sự cần cù, ham học hỏi và đào tạo kỹ năng phát triển cá nhân toàn diện giúp sinh viên thích nghi được với sự thay đổi như vũ bão của công nghệ, xã hội và nền kinh tế.

Quay lại với vai trò doanh nhân Trương Gia Bình, anh đã, đang và sẽ làm gì để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo của nước nhà?

FPT đã, đang và sẽ liên tục nghiên cứu, chuyển giao những công nghệ mới áp dụng trong giáo dục và đào tạo như phương pháp học tích hợp tăng cường kỹ năng sinh viên "Blended Learning", hệ thống quản trị tài nguyên học tập OneLMS, thư viện điện tử, hệ thống quản lý sinh viên CMS,… Với việc số hóa trong giảng dạy và học tập, Đại học FPT đang từng bước áp dụng triết lý đào tạo hiện đại, qua đó biến đổi từ môi trường "đào tạo" (training) với giảng viên làm chủ sang môi trường "học tập" (learning) với sinh viên làm chủ quá trình học tập.

Tính tới thời điểm hiện tại, khối giáo dục FPT đã có hơn 15.000 sinh viên hệ đại học, cao đẳng chính quy và khoảng 55.000 học viên các khóa ngắn hạn trên toàn quốc, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc phát triển đất nước.

Ý tưởng thành lập Đại học FPT phải chăng cũng xuất phát từ mong muốn cải thiện chất lượng giáo dục – đào tạo trong nước của TS. Trương Gia Bình?

Ý tưởng đầu tiên bắt đầu từ thực tiễn "khát" nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng cho chính Tập đoàn FPT. Đơn cử, tại Công ty Phần mềm FPT, chúng tôi có hợp đồng nhưng không đủ nhân lực để thực hiện. Dự kiến năm 2013, Công ty Phần mềm FPT cần tuyển thêm 2.000 – 2.500 nhân viên và con số sẽ là 9.000 nhân viên mới vào năm 2015. Đại học FPT chính là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của FPT.

Mặt khác, mong muốn khi thành lập Trường Đại học FPT là xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa ngành công nghệ thông tin Việt Nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới.

Anh có thể "bật mí"mong ước của anh về sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong năm tới chứ?

Tôi cho rằng cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa và lấy học viên làm trung tâm.

Theo ICT News

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Duyen-no-cua-TGD-FPT-Truong-Gia-Binh-voi-giao-duc/277142.gd

Bình Phước duy trì số học sinh sau nghỉ Tết

Posted: 16 Feb 2013 01:34 AM PST

(GDTĐ) – Hàng năm, sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, trong mùa vụ thu hoạch điều và cũng bắt đầu cho mùa vụ thu hoạch mủ cao su thì số lượng học sinh bỏ học ở Bình Phước tăng đột biến. Các em phải theo bố mẹ đi thu hoạch điều, cao su hoặc ở nhà trông nhà, giúp việc cho gia đình.

Nhằm duy trì sĩ số và hạn chế số lượng học sinh bỏ học, Sở GDĐT Bình Phước yêu cầu các trường tiểu học quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững số lượng học sinh có nguy cơ bỏ học cao và số lượng học sinh đã bỏ học trước và sau Tết Nguyên đán.

Các trường phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và cha mẹ học sinh xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, tổ chức động viên số học sinh có nguy cơ bỏ học tiếp tục học tại trường và huy động số học sinh đã bỏ học trở lại trường.

Đối với học sinh có học lực yếu kém, nguy cơ bỏ học cao, phòng GDĐT các huyện thị xã hướng dẫn các trường rà soát, có kế hoạch phụ đạo để các em theo kịp chương trình, hạn chế những mặc cảm về tâm lý dẫn đến chán nản và bỏ học.

Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phòng GDĐT các huyện thị xã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm động viên, có chính sách hỗ trợ, miễn giảm các khoản đóng góp và vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho các em được đến trường tiếp tục học tập.

Kim Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Binh-Phuoc-duy-tri-so-hoc-sinh-sau-nghi-Tet-1966984/

Long An: Ngành giáo dục nghỉ Tết theo… “lịch riêng”

Posted: 16 Feb 2013 01:34 AM PST

Trong khi đó, theo quyết định của Thủ tướng, dịp Tết Âm lịch, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ vào thứ Sáu, ngày 15/2/2013 (tức ngày 6 Tết) và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 23/2/2013 (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch).


Học sinh trường THPT Cần Đước đến trường sáng 15/2/2013

Lãnh đạo TP. Tân An đã có tờ trình, đề nghị cho giáo viên và học sinh được nghỉ tết theo quyết định của Thủ tướng và được chấp nhận. Các huyện khác vẫn phải theo "quyết định" của tỉnh. Nhiều giáo viên cho biết, Tết Nhâm Thìn năm ngoái, nhiều học sinh đến trường sau kỳ nghỉ Tết đã phải đi về vì nhà trường dán thông báo "tiếp tục nghỉ Tết".

Theo tìm hiểu của PV, nhiều gia đình có con đang đi học ở Long An đã rất bức xúc vì lịch nghỉ Tết "không giống ai" của tỉnh này. Ông Trần Văn L. (nhà ở thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước) nói: "Gia đình tôi đặt vé về thăm quê ở Hải Phòng, đến ngày Mùng 7 Tết mới về lại Long An. Nay bỏ vé thì không được nên gia đình tôi đành cho con nghỉ học theo lịch của Thủ tướng".

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/long-an-nganh-giao-duc-nghi-tet-theo-lich-rieng-696925.htm

Bộ GD&ĐT giấu kỹ phổ điểm vì ‘sợ Quốc hội’?

Posted: 15 Feb 2013 09:33 PM PST


Quay li

(GDVN) – Trong Hội nghị xây dựng đề án tuyển sinh riêng của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam (Vipua) tổ chức vừa qua, vấn đề điểm sàn kèm theo đó là chuyện Bộ GDĐT không công bố phổ điểm được đặc biệt chú trọng.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-GDDT-giau-ky-pho-diem-vi-so-Quoc-hoi/277057.gd

Đàm Thanh Sơn – nhà vật lý chim trời

Posted: 15 Feb 2013 08:33 PM PST

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dam-thanh-son-nha-vat-ly-chim-troi-696806.htm

“Hâm nóng” việc học sau Tết

Posted: 15 Feb 2013 07:33 PM PST

(GDTĐ) – Sau một kỳ nghỉ Tết dài ngày đầy vui vẻ và hấp dẫn, những thói quen sinh hoạt cũng bị thay đổi không nhỏ sẽ khiến học sinh khó khăn và không mấy hứng thú khi trở lại trường. Đây là một thực tế làm "đau đầu", vất vả không chỉ với gia đình mà còn cả nhà trường trong việc ổn định nền nếp cho học sinh trở lại. Để việc học hành những ngày trong và sau Tết bớt vất vả cần có biện pháp "hâm nóng" việc học hành, sinh hoạt, nền nếp phù hợp, hiệu quả.

"Thả phanh" hoàn toàn

Trong những ngày Tết, học sinh thường không phải lo làm bài tập, không lo bị cô giáo kiểm tra bài hoặc quở trách và cũng không bị bố mẹ ép học bài vào mỗi buổi tối… Tất cả những nỗi lo học hành của trẻ tạm "gác" lại để nhường chỗ cho vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại "thả phanh". Chính vì vậy, nói đến Tết thì chẳng HS nào không thích và mong đến tới Tết. Tuy nhiên, có một lịch sinh hoạt trong những ngày Tết càng được "thả phanh" và thay đổi bao nhiêu thì sau Tết càng khó khăn hơn trong việc thiết lập lại thói quen nề nếp học tập, sinh hoạt của trẻ bấy nhiêu. 


Trở lại trường sau Tết- HS cần được học những bài học vừa sức

Chị Thanh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể: Bé Thuý con gái chị quen chơi khuya và ngủ thả phanh tới 8-9h sáng suốt đợt nghỉ Tết dài thế nên vào ngày trở lại trường học bé nhất định không chịu dậy tới trường dù chị vừa dỗ dành lẫn "nạt nộ". Cuối cùng, sợ muộn làm chị đành "bất lực" để con ở lại nhà với ông bà nội. 

Tình trạng đó không chỉ diễn ra với nhà chị Thanh mà đến công sở nào trong những ngày đầu năm thì tình trạng chị em đã than thở về nền nếp sinh hoạt đảo lộn là phổ biến. Có chị lo lắng con khó trở lại nếp sinh hoạt cũ nên khi bắt đầu phải đi học đã bắt con đi ngủ sơm hơn, nhưng cũng nhiều ông bố lại bênh con, để con chơi "nốt". Và kết quả nhiều bé sáng dậy trong tình trạng hoặc cuộn chặt chăn rên rỉ, mè nheo, không chịu ăn uống… chỉ thích đi chơi.

Đối với những HS ở cấp học lớn hơn, sau một thời gian dài đi ngủ lúc 12-1h đêm và ngủ nguyên đến trưa 10-11h mới dậy, đồng hồ sinh học gần như bị thay đổi hoàn toàn. Thế nên không ngạc nhiên khi đến ngày đi học, các bạn khó khăn trong việc dậy sớm và trễ học là chuyện đương nhiên. Không những thế còn đến lớp với tâm trạng lơ mơ, vật vã làm cho đầu óc không tỉnh táo, rất khó tiếp thu bài vở. Cộng thêm dư vị của không khí Tết còn bao trùm khắp lớp nên lớp học càng trở nên nhộn nhịp với đủ lại hoạt động vui chơi càng khiến các em mất tập trung, chán học. Nhiều HS sẵn tiền mừng tuổi, nên cũng sẵn sàng trốn vài tiết học để trốn vào hàng nét chơi điện tử, chat chit…

"Hâm nóng" học tập cách nào?

Rõ ràng sau một kỳ nghỉ dài đầy vui vẻ và hấp dẫn như kỳ nghỉ Tết thì trẻ có thể sẽ khó khăn và không hứng thú với việc trở lại với học tập, trường học. Chính vì vậy để tránh tình trạng trên, gia đình cha mẹ cần lên một kế hoạch nghỉ Tết hợp lý cho trẻ.

Kinh nghiệm nhiều bậc phụ huynh cho thấy, sau kỳ nghỉ bố mẹ sẽ rất vất vả để đưa trẻ vào "guồng" học tập nếu trẻ thiếu tính tự giác. Do đó, bố mẹ nên luôn nhắc nhở trẻ việc học tập. Không nên để trẻ ăn chơi, ngủ nghỉ, học tập thoải mái hoàn toàn trong cả kỳ nghỉ Tết. 

Cha mẹ có thể giúp con bằng cách sử dụng các loại lịch gắn tường hoặc bảng kế hoạch cá nhân để trẻ tự đánh dấu các bài tập đến hạn phải nộp, khi nào có bài kiểm tra, hoạt động ngoại khoá. Việc học trong ngày Tết không nhất thiết phải ép trẻ mở sách vở, ngồi tính toán hoặc đánh vật với bài tập làm văn mà có thể học theo hình thức đố vui vẻ. Ví như, trong khi đi đường, hoặc nấu nướng tại nhà bố mẹ có thể cùng con học, và ôn tập kiến thức theo hình thức học mà vui như làm nhẩm phép tính đối với môn Toán, gợi ý cách làm bài tập làm văn hay và đủ ý, điền từ còn thiếu vào câu văn… 


Gợi cho trẻ niềm vui trở lại trường

Đặc biệt nên nhắc nhở trẻ biết ngày nào phải quay lại trường học tập, ôn tập nhẹ nhàng bài vở để tránh việc quên kiến thức. Tránh tình trạng ngày mai đi học thì tối muộn mới  giục con học, nhồi nhét kiến thức sẽ không đạt kết quả gì. Buổi tối cuối cùng của kỳ nghỉ, các bậc phụ huynh có thể đề nghị bé soát thời khóa biểu và kiểm tra xem con đã chuẩn bị tốt tất cả các môn học ngày mai chưa. Nếu bé có điều gì chưa rõ, bạn nên giúp trẻ.

Làm mới góc học tập của trẻ với việc lau chùi cẩn thận bàn ghế, kê ngay ngắn gọn gàng, sắp xếp giá sách khoa học… cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, sinh động, kích thích trẻ muốn ngồi vào bàn học và "chăm" ngồi vào bàn học hơn. Rất đơn giản mà hiệu quả, đó là cha mẹ có thể đặt một khung ảnh đẹp trên bàn, một chiếc đồng hồ đẹp mắt, một chiếc đèn bàn được trang trí sinh động hoặc một hộp bút lạ, đáng yêu.

Việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Được nghỉ, trẻ được ở nhà, ăn ngủ tự do và được cha mẹ dẫn đi chơi thoải mái khắp nơi, nhiều trẻ mang tâm trạng uể oải, không thích đến trường hoặc học tập với thái độ chểnh mảng. Khi còn mệt mỏi, hứng thú ôn bài và khả năng tiếp thu bài của trẻ sẽ giảm. Trẻ khó có thể nhồi nhét vào đầu kiến thức mới khi dư âm về chuyến du lịch vẫn còn in dấu trong đầu, hoặc mệt mỏi khi vừa có một hành trình du lịch dài ngày trở về nhà. Vì vậy, trong Tết, cha mẹ cần lên kế hoạch những chuyến đi chơi xa hợp lý sao cho trẻ không bị mệt. Tránh tình trạng trở về nhà hôm trước thì hôm sau đã phải cắp sách đến trường. Bên cạnh đó, không cho bé thức khuya, nhớ cho trẻ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho ngày mới đi học.

Các nhà tâm lý GD cũng khuyên rằng cần gợi cho trẻ niềm vui khi trở lại trường, được gặp lại các bạn, thầy cô giáo ở lớp học thân yêu. Đối với trẻ, năm mới sẽ có nhiều điều mới để khoe và năm mới càng phải cố gắng học tập để đạt được nhiều kết quả mới, điểm cao mới. Đặc biệt, cha mẹ hãy biết tạo hứng thú niềm vui học tập trở lại bằng cách bắt đầu từ môn học trẻ thích nhất hoặc học khá nhất sau đó mới đến các môn học, lĩnh vực khác. Vì như vậy, trẻ sẽ thấy hào hứng, hiệu quả. Nên cho con làm những bài tập dễ đến khó, để trẻ không nản chí khi gặp bài khó.

Cha mẹ cũng cần lưu ý, hiệu quả từ việc học nhóm cũng khá tốt. Bởi khi học nhóm trẻ sẽ thực hiện tốt việc làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên chỉ có thể tiến hành đối với những trẻ cùng học một lớp để có cùng bài tập, cùng bài kiểm tra và có những ngày học hợp lý, cùng có những khó khăn như thế trẻ sẽ có hứng thú học hơn. Học nhóm không phải để giải quyết mọi bài tập khó, nhưng việc học nhóm giúp HS vận dụng mọi thứ hiệu quả hơn. 

La mắng, đánh đòn khi trẻ có biểu hiện thụ động đến lớp là thái độ tiêu cực ở người lớn. Vì vậy, nếu trẻ có lơ là trong những ngày đầu trở lại lớp, đừng dùng roi vọt để răn dạy trẻ. Thay vào đó, cần giúp trẻ tìm thấy niềm vui học tập bằng cách hỏi con về cuộc trò chuyện giữa chúng với bạn bè trong ngày đến lớp đầu tiên sau Tết. Đặc biệt, không nên bắt con học với cường độ quá cao, hoặc dồn ép chúng vào các lớp học thêm ngay tuần đầu tiên sau Tết. Cần dành chút thời gian ngồi bên bàn học cùng con để giải thích ngay những kiến thức mà chúng chưa kịp tiếp thu tại lớp. Nếu bé chưa thực sự hào hứng lắm, sao bố mẹ không bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, trái bóng, trò chơi nào đó. Sau giờ học, trẻ cần được giải trí, thư giãn bằng một trò chơi nhẹ nhàng giúp vận động tay chân.

Ngọc Hà

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Ham-nong-viec-hoc-sau-Tet-1966979/

Sách giáo dục tình dục gây xôn xao

Posted: 15 Feb 2013 07:33 PM PST

Cuối năm vừa qua, một cuốn giáo khoa cấp trung học đã làm xôn xao dư luận ở New
Deli (Ấn Độ), rồi lan ra toàn thế giới.

Đó là cuốn Phương pháp mới giữ gìn sức khỏe (New Healthway), giáo khoa về vệ sinh
và bồi dưỡng thể chất, sinh lý học, giáo dục tình dục… do Nhà xuất bản có tiếng S
Chan Group, vừa phát hành được khoảng hai năm.

Sách giáo khoa "Phương pháp mới giữ gìn sức khỏe" bị đình bản

Trong một chương nêu những ích lợi của chế độ ăn chay, sách liệt kê một số đặc
tính của những người ưa dùng món thịt (non- vegetarians – không ăn kiêng thịt cá).

Sách viết: "Họ dễ dàng dính vào những gian lận, ám muội; thường xuyên dối trá;
dễ quên những cam kết, lời hứa; không trọng danh dự, hay chửi bậy; hay trộm cắp; ưa
đấm đá, có xu hướng bạo hành, dễ phạm tội về tình dục".

Dựa trên những lập luận dễ gây tranh cãi, thậm chí phẫn nộ, chương này (Do We Need
Flesh Food?/ Liệu loài người có nhất thiết phải ăn thịt?) viết rằng những người
Eskimos (Inuit) là:
"lười biếng, lề mề", bởi vì họ theo một chế độ ăn "toàn thịt là thịt".

BBC cáo giác

Sách viết tiếp – "Những người Ả rập góp sức xây Kênh đảo Suez chỉ sống bằng lúa
mì và chà là, vì thế họ làm việc siêu hơn những người Anh ăn thịt bò, trong cùng một
công việc" –
một trong những điều BBC dẫn đến cáo buộc chương trên của sách "đầy
những chuyện sai thực tế" (full of factual inaccuracies).

"Sách này có hại cho trẻ em", Janaki Rajan, làm việc tại khoa Giáo dục học một
trường Đại học ở New Deli, được BBC dẫn lời, "chính phủ (Ấn Độ) cần phải có hành
động, nhưng họ đã phủi tay trong chuyện này (washing their hands of it).

BBC nhấn mạnh rằng nhà đương cục ở New Deli vẫn cho rằng các trường phải tự giám
sát lấy nội dung giảng dạy, vì các trường tự quyết về chọn giáo khoa. BBC cũng tiết
lộ rằng chủ nhân của Nhà sách S Chan Group đã khước từ bình luận sự kiện này, theo
yêu cầu của nhà đài BBC.

Trong một cuộc họp báo, đại diện của S Chan Group bày tỏ, cuốn giáo khoa này không
thuộc vào chương trình giảng dạy nào, mà là một phần của các "tập sách nâng cao, giúp
ích cho trường phổ thông, hoặc những sinh viên nào lựa chọn nó"…

Ba ngày sau bản tin trên được loan đi, BBC đã phát tin trấn an, rằng nhà sách S
Chan Group đã buộc phải thu hồi cuốn sách trên, mặc dù "bị sốc, và hết sức buồn
phiền", vì những người làm sách không hề cố tình làm phương hại tư tưởng, tình cảm
của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào.

"Những người ăn tạp" đối diện với "những người ăn kiêng"

Loài ăn tạp?

Sau sự kiện này, các tranh luận trên các diễn đàn có liên quan, như Dân ăn rau
chống Người ăn thịt (vegetarians vs carnivores) bằng các thứ tiếng không lắng đi.
Trên các trang mạng Internet của những người ăn kiêng, hay của những nhóm tín đồ của
nhiều tôn giáo khác nhau, những bàn tán sự kiện "sách giáo khoa S Chan Group" tiếp
tục sôi động.

Người ta trích dẫn những câu, như dưới đây, của cuốn sách được in trong cuốn sách
giáo khoa trên, xuất bản từ một nước từng là cái nôi của Đạo Phật: "Khẳng định
mạnh mẽ rằng thịt không phải là món ăn cần cho người chính là sự kiện Đấng Tạo hóa
của Vũ trụ này đã không đưa thịt vào chế độ ăn căn bản của Adam và Eva. Đấng Tạo hóa
đã cho họ các thức ăn dạng rau, củ, quả".

Tên tuổi các vĩ nhân "ăn rau" được một dịp nữa để nhắc đến: Pythagore, Socrate,
Newton, Einstein, Tolstoi… Dù sự tán thành tính ưu việt của "ăn rau" là mạnh mẽ,
còn có những ý kiến
cho rằng chế độ ăn kiêng chỉ thích hợp cho các nước khí hậu nhiệt đới.

Các diễn đàn có thiên hướng khoa học dẫn các luận thuyết cho rằng các món ăn thịt
có ảnh hưởng đến tâm lý con người (gây depress/bi quan).

Các công trình nghiên cứu về lợi – hại của các món ăn từ thịt, như của Tiến sĩ y
học Milton Mills, bảo vệ tại Stanford, lại được dẫn nhiều.

Milton Mills từng cho
rằng, nhiều "bệnh thời đại" hôm nay (béo phì, tiểu đường, ung thư, loãng xương…) có
xuất xứ từ: cấu trúc sinh học của cơ thể con người mâu thuẫn với xu thế ngày càng
dùng nhiều thức ăn từ thịt gia súc… Rằng con người đang biến thành "loài động vật
ăn tạp" (omnivorous)…

  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109203/sach-giao-duc-tinh-duc-gay-xon-xao.html

Ăn Tết xa nhà

Posted: 15 Feb 2013 02:32 PM PST

Năm đầu tiên, khi còn nhiều bỡ ngỡ trên đất người, mỗi ngày Tết qua đi là một ngày mình cố gắng chìm vào bài vở, công việc để quên đi nỗi nhớ nhà da diết – nhớ cái bận rộn dọn dẹp nhà cửa trước bữa cơm tất niên, nhớ mùi thơm thoang thoảng của hương trầm trên bàn thờ tổ tiên, nhớ tiếng cười rúc rích của đoàn người đi sắm Tết, nhớ cái lo âu trên khuôn mặt những cô gánh hoa chiều 30 rồi mà hàng vẫn còn đó, nhớ cái se lạnh đêm giao thừa, nhớ cái cảm giác sáng sớm mùng một thức dậy hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn một Hà Nội sao yên lặng, mộc mạc, mà đáng yêu đến thế.


Du học sinh Việt Nam tại Mỹ chung vui đón Tết âm lịch

Năm nhất của mình là năm đầu tiên học sinh Việt Nam ở DePauw bắt đầu tục lệ “ăn Tết”. Năm đấy có tất cả 8 học sinh Việt Nam. Mượn được một địa điểm của trường để tổ chức cỗ Tết, rồi mua cả bánh chưng giò chả, thế là chúng mình đã thấy oai lắm rồi. Con số 8 đấy dần dần tăng theo mỗi năm, và giờ đã là 24. Gia đình Việt Nam ở DePauw lớn nhanh quá, cái Tết của chúng mình vì thế mà cũng “xôm” thêm gấp bội. Năm nay chúng mình có đủ cả – miến gà, canh măng, nem, bánh chưng, giò chả, thịt đông, nộm gà. Công cuộc nấu cỗ Tết hì hục mấy ngày cuối cùng đã xong xuôi. Nhìn mâm cỗ mà trong lòng chúng mình rực lên một niềm vui sung túc đến lạ – mâm cỗ Tết y như ở nhà vậy.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/an-tet-xa-nha-696808.htm

Comments