Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học sinh tiểu học lao vào tàu lửa tự tử

Posted: 15 Feb 2013 07:31 AM PST

Cha khen con

Nhật – Mỹ cảnh báo Triều Tiên

Rào cản Granada của Messi

85 tuổi được đề cử Oscar

Pistorius bật khóc tại tòa

"Đinh tặc" tái xuất trên cầu Cần Thơ

Nghỉ Tết đến… rằm!

Pháp: Một người tự thiêu vì thất nghiệp

Hàng Trung Quốc ngập chợ phiên

Nhộn nhịp tuyển lao động xuất khẩu

Nguồn: http://nld.com.vn/20130215033743756p0c1017/hoc-sinh-tieu-hoc-lao-vao-tau-lua-tu-tu.htm

Tuyển sinh 2013: Hàng loạt điểm mới để đáp ứng thị trường lao động

Posted: 15 Feb 2013 03:31 AM PST

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những thay đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.


Thí sinh dự thi đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Rút ngắn thời gian xét tuyển

Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời hạn kết thúc xét tuyển năm 2013 là ngày 30.10.2013, trước một tháng so với thời hạn xét tuyển của mùa thi năm 2012 (ngày kết thúc xét tuyển năm 2012 là 31.11.2012).

Trong năm 2013, các trường tiếp tục được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất là 20 ngày.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn cho biết, việc kéo dài thời gian xét tuyển như năm 2012 trên thực tế không đem lại hiệu quả, làm xáo trộn lịch học của các trường. Vì thế, năm nay bộ quyết định rút ngắn một tháng.

Cho 10 trường văn hóa, nghệ thuật tuyển sinh riêng

Năm 2013, các trường có tuyển sinh các ngành khối nghệ thuật (khối H, N, S) thì môn ngữ văn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm tổng kết 3 năm ở bậc học này. Môn năng khiếu sẽ do hiệu trưởng các trường quyết định.

Với các trường có tuyển sinh các ngành khối văn hóa (khối C) sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đạo tạo.

Những trường được tự chủ tuyển sinh gồm: Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Cao đẳng Múa Việt Nam, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, việc thí điểm dựa trên đề xuất của lãnh đạo các trường, do khối văn hóa, nghệ thuật có tính đặc thù cao, yêu cầu về năng khiếu nghệ thuật lớn hơn kiến thức cơ bản.

Kể từ năm 2002, khi bắt đầu thực hiện kỳ thi tuyển sinh đại học theo hình thức "ba chung" (chung đề, chung đợt, chung kết quả thi), đây là lần đầu tiên Bộ cho phép một số trường được tuyển sinh riêng, độc lập so với các trường đại học, cao đẳng khác.

Mở rộng đối tượng tuyển thẳng

Theo quy định mới, đối tượng ưu tiên xét tuyển cũng như tuyển thẳng của mùa thi đại học, cao đẳng năm 2013 sẽ được mở rộng hơn, bổ sung nhiều đối tượng.

Cụ thể, tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học.

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại 62 huyện nghèo và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.

Các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học dự bị 6 tháng.

Chuyển dịch cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành nghề

Mùa tuyển sinh năm 2013 sẽ giữ ổn định chỉ tiêu hệ chính quy như năm 2012 nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật…

Mặt khác, bộ sẽ dừng việc mở trường, mở ngành thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh vì nhân lực ngành này đã bão hoà.

"Siết" thi liên thông

Quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi liên thông là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu tương ứng với ngành đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy.

Đây được coi là một trong những quy định gây "sốc" với rất nhiều tranh cãi trái chiều. Tuy nhiên, theo ông Bùi Anh Tuấn, việc dạy và học liên thông trong thời gian qua đã bị buông lỏng quản lý, dẫn đến nhiều cơ sở lợi dụng để trục lợi, còn thí sinh coi đó là đường vòng để lấy bằng đại học. Vì thế, năm nay Bộ quyết tâm chấn chỉnh tình trạng này, trả bậc trung cấp, cao đẳng về đúng vị trí là đào tạo nhân lực chứ không phải là “trạm nghỉ chân” của thí sinh.

Bên cạnh những điểm mới trên, mùa thi năm 2013 dự kiến có một số thay đổi về lệ phí, học phí. Những điểm mới này đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính hoàn tất về mặt văn bản, thủ tục.

Tăng lệ phí dự thi đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, bộ đã đề nghị Bộ Tài chính cho phép nâng mức lệ phí 100.000 đồng trên mỗi bộ hồ sơ thay vì mức 80.000 đồng như hiện nay. Khi có quyết định chính thức, bộ sẽ thông báo cho thí sinh và trường biết.

Trước đó, các trường đại học, cao đẳng đã đồng loạt đề xuất Bộ cho tăng mức lệ phí dự thi vì với mức lệ phí hiện tại, các trường phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi sau mỗi kỳ thi.

Thí điểm thu học phí cao với ngành "nóng"

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính sớm triển khai xây dựng đề án thí điểm tự chủ học phí.

Theo đó, học phí sẽ được tính toán lại trên cơ sở chi phí đào tạo và nhu cầu xã hội và sẽ phân thành ba nhóm ngành: nhóm được Nhà nước hỗ trợ học phí hoàn toàn, nhóm được hỗ trợ một phần và nhóm ngành tính đủ học phí cho người học.

Cụ thể, những ngành nhu cầu của người học cao nhưng thị trường lao động đã bão hoà như kinh tế, tài chính, ngân hàng sẽ thu học phí cao, Nhà nước không hỗ trợ. Ngược lại, những ngành xã hội cần nhưng ít người học như nông, lâm, ngư… sẽ được Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn.

Theo ông Ga, bộ đang đề nghị các trường đại học, học viện nghiên cứu từng ngành học trong trường mình: Ngành nào, cơ chế ra sao, ngành nào thu học phí cao, ngành nào cần hỗ trợ… và báo cáo về bộ tổng hợp. Đây sẽ là cơ sở để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về mức học phí mới, dự kiến triển khai ngay năm 2013.

Như vậy, so với 2012, những thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh năm đã được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và thắt chặt hơn về yêu cầu chất lượng. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, chủ trương của bộ là "nói ít làm nhiều" và phấn đấu đảm bảo chất lượng như kỳ vọng của người dân.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tuyen-sinh-2013-Hang-loat-diem-moi-de-dap-ung-thi-truong-lao-dong/276901.gd

Nhật Bản sa thải một giáo viên bạo hành học sinh

Posted: 15 Feb 2013 02:31 AM PST

Hội đồng Giáo dục thành phố Osaka ngày 13/2 đã sa thải huấn luyện viên câu lạc
bộ bóng rổ tại một trường trung học vì cáo buộc bạo hành một nam sinh khiến cậu
này quyết định tự sát hồi cuối năm ngoái.

Hội đồng này cho biết quyết định trên được đưa ra dựa trên báo cáo của một ủy
ban điều tra tuyên bố vị huấn luyện viên 47 tuổi này đã tát vào mặt và đầu nam
sinh 17 tuổi ít nhất 20 lần trong ngày trước khi cậu bé quyết định treo cổ vào
ngày 23/12/2012.

Báo cáo trên còn cho biết vị huấn luyện viên làm việc tại trường Trung học công
lập Sakuranomiya, Osaka, này cũng tát nam sinh trên một vài lần vào ngày 18/12.

Báo cáo này khẳng định việc tát học sinh được cho là hành vi "bạo lực" hơn là
hình phạt về thể xác trong giáo dục và có thể là nguyên nhân chính khiến nam
sinh xấu số trên đi đến quyết định dại dột.

Vị huấn luyện viên này trước đó một mực khẳng định rằng ông ta đã tát học sinh
này chỉ vì muốn khích lệ cậu bé.

Thời gian gần đây, những vụ bạo lực học đường dẫn đến hành vi tự sát trở thành
một hiện tượng nhức nhối tại các trường học ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vụ việc giáo
viên bạo hành học sinh khiến các em phải tự sát như vụ việc ở Osaka là một
trường hợp hiếm thấy ở nước này./.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhat-Ban-sa-thai-mot-giao-vien-bao-hanh-hoc-sinh/20132/183119.vnplus

Dạy học vùng khó

Posted: 15 Feb 2013 01:31 AM PST

(GDTĐ)-Vô vàn những khó khăn khi dạy học ở vùng khó, không chỉ là điều kiện dạy học mà còn là rào cản về ý thức, rào cản ngôn ngữ…

Cô, trò Trường tiểu học Thị trấn Ít Ong B, huyện Mường La, Sơn La. Ảnh: gdtd.vn
Cô, trò Trường tiểu học Thị trấn Ít Ong B, huyện Mường La, Sơn La. Ảnh: gdtd.vn

Cô Đoàn Thị Điệp- Trường Tiểu học xã Pô Kô, Đăck Tô, Kon Tum qua một chặng đường dài công tác tại vùng khó (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum), nơi có 100% học sinh là dân tộc thiểu số (Xêđăng, Dẻ Triêng, Rơ Ngao,…) cho biết, việc duy trì sĩ số, nâng cao tỉ lệ chuyên cần là một trong những biện pháp rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để làm được việc này cần chú trọng làm tốt công tác tuyển sinh ngay từ đầu năm học; đi vào tận thôn bản để tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình học sinh, tâm sự với phụ huynh và học sinh để động viên các em ra lớp kịp thời; thường xuyên kiểm tra sĩ số, phát hiện kịp thời những biểu hiện vắng học tại lớp; phân loại các lý do mà giáo viên báo cáo về những em nghỉ học (nghỉ giữa buổi học,  nghỉ cả buổi, nghỉ nhiều buổi,….) để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, thường xuyên liên lạc và giữ tốt mối quan hệ với già làng, trưởng bản cũng không kém phần quan trọng vì họ là người có tầm quan trọng đặc biệt đối với dân làng. Kịp thời giúp đỡ những em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn về vật chất như quần áo, dép, bút, sách vở, thông qua các nguồn hỗ trợ từ thiện từ bên ngoài; vận động quyên góp từ giáo viên…

"Trách nhiệm của việc duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần cao phải được xác định rõ ràng, cụ thể đối với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh trên địa bàn. Đặc biệt phải đặt ra mục tiêu chung và có các giải pháp phù hợp để phối hợp vận động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp và duy trì sĩ số học sinh ở mức tối đa nhằm hạn chế lưu ban, bỏ học" – cô Điệp cho biết.

Còn với cô Nguyễn Thị Thanh Tịnh-    Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Tỉnh Đăk Nông, kinh nghiệm nhiều năm dạy học vùng khó là phải tận tụy sâu sát, thực sự vì học sinh, quan tâm đến từng học sinh từ học tập cho đến cuộc sống tình cảm gia đình; trong việc dạy học phải luôn chú ý giáo dục cho kỹ năng sống phù hợp với môi trường kinh tế xã hội. Quan điểm dạy học của cô Tịnh là thực hiện việc dạy đối với mỗi học sinh chứ không phải là dạy cho mỗi lớp học sinh, yêu cầu học sinh hoạt động học tập tiếp thu kiến thức là mục tiêu của mỗi tiết dạy đặt ra trong bài soạn. Trong vai trò quản lý, cô luôn chú trọng đến năng lực cá nhân trong nhóm làm việc, luôn luôn ý thức rằng mình phải có trách nhiệm gắn kết đội ngũ thầy cô giáo trong tổ bộ môn, cùng hướng vào mục tiêu giáo dục toàn diện…

Theo cô Nguyễn Thị Kim Hoa – PHT trường THPT Ba Vì – Hà Nội, với giáo dục miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, việc hiểu được những phong tục tập quán của người dân sẽ giúp cho công tác quản lý và xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao. Quan niệm của người dân miền núi về việc học hành của con cái không phải là điều quan trọng, họ muốn con cái đến tuổi lấy chồng thì gả con càng sớm càng có phúc. Để khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, cô Hoa đã động viên các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên người dân tộc thiểu số đến từng gia đình tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư người dân, từ đó tìm cách động viên, khích lệ để họ tiếp tục cho con, em đến lớp.

Cô Hoa chia sẻ thêm: Nhằm thực hiện đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lí giáo dục, mặc dù là trường miền núi song đầu năm học 2012-2013, trường THPT Ba Vì đã đưa vào quản lí Chương trình sổ điểm hợp nhất. Mặc dù khởi động chưa lâu, còn nhiều vấn đề cần khắc phục song việc làm đã đem đến một hướng mới trong quản lí giáo dục ở miền núi. Kinh nghiệm về vấn đề này là: Nếu chỉ sử dụng đơn thuần công nghệ thông tin truyền thông qua mạng internet thì tác dụng không nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi đã kết hợp với sự hỗ trợ qua hệ thống tin nhắn Viettel để kịp thời gửi các thông tin về học sinh cho phụ huynh… Sự kết hợp hai luồng thông tin trên đã góp phần hạn chế những khó khăn về thông tin mạng ở khu vực miền núi.
                                                                 
Nhận nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp có nhiều học sinh đồng bào dân tộc ít người và giáo dân nghèo, cô Bùi Thị Kim Oanh – Trường Tiểu học Thạch Sơn, Anh Sơn, Nghệ An  tìm hiểu kĩ hoàn cảnh, lực học của từng học sinh để có biện pháp giảng dạy, giáo dục đạt hiệu quả cao. Tranh thủ đến từng gia đình học sinh khó khăn để động viên, giúp đỡ các em  đến lớp chuyên cần, vận động các em có điều kiện thuận lợi hơn cùng với cô giáo ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các em yên tâm học tập tốt; say sưa cùng các đồng nghiệp giải toán, làm văn, hăng say trong phong trào tự  làm đồ dùng dạy học, đúc kết sáng kiến kinh nghiệm; tích cực dự giờ thăm lớp, học hỏi chuyên môn, học tập từ tác phong ăn mặc, lời nói, chữ viết, hình thức lên lớp sao cho mô phạm, hấp dẫn với các em mang lại hiệu quả giờ học. Còn với cô Hoàng Thị Lan – giáo viên trường THCS huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, để việc dạy học đạt được thành công, vượt được mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì hơn lúc nào hết người thầy phải có cái tâm với nghề đó là cái gốc sinh ra sự sáng tạo, mọi sự nhiệt thành và mọi sự thành công.
 

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/Day-hoc-vung-kho-1966973/

Quy định mới về nhập ngũ cho học sinh, sinh viên

Posted: 15 Feb 2013 01:31 AM PST

Thông tư mới bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7.3.2013.

Chưa làm xong thủ tục nhập học CĐ, ĐH vẫn nhập ngũ

Theo quy định mới, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung. Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

 

Thanh niên tại TP.HCM chia tay người thân lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự – Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo quy định trước đây, thí sinh nhận giấy báo nhập học ĐH, CĐ báo cáo với ban chỉ huy quân sự trước 10 ngày so với thời điểm giao nhận quân; thí sinh nhận giấy báo nhập học trung cấp, CĐ nghề báo cáo chậm nhất sau 3 ngày nhận được lệnh gọi nhập ngũ được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Các đối tượng khác thuộc trường hợp được hoãn gồm: Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; Công dân du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.

Các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị ĐH; Trường TCCN, trung cấp nghề, CĐ nghề; Các trường CĐ, ĐH; Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

Được bảo lưu kết quả trúng tuyển

Những công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là người đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.

Cũng theo quy định, đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ là công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

Điểm mới khác là thí sinh phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự xã nơi cư trú cấp khi đến trường làm thủ tục nhập học. Công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp nào sẽ tổng động viên?

Tại mục 6, điều 103 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: "Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền ra Lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương". Như vậy, Lệnh tổng động viên là lệnh của người đứng đầu nhà nước (Chủ tịch nước) ban bố tình trạng khẩn cấp (thiên tai địch họa, chiến tranh hoặc nguy cơ chiến tranh) và động viên mọi lực lượng gồm nhân lực, tài lực, vật lực… để phục vụ đất nước trong những tình hình đó. Lệnh tổng động viên có ý nghĩa quan trọng kịp thời huy động mọi khả năng và sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc. Từ sau năm 1975 đến nay, nước ta đã có một lần ban bố Lệnh tổng động viên, đó là Lệnh tổng động viên số 29-LCT ngày 5.3.1979 do Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký.

Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Nghĩa vụ quân sự được ban hành ngày 14.6.2005 thì công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.

Hải Nam

Theo Thanh Niên

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Quy-dinh-moi-ve-nhap-ngu-cho-hoc-sinh-sinh-vien/276900.gd

Nữ giáo viên trẻ của cảnh sát đặc nhiệm

Posted: 14 Feb 2013 09:29 PM PST

Nữ giáo viên và bộ sưu tập huy chương

Những ngày đông rét mướt, thao trường của Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn đầy đủ học viên tập luyện. Nữ giáo viên võ thuật cột tóc đuôi gà đi giữa hàng quân. Giữa "rừng" đàn ông luyện võ, một giáo viên liễu yếu đào tơ lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới từng động tác rắn rỏi, dứt khoát. Thiếu úy Nguyễn Thị Hà làm mẫu kỹ thuật võ cơ bản với động tác đá thẳng, đấm thẳng rồi đi xuống hàng hướng dẫn cụ thể. Học viên nào động tác chưa chuẩn, chưa đủ lực, độ dứt khoát đều được cô chỉnh tại chỗ. Lớp học có đủ lứa tuổi (gồm cả học viên trẻ và học viên là cán bộ đi học), nhiều người hơn cô giáo tới gần chục tuổi, nhưng tất cả đều răm rắp làm theo sự chỉ huy của cô giáo trẻ đúng quân lệnh.

N gio vin tr ca cnh st c nhim

Trên thao trường, Thiếu úy Nguyễn Thị Hà rắn rỏi là thế. Vậy mà khi trò chuyện, tâm sự với phóng viên, cô lại rụt rè đến lạ. Hà có nét mảnh mai, nhẹ nhàng, đôi mắt đẹp đầy ấn tượng. Thế mà, khi đứng trước các học trò đều là phái mạnh, cô thể hiện đúng "chất" và cái uy của một giáo viên võ thuật.

Cơ duyên nào đưa Hà đến với những người lính Cảnh sát vũ trang? – Tôi hỏi. Hà cho biết, cô sinh năm 1985, từng là kiện tướng wushu, đoạt Huy chương vàng quốc gia năm 2004 và tham gia đội tuyển wushu Việt Nam. Sau khi kết thúc sự nghiệp thể thao đỉnh cao, cô vào Trường Đại học Thể dục thể thao năm 2008 với chuyên ngành võ karate. Hà đã có tiếng với bộ sưu tập huy chương khá ấn tượng: Huy chương vàng wushu biểu diễn, Giải vô địch toàn quốc năm 2004, Huy chương bạc, Huy chương đồng giải trẻ vô địch toàn quốc… Hà mới chính thức vào làm giáo viên võ thuật của trường gần một năm nay. Dù thời gian ngắn nhưng cô cũng đã vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu và vững vàng trong giờ lên lớp. Hết giờ làm việc, Hà trở về với tổ ấm của mình trong gian nhà nhỏ thuê gần trường. Hà sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, chồng là kỹ sư nông nghiệp. Anh hay đi công tác xa nên nhiều khi căn phòng trọ chỉ có Hà và cô con gái nhỏ mới hơn 2 tuổi. Hằng ngày, Hà phải sắp xếp công việc, đưa con đi học lúc 7h, có mặt tại trường lúc 7h15, chiều đón con về sau giờ tan lớp.

Thao trường không phân biệt phái yếu

Trung úy Bùi Bích Vân - một trong hai nữ giáo viên võ thuật của trường vẫn giữ được nét hồn nhiên của tuổi trẻ khi tiếp xúc với chúng tôi. Lời nói và cử chỉ của Vân thể hiện rõ đặc trưng của nhà võ. Vân tâm sự: "Công tác ở đây, em có nhiều thời gian chơi võ, có điều kiện thể hiện niềm đam mê của mình". Vân chơi được nhiều môn thể thao như: Cầu lông, bóng bàn, tennis, bóng chuyền, thậm chí là đá bóng… Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục thể thao năm 2009, Vân được nhận ngay vào công tác tại Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Hành trang mang theo của cô cũng có khá nhiều thành tích về môn thể thao cầu lông, đã từng vô địch cầu lông toàn lực lượng CAND. Vân kể, lúc đầu cô rất bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, từ nền nếp, quân lệnh, quy tắc… nên cũng bị áp lực. Dần dần, cô tự rèn mình vào khuôn khổ, kỷ luật của lực lượng Công an và tạo được cảm giác thoải mái khi thực hiện những quy định của trường và của lực lượng.

Nói về những khó khăn của một cô giáo trẻ dạy võ thuật trong trường Công an nhân dân, Vân không ngại ngần bày tỏ: "Nhiều học viên là cán bộ đi học, lớn hơn em tới gần chục tuổi nên đôi lúc họ cũng trêu đùa cô giáo. Em cũng đùa lại để tạo cảm giác gần gũi với học viên nhưng luôn giữ một giới hạn nhất định. Thậm chí, em cũng nhắc nhở khi có lời trêu đùa quá đà".

N gio vin tr ca cnh st c nhim

Tôi gặp Vân vào những ngày cuối cùng của năm cũ. Vân cho biết: "Em mới lập gia đình hồi đầu năm. Sang năm vợ chồng em sẽ có em bé". Niềm vui của cô giáo trẻ rạng ngời trong ánh mắt. Chồng Vân cũng là giáo viên dạy thể chất ở một trường Cảnh sát nên anh hiểu công việc của vợ. Tuy vậy, hai trường ở cách xa nhau, hai vợ chồng thuê nhà gần nơi làm việc của Vân. Mỗi tuần họ chỉ gặp nhau ngày nghỉ hoặc một ngày nào đó trong tuần. Mang bầu, Vân được làm công việc nhẹ nhàng hơn thay vì ra thao trường dạy võ thuật. Rồi Vân khẳng định: "Sinh con xong em sẽ làm quen trở lại với công việc, tập dần rồi sẽ ổn thôi".

Làm công việc thông thường ít phụ nữ lựa chọn, hai cô giáo dạy võ thuật của Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang sẽ phải hy sinh nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn trong công việc so với đồng nghiệp nam. Nhất là khi họ phải dành thời gian, tâm sức để xây dựng tổ ấm của mình song hành với công việc được giao. Trời nắng nóng hay rét mướt, họ vẫn đều đặn lên thao trường huyện võ cho học viên. Tuy vậy, Thiếu úy Hà và Trung úy Vân cũng bày tỏ sự cảm kích đối với những đồng nghiệp nam đã giúp đỡ họ trong những nội dung giảng dạy nặng đối với phụ nữ. Từ đó, hai nữ giáo viên rút kinh nghiệm cho mình để hoàn thiện chuyên môn hơn nữa. Tôi hỏi đồng nghiệp nam của hai nữ giáo viên và nhận được lời nhận xét đầy thiện cảm "chuyên môn tốt, nhiệt tình".

Thượng tá Nguyễn Quốc Bồi, Trưởng Phòng Xây dựng lực lượng của trường cũng đánh giá: "Nữ giáo viên làm việc trong môi trường võ thuật phải chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới về sức lực, thể lực và thời gian. Theo quy định, nữ giáo viên cũng không được ưu tiên hơn trong công tác. Sự cố gắng của các cô thật đáng ghi nhận". Bộ môn Võ thuật Thể dục thể thao là một trong 8 bộ môn của trường. Vân và Hà là hai nữ giáo viên trong tổng số 30 giáo viên của Bộ môn Võ thuật Thể dục thể thao.

Đi giữa ngôi trường Cảnh sát đặc nhiệm khi không khí Tết đang đến gần, tôi thấy cảm phục tấm lòng và sự nỗ lực của các thầy cô nơi đây vì các thế hệ học viên.

Theo Việt Hà/CAND

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nu-giao-vien-tre-cua-canh-sat-dac-nhiem/276894.gd

Làm sao bắt nhịp khi trở lại trường?

Posted: 14 Feb 2013 08:29 PM PST

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp giảm bớt tình trạng trên.

* Bà NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT (phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.3, TP.HCM):

Ở bậc mầm non, nhiều bé thường bị sụt cân khi trở lại trường sau khi nghỉ tết, có bé còn bị rối loạn tiêu hóa, có bé quấy khóc, khó ngủ do sinh hoạt không điều độ. Đây là thời điểm giáo viên rất cực, nhất là bậc nhà trẻ. Lịch sinh hoạt ở trường không giống như ở nhà, tới giờ tất cả các cháu phải ăn, tới giờ ngủ bé nào không ngủ cũng phải lên giường nằm.

Do đó bắt đầu từ mồng 6 phụ huynh nên tập cho bé ăn, ngủ, nghỉ gần giống với lịch sinh hoạt ở trường mầm non để khi trở lại trường vào mồng 9 tết bé dễ thích nghi. Điều quan trọng nhất là phải cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn các thức ăn dễ tiêu và nhất thiết phải có rau củ quả đầy đủ để giữ gìn thể lực cho bé. Tôi biết một số gia đình khách khứa đông đúc, ồn ào bé không ngủ được nên ngủ bù vào hôm sau, còn các món ăn ngày tết lại thiếu rau xanh… bé ăn không tiêu, mệt mỏi. Điều này hoàn toàn thông cảm với phụ huynh khi ngày tết ai cũng cần gặp mặt bạn bè, người thân. Tuy nhiên, năm nay thời gian nghỉ tết dài hơn những năm trước (16 ngày thay vì những năm trước là 12 ngày – PV) nên rất cần điều chỉnh dần lịch sinh hoạt ở nhà cho bé trước khi trở lại trường mầm non.

* ThS LÊ NGỌC ĐIỆP (trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM):

Ngày đầu tiên đi học sau tết sẽ có học sinh uể oải, học sinh đến trường trễ giờ, có em để quên đồ dùng học tập ở nhà, có em còn quên cả nề nếp lớp học…

Theo tôi, từ mồng 7 phụ huynh hãy nói chuyện với con rằng tết đã hết, nhẹ nhàng mà cương quyết đồng thời cùng con xem lại sách vở, đồ dùng học tập, thời khóa biểu và chuẩn bị trước chu đáo mọi thứ cần thiết. Đừng để đến sáng mồng 9 đi học mới phát hiện thiếu cái này cái kia rồi quát mắng con khiến các em sợ hãi.

Tâm lý học sinh tiểu học lâu ngày gặp lại thầy cô, bạn bè thì rất mừng rỡ và thích nói chuyện. Các em thích kể cho nhau nghe về việc được đi chơi, được tiền lì xì, được quần áo mới… Nhà trường tiểu học nên nắm đặc điểm này để du di cho các em trong ngày đầu tiên đi học sau tết. Nên tạo không khí vui tươi, đầm ấm trong ngày đầu năm mới, giáo viên hỏi thăm học sinh tình hình ăn tết, chơi tết, em nào vắng thì điện thoại hỏi thăm, em nào để quên sách, vở… thì dặn dò ngày mai mang theo cho đủ, em nào quên bài thì hướng dẫn đọc lại, ôn lại… Tóm lại là tránh gây áp lực nặng nề hoặc nói nặng lời với các em.

* TS NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG (trưởng bộ môn tâm lý học và giáo dục học, Khoa tâm lý – giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):

Đang được vui chơi thỏa thích, tâm lý học sinh ít có em nào muốn đi học để gò mình vào khuôn khổ trường lớp. Năm nay lại nghỉ tết dài ngày nên phụ huynh cần chuẩn bị tâm thế cho con em quay lại với nhiệm vụ của học sinh. Việc chuẩn bị này nên làm từ từ và cha mẹ phải làm gương trước, tức là chính những người lớn trong gia đình cần điều chỉnh thời gian biểu của mình trước khi bắt con em phải làm theo. Ví dụ: nếu như mồng 1, mồng 2 tết các bé được đi chơi, 23, 24g mới đi ngủ thì ngay từ mồng 6 nhịp sinh hoạt của gia đình nên dần chuyển lại như ngày bình thường, cha mẹ và các con có thể đi ngủ lúc 22g hoặc 22g30, mồng 7 đi ngủ lúc 21g30 hoặc 22g, mồng 8 thì 21g (không thể bắt các con đi ngủ sớm còn ba mẹ đi chơi đây đó thì sẽ không thuyết phục trẻ). Tránh để các cháu thức quá khuya, sáng hôm sau ngủ "nướng", rất khó dậy sớm để đi học, có em dậy được thì mệt mỏi, uể oải, có đi học cũng khó tiếp thu bài. Thêm nữa, phụ huynh cũng cần nói với các bé là tết đã hết, mỗi ngày cần ngồi vào bàn học để ôn lại bài vở, có thể mồng 6 ngồi chốc lát thôi nhưng đến mồng 7, mồng 8 thì thời gian tăng lên.

* ThS LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP (hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM):

Việc tập cho trẻ trở lại với nhịp sinh hoạt của ngày thường phụ thuộc vào cha mẹ các em. Trước khi đi học từ 2-3 ngày, phụ huynh hãy nhắc con em ngồi vào bàn học. Ngày đầu tiên có thể đọc truyện, xem sách… sau đó mới học bài, ôn bài (thường giáo viên có cho bài về nhà nhưng không nhiều), chuẩn bị mồng 9 đi học. Có thể ngày thường học sinh ôn bài 60 phút thì nay chỉ cần 30 phút là được. Điều tiếp theo là phụ huynh cố gắng tập cho các em ăn đủ 3 bữa/ngày và không dậy quá trễ.

Để tránh tình trạng học sinh bị hụt hẫng, ngày đầu tiên đi học sau tết nhà trường sẽ cho các em sinh hoạt tập thể dưới sân trường. Sau đó, khi lên lớp giáo viên bỏ ra một tiết đầu tiên để kể chuyện cho nhau nghe về cái tết của mình, tạo sự vui vẻ, thoải mái cho học sinh và dần dần đi vào nếp.

Chuyện sau ngày tết

Năm nay, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh trên địa bàn TP.HCM khá dài với trên 15 ngày, nhiều gia đình đã đưa cả nhà về quê ăn tết sum họp gia đình, hay tổ chức cho cả nhà chuyến tham quan du lịch xa để tinh thần thanh thản, đầu óc thư giãn sau một năm miệt mài lao động….

Vì trẻ được thả lỏng trong những ngày vui chơi hết sức thú vị này nên chẳng có cha mẹ nào để ý đến việc con mình có ngó ngàng đến bài vở mà thầy cô giáo cho làm ở nhà trước khi nghỉ tết. Với trẻ đang học cấp THPT hay THCS thì cha mẹ đỡ phải lo vì ít nhiều các em có ý thức rõ việc học của mình, còn với học sinh cấp tiểu học thì vô tư, không bao giờ đụng đến và xem sách vở, càng chơi đùa thì càng mê, càng thích. Không biết các bậc cha mẹ có biết thông tin ở sổ liên lạc của các em, sau tết vào học chỉ hai tuần lễ là học sinh cấp tiểu học của TP.HCM sẽ bước vào kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 của năm học 2012-2013, vì thế cha mẹ phải sớm đưa con trở về nhà và giúp con chuẩn bị thật kỹ sách vở, đồ dùng học tập, ôn lại bài vở… trước khi đến trường học vài ba ngày, phải thật sự chú ý quan tâm nhắc nhở con mình.

TRẦN VĂN TÁM
(Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/533932/lam-sao-bat-nhip-khi-tro-lai-truong.html

Phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả

Posted: 14 Feb 2013 07:29 PM PST

(GDTĐ) – Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Tuy nhiên, việc giảng dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành vẫn tồn tại một số bất cập như: không được quan tâm đúng mức, từ chuyên ngành được dạy qua loa và rồi phần lớn thời gian được dành cho hoạt động dịch và không có những cách học và nhớ từ chuyên ngành hiệu quả.

Có một số cách để sinh viên nhớ và sử dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả gồm xác định từ cần học và Học các khía cạnh của từ. Sinh viên cần chọn lựa từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành phải học, cần học và nhớ. Có thể lựa chọn dựa vào những tiêu chí: Phạm vi sử dụng, Khả  năng biểu đạt, Tần suất sử dụng, Nhu cầu ngôn ngữ.

Khi học và nhớ từ, người học cần phải biết cách phát âm từ, loại từ, cấu trúc và sự kết hợp từ, các nét nghĩa, sử dụng trong tình huống trang trọng hay không…

Giáo viên cần giới thiệu và luyện tập từ vựng, phù hợp với trình độ, gắn liền với nội dung bài học và các chủ đề mà sinh viên quan tâm, có biện pháp kiểm tra, khuyến khích sinh viên học từ thường xuyên.

Đảm bảo sinh viên được tham gia vào nhiều hoạt động học từ khác nhau để lựa chọn phương pháp tối ưu. Các hoạt động luyện tập được áp dụng trong một thời gian nhất dịnh và có hệ thống để tạo thành thói quen. Với mỗi một hình thức luyện tập, giáo viên phải lưu ý sinh viên về các nội dung cần học.

Có các cách nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh hiệu quả như: Xây dựng hộp từ vựng chung của cả lớp, Tự làm cuốn từ điển cá nhân, Nhóm từ theo chủ đề.

Với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, cả lớp càng làm một hộp từ vựng bao gồm các cặp phiếu từ cuối mỗi giờ học. Trong cặp phiếu từ, một phiếu viết một từ mới, thuật ngữ mới xuất hiện trong bài học. Phiếu từ còn lại ghi các thông tin của từ hay ghi các định nghĩa, miêu tả về từ và thuật ngữ nhưng không nhắc đến chúng. Thỉnh thoảng, giáo viên yêu cầu sinh viên lấy các phiếu đã ra để luyện tập, ôn lại và chơi trò chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớ được nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc đúng và nhiều định nghĩa nhất. 

Từ điển cá nhân và sổ tay ghi chép những điều cần nhớ là những thứ không thể thiếu của sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành. Các từ được sắp xếp có thể theo bảng chữ cái, chủ đề hay theo bài học. Sẽ tốt hơn khi sinh viên nêu từ trong cụm từ, cấu trúc, ví dụ, minh hoạ từ bằng hình ảnh, hay dùng các màu viết khác nhau.

Việc sử dụng hình ảnh và âm thanh là rất quan trọng trong việc nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh. Tranh ảnh và các vật thể giúp chúng ta nhớ từ rất tốt. Hãy tạo hình ảnh ấn tượng về một từ, thuật ngữ trong đầu. Với cách học này, sinh viên có ấn tượng mạnh về từ và học từ không cần phải dịch sang tiếng Việt nữa.

Các từ được liên tưởng không nhất thiết phải có nghĩa giống nhau. Ví dụ, khi sinh viên học từ "hen", các em có thể liên tưởng tới từ "hen" tiếng Việt hay từ "ten" tiếng Anh. Ví dụ khác, trong tiếng Anh chuyên ngành CNTT, người học có thể liên hệ từ LAN (Local Area Network) với một bạn nữ tên là Lan.

Cách học bằng sơ đồ và biểu bảng cũng là một yếu tố quan trọng, giúp người học tổ hợp được nhiều từ theo nghĩa, chủ đề, mặt khác chú ý tới sự kết hợp từ.

Việc học từ trong ngữ cảnh là rất cần thiết. Ngữ cảnh của một từ là bối cảnh mà trong đó từ này được dùng khi nói hay viết. Định nghĩa trực tiếp, chú giải hay đồng nghĩa và đầu mối ngữ cảnh ở dạng ngầm hiểu sẽ giúp chúng ta đoán nghĩa, hiểu nghĩa của từ.

Người học có thể tự đặt câu riêng nói về bản thân, hoặc câu chuyện vui và đon giản sử dụng từ, thuật ngữ cần nhớ. Đầu giờ hoặc cuối giờ, giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ 4-5 người. Mỗi nhóm sẽ nhận được một số phiếu từ ghi các từ đã học tương ứng với số thành viên.

Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng, đo thời gian và điều khiển hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng sẽ cho từng người lần lượt rút thăm một phiếu từ và có mười giây để chuẩn bị các câu sẽ nói, sử dụng những từ trong phiếu từ. Sau đó, nhóm trưởng sẽ đo thời gian, các thành viên khác lắng nghe thành viên đó nói. Nguyên tắc của hoạt động này là người nói phải nói liên tục trong vòng một phút.

Bằng cách đọc nhiều tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Việt và tiếng Anh, người học có cơ hội tiếp xúc thường xuyên và nhớ lâu nhiều từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Để sinh viên hào hứng tiến hành hoạt động này, giáo viên nên tổ chức hoạt động làm nhóm. Người học tự chọn đề tài, thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh và trình bày trước lớp. Nguồn tài liệu chủ yếu từ sách, báo, tạp chí, tạp chí chuyên ngành, từ điển bách khoa toàn thư và mạng.

Để tăng hiệu quả của việc học tiếng Anh chuyên ngành, cần áp dụng phương pháp "Học mà chơi, chơi mà học" vào trong giảng dạy. Có thể kể đến một số hoạt động: sử dụng âm nhạc, truyện vui tiếng Anh, tổ chức các trò chơi từ vựng.

Chắc chắn, 3 -5 phút nghe nhạc cổ điển, trữ tình hoặc truyện cười đầu giờ giúp cho sinh viên vui vẻ, thư thái. Tâm trạng này rất tốt, giúp các em hứng khởi học tập. Thầy cô giáo có thể tham khảo một số trang web. Thầy cô giáo có thể phát huy tác dụng của trò chơi từ vựng khi tổ chức các hoạt động khởi động, luyện tập và ôn tập.

Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của người học và phải được đặt vào trong những bối cảnh thật mà người học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

 Thanh Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201302/Phuong-phap-day-va-hoc-tu-vung-tieng-Anh-chuyen-nganh-hieu-qua-1966964/

Giáo dục phổ thông đã có những chuyển biến tích cực

Posted: 14 Feb 2013 07:29 PM PST

(GDTĐ) – Chất lượng giáo dục đại trà đã và đang có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục “vùng trũng” được nâng lên, chất lượng giáo dục “đỉnh cao” có những khởi sắc và tiếp tục được khẳng định bằng những thành quả đáng trân trọng.

Chương trình sách giáo khoa được xây dựng đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm cơ bản của các chương trình trước đây, phù hợp với xu hướng quốc tế về phát triển chương trình với đầy đủ các yếu tố cơ bản là: mục tiêu giáo dục, chuẩn, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo được tính khoa học, cơ bản, hiện đại và tiếp cận trình độ giáo dục các nước phát triển trong khu vực; đã chú ý đến sự liên thông trong môn học, giữa các môn học, trong cấp học, giữa các cấp học theo nguyên tắc kế thừa và phát triển; đã chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, các kĩ năng cơ bản và hướng nghiệp; đã xây dựng được chuẩn kiến thức, kĩ năng mỗi cấp học, các môn học làm căn cứ thống nhất trong quản lý, chỉ đạo và đánh giá kết quả giáo dục. Về cơ bản, chuẩn phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đã đảm bảo tính chính xác, khoa học, cập nhật, phù hợp với trình độ chuyên môn của giáo viên được đào tạo chính quy; đã bám sát mục tiêu, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học.

Sách giáo khoa đã chú ý tạo cơ hội để học sinh tự học qua các hoạt động giới thiệu mục đích bài học, tình huống có vấn đề, trả lời câu hỏi và làm bài tập tại lớp. Đồng thời có những nội dung, bài tập nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phân hóa trong dạy học; chú ý tạo cơ hội để học sinh hội nhập với cộng đồng thông qua một số chủ đề về truyền thống dân tộc, các nền văn hóa và lịch sử nhân loại, dân số, sức khỏe sinh sản, bảo vệ môi trường. Từ ngữ, hình ảnh minh họa trong sách không gây phương hại đến giới, các tộc người, các nền văn hóa khác nhau.

Công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng. Hàng năm, Bộ GDĐT tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ cốt cán giảng dạy phổ thông cho các địa phương trong cả nước nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, hướng dẫn triển khai chương trình, trong đó tập trung vào những điểm mới, điểm khó của chương trình, yêu cầu đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Đồng thời, Bộ GDĐT tổ chức tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng thiết bị dạy học.

Hầu hết đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đều có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm với ngành, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Chất lượng đội ngũ nhà giáo đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước. Cơ cấu theo cấp học, trình độ đào tạo theo chuyên môn và vùng miền đang dần được cải thiện.

Cơ sở vật chất- kĩ thuật trường học được quan tâm. Việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã làm cho cơ sở vật chất của nhà trường phổ thông có nhiều tay đổi, góp phần nâng cao chất lượng chương trình giáo dục phổ thông.

Kinh phí mua sắm thiết bị dạy học được Bộ GDĐT xây dựng dự toán kế hoạch ngân sách cho từng tỉnh thành phố để Bộ Tài chính thẩm định và phân bổ kinh phí trực tiếp. Quy trình triển khai công tác thiết bị dạy học nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nắm vững và truyền tải được chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học. Đa số học sinh tiếp thu được chương trình, sách giáo khoa thông qua các hoạt động hỗ trợ nhà trường và theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GDĐT. Các nhà trường đã đưa ra các biện pháp phụ đạo cho học sinh yếu kém.

Chất lượng giáo dục đại trà đã và đang có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục “vùng trũng” được nâng lên, chất lượng giáo dục “đỉnh cao” có những khởi sắc và tiếp tục được khẳng định bằng những thành quả đáng trân trọng. Chất lượng giáo dục đỉnh cao có bước phát triển mới thông qua việc phát triển hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu. Trong các kì thi Olympic quốc tế năm 2012, đoàn học sinh Việt Nam đều đạt giải và xếp thứ hạng cao.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201302/Giao-duc-pho-thong-da-co-nhung-chuyen-bien-tich-cuc-1966965/

Ghé thăm “đại bản doanh” của học sinh vùng biên

Posted: 14 Feb 2013 07:29 PM PST

Lều tranh nuôi ước mơ con chữ

Mường Lát là một huyện vùng biên phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nếu đi bằng xe máy từ thành phố Thanh Hóa lên đến huyện Mường Lát cũng mất đứt một ngày trời với con đường đầy đèo dốc. Đó là chưa kể từ trung tâm các xã vào đến những bản làng xa xôi nhất cũng mất chừng 40 – 50 km đường rừng. Trong chuyến công tác lên huyện vùng cao Mường Lát, chúng tôi có dịp ghé vào xã Mường Lý, là một xã giáp biên của huyện Mường Lát. Cuộc sống hàng ngày của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn nên việc học hành của con em họ cũng ít khi được quan tâm. Có những bản cách trung tâm xã khoảng 50km nên dù có nỗ lực đến mấy thì các em học sinh cũng không thể hàng ngày đến trường theo học chữ.

Những căn lều này là nơi trọ học của hàng trăm học sinh Trường THCS Mường Lý.

Từ thị trấn Mường Lát ngược lên xã Mường Lý, đến trung tâm xã từ xa có thể nhìn thấy hàng chục túp lều tranh nằm nép mình bên những sườn núi. Đấy là "đại bản doanh" của hàng trăm học sinh Trường THCS xã Mường Lý. Những căn lều tạm bợ được dựng bằng tre, luồng và lợp mái tranh, đứng ngoài có thể nhìn xuyên thấu vào trong qua "bức tường phên". Nơi đây, địa hình vốn phức tạp, nhà lại xa trường, có những em học sinh ở cách xa điểm trường chính hàng chục km, để đến được trường học phải đi bộ mất cả nửa ngày trời. Vì muốn được học chữ, không còn cách nào khác là các em phải dựng lều trọ học ngay cạnh trường. Cứ vào đầu năm học, bố mẹ các em phải vào rừng chặt tre, luồng và tìm vật liệu ra sửa sang lều bạt cho con trọ học. Nhìn những túp lều không ai nghĩ đó là nơi ở của các em học sinh trong những ngày đi học. Hầu hết các em học sinh đang độ tuổi mới lớn, ăn chưa no, lo chưa đến nhưng vì để biết cái chữ mà các em đã phải tự lực, tự lo cho bản thân mình từ miếng ăn đến giấc ngủ và việc học tập.

Gặp chúng tôi, em Giàng A Chu, học sinh lớp 7A ở bản Trung Thắng vẻ mặt ngơ ngác cứ chăng mắt nhìn khi nghe chúng tôi hỏi chuyện. Nhà Chu cách trường hơn 10 km, cũng như hàng trăm học sinh khác, Chu ra đây dựng lều trọ học. Căn lều tạm bợ được bố mẹ dựng từ năm em vào lớp 6, đến nay đã bắt đầu ọp ẹp. Gần hai năm qua, căn lều đã che mưa che nắng trong những ngày Chu theo học tại trường. Ngày nắng không sao, nhưng mỗi khi trời mưa xuống thì trong cũng như ngoài, Chu chỉ còn biết co ro chịu ướt cả quần áo, sách vở.

Những căn lều này là nơi trọ học của hàng trăm học sinh Trường THCS Mường Lý.

Hầu hết học sinh nơi đây đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài số tiền hỗ trợ hàng tháng của Nhà nước dành cho học sinh miền núi, thì hầu hết các em phải tự lo cho sinh hoạt riêng của mình. Hàng ngày ngoài một buổi đến trường, còn lại các em tranh thủ vào rừng chặt nứa, hái măng…về bán để kiếm tiền đong gạo ăn và mua sách vở. "Nhà em ở xa lắm, không đi bộ được, em thích đi học thôi, làm nương, làm rẫy vất vả lắm. Bố mẹ nghèo lắm không có tiền cho em. Đi học nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm, nhưng lâu lâu mới về thăm nhà một lần. Nhiều lần phải nhịn đói không có gì ăn cả. Em muốn đi học để trở thành thầy giáo về dạy ở bản mình", em Giàng A Chu rụt rè tâm sự.

Về phía nhà trường tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng tạo điều kiện nhất định để chăm lo cho các em học sinh. Vấn đề an ninh tại các khu nhà trọ của học sinh được nhà trường phối hợp với địa phương đảm bảo. Vất vả nhất đối với giáo viên nơi đây là sau các kỳ nghỉ, học sinh thường nghỉ rất dài và có nhiều em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường bỏ học. Những lần như thế các giáo viên trong trường lại phải băng rừng, lội suối đến tận nhà để động viên các em trở lại lớp.

Gian nan những tháng ngày trọ học

Thầy giáo Mai Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý chia sẻ: "Thương các em lắm, nhiều hôm mưa gió lạnh, nhưng các giáo viên cũng đảo một vòng xem các em sinh hoạt như thế nào. Hiện nay hai nhà bán trú với 20 phòng học đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, nhưng mỗi phòng cũng chỉ ở được 8 em nên không thể giải quyết hết nhu cầu cho các em học sinh của nhà trường. Hiện còn gần 100 em phải dựng lều lán trên các sườn đồi làm chỗ trọ học".

Đây là nơi ở của hàng trăm học sinh.

Ngồi trong căn lều trò chuyện với các em học sinh, ngoài trời những cơn gió rít lên liên hồi đập vào vách nứa rung lên cành cạch, gió lùa qua khe vách từng đợt, ngồi trong cũng cảm nhận được cái lạnh se sắt. Những manh áo mỏng càng khiến các em run lên vì rét. Để đối phó với cái lạnh mùa đông nơi miền sơn cước, nhiều em ghép chung lại một lều để ôm nhau ngủ cho ấm. "Mùa đông lạnh lắm, tối không ngủ được, nhà nghèo không có tiền mua chăn, quần áo ấm mặc", em Thào Thị Giống ở bản Muống 1, học sinh lớp 8A nói.

Nhìn những căn lều đã cũ nát, hở trước, trống sau, bên trong không có tài sản gì ngoài chiếc giường, gọi là giường cho sang chứ thực ra nó được kê bằng những thân tre, ít nan nứa đập bẹp ghép lại với nhau làm chiếu. Trong góc lều là nơi đặt bếp chỉ vài cái nồi con nằm chỏng chơ trông thật lãnh lẽo. Gần như lương thực hàng ngày không có một thứ để giữ trữ sẵn cả.

Vàng A Pó (

Ngồi trong lều có thể nhìn xuyên ra ngoài.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đinh Công Đại – Chủ tịch UBND xã Mường Lý cho biết: "Trên địa bàn xã có bốn dân tộc: Mông, Mường, Thái, Kinh sinh sống, trong đó người Mông chiếm đại đa số. Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã còn chiếm hơn 70%, cao nhất tỉnh. Ở đây bà con thiếu đất canh tác lúa nước, cả xã chỉ có 6 ha ruộng nước. Chủ yếu bà con trồng lúa nương, trồng ngô, trồng sắn mỗi năm cũng chỉ được một vụ mà lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thường hay mất mùa nên thiếu lương thực triền miên".

Toàn xã Mường Lý hiện có hơn 300 em học sinh cấp tiểu học, THCS phải dựng lều lán quanh khu vực trường để trọ học. Do điều kiện còn nhiều khó khăn, nên phần lớn số học sinh của xã chỉ học hết THCS, một số ít học hết bậc THPT là bỏ học đi làm ăn xa, hay ở nhà lên nương rẫy phụ giúp gia đình. Mới đây, Nhà nước đã đầu tư gần 6 tỷ đồng xây dựng Khu bán trú dân nuôi dành cho học sinh Trường THCS Mường Lý, công trình được đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2010 – 2011 là niềm vui đối với nhiều em học sinh nơi đây.

Rời Mường Lý, phía sau, hình ảnh những túp lều tranh nhếch nhác cứ xa dần rồi khuất lấp sau những dãy núi cao. Trời về chiều, cái lạnh nơi miền sơn cước như cắt da cắt thịt, suốt quãng đường dài, trong tâm trí chúng tôi cứ hiện lên hình ảnh về "đại bản doanh" của những học sinh nơi xã vùng biên Mường Lý.

Duy Tuyên – Ngọc Anh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ghe-tham-dai-ban-doanh-cua-hoc-sinh-vung-bien-696654.htm

Comments