Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề nghị thi đại học bằng phương pháp kiểm tra năng lực

Posted: 13 Feb 2013 07:26 AM PST

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Kim Sơn cho biết việc áp dụng kiểm tra năng lực thay cho thi tuyển sinh dự kiến sẽ được ĐH Quốc gia Hà Nội áp dụng đại trà cho tất cả các trường, khoa thành viên từ năm 2014 với tuyển sinh sau ĐH. "Thời điểm áp dụng cho tuyển sinh ĐH sẽ chậm hơn và chắc chắn sẽ phải thông báo với thí sinh nhiều tháng trước khi triển khai để các em chuẩn bị”, ông Sơn cho biết.

Được biết, trong năm 2013, chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Quốc Gia Hà Nội là 5.454 chỉ tiêu chính quy.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Giao-duc/De-nghi-thi-dai-hoc-bang-phuong-phap-kiem-tra-nang-luc/102347.bld

Người bạn lớn của GS Ngô Bảo Châu ‘giải bài toán’ lương giáo viên

Posted: 13 Feb 2013 03:26 AM PST


Quay li

Giáo sư Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ), chuyên gia hàng đầu thế giới về toán rời rạc không chỉ trăn trở về việc đào tạo thế hệ kế cận của nền toán học Việt Nam mà còn thử giải bài toán về lương cho giáo viên, nguồn thu cho trường học.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nguoi-ban-lon-cua-GS-Ngo-Bao-Chau-giai-bai-toan-luong-giao-vien/276472.gd

Clip: Xúc động nghe du học sinh Việt tại Anh đón Tết

Posted: 13 Feb 2013 02:26 AM PST

    Giáo dục

    Nguồn: http://vtc.vn/538-366840/giao-duc/clip-xuc-dong-nghe-du-hoc-sinh-viet-tai-anh-don-tet.htm

    Đề xuất bỏ việc miễn giảm học phí theo địa bàn

    Posted: 13 Feb 2013 01:26 AM PST

    (GDTĐ)-Trước một số bất cập trong việc xác định đối tượng miễn, giảm học phí, phương thức cấp bù tiền miễn giảm học phí và trình tự hồ sơ thủ tục để được miễn, giảm học phí, Bộ GDĐT cho biết đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP.

    Theo đó, đề xuất thay việc miễn giảm học phí theo địa bàn như hiện nay bằng thực hiện miễn, giảm học phí theo đối tượng thuộc diện chính sách, hộ nghèo…

    Hiện nay, đối tượng được miễn giảm học phí nhận tiền qua các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện cũng có bất cập vì phải về địa phương nhận tiền, đi lại nhiều lần gây tốn kém. Trước thực trạng này, Bộ GDĐT đề xuất đối tượng chính sách sẽ được miễn, giảm học phí ngay tại cơ sở đào tạo mà học sinh, sinh viên đang theo học.

    Để khắc phục tình trạng xác nhận tràn lan của các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học các ngành nghề nặng nhọc, độc hại trong thời gian qua, Bộ GDĐT cũng đề xuất sửa đổi Nghị định theo hướng chỉ thực hiện miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học ngành học nặng nhọc độc hại và nguy hiểm đối với lĩnh vực dạy nghề.

    Bộ GDĐT cũng đã có văn bản gửi các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp bù miễn, giảm học phí cho các đối tượng học hệ ngoài sư phạm trong trường sư phạm. Đối với học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa trên 16 tuổi thì UBND cấp xã sẽ cấp giấy xác nhận cho các đối tượng này.

    Dự kiến, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP sẽ được trình Chính phủ trong tháng 3/2013.

    NN

    Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201302/De-xuat-bo-viec-mien-giam-hoc-phi-theo-dia-ban-1966945/

    Lê Tuấn Hoa: Thầm lặng toả sáng

    Posted: 13 Feb 2013 01:26 AM PST

    Năm 1973, GS Hoàng Tụy có mặt tại Moscow (Nga) đúng vào dịp diễn ra Olympic Toán quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là IMO) lần thứ 15. Một hôm GS V. A. Skvortsov, một người bạn của GS Tụy và là thành viên ban tổ chức kỳ thi, mời ông tham gia đoàn chủ tịch buổi lễ bế mạc, trao huy chương cho các học sinh đoạt giải. Nhân cơ hội ấy, GS Tụy trao đổi ý kiến với một số vị trưởng đoàn các nước về khả năng Việt Nam dự IMO 16 sẽ tổ chức ở CHDC Ðức năm 1974. Khó khăn chính là liệu nước chủ nhà có vui lòng đài thọ chẳng những tiền ăn ở tại Ðức mà cả tiền vé máy bay đi, về. GS Tụy hỏi vị trưởng đoàn Ðức. Ông này sốt sắng tán thành.

    GS Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Ðại học và Trung học chuyên nghiệp thời ấy, là một trí thức bách khoa uyên bác, có tầm nhìn chiến lược. GS Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cũng là một nhà Việt Nam học nổi tiếng từ thời Pháp thuộc. Cả hai vị đều tán thành đề xuất của GS Hoàng Tụy và khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng.

    Ðầu mùa hè năm 1974, đội dự tuyển quốc gia được thành lập, gồm 9 học sinh, chuẩn bị dự IMO 16. Các bạn trẻ được tập trung về tại dãy nhà lắp ghép mới xây, nóng như nung, trong sân sau trụ sở Bộ Ðại học và Trung học chuyên nghiệp ở số 9 Hai Bà Trưng – Hà Nội. Hầu hết là những học sinh lớp cuối phổ thông chuyên toán của 3 trường đại học lớn: Tổng hợp Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 1 và Sư phạm Vinh. Hoàng Lê Minh, Ðặng Hoàng Trung, Nguyễn Quốc Thắng – chuyên toán Tổng hợp; Vũ Ðình Hòa, Tạ Hồng Quảng – chuyên toán Sư phạm 1; Lê Tuấn Hoa – chuyên toán Sư phạm Vinh… Hằng ngày, những học sinh này được các thầy giáo giỏi kèm cặp ôn luyện trong vài ba tháng trước kỳ thi.

    Lúc bấy giờ, tôi là phóng viên trẻ của Báo Hà Nội Mới, say mê đề tài học sinh giỏi, thường lui tới dãy nhà lắp ghép nơi đội dự tuyển tập trung để trò chuyện với các bạn sau giờ ôn luyện, khai thác tài liệu để dành viết báo.

    Những năm đó, số nước dự IMO chưa nhiều cho nên đoàn học sinh mỗi nước gồm 8 người. Về sau, số nước dự thi đông hơn – chẳng hạn IMO 2012 ở Argentina lên tới 100 nước – nên mới quy định lại, rút bớt, chỉ còn 6.

    Việt Nam dự IMO để thăm dò là chính, bởi thế, đội tuyển không cần đủ 8 học sinh mà chỉ chọn 5. Bốn bạn trong đội dự tuyển… bị loại! Trong đó có Lê Tuấn Hoa, người xếp… thứ 6. Sát nút. Tiếc quá!

    Trước hôm đoàn học sinh ta lên đường đi Berlin (Ðức), Thủ tướng Phạm Văn Ðồng lặng lẽ tiếp đoàn tại Phủ Chủ tịch, ân cần căn dặn, rồi mời các bạn trẻ ăn phở, xem phim. Thời ấy, phở là món hiếm. Nói “lặng lẽ” bởi vì giới truyền thông không hay biết để đưa tin. Sau buổi tiếp, GS Tạ Quang Bửu nói nhỏ với tôi:

    - Học sinh ta rất thông minh. Chỉ cần các em bình tĩnh, tự tin là ta có thể giành giải. Nhưng nếu như lần đầu dự thi, chưa được giải thì vẫn có lợi. Ta sẽ rút được kinh nghiệm cho các năm sau.

    Rồi ông mỉm cười nói thêm: “Tuy nhiên, cậu hãy chờ xem, biết đâu đấy, có thể có chuyện bất ngờ! Ta giành một tấm huy chương đồng chẳng hạn”.

    Tấm huy chương đồng ấy, Bộ trưởng Bửu đặt hy vọng vào Vũ Ðình Hòa, học sinh luôn dẫn điểm trong suốt mấy tháng tập trung ôn luyện.

    Kết quả thật vượt xa mong đợi. Việt Nam đoạt 4 huy chương: Hoàng Lê Minh (vàng), Vũ Ðình Hòa (bạc), Ðặng Hoàng Trung và Tạ Hồng Quảng (đồng). Nguyễn Quốc Thắng chỉ thiếu 1 điểm thì đoạt huy chương đồng.

    Tôi mê say lao ngay vào viết những bài ký chân dung nóng hổi về các bạn trẻ đoạt huy chương như Hoàng Lê Minh, Vũ Ðình Hòa. Tiếc thay, từ đấy về sau, tôi không còn “ngó ngàng” gì tới những bạn khác trong đội dự tuyển bị loại vào phút chót. Lê Tuấn Hoa nằm trong số đó.

    Cho đến năm 2004.

    Anh Ngô Bảo Châu được tặng Giải thưởng Clay ở Mỹ. Ðể viết bài về Châu, tôi tìm gặp thân sinh của anh là GS Ngô Huy Cẩn. GS Cẩn đề nghị tôi nên hỏi chuyện thêm GS Lê Tuấn Hoa, khi ấy giữ chức phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Anh Hoa là người đã cùng anh Vũ Ðình Hòa dạy kèm Ngô Bảo Châu trong những năm trung học. Hơn nữa, anh Hoa lại nghiên cứu một chuyên ngành toán gần với Châu.

    Giáp mặt anh Hoa rồi, tôi mới chợt nhớ ra người học trò tỉnh Thanh năm nào trong đội dự tuyển thi IMO 30 năm trước.

    Anh sinh ra tại một làng quê ở tỉnh Thanh Hóa. “Nếu không có các kỳ thi học sinh giỏi thì thật khó tưởng tượng tôi có thể vượt xa lũy tre làng. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, làng quê ta còn nhiều tre lắm…” – Lê Tuấn Hoa nhớ lại.

    Về những năm cấp II, anh kể: “Nghe đến thầy Tôn Thân “khét tiếng” ở Hà Nội, ai chẳng ao ước được học với thầy. Khi đó, những người tỉnh lẻ như tôi làm sao hy vọng biến niềm ao ước ấy thành sự thật!”.

    Hoàng Lê Minh, Vũ Ðình Hòa và Ngô Bảo Châu sau này đều từng được học thầy Tôn Thân ở các lớp cấp II chuyên toán Trường Trưng Vương. Lên cấp III, các bạn ấy được vào học tại các khối chuyên toán của các trường đại học lớn ở thủ đô.

    Phải giỏi toán lắm, một học sinh tỉnh lẻ như Lê Tuấn Hoa mới trúng tuyển vào khối chuyên toán Trường Ðại học Sư phạm Vinh. Nhưng những năm đó, trường sơ tán lên miền rừng núi. Thế mà Lê Tuấn Hoa vẫn lọt được vào đội dự tuyển quốc gia.

    Suốt những năm dài sau đó, bằng cố gắng âm thầm và tài năng tiềm ẩn, Lê Tuấn Hoa lần lượt bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, rồi tiến sĩ khoa học, được Nhà nước ta công nhận phó giáo sư, rồi giáo sư. Và điều đáng quý nữa là anh không ngừng công bố nhiều công trình mới trên các tạp chí ISI, đạt chỉ số trích dẫn cao.

    Chân tình, khiêm tốn, ôn hòa và cẩn trọng, anh được các bạn đồng nghiệp yêu mến, tin cậy bầu làm phó viện trưởng Viện Toán học, nhiều năm làm việc bên cạnh 2 nhà toán học nổi tiếng là Hoàng Tụy, Ngô Việt Trung. Anh còn giữ trọng trách phó chủ tịch, rồi chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, luân phiên đảm nhiệm chức chủ tịch Hội Toán học Ðông Nam Á và tham gia Hội đồng Toán học thế giới. Gần đây, GS Lê Tuấn Hoa được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (do GS Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học). Quả là trời không phụ những ai bền chí. Người xưa từng nói: “Trường đồ tri mã lực” (Ðường dài mới biết ngựa hay). Ở đây, với Lê Tuấn Hoa thì: Ðường dài mới biết tài hoa!

    Tôi muốn dẫn lời viện sĩ A. Markushavitch, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trước đây, thay cho lời kết: “Kinh nghiệm mấy chục năm tổ chức Olympic Toán ở Liên Xô cho thấy nhiều người đoạt giải về sau đã trở thành những nhà bác học lỗi lạc. Tuy nhiên, thật là sai lầm nếu tưởng rằng những ai không đoạt giải đều là những người không có khả năng trở thành thiên tài…”.

    Nguồn: http://nld.com.vn/20130129020847807p0c1017/le-tuan-hoa-tham-lang-toa-sang.htm

    Nhận lì xì

    Posted: 12 Feb 2013 09:45 PM PST

    Mỗi lần dắt con về chúc Tết bà con ở quê, anh chị tôi không khỏi xấu hổ vì mấy trò làm mình làm mẩy của bé Thư. Con bé được cô giáo dạy câu chúc Tết rất có vần điệu, khiến ai nghe xong cũng bật cười, khen ngợi.

    Ảnh minh họa: Ngô Trường

    Chúc xong, bé Thư liền hỏi: "Bao lì xì của con đâu?". Nhà nào không chuẩn bị sẵn hoặc giả lơ, thế nào con bé cũng nhăn nhó, làu bàu, "chúc Tết rồi mà chẳng được gì hết", khiến gia chủ sượng trân. Khi được lì xì, bé Thư liền mở bao ra. Mới ba tuổi, chưa nhận biết con số, nhưng bé biết tờ tiền nào lớn nhỏ. Nếu là tờ xanh (100 ngàn), nó thản nhiên cho vào bóp, vứt cái bao rỗng lên bàn. Nếu là tờ đỏ (50 ngàn), sẽ có màn giậm chân, bí xị. Ba mẹ nó phải rút ra "tờ xanh" để bù lỗ, con bé mới tươi trở lại.

    Nhiều người ở quê thu nhập mỗi tháng chỉ vài trăm ngàn, lì xì cho con cháu 10 ngàn đã là quý. Biết tính con, lần nào đi chúc Tết anh chị tôi cũng thủ sẵn vài phong bao để dòng họ lì xì lại cho con bé. Nhiều người gượng gạo vì cái trò lì xì giả, người thì giận vì tự ái. Đầu năm mà phải chứng kiến mấy cảnh khó coi, khiến chẳng ai muốn mở cửa đón tiếp vợ chồng anh. Biết con mình gây khó chịu cho người khác, nhưng anh chị tôi vẫn chưa có cách giải quyết hợp lý.

    Tôi từng có lần rơi vào cảnh khó xử khi lì xì cho con của nhỏ bạn. Thằng bé nhận lì xì xong liền để lên bàn. Đến lúc ra về, nó liếc qua bao lì xì rồi đi thẳng ra cửa. Tôi nhắc thằng bé việc bỏ quên bao lì xì. Thằng bé bảo mẹ: "Mẹ cất đi, con cho mẹ đó".

    Tôi cứ tưởng thằng nhỏ không biết xài tiền, ai dè mẹ nó bảo: "Tại cậu không biết đó thôi, ba nó mở tài khoản cho nó ở ngân hàng. Mỗi lần nộp vào vài triệu. Nó cần xài thì cứ lấy thẻ ra quầy ATM ở cổng trường rút tiền. Ba nó bảo đó là cách dạy con tự quản lý tiền bạc, tính toán thu chi. Thằng nhỏ học được gì không biết, cứ thấy ba nó phải nộp tiền vào tài khoản. Ba nó thì khoái lắm, bảo nó còn nhỏ xíu mà đã giống cha, rất có phong cách đại gia. Mấy bao lì xì này đời nào nó thèm lấy"…

    Trước đây, người lớn lì xì cho trẻ con là để mừng trẻ được tuổi mới, mong cho trẻ mạnh khỏe, may mắn đầu năm. Số tiền lì xì cũng chỉ là tượng trưng. Giờ, tục lì xì đã và đang biến tướng rất tệ hại: nhân viên lì xì cho con sếp là để lấy lòng sếp, phụ huynh lấy lòng giáo viên…

    Bao lì xì phải "chất lượng" thì mới có giá trị, công việc mới trôi chảy. Những đứa trẻ thay cha mẹ chúng nhận quà nên rất khoái. Nhiều đứa còn sành tới mức, mới cầm phong bì đã biết ngay nhiều hay ít. Thêm vào đó, trẻ thời nay được cha mẹ cho xài tiền rất sớm nên đã biết so sánh, đánh giá giá trị của phong bì. Tính cách và tâm hồn trẻ vì thế không tránh khỏi bị hoen ố và ảnh hưởng tiêu cực.

    Bao lì xì chỉ nên đơn thuần là món quà mừng tuổi mới cho con trẻ, không nên nặng tính toán, dễ khiến những đứa trẻ bị lôi kéo vào những mưu toan của người lớn, đầu độc những tâm hồn ngây thơ.

    Cha mẹ cũng nên giải thích ý nghĩa của việc chúc Tết và nhận bao lì xì, để trẻ hiểu rằng, nhận lì xì là nhận lời chúc may mắn, nhận tình thương yêu của người trao.

    (TheoThùy Nguyễn/ Phụ Nữ TP.HCM)

    Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108489/nhan-li-xi.html

    Chiều con

    Posted: 12 Feb 2013 09:45 PM PST

    Ai cũng hy vọng con mình lớn lên không “thua chị kém em” cả về kiến thức lẫn vật chất. Khát vọng mỗi người mỗi khác nên mỗi người chiều con theo một cách riêng của mình.

    Phàm đã là cha mẹ ở trên đời này không ai là không chiều chuộng con cái. Kể cả người học cao, chức trọng, đến gã ăn mày, kẻ không biết một chữ cắn đôi đến kẻ viết sách hàng thước, hàng bồ chữ, thảy đều hết lòng vì con. Đó là một loại sinh hoạt bản năng phần lớn của giống loài. Các loài thú vật chiều con vô điều kiện, chỉ một thứ, ấy là bản năng sinh tồn. Loài người chúng ta khác ở chỗ ngoài bản năng sinh tồn ra còn có ý thức gây dựng tương lai, cơ đồ cho con cái, giống nòi.

    Ảnh minh họa

    Chẳng biết chơi mới là ngoan

    Chị vợ anh bạn tôi chiều con vô điều kiện với mục đích cháu phải vào được trường điểm. Vào được trường điểm rồi phải vào được lớp chọn. Vào được lớp chọn rồi chí ít cũng phải đạt học sinh tiên tiến. Học sinh tiên tiến xong phải phấn đấu thành học sinh giỏi. Giỏi rồi phải xuất sắc…

    Bản thân mục tiêu ấy không sai. Nhưng cái cách tiến hành để đạt mục tiêu quả không phải ai cũng làm đúng.

    - Vậy ông tưởng ông viết được bài báo như thế này có nghĩa là phương pháp của ông chính xác?

    Anh bạn thấy tôi đặt vấn đề: “Cần phải có sự quan tâm đến nguyện vọng của con một tí” liền đỏ mặt cãi lại để bênh vợ, thực ra là để bênh chính mình.Theo anh, bọn trẻ bây giờ có nhiều điều kiện học tập, có nhiều cơ hội để phát triển tài năng, chuyện nữ công gia chánh với lại ý thức làm trai cho xứng nên trai không còn hợp thời nữa. Không nhất thiết con gái phải biết nội trợ, thêu thùa, con trai phải biết khuân vác vai u thịt bắp. Vâng, đúng quá! Nhưng mà quan niệm nữ công gia chánh chỉ là thêu thùa, nấu ăn nội trợ không thôi thì sai bét rồi đấy. Học môn ấy là học cái đức tính truyền thống, vẻ đẹp truyền thống của người con gái Việt Nam. Đức tính mạnh mẽ của nam giới “Làm trai cho xứng nên trai/Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên” cũng không phải chỉ có sức mạnh cơ bắp võ nghệ không thôi, mà là cái lớn hơn, cái mạnh hơn cả sức mạnh, ấy là uy tín.

    Câu chuyện về thằng cháu Hiệp và vợ chồng anh bạn tôi kỳ trước kể ra mới chỉ có một vài chi tiết hé lộ rằng thằng cháu đã lén lút làm chuyện này chuyện nọ. Tôi ở ngay cạnh nhà anh chị, lại là chỗ thân tình từ khi hai người mới yêu nhau, rồi sinh cháu Hiệp, cháu Hòa. Năm nay cháu Hiệp mười sáu tuổi, ba lần bị mất cắp xe đạp Nhật chỉ vì ngồi trong cửa hàng sách đọc truyện tranh. Mất chiếc xe này có xe khác thay liền. Xe sau tốt hơn xe trước. Tội là do bọn trộm có nhiều thú đoạn tinh vi, người lớn còn chịu huống hồ con mình. Nó ham đọc sách là phúc lớn. Tranh truyện tuy có bạo lực cũng chi là loại bạo lực bằng hơi “Bụp bụp!”"Xèo xèo!”, ăn thua gì! Anh bảo tôi thế. Cái quan trọng nhất là tạo cho con mình môi trường tránh được quân hút hít. Thế nên anh chị mới thả dàn cho con chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính, nối mạng Internet hẳn hoi. Các con phải làm chủ thành quả khoa học siêu tốc của thế giới! Cái gì cần biết thì phải biết, còn nếu không cần thì thôi.

    Đường phố Hà Nội thì cu Hiệp nhà ta chỉ biết đoạn từ trường về nhà, từ nhà tới trường. Đó là niềm tự hào sâu sắc của anh chị.

    - Ông bà định biến con mình thành cái máy phải không?

    Anh bạn tôi tuyên bổ hùng hồn:

    Máy cũng được, miễn là con tớ tốt nghiệp đại học và không nghiện hút!

    -Thế lâu nay ông bà có biết thằng Hiệp nhà ông bà chơi với những đứa bạn nào không? – Tôi hỏi.

    - Nó còn thời gian đâu mà đi chơi với bời! – Chị vợ anh bạn tôi khẳng định.

    Tôi ngớ người ra vì thua lý.

    Bàn tay con người ta thì bé, làm sao che được mặt trời.

    Nói thì nói thế nhưng nhiều khi tôi cũng cứ cảm thấy không yên. Bạn bè với nhau góp ý sát sạt xem ra cũng không ổn. Nhưng sự thật dẫn đến cái kết cục đau lòng quá. Thằng Hiệp bỏ trốn nhà đi mất tăm mấy ngày, mãi sau tìm được, hóa ra cu cậu bị hai “thằng bạn”, thực ra là hai ông anh họ rủ rê đi… phượt.

    - Phượt là thế nào? – anh bạn tôi hét lên.

    - Bố vào mạng mà tìm – thằng Hiệp nói tỉnh bơ.

    - Mình không ngờ ông ạ!

    - Vâng, tôi cũng không ngờ.

    Thực ra cái việc mấy đứa rủ nhau đi “phượt” chẳng có gì đáng ngại nếu người lớn hiểu tâm tư của chúng, tạo điều kiện cho chúng đi xả stress vào những ngày nghỉ.

    - Tuổi học cũng là tuổi ăn tuổi chơi nữa mới đúng – Tôi bảo với anh bạn tôi thế.”Ông quá căng thẳng, lây sang cả nhà đấy!”.

    Ông chằng bà chuộc

    Tôi lại tình cờ đến nhà anh bạn nói trên gặp lúc hai vợ chồng đang căng thẳng vì chuyện có nên cho thằng con trai lớn đi xe máy không. Chị vợ bảo có. Nó đi học ngày ba ca, đạp xe kèo kẽo, về tới nhà mặt mũi phờ phạc, ăn chả thèm ăn…

    Thế còn anh chồng?

    Anh kiên quyết không đồng ý cho con trai mười sáu tuổi đi xe máy. Thiên hạ người ta lắm của chiều con mặc kệ. Ngày xưa anh đi học toàn đi bộ hàng chục cây số thì đã sao. Vả lại, có xe rồi mới sinh lắm chuyện đua đòi, thậm chí bỏ học lêu lổng bạn bè, ai quản lý được?

    Tôi thấy cháu Hiệp nằm dài trên giường nghe. Thấy tôi đến anh chàng ngồi dậy chào rồi bỏ ra ngoài, nét mặt không ra buồn cũng chẳng ra vui. Có điều tóc thì nhuộm đỏ, cổ đeo mấy sợi dây “xích”, chân đi đôi giày "khủng bố”. Mẹ cháu hỏi: “Con đi đâu đấy?” Cháu không trả lời. Tôi cảm thấy ái ngai quá.

    Các cụ ta xưa có câu “Thương con cho roi cho vọt” ý nói là cần phải rèn luyện, dạy dỗ các cháu chứ không chỉ có nghĩa là đánh. Chị vợ anh bạn tôi chiều con một cách la lùng. Tôi là chỗ thân tình nên cũng được chứng kiến nhiều lần cái cảnh cháu vừa về tới nhà là chị đã ra cửa đón, rồi: “Con thích ăn gì?”. “Cơm rang”, thế là chị đổ cơm nóng vào chảo rang. Nào thịt, nào trứng, nào xúc xích, dăm bông, thành ra món cơm chiên thập cầm. Rồi bưng ra bàn, rồi ngồi xem con ăn. Con ăn xong là chị đon đả rửa bát, lấy nước cho con uống. Tóm lại, có bao nhiêu việc chị làm hết. Từ giặt quần áo đến quét nhà, lau nhà, nhất nhất là chị. Chị kiên quyết không cho con làm bất cứ việc gì. “Nó còn phải học”, chị nói. Mười sáu tuổi mà đi học về vắng mẹ là anh chàng Hiệp nằm lăn ra giường ngủ, không biết tự lo cho mình một bữa ăn mặc dù trong tủ lạnh chả thiếu thứ gì. Mẹ về thấy con nằm khan thì xót xa, cuống quýt. Quần áo phơi ngoài ban công, mình cháu ở nhà, trời mưa nó cung không biết tự động rút vào. Anh chồng cáu quát con thì chị vợ bênh: “Nó mải học". Tóm lại nó chỉ có một việc là làm sao học cho tốt.

    Chị lo phong bì phong bao cho cô chủ nhiệm mỗi khi có ngày lễ, đến tận nhà thầy dạy thêm tặng quà, hỏi han tình hình học của con.Thấy khen cháu chăm học, thế là mừng rỡ ra mặt. Thằng Hiệp như là người ở đâu đâu, không thấy mình có trách nhiệm gì, chỉ thấy muốn gì mẹ lo ngay cho, từ bé đã thế. Bây giờ càng thế.

    Anh bạn tôi luôn luôn có quan điểm ngược lại với vợ nhưng chẳng bao giờ quan tâm cụ thế, nói thì nói thế rồi thôi, để mặc vợ con muốn làm gì thì làm. Chính vì cái lối sống dễ dãi như vậy mà ba ngày sau đó tôi đã tháy cháu Hiệp tóc đỏ cưỡi xe Đờ rim của bố đi học. Còn ông bố thì… đi xe của vợ, đưa đón vợ ngày hai buổi.

    Tối đến sau bữa cơm, chuyện vãn quanh bàn trà, hai anh chị lại “ông chằng bà chuộc” trước mặt con, sau đó có công chuyện gì là chị quyết, anh coi đó là chuyện bình thường…

    (Theo Trung Trung Đỉnh/ Báo Xuân Pháp Luật TP.HCM)

    Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108137/chieu-con.html

    Người nổi tiếng tiết lộ chuyện dạy con

    Posted: 12 Feb 2013 09:45 PM PST

    - Là những người nổi tiếng trong giới showbiz nhưng họ vẫn là những ông bố bà mẹ đầy trách nhiệm. Cùng xem cách họ dạy con có khác?


    Phương Thảo – Ngọc Lễ lo 2 con mất tiếng Việt

    Gia đình Phương Thảo – Ngọc Lễ

    Đã định cư ở Mỹ được 7 năm, điều làm cặp vợ chồng Phương Thảo – Ngọc Lễ lo lắng nhất là 2 cô con gái không biết nói tiếng Việt, vì theo Phương Thảo, mất tiếng Việt đồng nghĩa với mất kênh liên lạc với ông bà, bà con ở Việt Nam và với cả cha mẹ.

    Thế nên, hai anh chị "như cất được nỗi lo trong lòng" khi chọn được cho 2 con gái một trường Việt ngữ. Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, bà mẹ đảm đang này còn dạy thêm chính tả và viết tiếng Việt cho 2 con gái. Bây giờ, Na, Nấm đã sử dụng tiếng Việt khá thành thạo.

    Phương Thảo chia sẻ rằng điều quan trọng nhất của hai vợ chồng là yêu thương, gần gũi và chia sẻ được những niềm vui, nỗi buồn với con cái. Về việc định hướng nghề nghiệp sau này cho các con, hai anh chị quan niệm rằng điều đó phụ thuộc vào sở thích của các cháu.

    Anh chị không định hướng, ép buộc mà sẽ tôn trọng quyết định của 2 cô con gái. Tuy nhiên, Phương Thảo tiết lộ bé Na có năng khiếu sáng tác và vẽ, còn Nấm thì mê đọc sách và viết văn.

    Hiện Na đang học lớp 10, vẫn trò chuyện với ba mẹ như những người bạn. Nấm đã 11 tuổi, đang học lớp 6 và sẵn sàng giải đáp cho ba mẹ những thắc mắc về Anh ngữ.

    Hoàn thiện nhân cách cho con từ…câu hát ru

    Vất vả với công việc ở Nhà hát Chèo Hà Nội, nhưng cứ bước chân về nhà là người phụ nữ của gia đình này lại lăn vào bếp để nấu cho chồng con những món ăn ngon. Chị nói mình cứ như con cá chuối đắm đuối vì con, đến nỗi nhiều lúc Tấn Minh đùa rằng "bị Thu Huyền bỏ rơi".

    Tấn Minh, Thu Huyền và 2 cậu con trai

    Đến giờ, Thu Huyền vẫn giữ được thói quen hát ru cho con ngủ bằng những bài ca dao cổ. Con trai thứ hai của anh chị mới 3 tuổi những rất thích nghe mẹ hát ru, rồi thuộc luôn những bài hát đó.

    Chị tin rằng con cái sẽ hoàn thiện nhân cách ngay từ bé, từ những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích, những cái ôm ấp, vỗ về của cha mẹ dành cho chúng.

    Thanh Thúy không dùng vũ lực với con

    Gia đình Thanh Thúy – Đức Thịnh

    Thương con nhưng không chiều con, giận con nhưng không bao giờ đánh con và tuyệt đối không bao giờ thất hứa với con… là bí quyết dạy con của bà mẹ xinh đẹp Thanh Thúy.

    Ở nhà, Thanh Thúy luôn đặt ra những nguyên tắc dạy con và tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc đó, ví như luôn yêu cầu con đi ngủ đúng giờ, không cho con nghịch ngợm đồ của người lớn. Chị cũng không lấy vũ lực để dạy con, cho dù chỉ là một cái đánh nhẹ vào mông. Thanh Thúy cho rằng việc cảnh cáo bằng đòn roi sẽ khiến bé trở nên thụ động và sợ hãi với chính người thân của mình. Dù có bận rộn đến đâu, hai vợ chồng chị vẫn cố gắng dành nhiều thời gian ở bên con.

    Thương con, nhưng rút kinh nghiệm từ bản thân là con một, được chiều chuộng từ bé dễ sinh ỷ lại vào ba mẹ, nên Thanh Thúy tuyệt đối không chiều con. Chị cũng tiết lộ, tuy là con trai nhưng bé Cà Phê lại rất thích nghe những lời vuốt ve, thích được ôm ấp và tình cảm giống mẹ.

    Mỹ Linh dạy con sống tiết kiệm

    Gia đình Mỹ Linh – Anh Quân

    Là một ca sĩ nổi tiếng, nhưng diva nhạc nhẹ không khuyến khích con cái sống xa hoa, hoang phí. Ngược lại, cô luôn dạy con phải biết tiết kiệm, không sử dụng các thiết bị điện bừa bãi, khi nấu ăn, cô luôn tính toán nguyên liệu sao cho vừa đủ, không thừa thãi và bỏ đi bất cứ thứ gì. Chính các con của Mỹ Linh cũng từng tâm sự rằng từng phải dùng "đồ thừa" của anh chị để lại nếu đồ còn tốt.

    Vợ chồng Mỹ Linh – Anh Quân cũng không ngần ngại bán ngôi nhà trong thành phố để chuyển ra ngoại thành sinh sống để các con được sống gần gũi với thiên nhiên hơn. Chị quan niệm rằng sống chan hòa cùng thiên nhiên sẽ giúp đứa trẻ phát triển một cách tích cực, để các con chị không trở thành những "con gà công nghiệp".

    Trương Ngọc Ánh không muốn con thành "sao"

    Ngay từ nhỏ, Trương Ngọc Ánh đã định hướng dạy con tự lập sớm. Vợ chồng cô cho con gái Bảo Tiên đi học từ lúc 20 tháng tuổi để cô bé tiếp xúc với môi trường lớp học sớm hơn, tự tin, trưởng thành hơn.

    Hai vợ chồng Trương Ngọc Ánh và cô con gái xinh xắn

    Ngọc Ánh cho rằng phải dạy con biết lễ phép, vâng lời từ khi bé bắt đầu biết ý thức. Hai vợ chồng chị cũng thống nhất với nhau khi người này nghiêm khắc với bé thì người kia không được can thiệp, tránh trường hợp "kẻ đấm người xoa".

    Ngọc Ánh – Bảo Sơn cũng muốn con gái có một tuổi thơ bình thường, hồn nhiên và hòa đồng như bao đứa trẻ khác, chứ không muốn từ nhỏ bé đã biết mình là tâm điểm chú ý của nhiều người. Khi tới các sự kiện cùng ba mẹ, được nhiều người quan tâm và chú ý nhưng cô bé vẫn chưa ý thức được ba mẹ là người nổi tiếng. Hiện tại, Bảo Tiên đang học ở một trường quốc tế và nói tiếng Anh khá tốt.

    • Nguyễn Thảo

    Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107671/nguoi-noi-tieng-tiet-lo-chuyen-day-con.html

    Bà nghị 8x: ‘Sắc đẹp chỉ là lợi thế ban đầu’

    Posted: 12 Feb 2013 09:44 PM PST

    Báo chí gọi nữ đại biểu Quốc hội Vũ Thị Hương Sen là “Bông hồng nghị trường’; hình ảnh của "bà nghị” này còn gây sốt cho cộng đồng mạng…

    ĐBQH Vũ Thị Hương Sen

    Ước mơ blue trắng

    Quê của nữ đại biểu Vũ Thị Hương Sen (SN 1986) ở xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, nổi tiếng với đặc sản rượu Phú Lộc. Gia đình của Hương Sen cũng làm nghề truyền thống này.

    Ngoài ra, gia đình bên nội của cô còn tham gia kinh doanh, do vậy lúc đầu người thân mong muôn cô thi đại học hướng vào khối ngành kinh tế. Nữ đại biếu Hương Sen kể, trong quá trình đi học, nhất là khi học PTTH, thầy cô cùng gia đình đều định hướng cho cô học và thi vào một trường Đại học thuộc lĩnh vực kinh tế vì thời gian học không kéo dài và sau này đi làm cũng đỡ vất vả.

    “Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã ước mơ được khoác trên mình chiếc áo blue trắng, chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Do vậy, tôi vẫn quyết định chọn học khối B và đăng ký thi vào trường Y”, Hương Sen nói về lý do mình chọn nghề bác sỹ.

    Tốt nghiệp Đại học Y Hải Phòng, bác sỹ đa khoa Hương Sen đã lựa chọn trở về quê hương Hải Dương để làm việc, cô vào làm tại Bệnh viện Nhi Hải Dương.

    Gần một năm sau khi rời giảng đường của Đại học YHải phòng, Hương Sen được đề cử, tham gia ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội tình Hải Dương trong kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2011. Hương Sen trở thành một trong ba đại biểu trẻ nhất của nhiệm kỳ Quốc hội XIII (cùng sinh năm 1986).

    Khi biết tin con gái mình đã trở thành “bà nghị”, cùng với niềm vui, lòng tự hào về người con gái ngoan hiền và giỏi giang của mình, bố mẹ Hương Sen cũng lo lắng trước những trọng trách lớn lao đè lên đôi vai cô con gái.

    “Được trở thành đại biểu Quốc hội là một vinh dự nhưng cũng là áp lực lớn đối với tôi, bởi tuổi tôi còn trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều mà gánh vác trên vai trọng trách vô cùng to lớn. Chưa kể, môi trường làm việc của Quốc hội khác xa rất nhiều so với công việc chuyên môn tôi đang làm, đòi hỏi tôi phải có sự cố gắng rất lớn để hoàn thành được cả hai vai trò”, nữ đại biểu Hương Sen chia sẻ.

    Những tâm sự về nghề

    Xinh tươi, hồn nhiên – đó là điều thường thấy ở những người đang trong tuổi thanh xuân, còn với một chính khách, đó là sự sâu sắc, điềm tĩnh và quyết liệt, cả hai điều này chúng tôi đều thấy khi tiếp xúc với nữ đại biểu – bác sỹ Vũ Thị Hương Sen.

    Khi trò chuyện với chúng tôi, nữ đại biếu say sưa kể về công việc, về những kỷ niệm vui buồn của nghề. Nữ bác sỹ của Bệnh viện Nhi Hải Dương kể rằng, có nhiều gia đình hiếm muộn, khó khăn lắm mới sinh được một người con, nhưng do bệnh tật hiểm nghèo, đứa trẻ không qua khỏi, nhìn họ khóc, mình cũng thương xót vô cùng. Nhưng cũng có những trường hợp vừa thương vừa trách, khi gia đình quá chủ quan, thiếu hiểu biết nên khi đưa trẻ tới bệnh viện thì đã quá nặng không thể cứu chữa

    Chúng tôi hỏi về cảm giác bất lực khi những nỗ lực cứu chữa bệnh nhân không thanh công, nữ bác sĩ Hương Sen lặng buồn, ánh mắt nhìn xa xăm.

    Rồi cô nói về kỷ niệm những ngày mới vào nghề, đã từng bị ông bố của một bệnh nhân chỉ thắng mặt mà quát “đồ trẻ ranh, biết gì mà khám” khi thấy cô còn quá trẻ và một phần do họ không hiểu về thủ thuật chuyên môn. Nhưng đó chỉ là chuyện hy hữu, rất nhiều bệnh nhân sau khi được điều trị khỏi bệnh đã xin chụp ảnh chung cùng cô bác sỹ trẻ xinh đẹp, tận tụy với nghề.

    Với câu chuyện “phong bì” trong bệnh viện, bác sỹ Hương Sen cho rằng đây là vấn nạn của toàn xã hội ở mọi ngành, mọi nghề chứ không riêng gì nghề y. Hơn thế nếu mọi người nói chung chung rằng vào viện là phải có phong bì cho bác sỹ thì cũng “oan”, bởi bác sỹ tuyến cơ sở thì không bao giờ có phong bì, có chăng chỉ gặp ở một vài bệnh viện tuyến trên mà thôi, "ở đâu cũng có người nọ người kia, đừng nên đánh đồng tất cả làm một như vậy”, nữ đại biếu nói.

    Hãy nhìn những gì tôi làm

    Nữ đại biếu Vũ Thị Hương Sen cho biết, sau khi trúng cử đại biểu Quốc hội, cô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh những lời cổ vũ, động viên, ủng hộ thì cũng còn có ý kiến trái chiều và họ đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn để tại sao cô trở thành đại biểu quốc hội.

    “Đó là một điểu bình thường, tôi không thế giải đáp được hết tất cả thắc mắc của mọi nguời, tôi chỉ mong mọi người ủng hộ và đánh giá tôi qua những việc tôi làm, chứ đừng đánh giá tôi qua những suy diễn chủ quan của một vài cá nhân. Với tôi, được tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội đã là một vinh dự lớn và ngay từ đầu, tôi cũng xác định đây là cơ hội để học tập và rèn luyện bản thân. Còn việc trúng cử hay không đó lại là chuyện khác, không phải cái gì muốn cũng được, bởi nếu không được cử tri tin yêu, tín nhiệm và bỏ phiếu thì tôi cũng đâu có thể trúng cử được “, đại biểu Hương Sen bày tỏ.

    Nhiều gia đình bệnh nhân khi tới bệnh viện nhận ra “bà nghị” Hương Sen, họ cũng để ý xem bà nghị làm có giống như những gì đã hứa với cử tri, giống với những điểu đã từng phát biểu trước diễn đàn Quốc hội hay không. Đi ra đường, về nhà, đến bệnh viện, nữ bác sĩ đều bị “soi” nhiều hơn khi đã trở thành đại biểu Quốc hội.

    Hương Sen bày tỏ sự biết ơn với gia đình vì đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện để cô tham gia các hoạt động xã hội. Mỗi khi phải tham gia họp Quốc hội; bệnh viện và các đồng nghiệp cũng chia sẻ thời gian công việc để cô hoàn thành nhiệm vụ của nghị sỹ.


    Tinh yêu không thể lên “kế hoạch”

    Nữ đại biểu trẻ Vũ Thị Hương Sen hồ hởi nói về những dự định tương lai của mình, nào là đang tập trung thời gian để ôn thi cao học, đang nỗ lực phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bác sĩ Hương Sen còn nói tỷ mỷ về việc sẽ sắp xếp công việc ở Bệnh viện ra sao, ở trường học thế nào mỗi kỳ tham gia họp Quốc hội.

    Theo “bà nghị” Hương Sen, vì chưa có gia đình riêng nên cô cũng có nhiều thời gian dành cho công việc hơn. Sau những cuộc họp căng thẳng trên nghị trường, ngoài thời gian sinh hoạt chung với đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Hải Dương, Hương Sen cũng hay ra ngoài để ngắm đường phố Hà Nội hay tìm mua những quyển sách hay.

    Hương Sen bật cười khi chúng tôi hỏi là đại biểu Quốc hội, chuẩn bị học thạc sỹ và có thể sau này phấn đấu lên tiến sỹ thì có lo đàn ông ngại không dám gần hay không?

    Không trả lời thẳng câu hỏi của chúng tôi, nữ đại biếu cho biết, không ai có thể lập ra kế hoạch cho chuyện tình cảm, cái đó cứ để đến tự nhiên. Không muốn nói nhiều về cuộc sống riêng, Hương Sen thẳng thắn đề nghị: “Hãy để cho tôi khoảng không gian, với những bí mật của riêng mình”.

    Bông hồng nghị trường

    Liên tiếp trong 3 kỳ họp Quốc hội (khóa XIII) đầu tiên, nữ đại biểu xinh đẹp Vũ Thị Hương Sen đều bị giảm cân. “Sau những kỳ họp ấy, đổng nghiệp thường trêu đùa tôi, lên Thủ đô về sao lại gầy và xấu hơn?”, nữ đại biểu xinh đẹp chia sẻ.

    Những kỳ họp kéo dài cả tháng trời, “ngập” trong những đống tập tài liệu, “nóng” với các phiên thảo luận đã làm đại biểu Hương Sen “hao mòn” nhan sắc. Nhưng đến kỳ họp thứ tư, Hương Sen đã dần tăng cân.

    Dù áp lực công việc đã làm cho nữ đại biểu Quốc hội 27 tuổi “bớt xinh”, nhưng ngay trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, nữ đại biểu Vũ Thị Hương Sen đã được nhiều nhà báo yêu mến đặt cho biệt danh “Bông hồng nghị trường”. Thậm chí hình ảnh của nữ đại biểu xinh đẹp đã lan truyền và hâm nóng cộng đồng mạng.

    Cử tri muốn đại biểu phải trí tuệ, bản lĩnh

    “Đã là phụ nữ, ai cũng muốn mình trở thành một người phụ nữ đẹp trong
    mắt mọi người. Không chỉ riêng tôi, những nữ đại biểu Quốc hội khác cũng
    sẽ cảm thấy hãnh diện khi được gọi là Bông hồng nghị trường. Nhưng sắc
    đẹp là vẻ đẹp bên ngoài, có thể sẽ là lợi thế là ấn tượng ban đầu đối
    với người đối diện khi tiếp xúc. Trí tuệ là vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong mỗi
    con người, cần phải được rèn giũa, được tôi luyện qua thử thách mới có
    được, người ta vẫn thường nói: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất
    học bất tri lý”. Tôi nghĩ, điều cử tri quan tâm mong muốn ở người đại
    diện cho mình là người phải có trí tuệ, có bản lĩnh chứ không phải một
    vị đại biểu chỉ có nhan sắc bên ngoài”, đại biểu Hương Sen tâm sự.

    (Theo Võ Hải/ Báo Xuân Gia Đình và Xã Hội)

    Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108127/ba-nghi-8x---sac-dep-chi-la-loi-the-ban-dau-.html

    Tư vấn tuyển sinh sáng… mùng 1 Tết

    Posted: 12 Feb 2013 09:25 PM PST

    Được biết, việc chào cờ sáng mùng 1 Tết hàng năm là truyền thống của Trường THPT Lý Sơn diễn ra nhiều năm nay, kể từ khi thành lập trường vào năm 1991.

    Theo đó, đúng ngày này, các giáo viên, học sinh và các cựu học sinh của trường sẽ tập trung để làm lễ chào cờ và cùng chào đón năm mới. Dù nhà trường không bắt buộc, chỉ khuyến khích, nhưng hầu hết các học sinh đều tình nguyện và vinh dự vì được tham dự lễ chào cờ tại trường đúng vào ngày mùng 1 Tết.



    Đại diện Ban tư vấn chia sẻ những kinh nghiệm khi đi thi tuyển sinh – Ảnh: Xuân Khánh



    Các em học sinh lắng nghe tư vấn – Ảnh: Xuân Khánh

    Điểm đặc biệt của năm nay là sau lễ chào cờ diễn ra sáng mùng 1 Tết có thêm chương trình tư vấn tuyển sinh.

    Ban đại diện Hội đồng hương học sinh sinh viên Lý Sơn tại TP.HCM đã tư vấn cho các em chọn trường, ngành và một số điều lưu ý cơ bản khi tham dự kỳ thi tuyển sinh sắp tới, nhất là một số ngành bị "đóng cửa".

    Ngoài ra các cựu học sinh của trường giờ đã là sinh viên tại TP.HCM cũng cung cấp thêm cho các em cách thức đi lại, hoặc liên hệ với những anh, chị đồng hương ở các tỉnh, thành để được giúp đỡ khi đi thi.

    Theo Thanh Niên

    Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tu-van-tuyen-sinh-sang-mung-1-Tet/276542.gd

    Comments