Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thao thức cùng đất nước

Posted: 10 Feb 2013 07:16 AM PST

Khi thầy giáo là… sao quảng cáo

Thao thức cùng đất nước

Iran chỉ bàn thảo khi kẻ địch ngưng "chĩa súng"

Mục sở thị cảnh thiến gà dịp Tết

Trùm xã hội đen tố MU bán độ

Choáng ngợp trước lễ hội Carnival 2013

Tôi đi như mơ trên đảo Song Tử Tây

Ông chủ tốt đẹp

Tản mạn chuyện… bỗng trỗi dậy, bừng bừng

Hải giám Trung Quốc "xông đất" Senkaku

Nguồn: http://nld.com.vn/20130129111450447p0c1002/thao-thuc-cung-dat-nuoc.htm

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói về giáo dục Việt Nam đầu năm mới

Posted: 10 Feb 2013 03:11 AM PST


Quay li

(GDVN) – Theo Nguyên TBT, dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng giáo dục của Việt Nam còn nhiều tồn tại. Để nền giáo dục Việt Nam phát triển sánh tầm quốc tế, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục với thanh, thiếu niên.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nguyen-Tong-Bi-thu-Do-Muoi-noi-ve-Giao-duc-Viet-Nam-dau-nam-moi/275941.gd

5 clip gây chấn động ngành giáo dục

Posted: 10 Feb 2013 02:11 AM PST

Điện thoại reo trong bụng tù nhân

Khóc cười chuyện lì xì

Nadal giành vé vào chung kết đơn nam Chile Open

Pháo vẫn nổ như chưa hề cấm

Văn hóa…cãi

Không khói hoàng hôn…

"Tia chớp" Bolt bị đánh bại trên sân nhà

Em không còn là "Nàng con gái"

Năm Tỵ kể chuyện những thầy thuốc rắn

Hà Nội lắng sâu sáng mùng 1 Tết

Nguồn: http://nld.com.vn/2013020512474577p0c1017/5-clip-gay-chan-dong-nganh-giao-duc.htm

Bộ trưởng Giáo dục Đức từ chức vì đạo văn

Posted: 10 Feb 2013 01:11 AM PST

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.tienphong.vn/the-gioi/613764/Bo-truong-Giao-duc-Duc-tu-chuc-vi-dao-van-tpod.html

GS Hoàng Tụy: Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách

Posted: 09 Feb 2013 09:10 PM PST

(ĐVO) – Đại hội Đảng lần thứ XI đã có chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, năm 2013 là năm bản lề xây dựng đề án "Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện". Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 12/2012, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của ngành giáo dục. Ông thông báo rằng Bộ Giáo dục đã thành lập Ban đổi mới chương trình – SGK phổ thông. Tuy nhiên, GS Hoàng Tụy – nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đặt vấn đề, nếu không cải cách giáo dục triệt để, không thống nhất được triết lý giáo dục mà vội vàng in SGK mới thì chỉ vài năm sau lại phải thay mới.

Đảo ngược quy trình

PV: - Thưa Giáo sư Hoàng Tụy, Bộ Giáo dục đã thành lập Ban "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015" với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đặt một dấu hỏi lớn nghi ngờ về sự thành công của lần đổi mới này. Giáo sư có suy nghĩ gì trước sự kiện này?

GS Hoàng Tụy: – Theo tôi, chưa cải cách giáo dục mà bàn tới thay đổi SGK là làm ngược. Trong cải cách giáo dục thì chương trình là một phần nội dung rất quan trọng. Cần phải có một chương trình thống nhất từ lớp 1 tới lớp 12, còn như hiện nay mỗi năm lại cắt chỗ này, thay chỗ khác, nhưng thực chất là không làm thay đổi bản chất của vấn đề.

Đã không thay đổi được bản chất của vấn đề thì đương nhiên sách giáo khoa phải in đi in lại, mà như vậy thì vô cùng lãng phí. Dù là tiền từ nguồn nào thì suy cho cùng cũng là của nhân dân, cho nên lãng phí một đồng cũng không được phép.

Hiện nay, chương trình được thiết kế hết lớp 12 rồi học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng, năm nào cũng tổ chức mấy kỳ thi lớn như vậy, gây lãng phí tiền của của nhân dân và đất nước, nhưng hiệu quả đào tạo và sử dụng thì rất kém. Tại sao lại như vậy? Thực chất không chỉ ở nước ta mà các nước khác trên thế giới họ cũng luôn cần một lực lượng lao động là những người thợ kỹ thuật, là nhu cầu thực của xã hội nhưng ta lại không chú trọng đào tạo.

Chúng tôi đã từng đề nghị xây dựng chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9 là hết giai đoạn cung cấp văn hóa phổ thông cần thiết, và cái đó sẽ tiến đến chỗ phổ cập. Còn với chương trình THPT thì chọn 1/3 học sinhtốt nghiệp THCS có thành tích học tập cao vào học, và những em này hướng vào đại học. Còn lại 2/3 học sinh theo hướng vừa học kiến thức phổ thông căn bản, vừa hướng nghiệp.

Như vậy sau khi tốt nghiệp, học sinh muốn học đại học, cao đẳng thì có thể thi tiếp, nếu không thì sau 3 năm học PTTH, các em đã có nghề để tự lập, đi làm việc. Hiện nay, rất nhiều gia đình khó khăn, nhiều em chỉ muốn học hết phổ thông là ra đời kiếm sống, rồi sau này mới học tiếp thì cách làm như tôi vừa nói ở trên sẽ tạo được điều kiện ấy, mà nó cũng phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông phải khác hẳn, và phải làm như vậy thì mới giải quyết được tình trạng "nút cổ chai" hiện nay là sau 12 năm thì 1/3 vào đại học, cao đẳng, còn 2/3 thì bơ vơ, ra đời mới bắt đầu đi học nghề, rất mất thời gian, tốn kém tiền bạc của gia đình và tiền của Nhà nước. Nhiều em học thêm một năm nữa rồi thi tiếp đại học, cao đẳng, nhưng có em đỗ, có em không, rồi cũng phải quay lại học nghề, như thế rất lãng phí.

Giáo sư Hoàng Tụy (Ảnh: Xuân Trung)
Giáo sư Hoàng Tụy (Ảnh: Xuân Trung)

PV: - Vậy ta phải phân loại học sinh thế nào để chia làm hai nhánh như trên, thưa Giáo sư?

GS Hoàng Tụy: – Theo tôi là có thể tuyển dựa trên học bạ, kết hợp với phỏng vấn. Quá trình học tập sẽ sàng lọc rất rõ năng lực của từng em, chỉ cần các giáo viên đánh giá và làm việc công tâm là mọi việc đâu vào đấy. Việc chia nhánh học sinh như tôi vừa đề cập ở Singapore người ta đã làm nhiều năm nay rồi, ở nhiều nước tiên tiến cũng áp dụng như vậy. Xin nhắc lại rằng đó là nhu cầu thực của xã hội, chứ không phải nhồi nhét kiến thức rồi sau 12 năm thì đẩy hết ra xã hội, trở thành gánh nặng của đất nước.

PV: - Tuy chưa đổi mới, cải cách giáo dục toàn diện và triệt để, nhưng thực tế thì Bộ Giáo dục vẫn đang tính tới chuyện thay mới SGK, cho dù Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thừa nhận đang thiếu một tổng chủ biên. Như vậy, với lần đổi mới SGK này sẽ lại một lần nữa chứng kiến sự tốn kém nhiều tỷ đồng. Quan điểm của GS về vấn đề này thế nào?

GS Hoàng Tụy: – Chưa có một chương trình mới thực sự căn bản và toàn diện cho giáo dục, nhưng lãnh đạo của Bộ cũng vẫn đang phải chịu nhiều áp lực, và áp lực ấy đến từ chính chương trình hiện tại. Có thể nói rằng, chương trình hiện nay đang dạy cho học sinh phổ thông đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập rồi, cho nên người ta bàn chuyện thay đổi SGK là để sửa lại những gì đang bị cho là bất hợp lý ở thời điểm hiện tại.

Tất nhiên làm như thế này thì sẽ vô cùng lãng phí, bởi vì chưa xác định được hướng đi nào cho phù hợp, chương trình nào là phù hợp, là chuẩn mực mà đã in lại SGK thì vài năm sau sẽ lại nảy sinh bất cập, lại nảy sinh các lỗi này lỗi khác… thế rồi lại bàn tính đến chuyện thay sách. Cứ như vậy, tiền tỷ đội nón ra đi, trong khi cái gốc là cải cách giáo dục thì không thực hiện.

Lẽ ra Trung ương phải ra được nghị quyết về vấn đề này, phải định hướng rõ triết lý giáo dục, phương hướng, nhiệm vụ ra sao rồi mới trên cơ sở đó viết SGK. Triết lý giáo dục là vô cùng quan trọng, bởi đó là tư tưởng xuyên suốt cho các cuốn sách. Nhưng chưa thống nhất tư tưởng đã viết sách rồi là không đúng, là làm ngược.

Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ khẩn cấp

PV: - GS có cho rằng, SGK hiện nay quá nặng tính hàn lâm, không sát với thực tế đời sống?

GS Hoàng Tụy: – Các nhà lãnh đạo của ta thì mong muốn vừa dạy chữ vừa dạy người, nhưng không ai nói rõ là dạy người như thế nào cả. Dạy người nhưng vẫn cứ theo cái nếp của ngày xa xưa, cho nên xã hội hiện nay bị rối loạn lên, đạo đức suy đồi, rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra ở lứa tuổi học trò.

Điều đó cho thấy cách dạy người của ta đang rất thiển cận, trẻ em còn nhỏ nhưng đã nhồi nhét vào đầu chúng thế này thế khác, nói lý thuyết thì rất hay, nhưng ra thực tế xã hội lại hoàn toàn ngược lại. Ấy là vì chúng không được dạy các kỹ năng sống, những điều gần gũi với cuộc sống, mà chỉ có lý thuyết suông, cuối cùng học sinh chỉ học được cái giả dối… Tất cả những điều ấy thuộc về triết lý giáo dục, mà tới giờ vẫn chưa xác định được, chưa định hướng được thì bàn viết SGK mới làm gì?

Hiện nay, đất nước đang đứng trước thực trạng đáng buồn, xã hội nhiễu nhương, văn hóa suy đồi, kinh tế suy thoái. Chưa bao giờ như bây giờ cuộc sống bức bách đòi hỏi phải cải cách giáo dục, coi đó là điều kiện sống còn của dân tộc. Cứu nước giờ đây có nhiều việc khẩn cấp phải làm, trong đó chấn hưng giáo dục là một trong những nhiệm vụ khẩn cấp.

Giáo dục là một hệ thống phức tạp đang bị khủng hoảng trầm trọng. Muốn cứu nó phải tìm cho ra căn bệnh gì là gốc đang tàn phá nó, ngấm ngầm nhưng khốc liệt, thì mới mong chữa chạy được và mở ra được con đường mới cho nó. Bằng không, hết cải tiến lại cải lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của nhân dân mà rốt cục quay về điểm xuất phát. Điển hình như cái vòng xoay trong việc chống tiêu cực thi cử, chống bệnh thành tích mà ai cũng đã biết.

Từ hàng chục năm qua, nhiều chuyên gia giáo dục đã liên tục cảnh báo: Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu (ai cũng thấy) mà nguy hiểm hơn là nó còn đang bị xa dần con đường chung của nhân loại, phát triển lạc điệu với thế giới văn minh. Khi đã đi lạc đường, phát triển lạc điệu thì làm sao đuổi kịp người ta được nữa, làm sao có thể hội nhập với bạn bè thế giới được.

Trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta không thể đảo ngược các giá trị, nước nào không nhanh chóng thay đổi để hội nhập, không thích nghi được thì sẽ bị cô lập. Tình hình giáo dục của chúng ta hiện nay quả thực rất nguy cấp, nếu không sớm tỉnh ngộ thì sẽ tiếp tục tụt hậu… "chết lâm sàng" rồi bị đào thải.

Có thể khẳng định khuyết tật cấu trúc, lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục là nguyên nhân sâu xa đẻ ra mọi khó khăn.

PV:- Là một trong những người đặt nền móng cho ngành toán học Việt Nam, đồng thời cũng là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục trong Toán học ứng dụng, Giáo sư thấy chương trình toán phổ thông hiện nay như thế nào?

GS Hoàng Tụy: – Chương trình phổ thông của chúng ta dạy đồng loạt cho tất cả mọi người, cho nên nặng với số đông, thầy cứ dạy, trò cứ học nhưng chẳng thu hoạch được bao nhiêu kiến thức. Tuy nhiên, cũng chương trình ấy lại nhẹ với số ít, là những người có khả năng học chuyên sâu với từng môn học cụ thể.

Như chúng tôi đã từng đề nghị thì học tới hết lớp 9 là đã phổ cập xong kiến thức cơ bản, còn khi vào bậc PTTH (2 hoặc 3 năm) thì tạo điều kiện để 1/3 số học sinh được lựa chọn có thể học chuyên sâu theo môn học mà các em có khả năng phát triển.  Ai thích môn Văn và có năng khiếu thì học nhiều về Văn, còn ai có khả năng học Toán, Lý, Hóa… thì phát triển chiều sâu theo môn ấy.

Thậm chí với những học sinh thực sự có năng lực, các em hoàn toàn có thể học thêm một phần nào đó chương trình của đại học, và khi lên tới bậc đại học rồi thì các em sẽ được miễn học những học phần kiến thức đã học ở bậc phổ thông.

Song song với việc học chuyên sâu vào một môn học, các em vẫn phải học các môn khác, nhưng học kiến thức cơ bản thôi, đó là kiến thức bổ trợ chứ không nên cào bằng để tất cả học giống nhau từ đầu đến cuối. Có nghĩa là chúng ta vẫn phải có một bộ SGK kiến thức cơ bản nhất, còn ai có năng khiếu môn nào thì học nâng cao môn ấy, có thể mở ra các CLB chuyên sâu cho từng môn học.

Ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu cũng làm vậy, mà gần ta nhất là Singapore họ cũng có rất nhiều các CLB để học sinh phát triển chuyên sâu môn học yêu thích.

Xin nói thêm, ở bậc học thấp hơn, từ lớp 1 đến lớp 9 thì nên học vừa phải thôi, nhẹ nhàng, vừa học vừa giúp học sinh phát triển thể chất, chứ không thể nhồi nhét rồi tạo ra tình trạng "cặp to hơn người", dạy thêm – học thêm tràn lan khắp mọi nơi, khiến cho nhiều gia đình lo lắng, bức xúc, nhiều em nhỏ cứ học quần quật từ sáng tới tối… rốt cuộc học để thi.

Câu chuyện này đã diễn ra hai chục năm nay và chúng tôi đã nói rất nhiều lần rồi, nhưng cho tới giờ hầu như không thay đổi, mà chỉ là sự vá víu chỗ này hay chỗ khác, chứ không giải quyết triệt để được bài toán đổi mới giáo dục.

PV:- Thưa GS, bên cạnh câu chuyện đổi mới chương trình, in mới SGK gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm thì vẫn luôn tồn tại cả vấn đề "chương trình phân ban". Từ việc phân ban này cũng sẽ "đẻ" ra nhiều loại sách khác và một chương trình khác?

GS Hoàng Tụy: – Phân ban của chúng ta rất máy móc, cứng nhắc… Học sinh theo ban nào là cứ phải theo suốt, mà ở lứa tuổi cuối cấp 2, đầu cấp 3 thì các em cũng chưa thể định hình được là mình nên phát triển theo hướng nào, chuyên sâu vào môn nào. Vì thế, nên có một cuốn sách chương trình cơ bản cho tất cả, ngoài ra với mỗi môn thì có thêm hai, ba cuốn sách nâng cao, để các em có quyền lựa chọn học tập và thay đổi dễ dàng.

Vào thời điểm cách đây cả chục năm, tôi cũng đã nói về chuyện phân ban nên hay không. Lúc đó đặt ra câu hỏi: Vì sao có chuyện phân ban và phải chăng, như Bộ Giáo dục đã kết luận, phân ban là chủ trương đúng đắn với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới?

Giáo dục là việc hệ trọng, phân ban là việc hệ trọng của giáo dục, không nên đưa ra làm thí điểm khi chưa nghiên cứu kỹ. Chọn hàng trăm nghìn học sinh làm vật thí nghiệm, dù là giáo dục thì cũng là điều cần tránh. Về giáo dục, phải nghiên cứu kỹ chủ trương, khi nắm chắc rồi thì thực hiện chứ không nên làm thử.

Phải xét chủ trương phân ban trong toàn bộ tình hình giáo dục mới thấy hết hậu quả hay, dở của nó. Không phải như có người nói, khối lượng tri thức của loài người ngày nay đã đạt tới mức dù học 12-13 năm cũng không đủ để có học vấn phổ thông, cho nên phải chuyên ban sớm. Đó là lý luận để biện hộ cho quan điểm thực dụng hẹp hòi trong việc đào tạo con người.

Trong tình hình chất lượng giáo dục còn quá yếu và học vấn phổ thông bị coi nhẹ (có học sinh đạt giải quốc tế nhưng học lực trung bình yếu), lại thêm các lớp chuyên, lớp chọn tràn lan tiếp tục tồn tại trá hình, mà lại phân ban quá sớm thì thật sự có lý do lo ngại cho nguy cơ một nền giáo dục què quặt quái dị.

Thật tội nghiệp cho thanh thiếu niên từ tiểu học đã phải học căng thẳng chẳng kém gì ở đại học vào mùa thi cử, lại còn phải nhờ bố mẹ làm bài thay, lên THCS và THPT tiếp tục bị nhồi nhét, học thuộc lòng, sao chép mẹo, mẫu để nhỡ không nhớ được thì cầu cứu mọi thứ "phao" để qua được các kỳ thi.

Liên miên suốt một đời học sinh hầu như chỉ có học thuộc, luyện thi và thi. Cuối cùng lên được đại học rồi thì mệt mỏi quá nên ‘xả hơi’, học cầm chừng, học qua quýt, đến mức đại học mà vào lớp phải điểm danh, còn thi nghiên cứu sinh, thi cao học đều phải rọc phách mà vẫn có ông nghè, ông cử rởm.

Không ai đổ cho phân ban là nguyên nhân sinh ra các tệ nạn đó, nhưng rõ ràng phân ban quá sớm trong tư duy cứng nhắc như vậy đã làm tăng thêm đầu óc thực dụng thiển cận và tinh thần khoa cử méo mó, làm rối ren thêm tình hình vốn đã phức tạp. Một nền giáo dục như vậy sẽ đặt chúng ta vào tình thế hết sức bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Có lẽ, ai cũng hiểu rằng, trong thời đại chuyển sang văn minh dựa vào trí tuệ, ai nhiều khả năng sáng tạo thì người ấy thắng. Vậy thì e rằng cách giáo dục của ta sẽ thui chột nhiều hơn là óc sáng tạo.

Xây dựng thành nước công nghiệp: Con người và công nghệ

PV: - Theo Giáo sư, việc cải cách giáo dục có ý nghĩa như thế nào với con đường mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020?

GS Hoàng Tụy: -Hiện nay có một điểm rất yếu kém, bất cập trong chủ trương xây dựng nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, đó chính là vấn đề con người và công nghệ. Từ giờ tới 2020 chỉ còn 7 năm, chúng ta sẽ đi lên công nghiệp thế nào khi mà chúng ta chủ yếu chỉ lắp ráp, không có sáng kiến, không có những sản phẩm kỹ thuật xứng tầm được khắc tên Việt Nam? Tôi tin chắc rằng, với tình hình như hiện tại thì không thể cạnh tranh với thiên hạ được.

Muốn phát triển công nghiệp thì phải có công nghệ phụ trợ, không phải là chế tạo toàn bộ sản phẩm mà chỉ là một số các chi tiết, thí dụ như vỏ chiếc điện thoại di động thì cần rất nhiều công nhân lành nghề, kỹ thuật viên…, có nghĩa là phải định hướng cho một bộ phận học sinh từ phổ thông, sau đó qua đào tạo trung cấp nữa là họ làm tốt.

Hiện tại, chúng ta không phát triển được công nghiệp phụ trợ nên chỉ có lắp ráp, mà như vậy thì không để lại dấu ấn gì cả, vì lắp ráp chỉ là công việc mang tính cơ học, không có hàm lượng chất xám trong đó.

Với cách tổ chức đào tạo ở phổ thông hiện nay đang tạo ra một loạt các thế hệ thanh niên sau khi tốt nghiệp không vào được đại học thì trở thành gánh nặng xã hội, cứ năm sau lại nhiều hơn năm trước và trở thành vấn đề bất ổn. Thậm chí, vào đại học rồi, ra trường vẫn cứ thất nghiệp, vì nhu cầu thực của xã hội thì ít mà đào tạo lại tràn lan, trong khi cái đáng phải đào tạo để phát triển thiết thực cho nền kinh tế thì không chú trọng.

Tôi thất vọng khi Hội nghị Trung ương 6 không ra được nghị quyết về giáo dục. Trước đó thì ngành giáo dục, rồi những tổ chức, những chuyên gia tâm huyết với nền giáo dục nước nhà đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc hội thảo, bàn rất nhiều hướng, đóng góp các sáng kiến mong cho nền giáo dục thay đổi, bắt kịp với thế giới văn minh.

Biết bao nhiêu cuộc hội thảo đã được tổ chức, tốn biết bao nhiêu tiền của, nhưng rốt cuộc tại Hội nghị Trung ương 6 thì kết lại là do còn nhiều ý kiến khác nhau nên tạm gác lại, tới một tháng sau thì ra nghị quyết nhưng không nói gì tới cải cách giáo dục nữa. Và như vậy nghĩa là phủ nhận cải cách giáo dục.

Bao nhiêu năm qua, từ lãnh đạo Bộ Giáo dục cho tới lãnh đạo Trung ương cũng đã phát biểu, đã nhìn nhận rằng phải cải cách giáo dục toàn diện, triệt để, ấy vậy mà cuối cùng lại không làm được gì rõ ràng cả.

  • Diệu Linh (Thực hiện)

Nguồn: http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/201302/GS-Hoang-Tuy-Chan-hung-giao-duc-la-nhiem-vu-cap-bach-2341524/

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê

Posted: 09 Feb 2013 08:10 PM PST

Hòa chung trong không khí đón xuân ở quê nhà, tạm quên đi những bộn bề trong cuộc sống và áp lực học hành nơi xứ người, các lưu học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu ở khắp mọi nơi trên thế giới cùng hướng về Tổ quốc và gia đình thân yêu. Tuy không thể ở bên người thân trong những giờ khắc thiêng liêng này, song các bạn du học sinh vẫn háo hức cùng nhau chuẩn bị một cái Tết mang đậm đà bản sắc dân tộc, chào đón năm mới Quý tỵ 2013.

Du học sinh tại Nga đón xuân đậm sắc dân tộc

Dù thời tiết ở Nga năm nay vô cùng khắc nghiệt, có những ngày nhiệt độ xuống đến -60 độ C nhưng cái lạnh ngoài trời không thể nào làm giảm đi niềm hưng phấn đón Tết cổ truyền dân tộc của các bạn sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Tomsk, nằm ở thành phố Tomsk, cách thủ đô Matxcơva (CHLB Nga) hơn 3.600km về phía Đông. Hiện nay có khoảng 200 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Đại Học Tomsk. Tết là dịp để mọi người được ngồi sum họp lại bên nhau nên các bạn sinh viên sẽ không bỏ lỡ những dịp như thế này.

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen
 
Hội học sinh Việt Nam đón tết cổ truyền 2013 tại Nga

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen

Cùng nhau gói bánh chưng trong ký túc xá

Trước Tết các bạn thường đặt lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, rồi cứ 10 người một lập thành một nhóm cùng gói bánh chưng, giò thủ.
 
Đêm giao thừa, các bạn tổ chức chương trình đón giao thừa dưới phòng sinh hoạt chung: hát hò, đóng táo quân, chơi trò chơi.

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen

Các bạn sinh viên Việt Nam tại đại học Tomsk diễn táo quân đón năm mới

Cũng hòa nhịp với không khí đón tết cổ truyền 2013 trên nước Nga, các bạn sinh viên Việt Nam tại Đại học Misis (Matxcova) chia sẻ: “Nếu tết dương thường được tổ chức một cách khá đơn giản, mọi người tụ tập ăn lẩu hoặc bí mật mua thịt chó về nhậu (vì người nước ngoài kiêng ăn thịt chó) thì tết âm được tổ chức long trọng và náo nhiệt hơn. Không có hoa đào đón Tết như ở Việt Nam, mọi người nghĩ ra cách ngắt một cành cây, sau đó sẽ gấp hoa và dán vào. Tuy chỉ là tượng trưng nhưng cũng làm cho không khí thêm phần ấm áp hơn. Bánh chưng là món không thể thiếu thì các bạn mua tại chợ Việt. Có năm thì mua lá và gạo về tự làm nhưng kết quả là qua Tết mới có bánh ăn”.

Bữa cơm tất niên có đầy đủ những món ăn truyền thống như: bánh chưng, dưa hành, thịt gà, xôi,… Mọi người vừa ăn, vừa chúc nhau những câu chúc an lành, kết hợp xem chương trình trực tiếp đón Tết ở Việt Nam qua mạng. Vào đúng thời điểm giao thừa, khi tiếng pháo nổ vang trời thì cũng là lúc mọi người nâng ly chúc mừng nhau và chúc mừng đất nước bước sang một năm mới.

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen

Bữa cơm tất niên của các bạn sinh viên tại đại học Misis đầy đủ món ăn truyền thống

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen

Đêm giao thừa, sinh viên đại học Misis nâng ly chúc mừng năm mới

Bạn Trần Lệ (Du học sinh trường Đại học Tomsk) kể về những kỷ niệm Tết quê hương: "Mình nhớ nhất cảm giác ấm áp khi được ở bên gia đình. Nhớ chiều 30 Tết, bà ngoại nấu chè con ong.  Nhớ lúc thức dậy vào sáng mồng 1, được bố mẹ lì xì, sau đó cùng mẹ đi lễ chùa. Nhớ mùi thơm nồng ấm của nước lá mùi mà mẹ chuẩn bị cho cả nhà rửa mặt lấy khước". Còn với bạn Lê Đình Vinh (du học sinh trường đại học Misis) thì lại “nhớ nhất bữa cơm tất niên, mọi người sum họp quây quần, rồi cùng anh trai đi hái lộc vào đêm giao thừa".

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản nhớ nhất mùi hương trầm ngày tết

Tại thành phố Matsue, Nhật Bản hiện có hơn 10 du học sinh Việt Nam đang theo học tại trường Đại học Shimane. Các bạn ở trọ gần nhau nên năm nào các bạn cũng cùng nhau đón Tết. Ngay từ những ngày gần kề năm mới, mọi người đã rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Các nguyên liệu làm bánh chưng, thịt đông, giò xào, dưa hành đã được đặt mua online trên mạng. Phong tục dọn dẹp và trang trí lại mọi thứ trong nhà để chào đón một năm mới tốt lành vẫn được các bạn sinh viên tại Nhật duy trì và phát huy tối đa. Năm nay, ngoài việc làm hoa đào giả để đón Tết như mọi năm, các bạn còn mua 200 quả bóng bay về thổi làm cây quất tượng trưng.

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen
 
Du học sinh tại Nhật tổ chức làm nem rán và bánh chưng cho bữa cơm tất niên

Vào đêm giao thừa, mọi người thường tụ tập ăn uống, sau đó sẽ kéo nhau đi hát Karaoke. Các quán karaoke tại Nhật không có Tiếng Việt nên để chào đón năm mới, các bạn tự thu những bài hát về mùa xuân vào một đĩa CD mang đến quán, tổ chức hát hò và lắng nghe những giai điệu quen thuộc về quê hương.

Vào những ngày đầu năm mới, những cựu sinh viên hoặc nghiên cứu sinh Việt Nam đã lập gia đình với người Nhật, thường dẫn theo vợ/chồng đến tham gia các buổi liên hoan của các bạn sinh viên, để giới thiệu cho gia đình mình biết được văn hóa Tết truyền thống của Việt.

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen
 
Du học sinh Việt Nam tại Shimane, Nhật Bản giới thiệu những món ăn truyền thống của Việt Nam trong School festival đầu năm mới

Những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển của mạng Internet, các bạn du học sinh Việt Nam trên thế giới có thể đặt mua nhiều món ăn truyền thống vào ngày tết qua dịch vụ bán hàng online nhưng không khí náo nức và những cảm giác ấm áp, thiêng liêng khi đón tết bên gia đình là điều không thể nào mua bán được.

Vũ Tấm, sinh viên năm thứ 3 tại đại học Shimane, bồi hồi nhớ về những ngày tết quê hương: "Hồi trước lúc ở nhà, những ngày đầu năm mới đi đến nhà ai chúc Tết cũng ngửi thấy mùi hương trầm thoang thoảng trên bàn thờ. Tết ở Nhật vắng mùi hương trầm nên nhớ nhà da diết. Nhiều loại trái cây như: quất, roi, bòng ở Nhật không có nên mọi người không thể làm mâm ngũ quả. Rồi, mỗi lần gói bánh chưng lại nhớ cảm giác mấy anh chị em quây quần trông nồi bánh đêm giao thừa, ngồi chơi bài lơ khơ bôi nhọ nồi nhem nhuốc lên mặt mũi. Ở Nhật không có nhọ nồi, mọi người vừa luộc bánh vừa chơi bài lơ khơ, ai thua bị bôi son môi và kem đánh răng thay nhọ nồi, cũng vui nhưng cảm giác vẫn thiếu thiếu một điều gì đó khó gọi thành tên".

Du học sinh tại Hàn Quốc đón Tết cổ truyền với hoạt động tình nguyện

Hiện nay có 8 sinh viên Việt Nam đang theo học tại đại học nữ Duksung (Seoul, Hàn Quốc). Khác với nhiều du học sinh Việt Nam trên thế giới, dịp tết cổ truyền 2013 năm nay, các bạn sinh viên Việt Nam ở đây sẽ đón tết sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho hoạt động tình nguyện Special Olympics World Winter Games Pyeongchang 2013.

Du học sinh bồi hồi đón Tết xa quê, Bạn trẻ - Cuộc sống, du hoc sinh don Tet, tet que huong, du hoc sinh, tet xa xu, tet quy ty, ban tre, bao, sinh vien viet nam, ban tre cuoc song, bao tuoi teen

Sinh viên Việt Nam tại đại học nữ Duksung chuẩn bị cho chiến dịch tình nguyện Special Olympics World Winter Games Pyeongchang 2013

Theo Vân Hải (sinh viên năm thứ 3 đại học nữ Duksung) cho hay: "Năm nay bọn mình không về ăn Tết cùng gia đình vì tham gia hoạt động tình nguyện cho chương trình Special Olympics World Winter Games Pyeongchang 2013. Đây là Olympic thể thao dành cho các trẻ em và người lớn bị thiểu năng trí tuệ, với sự tham gia của 2300 vận động viên của 127 nước trên thế giới. Mục đích của chương trình là hỗ trợ, củng cố tinh thần của các vận động viên bị thiểu năng trí tuệ và qua đó gửi gắm thông điệp đến thế giới: Không có sự phân biệt tôn giáo, quốc tịch, thiểu năng trí tuệ hay bình thường, tất cả cùng hướng về một sân chơi công bằng, bình đẳng và lành mạnh".

Hoạt động đầy ý nghĩa này của các bạn sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc như một món quà trước thềm năm mới gửi tới quê hương và gia đình. Du học sinh Việt Nam ở Hàn Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung luôn nỗ lực và phấn đấu hết mình trong học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa, để xây dựng hình ảnh về thế hệ trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo trong mắt bạn bè quốc tế.

Nguồn: http://us.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/du-hoc-sinh-boi-hoi-don-tet-xa-que-c64a520134.html

Để trở thành giáo viên dạy giỏi

Posted: 09 Feb 2013 07:10 PM PST

(GDTĐ)-Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của những giáo viên dạy giỏi trên khắp mọi miền đất nước ở các bậc học đều gặp nhau một điểm: cần có tâm và thực sự yêu, gắn bó với nghề; đạt được danh hiệu giáo viên giỏi đã khó, nhưng giữ vững được danh hiệu đó lại càng khó hơn.

Cô trò Trường mẫu giáo Chim Non - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn
Cô trò Trường mẫu giáo Chim Non – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn

Giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm

Cô giáo Phạm Thị Tố Vui – giáo viên lớp 5, Trường tiểu học Thuận Bình – huyện Thạnh Hóa – tỉnh Long An chia sẻ: Tôi ra trường năm 1993, công tác tại một trường vùng sâu biên giới của huyện Thạnh Hóa nên gặp không ít khó khăn. Đời sống người dân nghèo, trình độ dân trí thấp, ít quan tâm tới việc học tập của con em. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu. Sĩ số học sinh ít nên phải dạy lớp ghép, một số học sinh phải đi học xa, đi bằng xuồng, qua đò qua sông.

Ngay từ đầu các năm học, sau khi nhận lớp, tôi đã phân loại học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện học tập của từng em để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ, tìm biện pháp thích hợp trong việc tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các em trong học tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tự nghiên cứu sách báo, tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn, truy cập mạng internet để tham khảo nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh việc tiến hành họp phụ huynh học sinh, bàn biệp pháp phối hợp, quản lí giáo dục học sinh học tập ở nhà, tôi cũng thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh học sinh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh học sinh; tổ chức cho học sinh yếu học phụ vào các buổi chiều; hỗ trợ các học sinh nghèo tập vở, bút, cặp sách và quần áo; tổ chức nhiều hoạt động, thay đổi các hình thức dạy học, cuốn hút học sinh tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các phong trào thi đua do trường, Đoàn, Đội phát động; xây dựng môi trường lớp học thân thiện giữa cô và trò, giữa trò với trò; trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh công bằng, khách quan.

Cô giáo Phạm Thị Tố Vui cho hay, ngoài việc hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo, người thầy cần có thức tự học tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; luôn tìm cách đổi mới phương pháp dạy học, khai thác và sử dụng triệt để đồ dùng dạy học được cấp phát, tăng cường tự làm đồ dùng dạy học … Bên cạnh đó, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường, ngành giáo dục phát động, tổ chức. 

Không truyền được lửa đam mê cho học trò thì người thầy đã thất bại

Với cô Đặng Thị Mai Thủy, Trường THPT Vĩnh Thạnh (Bình Định), một trong những bài học cô tâm đắc nhất là việc nâng cao nhận thức, gắn các cuộc vận động, các phong trào lớn của Ngành vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh ở một trường miền núi. Cô Thủy cho rằng, người thầy, dù giảng dạy ở bất kì bộ môn nào, đều phải là tấm gương đạo đức để tạo được uy tín, sự kính trọng đối với học sinh của mình. Nâng cao nhận thức của bản thân về các cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành bằng cách không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, tích lũy kiến thức phù hợp với năng lực chuyên môn. Biến những cái mình đã có thành tri thức cụ thể, thiết thực đến với học sinh. Phải biết học sinh mình dạy cần học gì và mình phải dạy gì cho phù hợp với mục tiêu giảng dạy đề ra. Thông qua một giờ dạy, giáo viên không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn phải bồi dưỡng tâm hồn các em điều hay, cái đẹp của cuộc sống cũng như trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết.

Nói như thế, nhưng thực hiện được điều này không phải dễ. Bởi đối tượng học sinh của trường, phần lớn năng lực tiếp thu kiến thức còn chậm; các em hiền, ngoan nhưng rất nhút nhát, thiếu tự tin; chưa được tiếp xúc, giao lưu nhiều với các phong trào, cuộc thi lớn. Trước lực cản đó, bản thân tôi phải nắm bắt được tâm lí các em, biết động viên đúng lúc, đúng đối tượng; khích lệ các em mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân, trao đổi suy nghĩ của mình trong mỗi tiết học.

Theo cô Thủy, chúng ta cũng đừng đòi hỏi một giờ học lí tưởng, cũng đừng độc đoán, áp đặt một chiều; đừng để giờ học quá gò bó trong một khuôn mẫu cứng nhắc, cũng đừng buộc các em phải làm thế này, các em phải thực hiện thế kia… những điều mà người lớn chúng ta thường hay làm. Bởi có những chuẩn mực đạo đức mà chúng ta được dạy dỗ trước kia giờ phải thay đổi cho phù hợp với thời đại. Trân trọng, yêu thương, khuyến khích các em học tập bằng ánh mắt, giọng nói và cách xử lí tình huống sư phạm khéo léo của mình là cách thức tốt nhất để học sinh thật sự hứng thú học tập, để các em khao khát và cảm thấy sung sướng khi được học giờ học do chính mình giảng dạy. Hãy tâm niệm rằng mỗi giờ học là một phần cuộc sống thu nhỏ của các em. Phải tạo được tâm thế ở mỗi tiết học, các em sẽ được nhìn thấy một phần của chính mình, rồi chiêm nghiệm đặt mình vào trong hoàn cảnh ấy. Cần làm cho trẻ trở thành một nhân cách cởi mở, sáng tạo, phát triển toàn diện.

Có người nói rằng, cũng nội dung ấy, phương pháp dạy học ấy nhưng sao dạy lớp này thành công, dạy lớp kia lại thất bại. Cô Thủy cho rằng, lí do là giáo viên không biết rõ đối tượng của mình, và lẽ đương nhiên, kiến thức của giáo viên phải thật sự uyên bác thì việc vận dụng phương pháp mới có kết quả.

Nhấn mạnh người giáo viên cần thay đổi tư duy, cô Thủy quan niệm mỗi giáo viên phải mạnh dạn, tự tin trong đổi mới PPDH. Cái ngại ngùng, cái e dè, không tự tin vào mình là lực cản vô hình ngáng trở sự phát triển giáo dục không chỉ của đơn vị mà còn của chung xã hội. Nhiều giáo viên tự an ủi, tự bằng lòng với cách dạy bấy lâu nay của bản thân, ngại sự thay đổi; không chỉ thế, đối tượng học sinh quá yếu cũng là nguyên nhân khiến người thầy bế tắc trong việc tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Có nhiều giáo viên nghĩ đơn giản, đổi mới phương pháp dạy học là phải ứng dụng CNTT vào dạy học, tránh đoc-chép, …

Bản thân luôn tìm tòi, vận dụng những PPDH phù hợp với đối tượng học sinh của mình, cô Thủy cho rằng, phương pháp rất đa dạng, mỗi phương pháp có những ưu thế, hạn chế riêng. Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học thì sự vận dụng các PPDH phải thực sự linh hoạt sáng tạo. Đổi mới cách dạy không có nghĩa là giáo viên phải từ bỏ phương pháp giáo dục truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng một cách máy móc những PPDH  hiện đại. Cũng không thể hiểu một cách chung chung về đổi mới PPDH là thầy giảng một nửa còn một nửa học sinh tự làm lấy. Sự vận dụng các PPDH phải đi từ cái học sinh đã có đến cái học sinh cần có, từ thực tiễn cuộc sống của học sinh tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống.

Cô Thủy khẳng định: Nếu không truyền được ngọn lửa đam mê học tập thì người thầy đã thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình. Đổi mới tư duy là đổi mới cách nghĩ, cách làm. Việc đổi mới bao giờ cũng có những khó khăn nhất định, đòi hỏi người giáo viên tự vượt qua rào cản suy nghĩ của chính mình. Đôi lúc sự đổi mới này đòi hỏi sự hi sinh vô điều kiện, cái tâm trong sáng, và cả niềm đam mê của bản thân đối với nghề. Đừng bao giờ than vãn rằng: "Học sinh bây giờ lười lắm, thực dụng lắm, vô cảm lắm …"  khi mà bản thân ta chưa nêu được tấm gương về lòng đam mê, tự học, sáng tạo, …
 

Hiếu Nguyễn (ghi)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201302/De-tro-thanh-giao-vien-day-gioi-1966898/

Tiền cho giáo dục

Posted: 09 Feb 2013 07:10 PM PST

Giáo sư Vũ Hà Văn (ĐH Yale – Mỹ, chuyên gia hàng đầu thế giới về toán rời rạc) không chỉ trăn trở về việc đào tạo thế hệ kế cận của nền toán học Việt Nam, mà còn thử giải bài toán lương cho giáo viên, nguồn thu cho truờng học…

GS Vũ Hà Văn


Phá cách để đãi ngộ người giỏi


Thưa giáo sư, nguồn để tạo nên đội ngũ làm toán kế cận cũng không hẳn là thiếu, vấn đề là nhiều tiến sĩ toán của ta được đào tạo ở nước ngoài, nhưng khi về nước làm việc, họ không có thời gian nghiên cứu mà phải đi dạy thêm, đi luyện thi ĐH…

Thực trạng này là do chế độ trả lương của chúng ta. Lương chính thức của giáo sư ở các trường ĐH công rất thấp. Không hiểu ngân sách thiếu thôn đến mức không thể trả được lương đủ sống cho các giáo sư hay phân bổ tiền không khoa học? Trong khi đó, một số trường tư lại trả được mức lương khá cao cho người giảng dạy.

Nhiều ngưòi cho rằng để tăng nguồn lực trả lương cho giảng viên các trường ĐH nên nỗ lực khai thác ở những kênh khác, chẳng hạn thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng. Giáo sư nghĩ sao?

Nếu làm được như vậy cũng rất hay. Nhưng ta cũng cần đề phòng. Vấn đề là sản phẩm làm ra có phải lúc nào cũng là thành quả khoa học mới không, hay chỉ là ứng dụng công nghệ? Về lâu về dài, vẫn rất cần đầu tư dài hơi từ Chính phủ hay các công ty lớn cho các ngành nghiên cứu cơ bản. Ở Mỹ chẳng hạn, kinh phí cho hệ thống ĐH công chủ yếu dựa vào chính phủ liên bang và bang. Công bằng mà nói, lương trung bình của giáo sư ở các nuớc phương Tây cũng không cao, so với mức sống ở nước sở tại. Lương khởi điểm của một kỹ sư làm cho một hãng tên tuổi có thể gấp đôi lương của một giảng viên mới có bằng tiến sĩ. Nhưng quan trọng là dù không cao, mức lương đó đảm bảo được cuộc sống tối thiểu. Với những người nghiệp nghiên cứu thì bắt đầu như vậy là đủ.

Một trong nhiều nguyên nhân khiến lương giáo viên thấp là do nguồn ngân sách hạn hẹp. Giáo sư thử vận dụng các công cụ toán ứng dụng của mình để giúp Chính phủ làm một bài toán về lương, vừa phù hợp quỹ lương của nhà nước, vừa thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm?

Đây là một câu hỏi lớn và rất khó có câu trả lời ngắn gọn. Lương là một bài toán chung của cả xã hội, chứ không riêng gì ngành sư phạm hay khoa học. Sự vô lý trong hệ thống lương ở nước ta dẫn đến nhiều bất cập. Chảng hạn, bổng nhiều hơn lương. Nhưng một khi bổng nhiều hơn lương thì thu nhập không phụ thuộc nhiều vào mức cống hiến nữa, mà vào nhiều yếu tố khác. Bổng lộc đi liền với chức vụ, không khó gì để suy ra những tiêu cực có thể xảy ra từ đó.

Nếu một trường ĐH có được sự độc lập về tài chính, thì bằng mọi cách, kể cả dùng những đãi ngộ rất đặc biệt, họ sẽ tìm cách mời các nhà chuyên môn giỏi về với mình, vì chỉ có những người đó mới có thể giúp cho ngôi trường tồn tại và phát triển. Đó là động lực tạo ra sự cạnh tranh về tay nghề, kiến thức giữa các cá nhân, và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường học. Nước Mỹ, với cách làm đó, đã và đang thu hút được chất xám từ khắp noi trên thế giới. Nếu nhiều nước trả lương theo thâm niên hay học hàm thì ĐH Mỹ trả lương theo năng lực.

Cần phân chia tiền hợp lý

Chi phí cho giáo dục của mỗi người dân hiện nay rất lớn, trong khi học phí rất thấp, đặc biệt là bậc phổ thông. Chẳng hạn, việc học sinh Hà Nội phải đi học thêm là phổ biến mà phí học thêm không hề rẻ. Tiền học thêm một buổi (90 phút) của một học sinh phổ thông thường gấp đôi tiền học phí một tháng mà em đó phải đóng cho trường phổ thông công lập. Đó là chưa kể những lớp học thêm đặc biệt mà học phí mỗi buổi của mỗi học sinh là hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng. Giáo sư nghĩ sao về hiện tượng này?

Đúng là ở Việt Nam, số tiền xã hội và cá nhân đóng góp vào việc học ở phổ thông rất lớn, nếu tính theo phần trăm thu nhập của người dân. Trong trường phổ thông, do lương cơ bản thấp nên nói chung nhiều giáo viên phải dạy thêm. Thật ra, đây là một cách xã hội tự cân bằng. Xét về lợi ích của người đi học, việc học thêm không có ý nghĩa nhiều khi mà ai cũng đi học thêm giống nhau, về thực chất, nó giống như việc học sinh phải nộp thêm một khoản học phí khác, nhưng thay vì nộp cho nhà trường thì nộp trực tiếp cho giáo viên.

Nếu ta tạo được điều kiện cho sự tự cân bằng đó điền ra một cách qui củ hơn, thì sẽ có lợi cho cả người dạy và người học. Tiền sẽ được phân bổ đều hơn. Còn trẻ con đỡ được cái cảnh học thêm ngày đêm và bố mẹ suốt ngày phải chạy vạy đưa đón.

Người Mỹ có một cách tương đối hữu hiệu để vận hành các trường phổ thông. Để có nguồn kinh phí nuôi một ngôi trường, người ta thu thuế của những người sống trên địa bàn trường đóng. Nếu bạn có một ngôi nhà ở thị trấn X thì hằng năm bạn sẽ phải đóng một khoản thuế (khoảng 3% giá trị của ngôi nhà) cho chính quyền địa phương. Khoản này hoàn toàn riêng biệt với thuế thu nhập phải đóng cho chính quyền bang và liên hang. Số tiền thu được được chính quyền địa phương (cỡ tương đương một phường hay một xã ở Việt Nam) dùng cho mọi việc trong đó chủ yếu là chi phí giáo dục. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, chính quyền địa phương sẽ tìm mọi cách tiêu số tiền này một cách hữu hiệu nhất. Thuê các giáo viên giỏi, hay tu sửa trường lớp. Tiền thuế phải đóng cũng tăng, giảm tùy theo năm, theo mức chi phí.

Như vậy, người dân trực tiếp đóng góp cho việc học của con em mình, cũng như ở Việt Nam nhưng không phải trả trực tiếp cho giáo viên (thông qua đi học thêm) mà thông qua chính quyền địa phương. Được cái là cách vận hành của chính quyền của chính quyền địa phương của họ đơn giản và minh bạch, vì đây là cơ quan gần dân nhất. Tất cả các khoản thu – chi hằng năm, thậm chí hằng quý được gửi đến cho từng người dân để xem và cho ý kiến. Nếu công trình nào quá tốn kém, dân cả vùng sẽ đi họp và bỏ phiếu. Cơ quan địa phương làm việc có trách nhiệm, chi tiêu dè sẻn và không có tham nhũng.

Với chính sách thu thuế để đầu tư cho giáo dục như vậy thì một người có nhà trên địa bàn mà không có con cái trong độ tuổi học phổ thông vẫn phải đóng góp?

Đúng vậy. Rất nhiều gia đình khi con cái đã học xong phổ thông, bố mẹ sẽ chuyển đi nơi khác, tới một ngôi nhà nhỏ hơn với mức thuế thấp hơn. Vùng nào có nhà máy, có công ty lớn đóng thì những đơn vị đó phải đóng thuế tương đối nặng. Nhờ thế, người dân trong vùng đó được giảm thuế mà trường học vẫn tốt. Tất nhiên, với mô hình này, sự chênh lệch lớn giữa những thành phố nghèo và những thành phố giàu là điều không tránh khỏi. Ở những vùng mức sống còn thấp, kinh phí của chính phủ đóng vai trò chủ yếu.

Cảm ơn giáo sư

(Theo Qúy Hiên/ Báo Xuân Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/108276/tien-cho-giao-duc.html

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói về Giáo dục Việt Nam đầu năm mới

Posted: 09 Feb 2013 03:10 PM PST


Quay li

(GDVN) – Nhân dịp xuân Quý Tỵ 2013, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về một số khía cạnh còn tồn tại của giáo dục Việt Nam.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nguyen-Tong-Bi-thu-Do-Muoi-noi-ve-Giao-duc-Viet-Nam-dau-nam-moi/275925.gd

Yếu tố con người sẽ quyết định đến việc đổi mới giáo dục

Posted: 09 Feb 2013 02:10 PM PST

Trước hết xin cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian để cùng trao đổi với báo Dân trí xung quanh một số vấn đề giáo dục mà xã hội đang đặc biệt quan tâm. Thưa Bộ trưởng, vào những ngày cuối năm 2012, Bộ GD-ĐT đã có những động thái rất quyết liệt để chấn chỉnh công tác đào tạo. Qua đó, cũng có ý kiến cho rằng Bộ trưởng đã có những thay đổi trong công tác quản lý so với thời gian đầu?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.

Tôi đồng ý với nhận xét cho rằng những quyết định của Bộ thời gian gần đây mạnh mẽ hơn. Đó là kết quả của việc học tập, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, là kết tinh trí tuệ của tập thể chuyên gia và cán bộ quản lý trong ngành và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân. Chúng tôi đã tổ chức kiểm điểm rất sâu sắc và nghiêm túc về trách nhiệm của tập thể và cá nhân Ban Cán sự Đảng Bộ cũng như trách nhiệm của các vụ, cục. Trên cơ sở thống nhất về tư tưởng, với sự quyết tâm cao, chúng tôi phải hành động. Cần nói thêm là những quyết định mới ban hành trong mấy tháng qua cũng nằm trong chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị TW 6 của Đảng về giáo dục đào tạo.

Mặc dù ngành giáo dục vẫn còn khuyết điểm nhưng năm 2012 chúng ta đã thấy có những sự thay đổi tích cực. Điều quan trọng là những chuyển biến này tạo một niềm tin nhất định đối với dư luận xã hội. Trong năm 2012, Bộ trưởng cảm thấy mình tâm đắc nhất điều gì?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Điều tôi tâm đắc nhất là những người làm giáo dục cảm nhận rất rõ rệt về sự quan tâm và ưu tiên đầu tư của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, nhiều ngành, nhiều địa phương phải cắt giảm ngân sách. Nhưng ngành giáo dục vẫn được quan tâm ưu tiên và hầu như không bị cắt giảm. Càng trong khó khăn, càng ở vùng sâu vùng xa, sự quan tâm và ưu tiên cho giáo dục càng rõ rệt. Đây là một trong những nhân tố quyết định giữ vững được các thành quả nền giáo dục của chúng ta.

Điều tâm đắc thứ hai của tôi là thành tựu của giáo dục đỉnh cao. Như các bạn đã biết, năm nay chúng ta có 31 lượt học sinh dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, thì tất cả đều đoạt giải. Điều đặc biệt là lần đầu tiên có em học ở trường THPT vùng cao giành được Huy chương vàng môn Vật lý. Tôi muốn nói mấy ý nằm phía sau kết quả này.

Trước hết, đó là kết quả cố gắng của thầy và trò các nhà trường. Đồng thời, thành công này cũng liên quan đến việc thay đổi chủ trương của Bộ GD-ĐT. Chúng tôi đã thay đổi nội dung, hình thức, phương thức thi học sinh giỏi quốc gia theo chuẩn quốc tế, tách bạch công tác quản lý nhà nước với công tác chuyên môn, giao các hội khoa học (như Hội Toán học, Hội Vật lý…) và các nhà giáo giỏi có uy tín tổ chức việc ra đề thi, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển quốc gia.

Không chỉ thành công trong các kì thi Olympic quốc tế truyền thống, chúng ta còn đạt được kết quả cao ở một sân chơi mới là cuộc thi học sinh thế giới về nghiên cứu khoa học kỹ thuật (Intel ISEF). Sự kiện 3 học sinh THPT Việt Nam đạt giải Nhất tại cuộc thi này khẳng định sự chỉ đạo đúng hướng của Bộ trong việc thiết lập mối liên hệ giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học và công tác nghiên cứu khoa học.

Điểm tâm đắc thứ ba là sự thay đổi trong công tác quản lý, rõ nhất là đối với quản lý giáo dục đại học. Trong năm 2012, chúng tôi đã đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, cao đẳng nhằm phát huy tối đa năng lực, tính chủ động, sáng tạo của các nhà trường. Đồng thời, công tác thanh tra kiểm tra của Bộ và chính quyền địa phương đối với việc chấp hành pháp luật trong giáo dục đào tạo cũng mạnh mẽ, chặt chẽ va đồng bộ hơn, xử lý cũng nghiêm hơn.

Song hành với những thành công, chắc hẳn cũng có những điều mà Bộ trưởng cảm thấy trăn trở. Vậy những điều đó là gì?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trăn trở của tôi thì nhiều. Hiện nay, trăn trở lớn nhất của tôi là những yếu kém, bất cập và tiêu cực của giáo dục vẫn còn. Những chuyển biến của ngành nhất là về chất lượng đã có nhưng chưa đồng đều và chưa mạnh mẽ. Lòng tự trọng, tự hào của một bộ phận thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn chưa được phát huy.

Chúng ta đang bàn đến đổi mới giáo dục sau năm 2015. Tuy nhiên việc đổi mới được hay không thì yếu tố con người vẫn phải được ưu tiên hàng đầu. Trong những năm qua mặc dù đã có những chính sách tích cực của ngành nhưng dường như vấn đề lương của giáo viên vẫn chưa có lời giải?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi đồng ý với quan điểm con người là yếu tố quyết định. Đối với giáo dục thì yếu tố này là đặc biệt quan trọng. Để nâng cao chất lượng nhà giáo cần thì cần phải làm nhiều việc, trong đó có cả công tác bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, đảm bảo đời sống vật chất và những tôn vinh giá trị tinh thần đối với họ. Muốn làm được việc này, cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Bộ GD-ĐT đã ban hành chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và hiệu trưởng, tiếp tục duy trì những cuộc vận động nhằm kêu gọi các nhà giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. Trong năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chỉ đạo hai trường ĐH sư phạm trọng điểm rà soát chương trình đào tạo để sản phẩm của các trường sư phạm có thể đáp ứng được yêu cầu mới.

Về chế độ tiền lương cho nhà giáo, Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam đã có đề xuất, kiến nghị về vấn đề tiền lương và thu nhập của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vấn đề này sẽ được xem xét, xử lý trong tổng hòa các mối quan hệ và tương quan với các ngành nghề khác. Hy vọng tới đây việc cải cách chế độ tiền lương sẽ có những điều chỉnh mang tính lâu dài và căn bản .

Sau nhiều nỗ lực của Bộ GD-ĐT, Chính phủ đã đồng ý cho nhà giáo được tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến cho rằng, việc cán bộ quản lý giáo dục không được hưởng phụ cấp này là bất cập. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Ngay sau khi chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được ban hành, Bộ GD-ĐT đã nhận được ý kiến của nhiều tập thể và cá nhân về việc cán bộ quản lý giáo dục không được hưởng phụ cấp thâm niên, trong khi phần lớn các đồng chí cán bộ quản lý giáo dục đều là giáo viên xuất sắc, có cống hiến lâu năm được bổ nhiệm và điều động lên.

Trên thực tế, vấn đề này đã được thảo luận, bàn bạc trong Chính phủ nhưng chưa giải quyết được vì vướng các quy định của luật công chức. Sau khi cân nhắc kỹ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho bảo lưu phụ cấp thâm niên trong 3 năm đối với các nhà giáo được điều động lên làm công tác quản lý ở sở, phòng giáo dục và đào tạo. Hy vọng rằng đề án cải cách tiền lương sắp tới sẽ khắc phục được bất cập này.

Hiện nay, còn một bất cập khác mà Bộ GD-ĐT đang nỗ lực làm việc với các bộ, ban ngành để giải quyết là vấn đề phụ cấp thu hút đối với giáo viên làm việc tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong 5 năm với tính toán rằng, sau 5 năm các thầy cô sẽ được luân chuyển về tuyến sau. Nhưng trên thực tế, rất nhiều giáo viên sau 5 năm không thể luân chuyển về vùng thuận lợi mà vẫn tiếp tục công tác ở vùng khó khăn, nhưng không được hưởng phụ cấp thu hút. Bộ GD-ĐT đề nghị tiếp tục có phụ cấp cho các nhà giáo này để tôn vinh họ, đồng thời khắc phục bất hợp lý khi nhà giáo có thâm niên làm việc lâu năm ở vùng sâu vùng xa lại có thu nhập thấp hơn nhà giáo vừa ra trường lên công tác ở cùng trường.

Xin cảm ơn Bộ trưởng. Chúc Bộ trưởng sang năm mới sức khỏe và tiếp tục thành công với vai trò là người lái con đò giáo dục cả nước.

Nguyễn Hùng (thực hiện)

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/yeu-to-con-nguoi-se-quyet-dinh-den-viec-doi-moi-giao-duc-693007.htm

Comments