Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đào tạo liên thông: Đi học như… đi chơi

Posted: 31 Jan 2013 07:30 AM PST

Thấy tôi hỏi về đào tạo liên thông, đứa em vừa tốt nghiệp ngành kế toán bậc học này cho biết, có thời điểm hàng chục người trong lớp nhờ người khác học hộ.

Không khó khăn để tôi "nhảy dù" vào lớp học liên thông ngành kế toán của một trường đại học chuyên về đào tạo kỹ thuật.

Lớp gần 90 người, ồn ào. Một số người vào muộn, không cần xin phép giảng viên. Học viên ngồi lổn nhổn, túm tụm nói chuyện. Chỉ ở 5 bàn đầu, các bạn nghe giảng và chép bài nghiêm chỉnh, ở những bàn sau thì ai thích gì làm đó. Quanh chỗ tôi ngồi, người đang đếm tiền, kẻ chơi cờ ca rô, hay gục ngủ, soi gương làm dáng…

Cũng trong tình trạng tương tự, tại một lớp liên thông cao đẳng ngành y dược, sĩ số lớp 60 người. Trên lớp, giảng viên chăm chú nói, học viên vừa nghe giảng, chép bài, vừa đan khăn len mà không bị nhắc nhở.

Đào tạo liên thông: Đi học như đi chơi, Giáo dục - du học, hoc lien thong, dao tao lien thong, choi co trong lop, giang vien, nho nguoi hoc, thue nguoi hoc, sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Sinh viên vô tư đan len trong lớp học

Không học được… thì thuê

"Nhảy dù" vào những lớp học liên thông mới biết học viên thật đặc biệt. Có khi vài tháng, họ mới đến lớp học một lần. Nhiều bạn đến lớp cũng chỉ điểm danh rồi về.

Trong lớp học liên thông ngành kế toán, tôi hỏi sinh viên tên Dung(*) ngồi bàn trên "đang học môn gì?", Dung nhìn tôi, rồi lắc đầu: "Mấy tuần rồi mình không đến lớp học, cứ thuê người học hộ, lúc kiểm tra mới đến".

Dung bảo, đang làm kế toán cho công ty tư nhân, đi học liên thông mong lấy cái bằng để tiện bề "tác chiến" công việc trong tương lai, nhưng vì bận nên phải thuê học hộ.

"Lúc đầu, mình nhờ em họ là sinh viên học hộ, sau thành quen, thuê luôn với giá 80-150 nghìn đồng/buổi học – Dung nói. Còn Hoa, kế toán viên của một Cty ở Đội Cấn (Hà Nội) cho biết, Hoa tốt nghiệp một trường cao đẳng ở Hưng Yên, và giờ học liên thông lên đại học. Thời gian đầu rảnh rỗi, Hoa đến lớp ngồi đến hết giờ là về, nhưng sắp cưới Hoa phải thuê người học hộ.

Trả lại tên cho… liên thông

Trả lời trong chương trình "Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời" gần đây của Đài Truyền hình Việt Nam, phần nội dung về những quy định mới trong đào tạo liên thông, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: Chúng tôi không phải siết chặt đào tạo liên thông, mà nhằm đưa Luật Giáo dục có hiệu lực từ 1/1/2013 vào cuộc sống, đảm bảo đầu ra của các văn bằng ngang nhau giữa đào tạo chính quy và liên thông.

"Chúng tôi đang làm việc là đưa liên thông về đúng bản chất của nó, tránh tổ chức và thực hiện liên thông như một hệ đào tạo. Đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người" – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời.

Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT khẳng định: Quyết định đào tạo liên thông trước đây chưa đủ để bao quát thực tiễn. Quy định mới về liên thông nhằm làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học.

Ông Tuấn cho rằng, theo quy định đào tạo từ trung cấp liên thông lên đại học phải được Bộ GDĐT cho phép, nhưng nhiều trường không đủ điều kiện để thực hiện nên đã đào tạo chui. Bộ phát hiện nhiều trường chương trình đào tạo bị cắt xén, kém chất lượng dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, dư luận xã hội bức xúc.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Nguồn: http://us.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/dao-tao-lien-thong-di-hoc-nhu-di-choi-c216a518107.html

Năm 2013: Trường khối công an sẽ tuyển sinh khối A1

Posted: 31 Jan 2013 06:30 AM PST

(GDTĐ)-Các trường khối công an nhân dân gồm Học viện an ninh nhân dân, Học viện cảnh sát nhân dân, ĐH an ninh nhân dân, ĐH cảnh sát nhân dân, ĐH Phòng cháy chữa cháy và ĐH kỹ thuật hậu cần CAND công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013. Điều đáng chú ý là bắt đầu từ năm nay, các trường khối này sẽ tuyển bổ sung thêm khối A1.

Học viên trường cảnh sát tư vấn tuyển sinh năm 2012. Ảnh: gdtd.vn
Học viên trường cảnh sát tư vấn tuyển sinh năm 2012. Ảnh: gdtd.vn

Tên trường/ Ngành học

Ký hiệu

Mã ngành

đào tạo

Khối thi

Chỉ tiêu

Ghi chú

HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

ANH

 

 

810

- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức thi tuyển sinh.

- Thí sinh phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

- Vùng tuyển sinh:

+ Các ngành Điều tra trinh sát và Điều tra hình sự tuyển sinh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra.

+ Các ngành còn lại tuyển sinh trong toàn quốc.

- Trong tổng 810 chỉ tiêu có 30 chỉ tiêu gửi đào tạo đại học tại Học viện Quân y và Học viện Kỹ thuật Mật mã xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1 các ngành Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Luật.

Km9 đường Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 069.45541

 

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

 

Điều tra trinh sát

 

D860102

A, A1, C, D1

 

Điều tra hình sự

 

D860104

A, A1, C, D1

 

Ngôn ngữ Anh

 

D220201

D1

 

Ngôn ngữ Trung Quốc

 

D220204

D1

 

Xây dựng Đảng Chính quyền Nhà nước

 

D310202

C,D1

 

Công nghệ thông tin

 

D480201

A, A1

 

Luật

 

D380101

A, C, D1

 

HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

CSH

 

 

980

- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức thi tuyển sinh.

- Thí sinh phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

- Vùng tuyển sinh: Ngành ngôn ngữ Anh tuyển sinh trong toàn quốc. Các ngành còn lại tuyển sinh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra.

- Trong tổng 980 chỉ tiêu có 40 chỉ tiêu gửi đào tạo đại học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Hậu cần: Xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1 các ngành Nghiệp vụ Cảnh sát.

Xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: (04).38385246

website:www.hvcsnd.edu.vn

 

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

 

Điều tra trinh sát

 

D860102

A, A1, C, D1

 

Điều tra hình sự

 

D860104

A, A1, C, D1

 

Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

 

D860109

A, A1, C, D1

 

Kỹ thuật hình sự

 

D860108

A, A1, C, D1

 

Quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân

 

D860111

A, A1, C, D1

 

Tham mưu, chỉ huy vũ trang bảo vệ An ninh, Trật tự

 

D860112

A, A1, C, D1

 

Ngôn ngữ Anh

 

D220201

D1

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

ANS

 

 

650

- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức thi tuyển sinh.

- Thí sinh phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

- Vùng tuyển sinh: Phía Nam, từ Quảng Trị trở vào.

- Trong tổng số 650 chỉ tiêu có 30 chỉ tiêu gửi đào tạo đại học tại Học viện Quân y I: Xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1.

Km 18, xa lộ Hà Nội – đi Biên Hòa; phường Linh Trung, Q.Thủ Đức-TP Hồ Chí Minh ĐT: (08)38963884

 

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

 

Điều tra trinh sát

 

D860102

A, A1, C, D1

 

Điều tra hình sự

 

D860104

A, A1, C, D1

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

CSS

 

 

700

- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức thi tuyển sinh.

- Thí sinh phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

- Vùng tuyển sinh: Phía Nam, từ Quảng Trị trở vào.

- Trong 700 tổng chỉ tiêu có 40 chỉ tiêu gửi đào tạo đại học tại Học viện Hậu cần và Học viện Kỹ thuật Quân sự: Xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1.

179A, đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh;

ĐT: (08)37203008

website:www.pup.edu.vn

 

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

 

Điều tra trinh sát

 

D860102

A, A1, C, D1

 

Điều tra hình sự

 

D860104

A, A1, C, D1

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

 

 

 

350

- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức thi tuyển sinh.

- Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong toàn quốc.

- Thí sinh dự thi theo chỉ tiêu đào tạo cho ngành Công an phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Thí sinh dự thi theo chỉ tiêu đào tạo cho các ngành dân sự không phải qua sơ tuyển, đăng ký và nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số 243, đường Khuất Duy Tiến, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội: ĐT: 069.45212 hoặc (04)35533006

 

 

 

 

Thí sinh phía Bắc

PCH

 

 

 

Thí sinh phía Nam

PCS

 

 

 

Ngành đào tạo đại học:

 

 

 

 

Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn

 

D860113

A

 

Đào tạo cho ngành Công an

 

 

 

300

Đào tạo cho các ngành dân sự

 

 

 

50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT-HẬU CẦN CÔNG AN NHÂN DÂN

 

 

 

360

- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức thi tuyển sinh.

- Thí sinh phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

- Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong toàn quốc

- Trong tổng 360 chỉ tiêu có 60 chỉ tiêu đào tạo đại học liên kết với Học viện Hậu cần- Bộ Quốc phòng (học tại trường).

Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

ĐT: 0241.3969011

 

 

 

 

Thí sinh phía Bắc

HCB

 

 

 

Thí sinh phía Nam

HCN

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

 

Công nghệ thông tin

 

D480201

A, A1

 

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

 

D510302

A, A1

 

NN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201301/Nam-2013-Truong-khoi-cong-an-se-tuyen-sinh-khoi-A1-1966678/

Dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế

Posted: 31 Jan 2013 06:30 AM PST

Dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế

Trường quốc tế đột ngột biến mất
Gặp họa ở trường 'quốc tế'
Học trường quốc tế vẫn được thi đại học

Thông tin hạn chế học sinh Việt Nam học tại các trường quốc tế mới được biết đến rộng rãi vài ngày nay và đang khiến dư luận xôn xao.

Chương trình mẫu giáo tại trường quốc tế ACG dành cho học sinh 3 và 4 tuổi. Ảnh: ACG
Chương trình mẫu giáo tại trường quốc tế ACG dành cho học sinh 3 và 4 tuổi. Ảnh: ACG.

Mặc dù Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (gọi tắt là NĐ73) có hiệu lực từ 15-11-2012, nhưng thông tin hạn chế học sinh Việt Nam học tại các trường quốc tế mới được biết đến rộng rãi vài ngày nay sau Hội nghị hướng dẫn Nghị định số 73 do Bộ GDĐT vừa tổ chức.

Một điểm đặc biệt quan trọng trong việc triển khai hướng dẫn Nghị định 73/2012/NĐ-CP (NĐ 73) là việc các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi).


Theo đó, trong việc liên kết đào tạo đối với những cơ sở giáo dục nước ngoài đặt tại Việt Nam, những cơ sở giáo dục này không được tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi), những trường này chỉ dành cho trẻ em là người nước ngoài. Cơ sở giáo dục phổ thông (Trường tiểu học, THCS, trường phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học) được tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng có điều kiện. Cụ thể, trường tiểu học và THCS không quá 10% tổng số học sinh của trường, trường phổ thông không quá 20%.

Cũng theo quy định này, dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh.

Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Sau khi biết thông tin, từ vài ngày nay, một số phụ huynh có con học tại các trường quốc tế như Kinder World, trường Quốc tế ACG Việt Nam, trường Tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn… hết sức lo lắng.

Theo giải thích của một lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT), đơn vị soạn thảo nghị định, thì những người soạn thảo cũng đã bàn kỹ về về quy định trường quốc tế không được nhận trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì, trẻ dưới 5 tuổi còn chưa thạo tiếng Việt, nếu đến trường tây sẽ có nhiều lo ngại như học sinh có thể nói tiếng nước ngoài thay vì tiếng mẹ đẻ, có khi còn thành "Tây rởm".

Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận rằng tỉ lệ 10% học sinh Việt ở các trường quốc tế là ít mà tỉ lệ "đẹp" là 20 – 25%. Tuy nhiên, theo đơn vị soạn thảo, thì nếu tỉ lệ quá cao mục tiêu đào tạo con người Việt Nam sẽ bị lệch đi. Hơn nữa,"các nhà đầu tư cũng thực hiện phân chia theo đa dạng quốc tịch, đảm bảo hài hòa, trường nào đông học sinh Việt Nam quá học sinh nước ngoài cũng không vào mấy".

Theo Ngân Anh
Lao động

Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/612668/Be-duoi-5-tuoi-khong-duoc-hoc-truong-quoc-te-tpol.html

Thầy về hưu có làm được đổi mới giáo dục?

Posted: 31 Jan 2013 03:35 AM PST

- Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông đã được trình làng với hứa hẹn sau 2015 sẽ có những thay đổi đáng kể về chất. Thế nhưng với những
bất cập của chương trình hiện hữu – người ta lo lắng: Vẫn con người ấy, với cách
làm “chắp vá” sẽ không giải được tận gốc vấn đề.

Trao đổi với VietNamNet – GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Ngữ văn
của Bộ GD-ĐT cho rằng: "Chờ nữa đội ngũ cũng chỉ có vậy, thậm chí sẽ bớt đi một số chuyên gia giỏi…."

Chờ nữa đội ngũ cũng chỉ có vậy 

- GS đánh giá như thế nào về tính khả thi của Đề án Đổi
mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 của Bộ GD-ĐT?

Đổi mới chương trình (CT), SGK phổ thông là việc thường
xuyên phải làm vì "vòng đời" của mỗi chương trình và bộ sách chỉ 10-15 năm. Ở một số
nước, chu kỳ ấy có thể ngắn hơn để cập nhật tri thức và đáp ứng những yêu cầu từ cuộc
sống.

Ở ta, từ ngày thống nhất đất nước đến nay mới có 2 lần thay
đổi CT, SGK: lần đầu vào năm 1979, lần mới nhất là năm 2002, cách nhau  23
năm. CT năm 2002 đến nay đã áp dụng 11 năm rồi. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đặt
yêu cầu đổi mới từ sau 2015, dù nhanh cũng  phải 2017 – 2018 mới có CT,
SGK mới hoàn chỉnh. Tính đến lúc ấy, CT hiện hành cũng đã thực hiện được 15, 16 năm.

GS Nguyễn Minh Thuyết. (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Muốn đổi mới, trước hết phải có tư tưởng mới. Bộ phận
thường trực Ban chỉ đạo đổi mới CT, SGK của Bộ GD-ĐT đã đi nghiên cứu nước ngoài, làm
việc với các chuyên gia trong và ngoài nước, tổ chức các hội thảo và đã đưa ra ý
tưởng xây dựng CT theo định hướng phát triển năng lực như xu hướng của các nước phát
triển hiện nay.

Thực ra, CT năm 2002 cũng đã xác định mục tiêu phát triển
năng lực của học trò nhưng nhiều người xây dựng chương trình, SGK và nhiều thầy cô
vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng tư duy cũ, lối dạy cũ nên CT, SGK và cách dạy vẫn nặng
theo hướng cung cấp nội dung.

Điều kiện thứ hai để đổi mới là nhân lực. Lần đổi mới
CT, SGK năm 2002, Bộ GD-ĐT đã huy động tới hơn 500 người biên soạn, thẩm định; nếu
tính cả số giáo viên đọc góp ý và dạy thử nghiệm, con số có thể lên đến mấy nghìn
người.

Chỉ tiếc là suốt từ năm đó đến nay Bộ GD-ĐT không cử người
đi học về lĩnh vực phát triển CT, SGK. Nếu cử đi học dài hạn chắc chắn bây giờ đã có
chuyên gia giỏi. Nhiều vấn đề tồn tại lần trước đã thấy, đã bàn, đã tạm gác lại. Ví
dụ, đào tạo giáo viên để thực hiện dạy học tích hợp… Đến nay vẫn "đâu đóng đấy",
chưa có một bước tiến nào.

Với chủ trương "một
CT, nhiều bộ SGK
", chắc chắn chúng ta còn huy động được nhiều chuyên gia có tâm
huyết, trí tuệ cho công việc này.

Về tài lực, đổi mới CT, SGK vào lúc kinh tế khó khăn
là một thách thức lớn. Nhuận bút cho tác giả chỉ vài trăm nghìn một tiết, không đáng
kể. Khó nhất là cơ sở vật chất của các trường. Số lớp hiện nay không tương thích với
số HS. Bởi vậy, ở đồng bằng thì mỗi lớp đến 50-60 HS; còn ở vùng sâu vùng xa tuy ít
HS nhưng trường lớp phân tán, lại thường phải tổ chức lớp ghép – đây là thách thức
lớn với thầy cô.

Về điều kiện kinh tế xã hội, đổi mới CT, SGK lần này
chưa thuận lợi. Nền kinh tế thiên về gia công, lắp ráp, bán nguyên liệu thô không tạo
động lực cho giáo dục phát triển. Việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động ở khu vực nhà nước có nhiều tiêu cực cũng hạn chế động lực của
người học….

Nhưng thời gian không chờ đợi chúng ta. Muốn đuổi kịp các
nước phát triển, thậm chí "đi tắt đón đầu", để không lạc hậu trong hội nhập thì phải
đổi mới giáo dục.

- Như GS phân tích thì việc đổi mới lần này cũng vấp phải
khó khăn khi công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên không tương thích?

Tất cả những lần đổi mới trước, các trường sư phạm gần như
đứng ngoài cuộc, dù phần đông đội ngũ làm CT và viết SGK là các thầy cô trong trường.
Lần này, các trường sư phạm phải bắt nhịp ngay mới kịp. Tôi hy vọng là Bộ GD-ĐT sẽ
chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Đây là một vấn đề cấp bách phải giải quyết. Muộn còn hơn
không.

Tiền phải chi đúng?

- Nhiều ý kiến cho rằng, đã qua vài lần đổi mới nhưng vẫn
chưa thay đổi về chất. Lần đổi mới này, vẫn những con người ấy tham gia, liệu đổi mới
có thành công?

Xã hội luôn có những lớp người kế tục nhau. Không thể nào
thay toàn bộ "người cũ" bằng "người mới" được. Lứa nhà giáo, nhà khoa học hàng đầu
hiện nay đã lớn tuổi nhưng có nhiều kinh nghiệm, cả kinh nghiệm thành công lẫn không
thành công, sẽ giúp ích rất nhiều cho đổi mới. Lớp trẻ và trung niên có kiến thức cập
nhật và nhiều ý tưởng mới sẽ gánh vác những phần việc quan trọng.

Những người "cầm lái" con tàu đổi mới lần này, từ Bộ trưởng
Phạm Vũ Luận đến Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và anh chị em lãnh đạo ở các vụ, viện,
trường đều có thời gian tham gia chỉ đạo triển khai CT, SGK hiện hành nhưng về góc độ
xây dựng CT, SGK thì họ đều là người mới.


Sau năm 2015, Việt Nam sẽ có bộ sách giáo khoa tốt? (Ảnh minh họa, nguồn: TPO).

Điều đáng quan tâm nhất là cách làm có mới không, có huy
động được sự đóng góp và tranh thủ được sự đồng tình của xã hội không. Giải quyết
được vấn đề này thì không lo chuyện "người cũ làm cái mới".

- Có ý kiến cho rằng ta làm đổi mới nhưng vẫn theo lối áp
đặt "thấy bạn có cách làm hay, ta cũng làm theo". Ý kiến của GS về nhận định này?

Tôi được biết Bộ GD-ĐT chủ trương học tập kinh nghiệm từ các
nước tiến bộ nhưng vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh nước nhà.

Về phần mình, tôi chỉ lo học kinh nghiệm nước ngoài không
đến nơi đến chốn, rồi làm méo nó đi theo kiểu tiện lợi cho mình. Không ít lĩnh vực đã
học tập nước ngoài theo kiểu như vậy và làm ngô chẳng ra ngô, khoai chẳng ra khoai.
Tôi cho rằng nên học tập kinh nghiệm nước ngoài một cách cao nhất có thể. Họ đi trước
mình cả trăm năm hoặc vài chục năm và đã thành công. Tại sao mình không không học?

- GS có đặt vấn đề đổi mới CT, SGK vào lúc kinh tế khó
khăn là một thách thức lớn nhưng không thể không làm. Vậy kinh phí ước tính cho lần
đổi mới cần bao nhiêu?

Tôi chỉ là chủ tịch một Hội đồng bộ môn của Bộ. Quyết định
thành lập Hội đồng đã ký cả năm nay nhưng chưa công bố, chưa thực hiện. Cá nhân tôi
cũng như Hội đồng chưa hề được phân công trách nhiệm gì trong công việc này nên không
thể nói được gì nhiều. Vả lại, nếu có tham gia thì cũng chỉ dự phần chuyên môn, chứ
tài chính là việc của bộ phận khác.

Tôi đã từng tham gia các đợt thẩm định và tập huấn giáo viên
cốt cán ở Hà Nội và TP HCM để triển khai CT, SGK hiện hành, tôi thấy mức chi kém lắm.
Thẩm định mà làm kĩ thì đến vòng 2, vòng 3 là cạn tiền, thành viên Hội đồng, kể cả
các nhà khoa học cao tuổi, phải nghỉ trưa trên ghế băng ngoài hành lang. Giáo viên
cốt cán đi tập huấn, ngoài công tác phí, có những đợt chỉ được 10.000 đồng cho mỗi
ngày dự tập huấn.

Tiền như vậy mà nói đến đổi mới thì cũng khó….

- Xin cảm ơn ông!

 

  • Văn Chung (thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107215/thay-ve-huu-co-lam-duoc-doi-moi-giao-duc-.html

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh ngành công an

Posted: 31 Jan 2013 03:34 AM PST

Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã công bố những điểm mới của mùa tuyển sinh 2013 áp dụng cho các trường khối ngành công an.

Cục Đào tạo đặc biệt lưu ý thí sinh nữ dự thi vào các trường ĐH công an cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định dự tuyển do điểm chuẩn nhiều ngành có khoảng cách tương đối lớn giữa thí sinh nam và nữ.

Ảnh: Minh Đức

Bổ sung tuyển sinh khối A1

Điểm mới quan trọng trong tuyển sinh năm 2013 là ngành công an bổ sung tuyển sinh khối A1 cho một loạt ngành đào tạo ĐH. Theo đó, tất cả các trường đều bổ sung tuyển sinh khối A1 cho các ngành điều tra trinh sát, điều tra hình sự, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, truyền thông. Riêng Học viện Cảnh sát nhân dân, khối A1 còn được bổ sung trong tuyển sinh các ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự, kỹ thuật hình sự, quản lý – giáo dục cải tạo phạm nhân, tham mưu – chỉ huy vũ trang bảo vệ an ninh trật tự.

Việc mở rộng khối A1 cũng giúp thí sinh có nhiều cơ hội xét tuyển hơn. Theo quy định của Bộ Công an, năm 2013 chỉ tiêu gửi đào tạo ĐH tại các trường ngoài ngành công an xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1 có điểm trúng tuyển vào các ngành đào tạo nghiệp vụ công an, luật theo chỉ tiêu của từng trường (không xét tuyển thí sinh dự thi các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền nhà nước, công nghệ thông tin).

Cụ thể: trong 810 chỉ tiêu của Học viện An ninh nhân dân sẽ có 30 chỉ tiêu gửi đào tạo tại Học viện Quân y và Học viện Kỹ thuật mật mã xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1 các ngành điều tra trinh sát, điều tra hình sự, luật; trong 980 chỉ tiêu của Học viện Cảnh sát nhân dân có 40 chỉ tiêu gửi đào tạo ĐH tại Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần được xét tuyển từ số thí sinh dự thi khối A, A1 các ngành nghiệp vụ cảnh sát. Ngoài ra, 30 chỉ tiêu gửi đào tạo tại Học viện Quân y của Trường ĐH An ninh nhân dân; 40 chỉ tiêu gửi đào tạo tại Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự của Trường ĐH Cảnh sát nhân dân cũng đều được xét tuyển trong số thí sinh dự thi khối A, A1.

Trong quá trình đào tạo tại các trường ngoài ngành công an, học viên được hưởng chế độ, chính sách như học tại các trường công an và được Bộ Công an tiếp nhận, phân công công tác sau khi tốt nghiệp.

Điểm chuẩn của nữ cao hơn nam

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường – phó trưởng phòng kế hoạch tuyển sinh Cục Đào tạo – Bộ Công an, tuy không còn giới hạn số lượng nữ tham gia sơ tuyển như trước đây nhưng ngành công an vẫn giới hạn tỉ lệ nữ trúng tuyển, nên độ sàng lọc thí sinh nữ sẽ quyết liệt. Việc giới hạn tỉ lệ nữ trúng tuyển ở mức 10% với các ngành đặc thù nghiệp vụ cảnh sát và khoảng 15% với các ngành khác (như các ngành ngôn ngữ, công nghệ thông tin…) buộc các trường phải xác lập điểm chuẩn trúng tuyển khác nhau giữa nam và nữ để bảo đảm được tỉ lệ này. Theo đó, ở một số trường, điểm chuẩn của nữ cao hơn hẳn so với nam.

Năm 2012 điểm chuẩn các ngành nghiệp vụ cảnh sát của Học viện Cảnh sát nhân dân khối C với nam là 22, nữ 24; khối D1 nam 21,5, nữ 24; ngành ngôn ngữ Anh có điểm chuẩn với nam 21, nữ 34,5 đối với phía Bắc và 27,5 đối với phía Nam. Tại Học viện An ninh nhân dân, ngành điều tra hình sự tuyển khối A với nam là 21,5, nữ 22,5 điểm, khối C nam 21,5 và nữ 23,5, khối D1 nam 21,5 và nữ 23; ngành ngôn ngữ Trung Quốc tuyển sinh khối D1 có điểm chuẩn với nam 21, nữ 31,5 điểm…

Theo ông Cường, từ năm 2012 Bộ Công an quyết định không giới hạn nữ sơ tuyển ở mức 10% như trước, nhưng những quy định cụ thể về tuyển sinh nữ vẫn do công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Do đó, một số tỉnh vẫn đưa ra những tiêu chuẩn đi kèm chặt chẽ trong sơ tuyển nữ. Thậm chí, năm 2012 Công an TP Hà Nội còn đặt ra yêu cầu thí sinh nữ phải đạt loại giỏi cả ba năm THPT mới đủ tiêu chuẩn đăng ký dự thi ĐH công an.

Tiêu chuẩn dự thi

Tuổi không quá 20 (học sinh dân tộc
thiểu số không quá 22); học lực ba năm THPT đạt từ trung bình trở lên,
riêng ba môn thuộc khối thi có điểm tổng kết từ 6,0 trở lên (học sinh
dân tộc thiểu số từ 5,0 trở lên); hạnh kiểm những năm học THPT đạt loại
khá trở lên, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định Bộ Công an; nam
có chiều cao 1,6-1,8m, cân nặng 48-75kg; nữ có chiều cao từ 1,58-1,75m,
cân nặng 45-60kg. Đối với học sinh thuộc khu vực 1, học sinh dân tộc
thiểu số tiêu chuẩn cân nặng được giảm 2kg và chiều cao được giảm 2cm.

Cục
Đào tạo cũng lưu ý thí sinh không trúng tuyển vào ĐH ngành công an sẽ
được đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 vào các trường ĐH, CĐ khối dân sự
theo quy định của Bộ GD-ĐT, hoặc đăng ký xét tuyển vào một trường trung
cấp hoặc hệ trung cấp công an theo quy định phân luồng xét tuyển. Theo
nguyên tắc phân luồng này, thí sinh không trúng tuyển Học viện Cảnh sát
nhân dân có thể sẽ được xét tuyển vào các trường Trung cấp Cảnh sát I,
Trung cấp Cảnh sát II, Trung cấp Cảnh sát vũ trang, Trung cấp Cảnh sát
VI (cảnh sát trại giam)…

(Theo Ngọc Hà/ Tuổi Trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107759/nhieu-diem-moi-trong-tuyen-sinh-nganh-cong-an.html

Nền giáo dục nặng về ứng thí

Posted: 31 Jan 2013 02:25 AM PST

Nền giáo dục nặng về ứng thí

Đổi mới giáo dục: ‘Cả nhà’ cùng kêu khó!
Ngành giáo dục chưa biết lắng nghe
Giải quyết bài toán chất lượng

Mục tiêu giáo dục thì toàn diện trong khi cách đánh giá kết quả lại chỉ chú trọng đến điểm số. Mâu thuẫn này được xem là căn nguyên dẫn tới những lệch lạc và tiêu cực của giáo dục hiện nay.

Giáo dục Việt Nam vẫn còn đặt nặng vào kết quả của các kỳ thi. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Giáo dục Việt Nam vẫn còn đặt nặng vào kết quả của các kỳ thi. Ảnh: Đào Ngọc Thạch.

Nói nhưng không làm

Điều 27 luật Giáo dục 2005 ghi: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng: "Luật Giáo dục đã nói rất rõ và rất đúng. Nhưng trên thực tế thì nền giáo dục (GD) của chúng ta đang ở trong trạng thái của một nền "GD ứng thí", mục đích đi học chỉ là để đi thi, để có một văn bằng, càng cao càng tốt". Phó giáo sư Cương phân tích: "Chúng ta luôn nói đến là phải GD toàn diện trên 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ. Tiếc thay, chúng ta chỉ nói nhưng không làm. Thế là con em chúng ta chỉ học "văn" mà không học "lễ". Các môn học "làm người" hoàn toàn thiếu vắng trong chương trình GD. Đó là sự lệch hướng lớn nhất, kéo theo mọi lệch hướng khác như học cái gì? Học như thế nào?".

Đồng quan điểm, Giáo sư Hoàng Tụy chỉ rõ: "Mâu thuẫn lớn trong GD phổ thông hiện nay là một mặt ta lên án bệnh học vẹt, học vì mảnh bằng và luôn hô hào cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (HS), học đi đôi với hành… Mặt khác vẫn duy trì cách thi cử cổ lỗ, dung túng, thậm chí khuyến khích (vô tình bằng chế độ lương phi lý) dạy thêm, học thêm tràn lan. Những việc đó, cộng thêm chương trình và sách giáo khoa bất cập, là nguyên nhân trực tiếp tạo ra nếp dạy và học lạc hậu trong nhà trường; gây ra mất công bằng, dân chủ, làm cho môi trường học đường ngày càng bị ô nhiễm, GD lún sâu vào xu hướng hư học, đi ngược hẳn các phương châm GD tiến bộ".

Quay cuồng với thi cử

Tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan ngay từ GD mầm non đã diễn ra ngày càng phổ biến.

Để thi vào lớp 1, nhiều gia đình cho con bỏ học mẫu giáo lớn để học trước chương trình tiểu học. Cứ như thế, tiểu học thì học thêm để thi vào THCS, THCS học thêm để thi vào THPT, THPT thì học thêm để thi vào ĐH, CĐ. Ở bậc THPT, dư luận nói đến phát chán rằng, nhiều trường chỉ tập trung vào các môn thi tốt nghiệp và thi ĐH. Có trường hết học kỳ 1 đã dạy xong các môn phụ để dành thời gian cho các môn thi. Dù năm nào Bộ GD-ĐT cũng có văn bản nhắc nhở "tuyệt đối không cắt xén chương trình…" nhưng các trường nào có quan tâm vì chỉ lo sao cho HS phải đạt tỷ lệ thi tốt nghiệp cao nhất, đỗ ĐH, CĐ càng nhiều càng tốt.

Ông Hồ Tuấn Anh, giáo viên Trường THPT Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho rằng: "Thực tế dạy thêm, học thêm cũng theo quy luật cung – cầu nên không thể giải quyết triệt để bằng những mệnh lệnh hành chính. Nếu còn HS có nhu cầu học thêm thì ắt sẽ có giáo viên dạy thêm. Ở quê tôi, hầu hết các bậc phụ huynh có con đi học thêm đều chấp nhận tốn kém để thi đậu ĐH, coi đó là mục tiêu phấn đấu cho tương lai. Vì thế, dù con không muốn học thêm thì cũng bị bố mẹ ép phải học". Ông Tuấn Anh tâm sự thêm: "Có lần giáo viên chúng tôi tự đặt câu hỏi với nhau nếu bây giờ tăng lương cao cho giáo viên đủ sống thì có đi dạy thêm nữa không? Một giáo viên dạy toán giỏi có tiếng ở quê tôi trả lời với thực trạng học để ứng thí thì dù có tăng lương đến 100 triệu đồng tháng cũng không thể chấm dứt dạy thêm được. Thậm chí khi đó, giá học thêm còn đắt hơn, vì nó phải tương xứng với lương của giáo viên".

Cách vận hành nền giáo dục theo hướng lệch lạc như đã nêu khiến cho bao thế hệ HS quay cuồng trong thi cử. Không một nhà trường nào, gia đình nào, cá nhân nào cưỡng lại được nền học vấn khoa cử hiện hành. Cách cưỡng lại duy nhất là bỏ tiền cho con du học ở một nước có nền GD phát triển, hay theo cách nói thời thượng là "tị nạn GD".

Còn ngành GD-ĐT thì nhiều năm qua cũng chỉ loay hoay với cách cải tiến về kỹ thuật thi cử. Cả xã hội ngao ngán chứng kiến ngành GD-ĐT năm nào cũng thay đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT. Nào là thi theo cụm, nào là chấm đổi chéo bài thi… rất căng thẳng, tốn kém tiền của, công sức, thời gian… nhưng rồi năm nào sau kỳ thi cũng phát lộ ra một scandal gian dối chỉ với mục đích làm đẹp tỷ lệ tốt nghiệp THPT, mà đỉnh điểm là vụ việc ở Trường THPT Đồi Ngô Bắc Giang trong kỳ thi 2012.

Theo Tuệ Nguyễn
Thanh Niên

Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/612622/Nen-giao-duc-nang-ve-ung-thi-tpol.html

Du học sinh bật mí chuyện “găm” hàng hạ giá về Tết

Posted: 31 Jan 2013 12:25 AM PST

Cuối năm “gom” hàng ngoại… sale

 

Tâm lý của khá đông người tiêu dùng trong nước, những chiếc áo hàng hiệu, những lọ nước hoa, mỹ phẩm, túi xách xách tay từ nước ngoài về luôn là “thước đo” đẳng cấp, “độ” sành điệu của người sở hữu nó. Do đó, hàng hoá xách tay vẫn tồn tại mạnh mẽ trong thời kỳ thị trường hàng hóa trong nước đang ngày càng phong phú.

 

Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi các vụ hàng nhái trà trộn vào các cửa hàng chuyên đồ xách tay bị phanh phui, người tiêu dùng ngày càng thiếu tin tưởng vào việc mua sắm tại các con phố chuyên hàng hiệu. “Phố xách tay” ế khách thì ngay lập tức, lãnh địa kinh doanh hàng xách tay được phát triển rầm rộ trên các chợ mạng, chợ ảo online.

 

Chỉ cần gõ lên công cụ tìm kiếm, gõ dòng chữ hàng xách tay, hơn 34 triệu kết quả về loại hàng này đủ khiến người tiêu dùng hoa mắt. Bên cạnh các mặt hàng mỹ phẩm, thời trang là vô số các loại đồ điện tử như điện thoại, laptop với đủ loại nhãn hiệu nước ngoài.

 

Trong đó, hàng điện tử như điện thoại di động, laptop, máy ảnh là mặt hàng có nhiều chủng loại hơn cả và thu hút khá đông khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Lực lượng kinh doanh của nhiều gian hàng chuyên xách tay trên chợ ảo này lại chính là các du học sinh Việt Nam hoặc những người có họ hàng ở sinh sống ở nước ngoài.

Các du học sinh giới thiệu mặt hàng túi xách xịn trên mạng facebook cá nhân

Các du học sinh giới thiệu mặt hàng túi xách xịn trên mạng facebook cá nhân


 

Mô hình hoạt động chủ yếu là khách hàng đặt cọc khoảng 50 – 70% số tiền mua sản phẩm qua tài khoản ngân hàng, sau đó chủ cửa hàng sẽ check tài khoản và bắt mối với các du học sinh để chuyển hàng về nước. Còn đối với các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, khách hàng có thể đặt hàng theo catalogue giới thiệu sản phẩm của hãng. Sau đó, họ sẽ phải trả thêm tiền phí từ 5 – 10% sản phẩm cho chủ cửa hàng ngoài số tiền món hàng mà các hãng công bố giá trên trang web hay tại showroom.

 

 

Thu Hương, du học sinh Việt Nam tại Hà Lan cho biết, em cùng các bạn trong nước lập ra một topic chuyên nhận hàng xách tay trên một số chợ online. Việc buôn bán ban đầu cũng khó khăn vì khách hàng chưa thể tin tưởng để order hàng trước, do nhiều trường hợp lừa đảo “tiền trao nhưng cháo… không múc”. Nhưng sau nửa năm kinh doanh, cửa hàng cũng đã có nhiều mối khách ruột, có người sau khi nhận được hàng “chuẩn” khá hài lòng nên đã giới thiệu cho những khách hàng khác.

 

“Điều quan trọng nhất là mình phải đảm bảo nguồn gốc hàng hoá, có bill (hoá đơn mua hàng đầy đủ gửi về khách hàng). Đã xây dựng được uy tín với khách hàng thì việc kinh doanh thuận tiện hơn rất nhiều, muốn bán được hàng, người bán phải biết “bắt bài” xem khách hàng đang “chuộng” món nào mà nhập về cho kịp. Số tiền lãi không nhiều nhưng nếu có mạng lưới khách ruột thì thu nhập rất cao. Công việc này đủ cho em chi tiêu khá thoải mái khi sống ở Hà Lan”, Thu Hương cho biết.

 

Ngoài ra theo bật mí của Hương, muốn ăn lãi cao thì nhiều du học sinh thường tranh thủ gom hàng sale (tức hàng giảm giá theo mùa – PV) của các hãng thời trang Zara, Mango, HM, Gucci và một số mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thật nhiều. Vào những dịp cuối năm dương lịch, các siêu thị nước ngoài đều có những đợt sale off, có khi giá giảm đến 50 – 70% giá trị hàng đang bán.

 

“Hàng sale off của nước ngoài không có tình trạng bị trà trộn hay “treo đầu dê bán thịt chó” như ở Việt Nam. Đây là những loại hàng hết mốt hoặc hàng cận date nên được nhà sản xuất bán tháo. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, những mặt hàng này vẫn là hàng có thương hiệu “xịn” nên bán có giá rất cao, gấp 3- 4 lần giá trị khi mua hàng sale off” – Thu Hương cho biết.

 

Dịp sát Tết Âm lịch cũng là thời điểm nhiều du học sinh về nước nên việc “găm” hàng sale và đem về nước vừa đảm bảo lại tiết kiệm được chi phí vận chuyển, diễn ra khá phổ biến. Hãng hàng không nào cũng có quy định cho khách hàng được xách theo số lượng hàng hoá khoảng 20-  30kg/người. Do đó, cứ mỗi dịp này, các du học sinh đều cũng tranh thủ ôm vác, lỉnh kỉnh các loại đồ thời trang, mỹ phẩm… để mang về nước kinh doanh.

 

Về “bển” lại xách thêm đặc sản Việt

 

Chị Thu Linh (Hàng Đường, Hà Nội) cho biết: Mua hàng hiệu tại các cửa hàng ở Việt Nam bây giờ đều ở tình trạng “năm ăn, năm thua” do tỷ lệ trà trộn của hàng nhái khá cao. Nhưng nếu tìm được những chỗ bán hàng order của các du học sinh đã giao dịch uy tín nhiều năm thì rất yên tâm, vì hàng hoá đều được gửi ở bên nước ngoài về lại kèm theo hoá đơn mua hàng đầy đủ. Chi phí xách tay cũng khá cao nhưng với các “tín đồ” hàng “xịn”, họ sẵn sang móc hầu bao cho việc mua – bán này.

 

Vài năm gần đây, thị trường hàng hoá xách tay cũng xuất hiện nhiều mặt hàng nhái do các cửa hàng chuyển sang mua hàng giả trộn vào hàng hiệu “xịn” kiếm lời. Nếu như với các mặt hàng túi xách, quần áo thời trang, khi lỡ mua phải hàng nhái từ các cơ sở gia công may mặc của Trung Quốc, người tiêu dùng chỉ còn biết trách mình không đủ sành điệu để nhận biết thì các mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm, nếu mua phải hàng nhái, hậu quả về sức khoẻ, tính mạng còn nguy hại hơn gấp bội.

 

Các mặt hàng ăn khách nhất được các du học sinh đua nhau kinh doanh chính là mặt hàng túi xách, quần áo, mỹ phẩm, kính… của những nhãn mác hàng hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Lacoste, LV, Versace, DG, Just Cavalli, Ohui, Channel, Olay, L’Oreal… Đây đều là hàng “xịn”, hàng chuẩn nên mức giá khá cao, trong đó chỉ một số ít mỹ phẩm, quần áo có giá tiền trăm còn hầu hết các mặt hàng được tính bằng tiền triệu đồng.

 

Dù vậy, mức giá của hàng do các du học sinh xách tay về vẫn “mềm” hơn khá nhiều so với các cửa hàng, siêu thị có nhập khẩu các mặt hàng cùng thương hiệu, hiện đang bán tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

 

Với đầu óc kinh doanh nhạy bén, các du học sinh khi kết thúc dịp nghỉ Tết, trở lại nước ngoài học tập, còn tranh thủ “ôm” thêm các mặt hàng đặc sản Việt Nam. Những món ăn bình dị, quen thuộc ở Việt Nam như miến dong, bột sắn, chè Thái Nguyên, nem chua Thanh Hoá… đều trở thành hàng hiếm, có khó tìm ở nước ngoài.

 

Anh Âu Đức Thọ, du học sinh Việt Nam tại Anh, kể lại, dịp gần Tết trước khi về Việt Nam, anh có đăng tải lên trang facebook cá nhân của mình khá nhiều mẫu mã và giá cả của các loại túi xách và quần áo hàng hiệu. Ai có nhu cầu sẽ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cho người nhà của anh tại Việt Nam. Sau khi check và thống kê số lượng hàng, anh Thọ sẽ mua và đem theo về Việt Nam qua đường hàng không.

 

Để tránh kiểm tra của hải quan, những mặt hàng này đều phải bóc hết tem, mác và vứt lại hộp. Số tiền lãi thu được sau mỗi lần “ôm” hàng như vậy là khá lớn, do mặt hàng thời trang ở bên Anh được sale off khá “khủng” mỗi dịp Giáng sinh và cuối năm. Khi sang Anh tiếp tục việc học tập, anh Thọ cũng tranh thủ mang thêm một số loại thực phẩm, đặc sản made in Vietnam về để bán cho những cửa hàng chuyên cung ứng hàng Việt tại các chợ người Việt.

 

“Đặc sản Việt Nam cũng được bán khá nhiều tại các siêu thị và các khu chợ người Việt nhưng hầu hết là hàng đã qua vận chuyển tại nhiều chuyến bay, cửa khẩu nên không còn độ tươi ngon. Trong khi, hàng xách tay của các du học sinh đều là hàng đặc sản Việt Nam đã qua chọn lọc kĩ càng, lại là hàng mới nên nhiều người ở bên này rất yêu thích”, anh Thọ cho biết thêm.

 

 

Theo Phương Thu

Đời sống Pháp luật

Nguồn: http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/du-hoc-sinh-bat-mi-chuyen-gam-hang-ha-gia-ve-tet-691620.htm

Nâng tầm hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ

Posted: 30 Jan 2013 07:25 PM PST

(GDTĐ) – Chiều 30/1 tại Hà Nội, thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ranjit Rae, đại sứ nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có các Vụ, Cục chức năng của Bộ GDĐT và ĐH Bách khoa Hà Nội.


Quang cảnh buổi tiếp

Quan hệ hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ đang phát triển tốt đẹp. Chính phủ Ấn Độ đã dành nhiều suất học bổng cho cán bộ và sinh viên Việt Nam. Ấn Độ đã đầu tư một số dự án triển khai ở Việt Nam như Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Đà Nẵng, Trung tâm đào tạo CNTT tại Hà Nội và dự kiến sẽ thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Học viện ngoại giao. Chính phủ Việt Nam cũng đã dành một số suất học bổng cho sinh viên Ấn Độ sang học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

Vừa qua, Ấn Độ đã giúp Việt Nam triển khai hệ thống siêu máy tính Param tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Hệ thống này đang được hoàn thiện vừa sẽ hoạt động trong thời gian tới. Param là một hệ thống siêu máy tính hiện đại và tiên tiến trên thế giới, là thành tựu nổi bật của các nhà khoa học Ấn Độ. Thêm vào đó, phía Ấn Độ cũng cung cấp 2 phòng thí nghiệm là Phòng thí nghiệm tính toán lưới và Phòng thí nghiệm hiển thị, đồng thời giúp đào tạo cán bộ và chuyên gia sử dụng nhằm hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

Thay mặt Bộ GDĐT, Thứ trưởng Trần Quang Quý đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Ấn Độ, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực GD-ĐT. Trong những năm qua, Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ, đã trở thành một cường quốc về CNTT. Việt Nam mong muốn nhận được sự giúp đỡ của Ấn Độ để phát triển phát triển giáo dục, trong đó có việc Ấn Độ sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao về CNTT cũng như giúp Việt Nam xây dựng các trung tâm đào tạo tiếng Anh.

Sau các chuyến thăm Ấn Độ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hai bên đã có bước tiến quan trọng trong việc hợp tác tại nhiều lĩnh vực, trong đó có GD-ĐT. Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Phó Tổng thống Ansari cũng khẳng định rằng Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách "Hướng đông" của Ấn Độ. Cùng với việc đón nhận các cán bộ, sinh viên Việt Nam sang du học tại Ấn Độ, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Nang-tam-hop-tac-ve-giao-duc-giua-Viet-Nam-va-An-Do-1966667/

Sôi động cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Posted: 30 Jan 2013 06:25 PM PST

(GDTĐ) – Năm học 2012-2013 là năm đầu tiên Bộ GDĐT triển khai cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc. Thời gian này, các địa phương đang tổ chức các cuộc thi cấp tỉnh và đã lựa chọn được nhiều đề tài, dự án có tính ứng dụng cao.


Học sinh tham gia cuộc thi tại Thái Nguyên

Cuộc thi kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học trong học năm học 2012 -2013 nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

Hội thi thể hiện chủ trương mới của toàn ngành là nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; tạo cơ hội để học sinh có điều kiện giới thiệu những kết quả nghiên cứu của mình trong cả nước và hội nhập quốc tế.

Tại Lào Cai, Sở GDĐT Lào Cai  đã chọn 6 dự án tham gia thi quốc gia bao gồm: Thực trạng sản xuất và sử dụng trang phục truyền thống hiện nay của người H.Mông ở Bắc Hà- Lào Cai (THCS Lê Quý Đôn, TP Lào Cai); Máy phát điện (THPT số 2 huyện Bảo Yên); thông gió bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời (THPT Chuyên Lào Cai); Xử lý dư lượng photphat, amoni và nitrit trong nguồn nước xung quanh Nhà máy photphat ở khu công nghiệp Tằng Loỏng- Lào Cai bằng một số thực vật thủy sinh (THPT Chuyên Lào Cai); Cốc lọc nước sử dụng các bon hoạt tính lấy từ vỏ dừa (THPT Chuyên Lào Cai); Ứng dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu và sử dụng một số loại tinh dầu (THPT số 1 TP Lào Cai).

Tại Thái Nguyên, ngay từ khi phát động cuộc thi đã thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh nhiều trường trung học trên địa bàn. Những dự án, những công trình nghiên cứu được chọn lựa kĩ lưỡng và có chất lượng cao đã được trao giải gồm có: Thiết kế màng lọc từ vỏ chuối khô nghiền nhỏ nhằm xử lý kim loại nặng trong nước ở những vùng khai thác khoáng sản (THPT Chuyên Thái Nguyên). Phân tích thành phần của khí bếp than và mô hình ống lọc khí thải ở bếp than (THPT Chuyên Thái Nguyên). Đánh giá khả năng tiêu hoá xốp trong ống tiêu hoá của gà (THPT Chuyên Thái Nguyên)


Một cuộc thi tại Đồng Nai

Tại Đồng Nai, đăng ký tham gia dự thi có 20 dự án, sau khi thẩm định có 14 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. Ban giám khảo đã lựa chọn được các đề tài, dự án xuất sắc nhất để trao giải, bao gồm: Mạch điện tăng lực cho những đôi bạn cùng tiến (THCS Long Tân, huyện Nhơn Trạch), Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời dành cho người khuyết tật (THCS Nguyễn Trãi, TX Long Khánh); dự án Robot nhặt rác trên mặt nước (THCS Hùng Vương Tp. Biên Hòa).

Tại TP.HCM, Sở GDĐT TP.HCM đã tiến hành vòng thi chung kết cấp thành phố và chọn ra được 6 đề tài tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013 cấp quốc gia như sau: Màn hình cánh quạt ba chiều (THPT chuyên Lê Hồng Phong); Hệ thống tự động trồng rau nuôi cá trong nhà (THPT chuyên Lê Hồng Phong); Giấy pH làm từ bắp cải tím (THPT Nguyễn Thượng Hiền); Điều chế xà phòng từ dầu thải, trường THPT Gia Định); Sản xuất rượu vang từ vỏ quả chuối sứ (THPT Thạnh Lộc); Thực trạng đọc sách của trường Khánh Hội A (THCS Khánh Hội A – Quận 4).

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Soi-dong-cuoc-thi-Khoa-hoc-ky-thuat-danh-cho-hoc-sinh-trung-hoc-1966668/

Thầy giáo bị lập Facebook tung tin đồn yêu học trò

Posted: 30 Jan 2013 02:24 PM PST


Facebook tự xưng của thầy Khải cùng bức tâm thư

Ông Nguyễn Viết Khải bức xúc: "Bỗng dưng cả xã Phú Riềng rộ lên tin đồn tôi có quan hệ như vợ chồng với học sinh. Không những vậy, người ta còn nói tôi lập Facebook để công khai chuyện xấu của mình khiến không những tôi mà cả gia đình và nhà trường vô cùng bức xúc. Người thân ở xa, những người làm việc trong ngành và cả lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo cũng hỏi về sự việc này nên ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự của tôi".

Cũng theo ông Khải: "Facebook trên mạng cho rằng tôi tự bạch chuyện của mình là giả mạo. Tôi cũng có một Facebook lấy tên là Khải Viết Nguyễn nhưng hoàn toàn không có bức tâm thư nào trong đó. Hầu hết học sinh THPT đều sử dụng Facebook nên nội dung bức tâm thư này lan truyền khá nhanh. Thời gian này, nhiều phụ huynh, học sinh… nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ thị khiến tôi rất khó xử".

Trao đổi với chúng tôi, em T. cũng hoàn toàn phủ nhận những thông tin trên. Chị P.T.H – mẹ em T cho biết: "Con tôi mới 16 tuổi, hàng ngày tôi đều đưa đón cháu đi học thì làm sao xảy ra chuyện động trời như vậy được. Sự việc xảy ra đúng vào thời điểm con tôi thi học kỳ, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cháu, dẫn đến kết quả thi không tốt. Hơn nữa, thầy Khải có mối quan hệ rất thân thiết với chồng tôi, thường xuyên đến nhà tôi chơi. Đây là hành động rất tàn nhẫn, những người tung tin đồn thất thiệt này nhằm mục đích hạ nhục uy tín nghề nghiệp của thầy Khải cũng như gia đình tôi. Mong rằng cơ quan công an sớm vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý những kẻ tung tin đồn thất thiệt này".

Ông Nguyễn Đức Đại, Phó chủ tịch UBND xã Phú Riềng cho biết: Chúng tôi cũng nghe thông tin nhưng trường THPT do Sở Giáo dục – Đào tạo trực tiếp quản lý. Hơn nữa, không có người bị hại, người giám hộ hay các bên liên quan trình báo nên không có căn cứ để điều tra sự việc trên.

Không riêng gì sự việc này, trường THCS Lý Tự Trọng (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cũng vừa ra quyết định buộc thôi học một học sinh vì đã thóa mạ thầy cô trên Facebook thông qua một bản "tuyên ngôn học sinh".

Thế giới mạng xã hội đầy rẫy những thông tin, tốt có, xấu có, những người sử dụng nếu không đủ bản lĩnh, chính kiến sẽ dễ dàng bị lung lay, từ đó tạo thành một mắt xích trong mạng lưới phát tán. Qua sự việc này, rất mong các ngành chức năng sớm tìm ra giải pháp để quản lý các trang mạng xã hội, nhất là những thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tập thể.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thay-giao-bi-lap-facebook-tung-tin-don-yeu-hoc-tro-691445.htm

Comments