Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cựu binh Mỹ góp sức xây trường ở Việt Nam

Posted: 30 Jan 2013 07:24 AM PST

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cuu-binh-my-gop-suc-xay-truong-o-viet-nam-691064.htm

Xe buýt chở học sinh bị tấn công, một người thiệt mạng

Posted: 30 Jan 2013 06:24 AM PST

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/xe-buyt-cho-hoc-sinh-bi-tan-cong-mot-nguoi-thiet-mang-691367.htm

Bộ GD-amp;ĐT tặng bằng khen cho tác giả đạt giải thiết kế LoGo Hội nghị SEAMEC 47

Posted: 30 Jan 2013 06:24 AM PST

(GDTĐ) - Chiều nay (30-1), tại Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO ở Việt Nam (SEAMEO RETRAC), Bộ GDĐT đã làm lễ trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho tác giả đạt giải sáng tác biểu trưng Hội nghị SEAMEC 47. Tham dự buổi lễ có ông Trần Bá Việt Dũng –Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và ông Đỗ Hữu Tuyết-Phó vụ trưởng, Phó giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Các đại biểu tham dự lễ trao bằng khen của Bộ truởng Bộ GD cho tác giả đạt giải thiết kế LoGo SEAMEC 47
Các đại biểu tham dự lễ trao bằng khen của Bộ truởng Bộ GD cho tác giả đạt giải thiết kế LoGo SEAMEC 47

Theo thông lệ, Ban Tổ chức (nước đang cai) cần chuẩn bị một biểu trưng (LOGO) của Hội nghị. Biểu trưng cho Hội nghị Hội đồng Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á lần thứ 47 (Southeast Asia Ministers of Education Council Conference – SEAMEC 47). Do đó, sau một thời gian phát động, Bộ GD-ĐT đãchọn tác  phẩm dự thi của Họa sĩ Mai Quế Vũ, Trưởng khoa Mỹ thuật thuộc trường Đại học Kiến trúc TP.HCM làm biểu trưng cho Hội nghị SEAMEC 47.

Năm nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ của các nước ASEAN; Bộ GD-ĐT sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Hội đồng Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á lần thứ 47 (Southeast Asia Ministers of Education Council Conference – SEAMEC 47) vào tháng 3 năm 2013 tại Hà Nội.

Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng vụ hợp tác Quốc tế trao bằng khen cho tác giả
Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng vụ hợp tác Quốc tế trao bằng khen cho tác giả

Đây là một trong những hoạt động lớn nhất trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO năm 2013 – 2015, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của giáo dục và đào tạo Việt Nam trong SEAMEO cũng như trong khu vực và quốc tế.

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201301/Bo-GD-DT-tang-bang-khen-cho-tac-gia-dat-giai-thiet-ke-LoGo-Hoi-nghi-SEAMEC-47-1966666/

Hà Nội đứng đầu về số HS giỏi quốc gia

Posted: 30 Jan 2013 05:48 AM PST

- Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2013 của 63 tỉnh thành và các trường ĐH có khối THPT.

Theo đó, Hà Nội dẫn đầu với tổng số 129 giải (gồm 9 giải Nhất, 35 giải Nhì, 47 giải Ba và 21 giải Khuyến khích.)

Đứng thứ hai là Hải Phòng với 80 giải (4 giải Nhất, 25 giải Nhì, 29 giải Ba và 22 giải Khuyến khích). Ở vị trí số 3 là Nam Định với 77 giải (4 giải Nhất, 27 giải Nhì, 25 giải Ba và 21 giải Khuyến khích.)

Nghệ An và Thanh Hóa lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5.

Các thí sinh đoạt giải của Hà Nội chủ yếu tới từ các trường chuyên có tiếng như: ĐH QG Hà Nội, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ…

Xếp theo trường, ĐH QG Hà Nội đứng đầu với 66 thí sinh đoạt giải, trong khi ĐH QG TP.HCM xếp thứ 2 với 58 thí sinh đoạt giải. Tiếp sau đó là ĐH Sư phạm Hà Nội với 55 giải.

  • Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107636/ha-noi-dung-dau-ve-so-hs-gioi-quoc-gia.html

Hành hung vì… mặc cảm tự ti

Posted: 30 Jan 2013 05:48 AM PST

– Tự ti và tự tôn (tự cao) là các phức cảm bộc lộ như hai thái cực ngược
nhau, nhưng cùng do thiếu cảm thông, thiếu hiểu biết lẫn nhau, và đều dễ
rơi vào tình huống xung đột.

 

 

Sự dữ dội của mặc cảm

Coi trời bằng vung

Alfred Adler, người Áo, học giả đầu tiên về tâm lý cá thể (individual psychology) cho rằng cảm giác tự ti, kéo theo trầm cảm, xuất phát từ khi cá thể còn nhỏ tuổi. Các nghiên cứu tâm lý học cho biết nguyên nhân của mặc cảm (phức cảm) tự ti là do thiếu sự quan tâm của gia đình dành cho đứa trẻ, hoặc/và trách mắng, đánh đập nó thường xuyên, gây thương tổn cảm giác tự trọng của đứa trẻ ở tuổi vị thành niên.

Alfred Adler cho rằng "mặc cảm tự ti có thể dữ dội đến mức đứa trẻ nghĩ rằng nó không bao giờ được bồi thường cho chỗ yếu, chỗ thiệt thòi của nó". Sự tuyệt vọng do mặc cảm tự ti có thể dẫn tới tìm cách áp dụng các biện pháp quyết liệt, như tự sát, hoặc ngược lại, dùng vũ lực để tìm lối thoát cho mặc cảm.

Cùng với các yếu tố tâm lý, còn có thể do các nguyên nhân khác gây mặc cảm tự ti: sức khỏe (tật tật bẩm sinh), xã hội (xuất phát điểm thấp), chính trị, sắc tộc (màu da, dân tộc thiểu số), nhân khẩu (bùng nổ dân số làm thành phần thu nhập thấp trong xã hội bị đẩy ra ngoài dịch vụ giáo dục, y tế…), ám ảnh mình sẽ không thành đạt, định hướng về tình dục (diện "thiểu số" về tình dục)…

Tự ti và tự tôn (tự cao) là các phức cảm bộc lộ như hai thái cực ngược nhau, nhưng cùng do thiếu cảm thông, thiếu hiểu biết lẫn nhau, và đều dễ rơi vào tình huống xung đột.

Bè cánh

Về tổng thể, tâm lý học giáo dục cho rằng mặc cảm tự ti là tiêu cực. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó là động lực thúc đẩy cá nhân thành đạt. Ngôi sao điện ảnh, truyền hình Anh Robert Pattinson từng thổ lộ, "nỗi sợ thất bại và tính tự ti" chính là động cơ cho thành công của anh.

Tuy nhiên, khi cá nhân có tính tự ti không có được các tố chất khả dĩ để vươn lên (tình trạng "tuyệt vọng", theo Alfred Adler), người này có thể ngầm tìm cách dựa vào các bản năng, tập quán "bầy đàn" để đạt mục đích.

Tinh vi

Hồ Chí Minh từng chia sẻ với những cộng sự là nước ta thiếu các lý luận triết học. Điều này ảnh hưởng tới tiến trình tư duy và kỹ năng ra quyết định. Hẳn vì thế, theo học giả trong nước, người Việt thường không quyết đoán. Từ đây, có một biểu hiện nữa của tự ti, là tính hay a dua.

Giới học giả Việt Nam, đánh giá cao mặt tích cực của văn hóa thôn làng Việt như "tính cộng đồng", còn chỉ ra mặt trái của nó, là thói bênh che vô lối cho họ hàng (và cả đồng hương), ngay cả khi "người nhà" mình sai, và những huyễn hoặc về quê mình "siêu việt", rồi kỳ thị, "ghét" dân tỉnh này, chê vùng kia.

Do đặc tính tự quản (của thôn làng Việt ngàn đời nay, có mặt trái là cục bộ, địa phương), người Việt bước ra không gian ngoài thôn làng thường có biểu hiện, hoặc rụt rè (vì ngại "lệ làng" ở nơi khác khác quê mình), hoặc ngược lại: cư xử ngông nghênh hung hãn, rồi dựa vào "lực lượng" cùng huyết thống, bè cánh (và đồng hương) tới tiếp cứu, khi xung đột bùng phát…

Có những xung đột mà sự xuất hiện của họ hàng, bạn bè của một bên không có nghĩa là can gián, hòa giải, mà là nguy cơ cho bên kia. Kết quả là nạn nhân, bị đánh hội đồng bởi phe nhóm, đã tự vệ quá mức, đến nỗi cướp đi mạng sống đối thủ…

Sĩ diện hão

Lễ bảo vệ Luận án bắt đầu. Ảnh: Báo Cá Sấu (Liên Xô)

Theo các nghiên cứu tâm lý nước ngoài, những người trẻ (chịu mặc cảm tự ti), nhất là nam, có các triệu chứng: cố che đậy mặc cảm này bằng cách tỏ ra hung hãn; ưa sử dụng bia rượu; tỏ vẻ ham thích những trò chơi thời thượng (chẳng hạn, là fan cuồng môn bóng đá); đua đòi (tập quán thường xuyên "nâng đời" xe, ĐTDĐ…); "nô lệ mốt", trang điểm, để tóc khác kiểu. Bên trong vẻ tự cao tự đại quá đáng (sành điệu) hoàn toàn có thể là cảm giác tự ái chịu tổn thương nặng nề.

Các nhà tâm lý học Nga cho rằng khi người có mặc cảm tự ti bị dồn đến chân tường, trong họ có thể xuất hiện xu hướng hành hung. Bạo lực có thể thành phương tiện, giúp người tự ti sỉ nhục những ai "bị" xem là hơn họ.

Một biểu hiện ngấm ngầm của sĩ diện hão, là tính hay ganh ghét, kèn cựa. Có những nữ sinh xinh đẹp, nữ tính hơn, hay học giỏi hơn, bị đám đông gán tội "chảnh" (tự kiêu) và bị hành hung bởi bạn gái cùng lớp; một số bà mẹ Việt kêu các "hoàng tử" của mình bị bắt nạt bởi đám trẻ trông lam lũ hơn…

Có những vụ đánh đập, thậm chí giết nhau của nam thanh niên vì "nhìn đểu" đã được các bạn nữ cùng lứa "bắt bệnh" trên báo chí, là do sĩ diện hão. Do truyền thống "trọng nam", nhiều trai Việt hay bốc đồng, nhưng dễ chạm tự ái, hay dỗi, tưởng mình bị coi thường nên "làm dữ"…

Tính sĩ diện hão truyền đời qua những câu: "mời nhau ăn cỗ, đánh nhau chia phần", "quan tiền công không bằng đồng tiền thưởng", "dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn", "một miếng giữa làng"…

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tiểu nông, độc canh sang chạy đua đạt "tăng trưởng cao" về số lượng, trong điều kiện năng lực tư duy không tích lũy kịp, đã biến nhiều người Việt từ chỗ rụt rè, hay cười trừ, "bình vôi" (vì không có chính kiến ngay), sang thiên về xử lý bằng "giải pháp tình thế", chém gió, chống lưng nhau vì "lợi ích nhóm". Nổi cộm những chây bửa, đi ẩu, làm ẩu (đi tắt đón đầu, xây nhà từ nóc), phát ngôn bừa, những vi phạm không bị xử lý thích đáng…

Một xã hội lành mạnh, có kỷ cương, kinh tế phát triển vững sẽ đề cao được lòng tự trọng, tự tin thực sự cho thế hệ mới, khi các cơ chế hòa giải và pháp luật, chứ không phải là cưỡng bách, ẩu đả, đóng vai công cụ giải quyết tranh chấp.

  • Lê Thành

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107199/hanh-hung-vi--mac-cam-tu-ti.html

Những sự kiện giáo dục gây sốt trên facebook

Posted: 30 Jan 2013 05:48 AM PST

- “Từ việc trò lớp 8 suýt bị thôi học vì nói xấu thầy cô đến bài giảng thú vị của thầy, chuyện nữ sinh miệt thị người Vĩnh Phúc hay những điều "cấm kỵ" trên facebook…đã khép lại một năm với những câu chuyện buồn vui của đời sống HSSV trên các trang mạng xã hội.


Sức hấp dẫn tại lớp học online

Facebook của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (sinh năm 1984, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) luôn có sức hấp dẫn với HSSV từ các bức ảnh cùng vài lời bình, câu nói, trích dẫn mang tính gợi mở… hay đến những clip tư vấn.

: Hình ảnh trẻ trung và những bài giảng thực tế của thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ với học sinh, sinh viên.

Những ngày đầu năm 2013, thầy lại khiến các bạn trẻ sôi sục với clip "Bộ luật tình yêu" đầy hấp dẫn.Đề cập đến chủ đề nóng của các bạn trẻ hiện nay đó là tình yêu tuổi học trò, thông qua clip thầy Hiếu tâm sự: "Bản chất tình yêu tuổi học trò không xấu, xấu hay không là ở cách chúng ta yêu. Thế nên người lớn không nên cấm học sinh yêu mà chỉ cấm những cách yêu sai lầm.

Tất cả những gửi gắm của người thầy nhận được phản hồi tích cực, phần nhiều của các em HSSV.

Nội dung phong phú, chuyển tải một cách dễ hiểu, có hơn 146 ngàn người yêu thích và không ngừng tăng từng giờ, Facebook của ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu không khác nào một "lớp học online" với tiêu chí có ích cho giới trẻ.

Năm qua, cũng không thể không nhắc tới hình ảnh trẻ trung của cô giáo dạy lịch sử Lê Thị Mỹ Dung,  Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) hay "Những phát ngôn bất hủ"
như cho trò nhuộm tóc, khuyên trò dùng điện thoại, sống đúng cách của
Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Miện 1, huyện Thanh Miện, Hải Dương Bùi
Thành Đông.


Đây là bức ảnh do chính các học sinh chụp và dành những lời yêu thương dành cho cô Lê Thị Mỹ Dung (Ảnh lấy từ fanpage trên facebook của HS Trường THPT Phan Đình Phùng).

Chuyện không chỉ của nữ sinh lớp 8

Câu chuyện nữ sinh V., lớp 8/6 Trường THCS Lý Tự Trọng Quảng Nam dùng mạng xã hội Facebook ra lời kêu gọi "Tuyên Ngôn Học Sinh…" kèm lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo…bị buộc thôi học 1 năm khiến những người làm giáo dục và cả xã hội phải nhìn nhận lại.


 

Nữ sinh với lời lẽ miệt thị người Vĩnh Phúc (Ảnh chụp lại từ màn hình).


Vì "sự việc quá mới" nên Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Sở GD-ĐT Quảng Nam báo cáo tình hình và hướng xử lí.

Chính quyền địa phương mà trực tiếp là phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ nơi em sinh sống đã phải đứng ra bảo lãnh để em có thể tiếp tục tới trường.

Nhưng hơn hết là việc giáo dục, định hướng cho học trò sử dụng facebook như thế nào.

Sinh viên gây sốt với clip về lịch sử

Clip "Việt Nam, hình hài một chữ S" của SV Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sử dụng đồ họa độc đáo ngay lập tức nhận được hàng chục ngàn lượt xem và "Like" trên Youtube.


 

Clip lịch sử gây sốt do sinh viên làm (Ảnh chụp lại từ màn hình).


Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc sự sáng tạo, ứng dụng tốt của nhóm SV đã "đánh thức Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến việc giảng dạy trực quan trong các môn học".

Bức xúc vì nữ sinh miệt thị người Vĩnh Phúc


Đoạn status với thái độ miệt thị người Vĩnh Phúc khiến cộng đồng mạng bức xúc. Sau đó, nữ sinh này đã có lời xin lỗi trên trang cá nhân của mình.

Nữ sinh với lời lẽ miệt thị người Vĩnh Phúc (Ảnh chụp lại từ màn hình).

Trước đó, tháng 6/2012, nam sinh ĐHQG Hà Nội cũng khiến dân mạng bức xúc vì lập Hội ghét dân Thanh Hóa.

Trường học gây sốt với những điều “cấm kỵ”

“Không nói tục chửi bậy, không dùng facebook để nói xấu ai, chỉ like khi đã đọc kĩ nội dung, status phải viết rõ ràng,…” Quy định "Những điều cấm kỵ khi lên facebook" vừa được Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) đưa ra ngày 15/1.


 

(Ảnh chụp lại từ màn hình).


Ngay khi được đưa lên diễn ra facebook của trường, quy định đã nhận được những ý kiến trái chiều, đa phần là phản đối. Theo hiệu trưởng Văn Như Cương cho biết quy định "là một phép thử.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107466/nhung-su-kien-giao-duc-gay-sot-tren-facebook.html

Tăng cường công tác giáo dục toàn diện HSSV

Posted: 30 Jan 2013 02:22 AM PST

(GDTĐ)- Bộ GDĐT vừa công bố kết luận của Thứ trưởng Trần Quang Quý tại Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN về tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên (HSSV) và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2012.

Theo đó, đề nghị Bộ GDĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho HSSV. Bộ GDĐT phối hợp cùng Trung ương Đoàn và các Bộ, ngành liên quan tổng hợp, tiếp thu các ý kiến, tham luận, phát biểu của các đại biểu từ đó nghiên cứu đưa vào chương trình phối hợp giai đoạn tới.

Ngành Giáo dục phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Đội trong nhà trường về kỹ năng và phương pháp phối hợp công tác. Tiếp tục củng cố vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các cơ sở giáo dục.

Thứ trưởng cũng yêu cầu, trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh tuyên truyền về lòng yêu nước, ý chí lập thân, lập nghiệp, dạy chữ, dạy người, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020, Nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Bộ GDĐT giao Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp với Ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan xây dựng Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2013 – 2017 đảm bảo mục tiêu, nội dung thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201301/Tang-cuong-cong-tac-giao-duc-toan-dien-HSSV-1966655/

Nobel Hóa 1996: ‘Không được gây áp lực cho học sinh’

Posted: 30 Jan 2013 02:22 AM PST

Thứ tư, 30/1/2013, 12:30 GMT+7

Để khoa học và giáo dục phát triển, người lớn phải tạo môi trường cho trẻ thực hiện ước muốn bản thân, không nên tạo áp lực buộc các em phải giành giải thưởng nào đó, giáo sư đạt giải Nobel Hóa học 1996 khuyên.
Nobel Vật lý tới Việt Nam

Hôm qua giáo sư Harold Kroto, nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học thuộc Đại học bang California, Mỹ đến Hà Nội tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.

Giáo sư Harold Kroto. Ảnh: Hương Thu.

- Mục đích ông tới Việt Nam lần này là gì?

- Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, tôi sẽ tham gia giảng về chủ đề “Giáo dục- nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại” tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi có trọng trách giải thích cho thế hệ trẻ hiểu rằng những vấn đề mà giới khoa học đi trước như chúng tôi từng vướng phải có thể là điều thế hệ đang ngồi trên giảng đường gặp trong tương lai. Nếu họ không hiểu thấu đáo vấn đề đó, thì trong tương lai họ còn gặp rất nhiều khó khăn hơn thế hệ chúng tôi.

Trong chuyến thăm lần này, tôi còn muốn được chuyển tải ba mối lo lắng của mình khi mọi người đang không biết làm thế nào để giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới. Tôi cho rằng, để thế giới tồn tại cần gỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia, gỡ bỏ rào cản giữa suy nghĩ mang tính quốc gia riêng. Mặt khác, các dân tộc cần phối hợp lợi ích, lợi ích của Việt Nam sẽ là lợi ích có liên quan với nước khác. Và cuối cùng để tồn tại, các quốc gia cần phối hợp và làm việc trong hòa bình.

Hiện nay nhiều người hiểu sai về lĩnh vực khoa học. Khoa học không phải kiến thức học trường phổ thông, hay việc áp dụng kiến thức khoa học tìm được. Khoa học cũng không phải cách phát hiện sự kiện mới, mà khoa học chính là cách nghĩ của mỗi người.

Vậy nên chúng ta phải có cách nghĩ khoa học thì mới biết được liệu những điều mình nghe là đúng hay sai. Điều này rất quan trọng vì nó còn liên quan đến vấn đề đạo đức. Giới cầm quyền thế giới có xu hướng cố gắng thuyết phục mọi người rằng những điều họ làm là đúng, vì thế mọi người cần biết cách phân biệt đâu đúng, đâu sai.

Chúng ta phải dạy bảo thế hệ trẻ cách đặt câu hỏi thể hiện hoài nghi sự với kiến thức các em được học, hay các thông tin của truyền thông.

Kiến thức không đương nhiên giúp người ta đưa ra quyết định đúng đắn. Quyết định đúng đắn có được là nhờ tự suy logic. Hãy nhìn vào các nước phát triển hiện nay, họ có quyền tự do đặt câu hỏi và nghi ngờ, con người nếu không sống trong xã hội như thế thì nền văn hóa, cuộc sống trí tuệ sẽ không thể tiến bộ.

- Tại sao ông lại chọn lĩnh vực hóa học để theo đuổi?

- Khi còn ngồi ghế nhà trường, tôi học rất giỏi hóa học và nghệ thuật vẽ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1950, tôi thấy nếu đi theo khoa học cơ hội việc làm lớn nhiều.

Như vậy, trước tiên tôi chỉ nghĩ học và làm hóa tôi sẽ có công việc tốt. Tôi chưa bao giờ nghĩ làm cái này để có giải thưởng A hay B. Khi nghiên cứu cũng vậy, tôi chưa hề đề ra mục tiêu sẽ đạt giải Nobel, vì khả năng phát hiện ra chất mới là rất ít, song thật không ngờ, tôi lại tìm ra chất mới.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ tôi mà hầu hết giới khoa học khi nghiên cứu họ không đặt ra mục tiêu ban đầu các phát hiện của mình sẽ được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Để minh chứng điều này, các bạn có thể nhìn lại phát minh của nhân loại để thấy.

- Ông có lời khuyên nào cho các em học sinh muốn học giỏi môn hóa học?

- Để học môn hóa học giỏi, chúng ta phải học ngôn ngữ hóa học đó, vì mỗi môn khoa học đều có ngôn ngữ riêng. Ví dụ, muốn hiểu Việt Nam phải hiểu tiếng Việt trước. Tôi nhận thấy vấn đề xảy ra ở nhiều người là họ thích áp dụng khoa học công nghệ cụ thể chứ không hiểu khoa học theo chiều sâu hay theo khía cạnh thực chất của khoa học. Cụ thể như khi tôi nói về con chip, các bạn biết ngay nó áp dụng trong các điện thoại di động, nhưng các bạn không hiểu khía cạnh khoa học, hay ngôn ngữ ứng dụng này, nên sẽ khó mà học giỏi được.

- Theo ông, làm thế nào để Việt Nam cũng có giải Nobel?

- Không chỉ Việt Nam, mà các nước châu Á luôn mong có giải thưởng về toán học, vật lý. Nhưng với những nhà khoa học đạt giải như Ngô Bảo Châu, mục tiêu ban đầu không phải tiến hành nghiên cứu để đạt giải thưởng gì đó. Tôi tin, giáo sư Châu đã tìm được môi trường giáo dục tốt để theo đuổi ước muốn của mình, chính điều này giúp giáo sư Châu đạt giải thưởng cao.

Cá nhân tôi cũng vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải có bằng được giải Nobel. Nếu tôi có mục tiêu đó, tôi sẽ không chọn nghiên cứu hóa học vì ban đầu tôi đánh giá lĩnh vực này tiềm năng rất thấp, phát triển không lớn.

Vì thế, điều quan trọng là Việt Nam hay các nước phương Đông nên tạo môi trường, trong đó trẻ em có thể tự do theo đuổi ước muốn của mình, từ đó mới có phát kiến như các nước khác.

Không nên tạo áp lực lên học sinh, buộc các em phải có giải thưởng. Ở Việt Nam có rất nhiều em giành giải cao trong nước nhưng lại không có giải thưởng quốc tế.

Hãy nhìn lịch sử Nhật 40 năm trước, họ đầu tư chủ yếu cho khoa học cơ bản, chứ không tập trung ngay cho khoa học ứng dụng. 40 năm sau, nước Nhật có một số nhà khoa học có giải Nobel. Vì thế, điểm quan trọng cần tạo ra là môi trường giáo dục và học thuật mà người trẻ có thể tự do thực hiện ước muốn của mình.

Việt Nam nên tập trung giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ, giúp các em có niềm đam mê với môn khoa học ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Nhìn vào thanh niên, tôi thấy có hai nhóm cơ bản. Thứ nhất là nhóm thanh niên có thể giải quyết rõ ràng vấn đề đặt ra cho xã hội cũng như công việc rất hiệu quả. Còn nhóm khác giống như tôi chỉ theo đuổi một lĩnh vực, thứ mà mình quan tâm thôi. Nhóm người này sẽ phát hiện ra phát kiến độc đáo và mang tính đột phá cao.

Hương Thu

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/01/nobel-hoa-1996-khong-duoc-gay-ap-luc-cho-hoc-sinh/

Học sinh Trường mầm non Việt

Posted: 30 Jan 2013 01:22 AM PST

(GDTĐ)-Sáng nay (30/1), các bé Trường mẫu giáo Việt – Bun (Hai Bà Trưng – Hà Nội) được sống trong một không gian sách đặc biệt với Ngày hội đọc sách xuân Quý tỵ do nhà trường tổ chức.

Tiết mục khai mạc ngày hội sách của cô trò Trường mầm non Việt -Bun . Ảnh: gdtd.vn
Tiết mục khai mạc ngày hội sách của cô trò Trường mầm non Việt -Bun . Ảnh: gdtd.vn

Hiệu trưởng nhà trường, bà Bùi Thị Kim Xuân cho biết, Ngày hội là sự sáng tạo trong phối kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường nhằm tạo ra sân chơi bổ ích và lý thú cho trẻ, giúp các em làm quen với sách, tăng thêm tình yêu với việc đọc sách cũng như rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin, kiến thức và năng lực tự học, tự khám phá khoa học.

Hiện nay, giáo dục văn hóa đọc là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà trường, giúp học sinh có lòng say mê tìm tòi kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua việc đọc sách.

Theo bà Bùi Thị Kim Xuân, tại trường mầm non Việt – Bun, học sinh được làm quen và tiếp xúc với sách từ rất sớm. Ngoài cách đọc sách truyền thống, học sinh trong trường còn được làm quen với những phương tiện hiện đại như phần mềm đọc, kể qua máy tính, bút chì thông minh, bộ sách con học giỏi… Trẻ cũng có thể làm quen với con số, chữ cái thông qua các trò chơi vận động… Nhờ đó, các em không chỉ có những kỹ năng đọc sách cần thiết, biết giữ gìn, bảo vệ sách vở mà còn biết về quy trình làm sách cũng như tự tay làm ra những cuốn sách nhỏ. Đây là tiền đề rất tốt giúp các em vững vàng bước vào tiểu học.

Một số hình ảnh trong ngày hội sách: 

Hiệu trưởng Trường mầm non Việt - Bun Bùi Thị Kim Xuân. Ảnh: gdtd.vn
Hiệu trưởng Trường mầm non Việt – Bun Bùi Thị Kim Xuân. Ảnh: gdtd.vn

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201301/Hoc-sinh-Truong-mam-non-Viet-Bun-hao-hung-voi-ngay-hoi-sach-1966656/

Chưa được cấp phép đã tuyển sinh và đào tạo CNTT

Posted: 30 Jan 2013 01:22 AM PST

Trụ sở Công ty CP Đào tạo và giải pháp CNTT Ipexpert đã đóng cửa nghỉ Tết từ ngày 26/1/2013.

Trung tâm đào tạo CNTT Ipexpert thuộc Công ty cổ phần đào tạo và giải pháp Công nghệ thông tin Ipexpert có trụ sở đóng tại địa chỉ 60 Đào Tấn, thành phố Vinh (Nghệ An) được giới thiệu rất "kêu": Hội tụ với những chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin", "phòng Lab hiện đại", "được Tập đoàn VNPT và Trung Tâm VDC hỗ trợ, tư vấn các cơ hội làm việc tại các đơn vị trực thuộc VNPT trên phạm vi toàn quốc, cũng như tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông khác trong và ngoài nước với mức lương hấp dẫn". Công ty này được thành lập với chức năng đào tạo, cấp chứng chỉ các chương trình MCSA + Security của Microsoft, CCNA của Cisco, ComptiA của America…

Được thành lập từ tháng 8/2012, Trung tâm đã thu hút hàng chục học viên đăng ký và theo học. Bên cạnh đào tạo, cấp chứng chỉ quốc tế (CCNA) cho các học viên tại Nghệ An mà trung tâm này còn tổ chức đào tạo tin học cho các học viên người Lào. Mặc dù mới thành lập chưa lâu nhưng Trung tâm này đã tổ chức khai giảng cho gần 10 khóa học. Riêng trong tháng 1/2013, Trung tâm đã khai giảng 2 lớp quản trị hệ thống mạng MCSA 2008 R2 và 1 lớp CCNA. Mỗi khóa học có mức học phí từ 1 đến 3 triệu đồng tùy theo từng loại hình và thời gian đào tạo.

Dù được giới thiệu hoành tráng như vậy nhưng cơ sở này chỉ có một văn phòng khiêm tốn ở tầng 1 và 3 phòng dùng làm phòng học ở tầng 3 của Trung tâm VDC Nghệ An. "Đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm" được công ty này giới thiệu hầu hết đều có tuổi đời còn rất trẻ, dưới 28 tuổi. Văn bản pháp lý duy nhất mà đơn vị này có chỉ là "Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty CP Đào tạo và giải pháp CNTT Ipexpert" do Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cấp. Trong đó chỉ rõ ngành nghề được phép kinh doanh gồm mua bán phần mềm, đào tạo tin học công nghệ thông tin, các dịch vụ liên quan đến máy vi tính…

Một buổi thực hành của học viên trung tâm (ảnh lấy từ trang web của Trung tâm).
Một buổi thực hành của học viên trung tâm (ảnh lấy từ trang web của Trung tâm).

Thế nhưng công ty này vẫn tổ chức chiêu sinh và đào tạo công nghệ thông tin cho những người có nhu cầu. Ngày 25/1/2013, chúng tôi có mặt tại địa chỉ nói trên thì văn phòng công ty đã đóng cửa. Gọi điện vào số máy ghi trên bảng quảng cáo, cô nhân viên văn phòng cho biết Trung tâm đã nghỉ Tết, không tiếp khách. Ba phòng học nằm ở tầng 3 của tòa nhà cũng khóa cửa im ỉm. Bảo vệ tòa nhà khẳng định: nhiều học viên của Trung tâm Đào tạo CNTT Ipexpert được học ở trong 3 phòng này.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã gặp ông Lê Huy Phi, Phó Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên – Sở GD-ĐT Nghệ An. Ông Phi cho biết: Theo quy định số 03 /2011/TT-BGDĐT về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tin học ngoại ngữ, một đơn vị muốn thành lập trung tâm tin học phải được cấp phép của Sở GD-ĐT. Theo đó, trong quá trình xin đăng ký thành lập Trung tâm phải có Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Một buổi thực hành của học viên trung tâm (ảnh lấy từ trang web của Trung tâm).

Ông Lê Huy Phi cũng khẳng định, tính tới thời điểm này, Trung tâm Đào Tạo CNTT Ipexpert chưa có một hồ sơ, văn bản giấy tờ nào xin được thành lập Trung tâm đào tạo tin học gửi Sở GD-ĐT Nghệ An. Trong khi đó, bà Hồ Thị Châu Loan, Phó Trưởng phòng dạy nghề – Sở LĐ-TBXH Nghệ An cho biết, trung tâm này cũng chưa đăng ký với Sở về việc thành lập trung tâm dạy nghề.

Lý giải cho việc chưa có giấy phép của Sở GD-ĐT Nghệ An đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo, ông Nguyễn Bá Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần đào tạo và giải pháp Công nghệ thông tin Ipexpert cho rằng: Đây là mô hình hợp tác đào tạo giữa công ty ông với Trung tâm VDC Nghệ An. Công ty của ông chỉ tập trung vào vấn đề chuyên môn, còn thủ tục giấy tờ đều do Trung tâm VDC Nghệ An quản lý và chịu trách nhiệm. Thế nhưng khi chúng tôi đề nghị được xem các hợp đồng liên quan tới việc hợp tác giữa hai đơn vị thì cả ông Nguyễn Bá Hoàng và ông Đinh Tiến Bình, Trưởng đại diện VDC tại Nghệ An, đều từ chối với lý do "bí mật kinh tế".

Hoàng Lam – Đức Hà

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chua-duoc-cap-phep-da-tuyen-sinh-va-dao-tao-cntt-691270.htm

Comments