Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều lỗ hổng trong liên kết đào tạo

Posted: 28 Jan 2013 07:14 AM PST

- “Thiếu sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước trong
việc giám sát hoạt động; Thiếu sự phân công và quy định nhiệm vụ cụ thể giữa các cơ
quan quản lý nhà nước…” là những lỗ hổng trong công tác quản lí liên kết đào tạo được Bộ GD-ĐT thừa nhận.

Thông tin đưa ra tại Hội nghị Hướng dẫn Thực hiện Nghị
định số 73 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo
dục do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 28/1.


Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles tại Hà Nội hiện đã đóng cửa (Ảnh: Văn Chung)

Ông Bùi Hồng Quang- phó Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính- Bộ GD-ĐT cho biết, hiện có

rất nhiều cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã
tuyển quá số lượng cho phép.
Cụ thể, trường
THCS và tiểu học là không quá 10% học sinh; THPT không quá 20% học sinh; đặc biệt học
sinh Việt Nam không đủ 5 tuổi không được vào học chương trình của nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo
dục có vốn đầu tư nước ngoài đã mượn tên của các cơ sở giáo dục có uy tín để thu hút
người học; không thực hiện cam kết về đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, giáo
viên. Một số cơ sở lúc đầu thuê mượn địa điểm hiện đại, để thuyết phục người học đóng
học phí cao, nhưng sau đó chuyển ra địa điểm xa hơn, kém chất lượng hơn để giảm thiểu
chi phí nhưng không bồi hoàn chi phí cho người học…

Một số cơ sở giáo dục nước
ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam đã được điểm mặt, chỉ tên như Trung tâm đào tạo,
quản lý cao cấp SITC, các cơ sở của Raffles tại Hà Nội và thành phố HCM… đã thực
hiện hoạt động giáo dục ngoài phạm vi được phép.

Nguyên nhân được Bộ GD-ĐT
nhìn nhận: Về mặt quản lí nhà nước thiếu đồng bộ về văn bản quy phạm pháp luật, lạc
hậu, chậm đổi mới.

Đồng thời, thiếu sự phân công
và quy định nhiệm vụ cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa
phương trong việc thẩm định, cho phép thành lập, cho phép hoạt động, quản lý đối với
các cơ sở giáo dục;

Thiếu sự phối hợp giữa cơ
quan quản lý nhà nước trong việc giám sát hoạt động, kiểm tra, đánh giá các cơ sở
giáo dục
để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn
và xử lý những sai phạm.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107326/nhieu-lo-hong-trong-lien-ket-dao-tao.html

ĐH Xây dựng, Công nghiệp thực phẩm HCM, HV Chính sách phát triển công bố chỉ tiêu

Posted: 28 Jan 2013 06:14 AM PST

(GDTĐ)-Ba trường ĐH Xây dựng, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM và Học viện Chính sách phát triển công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh 2013.

Thí sinh đăng ký nguyện vọng trong ngày hội tuyển sinh. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh đăng ký nguyện vọng trong ngày hội tuyển sinh. Ảnh: gdtd.vn

Trường ĐH Xây dựng dự kiến 2.800 chỉ tiêu, trong đó chủ yếu là khối A với 2400 chỉ tiêu; khối V 400 chỉ tiêu, trong đó ngành kiến trúc 350 chỉ tiêu, ngành quy hoạch và vùng đô thị 50 chỉ tiêu. Ngoài ra, trường dự kiến tuyển mới 300 chỉ tiêu liên thông ĐH chính quy và 500 chỉ tiêu tuyển sinh liên thông ĐH vừa làm vừa học.

 

Ngành đào tạo

Mã ngành

Khối thi

Tổng chỉ tiêu

 Mã trường: XDA

 

 

 2.800

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

- Kiến trúc

D580102

V

 

- Quy hoạch vùng và đô thị

D580105

V

 

- Kỹ thuật công trình xây dựng (*) (gồm các

D580201

A

 

chuyên ngành: xây dựng dân dụng và công

 

 

 

nghiệp, hệ thống kỹ thuật trong công trình, xây

 

 

 

dựng cảng – đường thủy, xây dựng thủy lợi -

 

 

 

thủy điện, tin học xây dựng,

 

 

 

 - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chuyên

D580205

A

 

ngành xây dựng cầu đường)

 

A

 

- Cấp thoát nước

D510406

A

 

- Công nghệ kỹ thuật môi trường (chuyên ngành

D580406

A

 

công nghệ và quản lý môi trường).

 

 

 

- Kỹ thuật công trình biển (gồm các chuyên ngành:

D580203

A

 

xây dựng công trình ven biển, xây dựng công trình

 

 

 

biển – dầu khí).

 

 

 

 - Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

D510105

A

 

- Công nghệ thông tin (gồm hai chuyên ngành: công

D480201

A1

 

nghệ phần mềm, hệ thống và mạng máy tính).

 

 

 

 - Kỹ thuật cơ khí (*) (gồm các chuyên ngành: máy

D480102

A

 

xây dựng, cơ giới hóa xây dựng).

 

 

 

- Kỹ thuật trắc địa – bản đồ (chuyên ngành kỹ thuật

D520503

A

 

trắc địa).

 

 

 

- Kinh tế xây dựng

D580301

A

 

- Quản lý xây dựng (chuyên ngành: kỹ sư kinh tế

D580302

A

 

và quản lý đô thị).

 

 

 

Chỉ tiêu vào Học viện Chính sách và Phát triển năm 2013:

Tên trường.

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành

Khối thi

Tổng chỉ tiêu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Học viện Chính sách và Phát triển

HCP

 

 

500

Số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

ĐT: (04)85898694; Fax:(04)35562392

Website: http://www.apd.edu.vn/

Email:phongdaotạo.hcp@moet.edu.vn

 

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

500

- Kinh tế (gồm 02 chuyên ngành Quy hoạch phát triển, Kế hoạch phát triển)

 

D310101

A

100

- Kinh tế quốc tế (chuyên ngành Kinh tế đối ngoại)

 

D310106

A

150

- Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp)

 

D340101

A

100

- Chính sách công (chuyên ngành Chính sách công)

 

D340401

A

50

- Tài chính – Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính công)

 

D340201

A

100

 

 

Lưu ý: Nếu thí sinh đủ điểm vào ngành đã đăng ký ban đầu thì không phải đăng ký xếp ngành sau khi nhập học. Nếu thí sinh đủ điểm sàn vào Học viện nhưng không đủ điểm trúng tuyển vào ngành đã đăng ký dự thi sẽ được chuyển sang ngành khác có điểm thấp hơn nếu còn chỉ tiêu.

ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, hệ CĐ: Không tổ chức thi tuyển mà tổ chức xét tuyển từ kết quả thi ĐH, CĐ trong cả nước năm 2013 của những thí sinh đã dự thi khối A,A1,B,C,D1 theo đề thi chung của Bộ GDĐT trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Những thí sinh không đủ điểm vào học hệ ĐH nếu có nguyện vọng nhà trường sẽ xét vào học CĐ, TCCN chính quy hoặc CĐ nghề chính quy ở các ngành nghề tương ứng và được học liên thông lên bậc học cao hơn tại trường. Chỉ tiêu cụ thể vào trường như sau:

 

Số

TT

Tên trường.

Ngành học.

Ký hiệu trường

Mã ngành đào tạo

Khối thi

Điểm trúng tuyển NV1

Chỉ tiêu

(Dự kiến)

 

- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

DCT

 

 

 

4.400

 

- 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM; ĐT: (08) 54082904 hoặc (08) 38161673 – 214

 

 

 

 

 

 

Hệ đào tạo đại học

 

 

 

 

2.600

 

Ngành học:

- Công nghệ thông tin

- Công nghệ chế tạo máy (Cơ điện tử)

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

- Công nghệ thực phẩm

- Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

- Công nghệ chế biến thủy sản

- Công nghệ kỹ thuật hóa học

- Công nghệ kỹ thuật môi trường

- Công nghệ sinh học

- Quản trị kinh doanh

- Tài chính ngân hàng

- Kế toán

 

D480201

D510202

D510301

D540101

D540110

D540105

D510401

D510406

D420201

D340101

D340201

D340301

A,A1,D1

A,A1

A,A1

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,D1

A,A1,D1

A,A1,D1

A:13; D1:13.5

13

13

A:15; B:16.5

A:14;B:15

A:13;B:14

A:13;B:14

A:13;B:14

A:14;B:15

A:13; D1:13.5

A:13; D1:13.5

A:13; D1:13.5

150

150

150

400

200

200

250

200

250

200

200

200

 

Hệ đào tạo cao đẳng

 

 

 

 

1.800

 

Ngành học:

- Công nghệ thông tin

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử)

- Công nghệ thực phẩm

- Công nghệ chế biến thủy sản

- Công nghệ kỹ thuật hóa học

- Công nghệ kỹ thuật môi trường

- Công nghệ sinh học

- Công nghệ may (May – Thiết kế thời trang)

- Công nghệ Giày

- Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh)

- Công nghệ vật liệu

- Quản trị kinh doanh

- Kế toán

- Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)

 

C480201

C510301

C510201

C540102

C540105

C510401

C510406

C420201

C540204

C540206

C510206

C510402

C340101

C340301

C220113

A,A1,D1

A,A1

A,A1

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,B

A,A1,D1

A,A1,B

A,A1

A,A1,B

A,A1,D1

A,A1,D1

A,A1,C,D1

A:10,A1:10;D1:10.5

10

10

A:12;B:13

A:10;B:11

A:10;B:11

A:10;B:11

A:11.5;B:12

A:10,A1:10;D1:10.5

A:10,A1:10;B:11

10

A:10,A1:10;B:11

A:10,A1:10;D1:10.5

A:10,A1:10;D1:10.5

A:10,A1:10;D1:10.5, C11.5

100

100

100

200

150

150

150

150

100

100

100

100

100

100

100

  Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201301/DH-Xay-dung-Cong-nghiep-thuc-pham-HCM-HV-Chinh-sach-phat-trien-cong-bo-chi-tieu-1966619/

Kỷ luật kiểu… Phần Lan

Posted: 28 Jan 2013 06:14 AM PST

Giáo viên Phần Lan không dạy trẻ nhỏ kiểu "thương cho roi cho vọt", cũng không phạt học sinh vi phạm kiểu bắt lên đứng trên bục giảng trước lớp hay đứng dưới cờ trước toàn trường như thường thấy ở ta. Chúng tôi xin kể vài chuyện mắt thấy tai nghe trong chuyến thực địa tại trường tiểu học ở vùng Mohos (cách TP Oulu ở phía bắc Phần Lan khoảng 35km) trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu do IRED tổ chức.

1. Hôm ấy, như mọi hôm, chúng tôi đến trường lúc sáng sớm, nhưng khác mọi ngày chúng tôi nhận thấy tất cả giáo viên tập trung ngoài sân trường, tay cầm sổ và bút. Các thầy cô gọi những học sinh đi xe đạp có đội mũ bảo hiểm lại hỏi tên, lớp và ghi lại mà không giải thích cho học sinh biết. Hỏi ra mới hay trong những tuần trước, thầy hiệu trưởng đã yêu cầu học sinh toàn trường phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp đến trường. Và hôm đó các thầy cô trong trường cùng lên kế hoạch quan sát không báo trước, ghi lại tên những học sinh có đội mũ.

Trưa ngày hôm đó, tất cả học sinh toàn trường tập trung tại hội trường cùng với một số đại diện cha mẹ học sinh. Đầu tiên, các thầy cô đọc tên những em có đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp đến trường sáng nay, mời các em lên, thầy hiệu trưởng tặng mỗi em một thanh kẹo. Trao đổi với chúng tôi, thầy cho biết trường không áp dụng hình thức phạt hay cảnh cáo những em không thực hiện tốt, mà thường khen thưởng hay ghi nhận những em đã làm tốt để từ đó các em khác sẽ tự biết điều chỉnh.

Vị hiệu trưởng từng gắn bó với trường học 38 năm nay chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ la lối trong nghề nghiệp của mình. Nói cho đúng, tôi chỉ hét lên đúng một lần vào năm 1983 ở đây. Khi đó, thiết bị của một nhân viên vệ sinh bị hư. Tôi đang giúp sửa chữa thì hai em học sinh đang vừa đợi taxi vừa chơi bóng rổ ném bóng trúng đầu tôi. Tôi đã hét lên: "Này, các em làm gì vậy?". Đó là hai học sinh lớp 4 và lớp 6. Tôi thấy chúng rất sợ hãi. Từ đó tôi tự nhủ mình sẽ không la lối trẻ em nữa. Tôi nghĩ không tốt chút nào khi cha mẹ hay giáo viên quát một đứa trẻ, bạn sẽ mất rất nhiều thứ mà bạn không bao giờ lấy lại được".

2. Không đánh đập, la lối, nhưng các giáo viên Phần Lan vẫn có những hình thức kỷ luật học sinh. Ví dụ, theo quy định, cứ sau mỗi giờ học 45 phút, học sinh tiểu học buộc phải ra khỏi lớp, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có những học sinh không muốn ra sân chơi, trốn trong lớp. Khi phát hiện, giáo viên sẽ nhắc nhở, nếu học sinh vẫn không nghe thì giáo viên có thể cảnh cáo đến ba lần, sau đó mới phạt. Hình phạt là học sinh phải ở lại lớp khi tan trường để giải thích cho giáo viên tại sao em lại hành xử như thế.

Trong một lớp học, nếu có một học sinh vi phạm kỷ luật ở mức độ nặng mà giáo viên đứng lớp thấy cần phải phối hợp với người khác để giải quyết, giáo viên sẽ thông báo với hiệu trưởng. Lúc đó hiệu trưởng sẽ triệu tập cuộc họp nhiều thành phần trong đó có giáo viên đứng lớp, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên gia truyền thông với gia đình (là người được đào tạo, phụ trách nói chuyện với gia đình học sinh trong những trường hợp khó), y tá nhà trường và hiệu trưởng. Nhóm này sẽ cùng phối hợp để giải quyết vấn đề theo hướng giúp học sinh phát triển.

3. Người Phần Lan cho rằng bạo lực sẽ tái tạo bạo lực, những trẻ nhỏ lớn lên trong một môi trường bạo lực, trong kiểu dạy dỗ cho roi cho vọt, khi trở thành người lớn thường sẽ lặp lại các hành vi bạo lực này với thế hệ kế tiếp. Nghĩa là nếu cha mẹ dạy con cái, thầy cô giáo dạy học sinh bằng đòn roi hay bằng những ngôn từ bạo lực… thì những điều này được học sinh nội tâm hóa, trở thành những chuẩn tham chiếu, những đường nét nơi nhân cách của học sinh sau khi đã trưởng thành.

Và đến lượt mình, những công dân tương lai lại hành xử với nhau và với thế hệ kế tiếp cùng một cách như mình đã nhận được trong quá trình hình thành nhân cách. Bạo lực do đó sẽ tái tạo, kéo dài không những trong gia đình mà còn mở rộng ra toàn xã hội.

Như vậy sẽ có những tương quan giữa vấn đề bạo lực đang xảy ra nhan nhản trong xã hội với môi trường, cách thức giáo dục gia đình và học đường. Do đó, không phải vô cớ mà nhiều nước châu Âu đã ban hành luật cấm tất cả mọi hành vi bạo lực đối với trẻ em, ngay cả một cái đánh đít. Với họ, đó là cách tốt nhất để hạn chế bạo lực ngoài xã hội, là cách thức đào tạo những công dân biết tôn trọng người khác, xem tất cả hành vi đánh người là chuyện đáng xấu hổ và đáng lên án.

____________

(*): http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan//Cuoc-song-muon-mau/517847/Nguoi-Phan-Lan-noi-sao-lam-vay.html

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/531812/ky-luat-kieu--phan-lan.html

Một học sinh bị du côn đánh chết tại sân trường

Posted: 28 Jan 2013 02:13 AM PST

Ngày 27/1, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) đã ra quyết định tạm giữ hình sự 8 đối tượng liên quan đến vụ đánh chết nam sinh Nguyễn Phước Thành (SN 1997, ngụ khu phố Bình Giang 2, phường Sơn Giang) thị xã Phước Long.

Theo kết quả điều tra, nạn nhân Nguyễn Phước Thành là học sinh của lớp CN3 trường THPT Phước Long. Trước đó, một nhóm đối tượng côn đồ tụ tập gần trường xin tiền nhưng Thành không cho nên bọn chúng quyết tâm đánh dằn mặt.

Các đối tượng vây đánh nạn nhân đến chết do không chịu đưa tiền xin đểu (Ảnh minh họa).

Đến 19h ngày 25/1, các đối tượng du côn nói trên liên lạc với nhau và tụ tập trước trường THCS Nguyễn Văn Trỗi để "đón lõng" nạn nhân. Sau khi băng nhóm này "tề tựu" đông đủ, bọn chúng gọi điện thoại cho Thành và bảo có việc cần gặp nên hẹn ra sân trường Nguyễn Văn Trỗi.

Gia đình nạn nhân ở gần trường nên chỉ khoảng vài phút sau, Thành có mặt. Vừa nhác thấy bóng của Thành, 8 tên du côn xông đến dùng mũ bảo hiểm đánh nạn nhân không thương tiếc. Chúng còn giữ chân và tay cho những tên còn lại đánh nạn nhân đến tử vong.

Hơn 1 giờ sau, ông Vũ Văn Tỉnh, nhân viên bảo vệ của trường làm nhiệm vụ rảo quanh sân trường thì phát hiện thi thể nạn nhân. Ngay lập tức, ông Tỉnh trình báo cơ quan chức năng.

Ngay sau đó, Công an thị xã Phước Long phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ tiến hành khám nghiệm tử thi.

8 đối tượng gây ra cái chết cho nạn nhân bị tạm giữ để điều tra gồm: Lê Thanh Hoàng (SN 1996), Trần Tân Quang (SN 1995, cùng ngụ khu phố Bình Giang 1, phường Sơn Giang), Trần Huỳnh Danh (SN 1996), Trần Minh Trọng (SN 1995), Nguyễn Trọng Duy (SN 1993), Nguyễn Long Hồ (SN 1996), Trần Ngọc Điền (SN 1997) và Nguyễn Quốc Đạt (SN 1995, tất cả cùng ngụ phường Phước Bình, thị xã Phước Long).

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng khẩn trương điều tra.

Theo Phương Ngọc

Petrotimes

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/mot-hoc-sinh-bi-du-con-danh-chet-tai-san-truong-690233.htm

Thúc đẩy, mở rộng hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT

Posted: 28 Jan 2013 01:14 AM PST

((GDTĐ)-Hôm nay (28/1), Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đại diện các trường ĐH, CĐ. Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý chủ trì hội nghị.

fd
Hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Ảnh: gdtd.vn

Thúc đẩy và mở rộng hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam. Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý nhận định, trong những năm qua, hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong GD-ĐT ở Việt Nam tăng trưởng không ngừng, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn và kinh tế tập trung như Hà Nội, TP.HCM… Ngoài ra, khối ngoài nước còn hoạt động mạnh trong việc giảng dạy tiếng Anh, dạy nghề và đào tạo kỹ năng… Với Nghị định 73, Thứ trưởng Trần Quang Quý tin tưởng đây sẽ là công cụ hỗ trợ quan trọng cho các nhà quản lý trong việc quản lý các hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong giáo dục; đồng thời cũng tạo hành lang pháp lý để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển giáo dục một cách minh bạch, rõ ràng.

Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ GDĐT, trong lĩnh vực giáo dục, tính đến quý IV/2008 cả nước có 112 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 235 triệu USD. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tập trung chủ yếu tại 7 tỉnh, thành phố, trong đó riêng TP. HCM chiếm 56,25%, Hà Nội chiếm 30,3% tổng số dự án. Tính đến quý IV/2012 có 111 dự án có vốn nước ngoài tại 6 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng. Cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất là các cơ sở đào tạo ngắn hạn (chiếm 40%), cơ sở giáo dục phổ thông (32,4%), cơ sở giáo dục mầm non (28 dự án, chiếm 25,2%), cơ sở giáo dục đại học (5,4%). Số lượng các cơ sở giáo dục đa cấp (18 cơ sở) chiếm đến 50% tổng số cơ sở giáo dục phổ thông.

Báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh xã hội, năm 2011, cả nước có 19 cơ sở dạy nghề 100% vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 2 trường CĐ nghề, 17 trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề; 1 trường CĐ nghề có cổ phần đầu tư của nước ngoài nhưng chưa thực hiện tuyển sinh; 6 cơ sở dạy nghề đã hợp tác với nước ngoài để tổ chức dạy nghề theo chương trình của nước ngoài và do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng.

Trong thời gian tới, Bộ GDĐT ưu tiên xây dựng một số mô hình trường học mới, tiên tiến, có chất lượng cao; chuyển dịch dần từ quan tâm về số lượng sang ưu tiên về chất lượng. Ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực đào tạo có hàm lượng chất xám cao, kết hợp chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt ở các vùng, miền, khu vực khó khăn.

Để thực hiện các mục tiêu hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT, Bộ GDĐT sẽ hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trong GD-ĐT. Quán triệt, triển khai Nghị định 73/2012/NĐ-CP để tạo sự thống nhất trong cách hiểu và thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư và các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN.

Trước mắt tập trung yêu cầu các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN thực hiện điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể, Bộ GDĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương rà soát, tổng hợp tình hình các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài trên địa bàn; phân loại các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo mức độ đáp ứng các điều kiện, tiêu chí quy định tại Nghị định 73; yêu cầu, hướng dẫn các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài thực hiện điều khoản chuyển tiếp, kịp thời báo cáo Bộ GDĐT các vướng mắc để nghiên cứu, giải quyết.

Bộ GDĐT thực hiện phân cấp triệt để theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP và Nghị định số 73 theo hướng: Bộ GDĐT xem xét, hướng dẫn các vấn đề có tính nguyên tắc về thu hút, quản lý vốn ĐTNN cho giáo dục; mức độ mở cửa hội nhập quốc tế  đối với từng loại hình cơ sở, lĩnh vực và bậc học; cơ chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết hồ sơ của nhà đầu tư và các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN; xem xét, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định số 73 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương là những cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN trên địa bàn.

Cùng với việc tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, định kỳ giao ban nhằm trao đổi thông tin, phản ánh và xử lý các vướng mắc cho nhà đầu tư, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm (nếu có), Bộ GDĐT cũng sẽ phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương xây dựng các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 73.

Về phía Bộ Lao động – Thương binh xã hội cũng sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút hợp tác, đầu tư của nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực dạy nghề; tích cực vận động các nhà tài trợ, các dự án ODA để hỗ trợ thực hiện thành công Chiến lược dạy nghề; tăng cường hợp tác NCKH về dạy nghề; tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về dạy nghề và khuyến khích cơ sở trong nước mở rộng hợp tác, đầu tư về dạy nghề với cơ sở có uy tín của nước ngoài.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Thuc-day-mo-rong-hop-tac-voi-nuoc-ngoai-trong-linh-vuc-GDDT-1966612/

Giáo viên ‘quây’ Chủ tịch tỉnh đòi quyền lợi

Posted: 28 Jan 2013 01:13 AM PST

Cuộc đối thoại trực tiếp mới đây giữa Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái với hàng trăm
thầy, cô giáo liên quan

vụ tiêu cực tuyển dụng
trong ngành giáo dục huyện Yên Bình đã đi đến kết luận
giải quyết hợp tình, hợp lý: Xử nghiêm cán bộ sai phạm và đảm bảo quyền lợi cho các
giáo viên, nhân viên.

Bỗng dưng mất biên chế và bị thay đổi chuyên môn, địa bàn công tác – cú sốc lớn
đến với 212 thầy cô giáo, nhân viên giáo dục ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã trở
thành sự kiện nóng gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Duy Cường trao đổi, tâm sự thêm với các cô giáo sau cuộc đối thoại

Nhiều lần lãnh đạo huyện Yên Bình tổ chức đối thoại với các thầy cô giáo sau khi
thu hồi quyết định tuyển dụng biên chế của họ nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề.

Và lần này, Chủ tịch tỉnh đã mời hơn 200 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục huyện
Yên Bình tham dự cuộc đối thoại.

Hội trường có sức chứa hàng trăm người đã chật kín. Hàng loạt ý kiến đã được bày
tỏ với lãnh đạo cao nhất tỉnh.

"Cán bộ làm sai thì phải chịu trách nhiệm, sao lại tước đi biên chế của chúng tôi
để sửa sai?"; "Tôi là giáo viên Toán – Lý, nay bị điều chuyển làm nhân viên dinh
dưỡng nấu cơm rửa bát ở một trường mầm non, sao vô lý vậy?"; "Bao năm lên xã vùng cao
dạy hợp đồng để được vào biên chế, sau rồi lại bắt tôi ký lại thành hợp đồng lao động
bình thường, lời hứa của lãnh đạo động viên tôi lên vùng cao trước kia hóa ra chỉ là
hứa suông?"… Cô giáo mầm non Triệu Thị Hương bật khóc trên micro khiến hội trường
lặng đi khi cô kể về hoàn cảnh khó khăn con nhỏ bệnh tật, bố là thương binh, cô phải
xa nhà hàng chục cây số đi dạy học mà còn bị mất biên chế.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường ghi chép cẩn thận từng ý kiến. Ông gợi mở để các
thầy cô bày tỏ hết băn khoăn.

Ông nói: "Lắng nghe tiếng khóc của cô giáo Hương, tôi càng cảm nhận rõ nhiều tiếng
khóc nữa của các cô giáo khác đang là nạn nhân của vụ việc".

Trước khi giải đáp, trả lời cặn kẽ từng câu hỏi, ông chia sẻ trước hội trường:
"Bản thân tôi trước khi là chủ tịch tỉnh, ngày lập nghiệp gian khó xưa tôi là một anh
công nhân đốt lò, đi xúc than, vác hàng tấn xi măng mỗi ngày. Mùa mưa còn lên rừng
làm lán cho thầy cô giáo ở, đóng bàn hai cọc gỗ rừng cho học sinh, tối về còn giúp vợ
soạn giáo án dạy học. Rồi gắng lên học được hai bằng đại học với bữa no bữa đói ăn
độn. Vậy bạn tốt nghiệp đại học mà nay đi rửa bát giúp các cháu mầm non trên núi cao
để vực dậy dân trí của tỉnh nghèo Yên Bái này thì có gì phải xấu hổ. Lao động không
phải là vinh quang sao?".

Lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục đã trực tiếp trả lời từng câu hỏi của giáo viên,
nêu rõ, theo điều 43, Nghị định số 29/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức thì tất cả các trường hợp đã biên chế vào viên chức sẽ phải thực
hiện ký lại hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với mọi quyền lợi, chế độ,
chính sách của người lao động được đảm bảo theo Quyết định số 60/2011/QĐ – TTg ngày
26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ và Luật Viên chức.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch tỉnh Phạm Duy Cường thẳng thắn chỉ rõ khuyết điểm
của UBND huyện Yên Bình khi lợi dụng Quyết định 13 về quyền tự chủ, phân cấp quản lý
cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh, UBND huyện Yên Bình đã không công khai,
dân chủ, không báo cáo lãnh đạo tỉnh về việc tuyển dụng vượt quy mô tỉnh giao 212
giáo viên, nhân viên từ mầm non đến THCS, tuyển sai quy định, thừa cơ cấu ban môn với
THCS, hợp đồng vượt quy mô trường lớp.

Đối với những cán bộ làm sai liên quan vụ việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy
Cường kết luận rõ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh sẽ nghiêm túc đánh giá cán bộ quản lý
các cấp năm 2012 trong thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình, qua rà soát, đánh giá
sẽ xem xét cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện Yên Bình báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh
ủy để điều động, luân chuyển những cán bộ không đủ năng lực, tín nhiệm trong công
việc.

Đặc biệt là chỉ đạo Công an tỉnh điều tra khảo sát, làm rõ, phát hiện tiêu cực nếu
đủ bằng chứng sẽ khởi tố, xử lý theo quy định của pháp luật, bất kể là ai.

Đối với 119 giáo viên, nhân viên tuyển sai quy định, tuyển vượt biên chế tỉnh
giao, thừa cơ cấu ban môn: Với giáo viên mầm non, hủy bỏ quyết định tuyển dụng 80
giáo viên mầm non mà huyện ký và chỉ đạo các trường ký, nay chuyển sang hợp đồng lao
động (loại không xác định thời hạn) và hưởng đủ chế độ, chính sách.

Số giáo viên này trước mắt ở ổn định tại đơn vị cũ, được xếp mức tiền lương như
viên chức ngạch giáo viên mầm non, được nâng lương, phụ cấp, đề bạt, chế độ thai sản…
Được đảm bảo công tác lâu dài như hợp đồng làm việc không xác định thời hạn kể cả sau
khi kết thúc giai đoạn 2015 là phổ cập giáo dục mầm non.

Đối với 39 giáo viên tiểu học và THCS tiếp nhận, tuyển dụng sai quy định cho phép
được ở lại, giữ nguyên các chính sách chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ và bố trí vào số
biên chế đã giao của huyện Yên Bình.

Đối với 93 trường hợp giáo viên, nhân viên hợp đồng vượt quy mô thì không ký lại
hợp đồng đối với 9 giáo viên hợp đồng ngắn hạn. Bố trí thay thế cho số giáo viên nghỉ
hưu và chuyển công tác đối với 7 trường hợp.

Số còn lại, ngoài các trường dân tộc bán trú của huyện cân đối đủ giáo viên, huyện
rà soát xem xét các trường chưa là dân tộc bán trú mà có từ 30 học sinh thuộc đối
tượng bán trú thì bố trí giáo viên, nhân viên, nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công,
thay nhau giảng dạy và làm công tác quản sinh, giữ nguyên lương và chế độ, chính
sách.

Số giáo viên, nhân viên còn lại giao huyện Yên Bình tiến hành đưa đến các trường
dự kiến có giáo viên, nhân viên nghỉ hưu trong năm 2013 và những năm tiếp theo, những
lớp thành lập thêm do xét quy mô năm học 2012 – 2013 được UBND tỉnh quyết định, nhiệm
vụ do hiệu trưởng phân công, tập trung vào giảng dạy, thay nghỉ thai sản, số giáo
viên đi học cập chuẩn… lương và các chế độ khác theo đúng quy định của Nhà nước.

(Theo Tùng Duy - Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107189/giao-vien--quay--chu-tich-tinh-doi-quyen-loi.html

Sửa đổi quy định chế độ thỉnh giảng

Posted: 28 Jan 2013 12:14 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục Ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Theo đó, một số sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; báo cáo viên, tiêu chuẩn của báo cáo viên; quyền của báo cáo viên; quy định về: hợp đồng báo cáo, trách nhiệm của báo cáo viên, trách nhiệm, quyền của cơ sở giáo dục, trách nhiệm, quyền của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo dự thảo, báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân, người lao động ở trong và ngoài nước được các cơ sở giáo dục mời báo cáo tham luận, chuyên đề, kinh nghiệm thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn giáo dục và đào tạo với thực tiễn.

Báo cáo viên cần có năng lực, am hiểu sâu về lĩnh vực, chuyên ngành được báo cáo; Có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước; Được cơ quan, tổ chức nơi công tác, cơ quan quản lý địa phương giới thiệu.

Hợp đồng báo cáo đối với báo cáo viên, trách nhiệm của báo cáo viên dụng tương tự như đối với nhà giáo thỉnh giảng. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên áp dụng tương tự như trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng. Quyền của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên áp dụng tương tự  như quyền của cơ sở thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác áp dụng tương tự như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác. Quyền của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác áp dụng tương tự như quyền của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201301/Sua-doi-quy-dinh-che-do-thinh-giang-1966613/

Hà Nội: Học sinh nghỉ Tết 11 ngày

Posted: 28 Jan 2013 12:13 AM PST

- Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ đối với học sinh trên địa
bàn bắt đầu từ ngày 7/2 đến hết ngày 17/2/2013.

Theo đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS các trường mầm non, tiểu học, THCS,
THPT, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, trung tâm giáo dục thường xuyên được nghỉ
Tết 11 ngày.

Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc trực và bảo vệ trường học;
phối hợp chặt chẽ với công an địa phương để bảo đảm an toàn tuyệt đối về cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học, phòng chống cháy nổ….

Sở cũng yêu cầu, các trường học tuyệt đối không tổ chức cho giáo viên và học sinh
đi tham quan trong dịp trước và sau Tết.

  • N.Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/107258/ha-noi--hoc-sinh-nghi-tet-11-ngay.html

Sức hút từ mô hình trường PTDT bán trú

Posted: 28 Jan 2013 12:10 AM PST

(GDTĐ) – Nhà ở xa trường, con đường từ trong bản, trong làng đến trường học quá xa nên việc đi lại của học trò vùng cao những năm trước đây khó khăn lắm. Nhưng giờ thì khác rồi, mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú dành cho học sinh vùng khó đã được các địa phương áp dụng theo chủ trương của Bộ GD-ĐT đã nhanh chóng tạo được hiệu quả đối với các em học sinh…

Mái ấm cho con chữ "neo đậu"

Em Lý Thị Ban học sinh Trường PTCS bán trú Tân Tiến (Lào Cai) vui mừng thổ lộ: "Nhà em cách trường gần chục cây số đường dốc núi, khó đi lắm, em định bỏ học về nhà nhưng được thầy cô động viên đưa về ở nhà bán trú và được nhà nước hỗ trợ ăn ở nên em có thêm quyết tâm để xuống núi học chữ". Chúng tôi hiểu, đây không chỉ là tâm trạng của riêng em Lý Thị Ban mà là niềm vui, niềm hạnh phúc khi được Nhà nước hỗ trợ bởi mô hình trường dân tộc bán trú như hiện nay. 


Khẩu phần ăn của học trò Trường bán trú Tân Tiến – Lào Cai

Ở hầu khắp các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ… nơi có những vùng đặc biệt khó khăn về khoảng cách địa lý và điều kiện kinh tế xã hội thì việc áp dụng mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú là hết sức đúng đắn. Nếu như trước đây, khi chưa có mô hình này, các trường tại các địa phương rất chật vật về việc duy trì sĩ số học sinh, duy trì phổ cập. Nhưng từ khi áp dụng, hầu hết các trường đều duy trì từ 95-100% số lượng học sinh nơi có địa bàn xa trường. Học sinh thêm yêu và gắn bó với trường lớp hơn, thích xuống núi học chữ hơn và không bỏ học như trước nữa. 

Được nhà nước hỗ trợ tiền ăn, tiền sinh hoạt, sự chung tay của phụ huynh học sinh, đa số các trường đã tổ chức nấu ăn cho học sinh ngay tại bếp ăn của nhà bán trú. Như thế, gánh nặng về bát cơm hằng ngày của các em dường như đã được đỡ đi rất nhiều, học sinh yên tâm học tập. Trước đây, học sinh vùng cao chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh còn nghèo, thiếu thốn, địa bàn phức tạp và đồi núi cách trở nên việc đi lại rất khó khăn… Vì vậy, thực hiện mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú là nhân tố quan trọng, động lực để các em được tới trường. Nếu như trước đây, nhiều gia đình lo cho bữa ăn hàng ngày đã khó sao mơ con mình được học cao hơn nữa, chỉ cần học biết mặt chữ là bắt về tham gia lao động, hay cưới vợ, cưới chồng rồi sinh con. Chính vì thế mà tình trạng học sinh bỏ học cao, tỷ lệ chuyên cần thấp, trình độ dân trí chưa được nâng lên. Nay, trình trạng đó đã được khắc phục đáng kể nhờ hiệu quả mang lại từ mô hình trường bán trú. 

Sức hút từ những việc làm cụ thể

Chúng tôi đi thực tế tại huyện Bảo Yên (Lào Cai), nơi có nhiều địa bàn còn khó khăn và đây cũng là địa phương bước đầu áp dụng thành công mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú. 

Sau hai năm thực hiện bán trú, tính đến thời điểm này toàn huyện có trên 15 trường có học sinh ở bán trú, trong đó 2 trường chuyển đổi thành mô hình PTDT bán trú là trường PTDT bán trú xã Kim Sơn (trước đây là Trường THCS số 2 Kim Sơn) và Trường PTDT bán trú xã Tân Tiến (trước đây là Trường THCS Tân Tiến); còn các trường mầm non theo chế độ hỗ trợ nên nấu ăn cho các cháu cơm trưa. Mỗi em học sinh bán trú được hưởng 420 nghìn đồng/tháng, các em đều ăn ở lại trường cuối tuần mới về nhà. Nhà trường cắt cử giáo viên đứng bếp nấu ăn ngày ba bữa, khẩu phần bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng và được thay đổi thường xuyên; giáo viên trực bán trú cũng quản lý chặt chẽ, đôn đốc các em học bài, sinh hoạt theo giờ giấc quy định. Sau khi tan học, buổi chiều cả thầy trò đều ra chăm sóc vườn rau xanh để cải thiện bữa ăn; ăn tối xong các em xem ti vi đến 7 giờ thì lên lớp ôn bài. Tuy nhiên, để đủ sinh hoạt ăn uống cho các em, nhà trường cũng huy động sự chung sức của phụ huynh như góp thêm gạo cho mỗi em khoảng 10kg gạo/tháng. Nói là góp, nhưng em nào hoàn cảnh khó khăn không có thì các giáo viên lại bù vào cho đủ, không để các em phải nhịn đói.


Cơ sở vật chất của nhà bán trú ở vùng cao còn nhiều khó khăn

Hiệu quả rõ nét nhất của mô hình bán trú là ở Trường PTDT bán trú xã Tân Tiến. Thầy giáo Hiệu trưởng Lục Tiến Vinh cho biết: Từ khi trường thực hiện mô hình bán trú số lượng học sinh tăng lên, từ chỗ chỉ có hơn 100 em năm học 2010 – 2011, tăng lên 156 em năm học 2012 – 2013; học sinh ở bán trú cũng tăng lên 96 em so với những năm học trước chỉ có trên 40 em; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần; tỷ lệ chuyên cần đạt trên 90%. Từ khi trường chuyển đổi mô hình bán trú thì đã có học sinh giỏi, học sinh khá tăng lên, đặc biệt trường đã có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện… Đồng thời, nhà trường đưa ra sáng kiến giáo viên góp tiền mua lợn, gà và hạt giống rau, nứa rào để các em học sinh chăm sóc. Hàng ngày có rau xanh cải thiện bữa ăn; gà, lợn thì đến ngày lễ, tết giáo viên tổ chức nấu cơm liên hoan vui vẻ cùng các thầy cô giáo. Qua việc lao động tập thể, các giáo viên đã rèn luyện cho các em kỹ năng sống, lao động và xây dựng tình đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau giữa các em học sinh của dân tộc này và các em dân tộc khác, tạo một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực và lành mạnh. Niềm vui được nhân lên, vừa qua, được sự quan tâm của huyện, nhà trường đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng 8 phòng ở và 1 công trình vệ sinh nước sạch cho học sinh bán trú với tổng kinh phí hơn 1 tỉ đồng, góp phần tạo cho nhà trường có điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn.

Thầy giáo Nguyễn Tùng Sơn- Phó Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tân Tiến cho biết: "Từ khi áp dụng mô hình trường bán trú, học sinh trên núi tích cực xuống núi học chữ, các thầy cô không vất vả vận động như trước nữa, học sinh gắn bó với trường lớp hơn". 

Tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ), Trường THCS Đồng Sơn đã áp dụng khá thành công mô hình này. Dù bữa ăn của học sinh còn nhiều khó khăn nhưng hai năm trở lại đây, số học sinh ở Xóm Măng, Xóm Mới, Bến Thân cách trường gần chục cây số đã tích cực ở lại khu bán trú để học chữ. Tỷ lệ học sinh bỏ học hầu như được "xóa sổ". Nhà trường tổ chức nấu ăn cho học sinh tại bếp ăn. Nhờ vậy, các em sẽ có thời gian học tập nhiều hơn. 

Những ngày cuối năm, thời tiết vùng cao với rét đậm rét hại có ảnh hưởng không nhỏ tới chuyện học tập của học sinh. Theo các thầy cô giáo ở các điểm trường thì nhờ có mô hình trường bán trú dân nuôi, năm nay, tỷ lệ học sinh nghỉ học vì rét không nhiều như những năm trước đây, các em được ở tại nhà bán trú, có chăn ấm và chế độ ăn uống hợp lý nên các trường vẫn duy trì được lịch học. 

Tuy có nhiều tín hiệu đáng mừng từ mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú nhưng vẫn còn đó những khó khăn mà các địa phương phải vượt qua. Đa số các trường bán trú cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; đời sống sinh hoạt của thầy và trò tại các điểm trường còn gặp nhiều vất vả. Đặc biệt, có một số bậc phụ huynh chưa nhận thức hết nên phó mặc con cái mình cho giáo viên, nhà trường chăm sóc; có những trường hợp đặc biệt phụ huynh còn đến trường bắt con bỏ học, đòi tiền hỗ trợ của con mình không cho ở bán trú nữa… Đồng thời, trước đây việc chi trả tiền hỗ trợ của Nhà nước cho các em học sinh còn chậm, Hiệu trưởng các trường đều phải vận dụng để có tiền nuôi các em bán trú, ban giám hiệu phải linh hoạt vay mượn từ các khoản khác mua lương thực, thực phẩm phục vụ ăn uống cho các em hàng ngày, sau đó mới nhận tiền hỗ trợ về bù vào, hiện nay đã cải thiện hơn, hàng tháng được quyết toán đầy đủ theo quy định. Vì vậy, tại các địa phương thuộc vùng khó vẫn cần sự chung tay hơn nữa của Nhà nước và các lực lượng xã hội để mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú thực sự là nơi "neo đậu" con chữ của học trò vùng cao. 

Nguyễn Thế Lượng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Suc-hut-tu-mo-hinh-truong-PTDT-ban-tru-1966598/

Để con tả văn thực hay rập khuôn giả dối?

Posted: 27 Jan 2013 10:28 PM PST

- Những câu tả văn ngô nghê tương quan với sự hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh đang bị thay thế bằng những câu từ tả thực bài bản, theo khuôn mẫu.

Nhiều phụ huynh bức xúc khi những bài văn của con
trẻ đang bị đi theo sự rập khuôn, máy móc không đúng sự thật.
Ông Phạm Xuân
Tiến, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) kể, có lần ông dự chuyên đề về Tập làm
văn ở một trường tiểu học. Đề bài tả con đường đến trường. Có học sinh tả: "Nhà em
ở ngay sau trường, sáng nào em cũng trèo tường đến trường cho nhanh"
.

Cô giáo cho rằng tả như thế là không được. Tuy nhiên, theo ông Tiến, trước hết
phải tôn trọng sự thật và tôn trọng sự trong sáng của học trò.

VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về:
bangiaoduc@vietnamnet.vn.


 

Ảnh minh họa

 

Rập khuôn… giả dối

Một phụ huynh kể, cô giáo ra đề văn tả về dòng sông quê hương. Con trai anh đã tả
con sông Kim Ngưu, ngay gần nhà với những câu từ kiểu như “Dòng sông trong xanh,
nước chảy lững lờ, rồi vắt ngang như một dải lụa
,… Trong khi, con sông này luôn
"đứng đầu" trong những dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội, nước đen ngòm, luôn bốc mùi
khó chịu.

Anh có góp ý thì cậu con trai bảo rằng: cô nói tả dòng sông thì phải như vậy!.

Một phụ huynh có con học lớp 2 thì bức xúc kể rằng, đề bài cô đưa ra là tả ông
hoặc bà em. Con trai chị đã tả bà ngoại với những câu từ: tóc bà bạc phơ, dáng đi
chậm chạp, ánh mắt hiền từ
. Trong khi bà ngoại mới ngoài 50 tuổi, tóc còn đen, đi
lại thoăn thoắt. Chị thắc mắc "tả bà ngoại mà tả ai vậy con?", thì con đáp
“cô giáo nói người già phải tả như vậy mới hay.”

Một học sinh khác tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen,
đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Và thật bất ngờ, cháu được 5 điểm với lời phê
lạnh lùng của cô rằng “tả về ông ngây ngô quá”. 

Mẹ của cháu ngậm ngùi chia sẻ rằng, không biết phải nói với cô thế nào khi bài văn
ngây ngô này mới là thực chất, là người ông cháu yêu quý, nhưng lại phải chịu điểm
kém. "Không lẽ, cả lớp đều có chung một người ông như vậy?" – một phụ huynh ở
Hà Nội băn khoăn.

Nhiều phụ huynh đã rất bức xúc trước thực tế, học sinh giờ đây tả văn rập theo
khuôn mẫu, như kiểu tả dòng sông thì phải trong mát, cánh đồng thì bát ngát, lúa trổ
đòng đòng; ông bà thì tóc phải bạc phơ, dáng đi chậm chạp.

Còn khuôn mẫu để tả con vật là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi giống cái gì, to
bằng gì. Chính vì thế nên có chuyện, một học sinh lớp 3 khi tả con lợn đã dũng cảm ví
von: "đầu con lợn to bằng đầu bố em, tai con lợn to bằng tai bố em,…".

Mới đây, một phụ huynh than thở. Cô giáo ra đề văn yêu cầu tả về cảnh đẹp đất
nước. Hè vừa rồi chị đã cho cả gia đình lên Sapa chơi. Trong khi con rất hào hứng với
đề văn này thì cô giáo "chặt đẹp" với yêu cầu, tả bãi biển Phan Thiết, mà con nhà chị
chưa từng đến đó bao giờ.

Ngô nghê nhưng thực chất 

Bạn Bo học lớp 3 được cô giáo ra đề bài tả con gà trống. Sau khi say mê diễn tả,
con gà có cái mào màu đỏ rực, gáy ò ó o mỗi sáng,… thì cu cậu đúc kết một câu:
“Em rất yêu con gà vì nó đã đẻ ra một đàn gà con lông vàng óng mượt.”

Đọc bài văn cho cả nhà nghe, Bo bẽn lẽn cười. Cả nhà Bo cười trong niềm vui vì
ngay sau đó Bo nhận ra được là mình đã nhầm. Mẹ thì rất phấn khởi, dù ngây ngô nhưng
vì nhầm mà… sự hiểu biết của Bo đang ngày được mở rộng.

Một phụ huynh có con học ở một trường tiểu học ở Hà Nội vừa đi họp phụ huynh về
cũng hồ hởi khoe: “Con chị được vào top 10 thi học sinh giỏi văn của trường, dù
không học thêm ngày nào.”
Chị nói: "Cô giáo của con còn dặn các bố mẹ không
được sửa văn của con. Cứ để con tự viết, tự cảm nhận theo đúng khả năng và sự nhận
biết".

Theo một giáo viên tiểu học, trước khi dạy học sinh viết được thành một bài văn
hoàn chỉnh, cô sẽ dạy các con từng bước như viết mở bài, kết luận, rồi thân bài. Nếu
cô giáo chỉ dừng lại ở dàn bài gợi ý, các em sẽ có những câu diễn đạt ngô nghê. Dàn
bài càng đi vào chi tiết bao nhiêu thì bài văn sẽ dễ đi vào khuôn mẫu. Do đó, cách
hướng dẫn này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyên môn của giáo viên.

Một vị quản lý giáo dục thẳng thắn, cô giáo dạy học sinh làm bài rập khuôn theo
văn mẫu là những giáo viên đi lệch chuẩn chương trình.

Ông Phạm Xuân Tiến cho rằng, nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn sao cho các
em biết đưa nhiều chi tiết để bài làm chân thực, sinh động hơn như kiểu sáng dậy đi
học thế nào, ăn sáng ra sao, rồi lúc trèo tường vào có phải cảnh giác ông bảo vệ
không,….

Còn việc có nên trèo tường để vào trường hay không thì giáo viên nên nói chuyện
với em đó ở một khía cạnh khác.

"Ở bậc tiểu học, trẻ có những suy nghĩ rất trong sáng, mỗi bài văn là một cơ
hội để trẻ bày tỏ tình cảm, nhận thức, lòng yêu thương. Vậy thì thay vì áp đặt bằng
cảm quan và văn phong của người lớn, hãy tôn trọng và hòa mình vào thế giới của các
em"
– lời ông Tiến.

  • Bảo Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106167/de-con-ta-van-thuc-hay-rap-khuon-gia-doi-.html

Comments