Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học bổng 50% từ 4 trường đại học tại Mỹ

Posted: 26 Jan 2013 08:00 AM PST

Thứ bảy, 26/1/2013, 11:00 GMT+7

Trung tâm INTO là một phần của 4 trường đại học danh tiếng tại Mỹ gồm: Oregon State, South Florida, Colorado State, Marshall thông báo cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam.

INTO chịu trách nhiệm đào tạo các khóa Anh ngữ, năm thứ nhất đại học, dự bị đại học và dự bị thạc sĩ cho sinh viên quốc tế mong muốn vào học tại các trường đại học trên cũng như tại nhiều trường đại học danh tiếng khác. Chương trình học đa dạng bao gồm tất cả các chuyên ngành.

Theo các cuộc khảo sát thường niên tại những trường đại học trên, sinh viên quốc tế học qua các khoá dự bị hoặc năm thứ nhất đại học của INTO có kết quả học tốt hơn so với những bạn vào thẳng các trường.

Trường nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông Nga (11 năm), GCSE, O-level. Học sinh sẽ được kiểm tra tiếng Anh đầu vào miễn phí thay thế IELTS hoặc TOEFL tại văn phòng Visco.

Ông Tom Keenan, đại diện tuyển sinh của INO sẽ có buổi gặp gỡ giới thiệu về chương trình học và cơ hội học bổng theo lịch sau:

TP HCM: 17h30 ngày 28/1 tại 239 Cách mạng tháng 8, nhà A2, Chung cư Văn hóa, phường 4, quận 3.

Hà Nội: lúc 17h ngày 30/1 tại 230 Kim Mã, Ba Đình.

Đại học Oregon State, bang Oregon (OSU) có bề dày lịch sử hơn 100 năm, tọa lạc tại thành phố Corvallis, bang Oregon – một trong những bang có phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà nhất nước Mỹ. Trường nằm trong top 150 đại học hàng đầu thế giới; top 70 trong số hơn 4.000 trường đại học trên toàn nước Mỹ (Theo Shanghai Jiaotong); xếp hạng 139 quốc gia.

Chương trình cử nhân kinh doanh xếp hạng 115; cử nhân kỹ thuật xếp hạng 78 (US News World Report); nằm trong top 100 chương trình MBA toàn cầu (Aspen Institute).

Trường cấp học bổng: 2.500 USD – 25.000 USD cho các chương trình Pathway (hạn hồ sơ 2/2013). Sinh viên Pathway đạt GPA 3.4 được cấp 6.000 USD cho năm thứ 2 đại học. Học bổng tới 13.500 USD một năm cho chương trình cử nhân

Đại học South Florida, Florida (USF) là trường đại học lớn thứ 9 tại Mỹ, tọa lạc tại thành phố Tampa xinh đẹp trên bờ Tây Florida, cách Orlando, công viên Disney World nổi tiếng thế giới 1,5 giờ xe chạy. Tampa là một trong 10 địa điểm nổi tiếng về cơ hội việc làm liên quan tới lĩnh vực công nghệ.

Trường nằm trong top 40 đại học công lập hàng đầu Mỹ (Theo Carnegie Foundation); 20 chương trình sau đại học của USF nằm trong top 100 (theo US News Report 2010).

USF cấp học bổng: 1.000 USD – 5.000 USD áp dụng với các chương trình Pathway; học bổng cho sinh viên cử nhân đến 9.000 USD một năm (tham khảo website của trường).

Colorado State University, Colorado được thành lập năm 1870, tọa lạc tại Fort Collin, bang Colorado (thành phố nằm trong top 6 những nơi tốt nhất để sinh sống, top 5 thành phố học thuật tại Mỹ- Tạp chí Money)

Trường nằm trong top 40 trong các trường đại học công lập hàng đầu quốc gia (Carnegie Foundation); top 100 các trường đại học hàng đầu Mỹ và top 200 thế giới (Shanghai Jiaotong University); một trong những trường kinh doanh tốt của Mỹ (Business Week).

Trường cấp học bổng tới 50% học phí chương trình năm thứ nhất đại học, dự bị thạc sĩ; học bổng 1.000 USD -9.000 USD có thể duy trì cho 4 năm cử nhân.

Marshall University, West Virginia được thành lập năm 1837, cách Charleston – thủ phủ của bang West Virginia một giờ lái xe. Trường cung cấp chương trình giáo dục chất lượng cao với học phí 17.000 USD một năm. Marshall được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định cao nhất về kinh doanh: AACSB, kỹ thuật: ABET và nhiều cơ quan kiểm định các chuyên ngành khác.

Trường xếp hạng 16 đại học công lập khu vực phía Nam (U.S. News World Report 2013); xếp hạng 41 các trường đại học khu vực phía Nam (U.S. News World Report 2013); 50 đại học tốt nhất Mỹ và Canada chuyên ngành Game Design (The Princeton review); thạc sĩ pháp y xếp hạng nhất tại Mỹ (American Board of Criminalistics)

Trường cấp học bổng tới 5.000 USD cho các chương trình Pathway.

Visco tiếp tục tuyển sinh cho khoá tháng 3, 5 và 8/2013 với nhiều ưu đãi dành cho sinh viên như: tư vấn miễn phí, luyện phỏng vấn và hướng dẫn xin visa cho sinh viên đăng ký làm thủ tục nhập học.

(Nguồn: Visco)

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/2013/01/hoc-bong-50-tu-4-truong-dai-hoc-tai-my/

Trường ngoài công lập sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo

Posted: 26 Jan 2013 07:00 AM PST

Bộ GDĐT vừa công bố chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020. Bên cạnh việc quy hoạch lại nguồn nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội, khắc phục những tồn tại, vấn đề tài chính cũng có nhiều đổi mới. Theo đó, Bộ xây dựng chi phí đào tạo của các ngành trên cơ sở xác định mức học phí và đầu tư của nhà nước.

Từ năm 2013, Bộ sẽ thí điểm cơ chế học phí hỗ trợ tài chính mới để xã hội hóa những ngành có quy mô đào tạo lớn hơn nhu cầu nhân lực và khuyến khích những ngành nhà nước cần phát triển. Bộ Giáo dục cũng xây dựng cơ chế tài chính đối với các trường ngoài công lập.


Bộ thay đổi chính sách tài chính, hỗ trợ tối đa cho những trường đại học ngoài công lập hoạt động không vì lợi nhuận.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đang soạn thảo nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật giáo dục, trong đó có các điều khoản ưu tiên cho trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Những trường này sẽ được cấp kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên, đất đai, thuế…

“Bộ sẽ có văn bản chi tiết trong đó xác định tiêu chí, định lượng trường nào hoạt động không vì lợi nhuận. Các trường ngoài công lập có thể chọn đi theo con đường lợi nhuận thì đóng thuế như doanh nghiệp, không vì lợi nhuận thì được nhà nước hỗ trợ”, Thứ trưởng Ga cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cũng đang sửa đổi nghị định 49 về hỗ trợ học phí cho diện được miễn giảm. Nếu như trước đây chỉ có học sinh công lập được hưởng, thì từ 2013 học sinh tư thục cũng được hưởng chính sách miễn giảm học phí. Theo đó, mức học phí của những em ở trường này sẽ bằng mức học phí các trường công lập.

Ông Ga thông tin, tất cả nội dung đổi mới này đang được soạn thảo trình Thủ tướng và sẽ hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành luật giáo dục trong năm nay.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết sẽ có chính sách đãi ngộ đặc biệt thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Theo ông Ga, giáo viên phải thật giỏi thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu chỉ khuyến khích thí sinh bằng học bổng không thì không được bởi các em có thể vay vốn ưu đãi để học, ra trường làm lương cao có thể trả ngay.

Hiện học sinh giỏi không còn thiết tha với sư phạm bởi các em thấy học xong không có tương lai, không tìm được việc làm. Vì vậy, Bộ sẽ quy hoạch lại nguồn nhân lực. Một chiến dịch rà soát được thực hiện, xác định mỗi năm có bao nhiêu người về hưu, bao nhiêu sinh viên sư phạm ra trường, bao nhiêu trẻ được sinh ra, bao nhiêu trường thành lập… Trên cơ sở đó, Bộ sẽ quy hoạch lại nhu cầu giáo viên ở từng cấp học và mạng lưới các trường sư phạm.

VnExpress

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Truong-ngoai-cong-lap-se-duoc-ho-tro-kinh-phi-dao-tao/271868.gd

Khánh thành Khu di tích lịch sử Bộ Quốc gia Giáo dục (1951-1954)

Posted: 26 Jan 2013 06:00 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay ngày 26/1/2013 tại thôn Khuôn Trú xã Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang), Bộ GDĐT và UBND tỉnh Tuyên Quang đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm Bộ Quốc gia Giáo dục (giai đoạn 1951-1954) – một công trình có ý nghĩa lịch sử, gắn liền với mảnh đất Tuyên Quang, Thủ đô của kháng chiến.

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang; Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Chẩu Văn Lâm, Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng, cùng nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

Lễ cắt băng khánh thành khu di tích
Lễ cắt băng khánh thành khu di tích

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng của đất nước nói chung, của Ngành nói riêng, bắt đầu từ khi  Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, chấm dứt ách thống trị thực dân, phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Hồ Chủ tịch, nhân dân ta đoàn kết phấn khởi, xây dựng chính quyền cách mạng và cuộc sống mới. Ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã do Hồ Chí Minh là Chủ tịch được chính thức ra mắt quốc dân đồng bào. Trong đó, Bộ Quốc gia Giáo dục là một trong những Bộ – thành viên của Chính phủ – được thành lập ngay từ những ngày đầu. Chính phủ giao Bộ Quốc gia Giáo dục thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng tổ chức, vừa có những hoạt động khẩn trương như: xây dựng ngành Bình dân học vụ, mở chiến dịch chống nạn mù chữ trong cả nước; tổ chức khai giảng năm học đầu tiên của cách mạng từ các trường phổ thông đến đại học là một sự kiện có tác động to lớn đến nhân dân.

Tiếp đó, cả nước bước vào thời kỳ trường kỳ kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ, các cơ quan đầu não của Trung ương đã phải sơ tán và di chuyển từ Thủ đô về nông thôn. Bộ Quốc gia Giáo dục dời cơ quan từ Thủ đô đến các địa phương như Hà Đông, Phú Thọ và trong giai đoạn năm 1951 đến 1954, cơ quan Bộ đã đặt tại thôn Khuôn Trú, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Bia đá di tích lịch sử địa điểm Bộ Quốc gia Giáo dục
Bia đá di tích lịch sử địa điểm Bộ Quốc gia Giáo dục

Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của ngành Giáo dục là thực hiện: chuyển hướng giáo dục trong thời chiến; tiếp tục phát triển Bình dân học vụ đẩy mạnh thanh toán mù chữ và Bổ túc văn hoá trong thời chiến; thực hiện cải cách giáo dục; chuyển hướng và phát triển giáo dục đại học và chuyên nghiệp.

Trong thời gian 4 năm cơ quan Bộ Quốc gia Giáo dục làm việc tại Khuôn Trú, đã ghi dấu ấn những bước trưởng thành lớn lao của ngành giáo dục nước nhà, có nhiều chỉ thị, nghị định và những quyết sách quan trọng để chỉ đạo thành công thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục của Đảng và Chính phủ giao cho. Từ đây, dưới sự phụ trách của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, cùng các đồng chí lãnh đạo trong bộ máy của Bộ thời kỳ đó như: đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Nguỵ Như Kon Tum, Phạm Trọng Đang, Nguyễn Cát Tường, Hoàng Vi Nam, các cán bộ của các Vụ, các Nha thuộc Bộ và các đơn vị khác đã đoàn kết, yêu thương gắn bó với nhau trong sự đùm bọc của đồng bào các dân tộc nơi đây suốt những năm khó khăn, gian khổ, không quản ngại hy sinh, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục.

Có thể nói, dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc gia Giáo dục trong giai đoạn này, sự nghiệp giáo dục từ phổ thông đến đại học không những được duy trì và còn tiếp tục được phát triển. Các trường từ giáo dục phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng tiếng Việt. Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 cho đến 1954 đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho một nền giáo dục mới: dân tộc, khoa học, đại chúng; thể hiện rõ tính chất ưu việt của cách mạng, của chế độ dân chủ cộng hòa, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để tiếp tục xây dựng, phát triển và cải tạo hệ thống của địch để lại trong vùng giải phóng. Công tác xóa nạn mù chữ ngay sau Cách mạng Tháng Tám và suốt trong những năm kháng chiến liên tục phát triển và đạt kết quả to lớn; công tác bổ túc văn hóa kế tiếp và đi liền với xóa nạn mù chữ được kịp thời xây dựng và phát triển cùng với giáo dục phổ thông và đại học chuyên nghiệp; thông qua đó đã góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến và chuẩn bị cho xây dựng đất nước sau kháng chiến thắng lợi.

 Các đồng chí lãnh đạo trồng cây lưu niệm sau lễ khánh thành khu di tích
Các đồng chí lãnh đạo trồng cây lưu niệm sau lễ khánh thành khu di tích

Với ý nghĩa sâu sắc đó, ngày 17/1/2006, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) đã có quyết định xếp hạng đây là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, khắc ghi một thời điểm quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức bộ máy chỉ đạo giáo dục – đào tạo của nước nhà. Để lưu giữ và phát huy giá trị lịch sử của sự kiện trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng, năm 2011, Bộ GDĐT đã đầu tư xây dựng và nâng cấp toàn bộ các hạng mục, công trình của di tích, gồm: Nha giáo dục, Nha bình dân học vụ và Nha trung học chuyên nghiệp. Đồng thời, ngay tại địa điểm di tích, Bộ GDĐT cũng xây tặng bà con thôn Khuôn Trú 01 nhà văn hóa, 01 nhà mẫu giáo, góp phần nâng cao đời sống tinh thần người dân địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh việc khánh thành công trình Khu di tích lịch sử địa điểm Bộ Quốc gia Giáo dục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc; thể hiện sự tri ân, ghi nhận của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục đối với các thế hệ cán bộ, giáo viên Bộ Quốc gia Giáo dục nói riêng, ngành Giáo dục nói chung đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời công trình còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử và truyền thống tốt đẹp của Ngành cho đội ngũ thế hệ trẻ, các cán bộ, nhà giáo, đội ngũ học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hôm nay.

Sau hơn 60 năm, tiếp nối truyền thống và lịch sử của ngành, chúng ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới của ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới chung của toàn Đảng, toàn dân. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở để ngành có  những bước tiến mới trong thời gian tới, với mục tiêu: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Phát huy truyền thống tốt đẹp, vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm giáo dục đào tạo thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ góp phần tích cực làm cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, đưa dân tộc Việt Nam thành một "dân tộc thông thái, dân tộc có học thức, có đạo đức, một dân tộc thông minh" để Việt Nam có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" như kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với giáo viên, học sinh huyện Chiêm Hóa.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với giáo viên, học sinh huyện Chiêm Hóa.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam, các Bộ, ban ngành liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai mạnh mẽ phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông, trong đó chú trọng nội dung chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử trên cả nước, nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng cho các thế hệ học sinh, sinh viên và thanh niên Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần cách mạng của một địa phương anh hùng, để xây dựng quê hương Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hóa nói riêng ngày càng giàu đẹp; thường xuyên chăm sóc, tôn tạo các di tích lịch sử, trong đó có Khu di tích Bộ Quốc gia giáo dục, góp phần làm cho Chiêm Hóa ngày càng khang trang, xứng đáng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, cách mạng, tinh thần đấu tranh anh dũng của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang.

Nhất Nguyên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Khanh-thanh-Khu-di-tich-lich-su-Bo-Quoc-gia-Giao-duc-19511954-1966572/

Trường học chỉ có 2 thầy trò

Posted: 26 Jan 2013 06:00 AM PST

Bé gái Zhang Siqi (7 tuổi) là học sinh duy nhất tại ngôi trường tiểu học ở Nanou, miền Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nguyên nhân khiến ngôi trường vắng tanh như vậy là do làn sóng di cư của người dân từ nông thôn lên thành phố.

Ngôi trường chỉ có 2 thầy trò
Ngôi trường chỉ có 2 thầy trò

Bé Zhang Siqi sinh ra đã bị khiếm khuyết đĩa đệm ở xương sống. Hiện tại bé được được dạy dỗ bởi duy nhất 1 giáo viên, đó là thầy Zhang Wanjia. Mặc dù không có học sinh để dạy nhưng ngôi trường vẫn mở vì bé Zhang Siqi bị dị tật bẩm sinh và vì gia đình em sống gần trường.

Chương trình dạy học vẫn áp dụng theo chuẩn quốc gia, trong đó có các hoạt động vui chơi giải trí như bóng chuyền, chạy, nhảy. Tại trường, bé Zhang Siqi cũng là người duy nhất phụ trách công việc kéo cờ.

Thầy Zhang Wanjia là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Thầy tâm sự: “Việc dạy học cho một học sinh duy nhất là cực kỳ tẻ nhạt và không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Khi tôi ở văn phòng, tôi thậm chí không có lấy một người để trò chuyện".

An Tử

Nguồn: http://dantri.com.vn/chuyen-la/truong-hoc-chi-co-2-thay-tro-689557.htm

Pá Hu ước vọng ngày mai

Posted: 26 Jan 2013 02:59 AM PST

(GDTĐ) – Bản Pá Hu nằm vắt vẻo trên núi cao. Tên bản trùng với tên xã nhưng từ trung tâm UBND xã Pá Hu (Trạm Tấu- Yên Bái) lên đến bản Pá Hu, người ta phải qua dòng suối Nậm Tung, qua cầu treo, con đường rừng hẹp và khó đi, chỉ có một cách duy nhất là đi bộ và "thưởng thức" đặc sản sương mù dày đặc những ngày mùa đông. Đến đầu bản, những căn nhà gỗ lụp xụp nằm quanh ngọn núi, ánh đèn dầu leo lét mỗi đêm trong cái giá lạnh đến thấu xương…

Bản có nhiều "cái không"

Đó là lời thổ lộ của anh Mùa A Vàng trưởng bản khi trò chuyện với chúng tôi về cuộc sống và điều kiện của bản Pá Hu hiện nay. Anh trưởng bản cho biết, cùng với bản Tà Tàu và Háng Gàng, Pá Hu là một trong ba bản khó khăn nhất của xã Pá Hu, nơi định cư của 111 hộ người Mông từ lâu đời. Đường đến Pá Hu khó khăn lắm, thời tiết ở đây lại hay mưa nên đường thường xuyên lầy thục. Điều đó làm cho việc đi lại của bà con dân bản hết sức khó khăn. Nhưng đường đi lên bản dù khổ đến mấy cũng thua những khó khăn của Pá Hu hiện nay. Theo anh Mùa A Vàng, Pá Hu hôm nay nhiều "cái không" quá, mà cứ nhiều không như thế thì bản mãi vẫn cứ nghèo. Không điện, không đài, không sách báo. Điều này có thể đủ minh chứng để giải thích vì sao trình độ dân trí của Pá Hu nhiều năm dài ở vào loại thấp, sự lạc hậu ở phong tục tập quán của người dân nơi đây hiện diện rất rõ qua lối sống và cách làm kinh tế.


Được sự quan tâm của Nhà nước trẻ em Pá Hu tích cực xuống núi học chữ

 Pá Hu nghèo lắm, cả bản có tới 85 hộ nghèo. Canh tác chủ yếu là cây ngô, cây sắn trên nương đồi, lúa nước ít, không năng suất nên những ngày giáp hạt, thiếu ăn với người dân Pá Hu là chuyện bình thường. Cuộc sống khó khăn nhưng do hiểu biết về hôn nhân và gia đình còn hạn chế nên tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ ba nhiều, tỷ lệ trai gái tảo hôn cũng không ít. Đó là những nguyên nhân làm cho cuộc sống ở Pá Hu vốn đã khó khăn lại càng nhọc nhằn hơn. Giá như có điện, có đường và nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác có lẽ đời sống kinh tế, văn hóa ở Pá Hu sẽ sáng láng hơn. Đó là mong mỏi của trưởng bản Mùa A Vàng cũng như 111 hộ dân người Mông nơi đây. 

Gian nan chuyện học

Nhiều năm trước đây, chuyện học đối với bọn trẻ ở Pá Hu thật là khó khăn. Không phải là chúng không muốn đi học mà thật ra là "cái khó bó cái khôn". Cái áo còn chưa ấm, bụng chưa no thì em nào dám nghĩ đến chuyện đến trường học chữ. Nhưng bỏ học sao được, xã và nhà trường đã tìm mọi cách vận động học trò khi các em theo cha mẹ lên nương rẫy trồng ngô trồng lúa kiếm cái ăn. 

Thầy giáo Giàng A Chu (Dân tộc Mông), người của Pá Hu và từng gắn bó với Pá Hu gần 20 năm kể lại rằng trước đây để học trò xuống núi học chữ khó lắm. Một phần vì nhà xa trường, một phần vì đói nghèo và trình độ dân trí thấp. Qua lời kể, chúng tôi thầm hiểu được vì sao khi con chữ không về tới bản thì có lẽ đói nghèo, đẻ nhiều và nhiều cái không như cái vòng luẩn quẩn bám chặt lấy bản Mông này trong nhiều năm dài. 


Con chữ Pá Hu vẫn mong nhận được sự chung tay của xã hội

Không để học sinh trong độ tuổi thất học, Đảng ủy xã cùng nhà trường và các thầy cô giáo ráo riết tuyên truyền và vận động đến từng hộ dân về việc học chữ của con em. Lúc đầu thấy khó nhưng sau nghe ra, các hộ gia đình đều cho con em mình xuống núi học chữ. Xã có trường bán trú nên họ cũng đỡ lo về con đường xa và chỗ ăn ở của bọn trẻ. 

Tuy đi học nhưng nhiều cái khó còn níu chân bọn trẻ. Đến lớp, vừa học chữ, các em còn phụ giúp cha mẹ địu theo em nhỏ đi để trông và dỗ em. Ngồi trên bàn học trước đây đâu chỉ có học sinh mà còn lác đác những em bé với đôi mắt ngơ ngác. Rồi khi tan học, các em phải vội vã trở về để lên nương rẫy giúp cha mẹ. Biết bao cái khó cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở bản Mông xa xôi này. Những năm trước đây, để xuống trường học, bọn trẻ phải vượt qua gần chục cây số đường rừng nên sĩ số lác đác trong mỗi buổi học là chuyện bình thường. Hơn nữa, thầy cô bám bản chỉ được vài năm rồi lại chuyển xuống vùng thấp nên nhiều cái khó cho con chữ ở đây được ươm mầm và trưởng thành.

Không để cho Pá Hu chờ đợi lâu, Đảng và Nhà nước đã dành chế độ ưu tiên cho các xã, thôn bản trong diện hưởng dự án 135, 30a của Chính phủ nên "luồng gió ấm" đã đến với Pá Hu và học sinh nơi đây. Điểm trường tương đối kiên cố được dựng ngay tại trung tâm bản Pá Hu. Cùng với đó là chế độ ưu tiên và hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn về ăn ở, sinh hoạt tại trường. Vậy là, khoảng cách đến trường đã rút ngắn đáng kể, áo thêm ấm và bát cơm thêm đầy với trẻ em Pá Hu. Chúng tôi thầm nghĩ, nếu cứ để cho Pá Hu tự mình gượng dậy thì có lẽ cũng phải chờ mất thời gian khá dài nữa và con chữ nơi đây khó lòng có thể khởi sắc. Và như vậy, trình độ dân trí nơi đây khó mà nâng lên được. Nhưng giờ Pá Hu đã khác trước nhiều.

Theo các thầy cô giáo ở Pá Hu thì từ khi có chế độ cho điểm trường tại bản thì học sinh chăm chỉ đến trường hơn, tích cực học hơn và tỷ lệ chuyên cần luôn duy trì trên 97%. Cùng với hai điểm trường khác của xã là Háng Gàng, Tà Tàu dẫn đầu huyện Trạm Tấu về tỷ lệ chuyên cần. 

Ở Pá Hu tuy mây mù quanh năm bao phủ nhưng từ xa nhiều người biết và tìm đến. Đó là những chuyến đi mang nghĩa tình của những đoàn tình nguyện hè, tình nguyện mùa đông đến với người dân và bọn trẻ nơi đây. Nhiều tấm áo ấm, đồ dùng học tập, vở ghi được các đoàn tình nguyện trao tặng cho học sinh bản Pá Hu. Bọn trẻ vui lắm và có thêm nhiều niềm tin để học khi được động viên và giúp đỡ. 

Pá Hu hôm nay đã có sự chuyển mình. Tín hiệu ấy được nhận diện qua những đồi ngô, đồi lúa xanh tốt. Trình độ dân trí cũng được nâng lên qua sự quyết tâm của dân bản về việc giảm tỷ lệ sinh. Học sinh của bản thì không bị thất học như trước nữa mà ngày ngày xuống núi học chữ, mong trở thành cán bộ tốt cho dân cho bản. 

Pá Hu những ngày cuối năm rét thấu xương, mây mù cuộn lên quanh sườn núi nhưng lòng người Pá Hu dấy lên niềm quyết tâm và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Chia tay Pá Hu xuống núi, chúng tôi thầm nghĩ ước vọng ngày mai của Pá Hu sẽ theo con chữ mà thành hiện thực. 

Nguyễn Thế Lượng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Pa-Hu-uoc-vong-ngay-mai-1966562/

Học sinh Hà Nội được nghỉ tết Nguyên đán 11 ngày

Posted: 26 Jan 2013 01:59 AM PST

Học sinh Hà Nội được nghỉ tết Nguyên đán 11 ngày

Học sinh Hà Nội nghỉ tết dương lịch 4 ngày
Học sinh TPHCM nghỉ Tết 14 ngày

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm GDTX là 11 ngày.

Học sinh Hà Nội sẽ được nghie tết 11 ngày
Học sinh Hà Nội sẽ được nghỉ tết 11 ngày.

Cụ thể, nhóm đối tượng này sẽ nghỉ tết từ ngày 7-2 đến hết ngày 17-2, tức là từ ngày 27 tháng chạp năm Nhâm Thìn đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ.

Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ dài hơn, lên đến 14 ngày. Bắt đầu từ ngày 4-2 đến hết ngày 17-2.

Khối cơ quan Sở và các phòng GD-ĐT được nghỉ Tết bắt đầu từ 9-2 đến hết 17-2 (thời gian nghỉ là 9 ngày). Như vậy, đối với cán bộ công chức thực hiện nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật sẽ được nghỉ thêm ngày thứ Sáu (ngày 15-2) và đi làm bù vào ngày Thứ Bảy tuần tiếp theo (ngày 23-2).

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học tuyệt đối không kết hợp tổ chức cho giáo viên và học sinh đi tham quan trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán.

Sở còn lưu ý trong thời gian nghỉ Tết, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc trực và bảo vệ cơ quan, trường học; phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ.

Tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không tham gia các hoạt động làm mất an ninh trật tự; học sinh chấp hành tốt Luật ATGT, không tham gia tổ chức đua xe, cỗ vũ đua xe trái phép; bảo đảm an toàn trong các ngày nghỉ tết Nguyên Đán.

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Quý Tỵ, các cơ quan, đơn vị trường học nhanh chóng ổn định nền nếp, tổ chức tốt hoạt động dạy và học, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định theo khung kế hoạch thời gian năm học.

Theo Lao động

Nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/611821/Hoc-sinh-Ha-Noi-duoc-nghi-tet-Nguyen-dan-11-ngay-tpol.html

Cao học Việt Bỉ trao học bổng hơn 800 triệu đồng

Posted: 26 Jan 2013 12:59 AM PST

Lễ khai giảng Cao học Quản trị Kinh doanh Việt 0 Bỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Lễ khai giảng Cao học Quản trị Kinh doanh Việt 0 Bỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

 

Chương trình Cao học Việt Bỉ đã trao học bổng trị giá hơn 800 triệu đồng cho 4 thí sinh xuất sắc vượt qua cuộc tranh đua học bổng "Nhà lãnh đạo tương lại" và 24 thí sinh khác nhận học bổng "Early bird" vì hoàn tất cuộc thi đầu vào trước hạn.

 

Theo GS.TS. Trần Thọ Đạt – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, học bổng "Nhà Lãnh đạo tương lai" là một trong các hoạt động tiếp tục sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế suy giảm, khi các doanh nghiệp càng tập trung vào duy trì nguồn nhân lực chất lượng.

 

TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, đồng Giám đốc Dự án Cao học Việt Bỉ tại Hà Nội, cho biết: "Quá trình đánh giá và tuyển chọn có sự tham gia của doanh nghiệp, các ứng viên phải được doanh nghiệp đề cử và xác nhận về các khả năng và phẩm chất quản lý vượt trội. Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng được mời tham gia vào hội đồng phỏng vấn học bổng".

 

Hầu hết các thí sinh ứng cử học bổng là các nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty đa quốc gia. Tất cả đều có nhận thức chung về định hướng phát triển nghề nghiệp, trong đó vị trí lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những mục tiêu trong thời gian tới.

 

Đến từ Hà Nội, thí sinh Quách Việt Nga, người đạt được học bổng 155 triệu đồng, mức cao nhất của chương trình, chia sẻ: "Tôi rất bất ngờ khi nhận được kết quả này và rất vui vì học bổng mở rộng cho tất cả đối tượng, chỉ cần họ chứng minh năng lực thật sự trong thi tuyển và phỏng vấn. Tôi nghĩ nhờ vào sự tự tin và mong muốn mạnh mẽ cho vị trí lãnh đạo, tôi và các anh chị khác đã chinh phục được hội đồng thẩm định".

 

Lễ khai giảng Cao học Quản trị Kinh doanh Việt 0 Bỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
GS.TS Trần Thọ Đạt – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD và GS. Marianne Claes – Giám đốc Chương trình trao học bổng 155 triệu đồng tới học viên Quách Việt Nga

 

Đây là lần đầu tiên chương trình triển khai chương trình học bổng hướng tới cộng đồng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và phát triển các tài năng cho các vị trí lãnh đạo trong tương lai.

 

Cao học Việt Bỉ là một chương trình đào tạo cao học do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Bỉ ký kết từ năm 1995, triển khai bởi Trường Kinh tế và Quản lý Solvay Brussels (trực thuộc Đại học Tổng hợp Tự do Bruxelles) với Đại học Kinh tế Quốc Dân tại Hà Nội và Đại Học Mở TPHCM. Cho tới nay đã đào tạo được hơn 1.700 thạc sỹ thuộc các ngành học bao gồm Quản trị Kinh doanh, Quản lý Công, Quản trị Marketing và Quảng cáo và Quản trị Chất lượng và Hiệu quả Doanh nghiệp.

 

Giáo sư Marianne Claes – Giám đốc Chương trình  Solvay Brussels tại Việt Nam nhấn mạnh, các chương trình đào tạo cao học sẽ tiếp tục được triển khai với những phiên bản cập nhật và thêm các chương trình chuyên ngành đáp ứng yêu cầu vẫn còn cao về các nhân sự chuyên trách cao cấp. Bên cạnh đó, chương trình tiếp tục thực hiện các hội thảo và tọa đàm về các chủ đề kinh tế nóng bỏng để cập nhật các kiến thức và phân tích từ góc nhìn thế giới thông qua các giáo sư và diễn giả đến từ châu Âu.

 

Tham khảo thông tin về chương trình học bổng tại đây.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cao-hoc-viet-bi-trao-hoc-bong-hon-800-trieu-dong-689674.htm

Đã tập hợp thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013

Posted: 25 Jan 2013 11:59 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT cho biết, trên cơ sở các thông tin đăng ký tuyển sinh năm 2013 của các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ và các trường sĩ quan có đào tạo trình độ ĐH, CĐ, Bộ GDĐT đã tập hợp thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013.

Bộ đề nghị các trường căn cứ vào bản dự thảo kiểm tra kỹ các thông tin về tên trường, mã trường, địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ website của trường; tên ngành, mã ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ; khối thi hoặc khối xét tuyển tương ứng của từng ngành; vùng tuyển sinh; chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013; phương thức tuyển sinh theo từng trình độ đào tạo và các thông tin khác có liên quan đến công tác tuyển sinh năm 2013.

Bộ GDĐT yêu cầu các trường công bố công khai các thông tin về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 trên trang thông tin điện tử của trường (bao gồm cả thông tin chi tiết không có trong bản dự thảo như các chuyên ngành đào tạo; các chương trình hợp tác quốc tế;…), đảm bảo thống nhất với các thông tin đã đăng ký với Bộ GDĐT và chịu trách nhiệm về các thông tin đã công bố.

Để đảm bảo thông tin cung cấp được đầy đủ, chính xác, Bộ GDĐT đề nghị các trường kiểm tra, ký xác nhận, đóng dấu trực tiếp vào bản dự thảo nhận được (không làm file dữ liệu mới) gửi về Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT trước ngày 3 tháng 2 năm 2013.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201301/Da-tap-hop-thong-tin-tuyen-sinh-DH-CD-he-chinh-quy-nam-2013-1966560/

Thủ khoa đất Quảng Bình: Ngày ấy – Bây giờ

Posted: 25 Jan 2013 11:59 PM PST

Lần giở lại những trang sử vàng dân tộc, vùng đất gió Lào cát trắng Quảng Bình là nơi nuôi dưỡng nhiều bậc danh nhân hào kiệt của đất nước, từ người mang gươm đi mở cõi trời Nam, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh thuở nào… cho đến vị tướng tên tuổi lừng lẫy năm châu Võ Nguyên Giáp… Tiếp nối cha ông đi trước, thế hệ trẻ đất Quảng không ngừng nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương.  


Các thủ khoa đại học tỉnh Quảng Bình năm 2012 - những tài năng hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong tương lai.

Chàng trai của "cú đúp"

Mọi người đã gọi Nguyễn Văn Hoài, thủ khoa đại học đầu tiên của Quảng Bình sau thời kỳ chia tách tỉnh Bình-Trị-Thiên như vậy. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1993, anh Nguyễn Văn Hoài đã thi đỗ 3 trường đại học và đạt điểm thi cao nhất ở cả hai Trường đại học Xây dựng Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Vinh. Lựa chọn Trường đại học Xây dựng Hà Nội để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học vấn, nhưng sau đó, chàng trai chuyên toán Trường THPT Đào Duy Từ (TP. Đồng Hới) đã xuất sắc dành được học bổng du học tại Trường đại học Newsouth Wales, nước Úc. Kết thúc khóa học, anh trở về Việt Nam và công tác tại thủ đô Hà Nội.

Mẹ anh – bà Phạm Thị Bích Đào vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ về những thành tích học tập xuất sắc của cậu con trai thứ ba. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ tấm bé, anh Nguyễn Văn Hoài đã luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập. Trả lời câu hỏi của một em học sinh trong đợt tuyên dương Thủ khoa năm đó: "Anh Hoài ơi, vì sao anh học giỏi rứa?", Nguyễn Văn Hoài đã trả lời hết sức đơn giản: "…Để không làm phiền lòng hay thất vọng đối với ba mẹ và để không muốn kém cạnh người khác". Tinh thần quyết tâm đó đã theo suốt anh trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Nhà giáo ưu tú Dương Viết Tuynh, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, còn nhớ mãi ấn tượng về cậu học trò mặc dù không phải thông minh nhất trong lớp, nhưng kiến thức tổng hợp cực kỳ chắc chắn và đặc biệt rất chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Một kỷ niệm khó quên nữa là khi anh Nguyễn Văn Hoài phải ôn luyện tiếng Anh để vượt qua kỳ kiểm tra ngoại ngữ. Đây là điều kiện tiên quyết để anh có thể sang nước Úc du học. Tiếng Anh thời kỳ đó là bài toán "nan giải" với cậu học sinh ở một tỉnh nghèo, xa Thủ đô mấy trăm cây số. Hai mẹ con anh phải lặn lội ra Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ của những mối quan hệ quen biết để tìm được một thầy giáo tiếng Anh đúng chuẩn của nước Úc. Tìm được thầy đã khó, thuyết phục để thầy dạy học lại càng khó hơn. Sau hai tiếng kiểm tra trình độ cơ bản, cộng thêm thấu hiểu niềm đam mê học hỏi từ chàng trai giàu nghị lực, thầy giáo đã đồng ý dạy. Mãi đến tận khi anh thi đậu học bổng sang Úc du học, người thầy giáo vì cảm kích sự hiếu học của anh đã từ chối nhận bất cứ một đồng học phí nào.

Còn nhớ khi trả lời phỏng vấn chuyên mục "Khách mời ngày thứ bảy" của Báo Quảng Bình những ngày đầu năm mới Đinh Sửu 1997, chàng trai du học sinh năm nào đã thẳng thắn khẳng định: "Học tập là con đường tốt nhất cho thanh niên khi bước vào ngưỡng cửa tương lai…. Thanh niên trong thời đại mới muốn cống hiến nhiều cho bản thân, gia đình, xã hội, vấn đề hàng đầu là phải học tập thật tốt…". Phương châm đó đi suốt những năm tháng tuổi trẻ của cậu học sinh đất Quảng hiếu học. Sau khi hoàn thành khóa học ở Úc, anh Nguyễn Văn Hoài tiếp tục học Cao học tại thành phố Bangkok (Thái Lan). Dành bằng thạc sĩ loại xuất sắc, từ chối học bổng nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, anh trở về nước và vượt qua nhiều ứng cử viên "nặng ký" để trở thành chuyên viên của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Thủ khoa… "lặng lẽ"

Đến Trường THPT Chuyên Quảng Bình để hỏi thông tin về các thủ khoa niên khóa trước năm 2000, thật bất ngờ, khi chúng tôi lại được gặp chính một thủ khoa năm xưa - thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn, Hiệu phó nhà trường. Chúng tôi gọi thầy là thủ khoa… "lặng lẽ" cũng không sai, bởi hầu như ít ai ở trường, từ các thầy cô giáo đến các em học sinh, biết được thông tin "quý giá" trên. Quê ở xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, chàng trai thư sinh sinh năm 1979 này đã "dành dụm" được một "vốn liếng" kha khá trước khi giành được danh hiệu thủ khoa đại học: học sinh giỏi suốt 3 năm học cấp 3, đạt giải ba toàn tỉnh môn toán, tham gia đội tuyển quốc gia môn toán của tỉnh…

Trong kỳ thi đại học năm 1997, thầy Nguyễn Minh Tuấn đã đỗ thủ khoa Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng với số điểm 27, không chỉ vậy, thầy cũng đạt thành tích cao tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (24,5 điểm) và Trường đại học Giao thông – Vận tải Hà Nội (26,5 điểm). Khi được hỏi vì sao không theo hai ngành "hấp dẫn" là kinh tế và giao thông, mà lại lựa chọn con đường sư phạm nhọc nhằn, thầy giáo trẻ đã trả lời sư phạm là ước mơ từ thuở bé, và việc biến ước mơ đó thành hiện thực sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Và có lẽ, cũng còn bởi một nguyên nhân khác, tại thời điểm đó, với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, theo nghề sư phạm, thầy sẽ làm giảm phần nào gánh nặng học phí cho các bậc sinh thành.


Các thủ khoa đại học tỉnh Quảng Bình năm 2012 - những tài năng hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong tương lai.

Năm 2001, thầy Nguyễn Minh Tuấn về giảng dạy tại Trường THPT chuyên Quảng Bình. Từ đó đến nay, với niềm đam mê và sự nỗ lực, quyết tâm, thầy đã đạt nhiều thành tích trong công tác như đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bằng khen về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi… Năm 2006, thầy cũng hoàn thành khóa học cao học tại Trường đại học Sư phạm Huế. Từ năm 2012, thầy Nguyễn Minh Tuấn được tín nhiệm giữ chức Hiệu phó Trường THPT Chuyên Quảng Bình.

Những thế hệ thủ khoa tiếp theo vẫn không ngừng phấn đấu tiếp nối thành tích mà các anh chị đi trước đã đạt được. Thủ khoa Trường đại học Y Huế năm 2010 – em Nguyễn Trung Kiên – đang theo đuổi ước mơ doanh nhân của mình ở thủ đô Pari, nước Pháp. Em Lê Văn Lâm, thủ khoa Trường đại học Đà Nẵng và á khoa Trường đại học Y Huế năm 2011, đang du học chuyên ngành hóa dầu tại Liên bang Nga… Không đạt danh hiệu thủ khoa đại học, nhưng nhiều người con đất Quảng đã có những thành tích rất đáng tự hào. Anh Trần Đức Long-người đạt Huy chương đồng môn sinh học tại kỳ thi Olympic quốc tế năm 1999 và là học sinh đạt huy chương Quốc tế đầu tiên ở Quảng Bình-sau khi tốt nghiệp xuất sắc lớp cử nhân tài năng Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) hiện đang hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Singapore.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải – người đạt giải ba quốc gia môn toán đầu tiên của Quảng Bình và thi đậu cả 3 Trường đại học – đang công tác giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Và còn rất nhiều những cá nhân xuất sắc thuộc thế hệ sau khác như kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa… vẫn đang nỗ lực làm rạng danh quê hương Quảng Bình ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Theo Báo điện tử Quảng Bình

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thu-khoa-dat-quang-binh-ngay-ay-bay-gio-689722.htm

Chiêm ngưỡng nữ sinh đẹp nhất Trung Quốc

Posted: 25 Jan 2013 11:42 PM PST

Nữ sinh "trà sữa" nổi tiếng trong cộng đồng mạng Trung Quốc vừa được bình chọn là người đứng đầu danh sách những sinh viên đại học xinh đẹp nhất nước này.

Biệt danh "cô gái trà sữa" được đặt cho Zhang Zetian sau khi bức ảnh chụp cô đang cầm một cốc trà sữa lan truyền khắp cộng đồng mạng và khiến Zhang nổi như cồn. Zhang bắt đầu trở thành "hot girl" từ năm 2009 khi vẫn còn là một học sinh của Trường Ngoại ngữ Nam Kinh.

Năm 2011, cô gái có khuôn mặt ngây thơ, trong sáng này đỗ vào ngành nhân văn của ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc.

  • Nguyễn Thảo(Theo Edvantage)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106960/chiem-nguong-nu-sinh-dep-nhat-trung-quoc.html

Comments