Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phẫn nộ việc thầy giáo bắt học sinh uống axit

Posted: 25 Jan 2013 07:57 AM PST

Một giáo viên trung học tại thành phố Gamagori, tỉnh Aichi (Nhật Bản) vừa bị kỷ luật vì phạt các học sinh uống axit.

Có nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội?
Chết, ai cấm nghe nhạc?
Bị tòa án cấm đẻ

Phẫn nộ việc thầy giáo bắt học sinh uống axit 1
Học sinh một trường trung học ở Aichi

Theo điều tra của hội đồng giáo dục tỉnh Aichi, vào ngày 18.1, một thầy giáo đã cho học sinh làm thí nghiệm nam châm với mạt sắt. Ông tuyên bố rằng bất kì học sinh nào thực hiện thí nghiệm không chính xác sẽ phải uống axit hydrochloric (HCl).
 
Khi hai học sinh báo cáo kết quả sai, thầy giáo đưa cho mỗi em một cốc thủy tinh sau khi đã tự nếm thử ở mỗi cốc một chút. Hai học sinh cầm cốc của mình, một người nhấp một ngụm và nhổ ra ngay lập tức; học sinh còn lại đã uống và thấy nó có vị chua như chanh.

Phẫn nộ việc thầy giáo bắt học sinh uống axit 2
Thầy giáo phạt học sinh uống axit HCl pha loãng

Vụ việc này chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi một học sinh khác trong lớp kể với bố mẹ.
 
Ban điều tra của sở giáo dục tỉnh cho biết thầy giáo này giải thích axit rất loãng, do đó không gây rủi ro gì tới sức khỏe của học sinh.
 
Sau khi điều tra, hội đồng nhà trường tuyên bố: "Sự việc này đe dọa sức khỏe và tính mạng học sinh. Đây là một sơ suất và sai lầm nghiêm trọng của ban lãnh đạo. Chúng tôi chỉ có thể chân thành xin lỗi các học sinh và gia đình. Nhà trường sẽ áp dụng các biện pháp kỷ luật thích đáng đối với giáo viên liên quan". Lãnh đạo trường này cũng đã đích thân tới nhà hai học sinh phải uống axit để xin lỗi.
 
Vụ việc gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người cho rằng thầy giáo trên không phải là giáo viên mà là một nhà khoa học điên rồ.

Theo Japan Today/Người Lao Động

Cô giáo bắt trẻ mẫu giáo liếm nước nóng 
Phạt hành chính, cấm dạy 1 năm thầy giáo dạy học bằng roi 
Một phụ nữ và 3 trẻ nhỏ bị tạt axit dã man
Pakistan: Cha mẹ đổ axit giết con gái 15 tuổi

Nguồn: http://ihay.thanhnien.com.vn/Pages/20130125/Phan-no-viec-thay-giao-bat-hoc-sinh-uong-axit.aspx

Nổ bom bi, 3 học sinh cấp 1 bị thương

Posted: 25 Jan 2013 06:57 AM PST

Theo đó, vào khoảng 11h trưa cùng ngày (25//1), 3 em học sinh gồm Hồ Văn Hà, Hồ Văn Thôi (HS lớp 2 trường Tiểu học A Roàng) và Klum Thương (HS lớp 1 trường Tiểu học A Roàng) đi học về từ trường.

Bỗng có 1 người lớn ở trên quãng đường các em gần đó vừa phát hiện 1 quả bom bi trong nhà mình bèn vứt ra ngoài để hủy trái bom. Không may, quả bom được ném ra lại gần sát ở vị trí các em đi qua.

Quả bom phát nổ to khi rơi xuống đất. Cả 3 em bị mảnh bom và sức công phá trái bom gây trọng thương, máu ra nhiều. Ngay lập tức các em được đưa vào Trạm xá quân dân y 92 gần đó để sơ cứu. Sau một thời gian thì được đưa lên Bệnh viện huyện A Lưới để chữa trị.

Các HS bị nạn đang được bác sĩ ở A Lưới chăm sóc vết thương

Sau khi tích cực chữa trị, 2 em Hà và Thôi bị mảnh bom găm dưới phần chân sức khỏe đã tốt. Riêng em Klum Thương bị mảnh bom găm vào vùng hạ vị dưới bụng được đánh giá là bị thương khá nặng. Trong chiều tối nay, em đã được đưa lên Bệnh viện Trung ương Huế để cấp cứu.

Ông Hồ Xuân Trăng cho biết, hành động của người đàn ông ném bom bi để hủy là vô trách nhiệm, không để ý đến những cháu nhỏ xung quanh nên đã làm nguy hiểm tính mạng các học sinh. Huyện sẽ có hình thức để xử lý thích đáng.

Đại Dương

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/no-bom-bi-3-hoc-sinh-cap-1-bi-thuong-689480.htm

Đại học Hà Nội kỷ niệm 10 năm thành lập khoa tiếng Italia

Posted: 25 Jan 2013 05:57 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (25/1), Trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Khoa tiếng Italia, tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Bộ GDĐT, ngài orenzo Angeloni Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa ITALIA tại Việt Nam, các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế, cùng đông đảo các thế hệ giảng viên, sinh viên nhà trường.

c
Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự lễ kỷ niệm

Ngôn ngữ Italia được đưa vào giảng dạy lần đầu tiên tại Trường Đại học Hà Nội vào năm 2000 với tư cách là môn học tự chọn. Từ năm 2002 Nhà trường chính thức tuyển sinh Ngành ngôn ngữ Italia hệ chính quy. Lúc đó, Khoa tiếng Italia gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn từ đội ngũ giảng dạy, giáo trình, tài liệu đến các phương tiện giảng dạy…

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, với bao thăng trầm, biến động, ngày nay Khoa tiếng Italia đã lớn mạnh, khẳng định được chất lượng, uy tín và vị thế của cơ sở đào tạo cử nhân ngôn ngữ Italia đầu tiên ở Việt Nam. Khoa luôn chủ động nắm bắt thời cơ, khai thác những tiềm năng vốn có, từng bước mở rộng quy mô đào tạo, tạo bước đột phá về chất lượng, hướng các chương trình và quy trình đào tạo theo chuẩn quốc tế thông qua liên kết đào tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp của Khoa đều tìm được việc làm và được các cơ sở tuyển dụng đánh giá cao về trình độ chuyên môn.

c
Các cá nhân và tập thể nhận bằng khen vì những đóng góp cho sự nghiệp chung

Trong những năm gần đây, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo và NCKH, Khoa đã chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế và trở thành một trong những đơn vị phát triển hợp tác quốc tế nhiều nhất và hiệu quả nhất của Trường. Đến nay, Khoa đã có quan hệ hợp tác với hơn 15 trường đại học và học viện trên khắp đất nước Italia. Đây không chỉ là cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên mà còn thúc đẩy các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên, góp phần giới thiệu và quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.

Thái Yên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Dai-hoc-Ha-Noi-ky-niem-10-nam-thanh-lap-khoa-tieng-Italia-1966546/

Học sinh Hà Nội nghỉ tết Nguyên đán 11 ngày

Posted: 25 Jan 2013 05:57 AM PST

Cụ thể, nhóm đối tượng này sẽ nghỉ tết từ ngày 07/02/2013 đến hết ngày 17/02/2013, tức là từ ngày 27 tháng chạp năm Nhâm Thìn đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ.

Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ dài hơn, lên đến 14 ngày. Bắt đầu từ ngày 04/02/2013 đối tượng này được nghỉ cho đến hết ngày 17/02/2013.

Khối cơ quan Sở và các phòng GD-ĐT được nghỉ Tết bắt đầu từ 09/02/2013 đến hết 17/02/2013 (thời gian nghỉ là 9 ngày). Như vậy, đối với cán bộ công chức thực hiện nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật sẽ được nghỉ thêm ngày thứ Sáu (ngày 15/02) và đi làm bù vào ngày Thứ Bảy tuần tiếp theo (ngày 23/02/2013).

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu trong thời gian nghỉ Tết, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc trực và bảo vệ cơ quan, trường học; phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ.

Các đơn vị tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không tham gia các hoạt động làm mất an ninh trật tự; học sinh chấp hành tốt Luật ATGT, không tham gia tổ chức đua xe, cỗ vũ đua xe trái phép; tích cực tham gia phòng chống tội phạm, ma tuý và các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn trong các ngày nghỉ tết Nguyên Đán.

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Quý Tỵ, các cơ quan, đơn vị trường học nhanh chóng ổn định nền nếp, tổ chức tốt hoạt động dạy và học, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định theo khung kế hoạch thời gian năm học; tuyệt đối không kết hợp tổ chức cho giáo viên và học sinh đi tham quan trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán.

 S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-sinh-ha-noi-nghi-tet-nguyen-dan-11-ngay-689482.htm

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thôi chức theo chế độ hiện hành

Posted: 25 Jan 2013 01:57 AM PST

Trao đổi với Dân trí, PGS.TS Đinh Hường – Trưởng Ban Chính trị – Công tác HS-SV, ĐHQGHN cho biết: "GS.TS Mai Trọng Nhuận, được Thủ tướng quyết định thôi giữ chức Giám đốc ĐHQGHN, thôi làm quản lý để làm công tác chuyên môn là hoàn toàn bình thường thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước vì GS Mai Trọng Nhuận đã hết tuổi làm quản lý. GS Nhuận sinh năm 1952".

"Quyết định Thủ tướng cho GS Nhuận nghỉ công tác quản lý chuyển sang làm công tác chuyên môn với kết luận Thanh tra Chính phủ không liên quan đến nhau, hai quyết định khác nhau. Một số phương tiện thông tin đã làm dư luận vô tình hiểu nhầm 2 quyết định có liên quan đến nhau làm ảnh hưởng đến uy tín của GS và của trường" - ông Hường khẳng định.

ĐH Quốc gia Hà Nội hiện nay có 3 Phó giám đốc phụ trách là GS. TS Nguyễn Hữu Đức, PGS. TS Nguyễn Kim Sơn và PGS. TS Phùng Xuân Nhạ – Phó giám đốc phụ trách thường trực.

GS.TSKH Mai Trọng Nhuận sinh năm 1952. Tháng 11/2007, ông được Thủ tướng bổ nhiệm là Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giam-doc-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-thoi-chuc-theo-che-do-hien-hanh-689314.htm

ĐH London đánh giá cao đào tạo Tài chính ngân hàng tại BUV

Posted: 25 Jan 2013 12:57 AM PST

Sau hơn hai năm triển khai chương trình Tài chính Ngân hàng của Đại học London tại British University Vietnam, Tiến sỹ Keith Sharp, Giám đốc chương trình Quốc tế Đại học London tại Việt Nam đã có nhiều chia sẻ những điểm cần chú trọng trong công tác đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay.

- Thưa ông, trong nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc đào tạo nhân sự khối ngành kinh tế ở bậc Đại học cần chú trọng những vấn đề gì, đặc biệt là tại Việt Nam?

Tiến sĩ Keith Sharp: Kinh tế khó khăn không phải là vấn đề của VN mà còn là vấn đề của toàn cầu. Khi kinh tế suy giảm thì các nhà tuyển dụng càng có nhiều sự lựa chọn hơn, càng cẩn thận trọng hơn về nhân sự. Bên cạnh đó, xã hội có nhiều bước tiến mới về công nghệ nên việc đào tạo khối ngành kinh tế cần có nguồn nhân lực có năng lực, sáng tạo, có trình độ công nghệ, trình độ chuyên môn tốt để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như thích nghi với hoàn cảnh mới.


ĐH London đánh giá cao đào tạo Tài chính ngân hàng tại BUV

- Với việc Bộ GD-ĐT Việt Nam tạm dừng mở các đào tạo ngành ngân hàng tài chính do hiện nay thừa nhân lực ngành này, ông suy nghĩ như thế nào?

Tiến sĩ Keith Sharp: Ngành TCNH là một ngành được đào tạo phổ biến tại các trường đại học trên thế giới bởi nhu cầu nhân sự chất lượng cao tại các Tập đoàn, Ngân hàng lớn như HSBC, Standard Chartered Bank… trên toàn cầu. Tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa ở đây Chất lượng cao và Trình độ chuyên nghiệp của nhân sự thuộc lĩnh vực này. Quyết định của Bộ GD-ĐT Việt Nam tại thời điểm này theo góc nhìn của tôi cũng nhằm tập trung đầu tư sâu cho chất lượng đào tạo thay vì đào tạo lấy số lượng.

Sinh viên Đại học London chuyên ngành Tài chính Ngân hàng có nhiều ưu thế tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Thực tế này đã được minh chứng tại Anh và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Tôi đánh giá cao tính chuẩn mực về môi trường học tập, nghiên cứu, chất lượng giảng dạy của giảng viên và sinh viên tại British University Vietnam. Qua các cuộc khảo sát và đánh giá chất lượng đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng cấp bằng Đại học London tại British University Việt Nam, tôi rất vui vì tại Việt Nam đã làm rất tốt công tác đào tạo và hướng nghiệp theo đúng hệ thống chuẩn mực mà LSE và Đại học London đã đề ra. Nhân sự được đào tạo tại đây không chỉ hướng tới công việc tại thị trường Việt Nam mà đủ sức cạnh tranh với môi trường tài chính quốc tế ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Việc đào tạo tại Việt Nam với các chi phí đào tạo rẻ hơn, chi phí sinh hoạt rẻ hơn do với việc du học tại Anh cũng là cái nhìn sáng suốt của các bậc phụ huynh vào thời điểm kinh tế xuống dốc như hiện tại. Điều quan trọng là khi ra trường bằng cử nhân của các bạn học ở Việt Nam không khác gì với các bạn học tại Anh.

Chắc chắn rằng quyết định này của Bộ GD-ĐT cũng có ảnh hưởng tới tâm lý học sinh, sinh viên nhưng sẽ giúp sinh viên có được định hướng tốt hơn về ngành nghề mình theo học, cũng như có cái nhìn rõ hơn về thị trường nhân lực để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

- Thưa ông, ông có thể chia sẻ về việc giám sát và quản lý chất lượng đào tạo chương trình Tài chính Ngân hàng của Đại học London được thực hiện như thế nào tại British University Vietnam?

ĐH London đánh giá cao đào tạo Tài chính ngân hàng tại BUV

- Vậy hợp tác giữa LSE, Đại học London và BUV sẽ đem lại lợi ích gì cho các bạn sinh viên Việt Nam, thưa ông? Ông đánh giá như thế nào về chất lượng sinh viên Việt Nam?

Tiến sĩ Keith Sharp: Hợp tác đào tạo chương trình TCNH sẽ đem lại cho các bạn sinh viên Việt Nam cơ hội được theo học khung chương trình chuẩn của Học viện Kinh tế Chính trị London, được công nhận và cấp bằng của chính Đại học London. Đây cũng là một hành trình đầy thử thách, theo tôi là vậy với bất kỳ sinh viên giỏi nào không chỉ ở Việt Nam mà ở Anh cũng vậy. Tuy nhiên các bạn sẽ thấy được học tập và làm việc với môi trường chuyên nghiệp, được thử việc, thực tập tại các ngân hàng, tập đoàn có tiếng trên thế giới sẽ là một lợi thế cạnh tranh của sinh viên tốt nghiệp tại BUV với tấm bằng cử nhân khoa học Tài chính Ngân hàng hoàn toàn của Anh do chính Đại học London cấp.

Tôi rất mừng khi nhìn thấy ở sinh viên Việt Nam không chỉ thông minh mà còn rất nghiêm túc và cầu tiến trong học tập và nghiên cứu. Họ sẽ là đội ngũ nhân sự tiềm năng, giỏi chuyên môn sắp gia nhập vào thị trường tài chính sôi động tại Việt Nam trong thời gian tới. Tôi được biết không ít sinh viên đang theo học chuyên ngành này tại BUV đã được thực tập và có cơ hội việc làm ngay từ năm thứ nhất và thứ hai

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-london-danh-gia-cao-dao-tao-tai-chinh-ngan-hang-tai-buv-689213.htm

Học bổng toàn phần Chính phủ Singapore 2013

Posted: 24 Jan 2013 11:57 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT cho biết, năm 2013, Chính phủ Singapore sẽ cấp học bổng toàn phần năm 2013 cho công dân Việt Nam để học chương trình đại học tại Trường Đại học Công nghệ Nanjang, Trường Đại học Quốc gia Singapore và Trường Đại học Quản trị Singapore.

Đối tượng dự tuyển là công dân Việt Nam, đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ hai các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; Kết quả học THPT: 03 năm liền đạt hạnh kiểm tốt, điểm trung bình các năm học đạt từ 7,5 trở lên, tốt nghiệp THPT loại khá trở lên;  Được tuyển thẳng hoặc trúng tuyển đại học với kết quả thi đạt từ 21 điểm trở lên (không nhân hệ số) và đang học đại học hệ chính quy tập trung. Sinh viên năm thứ hai ngoài quy định này còn phải có điểm trung bình học tập năm thứ nhất đại học đạt 7,5 trở lên; Đăng ký ngành học đúng hoặc gần với ngành học đang học tại Việt Nam và phù hợp với ngành học mà Chương trình quy định (ngành Y, Nha khoa, Kiến trúc và Luật không được cấp học bổng theo Chương trình này);

Yêu cầu về ngoại ngữ: thành thạo tiếng Anh (để dự thi viết, thi vấn đáp và học đại học bằng tiếng Anh). Ưu tiên ứng viên có một trong các loại chứng chỉ: TOEFL quốc tế/nội bộ hoặc IELTS quốc tế còn thời hạn sử dụng.

Lưu ý: Sinh viên đã đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khác của các nước/các tổ chức quốc tế không được dự tuyển chương trình học bổng này.

Ứng viên cần chuẩn bị 1 hồ sơ bằng tiếng Việt xếp thứ tự:  Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu gửi kèm); Bản cam kết (theo mẫu gửi kèm); Bản sao bằng tốt nghiệp THPT; Bản sao học bạ THPT; Bản sao phiếu báo (hoặc giấy xác nhận) được tuyển thẳng, trúng tuyển có ghi điểm thi đại học. Sinh viên năm thứ hai cần nộp thêm bảng điểm/giấy chứng nhận kết quả học tập năm thứ nhất đại học; Bản sao chứng chỉ tiếng Anh (nếu có); Bản sao giấy tờ chứng nhận giải thưởng quốc tế, quốc gia hoặc tỉnh, thành phố hoặc bằng khen, giấy khen về học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia công tác xã hội (nếu có); Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (được UBND phường/xã hoặc trường đang theo học xác nhận). Lưu ý: Các bản sao phải hợp lệ (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

Hồ sơ bằng tiếng Anh: 4 bộ (1 bộ là bản chính và 3 bộ photocopy), mỗi bộ gồm các giấy tờ xếp thứ tự như sau: Đơn dự tuyển bằng tiếng Anh theo mẫu quy định của phía Singapore được kê khai, dán ảnh và ký tên đầy đủ; Giấy khai sinh;. Bằng tốt nghiệp THPT;. Học bạ THPT; Phiếu báo (hoặc giấy xác nhận) tuyển thẳng, trúng tuyển có ghi điểm thi đại học. Sinh viên năm thứ hai cần nộp thêm bảng điểm/giấy chứng nhận kết quả học tập năm thứ nhất đại học; Bản sao chứng chỉ tiếng Anh (nếu có); Giấy tờ chứng nhận giải thưởng quốc tế, quốc gia hoặc tỉnh, thành phố hoặc bằng khen, giấy khen về học tập, thành tích nổi trội, hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động xã hội (nếu có).

Thông tin chi tiết về hồ sơ tiếng Anh và mẫu đơn xem tại website:  www.mfa.gov.sg/scp
 
Lưu ý: Các giấy tờ của bộ hồ sơ tiếng Anh nêu tại điểm 2,3,4,5,7 cần phải được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Bản dịch phải hợp lệ (có đủ cả các trang dịch đính kèm với các trang photocopy từ bản gốc tiếng Việt tương ứng và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền).
 
Sau khi hoàn thành hồ sơ dự tuyển, người dự tuyển phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ tiếng Việt sang các files định dạng PDF để thực hiện đăng ký trực tuyến theo địa chỉ http://tuyensinh.vied.vn/ và đồng thời chuyển toàn bộ bản chính hồ sơ dự tuyển (tiếng Việt, tiếng Anh) bằng thư chuyển phát nhanh đảm bảo hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục Đào tạo, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tất cả giấy tờ trình bày trên khổ giấy A4, hồ sơ bằng tiếng Việt và hồ sơ bằng tiếng Anh đựng riêng trong các túi hồ sơ có kích thước 25 cm x 34 cm, mặt ngoài túi hồ sơ trình bày theo mẫu quy định hồ sơ dự tuyển học bổng đại học của Chính phủ Singapore năm 2013, danh mục các loại giấy tờ có trong túi, địa chỉ liên hệ, điện thoại cố định, di động và e-mail để liên lạc.
 
Thời hạn nộp hồ sơ: Trước 17h00 ngày 06/02/2013 (tính theo thời điểm đăng ký hồ sơ trực tuyến, dấu bưu điện hoặc sổ theo dõi nhận hồ sơ của Văn phòng Cục Đào tạo với nước ngoài).

Hồ sơ được coi là hợp lệ nếu nộp đầy đủ hồ sơ trực tuyến (on-line) và hồ sơ giấy. Hồ sơ nộp muộn và không đúng theo quy định trên được coi là không hợp lệ và không được xét tuyển. Những người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo không trả lại hồ sơ dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xét chọn ứng viên dự tuyển có hồ sơ dự tuyển đầy đủ, hợp lệ theo quy định trên cơ sở kết quả học tập, nhu cầu đào tạo, các tiêu chí ưu tiên của phía Việt Nam và Singapore để giới thiệu ứng viên cho phía Singapore duyệt cấp học bổng.
 
Ứng viên trúng tuyển sẽ được Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, hướng dẫn và giải quyết các thủ tục liên quan tiếp theo để đi học ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục và sinh viên đăng ký dự tuyển theo dõi, cập nhật thông tin dự tuyển, xét tuyển qua e-mail và tại các trang web: http://www.moet.gov.vn và http://www.vied.vn; Bộ Giáo dục và Đào tạo không gửi thông báo danh sách kết quả sơ tuyển, lịch thi, lịch phỏng vấn bằng văn bản giấy đến từng cơ quan và sinh viên dự tuyển.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201301/Hoc-bong-toan-phan-Chinh-phu-Singapore-2013-1966539/

Thanh tra giáo dục như tiêm vắc-xin, cần phải nhắc lại

Posted: 24 Jan 2013 11:57 PM PST

Trao đổi với Dân trí tại hội nghị giáo dục đại học (GDĐH) về công tác thanh tra năm 2013, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết: "Trong năm 2013, toàn ngành GD-ĐT tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm là: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GDĐH, tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng trong tất cả các khâu hoạt động GDĐH; giữ vững nguyên tắc, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động giáo dục đào tạo, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sự việc thực hiện cam kết đảm bảo chất lượng của các trường trong toàn hệ thống đúng như tinh thần Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012".

Về vấn đề công tác giám sát sau thanh tra, tái thanh tra năm 2013 sẽ thực hiện như thế nào, ông Bằng cho hay, những trường bị đình chỉ tuyển sinh năm trước năm nay đã khắc phục những sai phạm và được Bộ cho phép tuyển sinh trở lại. Công tác thanh tra đã làm thay đổi nhận thức của các trường. Do vậy, việc thực hiện tái thanh tra có thể giống như việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, cần phải tiêm nhắc lại Bộ sẽ thực hiện tái thanh tra và không chỉ dừng ở việc phạt hành chính mà sẽ không được giao tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ sẽ áp đặt, chỉ giao chỉ tiêu tối thiểu – ông Bằng khẳng định.

Được biết, tuyển sinh năm 2012, một số trường không chuẩn bị đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường theo Nghị quyết số 50 của Quốc hội khóa XII, nên bị đình chỉ tuyển sinh, trong đó có 2 trường đại học và 1 trường cao đẳng bị đình chỉ tuyển sinh. Đồng thời bộ cũng đã đình chỉ tuyển sinh 12 ngành của 4 trường.

Ông Bằng cho biết, năm qua Bộ đã có những giải pháp mới là kiến nghị các bộ ngành, địa phương xử lý kỷ luật 8 hiệu trưởng trường có sai phạm. Tuy giải pháp mới này có thể chưa vào hệ thống 100% nhưng chắc chắn có tác động tốt tới các trường. Thể hiện rõ nhất là qua việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013, các trường đã không dám xác định vống chỉ tiêu như các năm trước.

Theo thông báo mới của Bộ GD-ĐT, kết quả thanh tra 30 trường ĐH, CĐ trên cả nước (16 trường công lập, 14 trường ngoài công lập), cho thấy: 5 trường không đạt cả 2 tiêu chí về giảng viên cơ hữu quy đổi và diện tích sàn xây dựng; 13 trường không đạt tiêu chí về đội ngũ giảng viên; 5 trường xác định chỉ tiêu khi không còn năng lực tuyển sinh; 16 trường xác định chỉ tiêu cao hơn năng lực thực tế. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã xem xét và đề nghị các Bộ chủ quản các trường có hình thức kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách đối với hiệu trưởng những trường vi phạm này. Đồng thời, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường tuyển sinh vượt từ 5% trở lên chỉ tiêu năm 2012 và trong năm 2013, sẽ cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với 17 trường.

Theo quy định, những trường, những ngành sau 3 năm thành lập mà không tuyển được thì sẽ dừng tuyển sinh hoặc tiếp tục như thế nữa sẽ đóng cửa. Ông Bằng cho hay, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cũng chưa đề nghị đóng cửa trường nào.

Năm học 2012 - 2013 là năm học đầu tiên thực hiện Luật GDĐH với tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện toàn hệ thống. Đổi mới căn bản là làm thay đổi một cách căn cơ trong cách nghĩ, cách làm. Sự thành công của công cuộc đổi mới phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực liêc tục của toàn ngành giáo dục với phương châm lấy chất lượng đào tạo làm tiêu chí hàng đầu trong mọi hành động từ cơ quan quản lý nhà nước đến từng cơ sở GDĐH.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thanh-tra-giao-duc-nhu-tiem-vacxin-can-phai-nhac-lai-689328.htm

Bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội

Posted: 24 Jan 2013 11:55 PM PST

(GDTĐ) – Sở GDĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, các biện pháp giáo dục an toàn giao thông và sử dụng điện thoại đúng quy định trong và ngoài nhà trường, giai đoạn 2013-2015.


Vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm luật lệ giao thông. Ảnh minh họa

Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị trường học về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn trường học trên địa bàn thành phố. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc giáo dục HSSV nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cùng với ngành GDĐT, ngành Công an; ngành Giao thông vận tải Thành phố trong việc giải quyết hai vấn đề: đó là công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học và ý thức chấp hành Luật khi tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên, HSSV trên địa bàn Thành phố.

Các cơ quan, đơn vị quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố giao; có ý thức thực hiện kế hoạch một cách tích cực trong phạm vi quyền hạn. Các trường học và cơ sở giáo dục quán triệt nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của ngành tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức và HSSV, chỉ đạo các thành viên trong trường thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Từng bước tiến tới giải quyết dứt điểm không còn tình trạng mất an ninh, trật tự trường học và cán bộ, giáo viên, HSSV vi phạm Luật khi tham gia giao thông.

Lãnh đạo nhà trường chủ động phối hợp cùng cơ quan Công an phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu, hoạt động gây mất an ninh trật tự trường học phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xử lý các vấn đề về an ninh an toàn xã hội, vệ sinh môi trường có liên quan đến người học và cán bộ nhà giáo.

Ngay từ đầu các năm học, Lãnh đạo nhà trường phải chủ động phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh, Công an cùng cấp tổ chức lễ ký cam kết cho học sinh thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường.  Chủ trì phối hợp cùng ngành Công an tổ chức tốt giao ban công tác an ninh trường học, các nội dung theo Quy chế 167. Khi xảy ra các vụ việc gây mất ANTT trường học, Lãnh đạo các đơn vị phải báo cáo ngay đến cấp quản lý trực thuộc qua điện thoại và địa chỉ hòm thư điện tử Sở GDĐT.

Ngành GDĐT phối hợp cùng Công an Thành phố triển khai tập huấn công tác an ninh trường học cho cán bộ làm công tác bảo vệ theo Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Công tác đảm bảo trật tự ATGT với cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV trong và ngoài nhà trường gồm các nội dung:  Học sinh chưa đủ 18 tuổi không được điều khiển xe mô tô, xe máy từ 50 phân khối trở lên tham gia giao thông và đi đến trường.

Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quai theo quy định. Khi đi xe mô tô, xe máy không được ngồi từ 3 người trở lên, đi đúng phần đường quy định, không tổ chức đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt đèn đỏ, vi phạm luật khi tham gia giao thông.

Khi tham gia giao thông bằng xe đạp không được đi dàn hàng ngang và phải đi đúng phần đường quy định. Đi bộ phải đi đúng phần đường quy định, khi qua đường phải đúng nơi quy định dành cho người đi bộ theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường cho người đi bộ và tín hiệu đèn giao thông. Khi tan học, học sinh không được đứng tụ tập ở cổng trường; phụ huynh học sinh đưa và đón con tập kết đúng nơi quy định không để ùn tắc giao thông ở cổng trường.

Sở GDĐT Hà Nội phối hợp cùng Công an thành phố tổng hợp báo cáo và theo dõi đánh giá, hàng năm xem xét khen thưởng một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học.

Để xảy ra mất an ninh chính trị, trật tự an toàn trường học, để xảy ra tình trạng cán bộ, giáo viên, HSSV vi phạm pháp luật – không có biện xử lý kịp thời, không thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo sẽ căn cứ tình hình thực tế xét trừ vào tiêu chí thi đua cuối năm.

Căn cứ mức độ lỗi vi phạm và số lần vi phạm, các cán bộ, công chức và giáo viên sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật công chức hiện hành và quy định của ngành.

Học sinh, sinh viên vi phạm lần 1 sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm tháng mắc lỗi; Phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết. Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2 sẽ hạ 1 bậc hạnh kiểm 1 học kỳ; Trả về gia đình giáo dục trong 3 ngày để tự kiểm điểm; thông báo tới địa phương nơi cư trú. Đã được giáo dục vẫn tái phạm nhiều lần: Xếp loại hạnh kiểm yếu; Cảnh cáo trước toàn trường; ghi học bạ; Buộc thôi học 01 tuần để gia đình và địa phương quản lý, giáo dục răn đe.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Bao-dam-an-ninh-trat-tu-tai-cac-co-so-giao-duc-tren-dia-ban-Ha-Noi-1966528/

Thanh tra giáo dục để tác động đến ý thức toàn hệ thống

Posted: 24 Jan 2013 08:55 PM PST

(GDTĐ)-Sau hàng loạt các sai phạm của một số trường được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời trong năm 2012; bước sang năm 2013, công tác thanh tra được Bộ GDĐT xác định là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm với quyết tâm siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại TP. HCM
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại TP. HCM

Theo quan điểm của Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng, thanh tra không phải chỉ nhằm để phạt mà quan trọng là để tác động đến ý thức toàn hệ thống. Cũng theo ông Nguyễn Huy Bằng, thực tế các trường không sợ bị phạt mấy chục triệu, họ sợ bị dừng tuyển sinh, bị cắt chỉ tiêu, bị cấm mở ngành, đó mới là những giải pháp có tác động mạnh mà Bộ GDĐT hướng tới. Những  trường không tạo được tuy tín thì bản thân việc không tuyển sinh được chắc cũng phải theo quy luật, sẽ  bị đào thải.

PV.Tiếp tục những tín hiệu tích cực của năm 2012, năm 2013 này, công tác thanh tra sẽ được thực hiện như thế nào? Trọng tâm của công tác thanh tra năm 2013?

Ông Nguyễn Huy Bằng:
Năm 2013 là năm ngành giáo dục quyết tâm lập lại kỷ cương trong GDĐH, vì vậy chúng tôi tiếp tục thực hiện thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm để qua đó tác động đến toàn hệ thống. Vừa rồi chúng tôi thanh tra, kiểm tra và công khai kịp thời, vì thế được dư luận rất ủng hộ.

Năm 2013, thực hiện Luật GDĐH, có 2 việc quan trọng nhất phải làm đó là xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và thanh tra kiểm tra. Năm nay, chúng tôi sẽ tập trung thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trong và ngoài nước, thanh tra đào tạo không chính quy vừa làm vừa học, tiếp tục thanh kiểm tra việc thực hiện điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục về điều kiện cơ sở vật chất, về đội ngủ giảng viên cơ hữu đúng như tinh thần Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Luật GDĐH. Bên cạnh việc tăng tính tự chủ cho các trường, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh tra để bảo đảm việc tự chủ lành mạnh. Vừa qua chúng tôi thanh tra việc thực hiện thông tư 57 cũng với tinh thần này.

PV. Còn công tác giám sát sau thanh tra, tái thanh tra sẽ thực hiện ra sao thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Bằng:
Các đợt thanh tra năm 2012 đã quyết định dừng tuyển sinh 4 trường và 11 ngành, sau đó Bộ GDĐT đã tiến hành kiểm tra lại. Qua báo cáo của các trường và giám sát lại của Bộ, Bộ đã cho 4 trường  tuyển sinh lại trong năm 2013 với chỉ tiêu hạn chế. Điều đáng mừng là các trường đều có ý thức khắc phục các sai phạm, có cải thiện lớn về đội ngũ, về cơ sở vật chất. Như Trường ĐH Đông Đô thời điểm bị thanh tra cơ sở toàn đi thuê nhưng sau khi bị thanh tra họ đã cố gắng mua được 3 ha đất. Rõ ràng qua thanh tra đã làm thay đổi nhận thức của các trường.

Bên cạnh đó, thanh tra như việc tiêm vac-xin phòng bệnh, phải có tiêm nhắc lại. Chủ trương là Bộ có việc tái thanh tra và không chỉ dừng ở việc phạt hành chính. Đơn cử vừa qua, với những trường vi phạm tuyển sinh sẽ không được giao tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh nữa mà Bộ sẽ áp đặt, chỉ giao chỉ tiêu tối thiểu. Thực chất của việc này là thu hồi quyền tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Còn nữa, lần đầu tiên Bộ GDĐT đã rất mạnh mẽ khi kiến nghị các bộ ngành, địa phương xử lý kỷ luật 8 Hiệu trưởng trường có sai phạm. Đó là những giải pháp mới. Vì là giải pháp mới có thể chưa vào hệ thống 100% nhưng chắc chắn có tác động tốt. Thể hiện rõ nhất là qua việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 này, các trường đã không dám xác định vống chỉ tiêu nữa.

PV. Với số lượng các trường lớn như vậy, Bộ GDĐT có giải pháp gì để thanh tra toàn hệ thống?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Thanh tra sẽ phải được tăng cường cả về nguồn lực, nhân lực mới đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, thanh tra Bộ không có điều kiện và cũng không cần thiết phải đến thanh tra tất cả các trường. Bộ chỉ tăng cường quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục, ban hành các văn bản liên quan đến thanh tra, kiểm tra để đưa cả hệ thống vào cuộc. Hàng năm, ngoài thanh tra Bộ thì các bộ ngành, các địa phương cũng phải tiến hành hoạt động thanh tra kiểm tra. Không thể thanh tra tất cả được. Bản thân các trường cũng phải tự thanh tra, chỉnh đốn hoạt động của mình. Tới đây, Bộ GDĐT sẽ có hội nghị để tăng cường sự phối hợp, phân cấp quản lý cho hiệu quả.

PV. Xin cảm ơn ông!

Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Thanh-tra-giao-duc-de-tac-dong-den-y-thuc-toan-he-thong-1966537/

Comments