Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học sinh cuối cấp sốt sắng chọn ngành

Posted: 24 Jan 2013 07:54 AM PST

Vừa qua, học sinh trường PTTH Trưng Vương (Hồ Chí Minh) đã sôi nổi tham gia chương trình Tư vấn mùa thi 2013.

Tham gia chương trình, các bạn học sinh đã được giải đáp về những thắc mắc chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp với lực học của bản thân mình. Bên cạnh đó, các bạn còn được tư vấn về vấn đề sức khỏe, tâm lý mùa thi và bí quyết làm bài của các thủ khoa.

Tham gia buổi tư vấn của chương trình, bao gồm: Tiến sỹ Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM; Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ – Trưởng phòng đào tạo ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM; Thạc sỹ Nguyễn Thanh Nguyên – Phó phòng Công tác sinh viên – ĐH Khoa học Tự nhiên; Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao – Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn và bạn Nguyễn Thị Mai Anh – Thủ khoa khối A1, Đại học Kinh tế Quốc dân TPHCM.

Học sinh cuối cấp sốt sắng chọn ngành, Bạn trẻ - Cuộc sống, tuyen sinh 2013, tu van mua thi, thi dai hoc, cao dang, nganh kinh te, dai hoc quoc gia, dai hoc kinh te, tu van tuyen sinh, ban tre, bao, gioi tre, ban tre cuoc song

Các bạn học sinh háo hức tham gia buổi tư vấn

Mở đầu chương trình, Tiến sỹ Nguyễn Đức Nghĩa đã chia sẻ những thông tin cơ bản về kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2013. Tiếp đó, những cánh tay của các em học sinh đã dơ lên để hỏi về những thắc mắc trong chuyện nộp hồ sơ, chọn ngành nào “hot” trong thời điểm hiện tại, cũng như làm sao để tập trung làm bài tập tốt.

Học sinh cuối cấp sốt sắng chọn ngành, Bạn trẻ - Cuộc sống, tuyen sinh 2013, tu van mua thi, thi dai hoc, cao dang, nganh kinh te, dai hoc quoc gia, dai hoc kinh te, tu van tuyen sinh, ban tre, bao, gioi tre, ban tre cuoc song

Các em học sinh dơ tay để hỏi những thắc mắc về chọn ngành, nghề phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện tại

Đặc biệt, vấn đề các bạn học sinh quan tâm nhất lại liên quan đến nền kinh tế của đất nước. Có nhiều câu hỏi của các bạn được đưa ra như: "Em nghe nói kinh tế đang khủng hoảng, vậy thi ngành kinh tế liệu có bảo đảm việc làm khi ra trường hay không?" hay "Em nghe nói ngành kinh tế ở một số trường không tuyển sinh nữa đúng không ạ…?". Và để trả lời thắc mắc này, ban tư vấn đã động viên các em: “Không phải ngần ngại thi vào ngành kinh tế bởi ở thời điểm nào, nó vẫn luôn là ngành hot”.

Học sinh cuối cấp sốt sắng chọn ngành, Bạn trẻ - Cuộc sống, tuyen sinh 2013, tu van mua thi, thi dai hoc, cao dang, nganh kinh te, dai hoc quoc gia, dai hoc kinh te, tu van tuyen sinh, ban tre, bao, gioi tre, ban tre cuoc song

Ban tư vấn nhiệt tình trả lời những thắc mắc của các em học sinh

Bạn Xuân Thảo, học sinh lớp 12A14 đưa ra câu hỏi: "Ngành tâm lý được đào tạo như thế nào? Ra trường thì thường làm công việc gì, ở đâu ạ?"… Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, trưởng bộ môn Tâm lý, Đại học Sài Gòn chia sẻ: “Đây là một trong những ngành học đang được các bạn học sinh quan tâm rất nhiều, và điểm thi đầu vào cũng khá cao. Về tính chất nghề nghiệp, ngành sẽ đào tạo theo hai hướng: đào tạo cán bộ giảng dạy tâm lý và đào tạo chuyên viên tâm lý. Cơ hội việc làm nhanh cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng theo tính chất mà có thể chia làm nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó những ngành nghề như Quản trị nhân sự hay những tổ chức hoạt động phi chính phủ nghiên cứu về con người cũng rất cần bạn am hiểu rõ ràng về tâm lý".

Học sinh cuối cấp sốt sắng chọn ngành, Bạn trẻ - Cuộc sống, tuyen sinh 2013, tu van mua thi, thi dai hoc, cao dang, nganh kinh te, dai hoc quoc gia, dai hoc kinh te, tu van tuyen sinh, ban tre, bao, gioi tre, ban tre cuoc song

Các câu hỏi liên quan đến việc liên thông, du học cũng được các em quan tâm

Ngoài ra, để giúp đỡ các bạn trong việc cân bằng việc học và chơi, Nguyễn Thị Mai Anh, thủ khoa khối A1, Trường ĐH Kinh tế Sài Gòn trong kỳ thi truyển sinh 2012 bỏ nhỏ: “Bí quyết đơn giản là dành 100% sự tập trung để tiếp thu kiến thức trên lớp, về nhà làm bài tập ngay”. Ngoài ra, cô bạn cũng rất chịu khó ghi vào sổ tay những công thức, dạng bài khó để làm tư liệu. Mai Anh cũng biết cách thư giãn bằng việc dành một ít thời gian để giải trí, xem phim hay tập thể thao vào cuối tuần…

Sắp tới, chương trình Tư vấn tuyển sinh sẽ được thực hiện ở các trường PTTH tại Hồ Chí Minh như: Trần Khai Nguyên, Lương Văn Can, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Khuyến, Phan Đăng Lưu, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tôn. Đây là chương trình rất bổ ích giúp các em học sinh cuối cấp định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và lực học của mình.

Nguồn: http://us.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/hoc-sinh-cuoi-cap-sot-sang-chon-nganh-c64a516529.html

‘Phải dạy giáo viên trung thực’

Posted: 24 Jan 2013 06:54 AM PST

Thứ năm, 24/1/2013, 15:22 GMT+7

“ĐH Sư phạm là nền tảng của giáo dục nên phải dạy giáo viên tương lai tính trung thực, không để tình trạng học sinh giơ tay thẳng là thuộc bài, giơ tay cụp là chưa thuộc”, PGS Trần Hữu Nghị đề xuất.
Giáo viên dạy học trò nói dối/ ‘Trường đại học chưa có trụ sở sẽ bị giải thể’

Tại Hội nghị chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 sáng 23/1, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho rằng, cách dạy và học ở Việt Nam rất kém so với các nước. Điều này được chứng minh bằng thực tiễn ngay trong gia đình ông.

Hai đứa cháu cùng 6 tuổi, một đứa học trong nước và một đứa sang Australia. Ba năm sau thầy Nghị ngỡ ngàng khi thấy cháu đi nước ngoài có khả năng phân tích mọi việc, còn bé trong nước thì không. Khi cùng đưa hai đứa đến một trung tâm dạy nhảy, về nhà bé học ở Australia tự tin nói ra năm điểm chưa được và hai điểm được của trung tâm, bé còn lại chỉ im lặng.

“Cháu gái đi nước ngoài nói với tôi, cô giáo ở Việt Nam quá nghiêm khắc và có lúc mắng học sinh, còn giáo viên ở Australia thì dễ gần, thoải mái hơn”, thầy Nghị kể và cho rằng, các trường sư phạm nên thay đổi cách dạy và học để sinh viên ra trường truyền đạt được kiến thức cho học sinh.

Thầy Trần Hữu Nghị cho rằng các trường sư phạm cần dạy giáo viên tương lai đức tính trung thực. Ảnh: Hoàng Thùy.

Vị hiệu trưởng khẳng định, giáo viên mới hiện nay không tự tin và tính trung thực không cao. Khi có người dự giờ, giáo viên kiểm tra bài sẽ để học sinh giơ tay, nhưng trước đó đã dặn các cháu nếu biết thì giơ thẳng, không biết thì cụp xuống, cô chỉ gọi những em giơ tay thẳng. Tất cả điều đó vô tình đã dạy học sinh tính không trung thực.

“ĐH Sư phạm là nền tảng của giáo dục nên phải dạy sinh viên trung thực. Nền giáo dục đang có vẻ không tin nhau. Bộ không tin Sở, Sở không tin giáo viên, giáo viên không tin học sinh… Như vậy thì làm sao có thể phát triển”, thầy Nghị băn khoăn.

Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội Phạm Văn Đại thừa nhận, bên cạnh những thành tích đạt được thì Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với trình độ các nước trong khu vực, chưa phù hợp với các vùng miền, cơ sở vật chất chưa đảm bảo và đất dành cho trường học còn thiếu.

Ông Đại cho biết, giáo dục của thủ đô so với cả nước là mũi nhọn, tuy nhiên việc dạy và học trong nhà trường hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu và đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.

“Năng lực nghề nghiệp của một số nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ông Đại thừa nhận.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục Nam Định cho rằng, nếu quyết tâm làm thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ có chuyển biến. Ngành giáo dục chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng giáo dục nên cần đặc biệt chú ý cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên giỏi vào trường sư phạm.

“Chất lượng đầu vào của các trường sư phạm hiện nay thấp. Ông cha ta đã nói có bột mới gột nên hồ, một học sinh trung bình không thể thành giáo viên giỏi sau 4 năm học ở ĐH Sư phạm. Thầy giỏi mới có trò giỏi, không có thầy giỏi thì chất lượng giáo dục không thể chuyển biến”, ông Tuấn nói.

Khẳng định trường luôn quan tâm đến việc đào tạo giáo viên giỏi, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Minh cho hay trường đang tìm mọi cách để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và thu hút sinh viên giỏi vào học. Tuy nhiên, việc thu hút những em giỏi cần có chính sách ưu tiên đặc biệt.

“Chúng tôi sẵn sàng tham gia đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015″, ông Minh nói và đề xuất, cần phải đầu tư thỏa đáng cho các trường đại học trọng điểm về đào tạo giáo viên.

Vị hiệu trưởng cho hay, ông sẵn sàng cam kết trước xã hội về chất lượng đào tạo, nhưng cần có sự thay đổi trong việc công nhận bằng cấp, trong tuyển dụng và sử dụng, không thể đánh đồng chất lượng giữa các trường. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm nhận sinh viên thực tập của các trường, doanh nghiệp vì hiện nay việc liên hệ cho sinh viên sư phạm đi thực tập rất khó khăn.

Tiếp nhận ý kiến của lãnh đạo các trường, sở, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tăng cường đầu tư về tài chính, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hiện tại và giáo viên mới cho hai ĐH Sư phạm trọng điểm. Bộ trưởng nhắc nhở, lãnh đạo các đại học cần tôn trọng thương hiệu của trường, nếu dễ dãi để sinh viên được bằng giỏi, được một, hai lứa, xã hội sẽ không tin tưởng nữa.

“Bộ đang cân nhắc có nên đặt vấn đề miễn thi cho người được bằng giỏi hay không vì vấn đề này một số trường đang quản lý rất lỏng lẻo”, Bộ trưởng Luận nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thì cho rằng các nhà trường muốn tồn tại phải vươn lên, phải tạo áp lực từ bên trong. Vì giáo dục là đào tạo nhân lực nên phải đánh giá, sàng lọc giáo viên. Sinh viên tham gia đánh giá giảng viên, giáo viên tham gia đánh giá hiệu trưởng, ban giám hiệu, cơ quan quản lý cấp dưới tham gia đánh giá quản lý cấp trên…

“Chính sách đối với cán bộ nhà trường không nên bình quân, thu nhập mỗi người phải phù hợp với hiệu quả đóng góp chứ không đơn thuần là thâm niên, bằng cấp. Trong nhà trường cần có phương châm đổi mới theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa và dân chủ hóa”, Phó thủ tướng nói.

Hoàng Thùy

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/01/phai-day-giao-vien-trung-thuc/

Năm 2013: Nhiều khó khăn cho tuyển sinh học nghề

Posted: 24 Jan 2013 05:54 AM PST

(GDTĐ) – Dự báo năm 2013 các trường nghề sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tuyển sinh. Cần kịp thời có những chính sách hỗ trợ học sinh học nghề, các biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về dạy nghề và học nghề…

Nhiều "rào cản" các trường nghề

Ông Phạm Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ dạy nghề chính quy, Tổng cục dạy nghề cho biết, tính đến hết ngày 15-12, có gần 1,5 triệu học sinh đăng ký vào học nghề, trong đó cao đẳng nghề (CĐN) là 84.381 người (tăng 6% so với năm 2011); Trung cấp nghề (TCN) là 123.000 người (giảm 9% so với cùng kỳ); Còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng với xấp xỉ 1,3 triệu người…Trên 80% HSSV sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng nghề và có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, ông Thắng e ngại vấn đề đào tạo nghề trong năm tới gặp nhiều khó khăn hơn bởi vẫn còn một bộ phận khá lớn vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công tác dạy nghề trong phát triển KT-XH. Năm 2012, nhiều DN lớn bị phá sản nên đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và ảnh hưởng đến tâm lý người học nghề. Khó khăn là vậy nhưng hiện nay, vẫn chưa có cơ chế, chính sách có tính bắt buộc để doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động. Thêm vào đó quy định đối tượng tốt nghiệp THCS muốn học TCN thì phải học bổ sung kiến thức 1 năm dẫn đến thời gian đào tạo kéo dài đã gây ra tâm lý ngại học đối với học sinh sinh viên muốn theo trường nghề.


Ngành Kỹ thuật đang "hot" trong các trường nghề

Thầy Trần Văn Đông hiệu trưởng Trường CĐN Cơ điện Hà Nội chia sẻ: Hiện nhà trường có 3 cơ sở đào tạo, 260 cán bộ (210 là giáo viên), 100% trình độ theo quy định, được Bộ GD-ĐT cho phép chỉ tiêu tuyển sinh từ 5000- 6000 học sinh/năm. Thế nhưng, tuyển sinh ngày càng gặp khó khăn, từ tháng 5-2012 đến nay mới có 1250 HSSV hai hệ, trong đó CĐ: 1000; TCN và SCN là 250 em. Khó khăn này sẽ ngày càng chồng chất trong thời gian tới bởi chúng ta vẫn chưa xoá bỏ được kỳ thị bằng cấp; Những ngành Nông- lâm- thuỷ- sản ngày càng ít và khó tuyển HSSV, ảnh hưởng nhiều đến các trường trong việc lên kế hoạch đào tạo. Nhất là gây tốn kém bởi có Khoa chỉ tuyển 6 em nhưng vẫn phải tổ chức đào tạo. Cơ chế chính sách còn thiếu sự đồng bộ, chế độ tiền lương chậm đổi mới sẽ ngày càng tác động tâm lý người học. Thêm vào đó, chủ trương đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH có rồi nhưng 1 số văn bản của Bộ GD-ĐT lại có quy định quá khắt khe, tưởng chừng "bịt chặt" hơn nhu cầu liên thông. 

Dạy  theo nhu cầu

Để nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế những khó khăn trong công tác tuyển sinh trong các trường nghề, hiệu trưởng Đông "hiến kế": Phải lấy học sinh của trường để tuyên truyền, thu hút học sinh khác, kèm lẫn ít chế độ. Trường cũng đổi mới tuyển sinh trực tuyến, mỗi ngày có 400- 500 truy cập. Ông Đông kiến nghị, Tổng cục dạy nghề không nên cho phép các trường ĐH Sư phạm kỹ thuật được đào tạo nghề bởi chất lượng còn nhiều vấn đề. Cần có sự phân luồng và chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề, có chính sách ưu tiên những nghề khó tuyển sinh, nghề độc hại, tăng cường tuyên truyền HSSV sau khi ra trường bằng hình thức trực tuyến để định hướng cho các em khi chọn trường.  

Ông Dương Đức Lân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho biết: Năm 2013, Tổng cục sẽ có kiến nghị Chính phủ có chính sách đặc thù dành cho các trường nghề này như hỗ trợ kinh phí độc hại cho học sinh trường nghề. Tổng cục yêu cầu các tỉnh chỉ dạy nghề theo nhu cầu, không theo số lượng và nên có sự phân luồng học sinh. Đồng thời kết hợp nhiều cơ quan chức năng tăng cường giám sát chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổng cục sẽ xử phạt mạnh các cán bộ làm sai, thậm chí đóng cửa cơ sở dạy nghề không làm đúng quy định. 

Anh Quang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Nam-2013-Nhieu-kho-khan-cho-tuyen-sinh-hoc-nghe-1966522/

"Áo tết tặng bạn" đến với 600 học sinh vùng biên Hà Tĩnh

Posted: 24 Jan 2013 05:53 AM PST

Ngày 24-1, đại diện báo Tuổi Trẻ, Công ty Kinh Đô phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã trao hơn 600 phần quà đến với các em học sinh khó khăn ở các xã vùng biên giới Hà Tĩnh.

Đây là những phần quà đầu tiên nằm trong chương trình “Áo tết tặng bạn” do nhà tài trợ và bạn đọc của báo Tuổi Trẻ đóng góp với mong muốn giúp những học sinh ở vùng biên giới có được một cái tết ấm cúng hơn.

Ngay từ sáng sớm, đoàn trao quà đã vượt hơn 30km đường rừng, đèo dốc trong sương mù dày đặc mới đến được điểm trao quà Trường tiểu học Hương Liên (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). 

192 em học sinh, trong đó có nhiều em ăn mặc phong phanh, chân trần trên đất, vui mừng đón nhận quà. 16 thầy cô ở điểm này cũng nhận được phần quá từ nhà tài trợ và bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Bà Nguyễn Thị Thương Huyền, đại diện Công ty Kinh Đô, cho biết những phần quà hôm nay dành tặng các em học sinh vùng biên giới Hà Tĩnh xuất phát từ những bài báo viết về những em học sinh nghèo khó, hiếu học ở các vùng quê nghèo được đăng trên báo Tuổi Trẻ gây xúc động bạn đọc cả nước. Do đó, để mong các em có một cái tết ấm cúng, Công ty Kinh Đô đã quyết định cùng đồng hành với báo Tuổi Trẻ.

Cùng buổi sáng, đoàn đã đến điểm Trường tiểu học Chúc A (xã Hương Lâm, Hương Khê) trao 196 phần quà đến cho học sinh và 19 giáo viên ở trường này.

Đến chiều 24-1, đoàn đã đến điểm Trường tiểu học Sơn Kim I (xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn) trao 227 phần quà cho học sinh, 21 phần quà cho giáo viên ở vùng biên giới tại đây.

Nhìn thấy học sinh mình đón nhận những phần quà ý nghĩa từ đại diện báo Tuổi Trẻ và nhà tài trợ, thầy Nguyễn Đức Thiện, hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Kim I, tâm sự: “Học sinh ở trường này đều rất khó khăn, tết đến nhiều em thiếu thốn. Những món quà như thế này đến với các em thì có lẽ các em sẽ có được một cái tết ấm giữa mùa đông lạnh giá”.

Mỗi phần quà của chương trình trao tặng cho học sinh là 200.000 đồng tiền mặt và quà trị giá 100.000 đồng bằng bánh kẹo của nhà tài trợ. Bên cạnh đó mỗi phần quà của giáo viên là 300.000 đồng tiền mặt, quà bánh kẹo trị giá 100.000 đồng từ nhà tài trợ.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc/531537/ao-tet-tang-ban-den-voi%C2%A0600-hoc-sinh-vung-bien-ha-tinh.html

Tiếp tục khắc phục một số hạn chế, yếu kém của các kỳ thi phổ thông

Posted: 24 Jan 2013 05:48 AM PST

(GDTĐ) – Tại Hội nghị công tác thi, tuyển sinh năm 2013, Bộ GDĐT đã đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém của các kỳ thi phổ thông năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Theo đó, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các quy chế mới cho các kỳ thi phổ thông năm 2013.

Tại kì thi thi tốt nghiệp THPT năm 2012, công tác chuẩn bị cho Kỳ thi được triển khai tích cực, chu đáo từ Trung ương đến địa phương. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT và của các địa phương được ban hành kịp thời, đáp ứng tiến độ tổ chức thi.

Ở các địa phương, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tổ chức thi đã được đáp ứng; các phương án dự phòng, các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn được triển khai. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 được bảo mật, an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển tới các Hội đồng coi thi, các phòng thi và các thí sinh.

Nội dung đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, phù hợp với thời gian làm bài, đảm bảo kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, đồng thời có khả năng phân hoá được trình độ thí sinh. Đề thi các môn Ngữ văn, Địa lí ra theo hướng mở, gắn với thực tiễn đời sống chính trị – xã hội và yêu cầu kiến thức liên môn, được dư luận đánh giá cao.

Tỷ lệ học sinh đến dự thi so với tổng số học sinh đăng ký thi đạt 99,71%, tăng 0,07% so với kỳ thi năm 2011 (99,64%); trong đó, giáo dục THPT đạt 99,85%, tăng 0,04% so với năm 2011 (99,81%); giáo dục thường xuyên đạt 98,57%, tăng 0,11% so với năm 2011 (98,46%).

Nhìn chung, các Hội đồng coi thi đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế thi. Việc trực thi và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo có tiến bộ, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, tổ chức thi.

Công tác chấm thi và xét tốt nghiệp được triển khai đúng kế hoạch. Tổng số học sinh đỗ tốt nghiệp là 940.225, đạt tỷ lệ 97,63%. Trong đó: Giáo dục THPT: 848.731 học sinh, đạt tỷ lệ 98,97%; tỷ lệ đỗ TN loại giỏi là 2,59%; tỷ lệ đỗ TN loại khá là 20,79%; Giáo dục thường xuyên: 91.494 học sinh, đạt tỷ lệ 85,47%; tỷ lệ đỗ TN loại giỏi là 0,12%; tỷ lệ đỗ TN loại khá là 3,39%.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém. Công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, trong đó, có những nội dung sai giống nhau.

Đặc biệt, tại Hội đồng coi thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang đã để xảy ra tình trạng giám thị và người không có trách nhiệm trong Hội đồng coi thi tham gia giải bài, ném bài cho thí sinh; giám thị buông lỏng trách nhiệm để thí sinh nhận tài liệu từ bên ngoài và quay cóp, chép bài của nhau trong phòng thi.

Sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể với ngành GD-ĐT trong tổ chức thi ở một số địa phương, ở một số khâu còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, tiêu cực trong thi cử.

Sự giám sát của xã hội đối với kỳ thi chưa tạo được cơ chế giám sát của xã hội, phụ huynh và học sinh đối với các khâu của kỳ thi. Vì vậy, các hành vi vi phạm quy chế thi, các hiện tượng tiêu cực trong công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo… không được phát hiện kịp thời, xử lý chưa dứt điểm.

Công tác chấm thi có sai sót, vi phạm quy định của quy chế. Dựa trên kết quả tốt nghiệp của các đơn vị, Bộ GDĐT đã thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi tự luận các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả thi tăng đột biến với so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ, vì vậy, có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm hoặc bị cộng điểm sai; một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả điểm công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ GDĐT, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm, cá biệt là 3,0 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của Bộ GDĐT.

Những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi nêu trên cũng cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ.

Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số Hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệp THPT của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bài thi được chấm thẩm định và của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục thực hiện việc phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương trong việc tổ chức thi. Cho phép học sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình, chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác, để tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi.

Bổ sung quy định về việc chấm kiểm tra tối thiểu 5% bài thi các môn thi tự luận; Bộ tổ chức Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời, phục vụ công tác chỉ đạo, tổ chức thi từ Trung ương đến địa phương.
 
Tiếp tục được đổi mới công tác đề thi, theo hướng ứng dụng các thành tựu của khoa học đánh giá, ma trận đề thi; ra đề theo hướng mở, gắn với thực tiễn đời sống chính trị – xã hội và yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Tiep-tuc-khac-phuc-mot-so-han-che-yeu-kem-cua-cac-ky-thi-pho-thong-1966513/

Thủ tướng phê duyệt đề án tổ chức Olympic Hóa học quốc tế tại Việt Nam

Posted: 24 Jan 2013 02:48 AM PST

(GDTĐ)-Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 46 năm 2014 tại Việt Nam.

Đoàn HS Việt Nam dự thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 41, tại Anh
Đoàn HS Việt Nam dự thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 41, tại Anh

Ban chỉ đạo quốc gia IChO 2014 do Bộ trưởng Bộ GDĐT làm trưởng ban; Thứ trưởng Bộ GDĐT làm phó ban thường trực.

IChO 2014 được tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 20/7 đến hết ngày 29/7/2014. Địa điểm tổ chức chính tại thành phố Hà Nội.

Sẽ có khoảng 80 đoàn đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ được gửi giấy mời tham dự cuộc thi này.

Theo đề án, việc tổ chức IChO 2014 được tiến hành phù hợp với quy định của Quy chế IChO hiện hành; quy định của Hội đồng Olympic Hóa học Quốc tế đối với nước đăng cai tổ chức và pháp luật của Việt Nam.

Việc tổ chức soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, trao giải và thực hiện các thủ tục cần thiết của IChO 2014 được tiến hành theo quy định của Quy chế IChO và quy định của Hội đồng quốc tế đối với nước đăng cai tổ chức.

Việc tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên môn bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ theo đúng quy định của Quy chế IChO. Trong trường hợp cần thiết có thể thuê các chuyên gia Hóa học nước ngoài tham gia các công tác chuyên môn của IChO 2014 và ký kết hợp đồng thuê thư ký chuyên trách cho công tác tổ chức; tổ chức ăn, ở, đi lại cho các đoàn dự thi, chuẩn bị cơ sở vật chất, các dịch vụ kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của IChO 2014…

Việc tổ chức tốt Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 46 năm 2014 tại Việt Nam (viết tắt là IChO 2014) là nhằm khuyến khích học tập và giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường; góp phần phát hiện, bồi đưỡng và đào tạo học sinh tài năng về Hóa học và thực hiện tốt đường lối đối ngoại, chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước.

Olympic Hóa học Quốc tế được tổ chức thường niên kể từ năm 1968, là một trong 5 cuộc thi (Toán, Lý, Hóa, Sinh học và Tin học) dành cho học sinh trung học quốc tế. Theo thông lệ, mỗi quốc gia được cử 4 thí sinh tham gia.

Cuộc thi được tổ chức thành 2 phần, gồm phần Lý thuyết (tối đa 60 điểm) và phần Thực nghiệm (trong phòng thí nghiệm, tối đa 40 điểm). 10% số thí sinh có điểm số cao nhất sẽ được nhận huy chương vàng, 20% và 30% số thí sinh có điểm số tiếp theo sẽ được huy chương bạc và huy chương đồng.

Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế từ năm 1997. Trong những năm gần đây, đoàn Việt Nam thường đạt thứ hạng cao ở nhóm các quốc gia có kết quả thi đứng đầu. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Thu-tuong-phe-duyet-de-an-to-chuc-Olympic-Hoa-hoc-quoc-te-tai-Viet-Nam-1966514/

Thủ tướng quyết định thôi chức Giám đốc ĐHQG Hà Nội

Posted: 23 Jan 2013 11:49 PM PST

(GDTĐ)- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 210/QĐ-TTg về việc ông Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc ĐHQG Hà Nội để làm công tác chuyên môn từ ngày 1-1-2013.

Quyết định trên cơ sở xét đề nghị của ĐHQG Hà Nội tại công văn số 3810/ĐHQGHN-TCCB ngày 9/11/2012; Bộ Nội vụ tại các Tờ trình số 188/TTr-BNV ngày 28/11/2012 và số 12/TTr-BNV ngày 15/1/2013.

Quyết định này không nêu lý do thôi giữ chức Giám đốc ĐHQG Hà Nội của ông Mai Trọng Nhuận.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố thông báo kết luận thanh tra về việc liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học của ĐHQG Hà Nội giai đoạn từ năm 2006 -2010. Theo thông báo này, Thanh tra Chính phủ phát hiện một số nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong liên kết đào tạo tại ĐHQG Hà Nội.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ Quyết định số 630/QĐ-HTQT quy định tạm thời về quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế ở ĐHQGHN; Quyết định số 3810/KHCN của Giám đốc ĐHQGHN ban hành quy chế đào tạo sai ĐH, vi phạm Luật Giáo dục và các quy định của Bộ GDĐT; Quy định cho phép Trung tâm công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm  ETC được tổ chức, phối hợp đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH ban hành kèm theo Quyết định số 698/QĐ-TCCB của ĐHQGHN vi phạm quy định tại Điều 12 – Luật Giáo dục năm 2005 và làm trái quy định tại Điều 44 Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng thanh tra toàn diện công tác thu chi tài chính của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên ĐHQGHN giai đoạn 2006-2011 vì trong quá trình thanh tra phát hiện Giám đốc ĐHQGHN có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc trích phần trăm kinh phí để lập quỹ trái pháp luật của ĐHQGHN và những vi phạm của ETC trong quản lý tài chính như đã nêu trong kết luận thanh tra. Đồng thời, xác minh thông tin liên quan ngành nghề, lĩnh vực đào tạo và lịch sử của ĐH Griggs. Nếu không phù hợp mục tiêu LKĐT cho cán bộ của Việt Nam thì chấm dứt LKĐT của các cơ sở đào tạo VN với ĐH Griggs.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ĐHQGHN tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của Giám đốc ĐHQGHN trong việc ban hành các văn bản trái quy định; cấp phép cho các đơn vị trực thuộc liên kết nước ngoài trái thẩm quyền; vi phạm điều kiện tuyển sinh, vi phạm quy chế đào tạo sau ĐH; bổ nhiệm cán bộ vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng  và tự đặt ra khoản thu phần trăm từ các nguồn kinh phí và thu dịch vụ của đơn vị trực thuộc. Theo phân cấp quản lý cán bộ, Giám đốc ĐHQGHN chịu trách nhiệm tổ chức kiểm điểm cán bộ thuộc phạm vi quản lý để xảy ra vi phạm về quản lý tài chính và vi phạm Luật Thanh tra của giám đốc, phó giám đốc ETC, báo cáo kết quả xử lý lên Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ GDĐT).

Được biết, ông Mai Trọng Nhuận nhậm chức Giám đốc ĐHQG Hà Nội từ cuối năm 2007.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Thu-tuong-quyet-dinh-thoi-chuc-Giam-doc-DHQG-Ha-Noi-1966509/

Từ 11/3, bắt đầu thu hồ sơ ĐKDT vào ĐH, CĐ 2013

Posted: 23 Jan 2013 11:48 PM PST

(GDTĐ)-Theo lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 Bộ GDĐT mới công bố, năm nay, các trường THPT sẽ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT tuyển sinh vào ĐH, CĐ từ ngày 11/3 đến hết ngày 11/4/2013. Thời gian này, thí sinh tự do sẽ nộp hồ sơ và lệ thí ĐKDT tại các sở GDĐT.

Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh 2012. Ảnh: gdtd.vn

Các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT mã 99 từ ngày 12/4 đến hết 19/4/2013.

Bộ GDĐT sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 trước 10/3; đây cũng là thời gian các sở GDĐT triển khai công tác tuyển sinh.

Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GDĐT sẽ kiểm tra công tác chuẩn bị tuyển sinh của các sở và các trường có tổ chức thi và kiểm tra các địa điểm sao in đề thi khoảng từ 25/5 đến 25/6; công tác chuẩn bị biên soạn đề thi được xúc tiến từ tháng 5/2013.

Các trường ĐH lập phòng thi, in giấy báo dự thi và gửi giấy báo dự thi cho các sở trước 30/5. Các sở gửi giấy báo dự thi cho thí sinh từ 30/5 đến 5/6.

Các trường ĐH có tổ chức thi hoàn thành chấm thi và công bố điểm thi của thí sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 31/7; với các trường CĐ, thời gian này là trước 5/8.

Từ ngày 15/8, các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển, gửi giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển cho các sở GDĐT để các sở gửi cho thí sinh.

Các trường còn chỉ tiêu thông báo xét tuyển các nguyện vọng bổ sung từ ngày 20/8 đến hết 31/10.

 

 

 Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201301/Tu-11/3-bat-dau-thu-ho-so-DKDT-vao-DH-CD-2013-1966515/

Các trường đã giảm chỉ tiêu đào tạo ngành Kinh tế

Posted: 23 Jan 2013 11:48 PM PST

Dân tríTrao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) khẳng định: "Tuyển sinh từ nay đến 2015 không có gì mới, Bộ vẫn quản lý khâu ra đề thi và điểm sàn để đảm bảo chất lượng. Các trường hoàn toàn được chủ động các lần tuyển theo đúng luật Giáo dục. Năm nay có điểm mới là 10 trường văn hóa nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh, được ra đề các môn năng khiếu còn môn Văn họ xét kết quả học tập 3 năm phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp. Đây là bước đầu tiên thí điểm giao quyền cho các trường theo luật Giáo dục. Theo luật quy định thì các trường được tuyển sinh riêng nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT".

Thí sinh thi đại học năm 2012.

Trong mùa tuyển sinh 2012, nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu. Theo Thứ trưởng nguyên nhân do đâu?

Không chỉ các các trường ngoài công lập khó khăn mà ngay cả các trường công lập cũng gặp rất nhiều khó khăn như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Đà Nẵng… đây là tình trạng chung hiện nay, do kinh tế khó khăn, cán bộ quản lý kinh tế cũng đã bão hòa. Vấn đề này Bộ đã cảnh báo 2 năm trước đây do lượng đào tạo gấp đôi nhu cầu thực tế. Đa số các trường khó khăn năm nay là các trường tuyển sinh đơn ngành như kinh tế quản lý, còn những trường đa ngành thì vẫn tuyển bình thường. Chính khó khăn này cũng là để các trường có thể nhìn lại chiến lược phát triển của mình.

Vậy Bộ có giải pháp gì để giúp các trường khắc phục khó khăn trong tuyển sinh 2013?

Nguyên nhân Bộ đã phân tích nhiều. Điều kiện khách quan là kinh tế khó khăn, chủ quan là các trường chưa đảm bảo chất lượng. Hai yếu tố này đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường. Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế. Hy vọng năm nay, cơ cấu nhân lực có nhiều thay đổi theo đúng nhu cầu của xã hội. Sự điều chỉnh này mang tính tích cực.

Điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN

Nhiều ý kiến cho rằng các trường gặp khó khăn trong nguồn tuyển là do thiếu trung tâm dự báo thị trường nhân lực nên nhiều trường mở nhiều ngành mà xã hội đang dư thừa nguồn nhân lực và không mở ngành xã hội đang cần?

Việc giao chỉ tiêu cho các trường hiện nay là do các trường tự xác định theo thông tư 57. Bộ GD-ĐT chỉ quản lý chỉ tiêu tổng hợp, còn việc phân bổ chỉ tiêu cho từng ngành, hiệu trưởng các trường quyết định tùy theo thị trường lao động cho phù hợp. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy hoạch nguồn nhân lực đến 2020, đây là tài liệu căn bản để cho các trường, các cơ sở giáo dục và bộ cũng dựa vào đó để định hướng đào tạo các ngành nghề cho phù hợp.

Bộ đang tiến hành điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ cho đến năm 2020 thay thế quyết định 121 của Thủ tướng trước đây để cho phù hợp với quy hoạch nhân lực và đồng thời điều phối mở ngành. Bộ cũng khuyến cáo các trường về những ngành nhân lực đang dư thừa, khuyến khích mở những ngành xã hội đang cần.

Không chỉ các trường ĐH ngoài công lập mà những trường CĐ, TCCN tuyển sinh cũng rất khó khăn. Lãnh đạo các trường CĐ cho rằng nguyên nhân do các trường ĐH có đào tạo CĐ và TCCN đã kéo hết thí sinh?

Không phải do các trường ĐH có đào tạo CĐ khiến việc tuyển sinh các trường CĐ khó khăn. Nói đào tạo ĐH nói chung tức là cả đào tạo ĐH và CĐ, lâu nay hệ thống đã chạy như vậy rồi. Cũng giống như chúng ta đã đào tạo TCCN ở các trường ĐH, CĐ và cũng không phải vì thế mà TCCN tuyển sinh khó khăn. Điều này thể hiện ở việc năm 2012 chúng ta đã giảm rất mạnh chỉ tiêu TCCN ở các trường ĐH nhưng các trường TCCN vẫn không tuyển được nhiều thí sinh như mong đợi. Nguyên nhân sâu xa nhất trong chuyện này là do phân luồng và do sự lựa chọn của xã hội.

Năm trước rất nhiều trường bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế tuyển sinh. Vậy tuyển sinh năm 2013 này, công tác thanh tra tuyển sinh của bộ thực hiện như thế nào?  

Thanh tra để các trường làm tốt hơn để thu hút sự quan tâm của xã hội. Những trường bị xử lý là những trường không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng.

Năm nay Bộ giao quyền tự chủ rất cao cho các trường, do đó công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường. Bộ sẽ thanh tra liên kết, liên doanh đào tạo, mở ngành, chất lượng đào tạo. Tất cả những trường đào tạo không đúng, Bộ chấn chỉnh xử lý kịp thời. Từ nay Bộ sẽ tăng cường giám sát song song với giao quyền tự chủ.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Hồng Hạnh (thực hiện)

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cac-truong-da-giam-chi-tieu-dao-tao-nganh-kinh-te-688856.htm

Tăng cường kiểm tra, giám sát trong kỳ tuyển sinh 2013

Posted: 23 Jan 2013 08:45 PM PST

(GDTĐ)-Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2013 sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: gdtd.vn

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, thực hiện Luật GD ĐH, các trường được chủ động rất nhiều trong tất cả các khâu về chuyên môn. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát phải được tăng cường để đảm bảo kỷ cương, chất lượng.

Vừa rồi, Bộ đã thực hiện thanh tra theo Nghị quyết 50 của Quốc hội về đảm bảo chất lượng; thanh tra liên kết đào tạo; thanh tra kiểm tra các điều kiện mở ngành… tất cả các trường vi phạm Bộ đã xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

Từ nay về sau, Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát song song với việc giao quyền tự chủ cho các trường ngày càng cao hơn.

Liên quan đến câu chuyện thanh tra và việc khó khăn trong tuyển sinh của các trường, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, công tác thanh tra chặt chẽ sẽ giúp cho các trường tuyển sinh tốt hơn chứ không phải làm các trường gặp khó khăn. Bởi khi thanh tra tốt, các trường sẽ tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín và như vậy sẽ thu hút được sự quan tâm của xã hội cũng như thu hút được nhiều người học.

Thực tế, những trường hiện nay bị xử lý đa số là những trường không đảm bảo chất lượng theo quy định. Ví dụ như không có đủ điều kiện về giảng viên trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; cơ sở vật chất không đáp ứng theo tiêu chuẩn tối thiểu của nhà nước quy định… Những cái đó cứ tiếp tục kéo dài học sinh sẽ quay lưng.

PV. Bộ GDĐT suy nghĩ như thế nào trước thực trạng tuyển sinh vô cùng khó khăn của các trường NCL năm 2012?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khó khăn vừa rồi không chỉ có trường NCL mà ngay cả các trường công lập đã có uy tín lớn như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Đà Nẵng,… cũng tuyển sinh khó khăn. Đó là tình trạng chung hiện nay. Nguyên nhân Bộ cũng đã phân tích nhiều với những điều kiện khách quan và chủ quan. Khách quan là kinh tế xã hội quá khó khăn và chủ quan là các trường chưa đảm bảo được các điều kiện chất lượng, chưa thu hút được học sinh vào học… Đa số những trường khó khăn năm nay đều là trường tuyển sinh đơn ngành như chỉ đào tạo về kinh tế quản lý; còn với những trường đa ngành vẫn tuyển bình thường, không có gì khó khăn. Khó khăn này cũng là dịp để các trường nhìn lại chiến lược phát triển của mình; phải đa dạng hóa, có dự báo về nhu cầu nhân lực phù hợp. Ngành năm nay tuyển sinh tốt nhưng chưa chắc năm sau đã tuyển sinh tốt hơn…

PV. Không chỉ các trường NCL mà những trường CĐ, TCCN tuyển sinh cũng rất khó khăn. Phải chăng nguyên nhân do các trường ĐH có đào tạo CĐ và TCCN đã kéo hết thí sinh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Không phải do các trường ĐH có đào tạo CĐ khiến việc tuyển sinh các trường CĐ khó khăn. Nói đào tạo ĐH nói chung tức là cả đào tạo ĐH và CĐ, lâu nay hệ thống đã chạy như vậy rồi. Cũng giống như chúng ta đã đào tạo TCCN ở các trường ĐH, CĐ và cũng không phải vì thế mà TCCN tuyển sinh khó khăn. Điều này thể hiện ở việc năm 2012 chúng ta đã giảm rất mạnh chỉ tiêu TCCN ở các trường ĐH nhưng các trường TCCN vẫn không tuyển được nhiều thí sinh như mong đợi. Nguyên nhân sâu xa nhất trong chuyện này là do phân luồng và do sự lựa chọn của người học.

Năm nay, theo báo cáo của các trường về chỉ tiêu thì ban đầu các trường đã điều chỉnh mạnh về chỉ tiêu cơ cấu ngành nghề. Một số trường nghiêng hẳn về  phía khoa học công nghệ… giảm bớt các chỉ tiêu kinh tế…. Hy vọng, năm nay cơ cấu nhân lực được điều chỉnh theo đúng nhu cầu của xã hội. Sự điều chỉnh đó thực sự là tín hiệu tích cực.

Thí sinh thi tuyển sinh vào ĐH năm 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi tuyển sinh vào ĐH năm 2012. Ảnh: gdtd.vn

PV. Có cách nào để giúp các trường định hướng đúng hơn trong đào tạo nhân lực, đặc biệt khi các trường đã được tự chủ trong xác định chỉ tiêu?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện các trường tự xác định chỉ tiêu theo thông tư 57. Bộ GDĐT chỉ quản lý chỉ tiêu tổng hợp, còn việc phân bổ chỉ tiêu cho từng ngành, hiệu trưởng các trường quyết định tùy theo thị trường lao động cho phù hợp. Hiện Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quy hoạch về phát triển nhân lực đến 2020, đây là tài liệu căn bản để các trường, các cơ sở giáo dục và cả Bộ GDĐT dựa vào đó để định hướng việc đào tạo các ngành nghề cho phù hợp. Vì vậy, Bộ đang tiến hành xây dựng lại, điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ cho đến 2020 thay thế Quyết định 121 của Thủ tướng trước đây để phù hợp với quy hoạch nhân lực; đồng thời, trong điều phối mở ngành Bộ cũng khuyến khích các trường nên hạn chế mở những ngành nhân lực đang dư thừa và tập trung khuyến khích mở những ngành xã hội đang cần.

Về dự báo nhân lực, ngoài quy hoạch phát triển nhân lực đã được phê duyệt, các thành phố, địa phương đều có Trung tâm dự báo nhân lực, Bộ GDĐT cũng có Trung tâm dự báo và cung ứng nguồn nhân lực… Những trung tâm đó triển khai các quy hoạch nhân lực của trung ương, địa phương và của ngành, sẽ cung cấp những dự báo tương đối xác thực để các cơ sở đào tạo định hướng chương trình đào tạo của mình, giúp cho học sinh, phụ huynh có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp.

PV. Vậy còn về phương án tuyển sinh cho năm 2013 sẽ thế nào thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Về phương án tuyển sinh, Bộ cũng đã khẳng định từ nay đến năm 2015 không có thay đổi gì lớn, tức Bộ vẫn quản lý khâu đề thi và điểm sàn để đảm bảo chất lượng; còn việc tuyển, số lần tuyển hoàn toàn chủ động của các trường.

Ngoài ra, năm nay có điểm mới là giao cho 10 trường ĐH, CĐ khối Văn hóa – Nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh, được ra đề các môn năng khiếu, còn môn Văn sẽ xét dựa trên kết quả học tập 3 năm THPT và thi tốt nghiệp. Đây là bước đầu tiên thí điểm thực hiện Luật GD Đại học là giao quyền tự chủ cho các trường có đủ điều kiện thực hiện công tác tuyển sinh riêng.

Theo Luật, các trường được được quyền tuyển sinh riêng nhưng phải đảm bảo các điều kiện theo đúng quy định của quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT. Có nghĩa là trường nào muốn tuyển sinh riêng phải có đề án, trong đó thể hiện rõ có đủ năng lực thực hiện tuyển sinh với nguyên tắc chung là không làm phát sinh ra những tiêu cực như dạy thêm, học thêm, luyện thi …; không làm tăng gánh nặng cho xã hội như không tuyển sinh quá nhiều đợt trong 1 năm; đảm bảo tính nghiêm túc và đảm bảo sự giám sát của xã hội… Những trường nào đủ điều kiện đó Bộ sẽ xem xét. Từ hai năm nay Bộ đã khuyến khích các trường trọng điểm thực hiện đề án tuyển sinh riêng, nhưng đến nay chưa có trường nào đề xuất phương án khả thi.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-trong-ky-tuyen-sinh-2013-1966500/

Comments