Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD-ĐT công khai những “bất ổn” ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012

Posted: 22 Jan 2013 05:55 AM PST


Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi nêu trên cũng cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số Hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệp THPT của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bài thi được chấm thẩm định và của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất.

Ngoài vấn đề trên, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, trong đó, có những nội dung sai giống nhau. Đặc biệt, tại Hội đồng coi thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang đã để xảy ra tình trạng giám thị và người không có trách nhiệm trong Hội đồng coi thi tham gia giải bài, ném bài cho thí sinh; giám thị buông lỏng trách nhiệm để thí sinh nhận tài liệu từ bên ngoài và quay cóp, chép bài của nhau trong phòng thi.

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể với ngành Giáo dục trong tổ chức thi ở một số địa phương, ở một số khâu còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, tiêu cực trong thi cử. Bên cạnh đó, chưa tạo được cơ chế giám sát của xã hội, phụ huynh và học sinh đối với các khâu của kỳ thi. Vì vậy, các hành vi vi phạm quy chế thi, các hiện tượng tiêu cực trong công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo… không được phát hiện kịp thời, xử lý chưa dứt điểm.

Để giải quyết những yếu kém này, trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2013 Bộ GD-ĐT sẽ có những thay đổi trong quy chế thi tốt nghiệp và bổ sung thêm một số quy định mới. Chiều nay 22/1, hội nghị tuyển sinh 2013 sẽ bàn chi tiết về những bổ sung này.

Liên quan đến những "bất ổn" trong công tác chấm thi của 16 tỉnh thành/phố, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: Năm nay, Bộ GD-ĐT chưa công bố tên của 16 tỉnh thành/phố nhưng đã có văn bản phân tích kết quả chấm lại gửi bí thư các tỉnh thành, trong đó nhận xét khâu coi thi, chấm thi, tổ chức thi của các tỉnh thành này như thế nào nhìn từ kết quả kiểm tra. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã gửi cho các tỉnh thành còn lại để tham khảo. Năm nay, các văn bản này tạm thời Bộ GD-ĐT đóng dấu "mật" để các đơn vị đánh giá, rút kinh nghiệm. Năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục làm việc này và nếu thấy sai phạm sẽ công khai cho xã hội biết.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bo-gddt-cong-khai-nhung-bat-on-o-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2012-688087.htm

Quy định của Thủ tướng về du học

Posted: 22 Jan 2013 05:55 AM PST

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày
15/1/2013 quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.

Quyết định này quy định việc quản lý công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, quản lý dịch vụ tư vấn du học, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với lưu học sinh, tổ chức cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.

Quyết định áp dụng đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập trong thời gian từ sáu tháng liên tục trở lên; Tổ chức cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; cơ quan, tổ chức Việt Nam ở trong và nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

Theo Quyết định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng các nguồn kinh phí sau: Học bổng ngân sách nhà nước theo các đề án, dự án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Học bổng theo Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế; Học bổng do Chính phủ nước ngoài, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng ngân sách nhà nước cấp sau khi có ý kiến thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng, trình độ, ngành nghề cử đi học.

Cơ quan, tổ chức cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi công dân Việt Nam là lưu học sinh tự túc ra nước ngoài học tập thực hiện cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập theo thỏa thuận bằng văn bản với người đi học thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 5 Quyết định này.

Quyết định có quy định về quỹ hỗ trợ lưu học sinh. Theo đó, quỹ hỗ trợ lưu học sinh là quỹ xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ lưu học sinh học tập, nghiên cứu khoa học.

Quỹ này còn nhằm khuyến khích lưu học sinh tham gia vào các hoạt động chung do Bộ GD-ĐT, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tổ chức; hỗ trợ lưu học sinh có cơ hội được học tập ở các cơ sở đào tạo có chất lượng cao; hỗ trợ khen thưởng và giải quyết rủi ro cho lưu học sinh.

Quỹ do Bộ GD-ĐT quản lý, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại ngân hàng.

(Theo TTXVN)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106379/quy-dinh-cua-thu-tuong-ve-du-hoc.html

Công bố những điểm mới nhất về tuyển sinh ĐH, CĐ 2013

Posted: 22 Jan 2013 05:55 AM PST

Đó là những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố trong Hội nghị tuyển sinh tổ chức hôm nay 22/1.

Tại Hội nghị tuyển sinh, ông Ngô Kim Khôi – Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD-ĐT cho biết kỳ tuyển sinh 2012 đã đạt được nhiều kết quả. Cả nước có 370 lượt trường tổ chức thi (246 trường đại học và 124 trường cao đẳng). Tổng số hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 của thí sinh là 2.023.541, giảm 160.089 hồ sơ, tương đương giảm xấp xỉ 7,3% so với năm 2011. Số hồ sơ đăng ký dự thi giảm đã cho thấy tác động tích cực, có hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường THPT, công tác tư vấn tuyển sinh của các trường và các cơ quan thông tấn báo chí, để thí sinh có cân nhắc, lựa chọn đúng đắn, phù hợp hơn trong đăng ký dự thi. Việc tổ chức thêm các cụm thi đã tiết kiệm chi phí cho hàng chục ngàn thí sinh.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, như nhiều Hội đồng tuyển sinh cơ sở vật chất không đảm bảo, phòng thi chật hẹp, không đúng quy định. Bộ đã chấm thẩm định bài thi tự luận và đã tổ chức chấm 1.405 bài thi các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý của một số trường. Kết quả chấm thẩm định cho thấy, công tác chấm thi của các trường có sai sót, chưa nghiêm túc, không chấm 2 vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài;… đến nay, các trường này đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc và xử lý kỷ luật các đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định.

Bên cạnh đó, các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng. Kết quả thanh tra 30 trường ĐH, CĐ trên cả nước không đạt tiêu chí. Bộ GD-ĐT đã đề nghị các Bộ chủ quản các trường có hình thức kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách đối với hiệu trưởng những trường vi phạm này và quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường tuyển sinh vượt từ 5% trở lên chỉ tiêu năm 2012 và trong năm 2013, sẽ cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với 17 trường.

Tuyển sinh 2013 sẽ rút ngắn thời gian xét tuyển.

Về việc tuyển không đủ chỉ tiêu ở một số trường hoặc tuyển được số lượng thí sinh ít, theo Cục trưởng Ngô Kim Khôi, do các trường không có sức thu hút đối với thí sinh, chưa khẳng định được vị trí, thương hiệu của mình trong xã hội. Các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa chuẩn bị đầy đủ, thiếu thốn. Ngành đào tạo đơn điệu, tập trung chủ yếu các ngành thuộc khối kinh tế – quản trị kinh doanh, thiếu các ngành khối kỹ thuật - công nghệ. Một số trường đóng ở các địa phương, tỉnh lẻ, không xa so với các khu đô thị, thành phố lớn.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế đất nước khó khăn, hàng vạn doanh nghiệp giải thể, đóng cửa, tác động đến tâm lý của thí sinh, nhất là thí sinh đăng ký dự thi vào các trường, các ngành khối kinh tế – quản trị kinh doanh. Thí sinh ở các địa phương vùng cao, vùng sâu (Tây bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ) lại có nguyện vọng về học các trường ở thành phố lớn, có cơ hội học thêm, làm thêm và tìm kiếm việc làm. Một số trường công lập tốp trên (kể cả trường tư thục đã khẳng định được thương hiệu) không những chỉ tiêu nhiều, mà còn tuyển vượt chỉ tiêu, làm cho nguồn tuyển vào các trường khác bị hạn chế; Việc kéo dài thời hạn xét tuyển và cho một số trường thuộc khu vực Tây bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ hạ điểm sàn và tổ chức học dự bị, cũng gây khó khăn cho một số trường trong việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh.

Cụ thể,bổ sung Ban chấm thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường. Ban chấm Thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn thi tự luận.Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông, là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.Những thí sinh này phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy.

Thí điểm cho 10 trường thuộc khối Văn hóa – Nghệ thuật tuyển sinh riêng, cụ thể: các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối Văn hóa (khối C), không tổ chức thi, chỉ xét tuyển dự vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối Nghệ thuật (khối H, N, S), chỉ tổ chức thi các môn năng khiếu; xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học THPT. Các trường thuộc khối Văn hóa – Nghệ thuật được giao thí điểm thi tuyển sinh riêng xây dựng phương án, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trước ngày 31/01/2013 và báo cáo Bộ GD-ĐT.

Tiếp tục giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20/8/2013. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30/10/2013.

Tuyển thẳng vào ĐH, CĐ những học sinh tham gia đội tuyển

Bộ GD-ĐT bổ sung một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 như sau: Tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học.

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.

Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học dự bị 6 tháng.

Tăng chỉ tiêu các ngành nông lâm, thủy sản, y dược…

Về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013: Giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 và khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật;…

Chỉ tiêu liên thông đại học, cao đẳng chính quy được xác định trong tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng chính qui của trường và chiếm không quá 20% tổng chỉ tiêu này; chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng hai theo hình thức vừa học vừa làm tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy.

Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học theo lộ trình giảm 20%/năm và chấm dứt đào tạo trung cấp trong các trường đại học trước năm 2017.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cong-bo-nhung-diem-moi-nhat-ve-tuyen-sinh-dh-cd-2013-688105.htm

Sáu lý do dạy thêm, học thêm tràn lan

Posted: 22 Jan 2013 05:54 AM PST

Do chương trình học nặng nên có đến 80% học sinh đòi hỏi phải được học thêm.

Sáng 21/1, Tổ đại biểu QH gồm Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, ông Huỳnh Thành Đạt và ông Nguyễn Phước Lộc đã có buổi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề về "lạm thu, dạy thêm, học thêm" trên địa bàn quận 5. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, cho biết do 100% học sinh (HS) trong quận đều được học hai buổi/ngày nên học thêm của HS không cao, nếu có thì chủ yếu do chương trình nặng, phụ huynh không có thời gian trông giữ con ở nhà.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP, đúc kết lại có sáu nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan là: chương trình học nặng, phụ huynh nặng tâm lý muốn con thành tài, trường bị áp lực thi đua, tỉ lệ HS bán trú chưa cao, lương giáo viên quá thấp, sự phát triển của game online và tệ nạn xã hội.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Vĩnh Xuyên, nguyên giảng viên Trường CĐ Sư phạm TP.HCM, do chương trình học nặng nên có đến 80% HS đòi hỏi phải được học thêm vì phụ huynh muốn con học giỏi, biết nhiều. Giáo viên thì lương quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Cả hai bên đều có nhu cầu dẫn đến dạy thêm, học thêm. "Mặc dù đã sửa đi đổi lại nhiều lần nhưng chương trình học của HS tiểu học vẫn quá nặng và dài, nhiều bài học không phù hợp với lứa tuổi các em. Có khi các em hỏi bài, phụ huynh cũng ngớ người vì vấn đề cao siêu quá. Trong khi khả năng tiếp thu của các em cao thấp khác nhau dẫn đến phải học thêm là điều tất yếu" – bà Võ Thị Lệ Thu, nguyên Phó phòng Giáo dục quận 5, bổ sung.

Về vấn đề lạm thu, ông Trần Xuân Nùng, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, cho rằng những khoản thu mang tên "tự nguyện" chính là nguyên nhân tạo nên nạn lạm thu trong nhà trường. Vì đóng hay không, đóng ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tâm lý, gây phiền lòng phụ huynh.

Sau khi lắng nghe ý kiến từ những người trực tiếp làm công tác giáo dục, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho rằng nếu dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh HS với mục đích giúp các cháu học tốt, thầy cô dạy tốt thì đó là một việc hợp lý. "Dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong dư luận hiện nay chỉ là phần ngọn của giáo dục. Cái gốc là chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Muốn thực hiện điều đó thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn bạc, thảo luận thật kỹ" – ông Hải nhấn mạnh.
Theo Pháp luật TPHCM

Vướng mắc trong giáo dục mới giải quyết phần ngọn

Posted: 22 Jan 2013 05:54 AM PST

Ông Lê Thanh Hải yêu cầu Sở GD-ĐT TP rà soát và tham mưu cho TP giải quyết những vấn đề còn vướng mắc. Vấn đề nào TP có thẩm quyền thì giải quyết ngay, còn lại sẽ đề xuất lên trung ương để giải quyết. Trong đó việc tuyển giáo viên phải có hộ khẩu, nhà ở cho giáo viên, chế độ phụ cấp… ông Lê Thanh Hải cho rằng rất xác đáng, phải giải quyết sớm. Đối với việc dạy thêm học thêm, ông Lê Thanh Hải nói nếu việc học xuất phát từ nhu cầu chính đáng của học sinh, việc dạy từ mong muốn chăm lo cho giáo dục thì là điều đáng làm.

Kết luận chung các vấn đề mà cử tri nêu, ông Lê Thanh Hải thẳng thắn: "Điều mà chúng ta đang nói chỉ mới là cái ngọn. Vì vậy nên vẫn cứ cãi nhau các cháu học vậy là nhiều hay ít. Nếu cứ đi giải quyết phần ngọn này thì sẽ chỉ "be bờ" làm hoài". Để giải quyết được "cái gốc" trong ngành giáo dục, ông Lê Thanh Hải nói TP phải vận dụng tốt nghị quyết 16 của Bộ Chính trị – cho phép TP thí điểm những vấn đề mà quy định của luật pháp đã không còn phù hợp hoặc từ thực tiễn TP đặt ra mà quy định pháp luật chưa có.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/531127/vuong-mac-trong-giao-duc-moi-giai-quyet-phan-ngon.html

Bí thư TP.HCM ‘tuyên chiến’ với dạy thêm

Posted: 22 Jan 2013 05:53 AM PST

- Sáng 21/1 vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) lại được đưa ra mổ xẻ khi tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM có cuộc tiếp xúc cử tri để lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên (GV) về vấn đề nhức nhối này.

Ông Lê Thanh Hải trò chuyện với các giáo viên

Không đi học thêm là bị…đì

Cử tri Võ Thị Lệ Thu nguyên phó phòng GD-ĐT quận 5 bày tỏ, một trong những vấn đề
tồn tại việc DTHT là do chương trình sách giáo khoa (SGK) quá dài và nhiều bài quá
cao siêu so với học sinh (HS).

Cô Thu kể lại câu chuyện khi  một GV than rằng: "Cô ơi bài đầu tiên của lớp 5
dài vô cùng, trong 40 phút trên lớp chúng em không thể giảng dạy hết được nên phải
dạy thêm…”

Cô thu ví von: "Bàn tay 5 ngón có ngón ngắn ngón dài, có những HS rất thông minh,
nhưng có những HS cũng học kém. Mà HS kém thì GV phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với
HS. Vì vậy, nếu nghĩ rằng giáo dục (GD) là “quốc sách hàng đầu” thì cần phải thấy
được trách nhiệm của GD và luôn hỗ trợ cho GD.

“Điều đầu tiên muốn dạy tốt thì người soạn chương trình cũng phải tốt, không
nên bắt HS phải gánh một chương trình dài và nặng như hiện nay”
– lời cô Thu.

Cô Liên – một cán bộ tuyên huấn về hưu đưa ra "những góc khuất" không phải khi nào
cũng được phơi bày. Ngay đầu năm, khi đưa con đi học, phụ huynh đã thấy rõ được việc
GV luôn tìm học trò để dạy thêm. Bằng chứng là tháng nào đầu năm HS cũng nhận được
điểm rất thấp mặc dù học tốt, nhưng khi đã cho đi học thêm thì điểm luôn luôn cao.

Cũng theo cô Liên, trong số đông có những GV này, GV khác. Vì vậy việc "đì" HS để
được đăng kí dạy thêm như vậy là không nên.

Ở một khía cạnh khác, cử tri Trần Xuân Lục – nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận 5 cho
rằng, những năm trước đây GV dạy thêm không được đồng nào nên quan hệ phụ huynh với
giáo viên rất tốt đẹp. Nhưng bây giờ đều liên quan đến tiền bạc nên vấn đề lạm thu,
DTHT cần phải được chấn chỉnh.

Ông Lục đề xuất: Đối với những HS học giỏi, học khá hiệu trưởng không nên cho
DTHT, và ngược lại… Việc DTHT cũng nên phải phân loại ra những lớp HS tự đăng kí,
những HS học yếu thì bắt buộc phải lên lớp.

Chương trình phải giảm tải

Cử tri Võ Thị Lệ Thu đề xuất, để giảm tải dạy DTHT chương trình học cần phải ngắn
gọn và phù hợp với lứa tuổi.

"Tôi đồng ý những HS giỏi có thể không học thêm, những HS có gia đình là nhà
giáo thì phải có trách nhiệm với con cái. Nhưng với những HS cha mẹ lam lũ, lao động,
trình độ không có nếu không DTHT thì không thể nắm được bài vở”
- cô Thu băn
khoăn.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhà trường cần phải nắm rõ những em nào cần phải học, em
nào tự học được, những em không học thêm có phải rớt do bị "đì" hay không để tránh
trường hợp phụ huynh không tin vào GV.

Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Quận 5) – cô Ngọc Oanh cho rằng,
hiện nay GV đã được nhà nước quan tâm rất nhiều. Thầy cô được hưởng chế độ thâm niên.
Tuy nhiên một bộ phận các thầy cô bảo mẫu của nhà trường chỉ được hưởng lương từ phụ
huynh HS nên không được nhận chế độ nhà nước nên vô cùng khó khăn.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt tiếp lời, lý do để DTHT còn rất
nhiều, nhưng còn thi ĐH là còn DTHT. Thực tế, có những phụ huynh mời thầy về dạy thêm
cho con để con không bị quyễn rũ bởi chơi game. Các trường tổ chức DTHT cũng không
loại trừ áp lực về thi đua thành tích…

Theo ông Đạt, về vấn đề DTHT là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn còn nhiều điểm
tiêu cực khiến phụ huynh nghi ngờ về sự trong sáng của DTHT. Vì vậy trong thời gian
tới Sở sẽ tham mưu cho UBND TP để chấn chỉnh tình trạng DTHT bên cạnh đó sẽ giao cho
hiệu trường quản lý DTHT. Nơi nào có DTHT thì phải chịu trách nhiệm trước sở.

Ngoài ra Sở cũng sẽ tiến hành kiểm tra dạy thêm học thêm cả trong vấn đề thi cử để
có thể chấn chỉnh vấn đề này.

Lắng nghe ý kiến của các cử tri là nhà giáo, giáo viên ông Lê Thanh Hải – bí thư
thành ủy TP.HCM cho rằng, xung quanh vấn đề về dạy thêm, học thêm Bộ GD- ĐT đã có
Thông tư 17 để chấn chỉnh về vấn đề DTHT. Tuy nhiên buổi tiếp xúc hôm nay đã giúp cho
lãnh đạo thành phố, Đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến trực tiếp từ những người trong
cuộc để tìm hướng giải quyết phù hợp.

"Tại TP.HCM nhiều năm nay đã có những chủ trương tốt vì vậy vấn đề gì chưa tốt
cần phải tập hợp lại để giải quyết. Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ bàn bạc liên tục và tham mưu
cho lãnh đạo thành phố, giúp giải quyết các vấn đề về GD"
– ông Hải nhấn mạnh

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106276/bi-thu-tp-hcm--tuyen-chien--voi-day-them.html

Hà Nội: Nâng chất đội ngũ hay bất lực?

Posted: 22 Jan 2013 05:53 AM PST

- Trước quyết định Hà Nội ‘nói không’ với tại chức, dân lập – một luồng ý kiến cho đây là một động thái thể hiện sự bất lực của Thủ đô trong việc quản lý thi tuyển công chức.

Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Không tuyển thì… dừng đào tạo

Trước hàng loạt địa phương nói không với tại chức, dân lập – nhiều độc giả nêu bất cập: Cơ quan Nhà nước thì liên tục nói "không" với tại chức, dân lập. Nhưng Bộ GD-ĐT vẫn "bật đèn xanh" cho đủ các loại hình đào tạo. Các trường vẫn thoải mái tuyển sinh SV dân lập, tại chức để làm nguồn thu, lợi nhuận cho trường – còn sản phẩm ra trường thì nhà tuyển dụng quay lưng. Vậy ai sẽ xử lí khi mà SV tham gia vào hệ thống dân lập phải đóng phí 100%?

Độc giả Nguyễn Mai góp ý: "Tôi nghĩ khi Chính phủ cho mở trường dân lập mà không cho người học thi vào công chức nhà nước thì phải có thông báo rõ ràng cho dân biết. Các hệ đào tạo công, dân lập, vừa học vừa làm, liên thông đều phải được đối xử công bằng theo đúng luật quy định”.

Một bạn đọc khác có cùng quan điểm: "Thế thì cho mở các trường dân lập làm gì, mở ra rồi đào tạo nhưng lại không cho họ có cơ hội làm việc. Đâu cứ phải sinh viên tốt nghiệp trường dân lập là học dốt đâu, và cũng đâu phải sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy là giỏi. Sao không kiểm tra năng lực của họ mà bây giờ vẫn cứ dựa vào bằng cấp như thế?”.

Bạn đọc Nguyễn Trang phản đối mạnh mẽ quyết định này của lãnh đạo Hà Nội. Chị đặt một câu hỏi: "Thử hỏi bằng này có khác gì “bằng giả”, không được phép lưu hành không?"

“Lãnh đạo Thủ Đô mà còn ra quyết định thề này thì nên khuyên con cố gắng luyện thi ĐH, dù rớt 2 – 3 năm cũng phải vào ĐH công lập thôi" – một độc giả tỏ ra thất vọng.

Nhiều ý kiến tỏ ra thất vọng và kinh ngạc với quan điểm của các lãnh đạo Hà Nội. Có độc giả còn "mạnh miệng" cho rằng "Hà Nội đang giẫm vào vết xe đổ của Đà Nẵng". Anh Phạm Việt nhận xét: "UBND Hà Nội có quyết định như vậy – chứng tỏ năng lực, phẩm chất của những người làm công tác nhân sự ở Thủ đô có nhiều bất cập và yếu kém".

Tạo công bằng trong thi tuyển

Thi tuyển công bằng và nghiêm túc là phương án được nhiều độc giả lựa chọn và đề xuất để giải quyết vấn đề lựa chọn công chức đủ điều kiện, thay vì "không quản được thì cấm" như quyết định này của UBND TP Hà Nội.

"Nên tổ chức thi tuyển thật bài bản, thay vì căn cứ vào một cái bằng đã được cấp. Hà Nội là Nhà nước chứ không phải là doanh nghiệp" – bạn đọc Võ Văn Sự nói.

"Nếu anh tổ chức thi tuyển nghiêm túc và công bằng thì lo gì mà không tuyển được người giỏi và có năng lực! Cần gì phải quy định tiêu chuẩn nộp đơn thi công chức là phải chính quy và công lập".

Có ý kiến của những người từng học cả chính quy lẫn tại chức, của giảng viên tiếp xúc với cả sinh viên (SV) công lập lẫn dân lập cũng cho rằng: Việc chặn cơ hội của những SV thuộc diện này là vô lý và không công bằng.

Theo độc giả Nguyễn Văn Muôn: "Tôi là giảng viên dạy cả 2 hệ chính quy và không chính quy của các hệ công lập và ngoài công lập. Trong số SV thuộc không chính quy không ít những em chăm học, năng lực tư duy rất tốt. Ngược lại, những em thuộc hệ chính quy cũng không ít những em lười học, năng lực tư duy kém. Tuy số tiết học của số SV hệ không chính quy thường ít hơn hệ chính quy (tùy từng môn học), song lượng thông tin và kiến thức lý thuyết đều được giảng viên chúng tôi truyền đạt đầy đủ, có thể nói là như nhau”.

“Theo tôi chất lượng cán bộ tốt hay kém là nằm tại khâu tuyển người làm việc và huấn luyện làm việc chứ không phải do hình thức đào tạo. Việc nói không với dân lập là một sự không công bằng, dễ xảy ra những hệ lụy xấu và làm mất người tài" – độc giả Muôn băn khoăn.

Một bạn đọc khác đồng quan điểm: "Tôi là công chức Nhà nước, có 2 bằng ĐH (1 chính quy, 1 tại chức), hiện đang làm việc theo chuyên môn là học chính quy. Tôi thấy cơ quan tôi, một số người trình độ trung cấp, nhưng năng lực làm việc còn tốt hơn nhiều so với ĐH chính quy”. Do vậy, chính quy chưa chắc đã giỏi hơn dân lập…

Cũng có những ý kiến cho rằng trong khi xã hội ngày càng phát triển, nên cổ vũ việc học tập dưới mọi hình thức thì những quyết định như thế này sẽ làm hạn chế khát khao, mong muốn học tập của các em.

"Hãy hướng đến sự công bằng và chất lượng chứ không nên cắm rào cản. Và nên đưa ra hình thức thi tuyển công bằng, người giỏi thực sự sẽ là người đạt, không phân biệt….” – nhiều độc giả đề xuất

 

 

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106268/ha-noi--nang-chat-doi-ngu-hay-bat-luc-.html

Giáo viên đau đầu vì những câu văn ‘biến tướng’

Posted: 22 Jan 2013 05:52 AM PST

Tình trạng học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách cẩu thả, câu văn sai cú pháp, lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai đang ở mức “báo động đỏ”.

Giờ học văn của cô trò trường THPT Kinh Môn (Hải Dương)

“Hãi hùng” với tiếng Việt

Mặc dù đã dạy môn văn gần chục năm nay, nhưng cô Thanh Tâm – giáo viên Trường THPT Tân Lập, Hà Nội nhiều khi vẫn không thể nén nổi ngán ngẩm khi đọc những bài văn với ngữ pháp ngây ngô, sai be bét về cấu trúc câu của học sinh cấp 3.

Cô cho biết: “Đặc biệt ở thế hệ 9X, càng ngày văn phong, ngữ pháp và câu chữ càng bị biến tướng mà không biết các em học ở đâu. Nhà trường, giáo viên văn suốt ngày phải đi sửa cho các em”.

Cô Tâm dẫn chứng, nhiều bài văn của học sinh lớp 10 mà câu cú còn không thể dịch nổi: “tình yêu” thì viết thành “tình iu”, “nhiều” thì viết thành “nhìu”, “quá” viết thành was/qa, “tấm lòng” thì viết thành “tấm nòng” trong khi “nòng súng” thì “lòng súng”. Chấm phẩy cũng … loạn, chưa hết câu đã chấm (.). Trong khi có câu đọc đến suýt “tắt thở” mà vẫn chưa thấy dừng.

Những “biến tướng” này thoạt nhìn có vẻ như vô hại nhưng nó đang dần để lại một hậu quả khó lường là học sinh không thể viết đúng ngữ pháp một văn bản.

Thầy Hoàng Minh Lường – chủ nhiệm bộ môn tiếng Việt thực hành – Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Học sinh đang lạm dụng thái quá các “biệt ngữ”. Câu văn phá cách tới kỳ dị khiến cho ngữ pháp, ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ mất dần vẻ đẹp vốn có của nó”.

Trắc nghiệm môn văn có phù hợp?

Bài văn của một học sinh lớp 9, Trường THCS Liên Trung, Hà Nội
Khi được hỏi về nguyên nhân các em học sinh viết sai ngữ pháp, có những biến tướng tiêu cực về ngôn ngữ, giáo sư Phan Trọng Luận – tổng chủ biên SGK lớp 10, cho biết: “Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: Xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Internet. Về mặt chủ quan thì giới trẻ muốn tìm sự khác biệt, mới lạ, tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đang làm rối ren văn tự nước nhà, làm biến dạng bộ mặt của ngữ pháp dân tộc".

Cô Nguyễn Thu Hằng – giáo viên văn trường THPT Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Chương trình giảng dạy trong nhà trường còn nặng về cung cấp kiến thức về ngữ pháp hơn là thực hành ngữ pháp, nên khả năng tạo lập câu văn, văn bản của học sinh rất kém. Trong cấu tạo của đề thi cũng rất coi nhẹ phần tiếng Việt trong nhà trường".

Cô cũng đề xuất: “Chúng ta nên đưa phần thi tiếng Việt, tạo lập câu vào thi ĐH, từ đó giúp giáo viên, học sinh nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môn tiếng Việt”.

Ngoài ra, nhiều giáo viên và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc sử dụng hình thức trắc nghiệm trong môn văn cũng đang làm hạn chế khả năng tư duy, cảm xúc và vốn ngữ pháp của học sinh.

Thầy Đỗ Tấn Ngọc – giáo viên văn ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thì cho biết: “Chất lượng tư duy văn học của học sinh nằm ở khả năng cảm thụ có chiều sâu về cái đẹp thông qua ngữ pháp, ngôn từ biểu đạt. Hình thức thi trắc nghiệm sẽ triệt tiêu cơ hội tìm tòi và sáng tạo những khát vọng diễn đạt độc đáo của các em”.

(Theo Giáo Dục TP.HCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106275/giao-vien-dau-dau-vi-nhung-cau-van--bien-tuong-.html

Giáo sư gốc Việt đánh thức lịch sử bằng… truyền miệng

Posted: 22 Jan 2013 05:52 AM PST

Một giáo sư người Mỹ gốc Việt vừa tạo ra dự án sử truyền miệng, nhằm giúp những sinh viên người Việt tại Mỹ tìm hiểu cuộc sống ở Việt Nam, trước khi di cư và thích nghi với cuộc sống bên Mỹ.

 

Giáo sư Mỹ gốc Việt Thuy Vo Dang, người sáng tạo ra dự án sử truyền miệng
Giáo sư Mỹ gốc Việt Thuy Vo Dang, người sáng tạo ra dự án sử truyền miệng.

 

Ở Việt Nam, truyền thống được kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác qua những những câu dân ca, điệu múa truyền thống. Nhưng, đối với người Việt tại Mỹ, truyền thống được tiếp nối qua những chuyện kể.

Dự án sử truyền miệng có tên "Trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt" lần đầu tiên được tổ chức ở trường Đại học California, do Giáo sư Thuy Vo Dang đứng đầu. Đây là dự án kể chuyện về cuộc sống những người Việt di cư, rất nhiều người trong số đó tới Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam, để nhớ về cội nguồn quê hương.

Giáo sư Thuy Vo Dang giảng bài trong căn phòng ấm cúng đến nỗi sinh viên chỉ… gà gật ngủ, không mấy quan tâm đến bài giảng. Số khác, thậm chí, không làm bài tập về nhà.

 

Giáo sư Thuy Vo Dang cùng các sinh viên
Giáo sư Thuy Vo Dang cùng các sinh viên.

 

Bà Dang thảo luận về câu chuyện ngắn đã giao cho các sinh viên về người tị nạn trẻ Việt Nam ở Mỹ và những nỗ lực để thích nghi với cuộc sống mới. Dang đưa ra những câu hỏi nhưng sinh viên chỉ im lặng. Có lẽ, câu chuyện này xa lạ với họ, bởi tất cả các em đều sinh ở Mỹ.

Bà Dang nghĩ ra cách để đánh thức lớp học của mình. Bà bảo với sinh viên, trong đó có rất nhiều em gốc Việt, về nhà hỏi người thân những câu chuyện của họ.

Vince Vu, sinh viên năm hai, sinh ra ở Mỹ (bố mẹ cậu đến đây năm 1975). Vu cho biết, luôn muốn hỏi chuyện bố và lớp học này là động lực giúp cậu thực hiện điều đó.

“Ban đầu có vẻ dễ, vì bố mẹ già rồi và em nghĩ họ cũng muốn kể những câu chuyện của mình. Khó khăn nhất là khi bảo họ cố gắng nhớ những chi tiết cụ thể”, Vu nói.

Vu cố gắng hết sức để hỏi cha mình từng chi tiết, nhưng cậu không phải người duy nhất muốn thế hệ đi trước mở lòng, ngay cả khi họ sống ở Mỹ vài thập niên.

Ngay giáo sư Dang cũng nhận thấy, rất khó để bảo cha cô trò chuyện thẳng thắn về cuộc đời ông, đặc biệt là thời chiến tranh Việt Nam.

“Khi đi vào đời tư và không gian gia đình, cái chúng ta thấy là sự im lặng và nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam”, bà Dang nói.

 

 

Những câu chuyện

Bà Dang nói, thế hệ những người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi muốn nghe và khi những mặc cảm được dần gỡ bỏ, những người Việt thế hệ cũ lại mong muốn được chia sẻ với con mình.

Đầu năm, chàng sinh viên Andrew Lam trò chuyện với ông Christopher Phan, 40 tuổi, một ủy viên hội đồng thành phố địa phương và là cựu sĩ quan Hải quân. Ông Phan kể, đến Mỹ khi chỉ “mới 9 hay 10 tuổi”.

Ông nhớ như in những khoảnh khắc đầu tiên trên đất Mỹ. Ký ức về một mùa đông băng giá. “Chúng tôi đón trận bão tuyết đầu tiên trong đời. Chú chưa bao giờ nhìn thấy tuyết trước đó. Quả thực tuyệt vời”, ông nói.

Vừa nghe kể chuyện, Lam vừa ghi chép lại. “Ông ấy cười trong suốt cuộc trò chuyện. Và, hơn cả cuộc phỏng vấn, đó dường như là buổi trò chuyện giữa những người bạn”, Lam viết.

Khi Lam hỏi Phan ông nhớ điều gì ở Việt Nam, ông nói đó là trái sầu riêng.

“Chú không biết cháu có biết trái này không, Andrew, nhưng có người thấy nó rất thơm, có người lại ghét. Chú lại rất mê sầu riêng và nếu được thì có thể ăn tới 5, 6 trái”.

Trong câu chuyện "lịch sử truyền miệng" của mình, ông Phan cũng nhớ lại những ngày đi bắt dế khi còn bé ở quê nhà và thời gian ông làm luật sư hải quân ở Fallujah, Iraq. Ông cũng kể về chiến tranh Việt Nam và quá trình ông sang Mỹ.

Kho chuyện đang lớn dần lên. Trong đó có câu chuyện của cụ bà 90 tuổi Nguyen Thi Hanh Nhon; bà Ha Bich Van, đầu bếp nổi tiếng của nhà hàng Pháp- Việt ở California; bà Thanh Ngoc Nguyen, người rời Việt Nam từ năm 1982, qua các trại tị nạn ở Malaysia và Phillippines trước khi sang Mỹ.

Phan Yến
Theo PRI

Comments