Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tặng 12.000 chăn ấm cho HS các trường Phổ thông dân tộc nội trú

Posted: 21 Jan 2013 05:05 AM PST

(GDTĐ)- Sáng nay (21/1), tại tỉnh Lào Cai, Thời báo Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức trao tặng gần 2.000 chiếc chăn ấm cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai trong chương trình "Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử đã dự và có bài phát biểu tại buổi lễ.

 
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử cùng đại diện đơn vị tổ chức, nhà tài trợ, chính quyền tỉnh Lào Cai trao tặng chăn ấm cho các học sinh. Ảnh, gdtd.vn

Trong chương trình này nhà tài trợ Agribank hỗ trợ 14 tỉnh với tổng số gần 12.000 chăn đông cho các em học sinh của 53 trường Phổ thông dân tộc nội trú các tỉnh miền núi phía Bắc với tổng trị giá gần 5 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, học sinh tại 5 trưởng Phổ thông dân tộc nội trú các huyện gồm: Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bát Sát và Bảo Thắng của tỉnh Lào Cai được tặng chăn đông với số lượng 1.950 chiếc trị giá 560 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử nhấn mạnh: Hiện trên cả nước có trên 300 trường Phổ thông dân tộc nội trú. Học sinh ở đây phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư trong học tập và tổ chức nuôi dưỡng nhưng nhìn chung trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày các em còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; cơm ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm trong mùa đông miền núi giá buốt.

Với tinh thần "tương thân tương ái", sự cảm thông chia sẻ đã và đang có rất nhiều sự trợ giúp và quan tâm của cộng đồng, của các đoàn thể và cá nhân nhằm từng bước cải thiện nơi ăn, chốn ở, cơ sở vật chất trường, lớp học của học sinh, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

Chương trình "nâng bước cho học sinh nội trú" với sự phối hợp, đồng hành của Ủy ban Dân tộc, Agribank và Thời báo ngân hàng là hoạt động xã hội nhằm động viên tinh thần, chia sẻ những khó khăn, giúp các em học sinh ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú miền núi có thêm những tấm chăn ấm áp chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông miền núi để yên tâm học tập.

Huy Thái

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201301/Tang-12000-chan-am-cho-HS-cac-truong-Pho-thong-dan-toc-noi-tru-1966437/

Hà Nội ‘đóng cửa’ với tại chức, dân lập

Posted: 21 Jan 2013 05:05 AM PST

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại
xã phường, thị trấn với đầu vào là sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy các trường công
lập.

Đây là một phần trong Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn giai đoạn
2012-2015 của TP Hà Nội, để thay thế những công chức về hưu.

Đối tượng được đào tạo là sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, học viện công lập,
hệ chính quy loại khá trở lên, có nguyên vọng trở thành công chức nhà nước của thành
phố. Chỉ tiêu đào tạo cụ thể theo 5 chức danh, gồm: 98 chỉ tiêu văn phòng – thống kê;
146 chỉ tiêu tư pháp – hộ tịch; 85 chỉ tiêu địa chính – xây dựng; 137 chỉ tiêu văn
hóa – xã hội; 34 chỉ tiêu tài chính – kế toán.

Các học viên phải có hộ khẩu Hà Nội, nếu không có thì phải tốt nghiệp ĐH công lập
hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn; bằng tốt nghiệp tiến sĩ
hoặc thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc ĐH công lập hệ chính quy, phù hợp
chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn. Nếu là người dân tộc ở các xã miền núi của thành
phố phải tốt nghiệp ĐH công lập chính quy loại trung bình khá trở lên, đúng ngành,
chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng "tiết lộ" trên báo Gia đình và Xã hội,
Hà Nội đang đào tạo nguồn công chức tương lai, trong đó thí sinh đầu vào
phải tốt nghiệp ĐH chính quy.

"Chạy" để được thi và đỗ công chức

Tại phiên làm việc sáng 7/12 của HĐND TP Hà Nội với nội dung xem xét, thông qua
Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của TP Hà Nội năm 2013, ông Trần
Trọng Dực -Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã khiến hội trường lặng đi với
những phát biểu thắng thắn về tiêu cực trong việc thi công chức Hà Nội.

Ông Dực thông tin: "Có thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy trong đáp
án, điểm tối đa 100%; Ở một số đơn vị phải chạy để được thi, chạy để được đỗ, người
ta nói rằng dưới 100 triệu không có chuyện thi đỗ công chức đâu. Tôi xin mách với các
đồng chí là Trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ
và nhận tiền chạy của những người thi…".

Đánh giá về năng lực công chức của đơn vị mình, ông Dực cho biết, có khoảng 30%
công chức làm việc tốt, 35% công chức viên chức khá và trung bình; số còn lại chưa
yên tâm khi giao công việc. Ông Dực cho rằng, đây là "tồn tại lịch sử" khi có đến 20
- 30% công chức đang hưởng lương nhà nước nhưng không đáp ứng được công việc nhà nước
giao.

Trước đó, một số báo đã có loạt bài phản ánh những tiêu cực trong kỳ thi tuyển
công chức Hà Nội năm 2011 (được tổ chức trong tháng 2/2012). Tuy nhiên, trong công
văn phản hồi Sở Nội vụ Hà Nội lại nêu: "Trong những năm qua, thành phố Hà Nội là đơn
vị luôn hoàn thành tốt công tác tuyển dụng… được các tỉnh thành phố trong nước đến
học tập kinh nghiệm".

Công chức Thủ đô phải có bằng chính quy

Trước ý kiến của đại biểu HĐND thành phố về chất lượng, hiệu quả trong công việc của
một bộ phận công chức Thủ đô hiện nay, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho rằng có
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ "tồn tại của lịch sử".

Theo ông Sáng, trong những năm qua số công chức được tuyển mới là rất ít so với tổng
số công chức đang làm việc tại các cơ quan ban ngành của Thủ đô. Ông Sáng thừa nhận,
qua đánh giá cho thấy một bộ phận công chức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Tuy
nhiên, hàng năm thành phố đều có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chính trị để
nâng cao chất lượng cán bộ công chức.

"Bên cạnh đó, ngoài việc lắp đặt camera giám sát để theo dõi toàn bộ việc thực thi
nhiệm vụ của công chức tại bộ phận một cửa. Ban Tuyên giáo và Sở Nội vụ sẽ triển khai
việc lấy phiếu đánh giá của nhân dân và doanh nghiệp với các sở ngành, xã phường để
có thể chỉ rõ nơi nào, cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ", ông Sáng cho biết.

Giám đốc Sở Nội vụ "tiết lộ", UBND thành phố đã có dự định sẽ tổ chức đào tạo cán bộ
nguồn, trong năm 2013 sẽ mở 1 lớp với 500 học viên và năm 2014 tiếp tục đào tạo 1 lớp
với số học viên tương tự. Đầu vào của các lớp đào tạo trên là các thí sinh đã tốt
nghiệp ĐH chính quy, tập trung, có bằng khá trở lên. Sau khi được tuyển, các học viên
sẽ được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng xử lý tình huống trong 18 – 24
tháng, rồi đưa về các xã phường, làm việc. "Sau 5 năm, họ sẽ là nguồn bổ sung có chất
lượng thay thế những công chức nghỉ hưu", Giám đốc Sở Nội vụ nói.

(Theo Gia đình Xã hội, Giáo dục thời đại)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106148/ha-noi--dong-cua--voi-tai-chuc--dan-lap.html

Ngày mai, hội nghị tuyển sinh 2013 truyền hình trực tiếp tại 6 điểm cầu

Posted: 21 Jan 2013 05:05 AM PST

Ngày mai, hội nghị tuyển sinh 2013 truyền hình trực tiếp tại 6 điểm cầu

Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp "3 chung" như các năm trước.

Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT cho biết, đối với những trường trực thuộc Bộ, năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ không tăng chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ chính quy, đồng thời điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành theo hướng giảm chi tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế – tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.

Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo của toàn ngành và của các trường trực thuộc Bộ năm 2013 dự kiến như sau: Hệ ĐH hệ chính quy là 133.000 (năm 2012 là 132.819 chỉ tiêu), trong đó chỉ tiêu sư phạm giảm (16.000 năm 2013 so với 20.000 chỉ tiêu năm 2012).

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc giảm dần chỉ tiêu sư phạm do tình trạng thừa giáo viên hiện nay và sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiệ nay so với nhu cầu.

Siết chặt liên thông, hạn chế mở ngành Tài chính Ngân hàng

Điểm mới trong tuyển sinh năm nay là thực hiện quy định mới về đào tạo liên thông. Theo đó, với người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: môn cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Đối với người có bằng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ tổ chức hằng năm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2013.

Năm 2013, Bộ GD-ĐT tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính – ngân hàng bởisố lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế.  Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo công bố của Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13.000 người.

Các trường ĐH, CĐ khối H, N, S sẽ không tổ chức thi môn Văn

Theo Đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa – nghệ thuật mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, đối với các trường có tuyển sinh các ngành khối Văn hóa (khối C), chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối Nghệ thuật (khối H, N, S): Môn Ngữ văn sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ngay-mai-hoi-nghi-tuyen-sinh-2013-truyen-hinh-truc-tiep-tai-6-diem-cau-687633.htm

Thêm một số ĐH công bố dự kiến chỉ tiêu TS

Posted: 21 Jan 2013 05:05 AM PST

(GDTĐ)-Một số trường ĐH công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013.

Thí sinh thi TS ĐH năm 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi TS ĐH năm 2012. Ảnh: gdtd.vn

Trường ĐH Kinh tế quốc dân dự kiến 4500 chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ tiêu này bao gồm cả chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ của các tỉnh (theo quyết định của Bộ) và từ các trường dự bị ĐH chuyển về.

Trường tuyển sinh trong cả nước. Thí sinh đăng ký thi tuyển sinh theo ngành với mã quy ước.

Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh (E-BBA), ngành Quản trị khách sạn và lữ hành định hướng nghề nghiệp (POHE) điểm thi môn Tiếng Anh tính hệ số 2.

Trường xét tuyển theo 3 nhóm ngành:

Nhóm 1: gồm 9 ngành: Ngôn ngữ Anh, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Marketing, Bất động sản, Tài chính ngân hàng, Kế toán và Quản trị nhân lực. Nhóm này có điểm sàn chung vào Trường (theo khối thi) và điểm trúng tuyển vào ngành (theo khối thi). Thí sinh đạt điểm sàn vào Trường nhưng không đạt điểm trúng tuyển vào ngành đã dự thi được chuyển sang ngành khác, cùng khối thi, còn chỉ tiêu, có điểm trúng tuyển thấp hơn, nếu thí sinh có nguyện vọng.

Nhóm 2, gồm 7 ngành và lớp E-BBA: (7 ngành gồm: Toán ứng dụng trong kinh tế, Thống kê kinh tế, Kinh tế tài nguyên, Quản trị khách sạn, Hệ thống thông tin quản lý, Luật, Khoa học máy tính). Nhóm này có điểm trúng tuyển vào từng ngành và có thể thấp hơn điểm sàn chung vào trường (mục 1), nhưng không quá 1 (một) điểm.

Nhóm 3: Các Lớp POHE: điểm trúng tuyển lớp POHE thấp hơn điểm sàn chung vào Trường, nhưng không quá 3 điểm.

Sau 1,5 năm, căn cứ kết quả tuyển sinh đại học, kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên, Trường sẽ tổ chức xếp sinh viên vào chuyên ngành trong nội bộ ngành đã trúng tuyển. Điểm xếp chuyên ngành là tổng của điểm trung bình tuyển sinh (hệ số 2) và điểm trung bình chung học tập năm thứ nhất (hệ số 1).

Chỉ tiêu cụ thể như sau:

 

Tên trường.
Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành

Khối thi

Tổng chỉ tiêu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN

KHA

 

 

4500

I – Các ngành đăng ký tuyển sinh 

 

 

 

 

1. Ngôn ngữ Anh
Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

 

D220201

A1,D1

100

2. Kinh tế
Gồm các chuyên ngành:
- Kinh tế và Quản lý đô thị
- Kế hoạch
- Kinh tế phát triển
- Kinh tế và Quản lý môi trường
- Quản lý kinh tế
- Kinh tế và Quản lý công
- Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kinh tế đầu tư
- Kinh tế quốc tế
- Kinh tế học
- Thẩm định giá
- Hải quan
- Kinh tế lao động
Và lớp chất lượng cao (chỉ tiêu: 55)

 

D310101

A, A1, D1

1200

3. Toán ứng dụng trong kinh tế.
Gồm 2 chuyên ngành:
- Toán kinh tế
- Toán tài chính

 

D110106

A, A1, D1

120

4. Thống kê kinh tế
Gồm 2 chuyên ngành:
- Thống kê kinh tế xã hội
- Thống kê kinh doanh

 

D110105

A, A1, D1

120

5. Kinh tế tài nguyên

 

D110107

A, A1, D1

60

6. Quản trị kinh doanh (QTKD)
Gồm 6 chuyên ngành:
- QTKD quốc tế
- QTKD thương mại
- Thương mại quốc tế
- Quản trị doanh nghiệp
- QTKD tổng hợp
- Quản trị chất lượng
- Các lớp chất lượng cao (chỉ tiêu: 110)

 

D340101

A, A1, D1

800

7. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Gồm 2 chuyên ngành:
- Quản trị du lịch
- Quản trị lữ hành

 

D340103

A, A1, D1

90

8. Quản trị khách sạn
Chuyên ngành Quản trị khách sạn

 

D340107

A, A1, D1

60

9. Marketing
Gồm 3 chuyên ngành:
- Quản trị marketing
- Quản trị bán hàng
- Truyền thông marketing
- Lớp chất lượng cao (chỉ tiêu: 45)

 

D340115

A, A1, D1

180

10. Bất động sản
Gồm 2 chuyên ngành:
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh tế bất động sản và địa chính

 

D340116

A, A1, D1

120

11. Tài chính Ngân hàng
Gồm các chuyên ngành:
- Ngân hàng
- Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính công
- Tài chính quốc tế
- Thị trường chứng khoán
- Bảo hiểm
- Các lớp chương trình tiên tiến, chất lượng cao, lớp Tài chính doanh nghiệp tiếng Pháp (chỉ tiêu: 205)

 

D340201

A, A1, D1

590

12. Kế toán.
Gồm 2 chuyên ngành:
- Kế toán tổng hợp
- Kiểm toán
- Các lớp chương trình tiên tiến, chất lượng cao (chỉ tiêu: 165)

 

D340301

A, A1, D1

400

13. Quản trị nhân lực

 

D340404

A, A1, D1

180

14. Hệ thống thông tin quản lý Gồm 2 chuyên ngành:
- Tin học kinh tế
- Hệ thống thông tin quản lý

 

D340405

A, A1, D1

100

15. Luật
Gồm 2 chuyên ngành:
- Luật kinh doanh
- Luật kinh doanh quốc tế

 

D380101

A, A1, D1

120

16. Khoa học máy tính,
Chuyên ngành Công nghệ thông tin

 

D480101

A, A1,D1

60

17 – Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh (E-BBA)

 

D110109

A, A1, D1

100

18 – Quản trị khách sạn và lữ hành định hướng nghề nghiệp (POHE)

 

D110110

A1, D1

100

II – Các lớp tuyển chọn sau khi sinh viên trúng tuyển nhập học:
Gồm các lớp chương trình tiên tiến và chất lượng cao; lớp Tài chính doanh nghiệp tiếng Pháp

1 – Các lớp chương trình tiên tiến

 

 

A, A1, D1

220

2- Các lớp chất lượng cao

 

 

A, A1, D1

330

3- Lớp Tài chính doanh nghiệp tiếng Pháp

 

 

A, A1, D1

40

Trường Đại học Hồng Đức dự kiến 1750 chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh 2013.Trường tuyển sinh trong cả nước. Bậc cao đẳng không tổ chức thi, chỉ xét tuyển cho những thí sinh có hồ sơ đăng ký xét tuyển, dựa vào kết quả thi đại học theo đề thi chung của Bộ GDĐT năm 2013 và khối thi tương ứng.

Điểm tuyển tính từng ngành (Riêng các ngành khối Nông-Lâm-Ngư nghiệp tuyển sinh theo khối ngành). Riêng với GD Mầm non: điểm tối thiểu môn năng khiếu phải đạt từ 4,0 điểm trở lên.

Số

TT

Tên trường

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành đào tạo

Khối thi

 

Chỉ tiêu

(Dự kiến)

 

 

HDT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hệ đào tạo đại học

 

 

 

1750

1

Sư phạm Toán học

 

D140209

 

2

Sư phạm Vật lý

 

D140211

 

3

Sư phạm Hóa học

 

D140212

A,B

 

4

Sư phạm Sinh học

 

D140213

B

 

5

Sư phạm Ngữ văn

 

D140217

C,D1

 

6

Sư phạm Lịch sử

 

D140218

C

 

7

Sư phạm Địa lý

 

D140219

A,A1,C

 

8

Sư phạm tiếng Anh

 

D140231

A1,D1

 

9

Giáo dục Tiểu học

 

D140202

D1,M

 

10

Giáo dục Mầm non

 

D140201

M

 

11

Văn học

 

D220330

C,D1

 

12

Lịch sử (định hướng Quản lý di tích, danh thắng)

 

D220310

C

 

13

Địa lý học (định hướng Quản lý tài nguyên môi trường)

 

D310501

A,A1,C

 

14

Việt Nam học (định hướng Hướng dẫn du lịch)

 

D220113

A,C,D1

 

15

Xã hội học (định hướng Công tác xã hội)

 

D310301

A,C,D1

 

16

Tâm lý học (định hướng Quản trị nhân sự)

 

D310401

A,A1,

B,C,D1

 

17

Công nghệ thông tin

 

D480201

A,A1

 

18

Kỹ thuật công trình xây dựng

 

D580201

A,A1

 

19

Vật lý học (Vật lý ứng dụng)

 

D440102

A,A1

 

20

Kế toán

 

D340301

A,A1,D1

 

21

Quản trị kinh doanh

 

D340101

A,A1,D1

 

22

Tài chính-Ngân hàng

 

D340201

A,A1,D1

 

23

Nông học (định hướng công nghệ cao)

 

D620109

A,A1,B

 

24

Chăn nuôi (Chăn nuôi-Thú y)

 

D620105

A,A1,B

 

25

Bảo vệ thực vật

 

D620112

A,A1,B

 

26

Lâm nghiệp

 

D620201

A,A1,B

 

II

Hệ đào tạo cao đẳng:

 

 

 

900

1

SP Toán học (Toán – Tin)

 

C140209

 

2

SP Hoá học (Hóa – Sinh)

 

C140212

 

3

SP Sinh học (Sinh-Công nghệ nông nghiệp)

 

C140213

 

4

SP Ngữ văn (Văn-Sử)

 

C140217

C,D1

 

5

SP Địa lý (Địa-Sử)

 

C140219

A,A1,C

 

6

Giáo dục Mầm non

 

C140201

M

 

7

Giáo dục Tiểu học

 

C140202

D1,M

 

8

SP Tiếng Anh

 

C140231

A1,D1

 

9

Kế toán

 

C340301

A,A1,D1

 

10

Quản trị Kinh doanh

 

C340101

A,A1,D1

 

11

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

 

C510301

A,A1

 

12

Quản lý đất đai

 

C850103

A,A1,B

 

13

Công nghệ thông tin

 

C480201

A,A1

 

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông báo sẽ dự kiến 9600 chỉ tiêu cho năm 2013.

Hệ ĐH,trường chỉ tổ chức thi tuyển hai khối A và D1 (không tổ chức thi khối B, V, H). Điểm trúng tuyển theo chuyên ngành đào tạo.

Hệ Cao đẳng: Không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi ĐH năm 2013 của những thí sinh đã thi các khối A, B, D1, V, H vào các trường ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GDĐT để xét tuyển trên cơ sở Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.

Nhà trường lưu ý, thí sinh có nguyện vọng  1 vào hệ CĐ của trường ĐHCNHN nên nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho trường ĐHCNHN và dự thi đợt thi tuyển sinh đại học tại các Hội đồng thi do trường ĐHCNHN tổ chức tại 4 cụm thi (Hà Nội, Vinh, Quy Nhơn, Hải Phòng) để thuận tiện cho việc xét tuyển và gọi nhập học khi trúng tuyển.

Số

TT

- Tên trường;

- Ngành học.

Ký hiệu trường

Mã ngành

Khối thi

 

Tổng chỉ tiêu

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

 

 

 

9600

 

(Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội); ĐT: (043) 7655121 (Máy lẻ 224) hoặc 043.7650051

Website: http://tuyensinh.haui.edu.vn

DCN

 

 

 

 

Các ngành đào tạo Đại học:

DCN

 

 

4900

1

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

DCN

D510201

A

450

2

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

DCN

D510203

A

300

3

Công nghệ kỹ thuật Ôtô

DCN

D510205

A

450

4

Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử (chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện)

DCN

D510301

A

450

5

Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện tử tin học, Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông).

DCN

D510302

 

390

6

Khoa học máy tính

DCN

D480101

A

200

7

Kế toán

DCN

D340301

A,D1

300

8

Công nghệ kỹ thuật Nhiệt

DCN

D510206

A

100

9

Quản trị kinh doanh (Gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh và Quản trị kinh doanh Du lịch).

DCN

D340101

A,D1

360

10

Công nghệ May

DCN

D540204

A

270

11

Thiết kế thời trang

DCN

D210404

A

100

12

Công nghệ kỹ thuật Hoá học (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Hóa vô cơ, Công nghệ kỹ thuật Hóa hữu cơ, Công nghệ kỹ thuật Hóa phân tích).

DCN

D510401

A

360

13

Ngôn ngữ Anh

DCN

D220201

D1

270

14

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

DCN

D510303

A

180

15

Hệ thống thông tin

DCN

D480104

A

180

16

Tài chính ngân hàng

DCN

D340201

A,D1

180

17

Kỹ thuật phần mềm

DCN

D480103

A

180

18

Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch)

DCN

D220113

D1

180

 

Các ngành đào tạo Cao đẳng:

 

 

 

4700

1

Công nghệ chế tạo máy

DCN

C510202

A

450

2

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

DCN

C510203

A

250

3

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

DCN

C510205

A

450

4

Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử ( Chuyên ngành Kỹ thuật điện).

DCN

C510301

A

540

5

Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử và Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông).

DCN

C510302

A

450

6

Công nghệ thông tin

DCN

C480201

A

250

7

Kế toán

DCN

C340301

A,D1

300

8

Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt

DCN

C510206

A

150

9

Quản trị kinh doanh

DCN

C340101

A,D1

200

10

Công nghệ  May

DCN

C540204

A,B,V,H

200

11

Thiết kế thời trang

DCN

C210404

A,B,V,H

150

12

Công nghệ kỹ thuật Hoá học (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Hóa vô cơ, Công nghệ kỹ thuật Hóa hữu cơ, Công nghệ kỹ thuật Hóa phân tích).

DCN

C510401

A,B

450

13

Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Cơ điện)

DCN

C510201

A

280

14

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

DCN

C510303

A

150

15

Tài chính – Ngân hàng

DCN

C340201

A, D1

280

16

Việt Nam học

DCN

C220113

A, D1

150

Trường ĐH Hoa Sen tuyển mới ngành kỹ thuật phần mềm, tuyển khối A, A1, D1, D3 với 80 chỉ tiêu. Trường cũng đang xin phép mở hai ngành khác là ngành thiết kế nội thất, tuyển khối H với 60 chỉ tiêu và ngành quản lý tài nguyên và môi trường, tuyển khối A, B, D1 với 60 chỉ tiêu.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201301/Them-mot-so-DH-cong-bo-du-kien-chi-tieu-TS-1966442/

Tuyển sinh 2013: Các trường có tái diễn khai man?

Posted: 20 Jan 2013 08:23 PM PST

So với chỉ tiêu năm 2012, năm nay Trường ĐH Sài Gòn tự cắt giảm 1.400 chỉ tiêu, trong đó tập trung cắt giảm hệ CĐ ở nhóm ngành kinh tế.

Theo ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường: "Trường thực hiện theo đúng quy định của Thông tý 57 và thống nhất phương án giảm chỉ tiêu ở hệ CÐ. Song song việc cắt giảm chỉ tiêu, trường cũng tăng chỉ tiêu cho các ngành Giáo dục tiểu học và Sư phạm mầm non".


Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tương tự, Trường ÐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM năm nay cắt giảm tới 1.100 chỉ tiêu. Trong đó, hệ ÐH và CÐ giảm 400 chỉ tiêu, hệ trung cấp giảm 700 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu năm nay của trường từ 5.800 đã giảm xuống còn 4.70.

Lý giải về việc cắt giảm chỉ tiêu, ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo của trường cho rằng: "Chỉ tiêu cắt giảm tập trung vào các ngành Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, trường sẽ điều chỉnh lại chỉ tiêu theo hướng ưu tiên cho những ngành như Công nghệ thực phẩm, Môi trường, Công nghệ sinh học và các ngành kỹ thuật. Trường ÐH Tài chính Marketing TPHCM cũng cắt giảm 1.600 chỉ tiêu hệ CÐ…

Trước khi có quyết định xử phạt, Trường ÐH Công nghiệp TPHCM cũng dự kiến trong nãm 2013 tăng 500 chỉ tiêu hệ ÐH và mở thêm ngành mới. Tuy nhiên, hiện nay hội đồng tuyển sinh nhà trường "án binh bất động" sau khi Bộ ra kết luận trường không còn năng lực xác định chỉ tiêu do nhiều năm liền tuyển vượt chỉ tiêu rất nhiều…

Xử lý mạnh tay với các trường khai man

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tuyển sinh ĐH, CĐ từ nayđến năm 2015 vẫn tiếp tục theo phương thức "3 chung", không có thay đổi gì lớn.

“Năm nay ngoài mở rộng ưu tiên xét tuyển cho những huyện nghèo, cho 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc Ðồng bằng Sông Cửu Long không có trong danh sách 62 huyện nghèo mà Chính phủ quy định để tạo điều kiện cho thí sinh những vùng này có thể vào học ÐH” – Thứ trưởng cho hay.

Ngoài ra, Bộ GD-ÐT mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và xem xét để đưa vào Quy chế tuyển sinh năm 2013.

Về vấn đề ngừng mở khối ngành kinh tế, Thứ trưởng cho rằng: "Rất nhiều trường ÐH, CÐ tuyển sinh khối ngành kinh tế và đã tạo nên sự bão hòa và vượt gấp đôi so với quy hoạch mà Chính phủ đã đưa ra (quy hoạch là 20% nhưng hiện đã chiếm tới 38%). Do đó, Bộ không khuyến khích các trường mới, trường vừa nâng cấp lẫn các trường có truyền thống mở thêm ngành và tăng chỉ tiêu ở khối ngành kinh tế.

“Quan điểm của Bộ là không tăng về quy mô tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc xác định chỉ tiêu năm 2013 Bộ sẽ giao cho các trường thực hiện căn cứ theo Thông tư 57 mà bộ đã ban hành” – lời Thứ trưởng.

Những trường xác định chỉ tiêu không trung thực với năng lực hiện có sẽ bị bộ xử phạt mạnh, trừ chỉ tiêu cho nãm kế tiếp.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ÐHQG TP.HCM ủng hộ việc Bộ mạnh tay xử phạt để các trường không đua theo số lượng.

Ông nói: “Giáo dục ĐH không thể cứ chạy theo số lượng mà đến lúc cần phải chấn chỉnh đến vấn đề chất lượng. Song song đó, bộ cũng cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra, đồng thời có những nghiên cứu, khảo sát để có những điều chỉnh trong định hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực….”.

Theo VNN

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tuyen-sinh-2013-Cac-truong-co-tai-dien-khai-man/270241.gd

Đừng mong giáo viên say mê với nghề

Posted: 20 Jan 2013 08:22 PM PST

Đã có 15 năm tuổi nghề, 15 cái tết trôi qua, mỗi năm, ngày hết, tết đến, tôi và tất cả giáo viên trong trường chưa hề biết tới khái niệm tiền thưởng tết là gì.

 

Quà tết thì có. Nhưng quà tết của chúng tôi cũng không quá 200.000 đồng/một người. Đấy là  tiền từ  quỹ Công đoàn và hội phụ huynh hỗ trợ. Chỉ có thế thôi. Vì kinh phí giáo dục có hạn, chủ yếu chi lương và hoạt động dạy- học là hết còn đâu để thưởng lễ, tết.

Nghĩ mà xót. Thầy cô giáo cũng học hành, được đào tạo bài bản, trường lớp hẳn hoi như họ, thế nhưng, có nhiều cán bộ công chức lại có mức lương cao, tiền thưởng lễ, tết hậu hĩnh, trong khi thầy cô giáo  lương thấp, tiền thưởng tết thường không có; nếu có cũng chỉ là hình thức, gọi là.  Có người nói, làm nhà giáo thì phải chấp nhận cuộc sống nghèo và thanh đạm, đừng đòi hỏi, kêu ca gì thêm.

Chúng tôi nghĩ, thời bao cấp, thời chiến tranh, cảnh nghèo thì được. Còn bây giờ, thời thế đã có nhiều đổi thay, mà cứ bắt nhà giáo phải chấp nhận cuộc sống khó khăn, thiếu thốn thì không thể. Đội ngũ thầy cô giáo có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục.

Cái nghèo khó của thầy cô giáo cứ vây bủa, kéo dài thì đừng có mong chất lượng giáo dục khá lên. Những  yếu kém, trì trệ… tồn tại lâu nay ở ngành giáo dục ngày càng gia tăng. Giảng viên lười nhác nghiên cứu khoa học: Trong 10 năm qua, bình quân một giảng viên đại học chỉ công bố được 0,58 bài báo khoa học mỗi năm (số liệu từ một hội thảo do Bộ GDĐT tổ chức tại Hà Nội năm 2010).

Giáo viên, giảng viên ít đầu tư chuyên môn, giáo án, bài giảng phần nhiều copy của nhau. Thầy cô giáo phổ thông từ tiểu học đến bậc THPT, nhất là các môn tự nhiên, thi nhau "mời gọi", chèn ép học sinh đến lớp, về nhà dạy- học thêm… Nhiều học sinh khá, giỏi "quay lưng" với ngành sư phạm. Nguyên nhân cơ bản cũng tại lương giáo viên, giảng viên không đủ sống.

Ông, bà ta nói đúng "có thực mới vực được đạo". Nghề giáo, thầy cô giáo cũng như nhiều ngành nghề khác, cán bộ công chức khác, cần có cái " thực" tàm tạm để tồn tại và phát triển. Một khi cái thực quá eo hẹp thì làm sao họ yên tâm và nhiệt huyết hết mình với nghề được. Chúng ta nên bớt đi những mỹ từ, lời hứa to tát đối với thầy cô giáo mà cần dành sự quan tâm thật cụ thể, thiết thực…

 

Xa lạ với khái niệm lương tháng thứ 13

Giáo viên Nguyễn Văn Trang – Trường THCS Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên: Năm ngoái mỗi giáo viên được nhận 100.000 đồng từ nhà trường. Đây là khoản tiền nhà trường tiết kiệm được để động viên các thầy cô.  Khoản tiền này có cả phần đóng góp hằng tháng của các thầy cô. Nghĩa là, mỗi tháng các thầy, cô đóng 50.000 đồng vào quỹ để thăm hỏi nhau lúc ốm đau, cuối năm nếu còn lại cũng được chia đều cho mọi người. Năm nay mọi người chưa biết có được nhận 100.000 đồng như năm ngoái hay không?

Giáo viên Đặng Thị Hạnh – Trường mầm non xã Định Biên: Trước đây còn là mô hình trường dân lập, mỗi tháng chỉ được hưởng 80.000 đồng, có khi không có tiền mà chỉ nhận bằng thóc. Sau khi chuyển sang mô hình trường công lập, thu nhập đã được cải thiện hơn nhưng vẫn không có khoản thưởng tết. Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến giáo viên thì cuối năm có gói bánh hay hộp mứt để gọi là động lực cho các cô chứ làm gì có tiền.

Giáo viên Nguyễn Văn Lợi – Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TPHCM): Đến thời điểm này vẫn chưa thấy TP thông báo sẽ thưởng cho GV bao  nhiêu nhưng nghe nói sẽ cao hơn năm trước (Năm 2012 anh Lợi được TP thưởng 800.000 đồng, trường thưởng hơn 7 triệu đồng).

Giáo viên Đinh Thị Định – Trường THCS xã Quảng Thuỷ, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình): Năm nay chưa nghe trường nói gì về chuyện thưởng tết, chắc cũng không có gì đột biến. Tết năm ngoái, giáo viên trong trường được thưởng tết 250.000 đồng/người, trong đó nhà trường thưởng 200.000 đồng, CĐ trường hỗ trợ 50.000đ.

Giáo viên Đỗ Xuân Huệ – Trường THPT Phù Cừ, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên: Năm 2012, quà tết của chúng tôi được khoảng 350.000 đồng/người. Năm nay, chưa thấy Ban giám hiệu nhà trường nói đến quà tết. Còn rất nhiều trường học cấp II trên địa bàn tỉnh, giáo viên chỉ được nhận túi quà tết từ 50.000 – 100.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Vượng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Hoa (Q.Cầu Giấy, Hà Nội): Nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên mỗi khi nhắc đến chuyện thưởng tết, chúng tôi đã xác định là "có đồng nào hay đồng đó". Khoản tiền thưởng Tết Nguyên đán hằng năm của các giáo viên trường tôi được trích từ ngân sách nhà nước, quỹ CĐ của trường. Hằng năm, mỗi giáo viên được thưởng khoảng 500.000đ, năm nay cũng không có gì thay đổi.        Nhóm PV

Chùm ảnh: Học sinh Hà Nội giao lưu "tên lửa nước"

Posted: 20 Jan 2013 08:20 PM PST

 

Chương trình diễn ra giữa các CLB của các trường chuyên ở Hà Nội: Amsterdam, Chu Văn An, Chuyên Ngữ, chuyên Nguyễn Huệ, cùng Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội.
Bắn tên lửa nước là một hoạt động khoa học đã được giới trẻ tiếp cận từ rất lâu, chủ yếu là học sinh trung học và sinh viên ĐH.
Hoạt động này rất được yêu thích vì đơn giản, dễ làm (dựa trên các tính chất vật lý cơ bản); hơn nữa, tên lửa nước còn khá an toàn nếu người chơi nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật.
Buổi giao lưu có mục đích tạo sân chơi khoa học, năng động, sáng tạo, giúp cho các CLB hào hứng hơn với các hoạt động khoa học mà trên hết là kích thích trí tò mò, ham mê khám phá, chế tạo của các bạn trẻ.
Qua đó xây dựng lên chiếc cầu nối gắn kết lòng đam mê khoa học giữa các câu lạc bộ tham gia, nơi giao lưu, chia sẻ và học hỏi tri thức, kinh nghiệm; tạo tiền đề để các bạn tiếp tục học tập, nghiên cứu, sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực vật lí-thiên văn.
Xuân Trung (gdvn)

Du học sinh Việt thích học Quản trị kinh doanh

Posted: 20 Jan 2013 08:10 PM PST

Nếu không tìm hiểu chi tiết về ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể sẽ lãng phí số tiền đầu tư du học to lớn cũng như thời gian quý báu thay vì được học tập và tiếp cận ngay với môi trường xã hội ở các nước tiên tiến bạn theo học.

Ngành thừa nhân sự nhưng thiếu chất lượng

Quản trị kinh doanh là một ngành học khá rộng với các chuyên ngành như quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, marketing, quản trị truyền thông… Đây đều là những ngành học được đánh giá là "hot" trong những năm vừa qua khi Việt Nam mới gia nhập WTO, nhu cầu nhân sự thuộc các chuyên ngành này khá lớn. Chính vì vậy, đa số các trường ĐH tại Việt Nam đều đào tạo ngành này dẫn đến tình trạng "vừa thừa vừa thiếu" nhân lực trên thị trường lao động. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động: "Thực tế là do đào tạo tràn lan ngành quản trị kinh doanh nên giữa cung và cầu lao động không gặp nhau. Nhiều doanh nghiệp (DN) thật sự rất cần nhân lực các ngành này song do không tìm ra được nhân lực đạt yêu cầu nên mới có tình trạng "tréo ngoe": SV ra trường không tìm được việc làm trong khi nhiều DN vẫn thiếu".

Cũng chính bởi việc đào tạo ngành quản trị kinh doanh trong nước đã bão hòa; SV ra trường lại khó xin việc nên nhiều bạn trẻ chuyển hướng sang du học ngành này ở các nước tiên tiến. Ngoài ra, mức lương dành cho lao động được đào tạo ở nước ngoài chuyên ngành quản trị kinh doanh đều ở mức đáng mơ ước; lại được đảm nhiệm các vị trí khá hấp dẫn trong các DN cũng là nguyên nhân khiến nhiều du học sinh Việt Nam quyết định lựa chọn ngành này.
Ngành Quản trị kinh doanh luôn rộng cửa nhưng đào thải rất khắc nghiệt, không chỉ tại Việt Ngành Quản trị kinh doanh luôn rộng cửa nhưng đào thải rất khắc nghiệt, không chỉ tại Việt Nam.

Các trường đào tạo tốt nhất ở Anh và Úc

Hiện Anh và Úc là hai quốc gia có các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh với chất lượng hàng đầu thế giới.

Vương quốc Anh – Quốc gia được đánh giá đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt nhất hiện nay. Tại đây hiện có nhiều chương trình học tập như: Chương trình dự bị ĐH (học xong chương trình lớp 11 với điểm trung bình từ 6.5 trở lên và IELTS từ 4.5 trở lên, du học sinh sẽ học chương trình dự bị một năm, sau đó lên học tiếp chương trình cử nhân tại các ĐH ba năm); chương trình Diploma (học xong lớp 12 với điểm trung bình từ 7.0 trở lên và IELTS từ 4.5 trở lên, du học sinh có thể học chương trình này một năm, sau đó lên học tiếp chương trình cử nhân tại các trường ĐH năm hai) và chương trình sau ĐH (tốt nghiệp ĐH và điểm trung bình từ 6.5 trở lên, IELTS từ 6.5 trở lên).

Tại Vương quốc Anh, những trường nổi tiếng về đào tạo ngành quản trị kinh doanh bao gồm: ĐH Bradford (www.brad.ac.uk); ĐH Bath (www.bath.ac.uk) ; ĐH East Anglia (www.uea.ac.uk); ĐH Leeds (www.leeds.ac.uk); ĐH Loughborough (www.lboro.ac.uk)… Học phí trung bình của các trường tại Anh dao động từ 9.000 đến 12.000 bảng (khoảng 300-400 triệu đồng)/năm đối với bậc ĐH và từ 5.000 đến 9.000 bảng (khoảng 165-300 triệu đồng)/năm đối với bậc CĐ. Ngoài ra, du học sinh còn phải chịu các khoản phí khác như: học phí tiếng Anh (từ 120 đến 300 bảng, tương đương 4-10 triệu đồng/tuần); chi phí sinh hoạt từ 600 đến 800 bảng (khoảng 20-27 triệu đồng)/tháng; ký túc xá khoảng 200-350 bảng (tương đương 6,5-12 triệu đồng)/tháng…

Cũng nổi tiếng không kém trong đào tạo ngành quản trị kinh doanh là đất nước Úc. Điều kiện để theo học ngành này cũng khá đơn giản: Chỉ cần tốt nghiệp lớp 11 và có IELTS 5.5 là có thể đăng ký theo học chương trình Diploma of Business kéo dài 8-12 tháng, sau đó bạn có thể học thêm ba năm nữa để lấy bằng cử nhân ĐH. Đặc biệt, khi lựa chọn du học ngành quản trị kinh doanh tại Úc bạn có thể lấy bằng cử nhân đôi với hai chuyên ngành, ví dụ: kinh doanh – luật; marketing – kế toán… Ngoài ra, cơ hội việc làm và định cư tại Úc là rất lớn đối với du học sinh Việt Nam khi lựa chọn ngành này.

Đáng chú ý nhất và có nhiều du học sinh Việt Nam theo học nhất tại Úc là ĐH La Trobe (www.latrobe.edu.au) – ĐH nằm trong top 10 trường nổi tiếng nhất Úc. Mức học phí của trường này cho bậc ĐH từ 18.500 đến 22.800 AUD (khoảng 400-500 triệu đồng)/năm và học phí khóa học tiếng Anh từ 350 đến 450 AUD (khoảng 7,5-10 triệu đồng)/tuần (tùy cấp độ); chi phí sinh hoạt khoảng 10.000 đến 12.000 AUD (khoảng 220-260 triệu đồng)/năm.

 

Theo Pháp luật TPHCM

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/du-hoc-sinh-viet-thich-hoc-quan-tri-kinh-doanh-687407.htm

Sinh viên lên kế hoạch kiếm tiền triệu dịp Tết

Posted: 20 Jan 2013 08:10 PM PST

Với những sinh viên (SV) thích tự lập và kinh doanh, thì dịp nghỉ Tết là cơ hội để các bạn trải nghiệm với việc kiếm tiền. Có bạn thì tìm những việc làm bán thời gian cho các cửa hàng như nhân viên phục vụ, lễ tân, khuyến mãi… Song bên cạnh đó lại có nhiều bạn trẻ táo bạo đã nghĩ và thực hiện những kế hoạch kinh doanh tự do.

Chưa đến Tết, nhưng cô bạn Thúy Hằng hiện là SV năm thứ hai, Trường CĐ Cộng đồng, đã bắt tay vào làm những bình hoa giả, hoa pha lê và các món quà hand-made (thủ công) phục vụ cho ý tưởng kinh doanh ngày tết. Hằng cho biết: "Năm ngoái, mình cũng từng thử và thấy thu nhập cũng kha khá, mỗi bình hoa pha lê cũng lãi được vài chục nghìn. Nhưng nếu mình tự làm, không phải nhập hàng sẵn thì lãi cao hơn nhiều, phải được đến cả vài trăm nghìn một sản phẩm. Nên mình cứ túc tắc làm từ trong năm".

Hoa giả khá được ưa chuộng và mang lại thu nhập khá cao.

Hầu hết các ý tưởng kinh doanh của giới trẻ đều xuất phát từ thực tế. Các bạn cũng tìm hiểu về nhu cầu thị trường, tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để tránh được những rủi ro.

Từ câu ca của dân gian "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", cùng nhóm bạn của mình, Kim Ngân – ĐH Hà Nội đang có ý định đi bán muối trong những ngày đầu năm. Cô gái này dự định cho muối vào các túi nhỏ hoặc bán theo lạng cho người dân quanh đó và du khách thập phương, nhất là gần khu lễ chùa. Ngân chia sẻ: "Mình nghĩ ý tưởng này khá hay, vừa kiếm được tiền cũng vừa tận dụng được khoảng thời gian dài nghỉ tết. Chắc ba mẹ cũng ủng hộ và vui khi mình thành công".

Đối với những bạn ít vốn, thì lại chọn những hình thức kinh doanh nhỏ, sử dụng nhiều bằng sự tinh tế, khéo léo thẩm mỹ của mình để thực hiện ý tưởng. Như Khánh Linh (SV Trường Học viện Hành chính Hà Nội) cô chọn dịch vụ gói quà thuê. Cô nhờ bạn mở một trang web giới thiệu các gói quà với các mức giá khác nhau, mẫu mã đa dạng. Đối tượng cô nhắm tới là các công ty, cơ quan cần gói quà tặng, biếu. Đặc biệt, nếu đối tác cần, cô còn giao hàng tận nơi, miễn phí tiền vận chuyển nếu đơn đặt hàng lớn. Số tiền cô kiếm được cũng không hề nhỏ.

Hoa giả khá được ưa chuộng và mang lại thu nhập khá cao.

Nguyễn Thị Thu Huyền – cô bạn SV Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên nắm bắt được nhu cầu chơi hoa ngày tết của người dân, nên hai năm liên tiếp Huyền đều đầu tư kinh doanh hoa tươi. Là một người có kinh nghiệm, Huyền chia sẻ: "Nếu các bạn có ý tưởng giống mình, thì đừng ngần ngại, hãy bắt tay vào thực hiện nó. Năm ngoái mình đã làm và kiếm được 4 triệu đồng, tính ra là lãi được gấp đôi số vốn mà mình bỏ ra. Các bạn nên đặt hoa trước và tìm hiểu thị trường để lấy số lượng hoa phù hợp. Và cũng đừng quên tìm hiểu về cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu."

Nhưng không phải bạn trẻ nào cũng đạt được thành công ngay khi bắt đầu. Do không nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người dân ở nơi bán hàng, nên Lục Thương Huyền (SV khoa Kế toán, Trường ĐH Thương mại) đã thua lỗ trong lần kiếm tiền tiêu Tết năm ngoái. Huyền bộc bạch: "Mình cứ nghĩ ở quê mọi người cũng thích chơi hoa lan giống như người Hà Nội, nên đã nhập hàng về bán. Nào ngờ, họ chê đắt, và nói vẫn thích chơi các loại hoa truyền thống hơn, như hoa hồng, hoa cúc, lay ơn. Nếu năm nay có tiếp tục, thì mình sẽ rút kinh nghiệm".

Ngoài ra, các bạn SV có nhiều ý tưởng kinh doanh khác vào dịp Tết như bán bánh kẹo, lì xì, bóng bay, lịch hay hoa quả, trang trí nhà cửa. Tết là dịp nghỉ dài để về thăm gia đình, nhưng cũng là cơ hội để các bạn trẻ thỏa sức thực hiện đam mê kinh doanh, kiếm tiền của bản thân mình. Dù không biết thành công hay thất bại, nhưng vẫn có dịp để trải nghiệm và thử sức mình.

Trần Hằng – Vũ Thúy

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/sinh-vien-len-ke-hoach-kiem-tien-trieu-dip-tet-687461.htm

Tạm dừng mở mới ngành Tài chính ngân hàng

Posted: 20 Jan 2013 08:09 PM PST

(GDTĐ)- Bộ GDĐT cho biết sẽ tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính – ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam hôm qua (20/1), ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho biết, hiện số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế. Với những trường chuẩn bị xây dựng đề án để nộp lên Bộ GDĐT xin phép mở những ngành này, sẽ đề nghị cân nhắc và nên đầu tư vào những ngành mới có hiệu quả hơn. Tất nhiên, với trường ở khu vực còn khó khăn, đặc biệt là ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ hoặc miền vùng miền Trung, Bộ GDĐT sẽ xem xét cụ thể khi nhà trường có hồ sơ đề nghị mở ngành.

Theo ông Bùi Anh Tuấn, việc cảnh báo này không những giúp ích cho các thí sinh mà còn giúp cho các trường tránh được lãng phí. Tất nhiên, việc này sẽ được tính toán trở lại trong một thời điểm thích hợp.

Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo một nghiên cứu, năm nay, khoảng 32 nghìn sinh viên chuyên ngành này ra trường nhưng sẽ có khoảng 1/3 trong số này thất nghiệp hoặc phải làm trái nghề.

Trên thực tế, số sinh viên đăng ký vào ngành này cũng đã không còn đông như trước. Nhiều trường, lượng sinh viên đăng ký ngành này giảm 20-30%.

Con số đáng chú ý được Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng công bố, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13000 người.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Tam-dung-mo-moi-nganh-Tai-chinh-ngan-hang-1966429/

Comments