Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kinh tế suy thoái, nên học ngành nào?

Posted: 13 Jan 2013 05:18 AM PST

Kinh tế suy thoái, nên học ngành nào?

Sáng 12/1, hơn 800 học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Môn, TP.HCM tham dự buổi tư vấn mùa thi đầu tiên năm 2013 . Tại đây, học sinh được tư vấn định hướng lựa chọn ngành học đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với bản thân.

Học sinh chăm chú thực hiện bảng trắc nghiệm nghề nghiệp xem ngành nào phù hợp với bản thân. Ảnh: Đào Ngọc Thạch .

Mở đầu chương trình, Minh Nguyên (học sinh lớp 12A2) hỏi: "Em dự định thi vào khối ngành kinh tế nhưng thấy nền kinh tế đang rất trì trệ, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Em có nên tiếp tục thi vào ngành này không?".

Thạc sĩ Trần Duy Can, chuyên viên tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ: "Có thể nói tình hình kinh tế – tài chính chung trên thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng, kinh tế trong nước cũng lạm phát cao nên việc làm cho khối ngành kinh tế – quản trị kinh doanh – tài chính ngân hàng có phần khó khăn. Thêm vào đó, thời gian qua có quá nhiều trường mở nhóm ngành này, hàng loạt sinh viên tốt nghiệp nên đã xảy ra tình trạng bão hòa việc làm từ năm 2012 và sẽ kéo dài sang 2013. Tuy nhiên, nếu yêu thích em vẫn có thể dự thi. Nếu sinh viên chứng minh được năng lực và phẩm chất nhà tuyển dụng đang cần thì vẫn có cơ hội việc làm".

Thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế – Luật, thông tin thêm: "Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ phát triển mạnh rồi suy thoái và tạo đà cho sự phát triển mới. Nhu cầu lao động đặt ra hiện nay là nguồn lao động chất lượng cao với kiến thức sâu rộng, kỹ năng thông thạo… Sự bão hòa hiện nay chỉ với nguồn nhân lực chưa cao nên đòi hỏi nguồn chất lượng cao hơn trong thời gian tới".

Tương tự, học sinh (HS) Nguyễn Văn Thái (lớp 12T2), phân vân: "Đất nước đang giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, em có nên thi vào ngành nông nghiệp không? Nếu muốn học ngành nấu ăn em có thể thi vào đâu?".

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khẳng định: "Nhu cầu nhân lực trong ngành nông nghiệp tương lai đang rất lớn, quan trọng nhất là em phải chọn được ngành học phù hợp với năng lực và sở thích. Dù trước mắt có bão hòa thì 5 – 10 năm sau có thể sẽ phục hưng trở lại".

Thạc sĩ Nguyễn Văn Long Giang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nói thêm: "Nếu yêu thích nấu ăn, em có thể chọn học ngành kinh tế gia đình của trường. Ngành này đào tạo các môn học về ẩm thực, quản trị nhà hàng, khách sạn…".

Chia sẻ cơ hội việc làm ngành giáo dục mầm non, thạc sĩ Lê Anh Duy, Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Sài Gòn, tiết lộ: "Năm 2013, TP.HCM đã đặt hàng trường đào tạo 500 chỉ tiêu giáo viên mầm non nhưng trường chỉ đáp ứng được 300 chỉ tiêu. Như vậy sinh viên ngành này tốt nghiệp sẽ có việc làm tốt ngay tại TP.HCM".

Liên quan đến nhóm ngành sư phạm, thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ thêm: "Với các ngành ngoại ngữ, nếu không học hệ đào tạo sư phạm thí sinh vẫn có thể chọn học ngoài sư phạm để đi dạy. Bên cạnh bằng cử nhân, sinh viên có thể học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Nếu học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của Bộ thì có thể đi dạy THPT, chứng chỉ TESOL có thể dạy tại các trung tâm ngoại ngữ. Đặc biệt, trường có đào tạo loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học, đây là ngành học có nhu cầu việc làm rất cao".

Học lực khá vẫn có thể thi vào y dược

Giải đáp băn khoăn của HS về lực học khá có thể thi vào ngành y dược không, Phó giáo sư – tiến sĩ Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nói: "Điểm chuẩn các năm trước vào trường có nhiều mức, cao nhất là y đa khoa và dược sĩ.

Theo thống kê, điểm chuẩn cho thí sinh khu vực 3 tại TP.HCM từ 25 – 26 điểm. Nếu không thể đạt được mức điểm đó, thí sinh vẫn có thể chọn ngành này tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Khoa Y ĐH Quốc gia TP.HCM với mức điểm thấp hơn từ 2 đến 3 điểm.

Cũng tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM, ngoài y và dược còn có những ngành dành cho thí sinh khá là bác sĩ y học dự phòng và bác sĩ y dược cổ truyền với điểm chuẩn các năm khoảng 21.

Thấp hơn nữa có thể thi vào các ngành cử nhân điều dưỡng, xét nghiệm, hộ sinh… với điểm chuẩn dao động khoảng 20. Đặc biệt, năm 2013 là năm đầu tiên trường tuyển sinh thêm ngành CĐ dược (100 chỉ tiêu), xét tuyển từ thí sinh dự thi ĐH khối B của tất cả các trường trong cả nước.

Sau 3 năm, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng dược sĩ CĐ. Ngoài ra, thí sinh vẫn có thể chọn học một số trường có đào tạo y dược ngoài công lập điểm thấp hơn nhưng học phí cao, như ĐH Lạc Hồng, ĐH Võ Trường Toản… Cuối cùng, các em có thể chọn học ngành này từ bậc TC, CĐ rồi liên thông lên ĐH".

Về điểm mới của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin: "Nếu năm 2012 trường có 2 ngành điều khiển tàu biển, vận tải khai thác máy tàu thủy không tuyển sinh nữ thì năm 2013 Hội đồng tuyển sinh trường đã họp và quyết định tuyển cả nữ sinh vào 2 ngành này".

Không nhan sắc, có năng lực vẫn thực hiện được ước mơ

Nhiều câu hỏi bất ngờ và thú vị được nêu ra. Một HS hỏi: "Em xem ti vi thấy hình ảnh các cô thư ký rất đẹp, em cần phải có khả năng gì để theo đuổi ngành này?".

Thạc sĩ Phan Lê Tường Bích, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Bách Việt, cho biết: "Thư ký văn phòng là ngành học tuyển sinh khối C và D. Tuy nhiên không chỉ nữ sinh, thực tế nhiều doanh nghiệp hiện nay rất có nhu cầu tuyển dụng thư ký nam với thu nhập rất cao. Để làm tốt việc này, ngoài chuyên môn sinh viên cần phải có kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm".

Một HS giấu tên đặt câu hỏi: "Chiều cao em không có, nhan sắc cũng không nhưng em có ước mơ trở thành lễ tân khách sạn, em phải làm sao?". Thạc sĩ Bích tư vấn: "Em hoàn toàn có thể thực hiện được mơ ước của mình. Bởi lẽ, ngoài ngoại hình, một số khách sạn vẫn ưu tiên chọn lựa tiêu chí năng lực. Nếu có năng lực và kỹ năng nổi trội, em vẫn có thể tự tin khi xin việc dù không có ngoại hình".

Trắc nghiệm lựa chọn ngành nghề

Điểm mới trong chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 của Báo Thanh Niên là ở đầu mỗi chương trình, HS sẽ được tham gia bản trắc nghiệm định hướng chọn lựa nghề nghiệp với sự hướng dẫn của Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM và tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

Trong buổi sáng ngày 12.1, hướng dẫn HS Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu làm tốt phần này, tiến sĩ Trần Đình Lý khuyên: "Thí sinh phải biết lượng sức mình để chọn được ngành học phù hợp với bản thân. Thí sinh nên phân biệt nghề, ngành, trường học. Nghề là công việc sẽ làm suốt đời, chọn ngành học nào để theo đuổi nghề đó, và cuối cùng là chọn trường nào để học tốt ngành đó. Các em nên chọn ngành học theo sở thích, hợp với khả năng của bản thân và gia đình, đồng thời phải theo xu hướng thị trường lao động trong thời điểm tốt nghiệp để có việc làm khi ra trường".

Theo Hà Ánh
Thanh Niên

Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/609446/Kinh-te-suy-thoai-nen-hoc-nganh-nao-tpol.html

Lại bàn về “quốc nạn” học thêm

Posted: 13 Jan 2013 05:18 AM PST

Cậu con 8 tuổi của tôi mới học lớp 2, từ năm ngoái đã phải "ngày hai buổi đến trường" với 4 lần đưa đón, về nhà còn phải học đến gần mười giờ đêm mới hết bài học thêm, bài trên lớp. Cháu đã mất hẳn tuổi thơ, dịp nghỉ tết tôi phải chở cháu ra ngoại ô để chỉ cho cháu biết con trâu, con cò và nghe tiếng chim hót… và thật buồn khi cháu gọi mẹ con đàn gà là chim.

Khối học sinh cấp III còn bận hơn: Học chính khoá buổi sáng, học thêm chiều, tối (có nơi còn học khuya: 21h45- 23h): Một số trường có phương pháp chấm dứt học thêm bằng cách cho học… chính khoá, các cháu phải đến trường hai buổi theo thời khoá biểu và đồng phục. Các trường khác tuy có thể học một buổi nhưng về nhà bỏ cặp sách xuống là ăn vội vàng có khi không kịp nghỉ trưa, tức tốc đạp xe đến lớp học thêm, vào ca đầu giờ chiều, tiếp đến lớp cuối giờ chiều về nghỉ, lùa vội xong lụn cơm lại vội vã đến lớp học thêm ca đầu tối (18h – 19h30), đó mới chỉ là hời gian cho các môn chính, cận chính, các môn ngoại khoá như vẽ, nhạc và tin học thì có lẽ phải để đến chủ nhật hoặc hè.


Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Ngày nay gần như có một "lệ" là phải học thêm môn của các cô đứng lớp. Muốn học ở các cô khác giỏi hơn (có lẽ giỏi là do công tác quảng cáo tiếp thị tốt hơn), thì nên nộp tiền học thêm đầy đủ cho các thầy, cô bộ môn, giả như vẫn đi học nhưng thường vắng mặt để học ở chỗ khác. Lấy lý do: Ôn lại chương trình cấp III để thi tại chức, tôi đến lớp học do một thầy có tiếng nổi hơn cồn: Thầy thuê hội trường của một cơ quan vì học sinh đến gần trăm, phải dùng micro như ngôi sao ca nhạc, phòng ngột ngạt, đông người, mấy em ngồi dưới lấy thước chọc lưng bạn gái trêu đùa hoặc viết thư ném cho nhau tá lả. Thấy tôi đứng tần ngần, có một cô sồn sồn phấn son loè loẹt ra giới thiệu là vợ thầy. Tôi nói muốn xin học chương trình toán lớp 10, cô nói: Nếu vậy thì phải vào lớp khuya tầm 21h45 – 23h00 vì thầy chủ yếu dạy lớp 11, 12, lớp 10 chỉ duy nhất có 1 lớp vào khuya vậy thôi, còn lý, hoá thì gần nhà cũng có lớp 10 nhưng cũng phải vào tầm khuya đó!!.

 

 

Tôi sang phố khác, có hai lớp toán do thầy sử và kỹ thuật điện dạy, hai thầy này tôi biết khi còn là sinh viên, tuy vậy cung cách dạy của các thầy cũng rất chững chạc, uy nghi. Sau này tôi biết: Chỉ cần ra ngoài đường mua mấy quyển sách bài tập có cách giải sẵn, về đọc sau đó là nhờ vào các công tác quảng cáo trợ giúp. Học sinh ngày nay do sự quá tải trong học thêm nên hầu như chẳng có em nào đào sâu suy nghĩ nên làm thầy dạy thêm bất cứ môn nào, thật dễ dàng như chúng ta đi mua một chiếc xe máy.

Tôi ghé mắt vào lớp – nhận ra người quen, thầy ra ám hiệu đợi thầy một chút, đọc xong 3 đề bài, thầy ra chỗ tôi hàn huyên, thỉnh thoàng liếc mắt xem giờ, khoảng gần 10 phút thầy vào và hỏi lớn – Các em làm xong chưa?: Cả lớp im lặng – Giở phần giải sẵn trong sách ra thầy nói tiếp: Thế này nhé các em… và cả lớp cắm cúi chép lia lịa và không ít trong số đó chép đề bài thiếu hoặc sai nhưng vẫn có lời giải đúng. Bài khác, lớp khác, thầy khác tình hình học thêm cũng tương tự như vậy: Cắm cúi nghe, cặm cụi ghi và chép – Dòng kiến thức đổ ào ạt vào tai nọ thì tồ tồ chảy qua tai kia và ngược lại, có cái gì hiếm hoi lọt vào trong tâm não thì cũng nhạt nhoà, lẫn lộn: Nó cũng giống như các cụ hưu trí ngồi xem phim trên ti vi, hết phim bộ Hàn Quốc lại chuyển sang nghĩa hiệp của Trung Quốc và sau đó là các phim tình cảm Việt, các nhân vật, sự kiện về sau lẫn lộn lung tung, tình hình học thêm ngày nay cũng tạo ra một lớp thế hệ kiến thức, tri thức trẻ như vậy.

Các thầy, cô dạy thêm cũng có nỗi niềm khổ sở vất vả không kém: Bị cuốn vào dòng xoáy thời gian dạy thêm, hệt như các sao ca nhạc, chạy chow hết lớp này, trung tâm nọ. Chương trình trong ngày của thầy cô là một phần cứng khó thay đổi, có sự kiện gì đặc biệt xảy ra nếu cần phải giải quyết trong 15-20 phút thì sau đó là cả sự loay hoay, thu xếp rất vất vả, nhiều thầy cô còn dạy đồng thời 2 đến ba lớp gần nhau: Ra bài tập xong cho lớp này, lên xe máy vù đến lớp khác (thu xếp cho gần đó) giảng, sau đó lại ra bài tập và quay lại lớp kia và tiếp tục ghi ghi, chép chép tuy có xoay vòng đèn cù nhưng sự sáng tạo này mang lại thu nhập cũng là… quá được.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Lai-ban-ve-quoc-nan-hoc-them/267786.gd

Quý hồ tinh, bất quý hồ đa

Posted: 13 Jan 2013 05:16 AM PST

(GDTĐ) – Bộ GD-ĐT vừa quyết định dừng tuyển sinh 161 chuyên ngành thạc sĩ của 41 cơ sở đào tạo từ năm 2013 do “không đáp ứng yêu cầu như quy định về điều kiện được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ”.  Trao đổi với báo giới, ông Bùi Anh Tuấn- Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, những chương trình bị đình chỉ tuyển sinh mới chỉ xét trên phương diện điều kiện đội ngũ giảng viên, các yêu cầu về cơ sở vật chất, về diện tích sàn sẽ tiếp tục được kiểm tra trong thời gian tới với các chương trình đào tạo sau ĐH. 

Nói như vậy cũng có nghĩa rằng trong thời gian tới, các chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ tiếp tục bị đóng cửa với số lượng không hề nhỏ. Điều đáng buồn là trong 41 cơ sở đào tạo vi phạm, rất nhiều trường thuộc khối các trường ĐH, học viện xếp vào hàng “đầu não” trong hệ thống GD-ĐT của nước nhà như Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xã hội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Huế, ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Dược Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TP Hồ Chí Minh…

Ảnh minh họa (gdtd.vn)
Ảnh minh họa (gdtd.vn)

Những năm gần đây, người ta thường truyền tụng nhau câu cửa miệng rằng “dễ như đi học thạc sĩ”. Quả là đi học thạc sĩ dễ thật, dễ từ thi đầu vào đến thi đầu ra. Cửa ải “gai” nhất với các thạc sĩ tương lai là môn ngoại ngữ, tuy nhiên, công tác thi cử ở không ít các cơ sở đào tạo lại “hết sức hài hòa” với tinh thần “đừng để thí sinh cao học bị trượt”. Thí sinh dự thi cao học mà bị trượt thì “nồi cơm” của các cơ sở đào tạo mà cụ thể là của các thầy bị vơi đi. Trong bối cảnh đâu đâu cũng “khát” học viên, cơ sở đào tạo càng “nới” đầu vào, càng thu hút được đông học viên và như vậy họ càng có lợi.

Không chỉ ở khâu tuyển sinh, công tác đào tạo cao học ở không ít các trường ĐH, học viện cũng là chuyện phải bàn. Chương trình đào tạo thạc sĩ nghe có vẻ quy mô (từ 30-55 tín chỉ tùy thuộc từng chuyên ngành) nhưng lại nặng về “học” hơn là “hành”. Đã thế, chương trình thạc sĩ của không ít các trường ĐH, học viện được đào tạo theo hệ hàm thụ nên không tránh khỏi “lối mòn” bớt xén giờ học. Thực tế cho thấy, không ít thạc sĩ không có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, nếu không muốn nói là kém về trình độ chuyên môn so với cả… cử nhân. Rất đơn giản, nếu một người tốt nghiệp ĐH ngành này lại bảo vệ thạc sĩ ở ngành khác thì trong khoảng thời gian 2 năm chưa chắc đã lĩnh hội được hết những kiến thức cơ bản của chuyên ngành mới, nói gì đến chuyện nâng cao. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn tối đa 3 học viên thạc sĩ trong cùng thời gian, kể cả học viên của cơ sở đào tạo khác, Tuy nhiên, trên thực tế, các giảng viên có trình độ tiến sĩ đa phần đều hướng dẫn “vượt chỉ tiêu”.

Chất lượng luận văn thạc sĩ cũng là chuyện cần bàn. Chưa nói đến chuyện công nghệ “xào nấu” vốn đang khá thịnh hành hiện nay, một giảng viên tiến sĩ đồng thời hướng dẫn cả chục học viên cao học thì khó có thể nói đến chất lượng của các đề tài luận văn tốt nghiệp.

Thực tế ở nước ta trong thời gian qua, những trường hợp theo học thạc sĩ như đã nói ở trên chiếm một con số không hề nhỏ. Với một chương trình đào tạo mang tính nền tảng cho đào tạo tiến sĩ như vậy là khó có thể chấp nhận được.

Những năm gần đây, xu hướng đổ xô đi học cao học ngày một mạnh lên. Học cao học để tìm kiếm vận may thăng quan, tiến chức, thậm chí có khi chỉ để…xin việc làm!? Nhu cầu đi học cao học càng cao thì quy mô đào tạo sau ĐH của các trường ĐH, các học viện càng lớn mạnh. Chỉ tính riêng năm 2011, chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ của ĐH Quốc gia Hà Nội đã lên đến 4000 học viên, trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chỉ ở mức khoảng 5500 sinh viên.

Trong bối cảnh nhiều cơ sở đào tạo thiếu giảng viên hướng dẫn trầm trọng, cơ sở vật chất và thiết bị dành cho giảng dạy nghèo nàn, chất lượng đào tạo ở bậc học này đang có chiều hướng đi xuống là điều dễ hiểu. Không thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài. Quyết định đình chỉ 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ của Bộ GD-ĐT vừa ban hành đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận xã hội. Quý hồ tinh, bất quý hồ đa, thà ít mà tốt còn hơn đào tạo tràn lan để cuối cùng…không biết làm gì!

        Thụy Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201301/Quy-ho-tinh-bat-quy-ho-da-1966254/

‘Nền giáo dục không thể hưng vượng vì vẫn thiếu bộ SGK chuẩn’

Posted: 13 Jan 2013 01:08 AM PST

LTS: Thời gian gần đây các nhà giáo dục tiếp tục luận bàn về việc đổi mới sách giáo khoa (SGK), mà vấn đề nằm ở cả hai vế đó là kiến thức trong những cuốn sách và sự lãng phí tiền khủng khiếp. Trước thực trạng này, một trong những nhà khoa học – nhà giáo luôn tâm huyết với sự nghiệp đào tạo là GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn – ĐH Quốc Gia Hà Nội cho hay, chỉ cần 100 tỷ đồng là đủ để hoàn thành toàn bộ chương trình sách chuẩn từ tiểu học cho tới hết đại học.

Bài 1: Dân tộc không thể có nền giáo dục hưng vượng nếu thiếu bộ SGK chuẩn

- Thưa GS, nhiều người nói, nền giáo dục của chúng ta đang "rối như canh hẹ", mà một trong những vấn đề nan giải nhất chính là chương trình giáo dục và SGK. Quan điểm của GS về vấn đề này thế nào?

 

GS Nguyễn Xuân Hãn: Chương trình – sách, giáo viên, và trường lớp là ba yếu tố cơ bản hợp thành nền móng của giáo dục, được mọi quốc gia, mọi thể chế và mọi thời đại coi trọng. Song ở nước ta cả ba yếu tố kể trên  đề có vấn đề nghiêm trọng.

Chương trình giáo dục là cốt lõi của nền học vấn, nhưng chúng ta chưa có chương trình giáo dục chính thức từ phổ thông đến đại học. SGK là tài liệu mang tính pháp lý trong dạy và học, học sinh ở bậc phổ thông thì bội thực về sách, còn bậc đại học đói sách học chay triền miên, nghịch lý này ngày càng trâm trọng kể từ khi đổi mới giáo dục đến nay, những người có trách nhiệm vẫn không nghe. Xin cung cấp một số thông tin:

Tại một cuộc họp ở ĐHSP Hà Nội vào năm 1998, NGND.GS Nguyễn Lân – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, đã trao cho bác Phạm Văn Đồng một bộ sách của đứa cháu vừa mới học lớp 2, có 7 quyển sách toán và 7 quyển Văn – tiếng Việt và nhấn mạnh "Hiện giờ, người ta đang cho trẻ em học một cách nhồi sọ. Chuyện bắt học sinh mua nhiều sách cũng tạo cho dư luận xã hội một suy nghĩ: đó chẳng qua là cách làm tiền. Đó là chưa kể cứ một quyển bài tập thì có một quyển giải bài tập nên học sinh cứ giở sách ra mà chép, như thế thì càng vô lý hơn".


 


GS. Nguyễn Xuân Hãn: Mọi cuộc cải cách giáo dục rồi cũng quay về chương trình và sách giáo khoa.

 

 

Theo số liệu điều tra năm 1998, HS lớp 2 mới có 20 quyển, hiện nay số lượng sách không giảm mà còn tăng lên, có 105 quyển, trong đó 20 quyển bắt buộc và 85 quyển sách tham khảo. Nếu chồng hơn 100 cuốn sách này lên thì chiều cao của chồng sách còn cao hơn cả một học sinh lớp 2.

 

Chưa kể một số lượng lớn sách bắt buộc mua, ta có 3.120 sách tham khảo cho tất cả học sinh phổ thông. Cụ thể, lớp 1 có 59 cuốn, lớp 2 có 85 cuốn; lớp 3 có 109 cuốn; lớp 4 có 147 cuốn; lớp 5 có 180 cuốn; lớp 6 có 202 cuốn; lớp 7 có 199 cuốn; lớp 8 có 288 cuốn; lớp 9 có 357 cuốn; lớp 10 có 394 cuốn; lớp 11 có 442 cuốn; lớp 12  có 148 cuốn… và như vậy mỗi năm nhân dân phải bỏ ra cả trăm tỷ đồng vì cái sự luẩn quẩn này.

So với mặt bằng chung của các nước trên thế giới ở bậc học phổ thông ta phải giảm tải – bỏ bớt khối kiến thức không thuộc bậc học phổ thông  khoảng 30%-50% trong các  SGK ở tất cả các cấp, và viết lại SGK theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với Việt Nam, đồng thời sử dụng cách trình bày phổ thông thay cho các ngôn ngữ trìu tượng khó học khó nhớ hiện nay.

 

 

 

- Có nghĩa là chúng ta chỉ đổi mới cái "ngọn" của giáo dục đại học, thưa Giáo sư?

GS Nguyễn Xuân Hãn: Đầy đủ sách (bao gồm sách giáo khoa, sách tra cứu, giáo trình tài liệu) và chương trình đào tạo ổn định được coi là nền tảng cơ bản cho giáo dục đại học, niên chế, chứng chỉ hay tín chỉ, đều chỉ coi là hình thức tổ chức. Vậy gốc (hay nền tảng) của giáo dục đại học là “ảo”, mà khi gốc là ảo thì càng đổi mới càng mất ổn định.

Ðào tạo theo tín chỉ đang được coi là bước đột phá trong đổi mới tư duy trong giáo dục đại học. Vậy giữa các chế độ học theo niên chế, chứng chỉ và tín chỉ đâu là cái chung và đâu là cái riêng, thực chất vấn đề này nằm ở đâu, thiết nghĩ cũng cần phải trao đổi để việc giáo dục đại học nước ta đi vào nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả.

- Lỗi này là của ai,
ai sẽ chịu trách nhiệm đứng ra gánh vác và điều chỉnh, thưa GS?

GS Nguyễn Xuân Hãn: Đây là lỗi hệ thống. 4 năm trước, tức là vào năm 2008, nhóm nghiên cứu của ĐH Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát và đánh giá thực trạng nền giáo dục nước ta theo đơn đặt hàng của Chính phủ. Nhóm giáo sư này nhận định rằng "giáo dục – đào tạo Việt Nam đang khủng hoảng", "sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội".


Đến bao giờ mới có chương trình – sách giáo khoa chuẩn?

Mọi cuộc đổi mới hay cải cách giáo dục ở nước ta, cuối cùng cũng dẫn đến thay đổi CT và viết lại SGK, ấy vậy mà tính từ năm 1980 đến nay chúng ta chưa hề có chương trình chuẩn SGK, đất nước còn nghèo nhưng mỗi năm người dân lại phải tiêu tốn hàng ngàn mua sách, còn Nhà nước phải bỏ ra hàng vạn tỷ đồng cho việc thiết kế lại chương trình và  thay mới SGK, lãng phí một cách khủng khiếp, trong khi chất lượng đào tạo thì rất thấp. Với chương trình học nặng như những năm qua thì đã đẻ ra tình trạng học thêm-dạy thêm. Việc chống dạy thêm và học thêm đã được đề cập trong nhiều Nghị quyết của Đảng , nhiều biện pháp hành chính được áp dụng nhưng kém tác dụng, song nguyên nhân chủ yếu của nó nằm ở CT-SGK- quá tải, do cách tổ chức chẳng giống Ai? So với các nước chương trình giáo dục của ta năng từ 1 đến 3 năm, việc học ở bậc phổ thông làm các em mất tuổi thơ.

- Vậy Giáo sư khẳng định chắc chắn rằng, SGK phổ thông hiện nay không thể dùng được?

GS Nguyễn Xuân Hãn:Chắc chắn là như vậy rồi, kiến thức thì nặng, thừa thãi, trong khi đó sách được viết ra không theo một tư tưởng nào cả. Một chương trình người ta chia làm ba cấp (1, 2, 3) rồi chia cho 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia nhỏ cho nhiều tác giả viết. Ai viết kiểu gì thì viết, không theo một tư tưởng thống nhất. Nếu không nhanh chóng ra được bộ SGK chuẩn thì còn làm hỏng nhiều thế hệ học sinh. Có một điều tôi chắc chắn, đó là một dân tộc mà không có lấy một bộ SGK chuẩn thì không thể có một nền trí thức hưng vượng được, cái gốc không chuẩn thì làm sao mà phát triển ở tầm cao được.

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nen-giao-duc-khong-the-hung-vuong-vi-van-thieu-bo-SGK-chuan/267676.gd

Triển khai dạy môn kinh doanh: Đụng đâu, thiếu đó

Posted: 12 Jan 2013 05:30 PM PST

Lồng ghép hay lập môn riêng?

Theo Vụ Giáo dục Trung học, việc dạy kinh doanh sẽ được dạy từ cấp trung học cơ sở theo hình thức lồng ghép với một số môn như môn công nghệ, giáo dục công dân, hoạt động giáo dục hướng nghiệp… Ở bậc trung học phổ thông, sẽ hình thành chủ đề tự chọn có tên Nghề kinh doanh với 105 tiết, bắt đầu dạy từ lớp 11.

Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh ý tưởng này.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, Đại học Sư phạm Hà Nội, không nên coi giáo dục kinh doanh là môn độc lập vì chương trình giáo dục phổ thông hiện đã quá tải. "Nên tích hợp với các môn hiện có," ông Khôi nói.

Đây cũng là ý kiến của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kim Long, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo ông Long, nội dung cần dạy cho học sinh là rất nhiều, không thể ôm đồm, gây áp lực cho học sinh. Chỉ cần dạy các em những kiến thức cơ bản về vấn đề này như việc quy trình, các vấn đề về đầu tư, lãi suất, hiệu quả kinh doanh… Do đó, có thể tích hợp với các môn học vốn sẵn có trong nhà trường.


Giờ học của học sinh trường Trung học phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.

Trong khi đó, phó giáo sư, tiến sĩ Đào Thái Lai, thành viên ban soạn thảo đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 lại ủng hộ chủ trương của Vụ Giáo dục Trung học.

Theo ông Lai, lên bậc trung học phổ thông, xu hướng ngành nghề rất đa dạng. Vì thế, bên cạnh các môn bắt buộc như văn, toán, ngoại ngữ, nên có nhiều môn tự chọn cho học sinh, trong đó có môn kinh doanh. "Chúng tôi cũng kiến nghị bộ xem xét đưa nội dung này vào chương tình giáo dục phổ thông sau năm 2015," ông Lai cho biết.

Ai sẽ dạy?

Phương pháp dạy chưa rõ ràng, vấn đề giáo viên càng nan giải hơn. "Ai sẽ là người dạy kinh doanh cho học sinh? Giáo viên hay doanh nhân? Nếu là giáo viên thì kiêm nhiệm hay đào tạo riêng?" ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chuyên nghiệp đặt câu hỏi.

Theo chia sẻ của ông Vinh, hệ trung học chuyên nghiệp đã triển khai nội dung này được hai năm nhưng giáo viên vẫn là vấn đề đau đầu nhất.

Thừa nhận vai trò đặc biệt của giáo viên, ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, Vụ sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên hiện có từ các trường.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng không thể có biên chế giáo viên chỉ dạy vài chục tiết, vì thế phải tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy kiêm nhiệm. Hơn nữa, ngay cả với các môn đã đưa vào trường phổ thông như công nghệ hay hoạt động hướng nghiệp đến nay vẫn chưa có cơ sở sư phạm nào đào tạo riêng biệt.

Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng giảng dạy, ông Kiên Sorit, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, một trong những trường đã thực hiện thí điểm việc đưa nội dung kinh doanh vào giảng dạy, cho rằng để giáo viên kiêm nhiệm là rất khó.

Theo ông Sorit, bản thân giáo viên phải yêu thích kinh doanh, có trải nghiệm thực tế thì việc dạy mới hiệu quả. "Thiếu kinh nghiệm thực tế nên khi dạy, giáo viên đôi khi thiếu tự tin và khó thuyết phục được học sinh. Nội dung giảng dạy vì thế cũng khô cứng, lý thuyết, thiếu sinh động," ông Kiên Sorit nói.

Cũng theo vị hiệu trưởng này, một vấn đề khó khăn khác của kiêm nhiệm là chế độ. Mỗi giáo viên đều đã có một môn dạy riêng, khi đi học, kiêm thêm nội dung kinh doanh nhưng chế độ không thay đổi (vì vẫn hưởng lương theo biên chế) nên nhiều khi giáo viên không nhiệt tình.

Nhìn vấn đề một cách tổng thể hơn, ông Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cốt lõi của tất cả những bất đồng quan điểm trên là do vẫn chưa có một chuẩn đầu ra cho học sinh khi dạy môn học này. Mặc dù nội dung kinh doanh đã được thí điểm trên một số trường từ năm 2006 nhưng để triển khai rộng trên toàn quốc lại là vấn đề hoàn toàn khác. “Phải có chuẩn đầu ra, trên cơ sở đó mới xác định dạy cái gì, nội dung ra sao, phương pháp thế nào, giáo viên cần tiêu chuẩn gì. Nhưng tiếc là điều này lại chưa được đặt ra," ông Vinh nói.

Theo Vietnam+

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/trien-khai-day-mon-kinh-doanh-dung-dau-thieu-do-683967.htm

Không đi học thêm, vẫn đạt điểm trung bình 9,6

Posted: 12 Jan 2013 05:30 PM PST

Quang "giỏi dần đều"

Đọc bảng thành tích của 50 học sinh "3 tích cực" tại TPHCM vừa được tuyên dương, ai cũng ấn tượng với kết quả học tập "đỉnh" của cậu học trò Huỳnh Minh Quang, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Lê Hồng Phong, TPHCM. Điểm trung bình học tập 2 năm liền của Quang (lớp 10 và 11) là 9,6. Năm lớp 11, Quang giành giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố, giải Nhì quốc gia môn Hóa dành cho khối 12.

Liên tục 4 năm liền từ năm 2009 - 2012, Quang đạt giải High Distintion của cuộc thi Hóa học của Hoàng gia Úc tổ chức.


Theo Minh Quang, mẫu hình học sinh ngày nay không chỉ học giỏi, tu luyện đạo đức mà còn đòi hỏi sự năng động, sống có mục tiêu.

Quang chia sẻ, có thể nhờ sự "muộn mằn" đó mà cậu có được sự thích thú, mới lạ và điều hay trong việc tiếp nhận, tìm hiểu kiến thức. Chỉ trừ năm lớp 9, Quang có học thêm khi thi vào THPT, còn nữa khác với nhiều học sinh dân chuyên, Quang không tham gia các lớp học thêm mà cậu chú trọng đến việc tự học.

Thời gian Quang học không nhiều, với môn chuyên, cậu chỉ ngồi vào bàn khi thấy thoải mái. Quang không tập trung giải đề theo kiểu "làm vẹt" mà trước hết luôn đi sâu tìm hiểu bản chất của từng vấn đề cơ bản, lý thuyết.

Các môn học khác, hiểu rằng cần sự chịu khó nên Quang tiếp thu ngay khi nghe thầy giảng, về nhà chỉ xem lại bài để nắm kiến thức và bổ sung bằng việc đọc các loại sách, tài liệu. Khi học hay làm bất cứ việc gì, Quang đều tập trung cao độ.

Quang vừa trải qua kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa năm học 2012 - 2013. Năm trước, Quang đã đạt giải Nhì ở cuộc thi này nên năm nay rất nhiều người kỳ vọng ở cậu. Nếu nói không bị áp lực là không đúng và dù rất tự tin nhưng trong mọi tình huống, Quang luôn chuẩn bị cho mình tinh thần xem thất bại là điều phải chấp nhận và vượt qua trong cuộc sống.

"Chơi" để khám phá bản thân

Học "siêu khủng" như vậy nhưng "điểm xấu" của Quang là cực kỳ ham chơi. Quang có thể lang thang với bạn bè suốt ngày, lên "buôn chuyện" trên Facbook, nghiện xem phim và cả chơi… game. Nhiều lúc ham chơi, Quang lười học thấy rõ nhưng cậu biết điểm dừng, không bao giờ để bê trễ mà tự điều chỉnh lại ngay. Ngoài ra, Quang rất tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội từ cấp trường đến thành phố như chiến dịch tình nguyện Hoa Phương Đỏ, các ngày hội nhân ái…

Quang và một số bạn còn thành lập CLB về tiếng Anh hoạt động với mục đích giúp du khách nước ngoài hiểu đúng về con người Việt Nam qua việc tiếp cận, trò chuyện trực tiếp. Các bạn vừa xây dựng hình ảnh năng động, thân thiện về người trẻ Việt Nam mà còn có thể rèn luyện khả năng Ngoại ngữ.

Quang không thích mẫu hình học trò chỉ biết sách vở mà hướng đến sự năng động, trải nghiệm. "Hoạt động xã hội đúng và hữu ích sẽ giúp khám phá bản thân chứ không ảnh hưởng đến việc học như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy mà em biết mình không thỉ thích mày mò ở phòng thí nghiệm mà phát hiện mình có khả năng và đam mê với công việc quản lý, giao tiếp…", Minh Quang cho biết.


Điểm trung bình học tập 9,6; đạt học sinh giỏi quốc gia từ năm lớp 11 nhưng hồi nhỏ Minh Quang học ở mức bình thường.

Kế hoạch trước mắt, Qang sẽ thi vào Trường ĐH Công nghệ NanYang (NTU) và ĐH Quốc gia (NUS) của Singapore, cụ thể ở hai chuyên ngành có vẻ rất đối lập: kỹ sư Hóa học và Kinh doanh.

Quang không nhận được nhiều đồng tình với kế hoạch này vì hai lĩnh vực quá trái ngược nhau nhưng cậu muốn xây dựng hình ảnh một nhà nghiên cứu vẫn có thể tham gia nhiều hoạt động quản lý.

Minh Quang cười: "Đó cũng có thể là sự trải nghiệm trong quá trình tìm đến đam mê thật sự của mình vì có những người phải mất rất nhiều thời gian, công sức để tìm được khả năng, ước mơ. Triết lý của em là sống để theo đuổi những ước mơ mà".

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Khong-di-hoc-them-van-dat-diem-trung-binh-96/268018.gd

Sinh viên Mỹ ngày càng tự tin thái quá

Posted: 12 Jan 2013 05:29 PM PST

Một nghiên cứu mới đây cho thấy sinh viên đại học Mỹ bây giờ ngày càng nghĩ rằng họ thông minh hơn.

Phát hiện này được rút ra từ một cuộc khảo sát thường niên ở hàng ngàn sinh viên năm nhất đại học, tiến hành bởi Viện Nghiên cứu giáo dục đại học thuộc ĐH California-Los Angeles. Ngoài việc hỏi xem sinh viên nghĩ gì về khả năng của bản thân, nghiên cứu này còn đánh giá kiến thức nền của sinh viên trong các lĩnh vực kinh tế, tôn giáo và học thuật cùng với các dữ liệu nhân khẩu học khác.

BBC cho biết cuộc khảo sát đã yêu cầu sinh viên đánh giá các kĩ năng cơ bản của mình so với bạn bè. Kết quả cho thấy số sinh viên tự đánh giá mình là "xuất sắc" tăng lên.

Số sinh viên cho rằng mình xếp loại "trên trung bình" cũng tăng lên. 4/5 số người được hỏi cho rằng họ "trên trung bình".

Những phát hiện mới này cũng chứng minh rằng một nghiên cứu từ năm 2006 của ĐH Bang Florida là đúng. Nghiên cứu của ĐH Bang Florida trước đó cho rằng những sinh viên hiện đại ngày càng tham vọng hơn, có thể là vượt quá khả năng của họ, dẫn tới "tự tin thái quá".

Một báo cáo từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ năm 2011 cho biết, mặc dù sinh viên đại học ngày càng chú ý thái quá vào bản thân kể từ những năm 70, song khả năng thực của họ dường như vẫn vậy. Dữ liệu từ khảo sát "Sinh viên Mỹ năm nhất" của ĐH California-Los Angeles cho thấy tỷ lệ sinh viên nhận xét bản thân "trên trung bình" vẫn không tăng nhanh như từ năm 1966 tới năm 1985.

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/104487/sinh-vien-my-ngay-cang-tu-tin-thai-qua.html

Chỉ trò giàu mới học kinh tế, ngân hàng

Posted: 12 Jan 2013 02:56 PM PST

Việc thí điểm tự chủ học phí các ngành tài chính, kinh tế, ngân hàng đang được
liên Bộ GD ĐT và Bộ Tài chính thực hiện đang có ý kiến trái chiều: quy định này làm
giảm cơ hội học ngành ‘hot’ của học sinh thuộc gia đình có thu nhập trung bình
.




 

Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012. (Ảnh: Văn Chung)

Sinh viên sẽ không được "trợ giá"

Theo đề án đưa ra, sinh viên học những ngành nói trên sẽ phải chịu mức học phí cao
do không có hỗ trợ của Nhà nước.

Kế hoạch phân bổ ngân sách ngành giáo dục 2013 vừa được Bộ GD-ĐT thông qua được
chia cho các trường theo 3 nhóm: tự đảm bảo chi phí hoạt động, tự đảm bảo một phần và
do nhà nước chi toàn bộ.

Cụ thể, nhóm 1 gồm 7 trường ĐH thuộc khối kinh tế, tài chính phải tự đảm bảo các
chi phí hoạt động thường xuyên; Nhóm 2 gồm 37 trường trong đó các trường sư phạm được
ngân sách nhà nước đảm bảo từ 60 – 70% chi phí hoạt động thường xuyên; trường ĐH khối
văn hoá, thể thao được từ 50 – 70%.

Các trường ĐH khối nông – lâm – ngư từ 30 – 50% và khối công nghệ – kỹ thuật sẽ có
20 – 40% kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Còn lại, 7 trường thuộc khối hữu
nghị, trường vùng cao và dự bị dân tộc sẽ được 100% ngân sách hỗ trợ.

Thứ trưởng (Bộ GD-ĐT) Bùi Văn Ga cho biết, ngân sách phân bổ sẽ còn được tiếp tục
điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn nhằm tránh lãng phí.

Nhà nước sẽ đặt hàng bằng việc cấp kinh phí trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo và
có cơ chế sử dụng đầu ra cho những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hoá nhưng
đất nước cần gồm: sư phạm, kỹ thuật, nông lâm ngư, nghệ thuật…

Cùng với đó, khối ngành nhưng kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật,…sẽ giảm dần sự
hỗ trợ từ ngân sách, cho phép trường tự xác định mức thu học phí từ sinh viên.

Lý giải về sự phân bổ này, PGS.TS Nguyễn Trường Giang – Phó vụ trưởng Vụ hành
chính sự nghiệp – Bộ Tài Chính phân tích: "Nhóm ngành tài chính, ngân hàng số lượng
đào tạo đã dư thừa. Bộ GD ĐT đã chủ trương không mở thêm ngành này nhưng các trường
đào tạo cũ vẫn tuyển, xu hướng xã hội chưa định hướng được vẫn ào ạt đăng ký dự thi
vào. Chính vì vậy, ngoài quản lý số lượng cần "ép" tự giảm dần chỉ tiêu bằng cách
tăng học phí".

Tới đây, theo ông Giang, sinh viên theo học những khối ngành này sẽ "không được
trợ giá" nữa" mà phải đóng toàn bộ học phí. Ngân sách nhà nước sẽ dành hỗ trợ các
ngành nông lâm, y dược, kỹ thuật và sư phạm.

Ngành "hot" sẽ chỉ còn cho con nhà giàu?

Em Nguyễn Tiến Mạnh, HS lớp 11 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc) tâm sự:
"Em thích thi vào Học viện Ngân hàng, sau này có thể làm kinh tế giúp gia đình thoát
nghèo. Nếu học phí cao có lẽ em sẽ không theo học được nếu trúng tuyển".

Đồng quan điểm giáo viên Nguyễn Hoàng Sa, Trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội): "Dù ở
thành phố nhưng nhiều học sinh THPT cũng sẽ phải cân nhắc. Tăng học phí khối ngành
kinh tế, ngân hàng có thể dẫn tới việc xuất hiện những ngành chỉ dành nhiều cho học
sinh giàu và ngược lại, sẽ có ngành bị coi là của người nghèo".

Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội Phùng Xuân Nhạ nêu ý kiến: "Bộ cần tính toán để kiểm
soát được việc tự thu học phí của các trường không được hỗ trợ ngân sách. Vì điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi sinh viên theo học".

Giám đốc Học viện Tài chính Ngô Thế Chi cho biết trường đã xây dựng kế hoạch tự
chủ về tài chính trong đó có tính đến phương án tăng học phí. Tuy nhiên, việc tăng
như thế nào phải tính toán để đảm bảo vẫn thu hút được người học.

Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên Nguyễn Tấn Vui lo lắng: Nếu khối ngành tài chính,
ngân hàng quá nặng về học phí sẽ khó tuyển được dù các trường đã chủ động giảm chỉ
tiêu tuyển sinh.

Không chỉ lo lắng vì tổng chỉ tiêu tuyển sinh giảm 50% và phải giữ nguyên trong
2013, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM Ngô Hướng cũng cho rằng: "Lâu nay SV
chọn các trường công lập ngoài chất lượng còn có yếu tố học phí thấp. Nay tăng cao,
người học đặc biệt là học sinh vùng khó khăn sẽ phải cân nhắc. Còn gia đình có điều
kiện, học phí quá cao có thể họ sẽ chọn học ở nước ngoài với điều kiện tốt hơn".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/104805/chi-tro-giau-moi-hoc-kinh-te--ngan-hang.html

Giả thiết lịch sử mới: Hùng Vương thứ 18 là người cho xây thành Cổ Loa

Posted: 12 Jan 2013 02:55 PM PST

Theo bản dịch của GS. Thọ, "Ngọc phả Hùng Vương" có ghi: Việc xây thành Cổ Loa và chuyện Rùa Vàng bày cho vua cách xây thành, cũng như hành động Rùa Vàng rút móng tặng vua làm lẫy nỏ đều xảy ra dưới thời Hùng Tuyền Vương, hay còn gọi là Hùng Vương thứ 18, (sử sách của ta thường chép là Hùng Duệ Vương).

 

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Gia-thiet-lich-su-moi-Hung-Vuong-thu-18-la-nguoi-cho-xay-thanh-Co-Loa/267783.gd

Luật giáo dục đại học còn nhiều dang dở

Posted: 12 Jan 2013 02:55 PM PST

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Bùi Văn Ga đã chia sẻ: Luật giáo dục ĐH lần này có việc xếp hạng các trường ĐH, nhằm giúp người học tham khảo trường phù hợp, đồng thời là cơ sở để đầu tư nâng cấp trường, cũng như giúp các nhà tuyển dụng lựa chọn nhân lực.

Tuy nhiên, ông Ga cũng cho biết, cách làm của chúng ta sẽ không giống với thông lệ quốc tế. Nếu  việc xếp hạng trường ĐH ở các nước là do các tổ chức xã hội độc lập công bố để cộng đồng tham khảo, không dính dáng đến cơ quan nhà nước đứng ra công nhận, thì tại Việt Nam việc xếp hạng trường ĐH phải do Thủ tướng công nhận, xếp hạng các trường CĐ thì thuộc quyền Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Nếu vậy thì hình như vẫn chẳng có đổi mới gì nhiều lắm, trái lại, dễ nảy sinh chuyện "chạy chọt" mạnh hơn, bệnh thành tích nặng thêm.


Còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Luật Giáo dục đại học.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Luat-giao-duc-dai-hoc-con-nhieu-dang-do/267785.gd

Comments