Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Quốc gia TPHCM chỉ tăng 90 chỉ tiêu năm 2013

Posted: 12 Jan 2013 05:44 AM PST

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, ĐH Quốc gia TPHCM vẫn áp dụng phương thức thi 3 chung (chung đợt, chung đề với toàn hệ thống đại học toàn quốc). Theo TS Nguyễn Quốc Chính, phó trưởng ban ĐH - sau ĐH Quốc gia TPHCM tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 khoảng 12.850 chỉ tiêu, tăng 90 chỉ tiêu ở hai ngành mới. Cụ thế là 40 chỉ tiêu cho ngành An ninh Thông tin (ĐH Công nghệ thông tin) và 50 chỉ tiêu cho ngành Kỹ thuật tài chính và quản trị rủi ro (ĐH Quốc tế).

Năm nay, ĐH Công nghệ thông tin cũng áp dụng thi khối A1 bên cạnh các trường ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc tế ở tất các các ngành/nhóm ngành tuyển sinh khối A. Còn ĐH Khoa học tự nhiên tuyển khối A1 ở các ngành Công nghệ thông tin, ngành Toán học, ngành Kỹ thuật Điện tử – truyền thông; ĐH Khoa học xã hội Nhân văn thì áp dụng với các ngành: Triết học, Địa lý, Xã hội học, Thư viện thông tin, Đô thị học.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa – phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cũng cho biết một số trường thành viên tiếp tục áp dụng nhân hệ số các môn thi đặc thù của ngành. Cụ thể, ĐH Công nghệ Thông tin nhân hệ số môn Toán khối A, A1; ĐH Kinh tế Luật nhân hệ số môn Toán khối A, A1 và D1; ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn nhân hệ số môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức) vào các ngành Ngữ văn Anh, Song ngữ Nga-Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Trung, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý; nhân hệ số môn Văn cho ngành Văn học, Ngôn ngữ, nhân hệ số môn Sử cho ngành Lịch sử và nhân hệ số môn Địa cho ngành Địa lý.

Trong xét tuyển, chủ trương của ĐH Quốc gia TPHCM là xét tuyển 1 lần (NV1), hạn chế xét tuyển nguyện vọng bổ sung đồng thời phát huy tối đa khả năng liên thông trong hệ thống các trường thành viên.

Nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2012, ĐH Quốc gia TPHCM cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT một số điều trong mùa tuyển sinh 2013. Trong đó, đề nghị xem xét bỏ yêu cầu bắt buộc tổ chức thi tại Cụm thi Vinh cho các trường tại TPHCM vì lượng thí sinh đăng ký ít chỉ chiếm 3% trong khi đó chi phí tổ chức thi lại quá cao.

Lê Phương

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-quoc-gia-tphcm-chi-tang-90-chi-tieu-nam-2013-684216.htm

Tiến sĩ 8X: Đừng là con mọt sách

Posted: 12 Jan 2013 05:43 AM PST

Nguyễn Chí Hiếu (sinh năm 1984, tiến sĩ kinh tế ĐH Stanford, Mỹ) là một bạn trẻ
không chỉ học giỏi (giải thưởng Sinh viên xuất sắc nhất nước Anh 2004, Top 100 sinh
viên xuất sắc nhất thế giới 2006) mà còn có cuộc sống khá thú vị
.

Đi

10 năm du học tại Anh và Mỹ, Hiếu luôn là “ẩn số” trong mắt bạn bè, thầy cô. Bởi
đoạt nhiều giải thưởng học thuật danh giá nhưng anh chàng ít khi lên giảng đường và
thường biến mất hẳn vào những kỳ nghỉ.

Hiếu trong chuyến đi tới Ai Cập năm 2010

“Bàn làm việc của tôi ở ĐH Stanford bụi phủ đầy, do cứ ở trường nghiên cứu được
ba tháng thì tôi lại lên đường”
, Hiếu bật mí.

Một mình. Tắt điện thoại, balô gói gọn 12kg vắt vẻo trên lưng với laptop, máy chụp
hình cùng vài ba bộ quần áo, hộ chiếu… Hiếu đi bất cứ lúc nào có thời gian.

Thay vì đăng ký tour và đi theo những lộ trình có sẵn, Hiếu đặt vé máy bay một
chiều, tự lăn xả vào các vùng đất lạ để thỏa sức trải nghiệm con người, văn hóa. Từ
chuyến du lịch bụi đầu tiên ở Hi Lạp vào tháng 2/2004, Hiếu đã du lịch như thế qua
gần 20 quốc gia.Những lần phải ngủ giữa sa mạc oi bức và không có điện, thiếu nước
tắm ba ngày liền, bụng đau quặn hay bị đau chân… không trở thành khó khăn mà là thử
thách thú vị với Hiếu.

“Thiếu thốn giúp tôi biết quý hơn những điều đơn giản mà ngày thường ít nhận
ra. Quan trọng nhất là tôi có cơ hội học được những điều ngoài sách vở, soi rọi lại
bản thân mình”
, Hiếu nói.

Học ít nhưng hiệu quả

Sau mỗi giờ lên lớp, Hiếu lại mướt mồ hôi trên sàn tập với môn nghệ thuật múa
đương đại. Hiếu say mê học piano vì thích bản nhạc của một bộ phim Hàn. Lúc hứng,
Hiếu xách máy đi chụp ảnh dạo…

“Tôi luôn muốn thỏa mãn những xúc cảm nội tâm. Huống hồ ai cũng chỉ có một cuộc
đời để sống”, Hiếu lý giải về cách sống ít nhiều “bản năng” của mình.

Hiếu tự nhận ít khi đến giảng đường. Theo Hiếu, việc chăm lên lớp là tốt nhưng bạn
thấy bản thân sẽ đạt kết quả cao hơn nếu được tự mày mò, phân tích bài học thay vì
lên lớp và tiếp thu thụ động.

“Tôi thường không phải là người thông minh nhất lớp, điểm kiểm tra IQ cũng chẳng
quá nổi trội. Tôi nhớ nhanh nhưng lại chẳng nhớ lâu. Mỗi ngày tôi chỉ tập trung học
được trong năm tiếng. Tôi học tốt vì tôi biết chính xác điểm mạnh, yếu của mình và từ
đó đề ra kế hoạch làm việc phù hợp nhất”, Hiếu nói. Bạn khẳng định việc hiểu rõ bản
thân là yếu tố rất quan trọng trong việc gầy dựng thành công.

Ngoài việc đi du lịch, xem phim, học múa đương đại… Hiếu vẫn còn thời gian rảnh
rỗi. “Đó là lúc tôi đi chia sẻ những trải nghiệm bản thân cho những ai cần nó”, anh
chàng nói về việc đi dạy ở ĐH Stanford. Không chỉ dạy về kiến thức học thuật, Hiếu
còn lồng ghép vào bài giảng những điều liên quan đến… nấu ăn, lịch sử, nghệ thuật
múa và những chuyến đi của mình.Và Hiếu được nhà trường trao tặng giải Giảng viên
xuất sắc trong cả sáu học kỳ!

“Cuối cùng tôi cũng tốt nghiệp đúng thời hạn!”, Hiếu cười vang, khiêm tốn nói
về việc bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ về “chính sách ngoại tệ của các nước đang
phát triển”
vào hè 2012.

Trở về

Từ chối nhiều lời mời làm việc ở nước ngoài, Hiếu vừa quyết định về VN sau đúng 10
năm tha hương.

“Nếu ở lại Mỹ làm việc hay tiếp tục nghiên cứu, tôi nghĩ mình sẽ mường tượng
được những thứ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian năm năm tới. Trong khi về VN thì
tương lai sẽ là một dấu hỏi lớn. Và tôi thấy dấu hỏi đó thú vị hơn”
, Hiếu giải
thích.

Học kinh tế nhưng chọn công việc làm giám đốc nhân sự một Học viện từ tháng
9/2012, Hiếu hài hước tóm tắt về cuộc sống hiện tại: “Ở trọ một mình, ngày ngày ăn
cơm bụi, được trả tiền cho việc trò chuyện, lắng nghe để hiểu nhiều hơn về con người,
cuộc đời”.

Giải thích về việc đứng lớp, Hiếu không giấu trăn trở: “Tôi nhận ra giới trẻ
Việt dần có khuynh hướng chuộng giá trị vật chất và ít dám sống vì đam mê thật của
bản thân, chai sạn với cuộc sống, hoài bão. Tôi mong những câu chuyện của mình ít
nhiều thay đổi được điều này”.

(Theo Công Nhật – Tuổi trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/105013/tien-si-8x--dung-la-con-mot-sach.html

Ngành nghề nào đang thu hút lao động?

Posted: 12 Jan 2013 04:27 AM PST

Nhóm ngành đang thiếu nhân lực

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, cho biết: "Không chỉ ở khu vực TP.HCM mà ở đâu cũng vậy, nhân lực thuộc các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ luôn luôn thiếu. Tại TP.HCM, trong năm 2013, nhóm ngành marketing – kinh doanh – bán hàng chiếm 27,08% nhu cầu nhân lực. Kế đó là nhóm ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ – phục vụ chiếm 19,92%, công nghệ thông tin – điện tử – viễn thông chiếm 7,79%…".


Doanh nghiệp cần nhiều lao động kỹ thuật trình độ cao đẳng, trung cấp – Ảnh: Mỹ Quyên

Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM đến năm 2020, TP.HCM ưu tiên phát triển nguồn lao động cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho 4 ngành công nghiệp chủ lực. Đó là cơ khí chế tạo chính xác – tự động hóa, điện tử – công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế và hóa chất – hóa dược – mỹ phẩm. Trong đó, tổng số nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm là khoảng 270.000 thì các nhóm này chiếm 17%, khoảng 45.900 lao động. Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, nhóm ngành công nghệ thông tin ở đây gồm những chuyên ngành có tính "thời thượng" như thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, lập trình… thì nhu cầu mới cao và mức lương mới hấp dẫn.

Còn lại, có 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm cũng ưu tiên nhân lực, trong đó có du lịch, giáo dục, y tế – chăm sóc sức khỏe… Điều đáng nói là nhóm ngành tài chính – tín dụng – ngân hàng chỉ chiếm 4% (khoảng 10.800 nhân lực), thấp hơn nhóm ngành du lịch (13.500 nhân lực) và giáo dục (21.600 nhân lực) chứ không còn độ nóng như thời điểm vài năm trước đây.

Cần lao động trình độ trung cấp

Sau khi khảo sát doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp bên ngoài, số liệu của trung tâm cho thấy lực lượng lao động cần nhiều nhất là ở trình độ trung cấp 21,52%, CĐ cần 11,21%, ĐH chỉ cần 12,31% và trên ĐH chỉ cần 0,5%.

Thật vậy, nhu cầu tìm việc phân theo trình độ năm 2012 cho thấy, chỉ có 13,31% người tốt nghiệp trung cấp đi xin việc, 27,81% CĐ và có tới 54,88% trình độ ĐH và trên ĐH, trong khi doanh nghiệp lại cần lao động học trung cấp nhiều hơn. Điều này dẫn đến tình trạng, sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không có việc làm, trong khi việc làm đòi hỏi trình độ trung cấp nhiều mà lại không có người học.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nganh-nghe-nao-dang-thu-hut-lao-dong/267798.gd

Nỗi lo lớp học quá tải

Posted: 12 Jan 2013 04:27 AM PST

(GDTĐ) – Tình trạng dân nhập cư về các thành phố lớn ngày càng gia tăng đã khiến cho trường học quá tải về sĩ số. Đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, các trường tiểu học và mầm non phần lớn đều có sĩ số bình quân trên 50 học sinh/ lớp. Thậm chí, có trường lên đến 60 – 65 học sinh/lớp. Lớp học đông đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Thực trạng quá tải

Đã thành thông lệ thường niên ở các thành phố lớn học sinh đầu cấp năm sau nhiều hơn năm trước. Trong khi đó, CSVC trường lớp, phòng học không tăng, thậm chí chật chội. Thêm vào đó, tình trạng nhập cư gia tăng. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho ngành GD các thành phố lớn ở nước ta đang đối mặt với tình trạng lớp học quá đông, thậm chí vượt gần gấp đôi so với qui định chung của Bộ GD-ĐT.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong năm học mới này, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hầu như rơi vào tình trạng quá tải. Mặc dù thành phố đã hỗ trợ bổ sung và thay thế gần 5.000 phòng học mới, 36 trường học mới nhưng dường như cung không đủ cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng dân di cư từ các tỉnh thành khác về thành phố lập nghiệp quá lớn, dẫn đến tình trạng gia tăng dân số và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống giáo dục.

Rõ ràng cho đến thời điểm năm học mới đi qua nửa chặng đường nhưng ngành GD-ĐT Thủ đô coi như đã phá sản mục tiêu trong năm học 2012 – 2013 giảm sĩ số học sinh trong mỗi lớp xuống còn 30 học sinh/lớp với bậc tiểu học, 35 học sinh với THCS và THPT. Thực tế, ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM sĩ số trung bình mỗi lớp rơi vào khoảng 40 – 50 học sinh/lớp.

Với những trường điểm, lớp chọn, lớp chuyên thì sĩ số đông lên tới 60 và hơn 60 học sinh. Trong khi đó, theo qui định của Bộ GD-ĐT, sĩ số chuẩn của trường tiểu học là 35 học sinh/lớp. Tuy nhiên, do áp lực qui mô dân số, Sở GD-ĐT đã có qui định sĩ số, lớp trong các trường tiểu học từ 35 – 45 học sinh. Thế nhưng, chỉ với trường làng các huyện ngoại thành thì sĩ số học sinh mới đạt ở mức qui định này mà thôi.

Vì như ở quận Cầu Giấy, các trường tiểu học Dịch Vọng A, Dịch Vọng B, Nghĩa Tân… sĩ số mỗi lớp đều ngấp nghé con số 60. Tại quận Đống Đa, các trường Kim Liên, Nam Thành Công, Kim Đồng,Công… sĩ số một lớp cũng dao động từ 55 – 60, chưa kể một vài trường hợp đặc biệt con số ấy vượt lên hơn 60. Hiệu trưởng Trường TH Xuân Đỉnh- huyện Từ Liêm cũng bày tỏ sĩ số lớp học của trường quá đông bởi con em dân nhập cư về khu vực ngày càng nhiều.

Ở TP.HCM cũng như các thành phố lớn trong cả nước tình trạng lớp học quá tải cũng diễn ra phổ biến. Ngay cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, thiếu trường lớp học cho con em công nhân cũng là bài toán lớn đặt ra cho các ngành, các cấp, nhất là ngành GD-ĐT.

Giải thích cho việc sĩ số lớp học quá lớn, lãnh đạo các trường đều cho rằng, trong khi cơ sở vật chất không thể phình ra, sức ép về số lượng học sinh mỗi năm tăng, cả đúng tuyến và trái tuyến, không thể tăng số lớp, chỉ có thể tăng sĩ số.

Một số trường học trong nội thành phải đi khai giảng nhờ. (Ảnh mang tính chất minh họa)
Một số trường học trong nội thành phải đi khai giảng nhờ. (Ảnh mang tính chất minh họa)

Ảnh hưởng đến chất lượng dạy học

Một điều không thể phủ nhận đó là khi học sinh trong lớp quá đông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Song biết như vậy, với nhiều trường đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng vẫn chỉ là tạm thời. Lớp đông, các trường đều trang bị hệ thống loa và ăm-li để hỗ trợ về âm thanh cho giáo viên. Vậy nên, diện tích một lớp học vốn được thiết kế chỉ đủ cho số học sinh theo qui định của Bộ GD-ĐT đã phải cơi nới thêm, sử dụng hết công năng. Chẳng hạn, khi sĩ số vượt rào tới gần gấp đôi thì các trường phải xoay xở bằng cách kê bàn học “dày” hơn. Lối đi lại trong lớp giữa các dãy bàn ngày càng bó hẹp lại. Trong chuyến thị sát, có trường học, bàn học sinh còn kê cao vượt qua cả bục giảng giáo viên tới 40cm. Bàn học được thiết kế cho 2 học sinh/bàn có nơi dùng cho 3 học sinh.

Nhiều trường ở Hà Nội vẫn sẽ phải đối mặt vì quỹ đất khan hiếm. Theo thống kê của Sở GD – ĐT Hà Nội, hiện thành phố có 857 trường mầm non (MN) với 12.847 nhóm lớp, 368.700 cháu. Thế nhưng, số trường MN công lập chỉ khoảng 660 cơ sở, đáp ứng cho 9.284 nhóm lớp và 312.400 cháu. Ở cấp tiểu học, số trường công lập là 656, trong khi nhu cầu học là rất lớn.

Như cả khu Dịch Vọng- Cầu Giấy chỉ duy nhất có một trường MN, 1 trường tiểu học, riêng học sinh MN có tới gần 1000 học sinh. Nếu tính ở qui mô cho phép có tới 300 học sinh thuộc diện quá tải. Với lớp học đông như vậy, chất lượng dạy và học đã bị ảnh hưởng. Lớp đông, giáo viên quản học sinh khó khăn hơn. Các em vừa ngồi học đã chật, dịch chuyển trong lớp khó. Lớp đông, bàn kê vượt bục giảng của thầy cô khiến học sinh nhìn lệch, nhìn nghiêng, ảnh hưởng đến ánh sáng lớp học, độ nhìn của mắt và cong vẹo cột sống…vv.

Bản thân nhiều thầy cô đã bày tỏ lớp học đông nên chất lượng dạy và học ảnh hưởng. Nhaats là với THCS, THPT một tiết học chỉ có 45 phút, ổn định sĩ số đã mất 5 phút, ôn bài cũ mất 10 phút, còn lại thời gian học bài mới chẳng đáng là bao. Làm sao quĩ thời gian ít như vậy giáo viên gọi học sinh phát biểu trong giờ học …Với học sinh MN và tiểu học, việc quản lớp càng khó khăn bội phần…vv.

Nhiều trường trên địa bàn Hà Nội đối mặt với sĩ số lớp đông, trong khi điều kiện cơ sở vật chất chưa tương xứng. Có trường đến giờ trẻ ăn cơm phải kê bàn ra ngoài sân mới đủ chỗ. Hoặc học sinh bán trú nhưng trường chỉ là chỗ học, ăn phải dịch chuyển bằng ô tô đi điểm khác… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc trẻ cũng như khả năng tiếp thu bài giảng của học sinh..

Giải quyết bài toán sĩ số quá tải sẽ góp phần tốt hơn nâng cao chất lượng cho ngành GD-ĐT. Nhất là với bậc học Mn khi ngành GD đang tiến hành phổ cập 5 tuổi.

Vũ Kiên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201301/Noi-lo-lop-hoc-qua-tai-1966223/

10 nghề căng thẳng nhất năm 2013

Posted: 12 Jan 2013 04:26 AM PST

CareerCast.com – trang web tuyển dụng nổi tiếng của Mỹ – đã bình chọn ra 10 nghề nghiệp căng thẳng nhất năm 2013, trong đó có phóng viên, lính cứu hỏa, phi công… 

Binh lính 7-8 năm vào nghề


Lương trung bình: 42.042 USD

Nhân viên quân đội cao cấp


Lương trung bình: 196.507 USD

Lính cứu hỏa


Lương trung bình: 42.294 USD

Phi công máy bay thương mại


Lương trung bình: 92.156 USD

Giám đốc quan hệ công chúng


Lương trung bình: 57.610 USD

Giám đốc điều hành cao cấp


Lương trung bình: 101.356 USD

Phóng viên ảnh


Lương trung bình: 29.160 USD

Phóng viên tin tức


Lương trung bình: 36.038 USD

Lái xe taxi


Lương trung bình: 22.463 USD

Cảnh sát


Lương trung bình: 55.067 USD

  • Nguyễn Thảo (Theo CareerCast)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/104191/10-nghe-cang-thang-nhat-nam-2013.html

Sẽ có quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

Posted: 12 Jan 2013 04:25 AM PST

GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, quy định nội dung, hình thức tổ chức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.

Chương trình bồi dưỡng gồm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên và bồi dưỡng thường xuyên. Hàng năm, cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng có thể tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng đối với một chương trình bồi dưỡng để thuận lợi cho học viên đăng kí.

Căn cứ điều kiện, yêu cầu của nội dung bồi dưỡng có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức tập trung (dài hạn, ngắn hạn) tại cơ sở được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng. Với một số nội dung, có thể hướng dẫn để học viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng tại cơ sở.

Cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng phải là đơn vị có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo từ trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực được giao tổ chức bồi dưỡng và phải được Bộ GDĐT ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng.

Chứng chỉ công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng do cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ bồi dưỡng cấp.

Chứng chỉ bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng hoặc thi nâng hạng viên chức và các chế độ, chính sách khác có liên quan.

Các đối tượng thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc thay đổi công tác được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các đối tượng học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng viên chức và giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải đóng học phí theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.

Việc tổ chức ban hành nội dung chương trình bồi dưỡng; tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm; chỉ đạo, quản lí, kiểm tra việc cấp chứng chỉ hoàn thành khóa bồi dưỡng ở các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ GDĐT.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201301/Se-co-quy-dinh-ve-boi-duong-chuyen-mon-nghiep-vu-cho-giang-vien-1966224/

Sẽ thay đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GD

Posted: 12 Jan 2013 04:24 AM PST

(GDTĐ)- Bộ GDĐT cho biết sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thay thế Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP.

Đây là hoạt động thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ năm 2013.

Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị định 49 và Nghị định 40 với nội dung: Tình hình triển khai thực hiện tại đơn vị; những nội dung đã thực hiện và những nội dung chưa thực hiện được; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị.

Đồng thời, đề xuất nội dung cần đưa vào Nghị định mới bao gồm: Những hành vi vi phạm mà Nghị định 49 và Nghị định 40 đã nêu nhưng không đầy đủ, không còn phù hợp nay cần điều chỉnh sửa lại và nêu nội dung mới thay thế; Những hành vi vi phạm mà Nghị định 49 và Nghị định 40 đã nêu nhưng mức phạt không phù hợp, không đủ để răn đe nay cần điều chỉnh lại và nêu khung mức phạt mới; Những hành vi vi phạm chưa đưa vào Nghị định 49 và Nghị định 40 nay cần được bổ sung và nêu khung mức phạt và nội dung khác cần đưa vào Nghị định mới.

Báo cáo tổng kết và đề xuất gửi về Bộ GDĐT trước ngày 30/01/2013.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201301/Se-thay-doi-quy-dinh-ve-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-GD-1966227/

Những điểm mới trong tuyển sinh 2013

Posted: 12 Jan 2013 04:24 AM PST

- Tạm dừng tuyển sinh khối ngành kinh tế, SV liên thông phải đợi 36 tháng, trường năng khiếu được tuyển sinh riêng… là những điểm mới trong mùa tuyển sinh 2013.


Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Tạm dừng tuyển sinh khối ngành kinh tế

Trong một cuộc họp về công tác thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào theo theo nhu cầu xã hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đang thừa "đầu ra" như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không cho phép mở các trường đại học đào tạo các ngành này.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2010, tỷ lệ đăng ký tuyển sinh nhóm ngành kinh tế – tài chính chiếm 36,57% tổng số 8 nhóm ngành. Năm 2011, trong số 416 trường ĐH, CĐ thì có đến 248 trường tuyển sinh một trong bốn ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng và kế toán.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng chia sẻ, chỉ có các trường vốn chuyên về đào tạo kinh tế mới được xem xét mở thêm các ngành này. Các trường đào tạo "trái tay" sẽ không được duyệt mở ngành. Động thái này của Bộ được cho là sẽ giúp giải quyết vấn đề sinh viên kinh tế ra trường khó xin việc, tỷ lệ thất nghiệp cao.

Học phí các ngành kinh tế sẽ cao hơn

Cũng là một động thái nhằm hạn chế nguồn nhân lực khối ngành kinh tế, tài chính, theo đề án phân bổ ngân sách ngành giáo dục 2013, Bộ sẽ chia các trường thành 3 nhóm: tự đảm bảo chi phí hoạt động, tự đảm bảo một phần và do nhà nước chi toàn bộ.

Trong đó, có 7 trường ĐH khối kinh tế, tài chính thuộc nhóm 1 sẽ phải tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên. Nhóm 2 gồm 37 trường (có cả các trường sư phạm) sẽ được Nhà nước "rót" 60-70% chi phí hoạt động thường xuyên. Trường thuộc khối văn hóa, thể thao được nhận 50-70%. Thấp hơn là các trường khối nông – lâm – ngư từ 30-50% và khối công nghệ – kỹ thuật nhận 20-40% kinh phí. Có 7 trường thuộc khối hữu nghị, vùng cao và dự bị dân tộc sẽ được 100% ngân sách hỗ trợ.

Theo Phó vụ trưởng Vụ hành chính sự nghiệp – Bộ Tài Chính Nguyễn Trường Giang, do Bộ chủ trương không mở thêm nhóm ngành tài chính, ngân hàng nhưng các trường đào tạo cũ vẫn muốn tuyển, xu hướng xã hội vẫn đổ xô vào các ngành này nên cần "ép" tự giảm dần chỉ tiêu bằng cách tăng học phí. Ông Giang cho biết, những SV theo học khối ngành này sẽ "không được trợ giá nữa" mà sẽ phải đóng toàn bộ học phí. Ngân sách Nhà nước sẽ dành để hỗ trợ các ngành nông lâm, y dược, kỹ thuật và sư phạm.

SV Cao đẳng học liên thông phải thi đại học

Theo Thông tư quy định về đào tạo liên thông ĐH, CĐ, từ ngày 7/2/2013, những SV Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Cap đẳng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng muốn học liên thông ĐH phải thi chung kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức hằng năm. Những SV đã tốt nghiệp đủ 36 tháng sẽ được thi theo đề thi của trường ĐH đăng ký dự thi và điểm trúng tuyển do trường quyết định.

Được biết, quy định mới về liên thông ĐH, CĐ này nhằm mục đích nâng chất đào tạo liên thông vốn bị cho là "cưỡi ngựa xem hoa", "học vì bằng cấp". Tuy vậy, Thông tư này đã vấp phải những ý kiến trái chiều từ dư luận cũng như những người trong cuộc.

10 trường năng khiếu được tuyển sinh riêng

Ảnh minh họa (Internet)

Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT cho phép 10 trường văn hóa, nghệ thuật được tuyển sinh riêng, không phải theo "ba chung" của Bộ.

Theo đó, 10 trường được lựa chọn tuyển sinh riêng nếu có tuyển sinh các ngành khối C thì xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ chung của Bộ.

Các trường có tuyển sinh khối H, N, S, môn Ngữ văn sẽ được xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; môn năng khiếu sẽ do hiệu trưởng các trường quyết định. Để tổ chức thi các môn năng khiếu, các hiệu trưởng lập đề án trình Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch phê duyệt, báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 31-1-2013. Dự kiến thời gian các trường này tổ chức thi sẽ vào khoảng từ ngày 1-7 đến 31-7.

Xem xét hạ điểm sàn ngành nông, lâm, ngư…

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết quyết định hạ điểm sàn đối với thí sinh thi vào các trường thuộc khu vực Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc được áp dụng năm 2012 đã giúp các trường ở khu vực này tuyển thêm được 5% thí sinh. Vậy nên, Bộ dự định trong hội nghị tuyển sinh sắp tới sẽ đề xuất và bàn bạc với hiệu trưởng các trường ĐH xem có nên áp dụng hạ điểm sàn với những ngành khó tuyển như nông, lâm, ngư… hay không.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/104913/nhung-diem-moi-trong-tuyen-sinh-2013.html

Đại học hàng đầu Hàn Quốc tuyển giáo sư Harvard

Posted: 11 Jan 2013 05:45 PM PST

ảnhTrường Kỹ thuật thuộc SNU vừa cho biết trường đã bổ nhiệm giáo sư Ham Don-hee (ảnh) làm giáo sư tại khoa Kỹ thuật điện và máy tính của trường. Giáo sư Ham Don-hee sẽ bắt đầu giảng dạy tại trường từ tháng 3.

“Giáo sư Ham Don-hee đã bày tỏ tình cảm đặc biệt dành cho sinh viên tại trường cũ của mình”, một lãnh đạo Trường SNU cho biết. “Chúng tôi hy vọng rằng việc tuyển dụng giáo sư Ham Don-hee, một nhà khoa học đẳng cấp thế giới, sẽ góp phần vào việc đẩy mạnh nghiên cứu và giáo dục tại SNU.”

Giáo sư Ham Don-hee vẫn giữ vị trí giảng dạy của mình tại ĐH Harvard và sẽ giảng dạy và nghiên cứu ở cả hai trường.

Vào năm 2002, ở tuổi 28, Ham Don-hee đã trở thành người trẻ nhất ở Hàn Quốc trở thành giáo sư tại ĐH Harvard. Ông hiện là một giáo sư kỹ thuật điện và vật lý ứng dụng tại trường.

Trong năm 2008, Ham đã được tạp chí công nghệ MIT Technology Review lựa chọn là một trong 35 nhà sáng tạo trẻ hàng đầu thế giới.

Trước đó, ông đã lấy bằng cử nhân Vật lý tại SNU vào năm 1996 với tấm bằng tốt nghiệp loại tối ưu. Năm 2002, ông lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện tại Viện Công nghệ California, giành giải thưởng Charles Wilts – giải thưởng được trao cho các luận án tốt nhất về kỹ thuật điện.

Giáo sư Ham Don-hee đã tập trung nghiên cứu về mạch điện được sử dụng trong điện thoại di động và hệ thống định vị toàn cầu.

Được biết, SNU đã và đang đặt mục tiêu tuyển dụng những học giả đẳng cấp thế giới trong nỗ lực tăng cường vị thế của trường như là một trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-hang-dau-han-quoc-tuyen-giao-su-harvard-684170.htm

300 chỉ tiêu vào ĐH Khoa học và Công nghệ HN năm 2013

Posted: 11 Jan 2013 05:45 PM PST

(GDTĐ)-Năm học 2013, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ HN (USTH) tuyển sinh trong nước và quốc tế cho hệ cử nhân khoa học và công nghệ với tổng 300 chỉ tiêu.

Sinh viên USTH.
Sinh viên USTH.

Những học sinh Việt Nam và nước ngoài, đã tốt nghiệp PTTH trước năm 2013 hoặc sẽ tốt nghiệp PTTH năm 2013, có kết quả học tập từ khá trở lên, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đều có thể đăng kí dự tuyển.

Niên khóa 2013, USTH tuyển sinh 3 đợt theo hình thức xét tuyển hai bước: sơ tuyển và Phỏng vấn.

Thời hạn nhận hồ sơ

Phỏng vấn bằng tiếng Anh

Thông báo kết quả

Đợt 1

Từ 1/12/2012 đến 15/1/2013

Tháng 2/2013

Đầu tháng 3/2013

Đợt 2

Từ 16/1/2013 đến 31/3/2013

Tháng 4/2013

Đầu tháng 5/2013

Đợt 3

Từ 1/4/2013 đến 31/8/2013

Tháng 9/2013

Cuối tháng 9/2013

Cụ thể về điều kiện dự tuyển: Thí sinh sẽ tốt nghiệp THPT năm 2013 dự tuyển đợt 1: Kết quả học tập năm lớp 10 và 11 các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt từ Khá trở lên; Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh giao tiếp.

Thí sinh sẽ tốt nghiệp THPT năm 2013 dự tuyển đợt 2: Kết quả học tập năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt từ Khá trở lên; Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh giao tiếp.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2013 hoặc sẽ tốt nghiệp THPT năm 2013 dự tuyển đợt 3: Kết quả học tập 3 năm Phổ thông Trung học các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt loại Khá trở lên; Kết quả tốt nghiệp Phổ thông Trung học các môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ đạt loại Khá trở lên; Phải dự thi đại học theo kỳ thi 3 chung các khối A, A1, B, D và có điểm thi đạt từ điểm sàn đại học trở lên và đạt điểm chuẩn của Trường của năm dự thi đại học; và trình độ ngoại ngữ tiếng Anh giao tiếp.

Hồ sơ xét tuyển bao gồm: Đơn đăng ký dự tuyển năm học 2013 theo mẫu tải tại website của Trường (có dán ảnh); Bản sao công chứng học bạ THPT. Thí sinh không theo thang điểm 10 cần nộp một văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải thích thang điểm áp dụng và/hoặc cách tính tương đương sang thang điểm 10; Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2013 hoặc dự tuyển đợt 3); Giấy báo nhập học hoặc giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2013 (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2013 hoặc dự tuyển đợt 3); Văn bằng, chứng chỉ quốc tế chứng minh khả năng ngoại ngữ (TOEFL, IELTS, …) bằng khen, bằng chứng nhận thành tích học tập, học bổng, thư giới thiệu, … (nếu có)

Sau khi sơ tuyển hồ sơ, nhà trường sẽ tổ chức phỏng vấn các thí sinh bằng tiếng Anh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Thư mời phỏng vấn được thông báo đến thí sinh qua email. Kết quả được thông báo đến từng thí sinh dự tuyển trong vòng 15 ngày sau khi phỏng vấn qua email và đường bưu điện.

Nhà trường lưu ý, các thí sinh vượt qua vòng phỏng vấn đợt 1 và đợt 2 sẽ nhận được thư thông báo kết quả phỏng vấn. Sau khi tốt nghiệp THPT, các thí sinh này cần nộp bổ sung Bản sao công chứng học bạ THPT và giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để được xét nhập học. Nếu dự thi kỳ thi tuyển sinh đại học, các thí sinh này bắt buộc phải báo cáo kết quả đầy đủ và trung thực với Trường.

USTH là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pháp; đây là trường đại học công lập quốc tế theo mô hình tiên tiến. Trường sẽ được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Trong 10 năm đầu, Trường hoạt động kết hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201301/300-chi-tieu-vao-DH-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-HN-nam-2013-1966167/

Comments