Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


3 chung: “nợ xấu” của ngành giáo dục

Posted: 09 Dec 2012 02:31 AM PST

Mặc dù hình thức thi "3 chung" nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà quản lý cho tới dư luận, nhưng đến nay, Bộ GDĐT vẫn chưa tìm ra được một phương pháp tối ưu để giải quyết.

Hai trường ĐH lớn trên cả nước là ĐH Quốc Gia TPHCM và ĐH Quốc Gia HN đã đưa ra muôn vàn khó khăn khi xây dựng được phương án tuyển sinh riêng như: kết quả thi của TS thi tại các trường ra đề riêng với các trường ĐH, CĐ còn lại trong hệ thống sẽ như thế nào, có được công nhận hay sử dụng đối với các trường khác hay không? Hình thức tổ chức và đợt thi sẽ ra sao? Thi không trúng tuyển, thì kết quả có được công nhận để đăng ký tiếp nguyện vọng hay không? Thật lạ! Họ hỏi dân, nhưng dân biết hỏi ai? Đến chuyên gia còn bó tay thì dân cũng bó… chân. Như vậy, ít nhất từ nay cho tới năm 2015, các ban ngành giáo dục vẫn tiếp tục nợ dân một sự đổi mới.

ĐH Quốc gia TPHCM vừa trình Bộ GDĐT phương án tuyển sinh, theo đó, thay vì thi ĐH 3 môn như hiện nay sẽ là 5 môn là: Toán, tiếng Việt, Khoa học tự nhiên (gồm kiến thức các môn lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (văn, sử, địa), tiếng Anh và năng khiếu (dành cho các trường nghệ thuật, thể thao). Trong đó hai môn Toán và tiếng Việt thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận (phần tự luận chiếm 30% tổng số điểm), các môn còn lại thi trắc nghiệm. Đề thi được xây dựng theo hướng tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá năng lực của sinh viên cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học ĐH.

 


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/3-chung-no-xau-cua-nganh-giao-duc/257519.gd

Trò hài về việc các trường ĐH thông báo “ngày tận thế”

Posted: 09 Dec 2012 02:31 AM PST


Chụp lại từ diễn đàn http://forum.vietdesigner.net

Điển hình như với trình duyệt Chrome, người dùng chỉ trỏ chuột đến đoạn nội dung (bằng chữ) cần thay đổi rồi nhấn chuột phải. Sau đó, một cửa sổ hiện ra, người dùng nhấn chọn "kiểm tra phần tử". Kế đến, một cửa sổ hiện bên dưới và phần nội dung tương thích với đoạn đã chọn ở trên sẽ được bôi màu xanh hoặc một màu nổi bật. Người dùng tiếp tục nhấn chuột phải vào đó, sau khi hiện một cửa sổ mới thì chọn "Edit as HTML". Sau đó chỉ việc gõ lại nội dung mới theo ý muốn.

Khi hoàn tất, nhấn phím tắt khung cửa sổ nằm ở phần dưới trang web rồi thoát ra. Kế tiếp, người dùng nhấn phím "Print Screen" để chụp lại màn hình rồi dùng ứng dụng, điển hình như ứng dụng Paint có sẵn trong Window để xuất thành file hình ảnh theo ý muốn. Tuy nhiên, cách này chỉ thay đổi nội dung trên giao diện của người dùng đó và khi "refresh" lại thì trang web sẽ quay trở lại nội dung ban đầu. Vì thế, ai nhấn vào đường dẫn thì web với nội dung đúng vẫn hiện ra.

Khoảng 1 tuần trở lại đây, người dân sống tại xã Tiên Mỹ, H.Tiên Phước (Quảng Nam) cũng hoang mang trước tin đồn: Ngày 21.12 sẽ là "ngày tận thế" nên khuyên bán tháo đồ đạc, của cải để hưởng thụ. Theo ông Nguyễn Văn Quả, Chủ tịch UBND xã Tiên Mỹ, tin đồn này xuất phát từ những học sinh cấp 2, cấp 3 đang trú tại thôn 6. "Các học sinh này tiếp xúc với các trang web, các kênh truyền hình có nội dung nói về "ngày tận thế" nên đã nói lại với người nhà. Sau đó, tin đồn này lan ra theo kiểu miệng truyền miệng", ông Quả nói. Trước tin đồn này, UBND xã Tiên Mỹ đã có báo cáo lên Thường vụ Huyện ủy H.Tiên Phước; cử cán bộ về các thôn để giải thích, vận động người dân không nghe theo.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tro-hai-ve-viec-cac-truong-DH-thong-bao-ngay-tan-the/257548.gd

Học nhiều, hành ít

Posted: 09 Dec 2012 02:31 AM PST

Hội thảo do ĐHQG TP.HCM tổ chức sáng 8/12 với sự tham gia của khoảng 100 đại biểu từ trường ĐH, doanh nghiệp, trung tâm dự báo nhân lực TP.HCM cùng đại diện sinh viên từ các trường thành viên ĐHQG TP.HCM.

 


Học nhiều, hành ít
Võ Trần Vy Khanh – sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: "Tôi quan tâm đến việc doanh nghiệp cần gì, muốn gì và nhà trường trang bị gì cho sinh viên". (Ảnh: Hà Bình)

 

Yếu kỹ năng giao tiếp

 

Theo ông Masaki Yamashita, hầu hết công ty nước ngoài tại Việt Nam "mọi người đều nói giống nhau" về chất lượng sinh viên mới tốt nghiệp vào làm việc tại các công ty này.

 

"Đầu tiên, nhiều công ty, xí nghiệp nước ngoài không hài lòng về kỹ năng giao tiếp của nhân viên Việt Nam và kỹ năng làm việc nhóm của họ – ông Masaki nói – Về mặt kiến thức, theo tôi, người tốt nghiệp ĐH đương nhiên có kiến thức vì các bạn đã học bốn năm ở trường. Do vậy, làm việc tại các công ty là phải làm sao chuyển hóa, ứng dụng những kiến thức đó vào công việc. Tiếc là các bạn học được nhiều nhưng việc chuyển giao, ứng dụng đó các bạn chưa làm được vì không biết cách giao tiếp tốt với cấp trên của mình".

 

Ông Masaki nói thêm: "Trong công việc chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề và không có khả năng làm việc nhóm thì không thể giải quyết được. Ở công ty của tôi, có vấn đề khi thảo luận bằng tiếng Anh thì các bạn không hiểu. Tôi để các bạn trao đổi với nhau bằng tiếng Việt thì nhiều bạn nói việc đó không phải lỗi do tôi. Cuối cùng không giải quyết được gì".

 

Tương tự, ông Trần Thanh Liêm – Tổng công ty Điện lực TP.HCM – cũng cho rằng sinh viên về làm việc tại tổng công ty ông còn thiếu một số kỹ năng như diễn thuyết, trình bày và đặc biệt là yếu ngoại ngữ. Ông Liêm nói: "Các bạn có thể đọc được, viết được nhưng không nói được. Do đó chúng tôi khó tìm được người để cử đi dự hội thảo, hội nghị và học tập ở nước ngoài. Một kỹ năng nữa là làm việc nhóm. Các bạn làm việc cá nhân rất tốt nhưng khi làm việc nhóm có những bất đồng không giải quyết được. Các bạn cũng yếu về kỹ năng nghiên cứu, viết luận, nhìn nhận vấn đề khó khăn của cơ quan để giải quyết".

 

Sinh viên băn khoăn

 

Đây là lần thứ ba ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức chương trình lắng nghe ý kiến doanh nghiệp nhưng là lần đầu tiên có sự tham dự của sinh viên. Đến từ Trường ĐH Bách khoa, nữ sinh viên Võ Trần Vy Khanh cho biết bạn sắp ra trường nên quan tâm nhiều đến việc doanh nghiệp muốn gì, cần gì và trường trang bị gì cho sinh viên.

 

"Nhiều hoạt động, kỹ năng, các chương trình giao lưu với doanh nghiệp nhắm đến sinh viên năm cuối là nhiều. Còn những sinh viên năm nhất, năm hai ở giai đoạn đại cương rất bỡ ngỡ. Tôi mong rằng nhà trường nên tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp cho sinh viên năm nhất, năm hai để khi lên năm ba, năm tư các bạn không bỡ ngỡ nữa" – Khanh đề xuất.

 

Trong khi đó bạn Lâm Thái Thành – Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM – nói bạn đã ra trường và đi làm. Thành băn khoăn hiện nhiều doanh nghiệp không tạo điều kiện cho nhân viên vừa làm vừa học để nâng cao nghiệp vụ. "Đi học thì gia đình không chu cấp nữa, mà đi làm suốt thì bị cuốn vào dòng đời. Không vừa học vừa làm thì nhân viên không thể nâng cao trình độ, kỹ năng để phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp" – Thành băn khoăn.

 

TS Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM – nhìn nhận thực tế nhiều chương trình, hoạt động nghề nghiệp thường nhắm đến cụm từ "sinh viên năm cuối". "Rõ ràng như vậy hơi muộn cho các em – TS Mai nói – Chúng tôi sẽ mở rộng các chương trình, hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên năm nhất, năm hai để các em định hướng rõ hơn, sớm hơn về nghề nghiệp của mình".

 

TS Mai cũng đưa ra số liệu cho thấy tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm ở các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM trung bình chiếm 86,9%. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay "không cần đào tạo gì hết" là 53,6%.

 

Tuổi Trẻ

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-nhieu-hanh-it-671829.htm

Lại vênh nhau chuyện nhân lực yếu

Posted: 09 Dec 2012 02:30 AM PST

-  Doanh nghiệp chê sinh viên ra trường yếu, thiếu kĩ năng, ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trường đại học 'đáp' rằng, giảng đường chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản chứ không thể làm theo yêu cầu của doanh nghiệp.

 

 

Sự vênh nhau này lại một lần được mổ xẻ tại hội thảo đối sách đầu ra theo yêu cầu xã hội do ĐHQG TP.HCM phối hợp với Trung tâm dư báo Nguồn nhân lực và thông tin thị trường TP.HCM tổ chức ngày 8/12. 

 

Ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng
Mitsibishi UFJ Việt Nam, hầu hết các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đều bất
mãn với nguồn nhân lực của Việt Nam vì kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm của
người Việt Nam rất kém:

 

Doanh nghiệp chê sinh viên yếu

Ông Trần Thanh Liêm đến từ Tổng công ty điện lực TP.HCM, nói rằng nhiều sinh viên tốt nghiệp rất yếu kém kĩ năng, đặc biệt là thuyết trình và giao tiếp.

"Những sinh viên kĩ thuật rất giỏi về kiến thức nhưng khi đi dự hội thảo nước ngoài lại nghe không được, nói không xong và viết cũng không nổi. Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm cũng rất kém".

Ông Liêm cho rằng, ở môi trường công nghệ, ngay trong quá trình đào tạo và khi ra trường đã thay đổi rất nhiều. Nhà trường cần phối hợp với những nhà thầu tiên tiến, cung cấp tài liệu kĩ thuật cho sinh viên nghiên cứu, tiếp cận với kĩ thuật mới.

Đại diện công ty Tân Hiệp Phát cho hay, đã phỏng vấn 200 sinh viên ở một trường đại học, nhưng chỉ tuyển dung được 10 người. 160 người không sử dụng được do xa lạ với môi trường làm việc. Điều buồn hơn nữa, trong 10 bạn được đánh giá tốt nhất thì cũng chỉ đạt được khoảng 60%  yêu cầu của doanh nghiệp".

Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsibishi UFJ Việt Nam, hầu hết các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đều bất mãn với nguồn nhân lực của Việt Nam vì kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm của người Việt Nam rất kém: "Tôi rất tiếc là các SV học được rất nhiều ở trường, nhưng để chuyển giao kiến thức thành kĩ năng làm việc lại không làm được, không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng không nói chuyện hay trao đổi được với cấp trên"

Ông Yamashita ví dụ, khi trao đổi về một vấn đề, do nhân viên không nói được tiếng Anh nên ông thường cho họ thảo luận bằng tiếng Việt. Tuy nhiên sau đó những người này thường trả lời ông rằng đây không phải là lỗi tại họ.

Vị Tổng Giám đốc khuyên Việt Nam nên đào tạo một lực lượng nhân lực trung gian để làm cầu nối, nguồn nhân lực này vừa thâu tóm được nhóm nhân lực dưới và làm việc với cấp trên. Bởi nếu các nhân lực dưới không dám nói với cấp trên thì không thể giải quyết được công việc.

Trong khi đó ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết: khảo sát 25.000 học sinh – sinh viên, có khoảng 54% cho là doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn; 53% đánh giá kĩ năng giao tiếp là quan trọng nhất, 89% cho là cần trang bị kĩ năng mềm. Tuy nhiên, khi hỏi trang bị kĩ năng mềm bằng cách nào thì 43% để phiếu trống.

 

'Trường ĐH chỉ trang bị những kiến thức cơ
bản"

 

Trường đại học không thể chạy theo yêu cầu của doanh nghiệp

Theo TS Lê Hữu Phước – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, các nhà tuyển dụng không nên đòi hỏi SV tốt nghiệp đáp ứng 100% yêu cầu công việc vì đó là điều bất khả thi.

Lý do là sau 4 năm đào tạo, sinh viên mới chỉ trang bị được kiến thức sơ khai và nền tảng. Chuyện doanh nghiệp đào tạo lại, đào tạo tiếp cho lao động, tạo môi trường làm việc cho họ là đương nhiên.

Tuy nhiên, TS Phước cũng bắt "bệnh" của trường ĐH ở Việt Nam là vẫn chưa xác định kiến thức nào nền tảng, kĩ năng nào cơ bản; đặc biệt là các trường "top trên" luôn chạy theo những kiến thức mang tính hàn lâm, tinh hoa…mà quên đi giá trị ứng dụng của thị trường lao động."

Đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho rằng, ngoài việc nhà trường phải gắn bó với doanh nghiệp thì nên tạo ra ý thức cho sinh viên. Cụ thể là sinh viên phải năng động tìm ra nhu cầu của mình chứ không thể bắt các thầy tìm hộ.

Đúc kết lại vấn đề, TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng trường đại hoc không thể nào chạy theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng không thể trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại nhất. Nhiệm vụ của ĐH là trang bị những kiến thức cơ bản nhất, còn doanh nghiệp có trách nhiệm để ứng viên thành thạo trong công việc.

Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/100298/lai-venh-nhau-chuyen-nhan-luc-yeu.html

17 nữ sinh đẹp nhất của trường đại học ‘nhà giàu’ Rmit

Posted: 09 Dec 2012 02:29 AM PST


Điều này đỏi hỏi các thi sính vừa phải thể hiện vẻ đẹp hình thể vừa phải thể hiện trí tuệ và cá tính của mình.

Trải qua vòng thi sơ loại, 17 gương mặt nổi bật nhất của cuộc thi tài sắc ĐH RIMT (Hà Nội) đã lộ diện.
 


Trong vòng sơ loại, các thí sinh phải trải qua phần thi vấn đáp bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh trước sự chứng kiến của hội đồng giám khảo.
 

 


Trong vòng thi tiếp theo, vẻ tự tin và khả năng tạo dáng trước ông kính của các nữ sinh sẽ được khám phá.
 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/17-nu-sinh-dep-nhat-cua-truong-dai-hoc-nha-giau-Rmit/257508.gd

Chấn chỉnh đào tạo thạc sĩ

Posted: 09 Dec 2012 02:14 AM PST

Chấn chỉnh đào tạo thạc sĩ

TT – Làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ? Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ:

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga – Ảnh: M.Đức

- Chất lượng đào tạo thạc sĩ trong những năm gần đây không được như mong đợi của những người làm giáo dục. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ có những thay đổi lớn về cả yêu cầu tuyển sinh đầu vào lẫn chương trình đào tạo trong thời gian tới bám sát tinh thần của Luật giáo dục ĐH.

Thực tế, với những quy định hiện hành, người học thạc sĩ dù là học để tiếp tục nghiên cứu hay để ra đi làm đều bị áp dụng chung một chương trình, cùng một đầu vào tuyển sinh, cùng một yêu cầu tốt nghiệp là bất cập. Điều này dẫn đến người theo định hướng nghiên cứu cũng không chuyên sâu được hẳn vào nghiên cứu, người muốn học hướng ứng dụng cũng không có điều kiện được ứng dụng cho chuẩn. Cái gì cũng biết một ít nên chất lượng đào tạo không tốt.

* Theo thống kê, mỗi năm ngành giáo dục cung cấp cho xã hội đến 20.000-25.000 thạc sĩ. Với mô hình đào tạo mới, trong tương lai, quy mô của thạc sĩ ứng dụng chắc chắn sẽ nhiều hơn thạc sĩ nghiên cứu thay cho mô hình 100% thạc sĩ nghiên cứu như hiện nay?

- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã áp dụng hai chương trình đào tạo thạc sĩ khi được giao thí điểm tự chủ. Từ mô hình này, có thể dự báo tỉ lệ thạc sĩ thực hành và thạc sĩ khoa học ở mức 5-7:1. Tỉ lệ chênh lệch như vậy mà bấy lâu mình chỉ có một chương trình đào tạo thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, áp dụng cho tất cả…

Thực tế, để bảo đảm chất lượng cho thạc sĩ khoa học, việc đầu tư cho nghiên cứu phải rất mạnh. Rõ ràng kinh phí đào tạo không thể đủ dành cho đào tạo thạc sĩ nghiên cứu số lượng lớn. Kết quả tất yếu là nhiều đơn vị đào tạo thạc sĩ chắp vá, nghiên cứu mà không có đủ trang thiết bị, không có điều kiện làm thí nghiệm. Nhiều thạc sĩ phải làm nghiên cứu… trên giấy, dẫn đến hiện tượng luận văn có khi cắt cúp chỗ nọ lấp đầy vào chỗ kia.

* Quy định về ngoại ngữ đạt trình độ B1 "áp" ngay từ đầu vào thay cho đầu ra trước đây có phải cũng nằm trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ mà dư luận đang phàn nàn nhiều trong thời gian gần đây?

- Hiện tại, bộ quy định học viên cao học phải đạt cấp độ B1 theo khung châu Âu. Khó là đầu vào ở mức A2, đầu ra đòi hỏi B1 – mà nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ chỉ có một năm – thì chỉ lo học ngoại ngữ thôi cũng mệt nhoài, làm sao có thời gian đầu tư cho kiến thức chuyên ngành? Thực tiễn cho thấy quy định như vậy không phù hợp để nâng cao chất lượng. Do đó, Bộ GD-ĐT phải thay đổi quy chế, yêu cầu cấp độ B1 ngay từ đầu vào. Có ngoại ngữ mới vận dụng tham khảo tài liệu, nâng cao chuyên môn được. Cũng giống như người nông dân phải có sẵn cái cày mới đi cày được… Đổi mới này là mạnh mẽ, nên bộ dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2014 cho người học chuẩn bị.

* Bộ GD-ĐT đang làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH, bảo đảm cho chính học viên quyền lợi được học những chương trình đủ chất lượng?

- Bộ GD-ĐT đã kiểm tra các cơ sở đào tạo thạc sĩ. Sau một thời gian mở ngành, giảng viên chuyển đi hay về hưu mà họ không bổ sung thì không bảo đảm chất lượng được. Bộ xác định rất rõ cả ĐH và sau ĐH không thể chạy theo quy mô, mà phải bảo đảm chất lượng, tạo niềm tin cho giáo dục thực chất. Trường nào vi phạm sẽ bị dừng tuyển sinh theo đúng quy định. Điều này cảnh báo tới đây các trường phải biết dựa trên số liệu đội ngũ và trang thiết bị thực tế để xác định chỉ tiêu thạc sĩ ứng dụng, thạc sĩ nghiên cứu cho phù hợp.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/523962/Chan-chinh-dao-tao-thac-si.html

Dạy học theo hướng tích cực –nhìn từ cơ sở

Posted: 09 Dec 2012 02:13 AM PST

(GDTĐ) – Khuyến khích sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là mục đích của đổi mới phương pháp dạy và học. Vấn đề này dường như đã không còn xa lạ đối với các nhà quản lý giáo dục cũng như đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, trong thực tế, dạy học theo hướng tích cực lại không dễ dàng, trôi chảy đối với tất cả mọi GV. Còn không ít những giờ dạy diễn ra một cách buồn tẻ, nặng nề, có khi quá tải đối với HS mà thầy giáo vẫn…ung dung, tự tại. Làm gì để khắc phục tình trạng này? Sau đây là một vài kinh nghiệm mà chúng tôi thu thập được qua trực tiếp dự giờ, thăm lớp một số trường học trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.     

Tích cực hóa hoạt động của học sinh là mục tiêu của đổi mới PP ( Tiết học Tiếng Việt lớp 65-Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi-Phú Ninh)

 

Tăng cường khả năng tự học của học sinh tại Trường THPT An Lương Đông-Thừa Thiên Huế

 

 Những yếu tố chi phối sự tích cực

Một quan niệm rất thiếu thực tế khi cho rằng, các GV trẻ có sức bật và khả năng sáng tạo hơn là các GV lâu năm trên bục giảng. Tính tích cực trong hoạt động dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước tiên phải là vai trò "khơi ngòi" và " giữ lửa" của người thầy. Có lần, tôi đến một trường trung học cơ sở vào đợt có SV sư phạm hực tập. Khi hỏi các em HS có thích học những tiết GV trẻ dạy thực tập hay không. Thật bất ngờ, một HS trả lời là chỉ thích họ sinh hoạt cùng các em trong giờ chủ nhiệm, còn không thích họ lên lớp dạy chính khóa, "cô dạy khó hiểu còn các bạn thì ít tập trung, hay nói chuyện riêng, chứ không như cô giáo em (GV bộ môn) luôn dạy dễ hiểu và các bạn sôi nổi phát biểu xây dựng bài"-em HS đã nói như vậy!

Qua thăm dò chất lượng đội ngũ ở một số trường trọng điểm của huyện, của tỉnh, thành phố, chúng tôi cũng thấy không hiếm thầy, cô giáo có tuổi đời cao, dạy lâu năm là GV giỏi, đầy nhiệt tâm, được HS yêu thích. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một bộ phận GV trẻ nhưng chây lười về trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến những giờ lên lớp bị động, lúng túng còn hậu quả về chất lượng thì HS phải gánh chịu.

Một số Sở, Phòng cũng thường có xu hướng chọn GV trẻ, bề ngoài có vẻ năng nổ, nhiệt tình để làm chuyên viên Phòng, Ban, hay bộ phận phổ thông. Cũng cần chú thích thêm rằng, sự năng nổ, nhiệt tình "công vụ" hoàn toàn khác với " lửa" nhiệt tình trong chuyên môn. Kết quả của lối chọn lựa như vậy đôi khi gây hậu quả ngược, thay vì một chuyên viên khi đi cơ sở dự giờ, khảo sát có thể đánh giá đúng tay nghề của GV nào đó thì lại đánh giá một cách sai lệch làm giảm ý chí, niềm tin của họ.

Một đối tượng khác nữa cần phải nói đến là đối tượng GV không thiếu năng lực nhưng thuộc dạng "chây ì", bảo thủ, không chịu thích nghi với cái mới. Khi đặt vấn đề tìm hiểu phong trào dạy học tích cực ở TP Huế, chúng tôi được lãnh đạo Phòng đưa đi dự giờ một tiết dạy Ngữ Văn 9 tại Trường THCS Nguyễn Chí Diễu, một trường thuộc hàng " cây đa, cây đề" của ngành GD-ĐT thành phố. Được Ban giám hiệu giới thiệu người thực hiện tiết dạy là một thầy giáo Tổ trưởng tổ Văn có "thâm niên" nghề nghiệp, chúng tôi đã chắc thế nào cũng được dự một tiết dạy theo đúng nghĩa tích cực. Nhưng kết quả, đó là một tiết dạy gần như theo PP cũ, truyền thụ một chiều: thầy hỏi- trò trả lời – thầy ghi bảng-học trò chép theo một cách máy móc. Chúng tôi cho rằng, việc hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" (một bài thơ hay, nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải) là không mấy khó khăn, nếu thầy chịu khó tìm tòi để có một hệ thống câu hỏi tối ưu, kích thích được hứng thú cảm thụ tác phẩm của số đông HS; hay thầy có thể kết hợp đan xen nhiều biện pháp khác như cho HS thuyết trình độc lập, bàn luận theo nhóm, diễn ngâm, nghe băng nhạc ở cuối tiết học…

Một GV có kiến thức văn học tương đối vững vàng, có sở trường về phong cách, giọng điệu như thầy giáo dạy Văn ở Trường THCS Nguyễn Chí Diễu kể trên mà lại không thể có được tiết dạy phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS? Phải chăng, đó là do thầy đã chủ quan vào vốn hiểu biết sẵn có của mình trước một tác phẩm văn chương đã từng dạy đi dạy lại trong nhiều năm, hay còn vì lý do nào khác? Sự chuẩn bị chu đáo, chú tâm vào đổi mới PP, tất sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Đây là điều chúng tôi đúc rút được từ một tiết dự giờ Tiếng Việt lớp 6, tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Cô giáo Đinh Thị Khiểm, người thực hiện tiết dạy đã đến tuổi về hưu, không thuộc diện GV giỏi, nhưng vẫn nỗ lực trong công việc soạn giảng, tìm tòi, để có được tiết dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào có được đội ngũ lãnh đạo tâm huyết với nghề, sẽ tạo ra sinh khí  chung cho đội ngũ GV của mình. Ở Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có được một đội ngũ như thế nên chất lượng HS giỏi nhiều năm qua luôn dẫn đầu huyện Phú Ninh.

Tại Trường THPT An Lương Đông thuộc huyện Phú Lộc, một huyện nghèo của Thừa Thiên Huế, chúng tôi cũng bắt gặp một không khí dạy và học theo hướng tích cực, thể hiện rõ nét sự sâu sát trong chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo cũng như các chuyên viên của Sở và của cả BGH, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Trường.

Tích cực hóa hoạt động của học sinh là mục tiêu của đổi mới PP ( Tiết học Tiếng Việt lớp 65-Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi-Phú Ninh)
Tích cực hóa hoạt động của học sinh là mục tiêu của đổi mới phương pháp ( Tiết học Tiếng Việt lớp 65-Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi-Phú Ninh)

Công nghệ thông tin có thực sự là đòn bẩy?

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã không còn là khó khăn, khi chính mỗi cá nhân đều thấy rõ vai trò của CNTT trong đổi mới PP dạy học. Thừa Thiên Huế được xem là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện mục tiêu xây dựng trường học điện tử. Các đơn vị, trường học đều đã tạo điều kiện về tinh thần, vật chất giúp GV tự xây dựng bài giảng điện tử và các phần mềm giảng dạy, các thí nghiệm ảo…

Cách đây khoảng chỉ khoảng 5 năm, chúng tôi đến trường THPT An Lương Đông ở huyện Phú Lộc, từ cơ sở hạ tầng về CNTT đến việc ứng dụng CNTT của đội ngũ gần như là con số không. Vậy mà nay, nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ hệ thống các phòng học lý thuyết, phòng học thực hành thí nghiệm, tin học ngoại ngữ, công nghệ thuộc loại hiện đại của tỉnh, với trên 100 máy vi tính có nối mạng, nhiều máy chiếu Prjector. Phong trào soạn giảng bằng giáo án điện tử được đội ngũ GV tham gia và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Qua dự giờ cô giáo Võ Thị Tuyết Nhung với bài dạy " Vi rút và bệnh truyền nhiễm" (bộ môn Sinh vật) ở lớp 10 A2, chúng tôi nhận thấy rõ sự hứng thú học tập của HS từ sự nhiệt tình, tận tâm của cô giáo khi sử dụng nhiều thao tác như chiếu phim, dùng tranh minh họa, bản đồ tư duy, điều khiển thảo luận theo nhóm…

Cô Nguyễn Thị Hường, GV dạy bộ môn Sinh vật của Trường THCS Nguyễn Chí Diễu cho biết, việc ứng dụng CNTT khi lên lớp giải quyết được nhiều khó khăn, chẳng hạn như với tình trạng một lớp trên 50 em như hiện tại, và còn thuận lợi trong việc tạo ra những giờ học sinh động, nhất là với những tiết thực hành. Theo cô Hường, ngoài hoạt động dạy chính khóa trên lớp, các GV cần tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với các GV khác trong cùng bộ môn, để học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT theo hướng tích cực của đồng nghiệp. Khả năng ứng dụng CNTT để đổi mới PP dạy học của GV cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác như một số người thường nghĩ mà phụ thuộc vào độ kiên trì, chịu khó học hỏi như trường hợp của cô Nguyễn Thị Hường, người có tới trên 30 năm trong nghề nêu trên.

Hay một điển hình khác tại thành phố Tam Kỳ-Quảng Nam, cô giáo Trương Kim Nhật, Tổ trưởng tổ ngoại ngữ của Trường THCS Lý Tự Trọng cũng đã sắp đến tuổi về hưu nhưng là người có nhiều sáng kiến trong ứng dụng CNTT để tạo ra những tiết học có sức thu hút đối với HS. Năm học vừa qua, cô Trương Kim Nhật cũng đã từng đạt một số giải cao trong ứng dụng CNTT vào soạn, giảng ở bộ môn tiếng Anh.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT chỉ thực sự là đòn bẩy của dạy học tích cực, nếu như ở mức độ vừa phải, hợp lý chứ không rơi vào tình trạng lạm dụng. Có không ít GV hiện nay còn rơi vào tình trạng "trình diễn" nội dung bài dạy với những hình ảnh, màu sắc bắt mắt, còn HS thì lại rơi vào tình trạng chiếu-chép một cách thụ động, không hiệu quả. Lại có những giờ học chỗ nào cũng sử dụng CNTT dẫn tới nhàm chán. Ngay trong tiết học gọi là có đổi mới phương pháp như của cô Võ Thị Tuyết Nhung ở Trường THPT An Lương Đông kể trên, chúng tôi vẫn nhận ra một điểm đáng tiếc: nếu như cô không sử dụng quá "liều lượng" các phương tiện, thiết bị dạy học, mà thiết kế một cấu trúc bài dạy khoa học hơn với những khoảng lặng thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nhiều.

Nguyễn Thị Thúy Hồng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Day-hoc-theo-huong-tich-cuc-–nhin-tu-co-so-1965459/

Tự chủ giáo dục ĐH Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế

Posted: 09 Dec 2012 02:12 AM PST

Bộ GD-ĐT đã giao thí điểm tự chủ ở 6 trường đại học là ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Hà Nội, ĐH Mở TP.HCM và Viện ĐH Mở Hà Nội. Sau hơn 4 năm thực hiện, các đơn vị này đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế cần tháo gỡ.

 

Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội, mức độ tự chủ đại học công lập Việt Nam hiện vẫn còn rất thấp, trong khu vực Đông Á chỉ hơn được duy nhất Campuchia.

 

Xu hướng chung trong khu vực và trên thế giới là tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học và mỗi nước thực hiện theo các cách khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội, giáo dục, kinh tế của từng nước. Theo PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Việt Nam không nên "bê nguyên" một mô hình nào nhưng hoàn toàn có thể rút ra những đặc điểm làm bài học cho mình.

 

Giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn vướng nhiều rào cản cơ chế để phát triển

Xu hướng tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập

 

 

Nhật Bản đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia tại xứ "Mặt trời mọc" lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu.

 

Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục ĐH phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006.

 

Từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học. Một số đại học lớn như ĐH Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính của họ.

 

Không cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt

 

 

Ở Nhật, tuy Bộ GD và ĐT vẫn quy định mức học phí tiêu chuẩn hàng năm nhưng đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học nâng mức học phí lên 20% nếu muốn.

 

Hongkong (Trung Quốc) áp dụng tự chủ tài chính một phần trong giáo dục đại học. Các cơ sở có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền tự ấn định mức học phí cho những chương trình trường tự đầu tư.

 

Một nước ở Đông Á có nền giáo dục đại học phát triển là Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công ở nước này vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh vực tài chính, mặc dù đã có một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005. Ngược lại, các trường đại học tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính.

 

Với Lào, nước được xếp vào nhóm có thu nhập thấp như Việt Nam, trường đại học quốc gia Lào được trao quyền tự chủ một phần. Cơ chế tài chính được thiết lập cho phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hội đồng trường.

 

Tự chủ không có nghĩa là Nhà nước chấm dứt cấp kinh phí

 

 

Tại Singapore, chính phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.

 

Với các nước có thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia…, chính phủ trao quyền tự chủ tài chính cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, và cho phép cơ sở giáo dục linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho một số chương trình và trong một số trường hợp.

 

Các trường còn được điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ. Tuy nhiên, kể cả những cơ sở tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.

 

Ví dụ như ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.

 

Tương tự, các trường đại học tự chủ ở Indonesia cũng được hưởng quyền tự chủ như ở Thái Lan. Về mặt pháp lý, các trường đại học tự chủ của Indonesia cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ. Ở Malaysia, các cơ sở giáo dục đại học nước này cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh phí cấp trọn gói.

 

Tuy nhiên, dù là tự chủ hoàn toàn hay một phần, điều quan trọng là giao quyền tự chủ phải gắn với việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch, ông Nhạ nhấn mạnh.

 

Mạnh Hải (lược ghi)

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-chu-giao-duc-dh-viet-nam-va-kinh-nghiem-quoc-te-671753.htm

Cẩn trọng khi quyết định theo học các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài

Posted: 09 Dec 2012 02:12 AM PST

(GDTĐ)- Bộ GDĐT khuyến cáo các bậc phụ huynh và các sinh viên, học viên cần cẩn trọng tìm hiểu về tính pháp lý của các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài trước khi quyết định đăng ký tham dự.

Ảnh MH
Ảnh MH

Thời gian qua, Bộ GDĐT đã chủ trì và phối hợp với các địa phương tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động đào tạo có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Qua thanh, kiểm tra, Bộ GDĐT đã phát hiện một số cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài chỉ được cấp phép đào tạo trình độ sơ cấp nghề (cấp chứng chỉ, không có giá trị tích lũy để cấp văn bằng) nhưng đã tiến hành đào tạo và liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học.

Chánh Thanh tra Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị sai phạm, yêu cầu chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết trái phép trên lãnh thổ Việt Nam, trả lại kinh phí cho người học và giải quyết hậu quả (nếu có).

Đồng thời, Bộ GDĐT đã tiến hành rà soát và tổ chức kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với một số cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài.

Qua kiểm tra, Bộ GDĐT đã đề nghị UBND các địa phương tiến hành thu hồi giấy phép hoạt động của một số cơ sở không tuân thủ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cố tình tiếp tục tư vấn, tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết đã bị đình chỉ.

Cơ quan quản lý đã ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của các cơ sở tái vi phạm quy định của pháp luật về đào tạo và liên kết đào tạo như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Melior Việt Nam, Công ty TNHH Nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH Đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (SIBME).

Trước đó, Công ty TNHH Dạy nghề Đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam cũng đã bị đình chỉ hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

Bộ GDĐT khuyến cáo các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên, học viên cần cẩn trọng tìm hiểu về tính pháp lý của các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài trước khi quyết định đăng ký tham dự.

Chỉ có các cơ sở giáo dục đại học mới được phép đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học phải được cấp phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc do các đại học (Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng) cấp phép cho các trường thành viên.

Bộ GDĐT lưu ý, truy cập trang thông tin điện tử chính thức của Cục Đào tạo với nước ngoài và trang thông tin điện tử của các đại học để tìm hiểu về tính pháp lý của các Chương trình liên kết đào tạo đã được thẩm định và cấp phép.

Những câu hỏi, thắc mắc về tính pháp lý của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài có thể gửi đến hòm thư điện tử của Cục Đào tạo với nước ngoài: phongduan@vied.vn để được giải đáp.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201212/Can-trong-khi-quyet-dinh-theo-hoc-cac-chuong-trinh-dao-tao-co-yeu-to-nuoc-ngoai-1965460/

Những sự kiện đáng chú ý của ngành giáo dục trong năm 2012

Posted: 09 Dec 2012 02:10 AM PST

Ngày 18/6/2012 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giáo dục Đại học với số tán thành 84,57%. Luật Giáo dục Đại học gồm 7 chương, 73 điều, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Tư tưởng xuyên suốt của Luật Giáo dục Đại học là trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Luật quy định về vấn đề này theo hướng chỉ mang tính nguyên tắc về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và không dẫn chiếu đến các điều khoản cụ thể.

Luật giáo dục đại học có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Trước đó, đã có không ít ý kiến tranh luận của các nhà chuyên môn, những giáo sư đầu ngành không đồng tình thông qua Dự thảo luật trong năm 2012. Theo GS Trần Hồng Quân "Dự án Luật Giáo dục đại học đang rối mà chúng ta chưa có hướng giải quyết, chưa có chiến lược quốc gia về phát triển giáo dục đại học. Vì vậy, có thông qua thì Luật cũng không thể áp dụng".


Ảnh minh họa Internet

Còn GS Phạm Thụ thì cho rằng, nếu thông qua Luật Giáo dục Đại học trong năm 2012 này thì chúng ta làm ngược quy trình. Luật Giáo dục Đại học là nội dung phải hành lang hóa các đường lối chính sách của nhà nước. Đường lối của Giáo dục thể hiện ở chiến lược giáo dục. "Phải đợi ít nhất đến sau hội nghị Trung ương tháng 10 để có đường lối rõ ràng, có thể soạn thảo lại và thông qua vào năm 2013" GS Phạm Thụ nhấn mạnh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đổi mới trong thời điểm nào, thời đại nào thì lại là một câu hỏi còn nhiều ý kiến bàn luận. Cho đến nay, khi sự nghiệp giáo dục của nước nhà được cho là đang phát triển về lượng, tuy nhiên nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại sự phát triển này chỉ là bề nỏi, chưa có thực lực của chất trong đó. Chúng ta muốn phấn đấu bằng các nước tiên tiến nhưng theo nhiều chuyên gia nhận định, nền giáo dục của Việt Nam đang đi chệch hướng của con đường nhân loại.

Cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng, nền giáo dục phát triển chậm còn có thể khắc phục được, nhưng đối với một nền giáo dục đi chệch hướng ra khỏi "đường ray" thì còn nguy hiểm gấp bội. Trong năm 2012 dư luận đã dành không ít thời gian cho tư tưởng đổi mới giáo dục lần này, và kỳ vọng vào nhiều điểm sáng hơn so với những lần đổi mới trước.

Người luôn có phát ngôn sắc sảo và luôn có tâm huyết với ngành giáo dục là GS Hoàng Tụy từng nói: Muốn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục cần phải có một tư duy hệ thống. "Giáo dục là một hệ thống phức tạp, nếu đổi mới theo kiểu cứ gặp đâu làm đó thì sẽ không tránh được "đầu Ngô, mình Sở", hiệu quả sẽ rất thấp kém" GS Hoàng Tụy khẳng định.

Còn Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng: Thay đổi căn bản và toàn diện một nền giáo dục là công trình lớn của quốc gia, không thể một vài năm mà xong. Tình thế rất bức thiết, phải khẩn trương nhưng lại phải căn cơ, bài bản, không thể riêng một mình ngành giáo dục làm nổi. Trước mắt Trung ương cần bàn và ra nghị quyết, xác định mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề trọng tâm cần tập trung để nền giáo dục thực sự đổi mới căn bản và toàn diện.

Góp chung cho ý kiến trọng đại này, GS Phạm Minh Hạc – Nguyên là Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải cải tạo tâm lý sính bằng cấp nặng nề trong xã hội, điều đó cần một giải pháp đồng bộ. Cho tới hiện nay các ý kiến đóng góp cho sự nghiệp đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục đang được Bộ GDĐT tiếp thu và sớm có những điều chỉnh phù hợp.

Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6 vừa qua đã nêu rõ, sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực có hạn, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đã thu được những kết quả, thành tựu rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục – đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển,… Trung ương yêu cầu phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề.

Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp. Trước mắt, cần tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX và các kết luận, quyết định của Bộ Chính trị, chỉ đạo triển khai thực hiện thật tốt Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020.

Đầu tháng 10/2012 Bộ GDĐT đưa ra Dự thảo Quyết định quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Theo đó, hiện có khoảng 190.000 nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 01/1994 đến tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu nhưng đã được hưởng PCTN từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1993 theo Quyết định số 309 – CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Cụ thể:

+ Các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 01/1994 đến 12/1998, số tiền trợ cấp là 2.000.000đ/người.

+ Các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 01/1999 đến 12/2003, số tiền trợ cấp là 3.000.000đ/người.

+ Các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 01/2004 đến 5/2011, số tiền trợ cấp là 3.500.000đ/người.

Dự toán ngân sách chi cho chế độ này theo các mức trên, khoảng 565 tỷ đồng.

Mặc dù Bộ GDĐT đã có quy định cấm dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học, theo đó, không được dạy thêm cho học sinh tiểu học, học sinh học 2 buổi/tuần. Tuy nhiên, lệnh cấm vẫn cấm, trên cả nước nhất là các thành phố lớn tình trạng dạy thêm, học thêm còn rất phổ biến.

Theo nhiều chuyên gia, việc xuất hiện tình trạng dạy thêm, học thêm còn là lẽ đương nhiên khi các chính sách hỗ trợ nhà giáo còn thiếu, nhất là lương và phụ cấp. Với hệ số lương của giáo viên như hiện nay không thể đủ sống, từ đó xuất hiện nhiều giáo viên tổ chức mở lớp dạy thêm để kiếm thêm thu nhập.

Dưới cái nhìn của người trong cuộc, hiệu trưởng một số trường THPT của Hà Nội cho rằng dạy thêm, học thêm là một nhu cầu có thật của rất nhiều phụ huynh, học sinh. Nhu cầu này một phần bởi cách thi cử hiện nay, phần khác, quan trọng hơn, là do áp lực từ nội dung chương trình.

Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan đến nỗi các thành phố lớn liên tiếp phải ra văn bản chấn chỉnh lại việc này. Cách đây không lâu, Sở GDĐT Hà Nội cho biết, quan điểm của Sở GDĐT Hà Nội là không cho phép dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học (cả trong và ngoài nhà trường) nên không hướng dẫn các nội dung liên quan cũng như chỉ đạo không cấp phép cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào dạy thêm học sinh tiểu học "Nếu tổ chức, cá nhân nào cố tình dạy thì đó là dạy không phép", ông Quang nói.

Trong số các em tham dự các môn thi, đội tuyển Việt Nam đã giành được 8 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng.

Lần đầu tiên trong lịch sử dự thi Olympic khu vực và quốc tế các môn văn hóa dành cho học sinh THPT, cả 31 học sinh của tất cả các đội tuyển đều đoạt huy chương, trong đó có 5 HCV; 11 HCĐ. Đây cũng là lần đầu tiên, một nhóm 3 học sinh đoạt giải, và là giải Nhất Hội thi Intel ISEF.

Trong kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012, một số địa phương chưa từng có tên trong bảng vàng thành tích thi Olympic khu vực và quốc tế những năm trước thì năm nay, lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt huy chương. Trong đó, tỉnh Sơn La – địa phương miền núi còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện dạy và học nhưng đã có học sinh dự thi và đã đoạt huy chương ở cả hai kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và Olympic Vật lý quốc tế.

Tỉnh Hà Nam lần thứ 3 có học sinh đoạt huy chương môn Vật lý quốc tế, nhưng kể từ 17 năm sau tái lập tỉnh, năm nay lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt huy chương ở cả hai kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và Olympic Vật lý quốc tế.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng dần đều sau 6 năm thực hiện "hai không"
Phong trào "hai không" trong thi cử được áp dụng những năm trước đã tỏ rõ kết quả của nó. Tuy nhiên, càng về sau này phong trào này lại tỏ ra không mạnh, nhiều người nói rằng "hai không" đã hoàn thành sứ mạng của nó và hiện cần phải có một thay đổi mang tính hệ thống để nâng cao chất lượng học sinh đỗ tốt nghiệp.

Có thể thấy rõ đồ thị hình sin của phong trào "hai không" thể hiện qua các năm; Sau hiện tượng “Đỗ Việt Khoa”, tháng 7/2006, tân Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào “Hai không” với cam kết của lãnh đạo Bộ và Giám đốc 64 tỉnh, thành phố. Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện phong trào này, năm đó tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ đạt 66%. Năm 2008, tỉ lệ đỗ cả nước  tăng thêm 9%. Năm 2009, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung bình là gần 84%. Bước sang năm thứ tư thực hiện “Hai không” (năm 2010), tỷ lệ tốt nghiệp bình quân cả nước đã tăng lên 93%. Năm  2011, tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT của cả nước lại tăng lên 96%. 54 trong số 63 tỉnh, thành phố đỗ tốt nghiệp trên 90%, và tỉnh đỗ thấp nhất là 82% và cho tới năm 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung cả nước đạt 97,63%. Cụ thể, đối với hệ THPT, tỷ lệ đỗ đạt 98,87% còn hệ Giáo dục thường xuyên đạt 85,47% – một con số rất ấn tượng.

Với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở con số đẹp như mơ này khiến nhiều người hoài nghi về một chất lượng giáo dục không thực chất. Các ý kiến bày tỏ cần có một cuộc "cách mạng" để nâng tầm hoặc cách nào đó cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT. PGS – TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT thì cho rằng không nên xem kỳ thi tốt nghiệp THPT là “bảng chuẩn” cho chất lượng giáo dục.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhung-su-kien-dang-chu-y-cua-nganh-giao-duc-trong-nam-2012/257317.gd

Comments