Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những hình ảnh vui về giáo viên

Posted: 06 Dec 2012 12:28 AM PST

giao vien
giao vien
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui
giao vien vui

Mối lo thật sự từ phong trào luyện chữ đẹp

Posted: 06 Dec 2012 12:22 AM PST

Câu hỏi thời sự

Đi học, biết chữ, là để đọc lên, viết ra. Nhưng viết bằng tay hay bằng máy tính? Câu hỏi này chưa cần trả lời ngay.

Còn câu hỏi thời sự là: Bọn trẻ hiện đang tập viết (kể cả đang "luyện chữ" để tạo "nết người"); vậy 15 hay 20 năm nữa các cháu sẽ ứng dụng ra sao cho bõ cái công khổ luyện hôm nay?

Dù thờ ơ hay day dứt với câu hỏi, chúng ta vẫn phải xuất phát từ thực tế đất nước. Nước Việt Nam ta vẫn là nước nghèo, chưa thể so sánh với Mỹ, Anh hay Đức…, không thể quá sốt ruột khi thấy những nước này bắt đầu lộ trình thay hẳn chữ viết tay kiểu uốn lượn, mềm mại, bằng thứ chữ “giống chữ in” - để có thể viết nhanh và dễ đọc (thì giờ tập viết dôi ra sẽ dành cho kỹ năng sử dụng bàn phím). Nói khác, vẫn phải tạm để bọn trẻ nước ta tập viết như hiện nay. Vấn đề là chúng càn tập viết tới mức nào và còn kéo dài bao lâu nữa?

Dẫu sao, các bậc cha mẹ – nếu định lo xa cho con cái – bắt buộc phải tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Và phải có những chữ "nếu" để cân nhắc các trường hợp, vì ai mà dám chắc con cái mình sẽ làm nghề gì sau này?. Nhưng dù "nếu" gì đi nữa, thì 15 hay 20 năm tới máy tính cũng phổ biến, dễ mua và rẻ gấp 5 hay 10 lần bây giờ – nhất là khi so với ngân quỹ gia đình thời đó. Vấn đề là khi đó, con cái chúng ta (ngoài năng lực viết tay), liệu đã quen dùng cả 10 ngón tay để bắt cái bàn phím phải dốc hết năng lực hầu hạ mình hay chưa?. Xin nhớ, bọn trẻ có khả năng mau thuộc (nhanh hơn người lớn) cách dùng cả 10 ngón tay để gõ chữ. Lợi thế của tuổi trẻ là vậy. Chưa cần nói, nếu sử dụng thành thạo bàn phím, con cái chúng ta còn đủ sức tận dụng năng lực vô hạn của chiếc máy tính tương lai – tuy rất gọn nhẹ, rẻ tiền, nhưng có sức mạnh gấp bội so với những máy tốt nhất hôm nay.


Rèn cho trẻ viết chữ đẹp, cũng là rèn tính kiên nhẫn. – Ảnh minh họa

Câu trả lời liệu đã dứt khoát?

Chưa thể biết nghề nghiệp tương lai của một học sinh tiểu học, ta vẫn có thể dùng "nếu" để quyết định con cái mình sẽ đầu tư công sức tập viết "chữ đẹp" tới mức nào…

- Nếu sau này đứa con may mắn trở thành người phải viết những bản thảo hàng trăm hoặc ngàn trang để xuất bản, thì viết tay không thể đắc dụng. Mà càng nắn nót để viết cho đẹp sẽ càng tốn thì giờ, vô bổ. Chẳng qua, đó chỉ là lao động chân tay. Nó lạm vào thì giờ tư duy sáng tạo.

- Nếu cha mẹ hy vọng đứa trẻ sẽ trở thành nhà thư pháp, sống bằng nghề (không phải nghiệp dư, hay thú vui)? Trường hợp này, càng cần sớm đánh giá nghiêm chính năng khiếu đứa con mình. Mà chỉ năng khiếu cũng vẫn không đủ, còn phải biết chắc rằng con mình có một năng lực thiên phú, thiên bẩm (trời cho) mới dám quyết định. Chữ thư pháp không chỉ đẹp, còn phải mỹ thuật, bay bổng, toát lên vẻ đẹp cao thượng… Bán chữ kiếm sống thời nay không dễ…

- Nếu khả năng viết chỉ được dùng để ghi ra mảnh giấy những việc cần làm trong ngày (lắm việc tới mức không nhớ nổi), hoặc danh sách thức ăn cần mua cho bữa tiệc sinh nhật, cho mâm cỗ ngày giỗ… (loại này, mỗi năm sài vài lần là nhiều)… Đôi khi đó chỉ là mảnh giấy cài lên cánh cửa để dặn dò đứa con vài điều phải làm… Loại chữ cho việc này cần luyện tới mức nào?

- Để viết đơn xin việc? Liệu khi đó nhà tuyển dụng có còn dựa vào chữ viết để suy ra "nết người" – như ta nghĩ hôm nay? Nếu chỉ nhờ "chữ tốt" mà trở nên thành thạo trong việc "viết đơn xin việc" thì thật… bất hạnh. Năng lực ra sao mà con người này cứ phải viết hết đơn này tới đơn khác – tới mức thành thạo?

- Xin các bậc cha mẹ cứ "nếu" tiếp, để có quyết định phù hợp cho đứa con mình.Và, cái tiêu chuẩn "đủ nét, đủ dấu và viết nhanh" (như có người đề xuất) có phù hợp cho số học sinh đông đúc tới nhiều triệu?.

Cân bằng suy xét, không nghiêng sang một cực

Không chấp nhận luyện chữ có nghĩa là… mặc kệ cho con em chúng ta viết chữ xấu (!). Sao có thể suy nghĩ thiếu cân bằng như vậy?. Thế giới muôn màu, sao cứ tự ý đề ra quy tắc cực đoan: "nếu không trắng, tức là đen" (?!).

Mục tiêu "cứng" của môn Tập Viết là thanh toán chữ xấu cho cả lớp, cả trường. Thầy cô có nghĩa vụ như vậy, không châm chước. Còn "viết đẹp" là mục tiêu "mềm", không thể dành cho cả lớp, cả trường. Và không thuộc trách nhiệm của thầy cô.

Nói cho công bằng, việc đầu tư thêm công sức và thời gian để "luyện chữ" (ngoài thời gian quy định "tập viết" trong chính khóa) là quyền riêng tư, không ai có thể cấm đoán. Những người có năng khiếu cứ việc lập câu lạc bộ, cứ luyện, cứ thi. Và có giải. Bên cạnh nó là những câu lạc bộ Toán, Văn, Sử, Địa… Rất đáng khuyến khích.Nhưng cũng không ai được phép cưỡng ép các cháu luyện chữ, buộc các cháu phải tham gia câu lạc bộ, này hay khác.

Có một số thầy cô thừa sức luyện chữ đẹp cho học sinh lớp mình; nhưng cũng có nhiều thầy cô không đủ sức làm việc đó. Đây là việc tùy tâm, không ai dám bắt buộc các thầy cô. Nhưng tất thảy mọi thầy cô đều phải có bốn phận (trách nhiệm) dạy cho 100% học sinh lớp mình tập viết chữ không xấu – tức là đủ nét, đủ dấu, dù viết nhanh. Xin hãy cân nhắc giữa gây dựng "phong trào chữ đẹp" với "phong trào thanh toán chữ xấu". Giá mà… làm được cả hai thì còn gì bằng. Vấn đề là nếu chỉ làm được một, thì sao? Chọn cái nào?

Cái gì làm chúng ta thật sự lo lắng

Đã có nhiều trường hợp (báo chí nêu) thầy cô động viên (bắt buộc?) cả lớp dự thi "chữ đẹp", tới mức tháo vở, xé trang (để thay những tờ viết chưa đẹp hoặc lỡ dây bẩn)… và cháu chữ đẹp phải "tương trợ" (viết thay) cháu viết chưa đẹp… Tuy đây là hiện tượng đáng lo – triệu chứng lồ lộ của "bệnh thành tích"; nhưng còn đáng lo hơn nữa, nếu người quản lý dùng quyền lực đặt ra những kỳ thi "chữ đẹp", từ cấp trường, cấp quận-huyện, tới tỉnh và tận trung ương – nghĩa là đã hợp pháp hóa và pháp lệnh hóa nó. Đã có cháu được giải toàn quốc về chữ đẹp (!). Luyện chữ đẹp khi đó không chỉ là phong trào – tự phát hoặc có chỉ đạo – mà đã do một triết lý – có gốc rễ rất sâu ở giới quản lý chi phối. Đây mới là mối lo thật sự.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Moi-lo-that-su-tu-phong-trao-luyen-chu-dep/256694.gd

‘Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than…’

Posted: 06 Dec 2012 12:22 AM PST

- Chuyên gia kinh tế Bùi Văn nói rằng thế hệ của ông đã hút dầu, khai thác hết than, đánh bắt hết cá và đã
chặt rừng xuất khẩu sang Nhật nhưng tự hào về điều đó vì đã để lại cho thế hệ trẻ con đường duy nhất là sự học mà
không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên.

Các diễn giả tại buổi thảo luận "Người trẻ và sự học"
Phiên thảo luận "Người trẻ và sự học" diễn ra cuối tuần trước tại TP.HCM do chương trình Hạt giống lãnh đạo IPL tổ chức đã thu hút được đông đảo bạn trẻ, sinh viên ưu tú của các trường đại học lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về việc học hành.

Giới trẻ đang học cái mình thích

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, việc học kiến thức thì vô tận, kho kiến thức cũng vô hạn nhưng thời gian hữu hạn, quan trọng là người trẻ biết chọn lựa cần học cái gì?

Mọi việc chúng ta làm đều phục vụ cho đời sống và cuộc sống của riêng mình. Các bạn trẻ hiện nay đã biết học để làm gì và thích học gì, có người học ít, người học nhiều, hoặc không học nhưng chúng ta đang học cái chúng ta thích hơn là học cái để sống (học để kiếm tiền).

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn cho rằng hiện nay, nếu muốn thống trị thế giởi phải là sức mạnh của sự học. Cách đây 700 năm trước đế chế Mông Cổ thống trị cả thế giới bằng vó ngựa. 500 năm về trước người ta thống trị thế giới bằng thuyền buồm và chỉ mới cách đây 250 năm người Anh đã thống trị thế giới bằng sức mạnh của động cơ hơi nước – Ông Bùi Văn phân tích.

Theo ông kết quả của sự học đã chứng minh, trong 3 năm liên tiếp gần đây năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã tụt từ hạng 59 xuống 65. Ba vùng lõm gồm GDĐH – CĐ và dạy nghề, khả năng tiếp thụ công nghệ và năng lực sáng tạo đều thấp dưới mức trung bình.

Tại buổi thảo luận, đại diện cho thế hệ trẻ, diễn giả Võ Thị Minh Anh – ĐH Mount Holyoke (Mỹ) cũng đồng tình rằng, hiện nhiều bạn đang đi học nhưng không biết đi học cái gì, hoặc học cái mình thích nhưng sau khi ra trường đời, cần phải học lại để cảm nhận cuộc sống và soi lại để xem nó có phục vụ cuộc sống hay không.

Anh Lê Ngọc Duy Thắng – CEO Navisto cho rằng, thế hệ trẻ hiện giờ "học xói đầu" nhưng nền GD của Việt Nam chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho bạn trẻ đi theo đam mê mà học giống như là một nghĩa vụ.

Con đường duy nhất là sự học

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, các bạn trẻ đừng đòi hỏi nền GD phải thay đổi mà nên tự thay đổi, tự tạo ra nhu cầu về sự học, chủ động để học. Các bạn trẻ có nhiều lý do học nhưng trong đó có những lý do rất lãng xẹt như học chỉ để lấy cái bằng, lấy chỗ chứ không phải học điều chúng ta cần, nên điều này rất lãng phí thời gian.

"Nền GD của Việt Nam hiện nay có rất nhiều điểm yếu nhưng đừng để cái điểm yếu đó ảnh hưởng đến sự học. Nếu ngồi chê giáo dục Việt Nam học nặng quá, học nhiều quá thì mỗi người nên tự làm khác môi trường học của mình"

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn cho rằng, cái chính của sự học là sự nỗ lực. "Chúng ta hay nói việc học ở Việt Nam là thầy giảng, trò ngồi nghe. Lớp học có tới 60-70 người đã cho là đông, khó tiếp thu, nhưng có những lớp học ở Harvard có tới 1.000 SV ngồi nghe, vậy tại sao họ vẫn đưa ra được cách học tốt? Cứ thử làm một phép so sánh đơn giản, để làm được 1 tỷ USD đầu tiên, Bill Gates đã phải mất từ 6 đến 7 năm nhưng ông chủ Facebook làm ra số tiền đó chỉ mất trong vòng 1 năm, đó là sự khác nhau giữa sự học và không học.

Ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường PACE và Viện trưởng viện IRED cũng nêu quan điểm rằng, người Việt Nam ai cũng mong muốn tiếng nói của mình được thế giới lắng nghe. Nhưng để có được điều đó phải có năng lực và thành tựu; quan trọng là chúng ta phải học và học kiểu gì để có năng lực và thành tựu.

Tôi rất tâm đắc với các bạn đi học ở nước ngoài về bảo rằng ở Anh- Pháp –Mỹ học chẳng khác gì Việt Nam nhưng vấn đề có chăng chỉ có vài điểm khác nho nhỏ. Khác ở chỗ thầy nói cái gì và nhận thức của người học như thế nào. Ví dụ, tại giảng đường Harvard sinh viên vào trường, câu khẩu hiệu "chúng tôi là những nhà lãnh đạo thế giới" nên suy nghĩ của họ làm thế nào để thay đổi thế giới, làm thế nào để thế giới tốt đẹp hơn. Chính sự khác biệt nho nhỏ đó biến học trò của họ thành người khác và dân tộc họ thành một dân tộc khác – Ông Trung phân tích.

• Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99763/-the-he-chung-toi-da-hut-dau---dao-het-than----.html

Thầy giáo trẻ xứ Nghệ chinh phục giám khảo nước ngoài

Posted: 06 Dec 2012 12:22 AM PST

Trẻ, nhiệt tình, đam mê nghiệp gõ đầu trẻ, thầy giáo Vương Quốc Linh đã tự mày mò học tin học để thiết kế bài giảng điện tử phục vụ cho công tác dạy học. Và chính bài giảng đó hoàn toàn chinh phục được ban giám khảo của Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (viết tắt là VVOB) trong cuộc thi soạn giáo án với chủ đề "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực".

Trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, để học sinh có điều kiện thực hành các môn học với trực quan sinh động là điều rất khó thực hiện đầy đủ tại các trường học. Đặc biệt đối với các môn như Hóa học lại càng khó hơn, vì có những chất hóa học độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe, vì vậy quá trình thí nghiệm đảm bảo an toàn là cả một vấn đề đặt ra. Là giáo viên dạy môn Hóa học, thầy Vương Quốc Linh hết sức trăn trở vấn đề này. Cuối cùng, anh chọn phương án xây dựng bài giảng điện tử cho học sinh thực hành, như vậy vừa đảm bảo chất lượng bài giảng, học sinh dễ tiếp thu vừa đảm bảo an toàn cho cả thầy và trò.

Bài giảng hóa học là về chất mêtan trong chương trình hóa học lớp 9, có 2 công thức hóa học cần phải cho học sinh thực hành là: Mêtan phản ứng với ôxi và mêtan phản ứng với Clo. Công thức đầu ít nguy hiểm hơn, học sinh có thể thực hành trực tiếp, nhưng với công thức thứ 2, thầy Linh chủ tâm cho học sinh thí nghiệm ảo trên máy tính thông qua bài giảng điện tử.


Thầy giáo Vương Quốc Linh giới thiệu đề án với bạn bè quốc tế ở Seoul (Hàn Quốc).

"Khó nhất là thể hiện được quá trình thay đổi về màu sắc của chất hóa học trong quá trình phản ứng. Có làm được vậy, các em học sinh khi thực hành ảo mới mường tượng được tác dụng trong phản ứng", thầy Linh chia sẻ. Cuối cùng bài giảng điện tử về chất mêtan cũng hoàn thành, anh háo hức đem vào áp dụng giảng dạy cho các học trò quê thân thương vốn chịu nhiều thiếu thốn.

Trong cuộc thi "Soạn giáo án ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực" do Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Nghệ An tổ chức, bài giáo án điện tử của thầy Linh đã giành giải Nhất trong các giáo án điện tử dự thi môn Hóa học. Bài giảng này sau đó tiếp tục được chọn đi tranh tài cùng giáo viên 5 tỉnh bạn trong cùng chủ đề do tổ chức VVOB tổ chức. Bài giảng đã thực sự chinh phục ban giám khảo châu Âu (vốn có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các chương trình hỗ trợ về giáo dục tại các nước châu Á – Thái Bình Dương) và đã vượt qua 24 giáo án còn lại đạt giải Nhất, giành giải thưởng 200 USD với bài giảng này. Đáng mừng hơn, bài giảng đã được VVOB chọn dịch ra tiếng Anh và đem đi dự cuộc thi giáo án điện tử toàn cầu tổ chức ở Vương quốc Bỉ.

Sinh năm 1982, ngay sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Nghệ An chuyên ngành Hóa – Sinh, thầy Vương Quốc Linh về giảng dạy tại mái trường quê hương ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), nay là Trường THCS Phú Hồng (sau khi sáp nhập trường THCS Hồng Thành vào xã Phú Thành vào đầu năm học 2012). 30 tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, nhưng bằng sự nỗ lực, lòng yêu nghề, thầy Linh được đánh giá là một trong những giáo viên dạy giỏi. Thầy liên tiếp được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2 chu kỳ liên tiếp và giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhiều học sinh dưới dự dìu dắt của thầy cũng đã đạt thành tích cao trong học tập, thể hiện qua kết quả tham gia các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh. Trên sân chơi dành cho những học sinh ưu tú của tỉnh năm học 2008 – 2009, có 2 học sinh của Trường THCS Hồng Thành khi đó đã giành được 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích môn Hóa học toàn tỉnh. Đặc biệt, thầy Linh còn là tấm gương sáng về tự học và sự tâm huyết.

Thầy Phan Xuân Thông – Phó Hiệu trưởng nhà trường còn nhớ như in câu chuyện anh giáo trẻ Vương Quốc Linh tự bỏ tiền túi ra mua 7 bộ máy tính thanh lý của quán internet về lắp đặt trong trường để hướng dẫn các thầy cô về công nghệ thông tin. "Theo tôi biết, Linh tự học về máy tính rồi tận tình hướng dẫn cách sử dụng, cách tìm kiếm thông tin trên mạng cho những giáo viên còn yếu về mảng này. Trẻ mà tâm huyết lắm!".

Với những cuộc thi, thầy Linh tiếp tục thể hiện là một thí sinh xuất sắc. Vừa qua, thầy cùng với các đồng nghiệp đã viết Dự án: "Xây dựng bản thiết kế vườn trường ở cấp THCS" theo hướng cho học sinh tham gia vẽ vườn trường theo ý tưởng, sở thích của mình. Dự án đã được tổ chức UNESCO Bangkok, Thái Lan đánh giá cao và cấp kinh phí 300 USD thực hiện tại 3 trường THCS ở Yên Thành. Vừa qua, thầy Linh được UNESCO mời qua Hàn Quốc giới thiệu và trình bày đề án này với các đồng nghiệp đến từ 28 nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

"Mình làm thầy không chỉ mong học sinh chủ động, hứng thú đến với kiến thức mà cũng phải luôn trau dồi, học hỏi để tìm ra cái mới, phục vụ công tác giảng dạy của mình. Là thầy giáo có nghĩa là làm học sinh suốt đời cũng chẳng sai", thầy Linh chia sẻ.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thay-giao-tre-xu-nghe-chinh-phuc-giam-khao-nuoc-ngoai-670733.htm

Khai thác nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ cho việc dạy và học

Posted: 06 Dec 2012 12:21 AM PST

(GDTĐ) – Ngày 5/12 tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Internet đã, đang, và sẽ thay đổi cách dạy và học như thế nào”,  thảo luận các giải pháp tối ưu nhằm tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ cho việc dạy và học.


CNTT và Internet đã góp phần vào việc nâng cao kiến thức của người dạy và người học tại Việt Nam

15 năm qua, kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, Internet với các công cụ như tra cứu trực tuyến, thư viện mở, các dịch vụ như E-learning… đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mà đầu tiên là góp phần vào việc nâng cao kiến thức của người dạy và người học tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cùng với internet, những hình thức học tập mới cũng được hình thành như học online, học từ xa. Việc đưa công nghệ vào dạy và học cũng góp phần thay đổi hai quá trình này và thay đổi tài nguyên học tập truyền thống.

Ông Đinh Hồng Hải (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân: nhiều kiến thức các giảng viên, giáo sư thu nhận được từ chính học sinh sinh viên. Có những điều chưa rõ, các em có thể tra tìm trên google trước khi hỏi thầy cô.

Ông Vũ Mạnh Lợi, (Viện xã hội học- Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của người trẻ và mạng Internet từ những cuộc điều tra về thanh niên. Nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi hoàn toàn khác biệt về đặc trưng tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin qua mạng Internet của thanh niên Việt Nam.


Quang cảnh buổi tọa đàm

Internet tác động sâu sắc đến GDĐT ở 5 khía cạnh: Yêu cầu các tri thức- kỹ năng mới để thích ứng với xã hội mới; Thay đổi trong công nghệ dạy và học; Hình thành các tổ chức đào tạo kiểu mới, các phương thức hợp tác giáo dục mới; Học tập suốt đời, dẫn đến thay đổi trong tổ chức và quản lý đào tạo; Tài nguyên học tập mở và cơ hội học tập cho mọi người.

Để hòa nhập với thế giới, ngoài CNTT thì cần phát triển các kĩ năng ngoại ngữ. Với lợi thế của dân số đông và trẻ, giáo dục Việt Nam phải tìm cách đưa tiếng Anh trở thành công cụ cho mọi người có học, đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong mười quốc gia có số người nói tiếng Anh đông nhất thế giới.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Khai-thac-nguon-tai-nguyen-tu-Internet-phuc-vu-cho-viec-day-va-hoc-1965394/

Tuyển sinh thạc sĩ: Quay lại miễn thi ngoại ngữ

Posted: 06 Dec 2012 12:21 AM PST

Nhiều học viên, giảng viên không giấu được bối rối trước những thay đổi khi quy chế hiện hành mới được triển khai hơn một năm.


Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

"Xoay 180 độ"

Theo dự thảo, việc tổ chức thi tuyển sinh đầu vào thạc sĩ với môn ngoại ngữ sẽ dựa vào khung trình độ năng lực ngoại ngữ dạng thức đề thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu.

Theo các cán bộ đào tạo, quy định mới đã "xoay 180 độ" so với quy định hiện hành. Từ tháng 8-2011 đến nay, thí sinh dự thi cao học bất luận có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nào cũng phải qua thi tuyển.

Thậm chí khi một số trường cố tình lờ quy định, vận dụng quy định cũ, cho miễn thi ngoại ngữ người học từ nước ngoài về, người có bằng ĐH chính quy… liền bị Bộ GD-ĐT yêu cầu "hủy kết quả trúng tuyển" với hơn 1.000 học viên của 14 trường ĐH lớn.

Trong cuộc họp với các trường, để giải thích lý do việc bắt thi ngoại ngữ với những trường hợp đặc biệt này, lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT "bật mí" lý do "có quá nhiều bằng giả", "mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ".

Bằng chứng khi đó được viện dẫn là một trường ĐH sư phạm phía Nam miễn thi ngoại ngữ cho hàng trăm người vì có những văn bằng ngoại ngữ khác nhau, đến khi bộ bắt phải thi lại theo quy chế thì có đến hơn 100 người bị… trượt.

Rõ ràng, để miễn thi ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT phải có biện pháp giám sát chặt chẽ khi chính bộ cũng thấy bằng cấp về ngoại ngữ nhiều khi chỉ là "cái vỏ" bề ngoài.

PGS.TS Trương Đoàn Thể – phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH Trường ĐH Kinh tế quốc dân – cho rằng thực tế các quy định về trình độ ngoại ngữ đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh mà Bộ GD-ĐT đặt ra hiện không dễ thực hiện.

"Nếu làm chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn B1, B2 thì rất khó. Song vấn đề chính là thực hiện. Bộ thả cho các trường đào tạo thì việc đạt chứng nhận trình độ ngoại ngữ như vậy lại không quá khó khăn" – ông Thể nói.

Chặt đầu vào, thoáng đầu ra?

Một điểm mới của dự thảo thông tư mà bộ vừa công bố là tiêu chuẩn tốt nghiệp của học viên cao học không có điều kiện về ngoại ngữ như quy chế hiện hành.

Quy định hiện hành yêu cầu thi đầu vào ngoại ngữ và để đủ điều kiện tốt nghiệp, người học phải đạt trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1. Trong khi với quy chế mới, các điều kiện tốt nghiệp không đi kèm về trình độ tiếng Anh.

"Đây là bước ngoặt lớn trong sự thay đổi quy chế. Hiện nay, đầu ra của học viên cao học phải đạt trình độ ngoại ngữ B1, nhưng sắp tới ứng viên phải đạt trình độ này mới trúng tuyển làm học viên. Do đó, dù không có quy định với đầu ra nhưng đầu vào đã rất chặt" – PGS.TS Bùi Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, khẳng định.

Theo ông Tuấn, quy định này được đưa ra xuất phát từ việc triển khai thực tế quy chế hiện hành nhiều bất cập. "Quy định đầu ra đạt trình độ ngoại ngữ B1, nên nhiều học viên dành quá nhiều thời gian lo cho ngoại ngữ, không còn thời gian đầu tư cho chuyên môn, chất lượng học tập, nghiên cứu không tốt.

Lại có trường hợp như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cố để đạt chuẩn đầu ra cho học viên lại xảy ra vụ giáo viên tìm sửa bài, nâng điểm cho hàng loạt. Bộ quy định trình độ ngoại ngữ phải đạt ngay từ đầu vào để tránh những hiện tượng nêu trên"- ông Tuấn phân tích.

Ông Tuấn cho hay bộ cũng lường trước việc quy chế mới sẽ làm giảm người dự tuyển, quy mô đào tạo thạc sĩ có thể hạn chế hơn, nhưng sự ảnh hưởng này chỉ diễn ra ở những đợt tuyển sinh đầu tiên khi áp dụng quy chế mới.

Ngày 5-12, PGS.TS Bùi Anh Tuấn cho biết hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về trình độ ngoại ngữ của học viên cao học, nghiên cứu sinh. Song từ phản ảnh của giáo viên thì thấy chỉ có khoảng 50% học viên có thể tham khảo tài liệu bằng tiếng nước ngoài ở những chừng mực rất khác nhau.

"Riêng việc miễn thi ngoại ngữ với học viên là người nước ngoài xuất phát từ việc nhiều học viên nước ngoài gửi đơn lên Bộ GD-ĐT xem xét vì họ đến Việt Nam học thì tiếng Việt đã là một ngoại ngữ, nếu yêu cầu thêm trình độ một ngoại ngữ nữa thì quá sức và không phù hợp" – ông Tuấn dẫn giải.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tuyen-sinh-thac-si-Quay-lai-mien-thi-ngoai-ngu/256674.gd

Sẽ dùng phần mềm PCGD-CMC thống nhất trong cả nước

Posted: 06 Dec 2012 12:21 AM PST

(GDTDD) – Thực hiện kế hoạch triển khai Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục- chống mù chữ", Bộ GDĐT sẽ cung cấp phần mềm PCGD-CMC để sử dụng thống nhất trong cả nước.


Cần phát huy những lợi ích của CNTT trong giáo dục

Bộ GDĐT đã tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn cung cấp hệ thống phần mềm PCGD-CMC để cung cấp, cài đặt và sử dụng thống nhất ở tất cả Ban chỉ đạo PCGD-CMC các cấp.

Bắt đầu từ tháng 12/2012, Ban chỉ đạo PCGD-CMC của Bộ phối hợp với các địa phương và nhà thầu triển khai thí điểm hệ thống phần mềm này tại 12 tỉnh/thành phố là: Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Hậu Giang, TP.HCM, Sóc Trăng và Đồng Nai.

Để đảm bảo việc sử dụng phần mềm PCGD-CMC đồng bộ trên toàn quốc, tránh đầu tư trùng lặp cũng như đảm bảo hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT xem xét, không mua sắm phần mềm PCGD-CMC và chuyển nguồn vốn (nếu có) sang triển khai những nhiệm vụ ưu tiên khác trong kế hoạch.

Được biết, PCGD-CMC là phần mềm phục vụ cho công tác điều tra, thống kê Phổ cập Giáo dục theo yêu cầu của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và các Phòng GDĐT quận huyện. Sử dụng phần mềm PCGD-CMC sẽ giúp việc thống kê nhanh hơn và chính xác hơn so với làm thống kê bằng tay hoặc bằng các phần mềm văn phòng đơn giản.

Phong Huyền

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Se-dung-phan-mem-PCGDCMC-thong-nhat-trong-ca-nuoc-1965404/

Comments