Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục xốc lại chất lượng đào tạo thạc sĩ

Posted: 04 Dec 2012 02:40 AM PST

– Dự thảo thông tư về ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ được Bộ GD-ĐT
trưng cầu ý kiến rộng rãi 4/12. Theo đó, dự kiến việc thi tuyển sinh đào tạo trình độ
thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm.
Thủ trưởng các trường ĐH nếu để xảy ra sai
phạm trong đào tạo thạc sĩ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu nhận được đồng thuận, thông tư Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ sẽ được áp
dụng từ năm 2014 theo phương thức đào tạo tín chỉ.

Theo đó, các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ
sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.

Chất lượng đào tạo thạc sĩ cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu (Ảnh: Người lao động).

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện phải có văn
bằng tốt nghiệp ĐH đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự
thi.

Ngành tốt nghiệp ĐH được coi là ngành gần với ngành dự thi đào
tạo thạc sĩ khi chương trình đào tạo của ngành này ở trình độ đại học khác nhau không
quá 20% đối với chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và không quá 40% đối với
chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng

Người có bằng tốt nghiệp ĐH ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển
phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ
trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.

Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký theo ngành ngoại ngữ đúng
với bằng tốt nghiệp ĐH theo hình thức giáo dục thường xuyên thì phải có bằng tốt
nghiệp ĐH hình thức chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác.

Danh mục các ngành gần được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành
hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục ĐH xác định trong thông báo tuyển sinh hàng năm.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quy định cụ thể điều kiện văn bằng được dự thi đào
tạo trình độ thạc sĩ cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH.

Các đối tượng được ưu tiên trong quy chế được cộng một điểm vào kết quả thi
(thang điểm 10) cho môn cơ bản; 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ. Người
thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

Quá trình học, học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác sẽ bị điểm
không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó. Nếu học viên có bốn học phần phải học lại
hoặc có một học phần học lại mà điểm thi vẫn đạt dưới 5,0 điểm thì sẽ bị đình chỉ học
tập.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99614/bo-giao-duc-xoc-lai-chat-luong-dao-tao-thac-si.html

Đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm giáo viên TCCN theo chuẩn

Posted: 04 Dec 2012 02:40 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT hướng dẫn cụ thể một số nội dung trong đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN.

Ảnh MH
Ảnh MH

Theo đó, quy trình đánh giá, xếp loại theo các bước: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; Khoa/tổ bộ môn đánh giá, xếp loại; Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.

Kết quả cuối cùng của việc đánh giá, xếp loại giáo viên toàn trường theo chuẩn trong năm học thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng, thể hiện trên phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN của hiệu trưởng, được công bố công khai trong tập thể giáo viên và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.

Để có thêm thông tin cho việc đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên, hiệu trưởng có thể lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giáo viên.  Trong quá trình đánh giá, xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trưởng.

Khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn, điều cần thiết và quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng được giáo viên tích lũy trong quá trình làm việc và xuất trình khi cần chứng minh mức độ đạt được của tiêu chí.

Trong quá trình đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn, giáo viên có quyền khiếu nại về việc xếp loại năng lực sư phạm của khoa/tổ bộ môn hoặc của hiệu trưởng.

Kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn được làm căn cứ, tư liệu tham khảo cho việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; làm cơ sở để hiệu trưởng phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực sư phạm của giáo viên, xem xét trong việc nâng lương, nâng ngạch, đề bạt, khen thưởng…;

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201212/Danh-gia-xep-loai-nang-luc-su-pham-giao-vien-TCCN-theo-chuan-1965367/

Giáo viên mầm non quá tải giờ làm việc

Posted: 04 Dec 2012 02:39 AM PST

“Phá rào” giờ định mức

6h30 sáng, như mọi giáo viên (GV) mầm non khác, cô Nguyễn Thị Minh Nghĩa, GV Trường mầm non Bến Thành (Q.1, TPHCM) có mặt ở trường để dọn vệ sinh lớp học và đón học trò. Liên tục cho đến sau 5 giờ chiều, cô Nghĩa cùng một GV nữa vừa làm công việc chuyên môn, vừa để mắt trông chừng trẻ và phải làm thêm rất nhiều công việc khó gọi thành tên khác để dạy và chăm sóc cho hơn 40 trẻ trong lớp.

Chưa kể, vào mùa cao điểm dịch bệnh, các cô và bảo mẫu phải ở lại vệ sinh lớp học, đồ chơi bằng Javen hoặc Cloramin B đến 6 giờ tối mới có thể rời lớp học.

Thời gian làm việc tại trường của GV mầm non từ 11 - 12 giờ/ngày, gấp đôi so với quy định.

Với những GV độc thân, không vướng bận chồng con thì họ có thể thu xếp được nhưng với những GV đã lập gia đình thì rất nan giải. "Có GV sáng sớm chở con theo đến trường, tranh thủ làm vệ sinh trường lớp, đón trẻ xong việc rồi mới tranh thủ mới chở con mình đến trường. Những ngày rảnh rỗi nhất trong năm, GV mầm non cũng phải làm việc ít nhất hơn 10 giờ/ngày", cô Nghĩa nói.

Đặc biệt, trong thời gian dài nửa ngày làm việc đó, các cô gần như không có thời gian để nghỉ. Giờ trưa, chờ học trò đi ngủ, các cô mới vội vàng ăn cơm rồi lại đi kiểm tra chăn gối, canh chừng trẻ vì các em có thể thức dậy hay đòi đi vệ sinh bất kỳ lúc nào.

Cô Đặng Huỳnh Bích Trân, GV Trường mầm non Tuổi Thơ 7 cho biết, những lúc quá “đuối”, hai cô trong lớp phải thay nhau đặt lưng nhưng chẳng bao giờ được ngủ yên quá 10 - 15 phút. Vì một chút sơ sẩy có thể xảy ra điều không hay với trẻ ngay.

"Nhiều hôm gia đình có việc hay mệt trong người, GV cũng rất ngại xin nghỉ vì mình nghỉ, gánh nặng sẽ trút lên GV còn lại. Có GV bị đau cột sống, vừa làm việc vừa chảy nước mắt chịu đau, mệt quá ngồi trệt xuống giữa nhà đấm lưng thình thịch, mình nhìn mà ứa nước mắt", cô Trân bày tỏ.

Nửa ngày ở lớp chưa hết việc, về nhà, đội ngũ GV mầm non phải soạn giáo án, thiết kế bài giảng, làm học cụ… cũng như tìm hiểu các kiến thức chuyên môn. Chưa kể, mỗi lần có đoàn kiểm tra thì nhiều GV phải thức xuyên đêm để chuẩn bị hồ sơ, bài giảng.

"Ai cũng tưởng ở bậc mầm non soạn bài giảng một lần rồi dùng luôn vài năm nhưng thật ra năm nào cũng thay đổi cái này đến cái kia. Nhất là gần đây thực hiện chương trình đổi mới, GV phải chuẩn bị bài giảng rất cực, vừa làm vừa sợ sai", cô Minh Nghĩa cho hay.

Cách đây hơn một năm, để giảm tải cho GV bậc học mầm non, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 48 quy định GV mầm non làm việc 6 tiếng/ngày đối với trẻ học 2 buổi và 4 giờ/ngày đối với trẻ học 1 buổi/ngày. Quy định này không có giải pháp cụ thể nên không nơi nào thực hiện, mà có muốn thực hiện cũng không nổi.

Bà Vũ Thị Thu Hà – hiệu trưởng Trường mầm non Bến Thành (Q.1) cho hay, để thực hiện đúng quy định ngày dạy 6 tiếng chỉ có cách duy nhất là cần phải có đủ GV luân phiên, chia thành 2 ca mỗi ngày. Nhưng không thể được vì lấy đâu ra kinh phí để chi trả tiền lương, chưa nói đến việc thiếu nguồn tuyển GV.

Chỉ cần trả đúng công sức

Khi hỏi về quy định làm việc 6 giờ/ngày, các GV mầm non cười cho rằng quy định quá hài hước và thiếu thực tế. Điều này thể hiện rõ là không một trường mầm non nào ở TPHCM, GV được làm việc đúng giờ theo quy định. Tuy làm việc "ngoài giờ" quy định mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng nhưng GV mầm non chỉ được trả tiền phụ trội là 200 giờ mỗi năm (mỗi ngày 1 giờ), còn lại họ phải làm việc không công.

Nhiều GV chia sẻ, không công việc nào “phá” quy định giờ giấc làm việc công khai như GV mầm non. Họ cũng không vui vẻ khi nhận tiền phụ trội vì không hiểu được tại sao lại gọi là tiền phụ trội trong khi thực tế mỗi ngày GV mầm non làm việc trên 11 tiếng đồng hồ. Ngoài 6 giờ như quy định, 1 giờ phụ trội còn lại 4 tiếng đồng hồ họ làm việc thì để đi đâu? Cũng như tất cả mọi nghề, không GV nào đi dạy mong nhận tiền trợ cấp, phụ trội mà họ chỉ mong được trả đúng với công sức, thời gian làm việc của mình.

Lúc trẻ ngủ trưa, GV mầm non ngồi trông chừng trẻ. 

Bà Nguyễn Thị Mai Hương – phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.5 cho hay, quy định GV làm việc 6 tiếng/ngày trong điều kiện hiện nay không thể nào thực hiện được. Theo bà Hương, một vấn đề rất áp lực đối với GV mầm non là các cô không được tập trung vào chuyên môn giáo dục mà phải kham rất nhiều việc về công tác chăm sóc trẻ.

Ở nước ngoài, công việc của GV mầm non chủ yếu là giáo dục, còn việc chăm sóc trẻ hay các công tác vệ sinh trường lớp là do bảo mẫu. Theo bà Hương, để giảm áp lực cho GV cần tăng cường đội ngũ bão mẫu ở trường mầm non nhưng hiện nay đội ngũ bảo mẫu cũng rất hạn chế vì chưa có định biên, lương thấp và rất khó tuyển.

Tại các không ít các cuộc hội thảo của ngành, nhiều lãnh đạo bày tỏ không thể để tình trạng những GV mầm non có trình độ đại học, cao đẳng phải đi dọn vệ sinh. Điều này không chỉ làm các cô chán nản với nghề mà còn dẫn đến hệ lụy các thế hệ sau e ngại chọn Sư phạm mầm non. Nhưng cũng chỉ là những lời lẽ mang tính động viên, hô hào mà chưa có lời giải.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-vien-mam-non-qua-tai-gio-lam-viec-669771.htm

Bộ GD-amp;ĐT bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp vụ

Posted: 04 Dec 2012 02:39 AM PST

(GDTĐ)-Chiều nay (4/12), trong khuôn khổ chương trình giao ban tháng 12, Bộ GDĐT đã công bố các quyết định cán bộ. Theo đó, 4 lãnh đạo cấp vụ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đợt này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các cán bộ. Ảnh: gdtd.vn
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các cán bộ. Ảnh: gdtd.vn

Cụ thể, bổ nhiệm TS.Phạm Ngọc Định – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học giữ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;

Bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hữu – chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;

Tiếp nhận và bổ nhiệm TS.Nguyễn Thị Kim Phụng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội về công tác tại Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng;

Bổ nhiệm lại TS.Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.

Dịp này, Bộ GDĐT cũng công bố quyết định nghỉ chế độ đối với ông Lê Tiến Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và bà Hoàng Lan Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201212/Bo-GD-DT-bo-nhiem-4-lanh-dao-cap-vu-1965365/

Quốc hội cho người trẻ

Posted: 04 Dec 2012 02:38 AM PST

Bộ trưởng Giáo dục Singapore Heng Swee Keat đã thể hiện sự ủng hộ của ông với ý tưởng về một diễn đàn định kỳ dành cho thanh niên – nơi cho phép người trẻ chia sẻ những hi vọng và quan điểm của mình.

Sự kiện "Cuộc đối thoại Singapore của chúng ta"

Bộ trưởng Heng đã phát biểu bên lề sự kiện "Cuộc đối thoại Singapore của chúng ta" trước 94 người trẻ ở Câu lạc bộ Trung tâm cộng đồng Tampines.

Nur Atiqah Sulaiman – một người trẻ tham gia sự kiện này – đã đề xuất ý tưởng về một "quốc hội dành cho người trẻ". Sau cuộc thảo luận kéo dài 4 giờ về các chủ đề như giáo dục và các giá trị, cô sinh viên 20 tuổi của Viện giáo dục kỹ thuật đã đề xuất ý tưởng của mình với Bộ trưởng Heng.

Sau đó, ông Heng đã nói với các phóng viên: "Đó chắc chắn là điều mà chúng tôi sẽ xem xét".

Ông cũng nói thêm rằng ý tưởng "quốc hội dành cho thanh niên" này có thể mang hình thức của một diễn đàn, giống như sự kiện này nhưng được tổ chức định kỳ và thường xuyên.

Nữ sinh Atiqad nói rằng cô hi vọng một diễn đàn hay một "quốc hội" như vậy có thể nói lên đầy đủ quan điểm của những người trẻ.

"Quan điểm của Chính phủ và quan điểm của thanh niên đôi khi có thể khác nhau. Chúng ta có thể có những cuộc thảo luận về các vấn đề thời sự 6 tháng một lần, sau đó trình bày những gì chúng ta muốn và cảm thấy cho Chính phủ" – cô sinh viên này nêu ý kiến.

  • Nguyễn Thảo (Theo Straits Times)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99590/quoc-hoi-cho-nguoi-tre.html

Khi phụ huynh có nhiều yêu sách

Posted: 04 Dec 2012 02:38 AM PST

Đòi hỏi…. "con vua"

Bà Phan Thúy Trang – hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp, TPHCM) kể, thầy cô và học sinh (HS) trong trường từng được phen hú hồn khi một bà mẹ quậy tưng và chửi bới um xùm giữa sân trường. Người mẹ chỉ trỏ vào mặt giáo viên (GV), lãnh đạo đe dọa nếu con trai của bà có chuyện gì không hay, nhà trường phải chịu trách nhiệm. Nguyên nhân xuất phát từ việc… vệ sinh cá nhân tại trường học của cậu con.

Khăng khăng cho rằng con trai cưng không thể tự đi vệ sinh một mình như bạn bè nên bà mẹ này đòi yêu cầu đặc biệt: hàng ngày vào giữa buổi bà sẽ vào trường để đưa cháu đi vệ sinh. Không được đồng ý, người mẹ này vẫn lao vào trường, bế cậu con vào nhà vệ sinh để… xi tè. Đến khi nhà trường kiên quyết không cho vì muốn giúp cháu thích nghi, bà mẹ nổi đóa.

Nhiều trường học oải với những đòi hỏi kỳ quặc từ phụ huynh.

Tại trường, cũng từng gặp các đòi hỏi lạ lùng khác như phụ huynh nhất quyết đòi con mình phải được ngồi bàn đầu cho dù cháu cao lớn nhất lớp, đòi hỏi con mình phải có suất ăn riêng đặc biệt ngay tại trường…

"Có nhiều trường hợp trường thuyết phục, lý giải nhưng phụ huynh không nghe thì trường phải kiên quyết nếu phụ huynh hợp tác có thể chuyển con sang trường khác thì họ mới chịu", bà Trang nói.

Theo bà Trang, nguyên nhân phụ huynh lúc nào cũng đòi hỏi con mình phải được "ưu tiên" do hội chứng con cưng và xuất phát từ việc họ thiếu tin tưởng ở con, luôn nghĩ con mình chưa thể làm được những việc đó.

Đối với các trẻ nhỏ ở bậc mầm non, tiểu học, việc hợp tác nhằm thống nhất việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình cực kỳ quan trọng nhưng không ít phụ huynh phớt lờ điều này. Khi con không như mong muốn của mình thì họ đổ hết lỗi về phía nhà trường.

Hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.5 cho biết để khi nhà trường tổ chức buổi nói chuyện, tuyên truyền để phụ huynh ở nhà tạo điều kiện tự phục vụ những việc trong khả năng như mặc quần áo, đi giày dép, tự xúc ăn… không ít có phụ huynh phản ứng: "Nhà tôi có người giúp việc, cháu chẳng phải động tay động chân việc gì hết".

Chưa kể, có phụ huynh còn thường xuyên đến trường "giám sát" việc dạy học của GV, nhắc các cô phải làm thế này, thế nọ. Khi thấy con mình làm những việc như xếp dọn đồ chơi, tự xúc ăn, chị ta chỉ tay yêu cầu… GV phải làm. GV giải thích, người mẹ vẫn khăng khăng: "Con người khác tôi không quan tâm, miễn sao con tôi được phục vụ tốt nhất, nhà tôi không thiếu tiền".

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phụ trách bậc học mầm non Phòng GD-ĐT Q.3, TPHCM tâm sự, điều bà đau lòng nhất là nhiều phụ huynh sau khi có tiền bồi dưỡng cho GV thì hồn nhiên để con biết mình với ý rất sai lệnh là bố mẹ đã "mua chuộc" cô. Điều này không chỉ làm tổn thương GV mà rất nguy hại đến cách suy nghĩ của trẻ nhỏ có thể dùng tiền để điều khiển người khác.

Biến con thành "cá biệt"

Tình huống không ít trường gặp phải là phụ huynh xử sự theo kiểu xem con mình là nhất, con thiên hạ như… cỏ rác. Một GV mầm non ở Q.8 thở dài kể, có phụ huynh ngày nào cũng đến đón con sớm rất sớm và ở lại chơi cùng con đến cuối giờ. Có mẹ bên cạnh nên cháu mè nheo, bạn cầm đồ chơi nào là cháu đòi món đó vậy là người mẹ thản nhiên giật đồ chơi của trẻ khác đưa cho con mình. Thậm chí, chị ta còn trợn mắt quát tháo, hù dọa hay hất ngã các trẻ khác để giành đồ chơi cho con mình.

Nhiều lần nhắc nhở không thành, GV yêu cầu phụ huynh đến đón con không nên ở lớp làm ảnh hưởng các trẻ thì phụ huynh này làm ầm ĩ cho rằng "GV chăm sóc trẻ không tốt, bạo hành với trẻ nên sợ phụ huynh dòm ngó".

Phụ huynh hành xử thân thiện, hợp lý sẽ giúp con dễ thích nghi, hòa đồng

Một GV dạy THCS ở Tân Bình kể, có phụ huynh sau khi đến trường bạt tay một HS khác để giải quyết mâu thuẫn bạn bè cho con, còn dặn dò con ngay trước mặt GV: "Từ nay đứa nào dám động đến mày, mày cứ tát tai cho bố. Mọi việc bố chịu trách nhiệm". Có "bệ đỡ" nên cậu học trò này chẳng "ngán" điều gì, có rắc rối gì là giơ nắm đấm ngay.

Theo các chuyên gia, các hành xử của phụ huynh không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của con mà còn tác động rất nhiều đến thái độ của bạn bè, thầy cô đối với đứa trẻ đó. Nhiều GV thừa nhận rằng, họ rất e ngại việc giáo dục, va chạm, thậm chí mất thiện cảm đối với những học trò có phụ huynh hành xử như thể kiểu mình là "con vua".

Những đứa trẻ có bố mẹ thường có hành vi "làm quá" này cũng rất ít bạn bè vì ai cũng sợ chơi, sợ tiếp xúc sẽ mang họa vào thân. Vì hành vi của mình, vô tình có những phụ huynh biến con trở thành đứa trẻ cá biệt trong mắt người khác.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khi-phu-huynh-co-nhieu-yeu-sach-669924.htm

Nhiều đối tượng được miễn thi ngoại ngữ trong tuyển sinh thạc sí

Posted: 04 Dec 2012 02:38 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, bao gồm các nội dung: tuyển sinh; chương trình, tổ chức đào tạo; nhiệm vụ và quyền của giảng viên, học viên; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.

Ảnh MH: gdtd.vn
Ảnh MH: gdtd.vn

Một trong những nội dung chú ý của dự thảo này là quy định đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ trong tuyển sinh thạc sĩ. Theo đó, căn cứ yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định môn ngoại ngữ được miễn thi cho một trong các trường hợp:

Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với  yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ;

Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền được Bộ GDĐT công nhận cấp.

Học viên là người nước ngoài;

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định một số đối tượng được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản; 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ. Đó là: Những người hiện đang sinh sống hoặc công tác được hai năm liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; Thương binh, bệnh binh người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; Con liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng; Người dân tộc thiểu số; Nạn nhân hoặc con nạn nhân chất độc màu da cam.

Trúng tuyển ngành gần phải học bổ sung kiến thức

Theo dự thảo này, người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi. Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký theo ngành ngoại ngữ đúng với bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác;

Ngành tốt nghiệp đại học được coi là ngành gần với ngành dự thi đào tạo thạc sĩ khi chương trình đào tạo của ngành này ở trình độ đại học khác nhau không quá 20% đối với chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và không quá 40% đối với chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng;

Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung;

Danh mục các ngành gần được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục đại học xác định trong thông báo tuyển sinh hàng năm;

Đối với một số ngành đặc thù mang tính liên ngành về khoa học, công nghệ và quản lý, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có thể quy định riêng nhưng quy định này chỉ để áp dụng cho chương trình đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng;

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể điều kiện văn bằng được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học cũng như thâm niên công tác chuyên môn phù hợp cho từng ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201212/Nhieu-doi-tuong-duoc-mien-thi-ngoai-ngu-trong-tuyen-sinh-thac-si-1965363/

‘Không lẽ bỏ dạy trẻ đi bộ?’

Posted: 03 Dec 2012 09:33 PM PST

- Nhiều chuyên gia, nhà quản lí và lãnh đạo các trường khẳng định rèn chữ đẹp với học sinh tiểu là cần thiết. GS Hồ Ngọc Đại ví von: "Đi hết ô tô, máy bay không lẽ bỏ dạy trẻ đi bộ?" 

Trường học lo lắng

Hiệu trưởng Trường TH Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) Phạm Thị Yến dẫn chứng: "Câu nói "nét chữ nết người" đến giờ vẫn đúng. Từ xưa việc rèn chữ giữ vở đã được coi trọng. Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thời kỳ cải cách chữ viết đẹp bị xem nhẹ. Sau đó chúng ta lại khôi phục rèn chữ viết cho học trò vì thấy cần thiết".

Ảnh minh họa. Trong ảnh: Bé trong ngày khai giảng tại một trường TH ở Hà Nội.
(Ảnh: Văn Chung)

Bản thân bà Yến cho rằng: "Ở bất cứ thời đại nào, dù máy tính có tốt đến đâu người viết chữ đẹp vẫn cần thiết, không thể xem nhẹ".

Theo hiệu trưởng Yến nét chữ đẹp là "điều kiện cần" với người giáo viên tiểu học. "Bởi phụ huynh thường tìm hiểu kỹ trường lớp, giáo viên khi quyết định cho con vào học. Giáo viên chữ đẹp khiến phụ huynh yên tâm hơn".

Mỗi năm Trường TH Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho cả cô và trò.

Phần thưởng cho học sinh là những cuốn vở hay cây bút. Với cô giáo nếu 100% vở của trò xếp loại A (với lớp 1, 2, 3) hoặc 85% đến 90% với khối lớp 4, 5 được thưởng 200.000 đồng.

"Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa tinh thần động viên lớn nên cả cô trò đều hết sức cố gắng. Hiệu quả là giáo viên đều hết sức chú ý đến việc rèn chữ cho chính mình và học trò. Cô giáo trẻ lúc mới ra trường trình bày trên bảng, chữ viết chưa đẹp sau một thời gian được cải thiện rõ rệt" – Hiệu trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan cho biết.

"Vẫn biết chữ đẹp còn do năng khiếu nhưng rèn chữ là cách dạy học trò tính cẩn thận, chu đáo. Thật kinh khủng khi học trò tiểu học không được rèn chữ viết hoặc việc này làm qua loa, đại khái" – hiệu trưởng Yến khẳng khái.

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan cho rằng: "Trẻ còn nhỏ, nếu không rèn, chữ viết sẽ rất cẩu thả nên cần "gò" vào thành chuẩn mực. Miễn sao chúng ta không làm vì thành tích, hình thức, dạy ở mức độ vừa phải để trẻ làm quen và không thấy mệt mỏi".

Từ kinh nghiệm bà Lan nhận thấy trẻ lớp 1, lớp 2, lớp 3 học ít kiến thức và chủ yếu làm quen với từ, câu. Rèn cho trẻ viết chữ sẽ không làm các cháu chán nản vì khối lượng công việc vừa phải. Lên lớp 4, lớp 5 phải học nhiều kiến thức văn hóa nên trường cũng đặt vấn đề chữ viết xuống nhẹ hơn so với các em khối dưới.

Theo bà Lan: "Rèn chữ viết đâu chỉ có kĩ thuật. Từ lớp 1 lên lớp 3 trẻ dần nâng thành kĩ năng, đòi hỏi cả tư duy và khiếu thẩm mỹ. Trẻ không chỉ viết đẹp mà tốc độ tăng dần và cuối cùng là khả năng trình bày bài viết văn hay lại đẹp".


Bỏ rèn chữ là sai lầm

Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến lấy ví dụ nhỏ để chứng minh cho việc cần duy trì việc rèn chữ viết cho trẻ. "Có lần tôi đưa các cháu nhỏ tới doanh trại quân đội để sinh hoạt ngoại khóa.

Các cháu thắc mắc hỏi tại sao các chú bộ đội gấp một chiếc chăn thôi và mất vài phút? Và nhận được câu trả lời chỉ nhẹ nhàng: Để chăn vào nếp thật đẹp và rèn tính cẩn thận. Ngày nào các chú cũng làm rồi thành quen tay, ban đầu chậm nhưng sau thành thạo sẽ nhanh và thuần thục".

Ảnh minh họa.

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng điều quan trọng là nhà trường và gia đình bố trí sử dụng thời gian hợp lý để dạy trẻ rèn chữ.

"Tôi cực lực phản đối việc rèn chữ cho trẻ ở tuổi mầm non. Nhưng từ lớp 1 đến lớp 3, trò đến lớp là học những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Ở đây là tính kỷ luật, cẩn thận.

Chúng ta khuyến khích trẻ viết đẹp, viết đúng quy chuẩn. Cần thiết thì có những món quà, lời khen động viên trẻ. Chữ đẹp là truyền thống, phải giữ lại".

Nói về việc rèn chữ, ông cho đó là việc làm tự nhiên mà tự thân các trường và thầy cô phải chú trọng. GS nhấn mạnh: "Dạy 10 học sinh viết chữ như 1 là tốt. Muốn làm phải có quy trình, kĩ thuật. Dạy không chỉ để trẻ làm như cái máy mà để trẻ yêu con chữ như nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người".

Ông lấy ví dụ: "Tâm trạng của anh khi nhận một lá thư đánh máy và thư bọc phong bì, viết tay đẹp là khác nhau. Thư viết tay cũng như sản phẩm của lao động quá khứ. Người nhận thư không chỉ đọc mà thấy cả tình cảm trong từng nét chữ".

Vị GS ví von: "Đúng là giờ đây chúng ta có máy tính, công nghệ cao nhưng bỏ rèn chữ là một sai lầm. Có hết ô tô, xe máy không lẽ không dạy đứa trẻ cách bò, đi bộ như thế nào?"

Liên quan đến cuộc thi viết chữ đẹp, Vụ Giáo dục Tiểu học. Bộ GD-ĐT là đơn vị khởi xướng phong trào và được nhiều địa phương ủng hộ, tham gia từ năm 2002 cho đến nay.

Trao đổi ngắn với VietNamNet, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Định cho rằng ý kiến của nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Mạnh Hưởng khá đầy đủ và cũng thể hiện quan điểm của Bộ về vấn đề.

Ủng hộ việc rèn chữ cho học trò hay tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp theo ông Hưởng: "Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích" và việc cần ngăn chặn là nhà trường, giáo viên vì chạy theo thành tích nên bắt ép trẻ học, rèn chữ quá nhiều tạo gánh nặng cho trò.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99490/-khong-le-bo-day-tre-di-bo--.html

Giáo trình tiếng Anh mới cho trẻ em theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Posted: 03 Dec 2012 09:32 PM PST

Bộ giáo trình này giúp các em tiếp thu tiếng Anh theo phản xạ tự nhiên, việc học tiếng Anh giờ đây như một chuyến phiêu lưu đầy thú vị và thật bổ ích.

 

 

Pearson là một tập đoàn giáo dục của Mỹ chuyên xuất bản và phát hành các đầu sách giáo khoa và đặc biệt là sách học tiếng Anh trên toàn thế giới. Với khả năng vận dụng kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến vào các chương trình giáo dục, Pearson đã mang đến cho trẻ em toàn cầu những trải nghiệm học tiếng Anh vô cùng mới lạ qua các trò chơi tiếng Anh trực tuyến với những nhận vật hoạt hình vui nhộn, các em phát triển vốn tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép và không quá tải.

 

 

Ông Darren Paine, Giám đốc Điều hành Toàn quốc, Trung tâm Anh ngữ Apollo cho biết: "Giáo trình Islands là một bước tiến lớn trong việc giảng dạy cũng như học tập tiếng Anh tại Apollo nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Bởi các em sẽ rất chủ động trong việc học như bạn bè ở các nước phát triển."

 

 

 

 

Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấn vào đây

 

 

"Chương trình học phổ thông đã là một gánh nặng không nhỏ trên đôi vai của các em, chúng tôi mong rằng với giáo trình và phương pháp dạy – học tiên tiến này, việc học tiếng Anh sẽ là những giây phút thoải mái và thư giãn đối với các em." – ông Darren chia sẻ.

Giáo trình tiếng Anh mới cho trẻ em theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

 

 

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-trinh-tieng-anh-moi-cho-tre-em-theo-chuan-quoc-te-dau-tien-tai-viet-nam-669774.htm

GS Hồ Ngọc Đại: "Chữ đẹp là truyền thống, phải giữ lại"

Posted: 03 Dec 2012 09:32 PM PST

Hiệu trưởng Trường TH Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) Phạm Thị Yến dẫn chứng: "Câu nói "nét chữ nết người" đến giờ vẫn đúng. Từ xưa việc rèn chữ giữ vở đã được coi trọng. Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thời kỳ cải cách chữ viết đẹp bị xem nhẹ. Sau đó chúng ta lại khôi phục rèn chữ viết cho học trò vì thấy cần thiết".


Ảnh minh họa. Trong ảnh: Bé trong ngày khai giảng tại một trường TH ở Hà Nội.

Theo bà Lan: "Rèn chữ viết đâu chỉ có kĩ thuật. Từ lớp 1 lên lớp 3 trẻ dần nâng thành kĩ năng, đòi hỏi cả tư duy và khiếu thẩm mỹ. Trẻ không chỉ viết đẹp mà tốc độ tăng dần và cuối cùng là khả năng trình bày bài viết văn hay lại đẹp".


Người xưa đã nói “nét chữ, nết người”

 

 


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Ho-Ngoc-Dai-Chu-dep-la-truyen-thong-phai-giu-lai/255952.gd

Comments