Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Tháng 1, Bộ sẽ họp lấy ý kiến về tuyển sinh"

Posted: 31 Dec 2012 06:35 AM PST

- Để Luật GDĐH đi vào cuộc sống từ 1-1-2013, đến nay ngành GD-ĐT đã hoàn tất việc chuẩn bị như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Để thực hiện luật, có 36 văn bản cần biên soạn mới, bổ sung, điều chỉnh, đến nay đã cơ bản hoàn thành, trong đó một số văn bản đã ban hành, một số vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến (gồm những nghị định, quyết định của Chính phủ). Nói chung, bộ đã chuẩn bị rất chu đáo, kịp thời để khi có hiệu lực có thể triển khai luật ngay. Những điểm nào đã rõ trong luật thì áp dụng thực tiễn, còn 22 điểm chưa rõ mới cần hướng dẫn. Trong đó có 4 khái niệm hoàn toàn mới mà luật đưa ra cần thêm thời gian để lấy ý kiến hoàn thiện trước khi thực hiện.

Thứ nhất là phân tầng – xếp hạng đại học. Vấn đề này thế giới đã làm nhiều nhưng Việt Nam thì chưa. Vì thế chúng tôi phải nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Phân tầng đại học là nhằm để Nhà nước tập trung đầu tư, để tạo điều kiện xã hội giám sát chất lượng giáo dục cũng như để các nhà tuyển dụng có cơ sở dựa vào đó mà tuyển dụng nhân lực. Đại học Việt Nam sẽ được phân tầng thành đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng và cao đẳng thực hành. Điều này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong năm 2013 sẽ có quy định rõ về việc phân tầng đại học cũng như việc đánh giá, xếp hạng các trường. Khi đó sẽ có những quy định cụ thể, muốn được đánh giá cao thì đầu vào của sinh viên phải cao hơn điểm sàn bao nhiêu chẳng hạn.

Cùng với đó, vấn đề xếp hạng cũng phải được làm rõ, xếp hạng theo nguyên tắc chất lượng giáo dục. Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ là người đứng ra công nhận bảng xếp hạng các trường đại học. Xếp hạng đại học ở ta không chỉ là để xã hội, người học tham khảo mà còn là căn cứ để Nhà nước đầu tư cho các trường.

Thứ hai là chuẩn quốc gia của các trường đại học. Luật quy định trường đạt chuẩn quốc gia sẽ được quyết định việc mở ngành đào tạo. Hiện bộ đang nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia của trường đại học. Khác với phổ thông, tiêu chuẩn quốc gia của đại học khó hơn do mỗi trường có một hướng đào tạo khác nhau. Vì thế, bộ đang tìm những tiêu chí chung nhất để ban hành. Trường đại học đạt chuẩn quốc gia sẽ được tự chủ cao.

Thứ ba là vấn đề các trường ngoài công lập phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Luật chỉ mới nêu định nghĩa về vấn đề này, nhưng khi thực hiện phải chi tiết, định lượng. Nhà nước sẽ có chính sách đầu tư cho các trường đại học ngoài công lập phi lợi nhuận như đầu tư cho các trường công lập. Nếu đã là trường phi lợi nhuận nhưng lại hoạt động vì lợi nhuận thì sẽ bị xử lý rất nặng. Trong năm 2013, bộ sẽ ban hành tiêu chí để phân biệt trường nào vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Các trường vì lợi nhuận sẽ phải chịu mức thuế và những chính sách quản lý riêng.

Thứ tư là vấn đề lương của giảng viên đại học, bộ sẽ phải thảo luận với các bộ liên quan để ban hành.

- Tinh thần chủ đạo của Luật GDĐH là tăng quyền tự chủ cho các trường. Vậy từ nay, các trường sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước xã hội về những sai phạm của mình?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tinh thần của luật là đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, trong đó có đổi mới cung cách quản lý. Về cơ bản, các trường sẽ được giao quyền tự chủ, nhưng anh phải bảo đảm có đủ những điều kiện để được giao tự chủ. Lúc đó, Hội đồng trường có vai trò rất lớn. Chính Hội đồng trường sẽ là người chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về những sai sót của trường chứ không phải là Bộ GD-ĐT như hiện nay.

- Trong những tháng gần đây, Bộ GD-ĐT đã có nhiều động thái quyết liệt trong việc chấn chỉnh các sai phạm trong liên kết đào tạo, trong tuyển sinh. Phải chăng đó là bước chuẩn bị cần thiết để Luật  GDĐH  đi vào cuộc sống?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đúng vậy. Suốt cả năm qua, để chuẩn bị cho luật đi vào cuộc sống, chúng tôi đã có nhiều đổi mới về cung cách quản lý đối với GDĐH. Trong đó có việc phân cấp trách nhiệm cho các địa phương, đẩy mạnh thanh tra, giám sát về hoạt động của các trường trong liên kết đào tạo, tuyển sinh, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm và công khai xử lý. Tới đây, khi luật có hiệu lực, các trường được giao tự chủ thì bộ càng đẩy mạnh hơn việc thanh tra để phát hiện và xử lý các sai phạm. Những động thái mạnh gần đây của bộ cũng là nhằm để luật đi vào cuộc sống thuận lợi, tạo nên một không khí chấn chỉnh kỷ cương, lập lại trật tự trong GDĐH. Ai sai thì xử lý nghiêm, ai làm tốt thì được thưởng. Nếu chúng ta thực hiện tự chủ mà buông lỏng kiểm tra, không đi theo pháp luật thì chất lượng giáo dục sẽ bị thả nổi. Đó là lý do vì sao chúng tôi gần đây đẩy mạnh thanh tra hoạt động của các trường, là một cách dọn đường để thực hiện luật.

- Mới đây, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói rõ, từ năm 2013 sẽ hướng đến việc tạm dừng mở mới các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện chỉ tiêu giao cho các trường bộ chỉ quy định tổng thể. Việc chọn bao nhiêu sinh viên cho ngành gì các trường tự quy định, bộ không can thiệp sâu. Tuy nhiên, về quản lý nhà nước, bộ có trách nhiệm thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch là căn cứ để các trường đại học và các cơ quan quản lý nhà nước dựa vào đó xây dựng chiến lược phát triển, điều hành để ngành này không quá thừa, ngành khác không quá thiếu. Các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng đã thừa rồi. Năm 2010 ta quy hoạch chỉ 20% các em theo học các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng trong tổng số sinh viên trên cả nước nhưng tuyển sinh 2011 vượt lên 38%.

- Trong năm 2013, công tác tuyển sinh ĐH-CĐ có gì đổi mới?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trong tháng 1-2013, bộ sẽ có cuộc họp bàn, lấy ý kiến về công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, chủ trương của bộ là ổn định tuyển sinh cho đến năm 2015 và chỉ thay đổi về kỹ thuật. Bộ cũng khuyến khích các trường có khả năng tuyển sinh riêng.

Cảm ơn Thứ trưởng!


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thu-truong-Bui-Van-Ga-Thang-1-Bo-se-hop-lay-y-kien-ve-tuyen-sinh/264464.gd

‘Bi kịch’ họp phụ huynh

Posted: 31 Dec 2012 06:35 AM PST

Trong mỗi năm học, các nhà trường thường tổ chức họp phụ huynh HS vào dịp đầu năm, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

Thông qua cuộc họp này các bậc phụ huynh sẽ nắm được tình hình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của con em mình, từ đó giúp phát huy những điểm mạnh, uốn nắn khắc phục những điểm yếu với mục đích cuối cùng là con cái "nên người".

Thế nhưng trên thực tế, nhiều cuộc họp phụ huynh bây giờ chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, gây tâm lý chán, ngại đi họp…

Ảnh minh họa (Người đưa tin)

Trăm sự nhờ… ai?

Nhận được giấy mời họp phụ huynh, tối hôm trước buổi họp, chị Hòa nhắc chồng để anh chủ động thời gian thì thấy anh phẩy tay, tỏ vẻ ung dung: – Thôi, khỏi phải mất thời gian chuyện họp hành, anh đã nhờ mẹ cu Tuấn "họp hộ" rồi. Nghe chồng nói vậy, chị Hoa ngạc nhiên lắm nên hỏi vặn lại. – Nhờ họp hộ là thế nào? Đầu năm học, có bao nhiêu vấn đề cần thiết mình phải đi nghe phổ biến để về còn biết mà theo sát con chứ… Mà không đi họp, cô giáo chủ nhiệm mới của thằng Trung lại "ấn tượng" không hay đâu… -Ôi dào! Em đừng có quan trọng hóa vấn đề họp phụ huynh đi. Anh còn lạ gì những cái cuộc họp phụ huynh đầu năm với tổng kết năm học bây giờ nữa.

Quanh đi thì nội dung họp cũng là để nhà trường giải thích những khoản đóng góp thôi. Năm nào chả thế. Sau khi phổ biến, có ai thắc mắc thì giáo viên giải thích là do trên quy định, do thực tế phát sinh và do đề xuất của hội phụ huynh. Cuối cùng là thông qua cả.…

Chẳng hiếm gì những phụ huynh như anh Thịnh chồng chị Hoa có cái nhìn tiêu cực như vậy về việc họp phụ huynh mà rất nhiều người sau vài lần dự họp về, điều họ nhớ nhất chỉ là những khoản tiền nào mình phải đóng góp cho con, năm nay nhiều hơn năm trước bao nhiêu? Mà không tìm thấy mục đích chính của cuộc họp là tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm thảo luận, góp ý kiến, tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh ở trường và ở nhà.

Thời gian dành cho mỗi cuộc họp phụ huynh thường "gói gọn" trong khoảng trên dưới 2 tiếng với diễn biến theo trình tự: Ổn định tổ chức, điểm danh, giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình, nề nếp học tập dạy và học của trường, lớp trong thời gian qua, phương hướng, kế hoạch trong thời gian tới; phương hướng, chỉ tiêu về học lực, hạnh kiểm của học sinh. Phần "thông báo" này của giáo viên chủ nhiệm thường mất khoảng 1 tiếng. Sau đó là công bố những khoản thu theo quy định chung của nhà trường cùng những khoản xã hội hóa, giáo viên còn phải mất thêm thời gian giải thích cho phụ huynh hiểu cặn kẽ về nội dung các khoản thu, đặc biệt là những khoản thu "tự nguyện" không nằm trong "phần cứng".

Cuối mỗi buổi họp, giáo viên chủ nhiệm lại phải dành ra một khoảng thời gian nhất định để trực tiếp thu các khoản tiền mà phụ huynh nào muốn nộp ngay cho "được việc".

Với chừng ấy nội dung công việc thì phần thời gian giáo viên chủ nhiệm dành trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh nhằm phối hợp với phụ huynh có biện pháp giáo dục thích hợp bị hạn chế là lẽ đương nhiên.

Để "cầu" thực sự "nối" người qua

Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, vai trò của Ban liên lạc phụ huynh cũng chưa thực sự phát huy hết tác dụng với tư cách là một tổ chức đại diện cho tất cả các phụ huynh có con em theo học trong lớp. Một số "đại diện phụ huynh" có máu mặt coi việc đóng góp chẳng đáng gì, họ còn sẵn lòng xung phong được vào ban phụ huynh để tranh thủ tình cảm với giáo viên chủ nhiệm, "tìm cơ hội" cho con em mình trong việc học hành, điểm số.

Thế nhưng với những mức độ "đóng góp tự nguyện" được đưa ra, nhiều gia đình nghèo méo mặt. Thế nên có người mới giật mình thon thót sợ con đưa giấy mời họp phụ huynh – như cái "trát" đòi tiền.

Hiện nay, tình trạng lạm thu ở một số nơi đang bị biến tướng và núp bóng dưới hình thức xã hội hóa và "tự nguyện" của phụ huynh học sinh và cuộc họp phụ huynh trở thành dịp để hợp thức hóa các khoản tiền "xã hội hóa".

Trong quá trình giáo dục học sinh, nhân tố gia đình giữ một vai trò quan trọng. Do đó, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thông qua các cuộc họp, tiếp xúc giữa phụ huynh học sinh với đại diện nhà trường, trực tiếp qua giáo viên chủ nhiệm lớp là điều cần thiết. Vì vậy, để những cuộc họp phụ huynh thực sự phát huy hiệu quả, các nhà trường và giáo viên cần cải tiến hình thức trình bày nội dung, tập trung vào việc thảo luận, bàn bạc các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh…

Thời đại công nghệ phát triển, hình thức sổ liên lạc điện tử trở thành công cụ hữu dụng, các nhà trường đang tích cực ứng dụng CNTT trong việc quản lý học sinh bằng các phần mềm tin học.

Song cho dù áp dụng cách liên lạc nào thì những cuộc họp phụ huynh vẫn là những dịp hiếm hoi để phụ huynh có thể trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao đãi tình cảm với giáo viên và môi trường học đường.

(Theo Quỳnh Chi/ Giáo Dục Thời Đại)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102995/-bi-kich--hop-phu-huynh.html

Thi tốt nghiệp 2013: Nhiều thay đổi quan trọng

Posted: 31 Dec 2012 06:33 AM PST

- Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2013 sẽ không cấm thí sinh mang vào phòng thi các vật dụng liên quan
việc làm bài thi mà gắn linh kiện điện, điện tử. Một số quy định liên quan tới quyền
lợi của thí sinh cũng được Bộ dự kiến sửa đổi.

Được mang thiết bị thu, phát vào phòng thi

Theo quy chế hiện hành, thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên
quan việc làm bài thi như bút viết, thước kẻ, bút chì đen… nhưng các vật dụng này
không được gắn linh kiện điện, điện tử.

Ảnh: Văn Chung

Tuy nhiên, dự kiến sửa đổi được Bộ nêu rõ: không cấm thí sinh mang vào phòng thi
các vật dụng liên quan việc làm bài thi mà gắn linh kiện điện, điện tử vào phòng
thi…

Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) giải thích lý do sửa đổi,
bổ sung nhằm tăng cường các biện pháp chống tiêu cực trong tổ chức thi, góp phần làm
trong sạch, lành mạnh hóa thi cử.

Dự thảo cũng quy định rõ hơn chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy chế. Theo đó,
thí sinh sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả thi nếu mang thiết bị truyền tin hoặc chứa
thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài và quá trình chấm thi
(đã hoặc chưa sử dụng). Ngoài ra, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu cũng được
bổ sung vào danh mục cấm này.

Thí sinh còn bị đình chỉ thi khi nhận bài giải sẵn của người khác kể cả khi chưa
sử dụng; chuyển hoặc nhận giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác; cố tình không nộp bài
thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp bài thi của mình hoặc làm bài
giống nhau do chép bài của nhau.

Thành lập nơi tiếp nhận bằng chứng về tiêu cực

Dự thảo này cũng bổ sung thêm nội dung chưa hề có trong quy chế hiện hành, đó là
việc xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, nơi
tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi được quy định là Ban Chỉ đạo
thi tốt nghiệp THPT trung ương; ban chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) hoặc Thanh tra
giáo dục các cấp.

Dự thảo còn quy định trách nhiệm cụ thể của cả người cung cấp thông tin và bộ phận
tiếp nhận thông tin, trong đó có nêu rõ: "Phải bảo mật thông tin và danh tính người
cung cấp thông tin".

Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không
được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi và phải gửi bằng chứng
cho nơi tiếp trong vòng 7 ngày, tính từ khi kết thúc ngày thi.

Tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin về vi phạm quy chế thi trước hết phải bảo mật
thông tin và danh tính người cung cấp thông tin, đồng thời có trách nhiệm sau đó
trách nhiệm bảo quản bằng chứng, xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng
hoặc chuyển thông tin, bằng chứng đó đến cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý. Khi
có kết quả xác minh, cơ quan có trách nhiệm phải công khai kết quả xử lý.

Sẽ chấm lại bài thi tự luận

Nhằm bảo đảm tính khách quan trong chấm thi tự luận, dự thảo bổ sung quy định mỗi
hội đồng chấm thi có một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm
thi, thực hiện chấm lại để kiểm tra ít nhất 10% số lượng bài thi do các giám khảo đã
chấm xong. Bộ cũng dự kiến có thêm quy định về chấm thẩm định bài thi tự luận. Theo
đó, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ra quyết định thành lập hội đồng chấm thẩm
định để chấm bài thi các môn tự luận của một số hội đồng chấm thi.

Thành phần của tổ chấm kiểm tra gồm: Tổ trưởng là một phó Chủ tịch Hội đồng chấm
thi; Chủ tịch Hội đồng chấm thi có thể phân công một thành viên của Hội đồng chấm thi
làm phó tổ trưởng, nếu thấy cần thiết; các tổ viên là cán bộ, giáo viên có phẩm chất
đạo đức và chuyên môn tốt.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng
chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi các môn tự luận của một số Hội đồng chấm
thi. Hội đồng chấm thẩm định có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng
về điểm chính thức của bài thi.

Cộng điểm cho học sinh…

Cũng tại dự thảo thông tư, sửa đổi bổ sung này, học viên tham gia các cuộc thi và
các hoạt động như: Đạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục
thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; vẽ; viết thư quốc tế; thi giải toán trên máy
tính bỏ túi; thi thí nghiệm thực hành bộ môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học); thi sáng
tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật do ngành GD-ĐT phối hợp với các ngành chuyên môn
từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT sẽ được cộng điểm khuyến khích khi công nhận
tốt nghiệp.

Bộ GD- ĐT cho biết, đây là quy định nhằm đảm bảo việc thống nhất trong cộng điểm
khuyến khích với học sinh THPT.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/103334/thi-tot-nghiep-2013--nhieu-thay-doi-quan-trong.html

Hot girl Nana xinh tươi chào đón năm mới

Posted: 31 Dec 2012 12:12 AM PST


Nguyễn Ngọc Anh có nick name đáng yêu Nana từng học Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Văn Lang.


Nana xinh tươi chào đón năm mới.

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hot-girl-Nana-xinh-tuoi-chao-don-nam-moi/264249.gd

Chủ đạo vun trồng tình yêu môn sử?

Posted: 30 Dec 2012 10:54 PM PST

- Để loại trừ được, trong tương lai, những cảm tưởng nặng nề của xã hội hiện nay với sự không am hiểu lịch sử của thế hệ @, không thể dồn trách nhiệm lên các giáo viên sử, theo kiểu "trăm dâu đổ đầu tằm".



Hiện vật từ xác máy bay Mỹ. Ảnh: Minh Thăng
Toàn thể hệ thống giáo dục thế hệ mới chắc chắn không chồng lên nhà trường. Duy trì tính hiếu học như thuộc tính dân tộc, tu chỉnh nó theo hướng phù hợp với đòi hỏi của thời đại trước hết là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, cụ thể là Bộ GD-ĐT.

Ngược lại, chính sách giáo dục của nhà nước xây dựng bởi nhiều thành tố. Từ đối sách với tình huống hôm nay xảy ra ở trường phổ thông: trẻ bỏ học do kinh tế thâm thủng, bạo lực hoành hành, "yêu đương" sớm, học thêm, thành tích chủ nghĩa…; đến điều chỉnh các "quái chiêu" xuất hiện trên truyền thông, trong không gian ảo (sao "lộ hàng"; trò chơi điện tử phản tác dụng; nạn sùng bái thần tượng đến cuồng si…); và nhiều độc hại xã hội, môi trường khác mà giới trẻ bị hít thở, "nếm trải", ngoài ý muốn của người lớn.

Phải nhận thấy những hạn chế của quản trị vĩ mô trong xử lý những vấn đề của quá trình toàn cầu hóa, mà mọi quốc gia không đóng cửa phải hứng, bất chấp chuyện "anh" đã tạo lập được kháng thể miễn dịch, hay chưa.

Nhưng nhà nước chắc phải quan tâm đến giáo viên dạy môn Sử "sống mòn" đến mức nào, "nỗi đau" của họ là gì, ngoài bệnh "viêm màng túi". Cảm giác "đau" của họ hôm nay chắc không giống như của thế hệ người viết bài này thời bằng tuổi họ, nhưng nỗi đau này không thể chỉ là của riêng họ. Vì họ è cổ gánh trách nhiệm "dạy lòng yêu nước" ở thời kinh tế thị trường, thời hội nhập… với những thách thức chưa có tiền lệ, kiểu "quan cách mạng", "đại gia chúa Chổm", hay tàu lạ, kẻ tự xưng là đồng… minh uốn lưỡi cú diều…

Ai đó sẽ bảo, môn Sử vẫn có giáo viên A, giáo sư B tốt, giỏi… đấy chứ. Nhưng một hai người tài giỏi, tâm huyết ở cấp cơ sở không thể làm thay đổi đươc bức tranh toàn cảnh ảm đạm của dạy và học môn Sử hiện nay.

Giáo dục tình cảm yêu nước, cũng như tình yêu với môn Sử, hay còn gọi là giáo dục đạo đức công dân, là công việc tầm quốc gia. Đòi hỏi nhà nước quan tâm đến việc dạy môn sử không trùng khớp với yêu cầu rót tiền. Càng không có nghĩa là xông lên xây những bảo tàng mười ngàn tỉ, nhất là sau khi và những đại tượng đài mang hình "thần lịch sử" bị rút ruột…

Khi bảo tàng ngàn tỉ sau 1000 năm Thăng Long bị rỗng ruột (thiếu quần thể hiện vật), thì các trách nhiệm như thiết kế tổng thể, "chạy" sơ đồ nguyên lý của các đại công trình bảo tàng, với tầm nhìn của nhiều nhiệm kỳ, hẳn phải là trách nhiệm của "ông nhà nước".

Giáo viên sử – người "cấp dưỡng", sách giáo khoa – "nguồn thức ăn lành" để duy trì tình yêu nước trong từng cá thể nhỏ một cách có phương pháp, có chịu trách nhiệm cụ thể theo chuẩn của công nghệ giáo dục. Xuất phát từ vai trò "cung tiêu" tài nguyên môn lịch sử của nhà nước, giáo viên sẽ phục vụ món ăn, hoặc như cơm suất tập thể thời bao cấp, hoặc "sơn hào hải vị", hưởng thụ từ di sản của tổ tiên, và cả của tài sản nhân loại.

Vỉ thế, không thể khoán trắng cho trường học chức năng xuất xưởng những nhà ái quốc, nhất là khi dạ dày của giáo viên lép kẹp. Ngay cả khi giáo viên "thoát nghèo", thì việc định hướng cho giáo án môn sử của họ vẫn thuộc cấp độ nhà nước, với tầm nhìn xa hơn vài kế hoạch năm năm.

Nhưng nếu nhà trường chỉ là nguồn thông tin và kiến thức hữu ích, thì Internet còn mạnh hơn về mặt này, và trẻ con sẽ bảo ta rằng chúng chả cần Trường. Ngược lại, nếu tiếp tục cho trẻ ăn cùng nhau "cơm bụi" do trường thầu, trên bàn học trong lớp, để xây dựng "tinh thần tập thể" cho trẻ, như lời của Ban giám hiệu và cô giáo một trường điểm dạy dỗ U60 tôi, thì nhà trường quả là đang hết duyên.

"Mẹ của em ở trường…" đã trở thành phạm trù lịch sử, phụ huynh hỏi? Thưa không, nhưng Nhà trường không thể chỉ là vườn trẻ được nâng cấp, chỉ để trông con cho bố mẹ đi làm 8 giờ vàng ngọc. Nhà trường chắc càng không phù hợp với vai trò "trung tâm giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến" mà một số gia đình đang lăm lăm giao phó, trong thời buổi đạo đức "yếm thủng tày giành"…

Trong bài trên Vietnamnet, thiếu tướng CCB Tên lửa Vũ Anh Thố nhấn mạnh, để vun trồng tình yêu môn sử "Phải bắt đầu từ gia đình và những người lãnh đạo. Xây dựng xã hội tốt đẹp phải chọn người lãnh đạo giỏi, đất nước phải có phong tục tập quán, nền nếp gia phong và có nhiều gia đình tốt".

Thật vậy, để đạt được những thành quả đột phá trong sự nghiệp "trồng người", phải kết hợp hai nguồn lực dồi dào: nỗ lực của nhà nước, vốn có kinh nghiệm biến "huyền thoại Phù Đổng" thành sự thực; và sự nghiệp giáo dưỡng trẻ trong bầu không khí ấm áp gia đình, mà nền móng theo truyền thống Việt là nghĩa (chung thủy, trách nhiệm) và tình (lòng yêu thương).

  • Lê Thành

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102312/chu-dao-vun-trong-tinh-yeu-mon-su-.html

Bỏ chương trình khung giáo dục ĐH

Posted: 30 Dec 2012 10:54 PM PST

Bỏ chương trình khung giáo dục ĐH

TT – Đó là sự thay đổi lớn trong chương trình đào tạo ĐH, CĐ được quy định trong thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ vừa được Bộ GD-ĐT chính thức ban hành. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 10-2-2013.

Trước đây, chương trình giáo dục ĐH phải được các trường xây dựng dựa trên chương trình khung do bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành. Với tinh thần của thông tư mới, hiệu trưởng có quyền ban hành chương trình thực hiện trong trường mình.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, quy định trước đây gần như thí sinh cứ học đủ số môn là đạt, thì sắp tới sẽ đánh giá dựa trên chuẩn đầu ra, dựa trên kiến thức mà sinh viên (SV) tích lũy được. Theo đó, khối lượng của mỗi chương trình không dưới 180 tín chỉ đối với khóa ĐH 6 năm, 150 tín chỉ đối với khóa ĐH 5 năm, 120 tín chỉ đối với khóa ĐH 4 năm, 90 tín chỉ đối với khóa CĐ 3 năm, 60 tín chỉ đối với khóa CĐ 2 năm.

Ngoài ra, trước đây SV sẽ phải bị buộc thôi học ngay nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,2 đối với SV năm 1, dưới 1,4 đối với SV năm 2, dưới 1,6 đối với SV năm 3, dưới 1,8 đối với SV các năm tiếp theo hoặc có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1 đối với các học kỳ tiếp theo. Với quy chế mới, nếu kết quả học tập ở những mức này SV sẽ chỉ bị cảnh báo kết quả học tập. Hiệu trưởng sẽ quy định số lần cảnh báo kết quả học tập, nhưng không vượt quá hai lần liên tiếp. SV sẽ bị buộc thôi học khi có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/527617/Bo-chuong-trinh-khung-giao-duc-DH.html

Cô thủ khoa luôn học giỏi tốp đầu

Posted: 30 Dec 2012 10:54 PM PST


Cô thủ khoa luôn học giỏi tốp đầu

Những đêm miệt mài bên con chữ, với những công thức, định luật của các môn học khối B đã giúp em có được điểm trúng tuyển cao nhất vào Trường ĐH Nông lâm Huế năm 2009. Tại môi trường mới này, em là lớp trưởng ba năm liền, điểm học tập của em năm nào cũng đứng tốp cao nhất của trường. Với thành tích đó, Kim Chi được cử học đối tượng Đảng từ năm thứ hai. Cô thủ khoa cũng nhận được rất nhiều học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên ĐH Huế và Trường ĐH Nông lâm Huế. Hè năm 2012, tạm gác lại chiến dịch "Mùa hè Xanh", Kim Chi cùng các sinh viên xuất sắc nhất của ĐH Nông lâm Huế được đi tham quan học tập ở Thái Lan trong ba tuần.


Phạm Thị Kim Chi

Lần tôi đến thăm Kim Chi, nhìn ra ngoài sân, chiếc xe máy mới cóng dựng bên cạnh những thớ gỗ đang bào dở dang của ba em khiến tôi bất chợt tò mò. Thì ra đó chính là "thành quả" dành dụm từ tiền dạy kèm của em trong suốt ba năm trời.

Kim Chi tâm sự: "Em đã sống tự lập từ lâu vì không muốn ba mẹ lao động nặng nhọc phải có thêm nhiều lo lắng cho em hằng ngày".

Được biết, gia đình em không mấy khá giả. Bố em làm nghề thợ mộc, suốt ngày hì hục quanh những thớt gỗ xù xì để bào ra những thanh gỗ thành phẩm. Mặc dù vậy, cứ tối đến, người thợ mộc này khoác lên mình bộ áo quần dân phòng và dành những đêm thức trắng để canh gác giấc ngủ yên bình cho khu phố. Còn mẹ em thì phụ giúp công việc gia đình và làm thêm nhiều công việc để tăng thêm thu nhập. Kim Chi có hai em, cô em gái hiện là sinh viên một trường cao đẳng, còn người em trai đang học tiểu học.

Tôi biết, Kim Chi vẫn thức khuya dậy sớm để học hằng ngày. Cô thủ khoa bộc bạch: "Em muốn cố gắng học thật giỏi để sau này có thể làm những công việc thực sự có ích cho xã hội".

Nguyễn Văn Toàn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-thu-khoa-luon-hoc-gioi-top-dau-679910.htm

Cần nguồn lực đầu tư dài hơi

Posted: 30 Dec 2012 10:53 PM PST

(GDTĐ) – Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục trên đảo Hòn Tre – trung tam hành chính của huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) được quan tâm đầu tư và có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên hòn đảo nhỏ chỉ 4 km2 nhưng có tới 5000 dân, đất chật, người đông, chi phí vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo rất cao nên việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây nhà công vụ cho GV trên đảo gặp không ít khó khăn…

Cần nơi an cư để giáo viên bám đảo

Quyết tâm vực dậy GD vùng biển đảo, ở nơi đảo xa Hòn Tre thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) giờ đây có thêm nhiều ngôi trường khang trang được mọc lên. Đây không chỉ là niềm phấn khởi của người dân trên đảo mà còn là niềm vui và ước mơ của những nhà giáo đã gắn bó với đảo hàng chục năm qua. Từ hòn đảo ngày nào chỉ có vài ngôi trường lụp xụp có nhiều cấp học, HS học xong cấp 2 phải vào đất liền hoặc sang đảo lớn hơn để học tiếp cấp 3 thì giờ đây bộ mặt GD xã đảo Hòn Tre có nhiều khởi sắc.


Cần tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trên hải đảo để GV yên tâm bám đảo công tác

Thầy trò không còn lo cảnh thiếu trường thiếu lớp vì hôm nay đảo đã có đủ trường cho cả 3 cấp học, HS không còn phải lặn lội đi xa…  Từ đất liền ra đến đảo Hòn Tre trời đã sập tối, gặp ông Võ Thành Phú, Phó Phòng GDĐT huyện Kiên Hải, người đã gắn bó với GD trên đảo hàng chục năm qua. Hỏi thăm tình hình GD, thầy Phú phấn khởi: "Hiện nay huyện đảo có 10 trường, trong đó có 2 trường THPT, 1 trường THCS, 1 trường phổ thông cơ sở, 4 trường TH và 2 trường MN… Có thể thấy rằng điều làm người dân và đội ngũ thầy cô giáo trên đảo phấn khởi nhất là giờ đây HS không còn phải đi học xa và không phải lo cảnh thiếu trường thiếu lớp…". Hỏi thăm mới biết đa số GV đang công tác trên đảo đến từ các địa phương khác, người quê ở ĐBSCL, có người quê tận các tỉnh phía Bắc và miền Trung như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…

Nơi đảo xa, bốn bề là nước nhưng đã có nhiều thế hệ thầy cô giáo đã lặn lội đến đây, vượt bao khó khăn, vất vả và bám đảo dạy chữ cho đến ngày hôm nay.  Do địa bàn hải đảo có đặc thù đất đai khá chật hẹp, phần diện tích chủ yếu là đồi núi nên chuyện nhà ở cho đội ngũ nhà giáo là vấn đề đặt ra khá cấp bách. Theo con số thống kê của Phòng GD ĐT Kiên Hải, hiện nay toàn huyện có 254 GV, đa phần GV đang ở nhà thuê, nhà trọ và nhà công vụ. Dù được quan tâm đầu tư nhưng số nhà công vụ cho GV trên đảo vẫn còn thiếu. Theo ông Võ Thành Phú thì hiện nay có khoảng 80% GV ở nhà công vụ và ở nhà thuê, nhà trọ. Trong số 10 trường của huyện Kiên Hải thì 7 trường có nhà công vụ, còn lại 3 trường vẫn chưa có nhà công vụ.


Thầy giáo trẻ Danh Thành Đạt vừa ra đảo công tác được vào ở nhà công vụ nên đã yên tâm 

Như trường TH Hòn Tre hiện nay đang gặp khó vì thiếu nhà công vụ cho GV, trong 27 cán bộ, GV, nhân viên chỉ có 4 người có nhà công vụ, còn lại một số người phải ở tập thể, ở nhà thuê, nhà trọ. Trường muốn mở rộng thêm nhà công vụ cũng rất khó vì phía sau là núi cao, xung quanh là nhà dân nên đành phải chịu… Còn thầy Nguyễn Xuân Thưởng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Kiên Hải cho biết: "Hiện nay trường có 28 GV, chỉ có 1 GV là người địa phương còn lại từ nơi khác đến như Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Kiên Giang… GV của trường người có thâm niên nhất cũng công tác 20 năm, người công tác 8 năm đến 10 năm và có GV mới ra đảo nhận công tác. Tất cả GV của trường thì 1 người có nhà riêng, 2 người mướn nhà bên ngoài còn lại đều ở nhà công vụ và nhà trọ…

Chúng tôi tìm gặp một GV "tân binh" vừa mới ra đảo Hòn Tre nhận công tác. Đó là thầy giáo Danh Thành Đạt quê ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao (Kiên Giang). Thầy Đạt tốt nghiệp ĐH Sư phạm TP. HCM ngành Hóa học rồi tình nguyện ra đảo công tác tại Trường THPT Kiên Hải. Thầy Đạt đứng lớp được 2 tháng nay và vui nhất là được sắp xếp vào ở nhà công vụ chung với một đồng nghiệp nam cũng đang công tác tại trường. Không giấu được niềm vui, thầy chia sẻ: "Mới ra đảo mọi thứ còn lạ lẫm, có ngôi nhà công vụ ở cảm thấy yên tâm và tiết kiệm được nhiều chi phí. Mong là trên đảo có thêm nhiều nhà công vụ để những GV từ nơi khác đến có nơi ăn ở và yên tâm công tác…".

Hiện nay đất đai trên đảo khá đắt đỏ, trung bình mỗi m2 giá khoảng 1 triệu đồng, sau đó san lấp mặt bằng thêm 1 triệu đồng/m2, chi phí xây dựng cao ngất ngưỡng nên dành dụm tiền mua đất, xây ngôi nhà đối với GV nơi đây không hề đơn giản. Thầy Võ Thành Phú cho biết thêm, GV công tác trên đảo được hưởng 0,5% hệ số lương cơ bản và 30% phụ cấp đặc biệt. Mới ra trường 1 GV lương khoảng 3,6 triệu đồng/tháng nên đủ trang trải cho cuộc sống. Sống trên đảo mỗi ngày ít nhất một người tiêu hết 60 ngàn đồng. Mọi thứ giá cả đều đắt hơn đất liền, nhất là mùa biển động vì đường vận chuyển khá xa trong khi trên đảo không thể trồng trọt, chăn nuôi hoặc sản xuất. Ví dụ một bình nước lọc loại 20 lít giá ở đất liền chỉ 10-11 ngàn đồng, vào mùa khô lúc đảo thiếu nước ngọt phải mua bình nước này giá 40 ngàn đồng…

Khó xây trường chuẩn quốc gia 

Huyện đảo Kiên Hải có 4 xã: Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du với số dân khoảng 21 ngàn. Trong đó đảo Lại Sơn có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất, trường lớp nhiều nhất. Dù những năm qua GD trên huyện đảo được quan tâm đầu tư nhưng đến nay huyện chưa có trường đạt chuẩn QG. Theo Phòng GD ĐT huyện thì dự kiến năm 2013 – 2015 ở xã đảo Lại Sơn tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới nên có chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn QG…


Diện tích đất khá nhỏ nên nhà công vụ GV Trường THPT Kiên Hải được xây lên cao

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Trị, Trưởng phòng GDĐT huyện Kiên Hải cho biết: "Do đặc thù địa phương là hải đảo nên điều kiện cơ sở vật chất trên đảo còn thiếu như sân bãi, khuôn viên trường, hàng rào… Mặt bằng nơi đây có độ dốc, gồ ghề, toàn là đá nên chi phí đầu tư xây dựng một ngôi nhà hay trường lớp cao gấp 2 – 3 lần so với đất liền…".

Không như đất liền, trên đất đảo để hội đủ điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn QG là rất khó. Khó nhất hiện nay mà ngành GD huyện đảo gặp phải trong xây dựng trường chuẩn QG là cơ sở vật chất, mặt bằng, diện tích xây dựng… Còn chuyện mở rộng diện tích trường càng khó hơn vì địa hình núi cao, xung quanh trường là nhà dân. Thầy Nguyễn Xuân Thưởng, Hiệu trưởng trường THPT Kiên Hải cho biết: "Xây dựng trường chuẩn QG trên đảo gặp khó về mặt bằng, diện tích và cả số lượng HS. Trên đảo HS ít quá, không đạt chuẩn về số lớp và số lượng HS. Còn diện tích trường rất khó mở rộng, nhà dân xung quanh rất nhiều, giá tiền đền bù rất cao…".

Ở đảo khi tiến hành xây dựng công trình mọi thứ phải phụ thuộc vào đất liền, phương tiện vận chuyển vật tư chủ yếu là ghe, tàu nên chi phí đội giá lên rất cao. Khi hỏi thăm chúng tôi rất bất ngờ trước giá của mỗi bao xi măng, mỗi mét khối cát, viên gạch đều tăng lên gấp đôi so với đất liền. "Ở đảo xây dựng công trình chi phí cao gấp đôi gấp ba lần nơi khác vì đầu tiên phải san lấp mặt bằng, mọi thứ phải vận chuyển từ đất liền ra đảo. Như xi măng ở đất liền giá khoảng 75 ngàn đồng/bao ra tới đảo có khi giá lên tới 140 ngàn; 1 mét khối cát xây dựng ở đảo giá lên đến 500 ngàn đồng…", thầy Võ Thành Phú cho biết.

Hiện nay ngành GD đang tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng dạy, học tiến tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước. GD trên vùng hải đảo rất cần sự đầu tư dài hơi để có thể phát triển vững vàng, tạo điều kiện cho con em trên đảo được học hành. Trước mắt cần có thêm nơi an cư để những GV bám đảo làm hết sức mình và có thêm những ngôi trường mới phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo trên vùng hải đảo…

Nguyễn Quốc Ngữ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Can-nguon-luc-dau-tu-dai-hoi-1965971/

Giáo dục toàn diện để tạo ra con người toàn diện

Posted: 30 Dec 2012 05:40 PM PST

(GDTĐ) – Sinh thời Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Đồng thời Người còn chỉ rõ: "Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ". Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Tự học, tự rèn luyện là yếu óố cốt lõi trong mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Ảnh: Việt Thành
Tự học, tự rèn luyện là yếu óố cốt lõi trong mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Ảnh: Việt Thành

Tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ XXI, trước mắt là đến năm 2020, trong đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định nòng cốt thực hiện là ngành Giáo dục và Đào tạo.

Trong tư tưởng về phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học và học tập suốt đời. Người quan niệm: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Điều này tương đồng với quan điểm của Lênin: "Học, học nữa, học mãi". Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề:

1 – Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.

2 – Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.

3 – Muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.

4- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học.

5- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó.

Đây là cống hiến to lớn và quý báu của Người vào lý luận dạy – học của nước ta mà trong suốt bao năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Ngày nay, xã hội chúng ta là một xã hội học tập, học tập không ngừng. Đảng và Nhà nước đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai của nước nhà; chỉ có đẩy mạnh giáo dục – đào tạo mới có thể đưa đất nước sớm "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi. Riêng đối với ngành Giáo dục, không những ngày càng đẩy mạnh đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm mà việc học đi đôi với hành đã thực sự được chú trọng, qua đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nước nhà thời gian qua.

Bên cạnh đề cao việc "tự học", Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, không chỉ bằng mặt vật chất, mà chủ yếu là để xây dựng mặt con người mới cho thế hệ trẻ – những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Còn nhớ sinh thời mặc dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", "người tốt, việc tốt". Tư tưởng "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng" của Người đã được Đảng, nhân dân ta và ngành Giáo dục và Đào tạo vận dụng một cách sáng tạo thành phong trào xã hội hoá giáo dục đang phát triển sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa ba lực lượng giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội.

Trên cả nước, mạng lưới cơ sở giáo dục không ngừng được mở rộng; các loại hình giáo dục ra đời đáp ứng như cầu xã hội; các trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở giáo dục thường xuyên ngày càng được mở rộng với sự tham gia của toàn xã hội. Công tác xã hội hoá chưa bao giờ được coi trọng và đẩy mạnh như ngày nay. Để làm được điều đó, chính là nhờ chúng ta đã nhận thức đúng đắn được quan điểm của Người về “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” để phát triển tới quan điểm đúng đắn "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai của đất nước, của dân tộc".

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người với những giá trị lớn lao mà ngày nay chúng ta vẫn chưa thấu hiểu hết. Những đóng góp của Người trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới thật xứng đáng là một "vị anh hùng giải phóng dân tộc" và là "một nhà văn  hóa kiệt xuất". Không phải nhẫu nhiên mà năm 1987, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, UNESCO đã ra Nghị quyết, khẳng định: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau".

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục là một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh. Nếu những quan điểm ấy đã được thực hiện, từ đó đem lại những thành tựu và niền tự hào to lớn cho nền giáo dục mới Việt Nam trong mấy thập niên cách mạng và kháng chiến thì trong thời đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng của đất nước cũng như của nhân loại ngày càng đặt ra nhiều đòi hỏi lớn lao đối với nền giáo dục và đào tạo nước nhà, đòi hỏi chúng ta lại càng phải đẩy mạnh nghiên cứu những quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, từ đó có những ứng dụng thích hợp, kịp thời, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà tiến lên phía trước, đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội và yêu cầu hội nhập, phát triển mà xã hội đã đặt ra.

Tìm hiểu và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, chính là để mở ra con đường hội nhập và phát triển đúng đắn của Việt Nam chúng ta giai đoạn hiện nay và cả sau này, với đường lối chiến lược "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo". Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai của đất nước, của dân tộc", chính là sự kế thừa và phát huy những tư tưởng đúng đắn, sáng suốt với tầm nhìn vượt trước thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục. Đó cũng là lý do mà từ gần 80 năm trước, nhà thơ Xô Viết Ôxíp Mendenxtan khi tìm hiểu về Hồ Chí Minh đã phải kinh ngạc mà nhận xét: Từ Hồ Chí Minh đã tỏa ra một thứ văn hóa không phải chỉ của quá khứ và hiện tại mà còn là tiêu biểu cho nền văn hóa của tương lai. Điều đó không có gì làm lạ khi từ lâu chúng ta đã hiểu Hồ Chí Minh không chỉ là sự hội tụ của tinh hoa văn hóa, trí tuệ dân tộc và nhân loại mà Người còn là tương lai của nước Việt Nam ngàn năn văn hiến này. Đó là di sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Đó là những giá trị mà Hồ Chí Minh, đại diện cho cả dân tộc Việt Nam đóng góp làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại.

Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng chúng ta trên con đường xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; trong đó giáo dục và đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, không gì hơn là chúng ta bắt đầu học tập và vận dụng từ chính những tư tưởng đạo đức của Người về giáo dục và đào tạo, mà ở trên đây mới chỉ là những phân tích sơ lược nhất.

Nhất Nguyên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Giao-duc-toan-dien-de-tao-ra-con-nguoi-toan-dien-1965962/

Bức thư xúc động của một bà mẹ gửi thầy cô dịp năm mới

Posted: 30 Dec 2012 05:39 PM PST

Tôi là phụ huynh của một học sinh 9X, còn đang trong lứa tuổi nhiều nghịch ngợm, nhiều ham chơi. Làm mẹ, hơn ai hết tôi hiểu nỗi cực nhọc trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con. Tôi viết thư này, mong muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những ai đã từng làm nghề giáo.

Thú thực, là mẹ nhưng tôi không ít lần…ghen tỵ với thầy cô giáo. Từ những năm 3 tuổi, con trai tôi đã thuộc lời bài hát: "Cô và mẹ là hai cô giáo. Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền". Đối với con tôi ngày đó, cô giáo là "thần tượng". Vì vậy, bất cứ điều gì tôi dạy con mà chỉ cần… sai lệch một chút, con sẽ nói: “Không phải, cô dạy con thế này cơ”. Con thích đến lớp hơn ở nhà, thích nghe cô giáo đọc truyện, dạy hát múa hơn mẹ.


Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Con tôi lớn lên, nhiều khi xa vòng tay của cha mẹ, gần gũi hơn trong vòng tay của thầy cô. Con sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, đươc tiếp cận nhiều thông tin đa chiều, được chăm lo đủ moi mặt, con phát triển sớm hơn thế hệ chúng tôi. Trong sự khác nhau giữa hai thế hệ, nếu bố mẹ mà không khéo léo dạy dỗ thì con sẽ chống đối, hoặc làm ngược lại những điều răn đe. Tôi đã từng rất đau đầu trong việc giáo dục con ở cái tuổi dở dở ương ương này. Thế nhưng, nhờ sự giáo dục, yêu thương của thầy cô nên con dần dần trưởng thành hơn.

Là một người mẹ vừa làm việc cơ quan, vừa đảm việc nhà, nhưng tôi luôn coi các thầy cô là… siêu nhân. Tôi cảm thấy mình nuôi dạy một đứa con đã vất vả, thế mà thầy cô phải nuôi dạy mấy chục đứa con, mỗi đứa một tính nết thì quả thực mệt nhọc. Chỉ tính riêng thời gian giáo viên trên bục giảng đã là 8 tiếng, bao gồm soạn bài, chấm bài, chữa bài, soạn đề, làm đồ dùng dạy học, giáo dục học sinh cá biệt, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…. Công việc đối với giáo viên đâu chỉ trên trường trên lớp mà theo cả về nhà. Cô giáo về nhà cũng xoay việc nhà, chợ búa, bếp núc, săn sóc chồng con, cha mẹ…hàng trăm việc không tên đặt lên đôi vai người phụ nữ.

Tôi không coi thầy cô là những người hoàn hảo, tôi coi họ như những đồng nghiệp của mình, cùng chung chí hướng dạy con. Vì vậy, nếu có “sự cố” xảy ra trong giáo dục, tôi sẽ đánh giá lỗi lầm của thầy cô dựa trên mức độ hậu quả chứ đừng chỉ dựa trên lý do "thầy giáo, cô giáo thì phải là người hoàn hảo". Điều này vô tình sẽ kết tội nặng cho giáo viên từ những sự việc rất nhỏ.

Soi vào câu chuyện thời hiện đại, nhiều người cho rằng truyền thống tôn sư trọng đạo đã không còn nguyên vẹn nữa. Bản thân tôi nhận thấy rằng, chúng ta cần nhìn nhận về nghề giáo một cách công bằng để có cách cư xử đúng mực. Giáo viên cũng chỉ là con người, cũng có thể mắc sai lầm, ở đâu cũng có một số nhỏ giáo viên không tử tế. Nhưng đừng vì thế mà quy kết hết cho rằng người giáo viên hiện nay đã xuống cấp về đạo đức, nhân phẩm.

Còn biết bao thầy cô âm thầm, hi sinh để gieo con chữ cho học sinh vùng khó khăn mà không màng đến lương bổng, trợ cấp. Còn biết bao thầy cô coi học sinh như con, thậm chí chăm lo cho những người con của chúng ta còn nhiều hơn con cái của họ. Họ là những kẻ “làm dâu trăm họ”, vui thì nhiều người biết, nhưng buồn thì mấy ai hay?

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Buc-thu-xuc-dong-cua-mot-ba-me-gui-thay-co-dip-nam-moi/264255.gd

Comments